(146) Việt Tân bịa chuyện cờ Việt Nam Cộng Hòa là bản sao của cờ Thành Thái


Tóm-tắt nội-dung
(bài gồm khoảng 16 ngàn chữ)

Người đầu tiên hô-hào cờ Việt Nam Cộng Hòa là bản sao của cờ triều Nguyễn đời Thành Thái, vào năm 2004, chính là một cán-bộ cao-cấp của Việt Tân tên Nguyễn Đình Sài. Anh này dẫn nguồn sử-liệu của một anh Tây tên Ben Cahoon. Phạm Quang Tuấn (Úc) chất-vấn Ben Cahoon, thì anh này lại dẫn nguồn Nguyễn Đình Sài. Như vậy, hai anh Nguyễn Đình Sài và Ben Cahoon chơi trò "thầy đổ bóng, bóng đổ thầy". Trương Nhân Tuấn (Pháp) chửi Phạm Quang Tuấn rồi dẫn nguồn của Georges Nguyễn Cao Đức (Pháp). Nhưng chính anh Georges Nguyễn Cao Đức cũng nói khơi-khơi, mà không dẫn nguồn nào hết. Như vậy, Nguyễn Đình Sài, Ben Cahoon, Trương Nhân Tuấn và Georges Nguyễn Cao Đức là đồng-đảng với nhau. Sau này, vào năm 2013, Đặng Chí Hùng khai-thác lại cái ý-tưởng của Nguyễn Đình Sài, nhưng dẫn nguồn Trần Thu Huyền. Nhưng chính bài của Trần Thu Huyền hoàn-toàn không có nguồn. Xem lại, thì bài của Trần Thu Huyền chính là một bản sao rút ngắn của bài viết của Georges Nguyễn Cao Đức. Như vậy, phải chăng chúng ta đã được xem một vở tuồng giễu dở của những anh mưu-sĩ của Việt Tân?



Việt Tân gọi những lá cờ ở hàng bên trái (mà trọng-tâm là lá cờ Việt Nam Cộng Hòa ở chính giữa) là cờ triều Nguyễn, để giúp cán-bộ Việt Cộng nằm vùng không ngại chào cờ Việt Nam Cộng Hòa trong những cuộc sinh-hoạt chánh-trị tại hải-ngoại.



Xin độc-giả lưu-ý:
Sau khi nhấn vào một cái link để xem một đoạn văn bên trong bài viết (thí-dụ như "xem phần A.1", "xem phần B.2", v.v...), nếu muốn trở lại chỗ cũ, độc-giả chỉ cần nhấn vào nút "Back" hoặc mũi tên chỉ qua bên trái của browser.


Mục-lục
(trong phần Mục-lục, mỗi một câu là một cái link)






Phụ-lục
Tại sao có bài viết này?



A. Cờ Việt Nam Cộng Hòa có phải là một bản sao của cờ triều Nguyễn, đời Thành Thái, hay không?

A.1 Đặng Chí Hùng nói rằng cờ Việt Nam Cộng Hòa có từ thời vua Thành Thái triều Nguyễn:

Cái ý-tưởng về nguồn-gốc của cờ Vàng rằng có từ thời vua Thành Thái, và trải qua những năm 1890-1920, từng được Đặng Chí Hùng đưa ra trong bài "Những sự thật cần phải biết (Phần 8) - Lịch sử lá cờ của dân tộc", đăng trên Dân Làm Báo vào ngày 01/07/2013.

Xin trích-dẫn thông tin của Đặng Chí Hùng về cái gọi là cờ vàng ba sọc đỏ thời Thành Thái:

“Sau đó là Vua Thành Thái (1/2/1889). Lá cờ vàng ba sọc đỏ lấy làm cờ hiệu thay thế cho cũ là Đại Nam Kỳ (nền vàng viền lam, chấm đỏ lớn ở giữa đã được dụng từ năm 1885 đến năm 1890). Lá cờ vàng ba sọc đỏ này còn được tiếp tục sử dụng cho đến khi vua Duy Tân kháng Pháp bất thành vào năm 1916 và được thay thế bằng lá cờ Long Tinh (có nền vàng và một vạch đỏ lớn nằm vắt ngang, phần đỏ nhiều hơn phần vàng).”



Hình được đăng kèm theo bài viết của Đặng Chí Hùng trên Dân Làm Báo



“Để chứng minh hành trình lịch sử của lá cờ vàng chúng ta có những dẫn chứng như sau:

“Thứ nhất, lịch sử của các lá cờ này đã được blog Zings được sự đồng ý của nhà cầm quyền cộng sản công nhận trong một bài viết: “Cờ Việt Nam qua các thời kỳ”.

“Một Website khác của sinh viên nhà nước cộng sản cũng đã cho đăng lại bài viết này: http://hanhtrangsinhvien.net/forum/showthread.php?t=5227

“Thứ hai, trên một website độc lập nói đến cờ của các quốc gia trên thế giới đã có phần thống kê lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ và cho biết lịch sử chính xác của lá cờ vàng thông qua phần lịch sử “Cờ và Tiền tệ” tại Việt Nam. Bạn đọc có thể tham khảo tại đường link trích dẫn: "Vietnam"."


A.2 Nguồn tài-liệu của Đặng Chí Hùng không đáng tin cậy:

Cách chứng-minh của Đặng Chí Hùng hoàn-toàn không thỏa-đáng, vì dựa vào những nguồn dẫn (source) không đáng tin cậy


A.2(a) Bài viết của Trần Thu Huyền:

Hiện nay, hai trang web đầu-tiên đã chết. Bài viết trên blog.zing.vn là trang blog cá-nhân của một người có tên là Trần Thu Huyền, được đăng vào ngày 10/08/2010, và có tựa là “Cờ Việt Nam qua các thời kỳ”. Bài viết không hề dẫn-chứng nguồn tài-liệu nào cho bất-cứ lá cờ nào. Ngay cả cái lá cờ - được gọi là lá cờ vàng ba sọc đỏ của triều Nguyễn - cũng biến mất, chỉ còn để một khoảng trống, trong đó có cái link cho Imageshack, nhưng cũng đã chết. Trang web này được Nguyễn Văn Huy save vào ngày 02/12/2014. Dưới đây là một cái screenshot về phần viết về cờ Thành Thái:



Screenshot của phần viết về cờ Thành Thái, trong trang blog cá-nhân của Trần Thu Huyền.



Xin độc-giả chú-ý: Trần Thu Huyền không hề dẫn nguồn cho thông-tin ở trên và tất-cả những thông-tin khác trong bài. Thí-dụ như trong tấm hình dưới đây, đoạn văn mà tác-giả chú-thích là "cờ Long Tinh được treo ở thành Huế vào năm 1924" không hề cho biết lấy thông-tin từ sách-báo nào.






Năm lá cờ gắn trên một cây cột, được Trần Thu Huyền gọi là "Long Tinh", lại hoàn-toàn khác hẳn đối với hình vẽ của cờ Long Tinh mà Trần Thu Huyền đưa ra. Năm lá cờ này có sọc lớn màu sáng (vàng hoặc trắng) ở chính giữa và hai sọc màu tối (màu đỏ) ở hai bên. Trong khi đó, cờ Long Tinh lại có màu tối (đỏ) ở chính giữa, còn hai sọc hai bên có màu sáng (vàng hoặc trắng). Khác nhau rõ-ràng như vậy, thế mà Trần Thu Huyền vẫn thấy hai thứ đó là một .

Thật ra, cờ của triều Nguyễn trong tất cả thời-kỳ đều chỉ có một kiểu duy nhất là hình chữ nhật và có tua xung-quanh. Bên trong, gồm có hai, ba hoặc bốn cái hình vuông lồng vào nhau. Riêng đời Thành Thái, có 4 cái. Xin độc-giả chú ý: trong tấm hình ở trên, lá cờ nằm rũ theo thân cột cờ (vì lá cờ lớn mà không có gió) chính là cờ của triều Nguyễn. Qua tấm hình dưới đây, độc-giả sẽ thấy rõ hơn:






(Tấm hình ở trên có tựa là "Fêtes du Nam-Giao en 1942 (2)", được trích ra từ bộ sưu-tập của manhhai. Ngự-lâm-quân đang tiến ra khỏi cổng Ngọ-môn để đi về đàn Nam Giao). Hình này được chụp vào năm 1942 (đời Bảo Đại).


Còn cách treo cờ thành một chùm đủ loại trên những cây cột, cộng với những sợi dây giăng-mắc ngang dọc - trên đó có những lá cờ nhỏ lòe-loẹt - là kiểu mà người Pháp và người Tây-phương nói chung thường làm trong những cuộc hội-hè đình-đám nơi công-cộng. Ngày nay, độc-giả vẫn còn thấy cách treo cờ kiểu đó đầy-dẫy ở những đại-lý buôn-bán xe hơi ở các nước Tây-phương. Căn nhà trong tấm hình dưới đây nằm trong khu-vực đàn Nam Giao và là nơi vua Khải-Định sẽ đến để làm lễ tế Trời Đất vào năm 1924.



Người Pháp thích gắn cờ thành từng chùm trên những cây cột.



Tấm hình trên có tựa là "Hué, 1924 – Cérémonies du Nam Giao (19) – Cérémonie, la « Maison Bleue », la première enceinte" (Lễ tế đàn Nam Giao (19) - Lễ tế tại "Thanh Ốc" (cái nhà màu xanh da trời), cái nhà có hàng rào", được trích ra từ bộ sưu-tập của manhhai.

Nói tóm lại, năm lá cờ trong tấm hình có người đàn ông đi bộ giữa khoảnh đất trống là những lá "cờ lạ" do Pháp chế ra . Xem một tấm hình khác có "cờ lạ" dưới đây:



Xin độc-giả chú ý chùm bảy lá cờ lạ nằm kế cái cổng hình vuông gồm toàn lá cây. Bảy lá cờ này khác nhau về màu sắc hoặc màu sắc của những cái sọc ngang. Điệu này người thiết-kế làm ra những lá cờ "xanh xanh, đỏ đỏ cho em nhỏ nó mừng" , chứ không có ý-nghĩa chánh-trị gì hết.



(Tấm hình trên có cái tựa là Fêtes du Nam-Giao en 1942 (15), được trích từ bộ sưu-tập của manhhai)


A.2(b) Đi tìm sự thật về một vài thông-tin trong bài viết của Trần Thu Huyền:

Dưới đây là một tấm hình chụp mặt trước của cái kỳ-đài, trong buổi lễ vua Khải Định cầu Trời tại đàn Nam Giao vào tháng 03/1924, tức là cùng địa-điểm và cùng năm với tấm hình của Trần Thu Huyền ở trên.



Xin độc-giả chú-ý: trong tấm hình của Trần Thu Huyền, phía trước cái kỳ-đài là một căn nhà có ba cái mái ngói. Trong khi đó, trong tấm hình này, trước kỳ-đài không có một căn nhà nào hết. Như vậy, tấm hình chụp kỳ-đài mà Trần Thu Huyền nói rằng vào năm 1924 là sai sự thật.



(Tấm hình trên có tựa là "Hué, 1924 – Cérémonies du Nam Giao (25) – Le cortège se dirige vers le palais Thai Hoa" ("Huế, 1924 - Buổi tế đàn Nam Giao (25) - Đoàn người diễn-hành sẽ đi tới điện Thái Hòa"), trích ra từ bộ sưu tập của manhhai. Xem nguồn-gốc của tấm hình này trong phần chú-thích của manhhai).

Ba tấm hình dưới đây được trích ra từ bộ sưu-tập "Lễ mừng thọ 40 tuổi (Tứ Tuần Đại Khánh) của vua Khải Ðịnh " gồm những tấm hình thuộc về gia đình Ngô Văn Ðức ở Bordeaux (Pháp), đăng trên website nguyentl.free.fr. Vua Khải Định chết vào lúc 40 tuổi 1 tháng (06/11/1925). Nói không chừng, ảnh vừa ăn tiệc mừng thọ xong, bị bội-thực rồi mấy ngày sau lăn đùng ra chết, là vì, theo chú-thích của trang web Nguyễn Tấn Lộc, những tấm hình này được chụp trong tháng 9, tháng 10 của năm 1925 .



Tấm hình này và tấm hình của Trần Thu Huyền (đăng trong bài về cờ vàng) là một.



Trước kỳ-đài, căn nhà có ba cái mái ngói, hai cái sân nhỏ có trồng cỏ và bốn căn nhà nhỏ ở bên trái tấm hình. Sự thiết-kế của khu-vực y chang trong tấm hình thứ nhất



Người chụp tấm hình này phải đứng ở tầng thứ ba của kỳ-đài mới có thể chụp được cái mái phía sau của cái nhà dựng ở đằng trước kỳ-đài.

Nói tóm lại, Trần Thu Huyền đã "treo đầu dê, bán thịt chó" qua tấm hình chụp vào ngày lễ tế đàn Nam Giao của năm 1925.


A.3 Lá cờ Thành Thái, theo Wiki:

Đối với hàng triệu người ở miền Nam đã từng học sử Việt trong những năm trung-học, trước 1975, thì lời nói "cờ Việt Nam Cộng Hòa có từ thời Thành Thái" nghe rất lạ tai, kiểu như nghe ngôn-ngữ của người từ ngoài hành-tinh. Lý-do là nếu có sự kiện đó thì học-sinh đã được dạy rồi. Tuy-nhiên, đối với những người sanh sau năm 1975, thì cái hiển-nhiên đó cần phải được chứng-minh.

Trong một bài viết trên Wiki có tựa là "Drapeau du Viêt Nam", thì lá cờ Thành Thái hoàn-toàn khác hẳn cờ Việt Nam Cộng Hòa. Nó gồm có hai sọc đỏ nhỏ ở bên ngoài và một sọc vàng lớn ở bên trong.






Xin độc-giả chú-ý lời chú-thích ở phần Description (sự mô-tả): "Standard of the Nguyen Dynasty (阮朝龍星旗), used by Emperors Thành Thái, Duy Tân and Khải Định since 1890 to 1920" ("Lá cờ của Nguyễn 阮 Triều 朝 Long 龍 Tinh 星 Kỳ 旗, dùng bởi các vua Thành Thái, Duy Tân và Khải Định từ 1890 tới 1920). Nguồn tài-liệu chứng-minh là bức tranh voi và cọp đánh nhau ở đấu-trường ở Huế vào tháng 10/1904, được cho rằng lấy từ Đại 大 Nam 南 Nhất ー Thống 統, nhưng không có thêm chi-tiết nào khác.


