(42) Nhạc sĩ văn công kiêm cán bộ Tuyên giáo Tuấn Khanh giảng-dạy Nghị quyết 36 cho các Cộng-đồng Người Việt Tự-do tại Úc-châu


Tóm-tắt nội-dung
(bài gồm khoảng 11 ngàn chữ)

Từ nhiều năm qua, các băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do tại Úc-châu đã thực-hiện tốt chiến-lược mị dân của Việt Tân là chống-đối tất-cả nghệ-sĩ có quốc-tịch Việt Nam sang Úc trình-diễn. Với ai họ cũng gán cái nhãn-hiệu văn-công. Vui thì thông-báo tẩy-chay, buồn thì tổ-chức biểu-tình rầm-rộ. Dựa theo tiêu-chuẩn thuộc loại hoang-sơ đó, nhạc sĩ Tuấn Khanh (Việt Nam), người được Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Victoria Nguyễn Phượng Vỹ ân-cần giới thiệu trong buổi hát hò “Tuấn Khanh và chương trình văn nghệ yểm trợ nạn nhân Formosa” tại cái gọi là Đền Thờ Quốc Tổ vào ngày 18/03/2017, một trăm phần trăm là văn công, dù nhìn từ khía cạnh nào đi nữa. Trước đó, ngày 11/03/2017, Tuấn Khanh cũng đã có mặt trong một buổi văn-nghệ gây quỹ tương-tự tại Sydney do hội Human Rights Relief Foundation của Việt Tân tổ-chức với sự yểm-trợ của băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do New South Wales và nhiều hội-đoàn khác tổ-chức. Tại sao các băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do tại Úc-châu lại làm chuyện mâu-thuẫn động trời như vậy?



Tuấn Khanh chụp hình chung với nhiều cán-bộ của Việt Tân Úc-châu tại nhà hàng French Baguette, Melbourne, vào ngày 16/12/2018



(Tấm hình trên được trích ra từ bài "Nghệ sĩ và khán giả chụp hình lưu niệm", đăng trên trang Facebook của Lê Đình Anh vào ngày 17/12/2018)


Xin độc-giả lưu-ý:
Sau khi nhấn vào một cái link để xem một đoạn văn bên trong bài viết (thí-dụ như "xem phần A.1", "xem phần B.2", v.v...), nếu muốn trở lại chỗ cũ, độc-giả chỉ cần nhấn vào nút "Back" hoặc mũi tên chỉ qua bên trái của browser.


Mục-lục
(trong phần Mục-lục, mỗi một câu đều là một cái link)








---------------------------------

A. Nhạc sĩ Tuấn Khanh sáng tác nhạc cho các đoàn văn công


A.1 Tiểu-sử của Tuấn Khanh:

Xin trích ra vài thông-tin về tiểu sử của nhạc sĩ Tuấn Khanh từ bài viết 'Tuấn Khanh (nhạc sĩ sinh 1968)' trên wiki:

(a) “Vào đầu thập niên 1990, anh tham gia viết báo và trở thành phóng viên báo Tuổi trẻ, báo Thanh Niên, báo Người Lao động...”

(b) “Năm 2003, Tuấn Khanh được mời tham dự chương trình Sao Mai điểm hẹn và là thành phần trong ban giám khảo của cuộc thi này.”

(c) “Năm 2005, anh được Đài truyền hình Việt Nam mời tham gia với vai trò commander của trò chơi truyền hình mang tên Trò chơi âm nhạc.”

(d) “Vào năm 2007, anh là thành viên Ban Giám khảo chương trình Việt Nam Idol.” (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)


A.2 Tuấn Khanh làm giám-khảo chấm thi cho 'Vietnam Idol'

Những thông-tin sau đây được trích từ bài 'Vietnam Idol: Thần tượng Âm nhạc Việt Nam' trên Wiki:

“Thần tượng âm nhạc: Vietnam Idol (còn gọi ngắn gọn là Thần tượng âm nhạc Việt Nam hoặc Vietnam Idol) là một cuộc thi âm nhạc trên truyền hình ở Việt Nam. Lên sóng vào ngày 23 tháng 5 năm 2007 trên HTV9, chương trình đã nhanh chóng thu hút được một lượng lớn khán giả. Từ ngày 21 tháng 8 năm 2010, Vietnam Idol chuyển sang phát sóng trên VTV6. Đây là phiên bản tại Việt Nam của chương trình truyền hình thực tế nổi tiếng Pop Idol của Anh, do Simon Fuller sáng lập và lên sóng lần đầu năm 2001. Chương trình do Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp cùng Công ty BHD sản xuất (mùa 1 và mùa 2 do Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Công ty Đông Tây Promotion sản xuất). Chương trình được sản xuất và phát sóng trên VTV3 (mùa 1 và mùa 2 được sản xuất và phát sóng trên HTV9).”

Như vậy, Việt Nam Idol là một chương trình ca nhạc có tính-cách quốc doanh một trăm phần trăm. Người giám khảo của chương trình này đương-nhiên được gọi là văn công, vì đó là tiếng gọi chung cho tất-cả những nghệ-sĩ làm việc cho các đoàn hát quốc-doanh.


