(117) Nguồn-gốc tiếng Việt của một số chữ Tàu


Tóm-tắt nội-dung
(bài gồm khoảng 1200 chữ)

Việc xài lẫn-lộn những chữ viết đồng-âm nhưng khác nghĩa, hoặc cùng một mặt chữ nhưng khác âm, là chuyện thường-tình của người Việt cổ. Vì ngày xưa chủng-tộc Bách Việt rải ra khắp Trung Á, Đông Á và Nam Á, cho nên tuy mọi dân-tộc xài cùng một chữ viết (mà ngày nay gọi là Hán-tự) nhưng lại phát-âm khác nhau là chuyện thường-tình. Rồi đến khi xảy ra những cuộc di-cư lớn (do chiến-tranh chẳng hạn), dân miền này chạy qua miền khác ở và dẫn đến sự việc xài chữ ghép - một âm của vùng này và một âm của vùng kia - để giúp hiểu nhau hơn.



Con cọp được dùng làm biểu-tượng cho quẻ Càn, còn con khỉ (hoặc vượn) được dùng làm biểu-tượng cho quẻ Khôn


(Hình con cọp được trích ra từ bài "Tiger" trên Wiki, còn hình con khỉ được trích ra từ bài Monkey selfie is mine, UK photographer argues của BBC news)


Mục-lục
(Mỗi một câu đều là một cái link, đi tắt tới một phần trong bài viết)



---------------------------------

1. Khuynh-hướng xài chữ ghép (kép) của người Việt:

Sự việc xài lẫn-lộn giữa những chữ viết khác mặt chữ nhưng đồng-âm là chuyện thường-tình của người Việt cổ. Vì ngày xưa chủng-tộc Bách Việt rải ra khắp Trung Á, Đông Á và Nam Á, cho nên tuy mọi dân-tộc xài cùng một chữ viết (mà ngày nay gọi là Hán-tự) nhưng lại phát-âm khác nhau là điều không tránh khỏi được. Rồi đến khi xảy ra những cuộc di-cư lớn (do chiến-tranh chẳng hạn), dân miền này chạy qua miền khác ở và dẫn đến sự việc xài chữ kép - một âm của vùng này và một âm của vùng kia - để giúp hiểu nhau. Trong thời-kỳ Pháp đô-hộ Việt Nam, người Việt dùng tiếng kép như là "nhà ga" ("gare" = trạm xe lửa), đường rầy ("rail"), v.v... để cải-thiện vốn-liếng tiếng Tây. Sau năm 1975, người Việt khi sang những nước Tây-phương sống cũng thường dùng chữ kép để giúp củng-cố vốn-liếng chữ-nghĩa ngoại-quốc ít-ỏi . Thí-dụ như nói "Tôi không "happy" (vui)", "đi holiday" (đi chơi vào ngày nghỉ lễ), v.v…


2. Nguồn-gốc chữ "chợ búa":

Chữ kép "chợ-búa" cũng có nguồn-gốc cổ-xưa và bị bóp méo tương-tự. Chợ ("thị 市") nào cũng có một cái nhà lồng ("phủ 府" có nghĩa là chỗ chứa đồ-đạc). Nhưng cũng có một chữ "phủ 斧" chỉ cây búa (và cũng chỉ đồ-đạc nữa). Như vậy, thời xa xưa, đã xảy ra việc xài lẫn-lộn chữ "phủ 府" (nhà lồng) với chữ "phủ 斧" (cây búa), vì tiếng "búa" có thể được đọc trại ra thành "púa", rồi thành "pú", rồi thành "phú", rồi thành "phủ". Sau đó, cả cộng-đồng để vậy luôn, chứ không sửa. Về sau, có những cuộc di-cư lớn: những nhóm di-dân từ những nơi khác nhau tới sống chung trong một miền. Có lẽ có người có đầu óc hài-hước, nhìn mặt chữ "thị 市 phủ 斧" đọc là "chợ búa" để cười chơi. Nhưng nói bậy riết rồi quen miệng, bỏ không được, kiểu như nhái người nói cà-lăm nhiều lần rồi đâm ra nói cà lăm luôn .