A.4 Cờ quốc-gia (bao gồm Trung-kỳ và Bắc-kỳ) theo một nhà xuất-bản Pháp ở Hà Nội:

Nhà xuất-bản IDEO, viết tắt những chữ "Imprimerie d'Extrême-Orient" ("Nhà Xuất-bản Viễn Đông") đưa ra một phiên-bản (version) của cờ quốc-gia, gồm có 2 sọc vàng nhỏ ở hai bên và một sọc đỏ lớn ở chính giữa, trong quyển "Hymnes et pavillons d'Indochine" (“Quốc-ca và Quốc-kỳ của Đông Dương”). Quyển này được in vào ngày 31/12/1941 tại Hà Nội (thông-tin này nằm ở gần cuối quyển sách).






Nhà xuất-bản này do người Pháp lập ra, và có chi-nhánh ở Sài Gòn (xem bài "Imprimerie d'Extrême-Orient" trên Wiki).


A.5 Âm-mưu của Việt Cộng và Việt Tân:

A.5(a) Việt Cộng có kế-hoạch gởi cán-bộ ra hải-ngoại hoạt-động bề nổi:

Xin độc-giả chú-ý rằng cái trang web ở Việt Nam đăng hình cờ Việt Nam Cộng Hòa từ 2010 mà vẫn có thể tồn-tại cho tới ba năm sau. Sau khi Đặng Chí Hùng viết bài "Những sự thật cần phải biết (phần 8) - Lịch sử lá cờ của dân tộc" vào năm 2013, thì hình mới bị xóa. Ngoài ra, trang web của Ben Cahoon cũng bắt đầu được cập-nhật từ năm 2010, và độc ở chỗ người nào đó đã cập-nhật bằng cách ém hình lá cờ Việt Nam Cộng Hòa vào chỗ cờ Thành Thái một cách ngọt xớt. Với sự trùng-hợp kỳ-dị của hai sự kiện đó, thì chỉ có một cách giải-thích có lý là trang blog cá-nhân của Trần Thu Huyền là của một cơ-quan an-ninh của chính-quyền Việt Cộng. Họ có dự-án gởi người ra hải-ngoại và hoạt-động trong hàng-ngũ của người Việt tỵ-nạn (dưới cây dù của Việt Tân, chẳng hạn), cho nên phải chế-tạo sự kiện lá cờ An Nam (Trung-kỳ) thời Thành Thái giống y-chang lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa.


A.5(b) Mục-đích của việc tráo cờ:

Mục-đích việc đánh tráo này là giúp cán-bộ không bị mất thể-diện khi chào cờ của kẻ thù và mạnh-dạn nói: "Tôi hãnh-diện đứng dưới lá cờ của triều Nguyễn" . Thí-dụ trường-hợp của nhạc-sĩ văn-công kiêm cán-bộ tuyên-giáo Tuấn Khanh được các hội-đoàn Cộng-đồng Người Việt Tự-do, hội Cựu-quân-nhân và các đảng-phái chống cộng cuội như Liên Minh Dân Chủ Việt Nam, Tân Đại Việt và nhất là Việt Tân, mời qua Úc hai lần trong năm 2017 để thực-hiện Nghi-quyết 36. Lẽ dĩ nhiên ảnh phải chào cờ Vàng lia-lịa mỗi khi dự các buổi hội-hè đình-đám của đám Giặc Cờ Vàng. Khi về nước, tất-nhiên sẽ có fans là đảng-viên Cộng-sản chất-vấn tại sao ảnh chào cờ của kẻ thù. Khi đó, ảnh sẽ nhún vai và nói: “Tôi chào cờ của Thành Thái, triều Nguyễn, mà!”

Dưới đây là một cái trích-đoạn của cái video clip có tựa là “SHCD : Đêm hát cho nạn nhân Formosa” của SBTN Úc Châu, từ phút 02:50 đến phút 03:30. SBTN tường-trình chương trình "Sinh Hoạt Cộng Đồng: Hát cho nạn nhân Formosa" vào ngày 11/3/2017 tại Trung Tâm Văn Hóa & Sinh Hoạt Cộng Đồng New South Wales do những đoàn-thể ngoại-vi của Việt Tân như là hội Human Rights Relief Foundation, hội Cộng Đồng NSW, Voice của Trịnh Hội và các đảng phái chống Cộng cuội khác, tổ-chức.







Nhờ bài viết của Đặng Chí Hùng, nhạc-sĩ văn-công kiêm cán-bộ Tuyên-giáo Tuấn Khanh có thể tỉnh queo sinh-hoạt chính-trị với các băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do Úc-châu dưới lá cờ Việt Nam Cộng Hòa mà các hội Cộng-đồng đã sang-đoạt được. Xin độc-giả chú ý Tuấn Khanh nhất-định không mở miệng hát bản Quốc-ca của Việt Nam Cộng Hòa, mà ngay cả anh luật-sư Lưu Tường Quang cũng vậy.


A.5(c) Đặng Chí Hùng đồng-hành cùng với Việt Tân:

Xin nhắc lại, Đặng Chí Hùng đã hô-biến cờ Việt Nam Cộng Hòa thành cờ Thành Thái trong bài báo được đăng trên báo mạng Dân Làm Báo của Việt Tân vào ngày 01/07/2013 và Lão Ngoan Đồng của Cộng-đồng Người Việt Tự-do Victoria lập lại luận-điệu đó vào tháng 11/2017 trên lyhuong.net, cũng của Việt Tân (xem phần "Băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do Victoria phản-pháo" trong phần Phụ-lục ở cuối bài).

Tuy nhiên, căn-cứ vào hoàn-cảnh đi ra khỏi nước của Đặng Chí Hùng (xin xem những phần C.2 - C.4 của bài "Kỳ 6 - Đồng đảng của Hồ Tuấn Hùng (2) - Dân Làm Báo" của Nguyễn Văn Huy), thì xem ra ảnh không phải là người chủ-mưu, mà chỉ là được Việt Tân hướng-dẫn khai-triển bài viết của Trần Thu Huyền (người của Ban Tuyên-giáo Việt Cộng) và trang web của Ben Cahoon. Nhờ bài viết của Đặng Chí Hùng, sau khi Điếu Cày Nguyễn Văn Hải chân ướt, chân ráo vừa tới Mỹ, anh này hiên-ngang tuyên-bố ảnh sẵn-sàng đứng dưới lá cờ triều Nguyễn để đấu-tranh cho tổ-quốc. Tuy thật sự đó chính là cờ Việt Nam Cộng Hòa 100%, mà không ai cãi được. Hay thì thôi!

Dưới đây là trích-đoạn của cái video clip có tựa là "Hội Luận Truyền Thông với Blogger Điếu Cày 31/10/2014 (PHẦN 1)" (đăng trên Youtube vào ngày 01/11/2014 bởi SBTNOfficial ), từ phút 35:35 cho tới phút 38:36.







Xin nói thêm một chút ra ngoài vấn-đề lá cờ Thanh-Thái. Sự việc Nghị-sĩ Canada Ngô Thanh Hải, một người của Việt Tân, bảo-lãnh Đặng Chí Hùng đi định-cư chẳng qua là "giết không được, thì tha làm phúc". Ngô Thanh Hải thi-ân cho Đặng Chí Hùng để một lần nữa Việt Tân có thể lợi-dụng ảnh, giống như Dân Làm Báo đã lợi-dụng ảnh trước kia. Trung Cộng có dã-tâm xâm-lăng Việt Nam, do đó tình-hình chính-trị Việt Nam càng rối-ren càng tốt. Những bài viết về lịch-sử của Đặng Chí Hùng tuy giúp phong-trào dân-chủ và làm suy-yếu niềm tin vào Bác và Đảng của cán-bộ Cộng-sản, nhưng lại có lợi đối với chiến-lược xâm-lăng Việt Nam của Trung Cộng, vì sẽ làm giảm tiềm-năng chiến-đấu của cán-binh Cộng-sản. Đó là lý-do Việt Tân cứ tiếp-tục lợi-dụng Đặng Chí Hùng.

Xin lưu-ý độc-giả: trước khi Nguyễn Tấn Dũng bị Nguyễn Phú Trọng đá ra khỏi trung-ương đảng vào đầu năm 2016, Việt Tân phục-vụ cho quyền-lợi của Trung Cộng và phe Cộng-sản Nguyễn Tấn Dũng (xem bài "(97) Một đồng đóng góp cho Việt Tân là một đồng đóng góp vào sự diệt-vong của dân-tộc Việt Nam"). Sau biến-cố 2016, Việt Tân vẫn phục-vụ cho quyền-lợi của Trung Cộng và phe Cộng-sản Nguyễn Tấn Dũng như cũ, nhưng lần này quay lại chống phe Cộng-sản Nguyễn Phú Trọng kịch-liệt với mục-đích dọn đường cho sự trở lại của Nguyễn Tấn Dũng.



B. Bài viết trên Wiki không trung-thực

B.1 Tác-giả dẫn nguồn lịch-sử láo-lếu:

Trong phần này, chúng ta sẽ khảo-sát giá-trị lịch-sử của bức tranh voi và cọp đấu nhau đã được nêu ra trong phần A.3 ở trên






Người viết bài cho Wiki cho biết bức tranh được lấy ra từ “Đại 大 Nam 南 Nhất ー Thống 統". Sự thật, chẳng có quyển sách nào như thế, ngoại trừ bộ sách “Đại 大 Nam 南 Nhất ー Thống 統 Chí 志”. Tạm thời, chúng-ta cứ chấp-nhận rằng tác-giả bài viết viết thiếu chữ Chí 志. Vì tác giả không nói bức hình được trích từ quyển nào của bộ sách, bộ sách đó do ai dịch, ai xuất-bản, vào năm nào, v.v..., do đó, coi như tác-giả vẫn chưa chứng-minh được cái gì hết. Tuy-nhiên, với những tài-liệu sẵn có trên Internet, Nguyễn Văn Huy sẽ bỏ công-sức ra để xác-minh có hay không có tấm hình trong bộ sách lịch-sử mà tác-giả đã đề-cập.

Độc-giả có thể download quyển 1 (cho kinh-đô Huế) trong bộ Đại Nam Nhất Thống Chí (gồm 5 quyển) ở nhatbook.com. Thủ-tục hơi khó-khăn vì website chứa tài-liệu trong app.box.com; độc-giả phải ghi tên membership rồi mới download được. Sau khi ghi tên, mở file từ cái link ở trên, rồi trong khi trang sách chưa mở ra xong và vẫn còn hai hàng chữ “Loading Preview” và “Download File”, độc-giả hãy nhanh tay click vào hàng chữ sau, thì sẽ download được. Nếu chậm tay, preview sẽ hoàn-tất. Đến lúc đó, dù bấm nút Download bao nhiêu lần cũng sẽ không có gì xảy ra .

Download "Đại Nam Nhất Thống Chí (Download)" thì không cần ghi tên và rất dễ-dàng, nhưng quyển 1 mà chúng-ta cần thì bị hư và chỉ lớn bằng 1/10 file đầy-đủ. Còn 4 quyển còn lại thì vẫn tốt.

Sau khi download xong-xuôi và mở ra đọc, độc-giả sẽ không tìm ra được một tấm hình nào nằm trong bộ sách này, chứ đừng nói tới tấm hình voi và cọp đấu nhau ! Như vậy, cái anh viết bài và đưa hình vào Wiki đã nói dóc. Sự việc có thể đã xảy ra như thế này: sau khi ảnh tình-cờ kiếm được bức tranh voi cọp tranh-phong, trong đó có lá cờ có mấy chữ giống chữ nho, ảnh mừng quá lật-đật “tân-tạo” một lá cờ có 2 sọc đỏ hai bên với một sọc vàng lớn ở chính-giữa, rồi ném vào Wiki để tuyên-truyền chống lại việc Việt Tân hô-biến lá cờ Việt Nam Cộng Hòa thành ra lá cờ Thành Thái. Phần mô-tả (Description) dưới lá cờ cho biết ngày ảnh đăng hình lá cờ là 06/12/2014, trong khi bài viết của Đặng Chí Hùng đăng vào ngày 01/07/2013. Thế là tới phiên ảnh hô-biến lá cờ có chữ Nho thành lá cờ đời Thành Thái! Ảnh thực-sự chẳng biết nguồn-gốc của bức tranh đó, nhưng cứ ghi bừa “大南ー統” (“Đại Nam Nhất Thống”). Như vậy, anh này phạm thêm cái tội ăn mất chữ Chí 志 của người ta . Đã vậy, ảnh còn hù-dọa người nào có ý-định cướp bản quyền trí-tuệ của ảnh về lá cờ tân-tạo của ảnh bằng Bộ luật về Tài-sản Trí-tuệ của Việt Cộng nữa chớ! Thế mới chết!


B.2 Nguồn-gốc thật của bức tranh:

Thực ra, bức tranh đó không phải là một sản-phẩm trí-tuệ của các sử-quan triều Nguyễn hoặc của một người Việt nào hết. Đó là một bức tranh do họa-sĩ Pháp vẽ để minh-họa một bài phóng sự có tựa là “Les jeux du cirque en Annam“ (“Những con thú của đấu-trường tại xứ An Nam”), được đăng trong phụ-trang màu của tờ nhật-báo Le Petit Journal, số 725, ra ngày 09/10/1904.



Trang bìa trước của số 725 của tờ Le Petit Journal



Tờ Le Petit Journal (1863-1944) vào năm 1895 là một trong 4 tờ nhật-báo lớn ở Paris. Với số lượng hai triệu độc-giả mỗi ngày, nó trở thành tờ báo lớn nhất thế-giới vào lúc bấy giờ. Tờ báo này câu khách bằng cách mỗi tuần ra một phụ-bản gồm những bài về chính-trị, thời-sự hoặc du-ký (xem những phụ-trang trong năm 1904), được kèm theo với tranh minh-họa màu-mè. Vào năm 1904, vì hình chụp chỉ có hai màu đen, trắng trông rất nhàm chán, cho nên, để câu độc-giả, tờ báo phải mướn họa-sĩ vẽ tranh màu.