A.3 Tuấn Khanh sáng-tác nhạc cho đoàn văn-công Duyên Dáng Việt Nam:

Việt Nam Idol ở tận Việt Nam, do đó Nguyễn Phượng Vỹ có thể không biết. Nhưng về đoàn Duyên Dáng Việt Nam thì sao? Lẽ dĩ nhiên là một đoàn văn công rồi, vì chính Nguyễn Thế Phong, trong vai-trò Chủ-tịch băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do Victoria, đã tổ chức biểu tình chống đoàn văn-công Duyên Dáng Việt Nam tại Melbourne vào ngày 06/11/2005 kia mà . Xem screenshot của phần trên của bài 'Thông Báo Biểu Tình Chống Csvn Của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu', đăng trên Việt Báo vào ngày 28/10/2005, dưới đây:



Screenshot thông-báo của các băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do tại Úc-châu về cuộc biểu-tình chống việc đoàn văn-công Duyên Dáng Việt Nam trình-diễn tại Melbourne vào ngày 06/11/2005



Vấn-đề là nhạc sĩ Tuấn Khanh từng đóng góp rất nhiều cho đoàn văn-công Duyên Dáng Việt Nam. Thế mới chết .


A.3(a) Duyên Dáng Việt Nam 14 chọn sáng-tác của Tuấn Khanh:

Thông-tin sau đây được trích từ bài báo 'Những ca khúc viết cho Duyên Dáng Việt Nam 14', đăng vào ngày 17/12/2004 trên vietbao.vn:

Đoàn Duyên Dáng Việt Nam (DDVN) 14 với chủ đề Sen làm cho không ít nhạc sĩ, ca sĩ đã phải rất căng thẳng khi lựa chọn ca khúc cho phù hợp và độc đáo. Với họ, Sen vừa khó lại vừa dễ để hình thành và lựa chọn một tác phẩm. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này mọi khó khăn đã lùi bước và thay vào đó là cảm giác hân hoan trước tác phẩm đã hoàn thành...

"Trong hơn 26 ca khúc của 26 nhạc sĩ được lựa chọn tham gia đoàn Duyên Dáng Việt Nam lần này, có lẽ nhạc sĩ Tuấn Khanh, Hà Dũng, Võ Thiện Thanh, Tường Văn... là những người phải "mất ngủ" nhiều nhất. Mất ngủ bởi lẽ chính các anh là người phải ấp ủ những cảm xúc thật sự chỉ dành riêng cho đoàn Duyên Dáng Việt Nam 14.

"Khi đạo diễn Đinh Anh Dũng đưa ra chủ đề Sen cho chương trình, nhạc sĩ Tuấn Khanh nhanh chóng "chộp" ngay ý tưởng của đạo diễn để tìm cảm xúc sáng tác. Sau nhiều ngày thao thức, nhạc sĩ Tuấn Khanh đã cho ra mắt ca khúc Sen, mà như anh tâm sự:"


Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

Đoạn văn trên xác-định Tuấn Khanh sáng-tác theo đơn đặt hàng của đoàn văn-công Duyên Dáng Việt Nam. Điều đó có nghĩa là Tuấn Khanh một trăm phần trăm là một văn-công, không sai một ly ông cụ nào . (Hết phần chú-thích)


A.3(b) Tuấn Khanh cũng làm việc cho đoàn văn-công Duyên Dáng Việt Nam 5:

Đoạn văn dưới đây được trích từ một bài viết của chính nhạc sĩ Tuấn Khanh và thi sĩ Uyên Hà, được đăng trong trang web của chính đoàn Duyên Dáng Việt Nam 5:

“DUYÊN DÁNG HƠN, VIỆT NAM HƠN!”

"... 21 cô gái xinh đẹp hiện ra, ôm trong tay những bó lúa vàng ong ả, như hiện thân của nét Duyên Dáng Việt Nam với chiếc áo dài vải thô, tơ tằm truyền thống và những sắc màu đặc trưng của nền văn minh lúa nước lâu đời: màu nâu của đất, màu xanh của mạ, màu vàng của lúa, … Tương phản gắt của màu sắc và sự mền mại của đường nét làm sân khấu thật rực rỡ và quyến rũ. Duyên Dáng Việt Nam 5 đã mở màn bằng một khung cảnh đầy ấn tượng như thế…”


A.3(c) Tuấn Khanh cũng làm việc cho đoàn văn-công Duyên Dáng Việt Nam 28:

Đoạn văn dưới đây được trích từ bài báo 'Duyên Dáng Việt Nam 28: Bức tranh xuân tươi mới', đăng trên thanhnien.vn vào ngày 09/12/2016, tức là chỉ vào khoảng ba tháng trước khi nhạc sĩ Tuấn Khanh được Nguyễn Phượng Vỹ đón tiếp tại Melbourne:

“Bên cạnh đó, chương trình sẽ có những điểm nhấn hứa hẹn giàu sức lay động với Anh đến thăm em đêm 30 (Vũ Thành An) được Mỹ Tâm hát cùng piano và bass, hay liên khúc "Mùa xuân đầu tiên" - "Nếu xuân này vắng anh" (Tuấn Khanh - Bảo Thu) được thể hiện qua tiếng hát Lệ Quyên...”


A.4 Nhạc sĩ văn công Tuấn Khanh sáng tác nhạc cho bộ phim 'Những Đứa Con Biệt Động Sài Gòn':

Vào ngày 03/09/2011, bài báo "Mong đợi 'Những Đứa Con Biệt Động Sài Gòn'", đăng trên trang báo điện tử VTV.vn của Việt Cộng, xác nhận nhạc sĩ Tuấn Khanh chính là người soạn nhạc cho phim này. Xin trích lại một số đoạn văn ở đây:

"Những năm 80 của thế kỷ trước, ngay khi công chiếu, bộ phim truyện nhựa "Biệt động Sài Gòn" đã gây được tiếng vang lớn, tạo nên cơn sốt trên cả nước.