Screenshot của chữ "phủ 府"



Screenshot của chữ "phủ 斧"



Ngày nay, ở Đài Loan, chữ "thị 市 phủ 府" nghĩa là City Hall, tức là Tòa Thị-chánh. Không thấy người Tàu lục-địa nào xài chữ kép "thị 市 phủ 府" hết.

Chữ kép “quả 寡 phụ 婦” còn được phát âm là “góa bụa”. Như vậy, âm “phụ” và âm “bụa” có thể trao đổi nhau. Điều này lại xác-nhận hai âm “phủ 府” và “búa 斧” có thể trao-đổi nhau được.


3. Nguồn-gốc của quẻ Càn:

Bát Quái là một phần-tử quan-trọng trong kinh Dịch - một môn khoa học huyền-bí cao-siêu. Thánh-nhân đã rất cẩn-thận trong việc chọn một con thú làm hình biểu-tượng (icon) cho một quẻ. Tám con thú của 12 con giáp (12 Địa Chi, gồm có Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi) đã được chọn làm hình biểu-tượng cho 8 quẻ. Thí-dụ như con cọp, còn được gọi là "kễnh" (xem trang 263 của từ-điển Khai Trí Tiến Đức). "Kễnh" và những tiếng sau đây đã được đọc trại qua, trại lại: "cang/càng/cương 剛", cứng, "cưỡng/cường 彊" và nhất là "Can/Kiền/Càn 干". Con cọp là con vật mạnh. Do đó, quẻ Can/Kiền/Càn đã dùng con cọp làm hình biểu-tượng. Tuy nhiên, ngày nay quẻ Can được viết với một mặt chữ khác: 乾.

Quẻ Can còn được gọi là "Thiên 天" ("ông Trời"), vì quẻ Can chỉ về cái đạo lớn, mạnh của Trời. Đoạn văn dưới đây được trích từ trang 45 của quyển Chu Dịch 1 của Phan Bội Châu, do Xuân Thu tái-bản tại California, không đề năm:

"Quẻ này 6 nét, tất thảy là nét dương, là tượng về thể trời, mà lại hoàn-toàn thuộc về tính cương-kiện, nên đặt tên quẻ bằng Càn; ba nét dưới là Càn hạ, cũng là nội Càn; ba nét trên cũng là Càn thượng; cũng là ngoại Càn."



Trang 45, Chu Dịch 1, Phan Bội Châu



Chữ "Can/Kiền 干" là chữ Can trong chữ kép "Thiên-can". Mười Thiên-can gồm có Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm và Quý. Chữ "Can/Kiền 干" giống chữ "Thiên 千" ("một ngàn") tới 99% lận . Xin độc-giả chú ý: chữ "Thiên 千" được người Hán đọc như là Chiên (qiān), chứ không phải "tiān" cho chữ "Thiên 天" (Trời) trong chữ kép "Thiên-can" nói ở trên.

Do đó, có thể nói, vào hàng ngàn hay hàng vạn năm về trước, chữ "Can/Kiền 干" được dùng để chỉ quẻ Càn, chứ không phải chữ 乾. Và đặc biệt là khi nhìn chữ "Can/Kiền 干" người ta nghĩ ngay tới con cọp , vì đó là nghĩa đen của chữ đó. Cứ cho rằng sau này khi kinh Dịch trở nên phổ-thông, người xưa mới sửa chữ "Can/Kiền 干" thành chữ "Thiên 千" ("một ngàn") để phân-biệt cọp với Trời . Cuối cùng có một chữ Thiên riêng-biệt như là 天, mà chẳng qua là chữ "Can/Kiền 干" thêm một nét "mác 乀" (làm chân bên phải).