Trong bức tranh dưới đây, độc-giả có thể nhìn thấy hàng chữ “© Cent.ans” ở phía trước của chân trước bên trái của con voi. Điều đó có nghĩa là có một công-ty Cent.ans (“Trăm.năm”) nào đó đang giữ bản quyền của bức tranh.



Bản gốc của tranh voi cọp đánh nhau



Công-ty Cent.ans scan hình rất dởm. Tấm hình ở trang web sau đây rõ và đẹp hơn một chút.



Tranh voi cọp đánh nhau trong website chữ Thái Lan



Có một người bán số báo 725 trên eBay. Tấm hình scanned bởi người bán không có màu-sắc rực-rỡ, nhưng rõ nét hơn.






B.3 Lá cờ trong bức tranh không tiêu-biểu cho triều-đình An Nam:

Theo nội-dung bài báo được đính kèm với bức tranh ở trên, thì người ta không cần thương-hại cho con vật nào hết (xem bài "Les jeux du cirque en Annam"). Con cọp đã giết hết mấy người rồi, còn con voi cái - được mang đến từ Quảng Ngãi - đã giết người nài voi và làm bị thương ba người An Nam khác.

(Nguyên văn: “Au demeurant, ni l'un ni l'autre des combattants n'était digne de pitié. Le tigre, capturé par les chasseurs du roi, avait sur la conscience quelque existences d'indigènes. Quant à l'éléphant, c'était une femelle venant de Quang-Ngai où elle avait tué son cornac et épautré quelque peu trois autres Annamites.”)

Nhưng vấn-đề mà chúng ta cần phải quan-tâm không phải là số phận của voi và cọp, mà là lá cờ. Đúng ra, nếu không có một nguồn thông-tin nào khác để xác-nhận, thì không thể chỉ vì lá cờ đó được treo gần đấu-trường mà người ta khẳng định rằng đó là lá cờ quốc-gia của xứ An Nam. Ngoài ra, vì không có tấm hình chụp để đối-chiếu, khó mà biết được họa sĩ có thực-tâm vẽ lại lá cờ một cách trung-thực, hay không. Nên chú-ý một điều là lá cờ này không thấy xuất-hiện ở đâu khác trong các tài-liệu lịch-sử.

Trừ ra chữ Đông 東, những chữ còn lại trên lá cờ không thể đọc được. Nhưng cờ của một triều-đại chỉ dùng hình biểu-tượng (thí-dụ như voi cho vương-quốc Lào, hoặc đền thờ cho vương-quốc Cambodia), chứ không dùng chữ. Thời xưa, người ta chỉ viết chữ trên lá cờ để quảng-cáo những hoạt-động dân-sự như là Sơn Đông mãi-võ, bán "cao-đơn, hoàn-tán", hoặc đạo-giáo trừ tà, yếm quỷ .

Trong một quyển sách của G. Dumoutier có tựa là “Les symboles, les emblèmes et les accessoires du culte chez les Annamites”, xuất-bản bởi Ernest Llerotjx, Éditeur vào năm 1891 tại Paris, ở trang 89 có in hình vẽ lá cờ đạo gồm 4 chữ “Thượng 上 Đẳng 等 Tối 最 Linh 靈”. Linh là linh ứng, linh thiêng. Trong chữ Linh, có chữ Vu 巫, có nghĩa là đồng-cốt, đồng-bóng. Như vậy, đạo này chuyên về lên đồng .



Cờ đạo với bốn chữ “Thượng 上 Đẳng 等 Tối 最 Linh 靈”



Ở trang 78 của quyển sách, có hình vẽ của một lá cờ, trong đó có một chữ Thủy水 thật lớn. Thủy là một hành (element) trong ngũ-hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa Thổ). Đây cũng là một loại cờ đạo.



Cờ Ngũ-hành: chữ Thủy 水 ("Nước")



Nói tóm lại, lá cờ có chữ Đông東 trong tranh voi cọp đánh nhau mang hình-thức của cờ đạo. Tuy nhiên, chúng-ta hãy khoan kết-luận ngay, vì Nguyễn Văn Huy đang có thừa giấy, do đó cần vẽ voi . Chúng ta cần phải chứng minh rằng, qua những chứng-cớ lịch-sử, sự thiết-kế (design) của lá cờ voi cọp không đúng với những lá cờ của triều Nguyễn. Khi sử-dụng những tài-liệu của người Pháp, chúng ta cần phải cẩn-thận đối với kiểu-cách viết sách của các học-giả Pháp. Họ thích viết phóng-túng trong chiều-hướng phục-vụ nghệ-thuật hoặc túi tiền trước, phục-vụ sự thật sau. Xin độc-giả xem một thí-dụ dưới đây.

Trong quyển sách “Exploits et aventures des Français au Tonkin, en Chine, en Annam” (“Những chiến-công và mạo-hiểm của người Pháp tại Bắc-kỳ, Trung Hoa và Trung-kỳ”), được in năm 1886 bởi nhà xuất-bản Hachette Livre BNF, ở trang 41 có một bức tranh vẽ được chú-thích như sau: “Prise d'Hanoi par les Français” (“Pháp lấy thành Hà Nội”). Bức tranh minh-họa này rất sai sự thật, vì từ vóc-dáng, gương mặt cho đến y-phục của người dân và người lính Việt Nam đều mang nét Tây-phương hết. Đây là sách khảo-cứu lịch-sử, chứ không phải tiểu-thuyết, vậy mà tác-giả đã không thèm đếm xỉa tới sự thật.



Trang 41, Exploits et aventures des Français au Tonkin, en Chine, en Annam



Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

Nếu độc-giả nào đã từng đọc qua bài viết có tựa “Kỳ 1 - Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh đều có một vết sẹo gần chót tai trái, mà qua đó Sở Mật-thám Pháp xác định được rằng hai người này chỉ là một” của Nguyễn Văn Huy, thì có thể nhận ra rằng trong số những nhà biên-khảo nổi tiếng trên thế-giới (thí-dụ như William Duiker và Sophie Quinn-Judge) về Hồ Chí Minh thật ra không ai hơn được Vy-Thanh Nguyễn Văn Thùy. Ảnh là người làm việc theo đúng tiêu-chuẩn biên-khảo của đại-học nhất. Thí-dụ như mỗi tấm hình của Hồ Chí Minh đều có dẫn nguồn với chi-tiết, trong khi đó những ngưới kia chỉ nói chung-chung, hoặc không dẫn nguồn nào hết.


Nói tóm lại, họa-sĩ của bài báo tường-thuật trận đấu giữa voi và cọp không hề đi theo phóng-viên tới hiện-trường. Ảnh ngồi trong "tháp ngà", dựa vào hình chụp do phóng-viên mang về, vẽ "rắn thêm chân" với màu sắc lòe-loẹt. Vào cái thời hình chụp chỉ toàn là trắng và đen, hình vẽ màu-mè hấp-dẫn độc-giả hơn nhiều. Vẽ xong rồi thì đi lãnh tiền. Độc-giả Paris nào có khả-năng kiểm-tra bức tranh của ảnh có đúng với sự thật bên trời An Nam hay không?



C. Những phiên-bản của cờ triều Nguyễn

Dựa vào những tài-liệu lịch-sử có sẵn, có thể nói cờ của triều-đình và quân-đội triều Nguyễn đều có hai đặc-điểm sau đây:

(a) Trên lá cờ, có một hoặc nhiều hình vuông (hoặc hình chữ nhật) với bản (strike) rộng lồng vào nhau.

(b) Có tua hình ngọn lửa dọc theo đường viền.

Lá cờ đạo có chữ Thủy 水 ở trên theo đúng hai tiêu-chuẩn thời-đại ở trên trên. Còn lá cờ “Thượng 上 Đẳng 等 Tối 最 Linh 靈” thì thiếu những cái tua hình ngọn lửa. Còn lá cờ có chữ Đông 東 trong tranh voi cọp đánh nhau thì không theo tiêu-chuẩn nào hết. Tuy-nhiên, độc-giả hãy duyệt qua những chứng-cớ lịch-sử dưới đây đã.

Xin nhắc lại: theo Đặng Chí Hùng, cờ Thành Thái được dùng từ năm 1890 đến năm 1920 và sau này được Việt Nam Cộng Hòa sao chép lại. Còn tác-giả bài viết trong Wiki dùng bức tranh voi cọp đánh nhau vào năm 1904 để chứng minh cờ Thành Thái chỉ có hai sọc đỏ với nền vàng. Sau đây là những phiên-bản của cờ triều Nguyễn, tính theo thứ-tự thời-gian xuất-hiện trong giai-đoạn 1890-1941, dựa trên những chứng-cớ lịch-sử:


C.1 Lá cờ quân-đội triều Nguyễn trong Viện Bảo-tàng Quân-đội Pháp:

Tạp-chí “La Dépêche coloniale illustrée”, trong số ra ngày 31/12/1908, ở trang 337, đăng một tấm hình chụp cờ-xí mà quân Pháp đã thu được qua những trận chiến đánh với quân triều Nguyễn và giặc Cờ Đen, và sau này đem trưng-bày trong một nhà bảo-tàng quân-đội ở Paris. Những trận đánh cuối-cùng giữa Việt và Pháp xảy ra trong năm 1884 (năm ký Hòa-ước Patenôtre).



Trang 337, tạp-chí "La Dépêche coloniale illustrée", số ra ngày 30/12/1908



Lá cờ của quân Đại Nam bị Pháp tịch-thu và trưng-bày trong viện Bảo-tàng Quân-đội Pháp



Ở trang 336, tác-giả bài báo chú-thích lá cờ trên như sau:

“Le n° 463, autre pavillon annamite, porte un tigre en broderie blanche sur un carré de soie bleue, rouge et noire.”

(“Số 463, một lá cờ An Nam khác, mang hình một con cọp trắng được thêu trên một tấm vải lụa hình vuông có màu xanh da trời, màu đỏ và màu đen.”)

Dưới đây là hình chụp đầy-đủ lá cờ mô-tả ở trên (trích từ trang web "1859-1907: The Forming of French Indochina"):



Chú-thích của Ban Tổ-chức: Năm cờ bị tịch-thu: 1885. Kích-thước của lá cờ: 145 cm X 145 cm. Như vậy, là Pháp lấy được qua một trận giao-tranh với quân Cần-vương.



Không hiểu lá cờ để lâu ngày (hơn 100 năm) bị chạy màu, hoặc anh ký-giả viết bài báo bị loạn sắc, hay sao mà con cọp màu trắng lại biến thành cọp màu vàng , còn nền màu xanh da trời lại sậm đi như màu nước biển ở biển sâu. Còn tua màu đỏ lửa nay trở thành màu xám. Điệu này Ban Tổ-chức Triển-lãm chụp hình đen trắng rồi tô màu để đăng lên quảng-cáo. Ai mà muốn thấy màu sắc trung-thực của lá cờ, chỉ còn cách bỏ tiền ra mua vé để vào xem .


C.2 Lá cờ của Bộ Công:

C.2(a) Lịch-sử của lá cờ của Bộ Công, theo Philippe Truong:

Trong bài viết có tựa là “Le drapeau du Ministre des Travaux d'Annam, au musée de l'Armée” (“Cờ của Bộ Công của xứ An Nam nằm trong Viện Bảo-tàng Quân-đội của Pháp”), đăng trên website “Les Carnets de Philippe Truong” (“Những tiểu-luận của Philippe Truong”) vào ngày 11/12/2008, có một tấm hình chụp lá cờ của bộ Công của triều Nguyễn. Theo Philippe Truong, quân Pháp đã tịch-thu được trong một trận đánh ở Bắc-kỳ trong những năm 1873-1883, mà Pháp cứ tưởng đó là cờ của quân Cờ Đen. Năm chữ trong lá cờ Công 工 bộ 部 Thượng 尚 thư 書 Lê 黎. Lê là họ Lê. Lá cờ này được viện Bảo-tàng đánh số 462. Xin độc-giả chú-ý lá cờ ở phần C.1 ở trên mang số 463.



Lá cờ của Công 工 bộ 部 Thượng 尚 thư 書 họ Lê 黎 bị quân Pháp tịch-thu



C.2(b) Lịch-sử của lá cờ của Bộ Công, theo Nguyễn Văn Huy:

C.2(b)(1) Lê Hữu Thường chính là Công-bộ Thượng-thư họ Lê:

Tra-cứu quyển "Đại Nam Liệt-truyện tập 4", dưới tiểu-mục "Quyển 33, Truyện Các Quan, Mục 23", độc-giả sẽ tìm thấy thông-tin về một vị võ-quan tên là Lê Hữu Thường. Thường sanh năm 1917 tại Quảng Trị, theo nghiệp võ, từng đánh nhau với quân của Đại-úy Hải-quân Pháp Francis Garnier tại Hà Nội vào năm 1873. Tuy quân Việt Nam đánh từ thua đến thua, nhưng chẳng qua đó là mưu-kế để tạo cho Garnier có cái tâm-lý khinh-địch, vì trước đó Hoàng Kế Viêm (người Quảng Bình), vị tướng chỉ-huy chiến-trường lúc bấy giờ, đã kêu quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc đến tiếp-viện. Phúc tới đúng lúc để chặt đứt cái đầu của Garnier tại Ô Cầu Giấy vào ngày 21/12/1873, và làm hỏng kế-hoạch chiếm Bắc-kỳ của Pháp vào lúc bấy giờ. Như vậy, Lê Hữu Thường đã chiến-đấu dưới cờ của Hoàng Kế Viêm.



Ô Cầu Giấy, nơi Đại-úy Francis Garnier bị chặt đầu


(Hình trên được trích ra từ bài "Battle of Cầu Giấy (Paper Bridge)" của Wiki)


Mười năm sau, vào ngày 19/05/1883, hai anh Hoàng Kế Viêm và Lưu Vĩnh Phúc lại giở mánh cũ. Quân Việt Nam, với một lực-lượng yếu-ớt, bao vây quân Đại-tá Hải-quân Henri Rivière đang ở bên trong Hà Nội. Henri Rivière tưởng bở, xông ra phá vòng vây. Không ngờ, Viêm đã ước-hẹn hội-quân với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc. Quân Cờ Đen với trang-bị tối-tân hơn, dùng đại-bác lưu-động do nhà Thanh cung-cấp, bắn tiêu pháo-đội của Henri Rivière tại Ô Cầu Giấy và cắt được cái đầu của Henri Rivière.