"Gần 30 năm sau, phát huy truyền thống dũng cảm, bất khuất của các chiến sĩ biệt động Sài Gòn năm nào, bộ phim về thế hệ con cháu của những người chiến sĩ biệt động Sài Gòn đã được thực hiện. Họ là những người chiến sĩ công an, đấu tranh trên mặt trận giữ gìn và bảo vệ an ninh, trật tự xã hội trong đời sống hàng ngày."

"Nhạc sĩ Tuấn Khanh viết nhạc cho phim nói:

"Đây là một phim hình sự hiện đại. Phim này gây cho tôi một ấn tượng lớn. Tôi rất ngạc nhiên, những giai điệu mới, những ca khúc rất trẻ này lại bắt nhịp rất nhanh, rất hợp với phim".


Nếu nhạc sĩ soạn nhạc cho một bộ phim tuyên truyền chính trị của Việt Cộng mà không phải là văn công, thì trên đời này sẽ không có ai là văn công hết !

Trích một đoạn từ bài báo "Nguyên mẫu Năm Cam chỉ là cái cớ", đăng trên Tuổi Trẻ Online vào ngày 28/08/2011:

"... Riêng phần âm nhạc, với vốn kiến thức du học về nhạc phim, Nhạc sĩ Tuấn Khanh góp phần không nhỏ làm tăng không khí gay cấn và cuốn hút cho phim. Ngoài ra, hai ca khúc Xin Được Thấy Bình Minh (Phạm Anh Khoa trình bày) và Tôi Đang Ở Đâu (ca sĩ Siu Black thể hiện) bắt đầu được cư dân mạng giới thiệu trên các diễn đàn điện ảnh và trang mạng xã hội."


Xin trích một đoạn khác,cũng từ trong bài báo nói ở trên, để chứng minh phim "Những đứa con biệt động Sài Gòn" là một phim tuyên truyền cho chế độ Cộng sản:

"Ðể có những cảnh quay trung thực, phải chăng có một sự phối hợp cần thiết giữa đoàn phim và lực lượng công an?"

"- Nhờ sự hỗ trợ của Bộ Công an, chúng tôi đã có được những thước phim rất quý. Năm chiến sĩ từng khám nghiệm tử thi cho Dung Hà vào đêm xảy ra án mạng tại số 17 Bùi Thị Xuân, TP.HCM đã được huy động tái hiện toàn bộ sự việc dưới lăng kính của các nhà làm phim..."



B. Nhạc-sĩ Tuấn Khanh đến Úc để gây quỹ cho nạn-nhân Formosa


B.1 Băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do Victoria nói một đàng, làm một nẻo:

Qua những thông-tin của phần A ở trên, hiển-nhiên nhạc-sĩ văn-công Tuấn Khanh đã vượt quá tiêu chuẩn biểu tình chống-đối của Nguyễn Thế Phong, Nguyễn Văn Bon và Nguyễn Phượng Vỹ từ hàng bao nhiêu năm nay, vì ảnh là nhạc-sĩ văn-công của đoàn văn-công Duyên Dáng Việt Nam, của chương-trình Vietnam Idol và của bộ phim 39 tập của Công-an 'Những Đứa Con Biệt Động Sài Gòn' .

Vậy mà vào ngày 18/03/2017 Nguyễn Phượng Vỹ lại dựng chiêu bài "Tuấn Khanh và Chương trình Văn nghệ Yểm trợ Nạn nhân Formosa" để mời nhạc-sĩ văn công Tuấn Khanh đến trình diễn ở cái gọi là Đền Thờ Quốc Tổ, Sunshine, Melbourne. Bài tường-thuật đăng trên Ly Hương ngày nay công-chúng không được coi (link đã chết). Xin độc-giả xem screenshot của phần trên của bài tường-thuật dưới đây:



Screenshot của phần trên của bài tường-thuật về buổi văn-nghệ có Tuấn Khanh tại Ác Nhân Cốc được đăng trên Ly Hương vào ngày 18/03/2017.



Những nhân-vật "ác" trong buổi trình-diễn văn-nghệ tại Ác Nhân Cốc vào ngày 18/03/2017: nhạc-sĩ văn-công kiêm cán-bộ Tuyên-giáo Tuấn Khanh, cán-bộ Việt Tân Đặng Trung Chính (Giám-đốc của hội Human Rights Relief Foundation), chủ-tịch băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do Úc-châu Nguyễn Thế Phong và chủ-tịch băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do Victoria Nguyễn Phượng Vỹ



(Tấm hình trên được trích ra từ bài "Tuấn Khanh và chương trình văn nghệ yểm trợ nạn nhân Formosa" (link đã chết)


B.2 Việc gây quỹ hoàn-toàn bất-hợp-pháp:

Theo cái chiêu-bài ở trên, việc nhạc-sĩ Tuấn Khanh qua Úc để hợp tác với Việt Tân và những cơ sở địa phương của Việt Tân, thí dụ như là các Cộng đồng Người Việt Tự do (cả Liên bang và các tiểu bang New South Wales và Victoria) hiển-nhiên là để gây quỹ kiếm tiền để cứu-trợ cho nạn-nhân Formosa.