Trong đồ-hình Bát Quái (xem "Đồ hình bát quái"), quẻ Càn/Thiên và quẻ Khôn/Địa đối-xứng nhau. Tương-tự như vậy, trong 12 lô đất (Thập Nhị Địa Chi) của khoa Tử Vi, Dần và Thân đối-xứng nhau (xem bài "Thiên Can, Địa Chi, Ngũ Hành phối 12 cung trên Thiên bàn Tử Vi và trên bàn tay"). Thánh nhân đặt quẻ Càn vào lô Dần và quẻ Khôn vào lô Thân đều hoàn-toàn thích-hợp về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Hay thật là hay .


4. Nguồn-gốc của quẻ Khôn:

4(a) Con khỉ là con vật khôn:

Trong "Đại Nam Quấc Âm Tự Vị", trang 499, của Huỳnh Tịnh Của, có chữ "khọn" (nghĩa là "khỉ"). Xưa nay, người ta thường nói tiếng kép "khỉ-khô". Tại sao lại có tiếng khô đi sau tiếng khỉ? Ban đầu, chữ gốc là "khôn". "Khôn" là khỉ, vì con khỉ là con vật khôn hơn những loài vật khác. Cứ tạm coi như đầu này của đế-quốc Bách Việt kêu "monkey" là "khỉ", còn đầu kia kêu "monkey" là "khôn". Riêng về chữ "khôn", qua thời-gian bị mấy anh nói tiếng trọ-trẹ (Trung-kỳ hoặc các dân-tộc Thái, Mèo) sửa thành "khộn" hay "khọn" gì đó; hoặc qua mấy anh nói đãi-đãi (Nam-kỳ chẳng hạn) lại trở thành "khô" ), kiểu như tiếng "bách 百" (trăm) thành tiếng "bá" (cũng là trăm), vì tiếng "bá" thích-hợp với tính làm biếng (không chịu uốn lưỡi) hơn .



Trang 499, Đại Nam Quấc-âm Tự-vị của Huỳnh Tịnh Của



4(b) Mối quan-hệ giữa con khỉ và quẻ Khôn trong Bát Quái:

Chữ "Khôn 坤" có nghĩa là quẻ Khôn. Quẻ Khôn, một trong tám quẻ của Bát Quái của kinh Dịch, còn có một cái tên khác là Địa. Những đoạn văn dưới đây được trích từ trang 103 của quyển Chu Dịch 1 của Phan Bội Châu, do Xuân Thu tái-bản tại California, không đề năm:

"Quẻ này 6 nét, tất thảy là nét Âm, là tượng về thể đất, mà lại hoàn-toàn thuộc về chất nhu-thuận, nên đặt tên quẻ bằng Khôn.

"Ba nét ở dưới là Khôn-hạ, cũng là Nội-Khôn; ba nét Âm ở trên là Khôn-thượng, cũng là Ngoại-Khôn.

"Khôn nghĩa là thuận".



Trang bìa trước, Chu Dịch 1, Phan Bội Châu



Trang 103, Chu Dịch 1, Phan Bội Châu



Một đặc-điểm của loài khỉ-vượn là có khả-năng dung-hòa khi xảy ra sự xung-đột giữa khỉ với nhau hoặc giữa khỉ và người. Do đó, khỉ-vượn được chọn để làm biểu-tượng cho đặc-điểm nhu-thuận và hài-hòa của quẻ Khôn/Địa. Xin trích ra một đoạn từ bài viết "How monkeys make friends and influence each other", đăng trên trang web "The Conversation" vào ngày 27/09/2016:

"Like human families, for monkeys and apes, the day-to-day business of living in a group inevitably brings quarrels. Disputes could be over who gets the shady spot to rest in, who’s in charge, who to groom, who to mate with, who to huddle up with in the cold or where to feed. Life can be harsh. But luckily, primates have a whole arsenal of strategies up their sleeves to forestall, or mitigate the costs of, aggression.