Henri Rivière đang cố-gắng giúp đẩy một cổ pháo ra khỏi sình. Một quả đạn pháo của quân Cờ Đen sau đó rơi trúng ngay pháo-đội đó.


(Bức tranh do họa-sĩ Pháp vẽ ở trên được trích ra từ bài "Battle of Cầu Giấy (Paper Bridge)" trên Wiki)



Phía trên là hình chụp Ô Cầu Giấy. Phía dưới là hình chụp ngôi mộ của Henri Rivière. Trong truyện Giặc Cái của Hoàng Ly, Rivière được gọi là Tây Sông (xem Chương 34: Đi Vào Cõi Chết!).


(Hình trên được trích ra từ phụ-trang hình của Tập 1 của bộ sách "Histoire militaire de l'Indochine française des débuts à nos jours (juillet 1930)" ("Lịch-sử quân-đội Đông Dương thuộc Pháp từ ban đầu cho đến ngày nay, 07-1930").



Đại-bác lưu-động của quân Cờ Đen bị Pháp tịch-thu được trong những trận chiến ở Bắc-kỳ.


(Bức hình trên có tựa là "Súng ống của Giặc Cờ Ðen mà Pháp tịch thu được", được trích ra từ bộ sưu-tập "Những tấm hình của Bác Sĩ Hocquard hay là hình ảnh của Việt-Nam vào những năm 1884-1885" của Nguyễn Tấn Lộc)


Vào năm 1885, Tôn Thất Thuyết đánh phá đồn Mang Cá của Pháp nhưng không thành công. Do đó, Thuyết đưa vua Hàm Nghi (mới 14 tuổi) cùng một số quần-thần ra phủ Trị Bình (gồm tỉnh Quảng Trị và tỉnh Quảng Bình ngày nay, rồi phát-động phong-trào Cần-vương. Lê Hữu Thường phò vua, chống nhau với Pháp, được vua phong chức Tuần-phủ Trị Bình rồi lên chức Công-bộ Thượng-thư. Vào ngày 26/09/1988, Hàm Nghi bị quân Pháp bắt rồi đày qua nước Algérie thuộc Bắc Phi. Như vậy, có trễ lắm, vào thời-điểm đó, cờ Công 工 bộ 部 Thượng 尚 thư 書 họ Lê 黎 đã bị quân Pháp vào tịch-thu.

Trong quyển "Đại Nam Liệt-truyện tập 4", sử-quan viết trớ rằng:

"Hàm Nghi năm đầu (1885) thăng-bổ (Lê Hữu Thường) Tham tri Bộ Công. Bấy giờ ở Trị Bình có báo động, vua thân đi đánh, đổi (Lê Hữu Thường) làm Tuần phủ Trị Bình. Khi việc yên cất (Lê Hữu Thường) làm Công bộ Thượng thư, kiêm quản ấn triện Đô sát viện. Năm thứ 3 (1888) Hữu Thường vì tuổi già xin rút lui; vua cho là bậc lão thành không cho, thăng thự Hiệp biện đại học sĩ sung Thiên thành cục đổng lý đại thần. Năm ấy tháng 9 (Nguyễn Văn Huy chú-thích: đó là âm-lịch, khoảng tháng 10/1888), chuẩn cho nguyên hàm về hưu trí, cấp cho 20 lạng bạc và tơ nõn cùng nhiễu đều 1 tấm, rồi mất ở nhà, thọ 72 tuổi." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)


C.2(b)(2) Cái chết bí-ẩn của Lê Hữu Thường:

Sử-quan triều Nguyễn toàn là những anh lưu-manh (xem việc họ đặt điều nói xấu Nguyễn Huệ trong bài "(116) Có những kẻ viết sử chỉ để dìm chiến-công của Quang Trung Nguyễn Huệ và ca-tụng người Tàu"). Sự thật rành-rành là Hàm Nghi bôn-tẩu ra Quảng Bình để chống lại Pháp, vậy mà mấy ảnh vẫn chép nhăng, chép cuội được. Sau khi Hàm Nghi bị Pháp bắt, Lê Hữu Thường về hưu rồi chết. Những việc đó xảy ra chỉ trong vòng ba tháng cuối-cùng của năm 1888. Do đó, không chừng Pháp hoặc Triều-đình Huế đã thủ-tiêu Thường, rồi cho Sử-quan viết Thường được khen-thưởng trước khi chết để che-đậy sự thật. Sử-quan tự mâu-thuẫn ở chỗ họ cũng dèm-xiểm Lê Hữu Thường như là một võ-tướng bất-tài và hèn-nhát và mấy lần gần bị tội chém. Nếu Thường hèn-nhát, ảnh đã không theo phò Hàm Nghi bôn-tẩu vào năm 68 tuổi. Nếu ảnh bất-tài, cớ sao lại được vua (Hàm Nghi) thăng-thưởng, trước khi ảnh về hưu? Xin độc-giả xem hai trang sách "Đại Nam Liệt-truyện tập 4" viết về Lê Hữu Thường dưới đây:









Bản nhạc "Lá Cờ Thiêng" của nhạc-sĩ Hoàng Tường bày tỏ lòng biết ơn đối với những người anh-hùng vô-danh hoặc hữu-danh đã đổ xương máu cho việc chống lại quân cướp nước, nhất là trong hoàn-cảnh địch mạnh, ta yếu. Trong số những người đó có Lê Hữu Thường.







C.3 Cờ Thành Thái tại Hội-chợ Thế-giới Paris năm 1900:

Tại Hội-chợ Thế-giới ở Paris vào năm 1900, đời vua Thành Thái (tại-vị từ năm 1889 đến năm 1907), cờ treo tại Cung-đình Bắc-kỳ (Palais du Tonkin) hình vuông, có tua theo đường viền; bên trong gồm có bốn cái hình vuông lồng vào nhau! Xin xem hình ở dưới:






Cận ảnh lá cờ Thành Thái tại cung Hà Nội trong Hội chợ Triển-lãm Paris vào năm 1900



Trong tạp-chí Le Monde Colonial Illustré, số 187, xuất-bản vào tháng 01/1939, ở trang 12, có một bài viết tựa là “Pèlerinages et Processions au Tonkin” (“Cuộc hành-hương và những cuộc diễn-hành ở Bắc-kỳ”), tác-giả Pouvourville chụp hình một đoàn người đang rước bàn thờ Phật (nhưng không ghi ngày tháng chụp). Người lính đi đầu cầm một lá cờ thật lớn. Lá cờ này được thiết-kế y hệt lá cờ ở Paris năm 1900 ở trên, nghĩa là số lượng hình vuông màu vàng trên cờ gồm 4 cái.






C.4 Cờ Thành Thái tại Hội-chợ Triển-lãm Marseille năm 1906:

Trong tạp-chí “La Dépêche coloniale illustrée”, số có chủ-đề về Hội-chợ Triển-lãm Thuộc-địa Marseille năm 1906, đời vua Thành-Thái (xem “Exposition coloniale de Marseille (1906)”), ra ngày 15-05-1906, ở trang 107 của tờ báo, trong tấm ảnh “Palais de Tonkin” (cung-đình của Bắc-kỳ), lá cờ bên trái (nằm trong vòng tròn màu vàng) hình vuông, có tua hình ngọn lửa. Hình vuông bên trong có nền màu sáng.






Philippe Truong còn có một tấm hình chụp một lá cờ trong khu An Nam (Trung-kỳ) của cái Hội-chợ đó, cũng giống y như lá cờ ở trên (xem 03. Exposition Coloniale Marseille 1906 rue et tour de l'Annam). Xin đăng lại ở dưới:






Nhưng cả hai tấm hình trên không thể so-sánh được về độ rõ nét với tấm hình chụp một đoàn hát của Hí-viện Đông Dương trong cuộc Hội chợ Triển-lãm ở Marseille vào năm 1906, trong đó hai người diễn-viên mỗi người cầm một cây cờ đời Thành Thái, như dưới đây:





Hình trên được trích từ bộ sưu-tập của manhhai, có tựa là "Gánh hát bội của xứ Đông Dương".


C.5 Cờ Khải Định tại Hội-chợ Triển-lãm Marseille:

C.5(a) Năm 1920:

Cái video clip dưới đây có tựa là “Annamite Temple In France (1920)”, của British Pathé. Theo lời chú-thích dưới cái clip gốc ở website British Pathé, Marshal (Thống-chế) Joseph Joffre dự một buổi lễ vinh-danh những người lính Việt đã chết trong cuộc chiến chống Đức để bảo vệ nước Pháp thời Đệ Nhất Thế Chiến. Cái clip được phát-hành vào ngày 24/06/1920. Thống-chế dẫn đầu một cuộc diễn-hành gồm có quan-chức và lính Pháp tiến vào một đền thờ An Nam ở vùng Nogent-sur-Marne. Khải-Định lên ngôi năm 1916, nhưng trong cái clip này, vào năm 1920, cờ của triều Nguyễn vẫn là cờ được dùng từ đời Thành Thái - gồm có 4 cái hình vuông lồng vào nhau. Xin mời độc-giả xem cái clip này để thấy cờ của triều Nguyễn vào năm 1920 có chỗ nào giống cờ của Trần Thu Huyền hoặc của nhà xuất-bản Viễn Đông hay không.







Buổi lễ diễn ra vào ngày 09/06/1920. Những người cầm cờ, mang trống, khiêng ngai vàng đi rần rần đều là người Việt. Vị quan Việt cầm giấy đọc diễn-văn là Sứ-thần triều-đình An Nam Đặng Ngọc Oanh. Xin độc-giả xem thêm hình ảnh rõ nét và đẹp của buổi lễ tương-tự trong bộ sưu-tập "9-6-1920 - Lễ khánh thành Đền Kỷ Niệm Tử sĩ Đông Dương tại Vườn thuộc địa Nogent-sur-Marne" của manhhai.

Tấm biểu-ngữ (do hai người cầm) mang hàng chữ "Hoài 懷 Nam 南 nghĩa 義 sĩ 士". Hoài có nghĩa thông-thường là "ôm" và "ngóng về cái gì đó" (thí-dụ như "hoài-bão", "hoài-niệm", "hoài-hương"). Còn Nam ở đây là phương Nam, và nghĩa bóng là nước Nam, vì từ ngàn xưa, người Việt đều kêu như vậy. Thí-dụ như danh-hiệu "An Nam Quốc-vương" do các vua Tàu phong chio các vua Việt Nam. Lâu nay, nhiều người nghi rằng các vua Tàu dùng hai chữ "An 安 Nam 南" để ngụ-ý nước Nam quy-phục. Thật ra, chữ "an 安" chỉ có thể được giảng-nghĩa như là an-ổn, "an-cư, lạc-nghiệp." Do đó, hai chữ "An 安 Nam 南" không có gì xấu, mà chỉ là lời chúc lành.

Nếu các vua Tàu xài chữ "hoài 懷" thì có thể có ngụ-ý xấu, vì "hoài 懷" còn có nghĩa là sự quy 歸 hàng 降, "thuận 順" (thuận theo) (xem bài viết về chữ "Hoài 懷"). Khải Định rất phục-tùng người Pháp, do đó nói không chừng một anh Việt-gian đại-thần nào đó đã dùng hai chữ "Hoài 懷 Nam 南" theo nghĩa "nước Nam quy-phục", thay vì dùng hai chữ "An 安 Nam 南", để nịnh Pháp. Đừng quên rằng má của Khải Định là con gái của Nguyễn Thân (xem phần chú-thích của tấm hình có tựa là 1902 AU TONKIN - Visite du Roi et de la Reine d'Annam au Palais construit pour la prochaine Exposition de Hanoi), anh Việt-gian gộc từng giết hại không biết bao nhiêu nghĩa-quân Cần-vương.

Mặc dù quân-đội Pháp tạo ra buổi lễ để vinh-danh những người Việt đi lính cho Pháp và để bảo-vệ nước Pháp, nhưng nhìn xa hơn thì cái chết của họ vẫn là một sự đóng-góp có ý-nghĩa đối với việc chống lại âm-mưu thống-trị thế-giới của người Đức.

Vào ngày 02/11/2018, đông-đảo người Việt tỵ-nạn tại Âu-châu đã tề tựu tại nghĩa-trang Nogent-sur-Marne, nơi có đặt bia Thương-tiếc và hài cốt của người lính Việt nói ở trên, để làm đám giỗ cho họ. Lễ giỗ lính này do các cựu Quân-nhân và hội cựu Chiến binh Nhảy Dù Quân-lực Việt Nam Cộng Hòa tại Âu Châu đồng-tổ-chức. Xem cái video clip "Gio linh tại Nogent Sur Marne ngày 02-11-2018".


C.5(b) Năm 1922:

Vua Khải-Định lên ngôi vào ngày 18/05/1916. Vào ngày 20/05/1922, ảnh đi Pháp để dự Hội-chợ Triển-lãm Marseille 1922. Trong một buổi lễ tại đền Kỷ-niệm Tử-sĩ Đông Dương tại vườn thuộc-địa Nogent-sur-Marne, một khu ngoại-ô cách Paris vào khoảng 10 km 6 về phía Đông, cờ triều Nguyễn được treo ở đằng sau một bức tường. Cờ có hai hình vuông lồng vào nhau. Còn nền của cờ là màu vàng đậm và trở thành màu xám đậm trong bức ảnh đen trắng.



Cờ Khải Định trong một buổi lễ tại đền Kỷ-niệm Tử-sĩ tại vườn thuộc-địa Nogent-sur-Marne ở ngoại-ô Paris vào ngày 26/06/1922



Cận ảnh cờ Khải Định tại Pháp vào năm 1922



Hiện nay (08/02/2019), những tấm thẻ (kích-thước: 6cm X 4cm), trên đó in cờ thời Khải Định, đang được rao-bán trên eBay. Nhờ món hàng này mà chúng ta biết được màu sắc của lá cờ nguyên-thủy.