Hội từ-thiện đứng ra gây quỹ chính là hội Human Rights Relief Foundation tại Sydney. Hội này không có tư-cách gây quỹ tại Sydney lẫn Melbourne từ ngày đầu thành-lập tới nay, vì nếu làm theo đúng thủ-tục của luật-pháp thì lấy gì ăn ? Nói một cách khác, đây là một hội từ-thiện ma. Xin độc-giả xem chi-tiết trong phần "2(d) Hội Human Rights Relief Foundation là hội từ-thiện ma tại New South Wales" của bài "(159) VOICE Trịnh Hội và Nam Lộc lại gây quỹ bất-hợp-pháp tại Úc vào tháng 6 năm 2019" và phần "B.1(b) VOICE Trịnh Hội hợp-tác với Tổ chức Yểm Trợ Nhân Quyền (Human Rights Relief Foundation) để rửa tiền" của bài '(147) VOICE của Trịnh Hội gây quỹ bất-hợp-pháp ở khắp nước Úc trong 6 năm qua'.

Để kiểm-tra hội Human Rights Relief Foundation có phải là một hội từ-thiện ma ở Melbourne hay không, xin độc-giả mở trang 'Search the fundraisers public register' của Consumer Affairs Victoria. Đánh cái tên 'Human Rights Relief Foundation' vào ô "Fundraiser name", rồi bấm nút Search. Màn ảnh sẽ chớp một cái, rồi cho kết-quả như sau:

"Sorry, no results were found. Please refine your search"



Hội Human Rights Relief Foundation chưa hề đăng-ký với Consumer Affairs Victoria để có thể gây quỹ hợp-pháp



B.3 Nói chuyện chánh-trị là chánh, gây quỹ là phụ:

Nhưng lạ một điều là thay vì chỉ đờn ca, hát xướng và tuyệt đối không nói chuyện chính trị như những nghệ-sĩ đến từ Việt Nam trước đây và sau này cũng vậy, Tuấn Khanh lại thuyết giảng chánh-trị suốt 10 phút, sau đó chương trình văn nghệ mới bắt đầu.

Toàn bộ bài diễn thuyết dài gần 10 phút của Tuấn Khanh (từ phút 0:45 cho tới 10:21 trong cái video clip ở dưới) chỉ gồm có chừng chục chữ về vụ nhà máy Formosa thải chất độc làm cho cá biển chết và nhân-dân khốn-đốn, trong khi đó chương-trình văn-nghệ được tổ-chức dưới danh-nghĩa gây quỹ cho nạn-nhân Formosa. Không những thế, vào phút 5:05, chính miệng ảnh còn phủ-nhận việc mình đấu-tranh cho dân-chủ và nhân-quyền. Ảnh nói rằng chẳng qua ảnh hành động theo bản năng, có nghĩa là "thích thì nhích đó", chứ không có ý-đồ gì hết.

Bài thuyết-trình của Tuấn Khanh được đăng trong cái video clip "Bài diễn thuyết tuyệt vời của nhạc sỹ Tuấn Khanh về lòng yêu nước", đưa lên trên YouTube vào ngày 19/03/2017 bởi 'Free Vietnam .Now'. Băng-tần ("channel") YouTube đó thuộc về cái gọi là "Chánh-phủ Quốc-gia Việt Nam Lâm-thời" và "Tổng-thống Đào Minh Quân".






Nguyễn Văn Huy sắp-đặt cho cái clip ở trên chạy từ phút 0:45 cho tới phút 10:20. Do đó, độc-giả nào muốn xem lại lần nữa thì phải bấm nút Refresh của browser trước khi bấm nút Play.



C. Nhạc-sĩ văn-công Tuấn Khanh giảng-dạy Nghị-quyết 36 của Việt Cộng

Sau đây, chúng ta sẽ phân tích một số ý tưởng tiêu-biểu được trích từ bài nói chuyện của Tuấn Khanh và so-sánh với nội-dung của cái gọi là "Nghị quyết 36-NQ/TW công tác người Việt Nam ở nước ngoài do Bộ Chính Trị ban hành" của Việt Cộng để biết ý-đồ của Tuấn Khanh là cái gì.


C.1 Tuấn Khanh đề-cao lòng ái-quốc theo tinh-thần của Nghị-quyết 36:

Vào phút 3:15, Tuấn Khanh nói:

“Nơi này (chú thích của Nguyễn Văn Huy: cái gọi là Đền Thờ Quốc Tổ), nó nhắc cho chúng ta nhớ rằng không có một lý tưởng nào có thể tồn tại và điều khiển đất nước ngoài tinh thần ái quốc cả. Và lẽ dĩ nhiên, nếu chúng ta chọn lựa một điều rằng là đi với dân tộc, đi với đất nước, chúng ta sẽ mãi mãi trường tồn. Còn nếu chúng ta từ chối, chúng ta sẽ chỉ có một khả năng tồn tại trong một giai đoạn thôi.”

Vào phút thứ 10:11, Tuấn Khanh kết luận :

“Lúc này chúng ta nắm tay nhau và đoàn kết, bởi vì đất nước Việt Nam cần người Việt Nam đoàn kết. Xin cảm ơn quý vị.”

Có một bọn cò mồi ngồi trong hội trường. Trong 10 phút nói chuyện của Tuấn Khanh, họ vỗ tay cả thảy 10 lần một cách ồn-ào, kiểu như ngày xưa đám nịnh thần của Bush con vỗ tay rồi đứng dậy với mỗi vài ba câu nói vớ va, vớ vẩn của Bush con (xem cái video clip 'President George W Bush's first State of the Union Speech', từ phút 04:38 cho đến phút 06:57 trên YouTube).