("Giống như những gia-đình loài người, đối với khỉ và vượn, việc sống với nhau trong một bầy từ ngày qua ngày khác sẽ không tránh khỏi sự tranh-chấp. Những sự tranh-chấp có thể về việc ai được hưởng chỗ có bóng mát để nghỉ-ngơi, ai sẽ cầm đầu bầy, ai sẽ bắt chí, ai sẽ lấy ai, ai sẽ ôm ai khi trời lạnh hoặc là ăn ở đâu. Đời có thể khó-khăn. Nhưng may-mắn thay, giống khỉ có cả kho vũ-khí chiến-lược trong tay để ngăn-chận hoặc làm giảm bớt sự tốn-kém do sự sinh-sự gây ra.")

"These range from formal submission and calming tensions before they escalate, to mediation and policing interventions during a conflict. But if aggression is unavoidable and a fight occurs, opponents have another option. Because just like humans, primates can also repair their relationship through reconciliation – to help reestablish friendly contact."

("Những chiến-lược này gồm từ việc chính-thức phục-tùng và làm lắng-dịu những sự căng-thẳng trước khi chúng nó tăng vọt lên, cho tới việc thương-lượng và ngăn-chận việc đánh hôi khi xảy ra xung-đột. Nhưng nếu sự xâm-lấn không tránh khỏi được và cuối cùng phải đánh nhau, những đối-thủ lại có một sự lựa chọn khác. Bởi vì giống như loài người, loài khỉ vượn cũng có thể sửa-chữa mối quan-hệ của chúng nó qua sự hòa-giải - để giúp tái-lập tình bạn.")


Xin độc-giả chú-ý: chữ "Khôn 坤" gồm có bộ "Thổ 土" (nghĩa là đất/địa và bị đọc trại thành đất-đai) và chữ "Thân 申" hợp lại. Theo cách viết của chữ Nho, bộ Thổ chỉ về nghĩa, còn chữ "Thân 申" chỉ về âm. Như vậy, quẻ Khôn tuy trùng-âm với "Thân 申" nhưng lại chỉ về Đất/Địa. Thí-dụ như hướng Khôn là hướng Tây-nam (xem trang 499 của Đại Nam Quấc-âm Tự-vị, trong đoạn 4(a) ở trên). Điều đó có nghĩa là chữ "Thân 申" cũng từng được phát âm như là khỉ/khôn/khọn/khô.

Trong khi đó, chữ "Thân 申" có nghĩa là năm Thân, một trong 12 Địa Chi (Tý, Sửu, Dần, Mão ....). Người Việt lẫn người Hán đều biết rằng tiếng "Thân 申" chỉ con khỉ. Vì người Hán chỉ hưởng sái của nền văn-minh Bách Việt , cho nên họ không thay chữ "Thân 申" bằng chữ "Hầu 猴". Họ không làm vậy, vì tên của 12 con giáp đều do người Việt đặt ra (xin xem loạt bài "Nguồn-gốc Việt Nam của tên 12 con Giáp" của Nguyễn Cung Thông).

Sau những cuộc vượt biên vĩ-đại xuống Giao Chỉ của người Việt trong đời nhà Đường (đó là nguyên-nhân của những trận đánh long trời, lở đất của Nam Chiếu/Điền Việt trên đất Giao Chỉ vào thời đó; xin tra chữ "Nam Chiếu" trong quyển "Đại Việt Sử-ký Toàn-thư"), những người Việt còn ở lại trên đất Trung Nguyên cứ tiếp-tục ôm giữ lấy 12 con Giáp của mình. Nền văn-minh Bách Việt đã lên cực-điểm vào lúc người Hán còn chăn dê, chân ngựa trên thảo-nguyên Mông Cổ, thế mới khổ .

Nói tóm lại, ngày xưa, người Việt dùng chữ "Thân 申" (phát-âm là "khỉ/khôn/khọn/khô") để chỉ con khỉ.