Đây là một trong những cái thẻ có in hình cờ Khải Định được rao bán trên eBay



Dưới đây là trích-đoạn của cái clip "l'Indochine à l'Exposition Coloniale à Marseille (1922)", từ phút 01:37 cho tới phút 01:45, đăng lên Youtube vào ngày 14/12/2016 bởi StephendelRoser. Trong cái clip, lính triều Nguyễn đang làm lễ tại đền Kỷ Niệm Tử sĩ Đông Dương tại vùng Nogent-sur-Marne (gần Paris), nhân dịp vua Khải Định tới dự Hội chợ Triển-lãm Marseille vào năm 1922. Xin độc-giả xem thử những lá cờ chánh-thức của đời vua Khải Định có giống những lá cờ do Việt Tân vẽ-vời ra hay không.







Vua Khải-Định mất vào ngày 06/11/1925. Trong tấm hình chụp lễ quốc-táng của Khải-Định dưới đây, viên Toàn-quyền Pháp đến dự lễ tang. Lá cờ chính có hình vuông chính giữa màu trắng (có lẽ được thiết-kế đặc-biệt cho đám ma), có tua.






C.6 Cờ Bảo Đại trong lễ đăng-quang năm 1926:

Ngày 08/01/1926 Bảo Đại lên ngôi. Dưới đây là hai tấm hình được trích ra từ bộ sưu-tập của manhhai về lễ đăng-quang của Bảo Đại.




Kiệu vua đến thềm hiên sau của điện Thái Hòa






Những lá cờ trong tấm hình này và tấm hình trên, tuy khác về những hình vuông và màu sắc, nhưng tất cả đều là hình chữ nhật và có tua



C.7 Cờ triều Nguyễn trong một quyển sách xuất-bản tại Hà Nội vào năm 1941:

Căn-cứ vào quyển sách “Hymnes et Pavillons d'Indochine”, xuất-bản bởi nhà xuất-bản Viễn Đông (l'Imprimerie d'Extrême Orient) ở Hà Nội vào ngày 31/12/1941, thì cờ của triều Nguyễn có tua lửa và có ba cái hình chữ nhật lồng vào nhau. Bên trong hình chữ nhật nhỏ nhất, có hình một con rồng.



Cờ có hình rồng đại-diện cho Bảo Đại và nhà Nguyễn - giòng họ đang cai-trị quốc-gia.



C.8 Kết-luận cho phần C:

So-sánh với những lá cờ của triều Nguyễn được dẫn-chứng trong phần C này, những lá cờ của Đặng Chí Hùng đưa ra (từ cờ Long Tinh, Đại Nam Kỳ, cho đến cờ Thành Thái, Khải Định hoặc Bảo Đại) đều là ngụy-tạo (xem phần A.1). Cờ Long Tinh của Trần Thu Huyền (xem phần A.2) cũng là một sự ngụy-tạo. Lá cờ Việt Nam trong một bài viết của Wiki (xem phần A.3) cũng được ngụy-tạo từ một bức tranh minh-họa cho một bài phóng-sự của một tờ báo Pháp. Anh họa-sĩ này đã ngụy-tạo lá cờ An Nam trong bức tranh vô-thưởng, vô-phạt (xem phần B). Sau này, người Pháp mỗi khi tổ-chức hộ-hè, đình-đám ở Việt Nam, đều gắn cờ lạ thiết-kế theo lá cờ trong bức tranh, với mục-đích cho vui mắt. Nhà xuất-bản Viễn Đông ở Hà Nội cũng ngụy-tạo một lá cờ quốc-gia (bao gồm Trung-kỳ và Bắc-kỳ) (xem phần B.4) dựa theo những lá cờ lạ. Quyển sách đó không ghi tên tác-giả, có lẽ vì sợ bị "chúng" chửi .

Tóm-tắt lại, cờ Thành Thái hoàn-toàn khác hẳn cờ Việt Nam Cộng Hòa. Ngay cả cờ của những đời vua trước đó hoặc sau đó cũng không hề có sọc nào hết. Việt Tân bày ra những vụ nguy-tạo này chỉ nhằm để giúp cán-bộ Cộng-sản ra hải-ngoại công-tác không bị xấu-hổ khi đứng chào lá cờ Vàng ba sọc đỏ của kẻ thù mà thôi.



D. Việt Tân là thủ-phạm của vụ tráo cờ

D.1 Nguyễn Đình Sài bày ra kế-hoạch tráo cờ:

Trong phần A.1 ở trên, Đặng Chí Hùng đề-cập đến bài viết "Vietnam" của "một website độc lập nói đến cờ của các quốc gia trên thế giới v.v..." Trang web worldstatesmen.org thuộc về một cá-nhân tên là Ben Cahoon. Trong phần "About World Statesmen.org" ("Giới-thiệu website worldstatesmen.org" ), Ben Cahoon yêu-cầu người đọc giúp ảnh sửa-chữa và thêm mới. Như vậy, ảnh không nhất-định là đã có nguồn sử-liệu riêng cho mỗi lá cờ đăng trên trang web của ảnh, và việc tráo lá cờ chân-chính của Đại Nam (gồm miền Bắc và miền Trung) thời Thành Thái với lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa là điều có thể xảy ra được.

Trong bài viết có tựa là “Cờ vàng sọc đỏ có từ thời vua Thành Thái?”, đăng trên danluan.org vào ngày 03/12/2014, Phạm Quang Tuấn (Úc) viết:

(a) “Thực ra, tin cờ vàng ba sọc có từ thời Thành Thái chỉ mới xuất hiện khoảng mười năm gần đây trên mạng. Sớm nhất trong tiếng Việt có lẽ là bài "Quốc Kỳ Việt Nam: Nguồn Gốc và Lẽ Chính Thống" của Nguyễn Đình Sài 3.


"Tác giả là một đảng viên cao cấp của đảng Việt Tân (nay đã rời bỏ đảng) và bài được đăng trên trang mạng của đảng Việt Tân tháng 9/2004. Nói về lá cờ của vua Thành Thái, ông Nguyễn Đình Sài dẫn chứng từ trang mạng Worldstatesmen của Ben Cahoon 4.”

4 http://www.worldstatesmen.org/


(b) “Một trang mạng hay bất cứ tài liệu nào khác không thể coi là dẫn chứng đáng tin cậy, trừ phi có ghi xuất xứ của thông tin và xuất xứ này có thể kiểm chứng được. Trang mạng của Ben Cahoon không ghi xuất xứ thông tin này. Nguyễn Đình Sài biện minh (hay ngụy biện) rằng đây là một "phát kiến (innovation)" về lịch sử (xem phụ lục) và phân biệt "phát kiến" với "phát minh" hay "bịa đặt"!


(c) “Khi tôi viết thư hỏi chủ trang mạng Worldstatesmen thì ông này trả lời như sau (xem toàn bản ở phụ lục): "There is much confusion and contradictory information about early flags of Vietnam. However, I do not have detailed record on every national flag on my [webpage?]" (Có nhiều nguồn tin lộn xộn, trái ngược nhau về lá cờ đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, tôi không có chi tiết về mỗi lá cờ quốc gia trên trang web của tôi.) Thậm chí, Cahoon còn viết: "I wish they would remove that line as I do not have any extensive collections on Vietnamese flags" (Tôi ước rằng họ [trang mạng Việt Nam] bỏ cái dòng chữ đó đi, vì tôi không có bộ sưu tập rộng rãi nào về lá cờ Việt Nam). "Dòng chữ đó" tức là dòng chữ dẫn chứng trang mạng của Ben Cahoon về lá cờ ba sọc của Thành Thái.

(d) “Tuy tự nhận là không có bằng chứng cụ thể, không có nhiều tài liệu, và không muốn bị viện dẫn làm bằng chứng, nhưng Ben Cahoon dường như vẫn có "cảm tình" với thông tin (hay tin vịt) này, và ông biện hộ nó bằng một bản dịch [5] bài của... Nguyễn Đình Sài đã nói ở trên. Tức là Nguyễn Đình Sài dẫn Ben Cahoon và Ben Cahoon dẫn Nguyễn Đình Sài. Trong tiếng Anh gọi cái này là circular reference, dẫn chứng luẩn quẩn, dĩ nhiên là theo logic không thể chấp nhận được. Không thể loại trừ khả năng là chính Nguyễn Đình Sài hay những đồng chí của ông trong đảng Việt Tân đã "mớm" cho Ben Cahoon mẩu tin về lá cờ Thành Thái. Tuy không có bằng chứng xác thực, tin này đã lan tràn trên mạng, và thậm chí lọt vào luận án tiến sĩ của một sinh viên gốc Việt ở University of California San Diego. Đương nhiên, có nguy cơ là tin đó sẽ lan truyền trong giới nghiên cứu ngoại quốc không đọc được tiếng Việt.”

(Nguyễn Văn Huy đặt thứ-tự (a), (b), (c) ... cho những đoạn văn để cho dễ tham-khảo)

Dưới đây là screenshot về cái email của Ben Cahoon, trả lời Phạm Quang Tuấn:



Screenshot email của Ben Cahoon, trả lời Phạm Quang Tuấn



D.2 Những lý-luận lếu-láo của Nguyễn Đình Sài:

D.2(a) Về Đại Nam Kỳ (1885-1890):

Trong phần về Đại Nam Kỳ của giai-đoạn 1885-1890, Nguyễn Đình Sài viết một câu như sau:

"Sau đây là hình lá cờ Đại Nam, được tìm thấy qua tài liệu của người Tây phương."

Thế nhưng sau đó Nguyễn Đình Sài không đưa ra bất-cứ sử-liệu nào, dù là của Tây-phương hay của Đông-phương, để chứng-minh lập-luận của ảnh. Xin độc-giả xem screenshot phần viết lá cờ Đại Nam trong bài viết của Nguyễn Đình Sài dưới đây:



Đại Nam Quốc-kỳ mà Nguyễn Đình Sài chế ra không có nguồn sử-liệu nào bảo-kê.



Tuy Nguyễn Đình Sài không có nguồn bảo-kê, nhưng Nguyễn Văn Huy có thể giúp cho một cái. Trong một cái video clip có tựa là "Conférence du 27 novembre : Algérie/Indochine au musée de l'Armée", đăng lên Youtube vào ngày 14/05/2014 bởi Musée Armée (Viện Bảo-tàng Quân-đội Pháp), từ phút 39:50 cho tới phút 40:02, có quay một cái phòng chứa cờ-xí, cung-kiếm và những vũ-khí thô-sơ khác mà quân Pháp đã tịch-thu được qua những trận chiến với các dân-tộc thuộc-địa. Bên trong cái phòng đó, trên tường, có mấy món đồ được sắp-xếp như thế nào đó mà nhìn mường-tượng như mấy nét bùa của Nguyễn Đình Sài trên lá Đại Nam Kỳ (1885-1890). Vui lên đi nào, anh Sài !



Nguyễn Văn Huy tặng không cho Việt Tân nguồn bảo-kê cho cái gọi là Đại Nam Kỳ (1885-1890).









Độc-giả đã thấy những lá cờ thời vua Hàm Nghi trong những năm 1885-1888 trong phần C.1phần C.2 ở trên. Quyển "Đại Nam Liệt-truyện tập 4" không có chỗ nào nói rằng vua Hàm Nghi bị Pháp truất-phế, do đó những lá cờ đời Hàm Nghi vẫn phải được coi là lá cờ chánh-thức của triều Nguyễn.


D.2(b) Về Đại Nam Quốc Kỳ (1890-1920):

Nguyễn Văn Huy gọi Đại Nam Quốc Kỳ (1890-1920) của Nguyễn Đình Sài là cờ Thành Thái, vì vua Thành Thái trị-vì trong những năm 1890-1920. Xin mời độc-giả xem cái screenshot phần viết về lá cờ Thành Thái và những cách lý-luận của Sài:



Lý-luận của Nguyễn Đình Sài trong screenshot ở trên đã bị Phạm Quang Tuấn bẽ gẫy trong phần D.1



Xin trích lại một câu mà Nguyễn Đình Sài viết ở trên:

"Sau khi đối chiếu với các sử sách, bằng vào trí thức và sự chân thành của Ben Cahoon, người viết không nghĩ tác giả website đã bịa đặt ra sự kiện Cờ Vàng đã hiện hữu năm 1890-1920, cũng như Cờ Đại Nam bằng chữ Hán xoay 90 độ nghịch chiều. Hiển nhiên Cahoon đã tìm thấy trong hàng đống tài liệu hay thư khố Pháp và Mỹ hoặc các đại học, nhưng lại không trích dẫn rõ ràng tài liệu nào."

Phải thành-thật khen-ngợi Nguyễn Đình Sài viết láo mà lời-lẽ thống-thiết như thật. Nguyễn Đình Sài không hề có một quyển sử nào bảo-kê cho một lá cờ Thành Thái với nền vàng và ba sọc đỏ, mà chính Ben Cahoon cũng không hề tìm thấy được "trong hàng đống tài liệu hay thư khố Pháp và Mỹ hoặc các đại học" một tài-liệu nào nói như vậy.

Đã thế, Ben Cahoon còn than-thở với Phạm Quang Tuấn rằng ảnh ước-mong Nguyễn Đình Sài bỏ đi hàng chữ nói website của ảnh là nguồn. Ben là kẻ nói láo không biết ngượng miệng. Nếu ảnh biết tấm hình cờ Thành Thái là giả, tại sao ảnh không "tự ý đục bỏ" (trước 1975, bài viết của tờ nhật-báo nào bị chánh-phủ kiểm-duyệt đều in hàng chữ đó vào chỗ bài bị cắt-xén với hàng chữ đó, để chọc quê chánh-phủ) tấm hình đó đi? Thái-độ của ảnh có thể được giải-thích bằng câu nói tếu phổ-thông này: "Má lỡ nhận tiền rồi con ạ!" (thành ra má phải đi tiếp khách ).

Trái với Nguyễn Đình Sài, Nguyễn Văn Huy có hàng tá sử-liệu chứng-minh rằng lá cờ vàng ba sọc đỏ của Thành Thái chỉ có trong trí tưởng-tượng của ảnh, tuy-nhiên chỉ cần đưa ra vài chứng-cớ tiêu-biểu trong những phần C.3, phần C.4phần C.5(a) ở trên là đủ. Độc-giả cứ theo những cái link (đường dẫn) trong đó mà kiểm-tra.