Trong toàn văn Nghị quyết 36 của Việt Cộng, chữ “dân tộc” được dùng 22 lần, chữ “đất nước” 17 lần, chữ “đoàn kết” 9 lần. Còn chỉ trong vỏn-vẹn mấy câu của nhạc-sĩ văn công Tuấn Khanh, chữ “đất nước” được dùng 3 lần, chữ “dân tộc” được dùng 1 lần và chữ “đoàn kết” được dùng 1 lần. Hiển nhiên, ảnh đã soạn bài chu đáo và học thuộc trước khi nói chuyện, và trong bài của ảnh thường xuyên dùng những từ-ngữ "đao to, búa lớn" đó.



Đoạn 1 của phần 2 của Nghị-quyết 36 của Việt Cộng nhấn mạnh đến cái gọi là đại-đoàn-kết toàn dân-tộc



Ngoài ra, độc-giả hãy chú ý đến câu kết luận của Tuấn Khanh vào phút thứ 10:11, vì cái đó mới thể hiện đúng mục đích của bài nói chuyện. Câu đó có nghĩa là ảnh đến Úc để đề cao sự đoàn kết giữa người Việt trong nước và người Việt hải ngoại, còn những chuyện linh-tinh khác như là "Formosa", "dân chủ" hoặc "nhân quyền" đều không đáng bàn .


C.2 Bảng đối-chiếu sự phát-biểu của Tuấn Khanh với Nghị-quyết 36 (thứ nhất):


Phát-biểu của Tuấn Khanh
Nghị-quyết 36 của Việt Cộng
1
“Nơi này, nó nhắc cho chúng ta nhớ rằng không có một lý tưởng nào có thể tồn tại và điều khiển đất nước ngoài tinh thần ái quốc cả. Và lẽ dĩ nhiên, nếu chúng ta chọn lựa một điều rằng là đi với dân tộc, đi với đất nước, chúng ta sẽ mãi mãi trường tồn. Còn nếu chúng ta từ chối, chúng ta sẽ chỉ có một khả năng tồn tại trong một giai đoạn thôi.”

"Mặc dù sống xa Tổ quốc, đồng bào luôn nuôi dưỡng, phát huy tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc..."
"Thành tựu to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội và không ngừng nâng cao vị thế quốc tế của đất nước càng củng cố thêm niềm tự hào dân tộctinh thần yêu nước của người Việt Nam ở nước ngoài."

(Đoạn 1 của phần "1. Tình hình và công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài thời gian qua" của 'Nghị-quyết 36 của Việt Cộng')
2
“Lúc này chúng ta nắm tay nhau và đoàn kết, bởi vì đất nước Việt Nam cần người Việt Nam đoàn kết. Xin cảm ơn quý vị.”

"1- Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài cần thể hiện đầy đủ truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc. Cơ sở của sự đoàn kết là ý thức dân tộclòng yêu nước..."

(Đoạn 1 của phần "2. Chủ trương và phương hướng công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian tới" của 'Nghị-quyết 36 của Việt Cộng')



C.3 Ai đoàn-kết với ai?

Vấn đề là sau khi người Việt trong nước và hải-ngoại có được sự đoàn-kết , thì vai trò của đảng Cộng sản Việt Nam đối với hai nhóm này sẽ như thế nào? Tuấn Khanh là một văn công phục vụ chế độ, thì dĩ nhiên cái gọi là đoàn kết có nghĩa là: dù người Việt trong nước hoặc hải ngoại cũng đều phải chấp nhận đảng Cộng sản Việt Nam ngồi trên đầu trên cổ của mình. Chứ còn ngồi đâu nữa ?

Có hai lý-do cho sự nhận-định đó:

Thứ nhất, suốt văn-bản Nghị-quyết 36, không có chỗ nào Việt Cộng hứa suông, khoan hãy nói tới kế-hoạch, rằng sẽ dân-chủ-hóa cái chế-độ vô-học chuyên-chính tàn-bạo (không còn là "vô-sản chuyên-chính" nữa, vì ngày nay Cộng-sản Việt Nam đã đầu hàng giai-cấp tư-bản xong rồi ). Điều đó có nghĩa là đảng Cộng-sản Việt Nam cứ tiếp-tục ngồi trên đầu trên cổ nhân-dân trong nước, như điều 4 của Hiến-pháp của Việt Cộng đã ghi rõ (xin độc-giả đọc phần "Phụ-lục - Điều 4 Hiến Pháp của Việt Cộng là một hợp đồng nô lệ" của bài '(13) Hoàng Duy Hùng, đảng trưởng của Hoàng Chính Đan (Phó chủ tịch hội Cựu quân nhân Victoria), là một anh Cộng-sản nằm vùng' để nắm thêm chi-tiết).

Thứ hai, đoạn 2 của Phần 2 của Nghị-quyết 36 của Việt Cộng bắt đầu với câu này:

"Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước."



Screenshot của phần trên của đoạn 2 của Phần 2 của Nghị quyết 36 của Việt Cộng.



Điều đó có nghĩa là Việt Cộng sẽ tìm cách ngồi trên đầu trên cổ người Việt tỵ-nạn cũng giống như họ đã làm đối với người dân trong nước từ bao năm nay. Vì đế-quốc Anh vào thế-kỷ 18 có quan-niệm ngồi trên đầu, trên cổ của dân thuộc-địa Mỹ - cũng giống như quan-niệm của Việt Cộng đối với người Việt hải-ngoại hiện nay - mà xảy ra cuộc chiến-tranh 'American Revolutionary War' ("Chiến-tranh Cách-mạng Mỹ") long trời, lở đất, và dẫn đến sự hình-thành của nước Mỹ. Ngày nay, người Mỹ tự coi mình là người Mỹ, và chỉ dính đến người Anh về lịch-sử mà thôi.