5. Mối quan-hệ giữa chữ "nguyên 元" và "quan 貫":

5(a) Nguồn-gốc chữ "nguyên 元":

Chữ "nguyên 元" có nghĩa là "đồng tiền" và phát-âm kiểu Quan Thoại là "yuán" (xin độc-giả dùng Google Translate để nghe cách phát-âm chữ "yuán"). Nó cùng âm và cùng nghĩa với chữ "viên 圓". Tĩnh-từ "viên 圓" có nghĩa là tròn, còn danh-từ "viên 圓" được dùng để chỉ đồng tiền vì ngày xưa đồng tiền nào cũng tròn hết. Nó cũng cùng âm và cùng nghĩa với chữ "hoàn 環" (có nghĩa là vòng ngọc, nhẫn đeo trên ngón tay và tất-cả những gì có hình vòng tròn.

Còn một chữ "viên 員" nữa có cùng âm với hai chữ "nguyên 元" và "viên 圓" kia, nhưng lại có nghĩa là viên-quan (tiếng Anh là "officer"). Chữ Hán mà người Tàu hiện đang dùng là do dân-tộc Việt từ thời xa-xưa chế ra và phát-âm bằng tiếng Việt (xin xem bài "Nguồn Gốc Chữ Nôm" của Nhạn Nam Phi Đỗ Ngọc Thành). Do đó, chúng ta có thể suy-đoán ra được rằng từ thời Tam Quốc (Hán-mạt) trở về trước, lúc những triều-đại của người Việt còn cai-trị Trung Nguyên (nước Tàu hiện nay) viết chữ 員 mà đọc là "quan". Sau đó mới dùng chữ "viên 圓" để chỉ quan (tiền), mà cũng vẫn phát âm là quan, vì bên trong cái hình vuông của chữ 圓 lại chính là chữ 員.


5(b) Nguồn-gốc chữ "quan" trong chữ kép "quan tiền":

5(a) Như vậy, chữ viên-quan được đề-cập ở phần1 ở trên là một chữ kép, trong đó hai chữ "viên " và "quan" đều xài chung chữ "員", nhưng lại phát-âm khác nhau, vì bắt nguồn từ việc hai nhóm dân Việt khác nhau lại phải sống chung-đụng nhau trên một mảnh đất.

Có một chữ "quán 貫" mà tự-điển Thiều Chửu giải-nghĩa như sau: "Cái dây xâu tiền, cho nên gọi một xâu nghìn đồng tiền là nhất quán 一貫  (một quan)." Chữ "quán 貫" này có cùng một bộ "bối 貝" với chữ "viên-quan 員" và cả chữ "viên 圓" (đồng tiền).

5(b) Trong những năm 1953-1962, nước Đại Hàn xài một loại đồng tiền, gọi là "hwan 圜" (xem bài của Wiki "South Korean hwan"). Chữ này còn được gọi là viên (hình tròn) hoặc hoàn (vòng tròn) và đồng-nghĩa với chữ "hoàn 環" và chữ "viên 圓" đề-cập trong phần 1 ở trên. Sau này họ thay "hwan 圜" bằng một đơn-vị tiền-tệ khác được gọi là "won 원" (chữ mới của Đại Hàn, xem bài của Wiki "South Korean won"). Chữ này được phát-âm như là "uan" (tựa như cách phát-âm chữ "one" của tiếng Anh), nghĩa là giống âm "quan", nhưng không phát-âm chữ "q".

Dân-tộc Đại Hàn là một trong những dân-tộc của chủng-tộc Bách Việt. Trong quá-khứ họ là người Yên (xem bài "Yên (nước)"). Giống như người Việt Nam, người Đại Hàn phát-âm chữ viên thành "hoàn". Xin độc-giả chú-ý: chữ "viên thuốc" và "hoàn thuốc" đồng-nghĩa với nhau. Như vậy âm quan (tiền) của người Việt có nguồn-gốc từ âm "hoàn". Nói tóm lại, từ thời xa-xưa của Bách Việt, đối với những chữ chỉ hình tròn hoặc vòng tròn như là "viên 圓", hoặc "viên 圜" hoặc "viên 員", thì các âm "hoàn", "quan" hoặc "uan" thông-dụng hơn âm "viên".