D.2(c) Về Long Tinh Kỳ (1920 - 10/03/1945):

Giai-đoạn 1920-1945 bao gồm hai đời vua Khải Định và Bảo Đại. Trong phần 4 của bài "Quốc Kỳ Việt Nam: Nguồn Gốc và Lẽ Chính Thống", Nguyễn Đình Sài viết:

"Vì vậy, đến năm 1920 thì Khải Định tuân lời quan bảo hộ Pháp, xuống chiếu thay đổi Cờ Vàng Quốc Gia tượng trưng cho ba miền thống nhất, thành Cờ Vàng Một Sọc Đỏ..."

Dưới đây là screenshot của đoạn văn có câu đó:



Long Tinh Kỳ (1920-1945) do Nguyễn Đình Sài tự chế, do đó ảnh kiếm không ra bất-cứ nguồn tài-liệu nào để bảo-kê.



Trong phần A.4 ở trên, tấm hình in cờ triều Nguyễn (vào năm 1941) với một sọc đỏ ở chính giữa giống y chang cờ Đại Nam do Nguyễn Đình Sài đưa ra. Tuy-nhiên, quyển sách "Hymnes et pavillons d'Indochine" (“Quốc-ca và Quốc-kỳ của Đông Dương”) không ghi tên tác-giả, mà mục-đích chắc-chắn là để trốn trách-nhiệm. Lý-do là không những cả quyển sách không đưa ra một cái nguồn dẫn nào, mà lại còn đưa ra hình vẽ của một lá cờ chánh-thức khác của triều Nguyễn. Mỗi chánh-phủ chỉ có thể có một lá cờ chánh-thức mà thôi, như vậy thế là thế nào ? Do đó, lá cờ đó chỉ có thể được coi như là một sản-phẩm của trí tưởng-tượng. Sự nhận-định đó cũng đúng cho lá cờ Đại Nam của Nguyễn Đình Sài.

Vì Nguyễn Văn Huy đã tìm ra được rất nhiều nguồn hình chụp cờ triều Nguyễn trong giai-đoạn 1920-1945, như đã trình-bày trong phần C.5, phần C.6phần C.7, do đó không tiếc rẻ gì mà không tặng thêm một tấm cho độc-giả coi chơi . Dưới đây là một tấm hình được chụp vào khoảng thập-niên 1920-1929, tại tỉnh Hà Đông, trong một ngày lễ Tết:



Trong tấm hình này, có khoảng 10 lá cờ muôn thuở của triều Nguyễn, đó là cờ hình chữ nhật hoặc hình vuông, bên trong gồm nhiều hình vẽ đồng-dạng lồng vào nhau. Bên ngoài có tua như lửa. Váo đời Thành Thái, cờ triều Nguyễn vẽ 4 cái hình vuông. Từ đời Khải Định về sau, chỉ còn có 3 cái.


(Tấm hình trên có tựa là "Ha Dong 1920-1929 - Le Têt au village - Vue de détail des différentes phases du sacrifice", được chú-thích như sau: "Tết ở làng tại Hà Đông thập niên 1920. Cảnh tế lễ tại một ngôi đình," và thuộc về bộ sưu-tập của manhhai.)


D.3 Trương Nhân Tuấn vào cuộc, chửi Phạm Quang Tuấn:

Lý-luận của Phạm Quang Tuấn về cái gọi là “circular reference” (“dẫn chứng lẩn-quẩn”) rất chính-xác và đúng lý ra ảnh không cần phải viết thêm gì nữa. Tuy nhiên, lại có một nhân-vật tên-tuổi trong cộng-đồng người Việt ở Pháp tên là Trương Nhân Tuấn không quan-tâm đến lý-luận đó và nhảy vào vòng chiến chửi-bới Phạm Quang Tuấn. Xin độc-giả xem thêm thông-tin về Trương Nhân Tuấn ở đây:



Trương Nhân Tuấn phê-bình trong bài "Kết luận của ông Phạm Quang Tuấn trong bài viết « Cờ vàng sọc đỏ có từ thời vua Thành Thái ? » là hoàn toàn sai", đăng trên trang Facebook của ảnh vào ngày 11/04/2017 (xin lưu-ý độc-giả: Facebook chận không cho vô bài đó vì cho rằng bài có link dẫn tới một trang web có chứa mã độc (malicious codes) của Trương Nhân Tuấn), như sau:

“Dẫn từ bài Phạm Quang Tuấn :

“Vậy có thể kết luận, việc cờ vàng ba sọc đỏ (dù là quốc kỳ hay hoàng kỳ) có từ thời nhà Nguyễn hay từ thời Thành Thái có thể coi là một tin đồn vô căn cứ, và không hề có là quốc kỳ đó trước khi Quốc Gia Việt Nam được thiết lập năm 1948. Không nên vì nhân danh đấu tranh cho chính nghĩa mà dùng những ngụy tạo theo kiểu anh hùng Lê Văn Tám để bảo vệ quan điểm của mình. Làm như vậy không những vi phạm đạo đức mà còn không chóng thì chầy sẽ bị “ backfire ” (tác dụng ngược).”

“Điều ngạc nhiên là bài viết (rất sai) của ông Phạm Quang Tuấn vẫn thấy đăng tới đăng lui, đăng đi đăng lại ở các trang web. Mục đích xuyên tạc sự thật về lịch sử lá cờ vàng.”

"Bài viết về chủ đề này của tôi từ năm 2014 : (Nguyễn Văn Huy xin lưu ý độc-giả: trước khi click vô cái link, xin đọc phần cập-nhật ở dưới) "Cờ nước, tức quốc kỳ, của VN đầu tiên xuất hiện vào dịp nào ?"


Cập-nhật vào ngày 16/03/2019:

Xin lưu-ý độc-giả: Facebook từng xóa bài viết này trong trang Facebook của Nguyễn Văn Huy vì Nguyễn Văn Huy lỡ dại dẫn đường link ở trên, trong khi đó Facebook cho rằng trang blog của Trương Nhân Tuấn có chứa mã độc (malicious codes).

Nhiều bài viết của Nguyễn Văn Huy từng bị Facebook xóa và phải sửa-chữa để đăng lại vì cái thói quen chứng-minh lý-luận bằng cách trích-dẫn những website của người khác, mà không ngờ rằng những website đó lại chứa mã độc. Mà đa số là những website vừa chống Cộng, vừa ủng-hộ Việt Tân, kiểu như vừa đánh răng vừa huýt sáo vậy . Thí-dụ như blog của Trương Nhân Tuấn (trích-dẫn trong bài (146) này) và blog Nguyệt San Việt Nam ở Canada (trích-dẫn trong bài "(149) Nancy Bùi và các Cộng-đồng Người Việt Tự-do Úc-châu chiếu phim 'Vietnamerica' để che-dấu việc Nguyễn Thị Kim Ngân đi công-tác ở Úc").

Ngày xưa, từ lúc nào không biết, website của hội Chuyên Gia của Việt Tân dấu mã độc của Trung Cộng trong software đánh máy tiếng Việt tên là Vpskeys43.exe để xâm-nhập computer của độc-giả và ăn-cắp passwords, hồ-sơ, v.v... Tuy nhiên, việc này cuối-cùng bị đổ bể, vì bị công-ty chế-tạo software chống virus McAfee phát-hiện vào năm 2010. Số là Google bị Trung Cộng hack vô servers của công-ty (xem bài "Google Confirms Chinese Hack Attempt on Gmail" ("Google xác-nhận người Tàu tìm cách phá Gmail"), đăng trên website của đài truyền-hình Mỹ CNBC vào ngày 01/06/2011), do đó Google nổi giận và mướn McAfee truy-sát virus của Trung Cộng trên khắp thế-giới để trả thù. McAfee khám-phá ra rằng chánh-phủ Nguyễn Tấn Dũng giựt dây những con virus đó. Lẽ dĩ-nhiên Việt Cộng và hội Chuyên Gia chối tội, vì trên đời này không ai chịu làm cha ăn cướp hết . Xem bài "Google frets over Vietnam hacktivist botnet" và bài "Is Vietnam conducting surveillance via malware?".


D.4 Lý-luận lếu-láo của Trương Nhân Tuấn:

Trong bài viết “Cờ nước, tức quốc kỳ, của VN đầu tiên xuất hiện vào dịp nào ?”, Trương Nhân Tuấn viết:

“Nhưng lá cờ này hình thức như thế nào ? có sọc đỏ hay không ?

“Không thấy mô tả trong tài liệu.

“Theo tài liệu của ông Georges Nguyễn Cao Đức, trong « Good Morning » số 85, tháng 5 năm 2008, (nguyệt san của nhóm Ái Hữu Chasseloup-Laubat/Jean-Jacques Rousseau) cờ hiệu của nhà Nguyễn, từ 1802 đến 1885 là cờ « Long Tinh », theo hình ở đây”

“Đến năm 1889, Thành Thái lên ngôi. Theo tài liệu của Georges Nguyễn Cao Đức ở trên, vua Thành Thái ra chiếu thay « Đại Nam Kỳ » bằng lá cờ vàng ba sọc đỏ với ý nghĩa ba sọc đỏ là « ba kỳ ». Lá cờ này còn gọi là « phụng kỳ », tức « cờ phụng »."



Screenshot một trích-đoạn của bài viết "Cờ nước, tức quốc kỳ, của VN đầu tiên xuất hiện vào dịp nào ?" của Trương Nhân Tuấn. Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh.



Trương Nhân Tuấn, dựa vào bài viết của Georges Nguyễn Cao Đức, cho rằng cờ Việt Nam Cộng Hòa là bản sao của cờ Thành Thái (từ năm 1889 cho tới năm 1920. Nhưng tại sao ảnh không trưng chứng-cớ của Georges Nguyễn Cao Đức ra để cho độc-giả xem-xét? Ảnh từng càu-nhàu: “Bài viết (rất sai) của ông Phạm Quang Tuấn vẫn thấy đăng tới đăng lui, đăng đi đăng lại ở các trang web.” Ảnh muốn nói gì thì nói, nhưng phải có chứng-cớ. Không sao, dù Trương Nhân Tuấn không trưng, nhưng Nguyễn Văn Huy vẫn có thể tự mình đi kiểm-tra theo tài-liệu mà ảnh đã chỉ ra.


D.5 Lý-luận lếu-láo của Georges Nguyễn Cao Đức:

May-mắn là số báo "Good Morning số 85, tháng 5 năm 2008" có thể tìm thấy được trên Internet, nếu không, dốt tiếng Pháp như Nguyễn Văn Huy mà phải đi lục-lạo ở các tiệm bán sách cũ (second-hand bookshop) thì khổ quá .

Bài viết của Georges Nguyễn Cao Đức có tựa là “Le drapeau vietnamien sous la dynastie des Nguyễn”. Trong đó, chỉ có một đoạn văn có liên-quan tới cờ Việt Nam Cộng Hòa, như sau:

“Arrive l’empereur Thành Thái, intronisé en 1889 5. Un après son couronnement est créé par rescrit impérial un nouveau drapeau, toujours avec les couleurs rouge et or. (Hết trang 1)

(“Vua Thành Thái lên ngôi năm 1889 5. Sau khi đăng quang, nhà vua ra chiếu-chỉ làm một lá cờ mới toàn là màu đỏ và vàng.”)

5 se reporter à: http://aejjrsite.free.fr/goodmorning/gm80/gm80_ThanhThai.pdf


“Ce drapeau adopté en 1890 présente un fond jaune-or sur lequel figurent trois bandes horizontales rouges. Les sources consultées concordent sur le fait que les bandes symbolisent les trois régions du Viet Nam (Tonkin, Annam, Cochinchine) mais dont une, la Cochinchine, est – à l’époque territoire français depuis 1862. On comprend pourquoi l’autorité coloniale fut irritée par ce drapeau, et arriva à le faire abroger par l’empereur Khải Định 6 en 1920 pour le remplacer par encore un nouveau, qui va perdurer jusqu’au coup de force japonais écartant l’administration française le 9 Mars 1945. Le drapeau jaune à triple bande rouge renaîtra plus tard sous un autre régime politique se réclamant de la succession naturelle de l’ancien empire.”

(“Lá cờ này, được dùng trong năm 1890, có nền vàng và 3 sọc đỏ nằm ngang. Những nguồn-dẫn được hỏi đồng-ý rằng ba cái sọc tượng-trưng cho ba miền của Việt Nam (Bắc, Trung, Nam), nhưng miền Nam đã trở thành thuộc-địa của Pháp từ năm 1862. Chúng ta hiểu tại sao chính-quyền thuộc-địa khó chịu với lá cờ này và tìm cách làm cho nó bị vua Khải Định dẹp bỏ 6 vào năm 1920 để được thay-thế bằng một lá cờ khác, tiếp-tục cho đến khi Nhật đảo chánh Pháp vào ngày 09/03/1935. Sau này, dưới một chế-độ chính-trị khác nối tiếp chế-độ cũ, lá cờ vàng ba sọc đỏ lại được tái sanh lần nữa.”) (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

6 se reporter à: http://aejjrsite.free.fr/goodmorning/gm62/gm62_KhaiDinh.pdf.




Trang 2, "Le drapeau vietnamien sous la dynastie des Nguyễn" của Georges Nguyễn Cao Đức. Không những lá cờ vàng ba sọc đỏ được tráo vào cờ Thành Thái, do đó không có nguồn bảo-kê, mà ngay cả lá cờ một sọc đỏ, hai sọc vàng (được tạo ra từ trí tưởng-tượng của ai đó) cũng không luôn.



Tất cả những đoạn văn trên đều không có nguồn dẫn. Còn trang PDF về Thành Thái không đề-cập tới lá cờ nào hết. Như vậy, cả hai anh Trương Nhân Tuấn và Georges Nguyễn Cao Đức đều nói phét cho sướng miệng . Xem ra cả hai anh này và Nguyễn Đình Sài đều là cá mè một lứa vì nói không cần sách, mách không cần chứng. Ba anh này có lẽ thuộc về một băng người Hẹ, trong đó có một cao-thủ nói phét có hạng ở Pháp. Đó là cái anh Huỳnh Tâm, rất nổi tiếng trong việc chế-tạo nhân-vật Hồ Tập Chương (xin xem phần Phụ-lục "Vài thủ-đoạn tuyên-truyền mới của đồng-đảng của Hồ Tuấn Hùng, dựa trên cái chết ảo của Nguyễn Ái Quốc" của bài "Kỳ 1 - Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh đều có một vết sẹo gần chót tai trái, mà qua đó Sở Mật-thám Pháp xác định được rằng hai người này chỉ là một").