Xin độc-giả chú ý rằng trong câu văn trích-dẫn ở trên Việt Cộng có ý-đồ sử-dụng người Việt tỵ-nạn như là một lá bài trong việc gây ảnh-hưởng đối với sinh-hoạt chánh-trị của các chánh-phủ Tây-phương. Chẳng hạn, bấy lâu nay, Ban Tuyên-giáo của Việt Cộng hợp-tác với Pháp Luân Công đã và đang phát-động những chiến-dịch tuyên-truyền quy-mô qua Facebook, YouTube và báo mạng để ca-tụng anh Tổng-thống đại-lưu-manh Donald Trump như là một bậc vĩ-nhân, mà mục-đích là qua lá phiếu của người Việt ở Mỹ có thể giúp Trump giữ được ghế Tổng-thống và tiếp-tục "đì" Trung Cộng . Bằng-cớ là mới đây, trong tháng 12/2019, Facebook mở một chiến-dịch càn-quét các account của Đại Kỷ Nguyên (Epoch Times) của Pháp Luân Công trong Facebook (xem bài "Facebook gỡ hàng loạt tài khoản giả 'chống Cộng, phò Trump' của Đại Kỷ Nguyên", đăng trên BBC Việt-ngữ vào ngày 21/12/2019) làm cho các cháu ngoan của bác Trump khóc nức-nở không thôi .


C.4 Tuấn Khanh tuyên-truyền cho chế-độ Cộng-sản:


C.4(a) Tuấn Khanh đề-cao sự thành-tựu về kinh-tế:

Cái video clip dưới đây là một trích-đoạn của cái clip "Bài diễn thuyết tuyệt vời của nhạc sỹ Tuấn Khanh về lòng yêu nước" được đề-cập ở trên, từ phút 6:22 cho tới phút 7:11.







Xin độc-giả chú ý sự phát-biểu của nhạc sĩ Tuấn Khanh trong cái clip ở trên:

"Việt Nam hôm nay thì rất khác lạ. Những người ngồi đây, tiền của có thể không bằng những người ở Việt Nam đâu, và nhiều cơ hội để làm ăn cũng không bằng người ở Việt Nam đâu.”


Độc giả hãy so sánh đoạn văn trên với một đoạn văn được trích từ đoạn cuối của phần "1. Tình hình và công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài thời gian qua" của Nghị-quyết 36, như sau:

“Một bộ phận đồng bào do chưa có dịp về thăm đất nước để tận mắt thấy được những thành tựu của công cuộc đổi mới hoặc do thành kiến, mặc cảm, nên chưa hiểu đúng về tình hình đất nước”.



Screenshot của đoạn 1, phần 1 của Nghị-quyết 36 của Việt Cộng về sự thành-tựu về kinh-tế



Ý tưởng của Tuấn Khanh và Nghị quyết 36 giống nhau như một giọt nước .


C.4(b) Tuấn Khanh đề-cao tình đồng-bào:

Tuấn Khanh lại nói:

“Nhưng trên sự phát triển đó, nếu thiếu đi cái nền tảng như vầy, thì chúng ta không còn là người Việt Nam nữa. Một sớm mai nào đó chúng ta sẽ không cảm thấy mình là người Việt nữa, thì lúc đó cái tình đồng bào và những giá trị của người Việt mà chúng ta đang gắn kết với nhau, nó sẽ không còn.”


Độc giả hãy so sánh với một đoạn văn của phần "1. Tình hình và công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài thời gian qua" của Nghị-quyết 36, như sau:

"Mặc dù sống xa tổ quốc, đồng bào luôn nuôi dưỡng, phát huy tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, giữ gìn truyền thống văn hóa và hướng về cội nguồn, dòng tộc, gắn bó với gia đình, quê hương ..."



Screenshot của đoạn 1, phần 1 của Nghị-quyết 36 của Việt Cộng về tình đồng-bào



Những chữ "tình đồng bào" của Tuấn Khanh cũng chính là "hướng về cội nguồn" của Nghị-quyết 36. Xem ra ý tưởng của Tuấn Khanh và Nghị quyết 36 giống nhau như một giọt dầu .


C.4(c) Tuấn Khanh đề-cao tinh-thần dân-tộc:

Tuấn Khanh lại nói:

“Và lúc đó thì cái giá trị mà anh chị hôm nay đang quyên góp cho những người đang khốn khó ở các bờ biển vì không làm ăn được - tất cả những người ngư dân không thể ra khơi đánh cá vì biển bị nhiểm độc - thì tất cả những nỗ lực của các anh chị đó chỉ là lòng thương hại đối với những người có tiếng nói với mình, chứ không phải dành cho một dân tộc, cho đất nước của mình."


Xin độc giả so sánh với một đoạn văn trích từ Nghị-quyết 36, như sau:

"... đoàn kết đùm bọc, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước bà con sinh sống với nước nhà, tùy theo khả năng và điều kiện của mỗi người góp phần xây dựng quê hương đất nước, chủ động đấu tranh với các biểu hiện cố tình đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc".