Xin trích một đoạn văn trong phần "K.3 Người Đại Hàn" của bài '(64B) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 5) - Sự luân-hồi của những nhân-vật lịch-sử' để cho độc-giả có thêm thông-tin về mối quan-hệ xa-xưa nói ở trên:

"Mối liên-hệ giữa người Đại Hàn và người Việt Nam vùng Sơn Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang ... có thể truy-nguyên ra từ thời Xuân Thu và Chiến quốc (vì có sách vở lịch-sử). Lúc đó, người Đại Hàn là người nước Yên, còn người Việt ở những tỉnh ở phía Bắc Hà Nội là người nước Triệu. Cả hai nước có chung biên-giới. Nói chung, hai bên có quan-hệ tốt nhiều, xấu ít. Do đó, gần 2 ngàn năm sau, họ gặp lại nhau. Từ nhiều năm trước công-ty Sam Sung đã lập nhà máy sản-xuất mobile phone ở Bắc Ninh.

"Còn người Việt vùng Hải Dương, Thái Bình, Nam Định ... thì từng là dân Tề. Tề và Yên có chung biên-giới, từng đánh nhau nhiều trận chí tử (xem bài "Chiến tranh Yên-Tề (284 TCN-279 TCN)"), do đó nói chung quan-hệ xấu nhiều, tốt ít. Luật Nhân-quả khiến cho những mối quan-hệ tốt hay xấu trong quá-khứ phải được tiếp-nối trong hiện-tại, theo kiểu 'ơn đền, oán trả' ."

Cái video clip dưới đây là một trích-đoạn của cái clip có tựa là 'Ông Ban Ki-moon về Việt Nam nhận là con cháu họ Phan?', từ phút 00:16 cho tới hết, đăng trên Youtube vào ngày 02/11/2015 bởi Vo Media (nhưng clip quay bởi SBTN). Theo cái clip, Ban Ki Moon, tổng thư ký Liên-hiệp-quốc đương-thời, đến thăm từ-đường dòng họ Phan Huy ở Quốc Oai, Hà Nội và tự nhận là con cháu dòng họ Phan Huy.







6. Lý-do khiến cho tiếng "viên" lại trở thành tiếng "quan" hay "hoàn":

Đúng ra, âm "uan" hay "oan" xuất-phát từ âm "viên". Có rất nhiều người phát-âm "w" ("ua" hay "oa") thay cho âm "v", vì âm "v" khó phát-âm quá . Thí-dụ như "vỹ" thành "ủy", "vale" của tiếng Anh bị đọc trại ra thành "wale". Do đó, thời xưa, không phải là chuyện lạ nếu âm "viên" bị nói trại ra thành âm "uyên", rồi lại trại ra thành "quan" (kiểu như "kiền-khôn" và "càn-khôn" là một thứ) hay "hoàn" (người miền Nam không bao giờ phát âm "q" trong chữ "quan").

Có những người gặp khó-khăn trong việc phát âm "ng". Do đó, họ sẽ phát âm "nguyên 元" thành "uyên" rồi trại ra thành "uan". Như vậy, chữ "nguyên 元" và những chữ viên, quan, hoàn, oan và uan đã được dùng lẫn-lộn nhau để chỉ đồng tiền.


7. Nguồn-gốc của Ngũ-cung:

Ngũ cung (pentatonic) là một hệ thống ký hiệu các nốt nhạc của chủng tộc Bách Việt. Các nốt đó thường được đọc theo thứ-tự: cung 宮, thương 商, giốc 角, chủy 徵, vũ 羽. Ngũ-cung không do Hán-tộc chế ra, vì các nốt nhạc được ghi bằng âm tiếng Việt của người Việt. Dưới đây, chúng ta sẽ theo thứ-tự âm-giai từ thấp lên cao. Nguyễn Văn Huy căn-bản là dốt về nhạc-lý và khoa thẩm-âm, do đó xin độc-giả dùng khả-năng của chính mình để đánh giá bài viết, mà đừng trông-cậy vào người viết .