E. Kết-luận

Những lá cờ có chữ Đại Nam của Đồng Khánh, cờ vàng ba sọc đỏ của Thành Thái, cờ một sọc vàng của Thành Thái và cờ một sọc đỏ của Khải Định, chẳng qua chỉ là những sản-phẩm ngụy-tạo của đám con nít tập-tành nói láo như là Nguyễn Đình Sài, Ben Cahoon, Trương Nhân Tuấn, Georges Nguyễn Cao Đức, Trần Thu Huyền, và một số người Pháp và Việt khác.



Thầy đồ dạy trẻ.jpg


Hình trên được trích ra từ trang web http://nguyentl.free.fr/autrefois/examen/Thay_giao.jpg


Cập-nhật vào ngày 24/02/2020:

(i) Bài này được đưa lên blog vào ngày 18/03/2019. Lần chót mà bài viết này được cập-nhật là ngày 16/05/2019, trong khi đó Nguyễn Đình Sài lại chết vào ngày 22/05/2019, nghĩa là chỉ có 6 ngày sau lần cập-nhật đó. Xin độc-giả xem cái phân-ưu dưới đây:





(Hình trên được trích ra từ bài 'Phân ưu ông Nguyễn Đình Sài' của báo Viễn Đông Daily News, số ra ngày 24/05/2019)



Nguyễn Đình Sài (1944 - 2019) tại Đại-hội Hải-quân Bắc California vào năm 2017


(Hình trên được cắt ra từ một tấm hình của bài 'Sài + Thọ tham dự Đại Hội Hải Quân và thăm bạn bè VT Bắc CA' của website "Trung học Võ Tánh Nhatrang niên khóa 1957 – 1964")


(ii) Trong phần D.5 ở trên, Nguyễn Văn Huy đặt giả-thuyết rằng Nguyễn Đình Sài là người Hẹ. Với những chứng-cớ mới nhất đưa ra dưới đây, giả-thuyết đó càng được đẩy đến gần sự thực hơn nữa.

Trong bài viết có tựa là 'Tưởng nhớ Thầy Cung Giũ Nguyên (1909- 2008) ‘kỳ 1’', đăng trên blog Vũ Thất ngày 06/11/2012, có hai đoạn văn đáng chú ý sau đây:

(1) "Giáo sư Cung Giũ Nguyên

(28/4/1909 – 7/11/2008)

"Sinh năm 1909 tại Huế. Họ thật là Hồng bị cải thành Cung ; khi vua Tự Đức, húy Hồng Nhậm lên ngôi. Vì lý do chính trị hay kinh tế – tổ tiên của Cung Giũ Nguyên, người Phúc Kiến, đã qua lập nghiệp tại Việt Nam giữa thế kỷ XIX . Tại đây, họ Hồng cùng với nhiều họ Trung Hoa khác, lập ở Bao Vinh, Thừa Thiên, phố Thanh Hà, sau thành làng Minh Hương , và sau đó đều được xem là người Việt Nam. Thân phụ Cung Giũ Nguyên là ông Cung Quang Bào, một đốc học. Thân mẫu là bà Nguyễn Phước Thị Bút, trưởng nữ Quận công Hồng Ngọc, và cháu nội ngài Nguyễn Phước Miên Lịch , An Thành Vương, con út Vua Minh Mạng, và có lần đã làm Nhiếp chánh Thân thần."



Screenshot của phần đầu của bài "Giáo sư Cung Giũ Nguyên"


(2) "Tri Ân Thầy

"Tưởng nhớ bậc Thầy Cung Giũ Nguyên

"Giả từ trần thế lắm ưu phiền

"Giáo sư học giả lừng danh tiếng

"Huynh trưởng đầu đàn sáng phúc duyên

"Thông bác văn chương còn dấu tích

"Thăng hoa đạo đức mãi lưu truyền

"Kính Thầy xin gởi bài thơ tiễn

"Vọng tiếng tri ân tận cõi Tiên

"Nguyễn Đình Sài

"(Đệ tử của Thầy năm 1957-1961)"



Screenshot của bài thơ "Tri Ân Thầy" của Nguyễn Đình Sài



(iii) Trong mấy trăm năm qua, đa-số người Phúc Kiến di-cư qua Việt Nam đều là người Hẹ, vì người Hẹ lúc nào cũng sẵn-sàng di-cư tới một xứ-sở mới, nếu nơi đó có thể mang lại cơ-hội làm giàu tốt hơn xứ-sở mà họ đang sinh-sống. Những dân-tộc khác ở Á-châu không có như vậy, vì ai cũng có thói quen gắn bó với quê cha, đất tổ. Đặc-tính di-chuyển thường-xuyên chỉ có ở người Hẹ và người Do Thái, vì hai nhóm này "đồng tông, đồng tộc" (xem phần "L. Sự luân-hồi của dân-tộc Khách-gia" của bài '(64B) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 5) - Sự luân-hồi của những nhân-vật lịch-sử'). Người Hẹ và người Do Thái nói chung có dân-trí cao hơn các dân-tộc khác, nhờ vậy đi tới đâu họ đều có thể dùng trí khôn để đè đầu, cưỡi cổ người ta tới đó. Đó là lý-do mà họ không ngại đi xa để lập-nghiệp.

Dưới bài thơ của Nguyễn Đình Sài một chút là bài viết có tựa là "Thời gian và Cung Giũ Nguyên" của Công Khanh. Trong đó, có một đoạn văn nói lên được cái đặc-điểm cao-ngạo của người Hẹ, như sau:

"Cũng nhiều đứa thắc mắc tại sao thầy Nguyên viết bằng tiếng Pháp, có khi bằng tiếng Anh, ít viết bằng tiếng Việt. Tiếng Pháp của thầy thì nhà văn viện Hàn lâm văn học Pháp Daniel Rops thừa nhận từ năm 1956 qua cuốn Kẻ thừa tự ông Nam Hải. Còn lũ học trò đọc một số văn bản tiếng Việt của thầy thì kháo nhau, thầy viết tiếng Việt dở ẹc! Nghe được ông chỉ cười miệng móm sọm." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

Người Hẹ và người Do Thái đều có đặc-điểm coi thường cái dân-tộc mà họ đang sống ăn nhờ, ở đậu, do đó họ không chịu hội-nhập với dân bản-xứ. Đó cũng là lý-do mà họ xưng là người Khách Gia, Khách Trú (nói trại ra thành tiếng "Cắc Chú"). Họ mãi-mãi là khách tạm-trú, chứ không chịu hội-nhập với dân bản-xứ mà họ khi-dể. Theo luật Nhân Quả, anh khi-dể người ta thì người ta khi-dể lại. Do đó, chữ "Cắc Chú" thường được đi kèm với thái-độ kỳ-thị.

Xin độc-giả chú ý việc Cung Giũ Nguyên giỏi tiếng Pháp. Ngày xưa, người Pháp ưu-đãi người Tàu (nhất là Tàu Hẹ), giúp cho họ trở thành chủ-nhân của người Việt, để kềm-kẹp người Việt Nam về mặt kinh-tế. Do đó, những người Tàu chịu làm tay sai cho Pháp sẽ được rất nhiều quyền-lợi. Việc Cung Giũ Nguyên mượn sự thông-thạo về tiếng Pháp để làm cần câu cơm là sự đương-nhiên, vì người Hẹ nói chung không có lý-tưởng gì ngoài việc làm giàu.

(iv) Nguyễn Đình Sài cũng là người Tàu. Trước hết là vì ảnh xưng là "đệ-tử" của Cung Giũ Nguyên, thay vì xưng "học trò" như người Việt thường làm. Thứ hai, vì đặc-điểm ham-mê danh-vọng lộ rõ trong bài thơ của ảnh. Thí-dụ như: "Giáo sư học giả lừng danh tiếng", "Thông bác văn chương còn dấu tích", "Thăng hoa đạo đức mãi lưu truyền". Trong nhiều năm trước, có lần Nguyễn Văn Huy cãi nhau với một người bạn Tàu Hẹ. Ảnh nói sau khi chết, tuy thân-xác không còn nhưng danh-vọng còn lưu-truyền tới cả ngàn năm sau. Nguyễn Văn Huy ngạc-nhiên vì thấy ảnh nói tới đó mà mặt-mày sáng hẳn lên, bèn nói: "Nhưng lúc đó ảnh chết rồi! Ảnh đâu còn sống để hưởng cái vui đó!" Anh bạn không chú ý lời nói của Nguyễn Văn Huy, do đó lập lại lần nữa. Nguyễn Văn Huy lại nhấn mạnh cái ý của mình một lần nữa. Tới lần thứ ba thì anh bạn ngộ ra cái gì đó, mặt ngẩn ra, không nói tiếng nào.

Nguyễn Đình Sài cũng là người Hẹ, vì có trí-thức cao. Ảnh có khả-năng viết một loạt bài dài để lường-gạt cả dân-tộc Việt Nam về vụ cờ Thành Thái trong nhiều năm trời, mà không có mấy người Việt dám viết bài cãi lại kiểu như Phạm Quang Tuấn đã làm. Như vậy là thành-công quá rồi, chứ còn gì nữa?



Phụ-lục

Tại sao có bài viết này?


Băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do Victoria phản-pháo


1. Võ Long Ẩn chủ-trương làm công-dân tốt của nước Úc là đủ:

Vào tháng 11/2017, trong một bài viết có tựa là “Kế hoạch đầu hàng: xoá cờ đỏ, bỏ cờ vàng”, được đăng trên lyhuong.net (một cơ-quan thông-tin do đảng Việt Tân lập ra để giúp tuyên-truyền cho các tổ-chức ngoại-vi của họ, thí-dụ như là các hội Cộng-đồng Người Việt Tự-do và các hội Cựu Quân-nhân), một người với bút hiệu “Lão Ngoan Đồng” viết hai đoạn văn như sau:

“Gần đây có một nhóm người (không ít) chủ trương một lập trường giống như "thành phần thứ ba" thời Việt Nam cộng Hoà, có nghĩa là không cộng sản, cũng không Cộng Hoà, đứng cẳng giữa ! cờ xí của nhóm người nầy chưa thấy đưa ra, nhưng họ kêu gọi "Xoá cờ đỏ, bỏ cờ vàng".

“Những ai cho rằng mình là người trong số những người chống cộng, mà chấp nhận chủ trương “Xóa cờ đỏ, bỏ cờ vàng”, hoặc chấp nhận lá cờ 3 màu nói trên, là những người “Chấp Nhận Kế Họach Đầu Hàng cộng sản” hợp với mưu mô “Hòa Hợp Hòa Giải giả cầy của Việt Cộng.”

Lão Ngoan Đồng hiển-nhiên muốn ám-chỉ Võ Long Ẩn, vì trong một comment vào ngày 28/10/2017 cho bài viết có tựa là “Băng đảng Cộng đồng Victoria hết ‘chống Cộng’", Võ Long Ẩn viết:

“Tại Úc không Cộng Hoà, không Việt Cộng, mà chỉ có quốc gia Úc Đại Lợi. Ai mê (cờ) vàng, mê (cờ) đỏ,cuốn góí cút xéo rời đất nước này ngay lập tức.”

Viết vắn tắt và nảy lửa như vậy, lẽ dĩ-nhiên không những không có tính thuyết-phục mà lại còn có khi bị ăn đạn phản-pháo . Thế thì tại sao Lão Ngoan Đồng lại bỏ qua cơ-hội bằng vàng để bêu-rếu Võ Long Ẩn bằng cách nêu tên hoặc trích-dẫn nguyên-văn của ảnh đi?

Chẳng qua là vì Lão Ngoan Đồng không muốn độc-giả biết đến sự hiện-hữu của trang Facebook của Võ Long Ẩn trên cõi đời này. Nếu công-chúng kéo nhau vô coi trang đó, thì bao nhiêu chuyện gian-lận tiền quỹ và việc nằm vùng cho Cộng-sản Việt Nam của Tứ Nhân Bang (Nguyễn Thế Phong, Nguyễn Văn Bon, Nguyễn Phượng Vỹ và Hoàng Chính Đan) trong Ác Nhân Cốc (cái gọi là Đền Thờ Quốc Tổ) sẽ bị bể ra hết. Xét ra, thái-độ của Lão Ngoan Đồng thể-hiện sự uất-ức của một người từng bị Võ Long Ẩn chửi-bới ngày đêm, nhưng không biết làm sao để trả đũa, do đó chỉ còn nước chửi phong-long lại mà thôi .


2. Lão Ngoan Đồng nói dóc không biết ngượng miệng:

Xin nhắc lại đoạn văn thứ hai của Lão Ngoan Đồng:

“Những ai cho rằng mình là người trong số những người chống cộng, mà chấp nhận chủ trương “Xóa cờ đỏ, bỏ cờ vàng”, hoặc chấp nhận lá cờ 3 màu nói trên, là những người “Chấp Nhận Kế Họach Đầu Hàng cộng sản” hợp với mưu mô “Hòa Hợp Hòa Giải giả cầy của Việt Cộng”.

Lão Ngoan Đồng nói dóc mà không biết ngượng miệng.

Ngày 11/03/2017, đảng Việt Tân đưa Tuấn Khanh từ Việt Nam qua Sydney, tới Trung tâm Sinh hoạt Cộng đồng của Cộng đồng Người Việt Tự do New South Wales để giới-thiệu ảnh với đồng-bào tỵ-nạn ở New South Wales, coi ảnh như là một nhân vật tiêu-biểu cho phong-trào quần-chúng mới ở Việt Nam (xem phần "E. Nhạc sĩ văn công Tuấn Khanh và những thủ đoạn che mắt nạn nhân Formosa" của bài '(42) Nhạc sĩ văn công kiêm cán bộ Tuyên giáo Tuấn Khanh giảng-dạy Nghị quyết 36 cho các Cộng-đồng Người Việt Tự-do tại Úc-châu').