Screenshot của phần dưới của đoạn 2, phần 2 của Nghị-quyết 36 của Việt Cộng



C.5 Bảng đối-chiếu thứ hai giữa những sự phát-biểu của Tuấn Khanh và Nghị-quyết 36:


Phát-biểu của Tuấn Khanh
Nghị-quyết 36 của Việt Cộng
1
"Việt Nam hôm nay thì rất khác lạ. Những người ngồi đây, tiền của có thể không bằng những người ở Việt Nam đâu, và nhiều cơ hội để làm ăn cũng không bằng người ở Việt Nam đâu.”
“Một bộ phận đồng bào do chưa có dịp về thăm đất nước để tận mắt thấy được những thành tựu của công cuộc đổi mới hoặc do thành kiến, mặc cảm, nên chưa hiểu đúng về tình hình đất nước”.
(Đoạn 4 của phần "1. Tình hình và công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài thời gian qua" của Nghị-quyết 36)
2
“Nhưng trên sự phát triển đó, nếu thiếu đi cái nền tảng như vầy, thì chúng ta không còn là người Việt Nam nữa. Một sớm mai nào đó chúng ta sẽ không cảm thấy mình là người Việt nữa, thì lúc đó cái tình đồng bào và những giá trị của người Việt mà chúng ta đang gắn kết với nhau, nó sẽ không còn.”
"Mặc dù sống xa tổ quốc, đồng bào luôn nuôi dưỡng, phát huy tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, giữ gìn truyền thống văn hóa và hướng về cội nguồn, dòng tộc, gắn bó với gia đình, quê hương..."
(Đoạn 1 của phần "1. Tình hình và công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài thời gian qua" của Nghị-quyết 36)
3
“Và lúc đó thì cái giá trị mà anh chị hôm nay đang quyên góp cho những người đang khốn khó ở các bờ biển vì không làm ăn được - tất cả những người ngư dân không thể ra khơi đánh cá vì biển bị nhiểm độc - thì tất cả những nỗ lực của các anh chị đó chỉ là lòng thương hại đối với những người có tiếng nói với mình, chứ không phải dành cho một dân tộc, cho đất nước của mình."
"... đoàn kết đùm bọc, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước bà con sinh sống với nước nhà, tùy theo khả năng và điều kiện của mỗi người góp phần xây dựng quê hương đất nước, chủ động đấu tranh với các biểu hiện cố tình đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc".
(Đoạn 2 của phần "2. Chủ trương và phương hướng công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian tới" của 'Nghị-quyết 36 của Việt Cộng')



D. Nhạc-sĩ văn-công Tuấn Khanh lòi mặt cán-bộ Tuyên-giáo của Việt Cộng

Trời! Trời! Mục đích của buổi văn nghệ là để gây quỹ cho nạn nhân Formosa, nhưng nhạc sĩ Tuấn Khanh lại không quan tâm đến việc cứu trợ nạn nhân, mà chỉ muốn người Việt hải ngoại hướng về một cái giá trị cao cả hơn đã được vẽ ra bởi Nghị-quyết 36 trên giấy trắng mực đen: đó là tình thương đối với dân tộc và đất nước.



Bích-chương quảng-cáo đêm ca-nhạc gây quỹ cho nạn-nhân Formosa vào ngày 18/03/2017 tại cái gọi là Đền Thờ Quốc-tổ. Hội Human Rights Relief Foundation của Việt Tân đứng ra làm "chủ xị" mặc dù không hề có giấy phép gây quỹ của Consumer Affairs Victoria. Điều đó có nghĩa là tất cả tiền thu được sẽ không có tiêu-chuẩn khai-báo. Bỏ tiền vào túi là tiện việc sổ-sách nhất



Như vậy, nhạc-sĩ văn-công Tuấn Khanh đã lộ diện như là một cán bộ Tuyên giáo của Ban Tuyên-giáo của đảng Cộng sản Việt Nam. Hèn chi ảnh phải đăng ba bài lếu láo trong blog của chính ảnh (xem phần E ở dưới) vào những ngày mà ảnh đang công-tác tại Úc, để che mắt những nạn-nhân của việc đấu-tranh cho dân chủ, nhân quyền và môi trường ở Việt Nam. Tuấn Khanh không muốn họ biết rằng người mà họ coi như là thần-tượng lại đi công tác cho Ban Tuyên-giáo của Việt Cộng ở Úc.

Nguyễn Văn Huy xin vỗ tay khen ngợi nhạc sĩ văn công kiêm cán bộ tuyên giáo Tuấn Khanh giảng-dạy Nghị-quyết 36 rất đúng “quy trình” (bài bản), giúp cho nhóm Việt Cộng nằm vùng Nguyễn Phượng Vỹ và những người tham dự buổi văn nghệ gây quỹ ngày hôm đó được mở-mang tầm mắt về cái gọi là Nghị-quyết 36 .

Còn một vấn-đề nữa, đó là cái video clip mà chúng ta dùng suốt bài này là do nhóm "Chánh-phủ Quốc-gia Việt Nam Lâm-thời" đưa lên. Như vậy, chuyến công-tác Úc-châu của Tuấn Khanh là do Võ Văn Thưởng, Trưởng-ban Tuyên-giáo của Việt Cộng sắp-đặt, cộng với sự yểm-trợ của cả Việt Tân lẫn Tổng-thống Đào Minh Quân nữa .