7(a) Giốc/Giác 角:

Giác/giốc có nghĩa là cái sừng thú. Tù và thường được làm bằng sừng trâu bò, hoặc đôi khi bằng vỏ ốc. Âm thanh do tù và làm ra rất thấp. Có lẽ tương-đương với nốt “Đồ” của tân-nhạc.


7(b) Thương/thang 商:

Người Tàu phát âm là “shang”. Người Việt thường đọc trại những âm ương/ang/iên (thí-dụ như cương/cang/can/kiền/kiên/kiển), do đó từ âm "thương" trở thành âm "chiêng" không phải không được. Chiêng là một loại nhạc cụ bằng đồng, có hình dáng giống như cái nón quai thao, Tiếng chiêng thấp, nhưng cao hơn tiếng tù và một chút, do đó có lẽ tương-đương với nốt “Rê” của tân-nhạc.


7(c) Cung/công 宮:

Chữ Cung/công này được dùng để chỉ cái cồng. Cái cồng có hình dáng giống như cái chiêng, nhưng có thêm một cái núm ở giữa. Nhờ cái núm đó mà tiếng cồng cao hơn tiếng chiêng một chút, nếu kích-thước hai cái bằng nhau. Có lẽ tương đương với nốt “mi” của tân nhạc.


7(d) Vũ 羽:

"Vũ 羽" là cái lông chim. Tuy nhiên, đừng quan tâm đến cái nghĩa đen hoặc nghĩa bóng của chữ đó, vì:


7(d)(1) Việc dùng chữ "Vũ 羽" gây hiểu lầm tai hại:

Người Tàu phát âm chữ Vũ là “yu”. Thực ra, có một chữ khác cũng được phát âm là “yu”. Vấn đề nằm ở chỗ chính cái chữ sau mới là đại diện chân chánh cho một nốt nhạc trong Ngũ Cung. Xin xem tiếp:


7(d)(2) Có một loại nhạc cụ thuộc nhóm Kèn được gọi là "Vu 竽":

Cái “vu 竽", một loại khèn/kèn, cũng được người Tàu phát âm là “yu”. Nó cùng loại với cái “sênh 笙" (một loại khèn/kèn có hình-dáng hơi khác).

Chữ “sênh 笙” phát âm theo tiếng Việt là “sanh”, theo tiếng Tàu là “shèng”. Đó là cái khèn/kèn của dân Thái, Mèo.

Có lẽ Vũ ("Vu 竽") tương đương với một nốt Fa hay Sol của tân nhạc.


7(e) Chủy 徵:

Chữ "Chủy 徵", ngoài cái nghĩa là cung Chủy, không có ý nghĩa nào có liên-quan tới nhạc-cụ hoặc âm-nhạc. Giống như trường hợp của chữ "Vũ 羽", chữ "Chủy 徵" gây hiểu lầm tai hại, làm cho người ta không hiểu được cái nhạc cụ và nốt nhạc mà cái nhạc cụ đó phát ra là những cái gì.


7(e)(1) Sự liên-hệ giữa chữ "Chủy 徵" và cái sênh:

Trước hết, chúng ta chỉ cần quan tâm đến sự phát âm. Người Tàu phát âm chữ "Chủy 徵" như là “zhēng”. Âm này gần với âm 'sênh". Cái sênh là một cái mỏ nhỏ gồm 2 miếng gỗ. Người ta dùng bàn chân để gỏ hai miếng gỗ đó vào nhau. Như vậy, trong quá khứ chữ "Chủy 徵" đã được dùng để chỉ cái sênh, một loại mõ. Trong từ-điển Thiều Chửu, cả sáu, bảy nghĩa của chữ "Chủy 徵" đều chẳng có liên quan gì với cái mõ. Như vậy, chữ này được dùng theo kiểu trùng âm tuy không trùng-nghĩa, kiểu như chữ chợ-búa đã được nói qua ở phần 2.