Tuấn Khanh là ai? Là nhạc-sĩ văn công của đoàn văn công Duyên Dáng Việt Nam mà Tứ Nhân bang của Cộng đồng Người Việt Tự-do Victoria biểu-tình chống-đối liên-tục trong những năm trước (xem phần "F.2 Biểu-tình chống đoàn văn-công Duyên Dáng Việt Nam để làm lợi cho Cộng-sản" của bài '(42) Nhạc sĩ văn công kiêm cán bộ Tuyên giáo Tuấn Khanh giảng-dạy Nghị quyết 36 cho các Cộng-đồng Người Việt Tự-do tại Úc-châu').

Tuấn Khanh đã được ban Việt-ngữ của đài SBS Việt ngữ và SBTN (những đồng-đảng của Việt Tân) ở Sydney phỏng-vấn và quay phim cuộc nói chuyện của Tuấn Khanh. Nhờ vào sự giúp đỡ của hội Cộng-đồng Người Việt Tự-do Liên-bang (mà Nguyễn Văn Bon và Nguyễn Thế Phong là những người lãnh-đạo) và tiểu bang New South Wales và nhiều đảng phái "chống cái ác nhưng không chống Cộng" 😛, mà việc Tuấn Khanh tham-gia sinh-hoạt chính-trị ở Sydney được các thành-viên của các tổ-chức đó nhiệt-tình đón nhận. Ngày 18/03/2017, Nguyễn Phượng Vỹ (chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự Do Victoria) rước Tuấn Khanh tới cái gọi là Đền Thờ Quốc Tổ, aka Ác Nhân Cốc, để diễn-thuyết về tình đồng-bào (xem phần "C. Nhạc-sĩ văn-công Tuấn Khanh giảng-dạy Nghị-quyết 36 của Việt Cộng" của bài '(42) Nhạc sĩ văn công kiêm cán bộ Tuyên giáo Tuấn Khanh giảng-dạy Nghị quyết 36 cho các Cộng-đồng Người Việt Tự-do tại Úc-châu').

Tuấn Khanh đến Úc để nói lên cái ý-tưởng này: người-ta chỉ cần nói lên sự suy-nghĩ và "(phân nửa) sự thật" là đủ, mà không cần phải chống Cộng làm chi cho rắc rối cuộc đời .

Bằng-chứng về câu nói của Tuấn Khanh dẫn ra ở trên nằm ở trong cái video clip của Hướng Dương, quay buổi sinh hoạt văn hóa, nghệ-thuật ở Club Italia, St, Albans, vào ngày 01/10/2017.







Xin độc-giả chú ý những lời nói sau đây của Tuấn Khanh từ phút 00:40:

"Cho nên rằng là đôi khi chúng ta cũng cần có những sáng tác. Chúng ta có cần phải chống Cộng đâu. Chúng ta chỉ cần nói sự thật và suy-nghĩ của mình. Nói về điều mình nghĩ. Nói về cuộc sống của mình."

Việt Cộng cho Tuấn Khanh đi đi, về về, mà không làm khó dễ gì, có nghĩa là đó là thông-điệp ngầm mà Việt Cộng muốn gởi đến cho đồng-bào tỵ-nạn, chứ ban tổ-chức (băng Cộng-đồng) thì biết nhẵn rồi, khỏi cần dạy nữa .


Hiển-nhiên, các băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do Úc-châu và Cựu Quân nhân đã làm ngơ cho Tuấn Khanh đến Melbourne để nói lên một điểm chính trong công-tác Văn-hóa-vận của ban Tuyên-giáo đảng, đó là "thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa, văn học, nghệ thuật, triển lãm, hội thảo, du lịch về cội nguồn." (trích phần III.5 của Nghị-quyết 36 của Việt Cộng).

Tới đây, thì mục-đích thật-sự của chuyến đi Úc của Tuấn Khanh đã lộ ra. Ảnh là cán-bộ tuyên-giáo của Ban Tuyên-giáo của đảng Cộng-sản Việt Nam. Gợi tình nghĩa đồng-bào cho người tỵ nạn là một đòn chính-trị cân não nguy-hiểm trong Nghị-quyết 36. Tuấn Khanh đã diễn-thuyết tốt về đề tài này tại hai thành-phố Sydney và Melbourne, và được các thành viên của các hội đoàn Cộng-sản trá-hình nói trên hoan-nghênh nhiệt-liệt . Riêng tại Ác Nhân Cốc, nhạc-sĩ Tuấn Khanh được "cò mồi" vỗ tay hoan-nghênh như pháo nổ 7 lần trong vòng 6 phút! Xin xem cái clip "Bài diễn thuyết tuyệt vời của nhạc sỹ Tuấn Khanh về lòng yêu nước", để thấy 7 lần vỗ tay vào những phút 3:23, 5:23, 6:39, 7:11, 8:20, 8:37, 9:10 và như vậy Nguyễn Văn Huy không hề nói ngoa.






Thừa thắng xông lên, đảng Việt Tân lại đưa Tuấn Khanh qua Sydney và Melbourne lần thứ hai vào tháng 09/2017 để tiếp-tục khai-thác thành-quả. Chuyến đi này đã được Nguyễn Văn Huy lăng-xê (đánh bóng tên tuổi) không công cho Tuấn Khanh qua những bài viết trong cái cột mục-lục bên tay phải của trang này, dưới đầu-đề "7. Những bài viết có liên-quan tới nhạc-sĩ Tuấn Khanh (Việt Nam)" và hai cái Mục-lục (năm 2017 và năm 2018) ở cột bên trái của trang Facebook của Nguyễn Văn Huy.

Nói tóm lại, Lão Ngoan Đồng muốn nhắn-nhủ với Võ Long Ẩn rằng chúng tôi biết tẩy anh rồi, anh cũng cùng một giuộc Cộng-sản như chúng tôi thôi, chứ có tốt đẹp gì đâu. Mỗi người đều có công-tác riêng do Đảng giao-phó, do đó đừng đục nhau nữa .

Sao, anh Ẩn thấy Nguyễn Văn Huy phân-tích có tình, có lý không? Nhiệm-vụ Nguyễn Văn Huy tới đây là chấm hết và nhường cho anh Ẩn “xử lý” Lão Ngoan Đồng .


3. Một câu hỏi gài bẫy:

Trong bài viết có tựa là "(132) Giặc cờ Vàng - Khi các băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do Úc-châu chiếm-đoạt cờ Việt Nam Cộng Hòa để làm của riêng"), Nguyễn Văn Huy đã đưa ra nhiều chứng cớ để chứng-minh rằng ba hội Cộng Đồng tiểu-bang (Victoria, South Australia và Western Australia) chôm-chĩa cờ Việt Nam Cộng Hòa làm cờ của hội. Do đó, không thể trách được thái-độ hằn-học của Võ Long Ẩn đối với việc băng Cộng-đồng đem lá cờ vàng của họ quậy-phá khắp nơi.

Ngoài ra, vào ngày 14/11/2017, anh Hạ sĩ Skta chất-vấn Nguyễn Văn Huy phò cờ nào. Xem ra đây là một âm-mưu phản-pháo cao-siêu của Việt Tân. Âm-mưu như thế này:

(a) Nguyễn Văn Huy đã gọi các hội Cộng-đồng là Giặc Cờ Vàng, thì lẽ dĩ-nhiên không thể phò cờ vàng.

(b) Nhưng nếu Nguyễn Văn Huy tuyên-bố mình không phò cờ vàng, thì các hội Cộng-đồng sẽ rêu-rao rằng Nguyễn Văn Huy là cán-bộ Cộng-sản, được giao công-tác đánh phá Cộng Đồng và cờ vàng.

Do đó, nếu trả lời không xong, nói không chừng ngay một tên “tiểu tốt vô-danh” như Nguyễn Văn Huy vẫn có thể bị “thân bại danh liệt” chứ chẳng chơi . Vậy thì Nguyễn Văn Huy phải trả lời ra sao?


4. Câu trả lời của Nguyễn Văn Huy:

Nguyễn Văn Huy đã trả lời, trong một cái comment ngày 15/11/2017, như sau:


4(a) "Đây là câu hỏi hay và Nguyễn Văn Huy sẵn lòng trả lời. Nếu có ngày Nguyễn Văn Huy dựng cờ khởi nghĩa chống Cộng, chuyện đầu tiên ảnh sẽ làm là bắt hội Cộng đồng Người Việt Tự do của các tiểu-bang Victoria, South Australia và West Australia hủy bỏ những điều-lệ nhận vơ cờ Vàng của Việt Nam Cộng Hòa làm cờ của Cộng-đồng, và sử-dụng Điều 31.1 của hội Cộng đồng New South Wales làm điều-lệ chung cho tất-cả hội Cộng-đồng trong nước Úc. Điều đó như sau:

Lá quốc kỳ và bản quốc ca của Việt Nam Cộng Hòa được Cộng Đồng Người Việt Tự-do Úc châu/ New South Wales công nhận là biểu tượng chính thức của người Việt yêu chuộng tự do tại tiểu bang này.” (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

(i) Nếu sao y bản chánh của điều-lệ trên, tên tiểu-bang phải sửa lại cho đúng cho mỗi trường-hợp.

(ii) Xin độc-giả chú-ý chỗ nhấn mạnh: cờ vàng là biểu-tượng của toàn-thể người Việt yêu-chuộng tự-do chứ không phải là biểu-tượng của hội Cộng-đồng Người Việt Tự-do New South Wales.


4(b) "Việc làm thứ hai là mở chiến dịch Tố Cộng. Chắc-chắn những người mà Nguyễn Văn Huy đã tố-cáo là Cộng-sản nằm vùng phải trả lời với đồng-bào tỵ-nạn về những hành-vi nối giáo cho giặc. Thí-dụ việc rước nhạc-sĩ văn-công kiêm cán-bộ tuyên-giáo Tuấn Khanh tới Sydney và Melbourne để giảng nghị-quyết 36 là một hành-vi nối giáo cho giặc. Nếu không thể trả lời thỏa-đáng được, thì cứ lẳng-lặng xách cặp-táp ra đi như Nguyễn Văn Thiệu đã làm vào năm 1975 .


4(c) "Đồng-thời với việc đuổi bọn Việt-gian ra khỏi các hội-đoàn, kể luôn hội cựu Quân-nhân, là việc sửa-chữa những điều-lệ trong bản Nội-quy mà mấy anh Việt Cộng nằm vùng đã mô-phỏng Điều 4 Hiến Pháp của Việt Cộng. Thí-dụ Trần Đông đã dựa vào Điều 4 mà viết ra trong phần Mở đầu như sau: "Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu - Tiểu bang Victoria được thành lập từ cuối thập niên 1970 là đại diện chính thức và duy nhất cho toàn thể người Việt sinh sống tại tiểu bang Victoria." Ai cho hội Cộng-đồng cái giấy phép làm đại diện kiểu đó? Phật Bà Quan Âm chắc ?


4(d) "Nói là nói như vậy thôi, chứ chắc-chắn không một anh nào sẽ chịu nhận mình là Việt-gian và cũng sẽ không có việc lẳng-lặng ra đi với một cái cặp-táp. Trong thời-gian này, mấy ảnh muốn gióng trống thổi kèn cho cờ Cộng-đồng thì cứ làm, nhưng Nguyễn Văn Huy sẽ không tới chỗ của họ để chào cái cờ của họ đâu. Còn nếu Nguyễn Văn Huy có khả năng dựng cờ khởi-nghĩa như nói ở trên, thì sẽ có dư khả năng tạo ra một lá cờ cho đảng của mình, mà không cần phải chĩa của ai hết.”

Chú-thích cho phần 4(d):

Theo sự suy-đoán của Nguyễn Văn Huy, sẽ không lâu trước khi Tàu xâm-lăng và đánh sụm bà chè chế-độ Cộng-sản Việt Nam xảy ra. Lúc đó, đồng-bào sẽ có cơ-hội đếm coi có được mấy quan tai to, mặt lớn của Việt Cộng ra chiến-trường để bảo-vệ quê-hương. Lúc đó, người Việt trong nước lẫn hải-ngoại phải lập chính-phủ mới để đấu-tranh dành độc-lập. Điều đó có nghĩa là người Việt kháng-chiến phải cần một lá cờ mới.

Dưới đây là một lá cờ mà Nguyễn Văn Huy chế sẵn; về bản quyền thì theo kiểu GNU (nghĩa là ai muốn lấy xài thì cứ lấy, nhưng không được lấy làm của riêng).



Cờ do Nguyễn Văn Huy chế



Trên nguyên-tắc, lấy "máu đỏ, da vàng" làm hai màu sắc chính. Nền đỏ thì dựa theo cờ Đào của Tây Sơn. Còn ba sọc vàng tượng trưng cho người Việt da vàng ở ba miền. Cờ Việt Nam Cộng Hòa dởm ở chỗ lấy màu đỏ tượng trưng cho người trong ba miền. Người Việt Nam da đỏ à ?

Nguyễn Văn Huy chỉ mất mười lăm phút vọc với Photoshop là có lá cờ, do đó không kể công lao ở đây. Theo thiển-ý, làm cho ba sọc vàng rộng gấp đôi thì hay hơn. Màu đỏ là màu của chiến-tranh, vì luôn-luôn máu đổ khi có chiến-tranh. Do đó, bớt màu đỏ được bao nhiêu hay bấy nhiêu.


4(e) Trong phần 2 của bài viết của Lão Ngoan Đồng còn có một đoạn văn như sau:

“Cờ vàng là cờ màu vàng với ba sọc đỏ ở giữa. Cờ nầy là cờ của Quốc Gia Việt Nam từ thời Vua Thành Thái, xuất hiện đúng hình dáng và màu sắc như quốc kỳ của Việt Nam Cộng Hoà sau nầy.”


Vì lời phát-hiểu lếu-láo đó mà Nguyễn Văn Huy viết bài này.


Nguyễn Văn Huy

(Đăng trên Facebook vào ngày 29/12/2017, đăng trên blog Nguyễn Văn Huy vào ngày 18/03/2019, cập-nhật vào ngày 16/05/2019 và ngày 24/02/2020)


Những bài gốc ở Facebook:


Nếu độc-giả có nhã-ý cho Like, xin nhấn nút Like và sau đó nhấn thêm nút Confirm ("xác-nhận"). Xin cảm ơn.