7(e)(2) Mối liên hệ giữa chữ "Chủy 嘴" (cái mỏ chim) và cái mõ:

Chim mổ (hoặc gõ) bằng cái mỏ của nó (thí dụ như chim gõ kiến). Động tác gõ mỏ cũng tương tự như vậy. Như vậy, trong quá khứ, chữ "Chủy 嘴" (mỏ chim) mới thật sự đã được dùng để chỉ cái mõ. Nói môt cách khác, chữ "Chủy 嘴" đã từng được phát âm bởi người Việt như là "mỏ" hoặc "mõ". Còn người Hán lại phát-âm chữ "Chủy 嘴" như là "zuī" (rất gần với âm "chủy"). Bởi vì họ thấy chữ "Chủy 嘴" không có ý-nghĩa nào liên-quan tới cái mõ, cho nên họ thay chữ đó bằng chữ "Chủy 徵" và trịnh-trọng gán cho nó cái ý-nghĩa như là cung Chủy, một cung trong Ngũ cung .







7(e)(3) Nốt nhạc mà cái mõ đại diện:

Tiếng mõ cao nhất so với tất cả nhạc cụ kể ở những phần trước. Do đó, có lẽ “Chủy 嘴” tương đương với nốt La của tân nhạc.


7(f) Kết luận:

Năm nhạc cụ sau đây đại diện cho 5 nốt nhạc của Ngũ Cung:

(1) Tù và (Giác/giốc 角")

(2) Chiêng ("Thương 商")

(3) Cồng (Cung/công 宮)

(4) Khèn/Kèn (“Vu 竽")

(5) Mõ ("Chủy 嘴")

Năm nhạc cụ này không còn thông dụng trong những sinh hoạt cộng đồng của người Kinh nữa. Tuy nhiên, trong những sinh hoạt cộng đồng của những dân tộc thiểu số, những thứ này vẫn còn thông dụng. Những dân tộc thiểu số tuy vẫn thuộc về chủng Bách Việt, nhưng đó là những người của những bộ tộc rất xưa còn tồn tại tới bây giờ. Thời huy hoàng của họ đã qua lâu lắm rồi. Những linh hồn tiến bộ đã đầu thai lại trong những bộ tộc trẻ trung (thí dụ như người Kinh) với những sinh hoạt nghệ thuật phong-phú hơn.


8. Nguồn-gốc của chữ kép “mộc 木 ngư 魚:

8(a) Chữ “mộc 木 ngư 魚” (con cá bằng gỗ) được dùng để chỉ cái mõ. Thật sự, người Tàu phát âm chữ “mộc 木 ngư 魚” là “mù yú”. Như vậy việc chữ “mộc 木”chỉ cái mõ. Còn chữ " ngư 魚" cùng âm với chữ “vu 竽", vì cả hai đều được phát âm là "yú". Nhạc-cụ “vu 竽" giống như nhạc-cụ “sênh” (笙), như đã được nói qua trong phần 7(d)(2). Tuy nhiên, trong phần đó, cái sênh lại là cái khèn. Còn cái sênh nói ở đây được hiểu theo nghĩa thông-thường: đó chính là một loại mõ.

Lý do của việc ghép tên của hai loại mõ với nhau là để tránh hiểu lầm. Nhưng vì số lượng âm của tiếng Tàu nghèo nàn quá, do đó đời sau vẫn hiểu lầm và viết thành “mộc 木 ngư 魚”(con cá bằng gỗ).


8(b) Cái sênh là tên một loại khèn và cũng là cái tên của một loại mõ nhỏ. Tại sao hai nhạc cụ khác nhau lại có cùng tên? Vì lẽ là cái sênh khèn có một cái mỏ (không phải mõ) kiểu như mỏ chim gõ kiến. Như vậy, ngày xưa, có lúc hai chữ “mỏ” và “mõ” được phát âm giống nhau. Do đó cả hai được gọi là sênh thì không có gì sai.


Nguyễn Văn Huy

(Đăng ngày 15/07/2018 - Cập-nhật ngày 21/08/2018)


Bài đăng lại trên Facebook:


Nếu độc-giả có nhã-ý cho Like, xin nhấn nút Like và sau đó nhấn thêm nút Confirm ("xác-nhận"). Xin cảm ơn.