E. Nhạc sĩ văn công Tuấn Khanh và những thủ đoạn che mắt nạn nhân Formosa


E.1 Các đơn-vị truyền-thông của Việt Tân quảng-cáo cho chuyến đi Úc của Tuấn Khanh:

Bài nói chuyện đăng trên SBS Podcast (của Ban Việt-ngữ, chịu ảnh-hưởng của cả Việt Tân lẫn Việt Cộng) “Hạt Giống Yêu Thương (138): Nhạc sĩ Tuấn Khanh và Đêm Hát Cho Nạn Nhân Formosa” vào ngày 16/03/2017, mở đầu như sau:

“Trong chuyến thăm Úc lần đầu tiên, nhạc sĩ Tuấn Khanh đã gặp gỡ công chúng Việt tại Úc tại “Đêm hát cho nạn nhân Formosa” ở Sydney - do Tổ Chức Yểm Trợ Nhân Quyền HRRF phối hợp với VOICE Australia tổ chức vào hôm 11/3, và anh đã chia sẻ với đồng bào xa xứ của mình mối dây ràng buộc đã gắn bó những người Việt từ khắp nơi lại với nhau: Tình Đồng Bào.” (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)


SBTN Úc Châu, nằm trong hệ thống Việt Tân (xin xem Thông báo số 23 của Nguyễn Thanh Tú), đăng trên Youtube một cái clip tuyên-truyền cho cái show có mặt Tuấn Khanh: "SHCĐ : Đêm hát cho nạn nhân Formosa".






Như vậy, nhạc sĩ Tuấn Khanh đã trình diễn ở Sydney trước, vào ngày 11/03/2017, và cho đến ngày 18/03/2017 mới trình diễn tại cái gọi là Đền Thờ Quốc Tổ tại Sunshine, Melbourne. Trong những bài viết trước, Nguyễn Văn Huy đã trình bày là: căn cứ trên những cuộc điều tra của Nguyễn Thanh Tú, thì VOICE và nhiều tổ chức yểm trợ nhân quyền của người Việt hiện nay đều là do Việt Tân làm ra để lạc quyên hốt tiền của người Việt hải ngoại. Còn theo những chứng cớ mà Nguyễn Văn Huy thu thập được thì Nguyễn Thế Phong, Nguyễn Văn Bon, Nguyễn Phượng Vỹ, Hoàng Chính Đan, Trần Đông và đồng đảng đều là Cộng sản nằm vùng thuộc hệ thống của Nguyễn Tấn Dũng (tức là Việt Tân). Xin độc giả xem Mục-lục về những bài viết có liên-quan tới Cộng-đồng Người Việt Tự-do Úc-châu trong blog này.


E.2 Sáng-kiến truyền-bá Nghị-quyết 36 của Ban Tuyên-giáo Việt Cộng:

Việc nhạc sĩ Tuấn Khanh, người sáng tác nhạc cho đoàn văn công Duyên Dáng Việt Nam và bộ phim “Những đứa con của biệt động Sài Gòn”, được trình diễn ở Sydney dưới lá cờ vàng của Cộng đồng Người Việt Tự do Sydney, và cũng được trình diễn ở Melbourne dưới lá cờ vàng của Cộng đồng Người Việt Tự do Victoria (mà linh hồn là Việt Tân), cho thấy Cộng sản Việt Nam đã có sáng kiến thực hiện nghị quyết 36 bằng cách đưa một anh nhạc sĩ được quần chúng trong nước và hải ngoại ưa chuộng đi khắp nơi, dưới danh nghĩa là cứu trợ nạn nhân Formosa, để kêu gọi người Việt ở hai nơi đoàn kết với nhau. Mãnh-long Tuấn Khanh của Võ Văn Thưởng, Trưởng-ban Tổ-chức của Trung-ương đảng Việt Cộng, được các địa-đầu-xà (hội Human Rights Relief Foundation và các băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do tại Úc-châu) tạo điều-kiện tiếp-xúc với quần-chúng một cách "danh chánh, ngôn thuận.



E.3 Những thủ-đoạn che mắt nạn-nhân Formosa:

Tại Việt Nam, Tuấn Khanh được rất nhiều người ái-mộ do ảnh dám công-khai chỉ-trích chế-độ. Do đó, muốn vắng mặt trong nước trong vài tuần-lễ hoặc một tháng mà không một ai phác-giác, ảnh phải có cách bịt mắt những người đó. Sau đây, chúng ta sẽ phân tách một số bài vở do Tuấn Khanh viết trong blog của ảnh để thấy thủ-đoạn của ảnh.


3(a) Bài viết “Khi con người giữ lại” được đăng vào ngày 13/03/2017, nghĩa là trong lúc nhạc sĩ Tuấn Khanh vẫn còn đang ở Úc. Nội dung bài viết về những vấn đề ở Việt Nam và tuyệt đối không có gì liên quan tới chuyến đi Úc của ảnh.


3(b) Vào ngày 16/03/2017, nghĩa là hai ngày trước khi trình diễn ở cái gọi là Đền Thờ Quốc Tổ, Sunshine, Melbourne, Tuấn Khanh lại đăng bài “Mặt trận những người mẹ không yên tĩnh”. Đoạn văn mở đầu như sau:

“Trong buổi chiều ngày 16/3, tôi được nhìn thấy một chị bạn thoát trở về từ đồn công an. Gương mặt của chị đầy nét mệt mỏi. Chị bị bắt giữ và giam nhiều tiếng đồng hồ, sau khi đã đứng giơ khẩu hiệu đòi minh bạch nghi án ấu dâm ở trường Lương Thế Vinh (số 1 Dân chủ, Phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức).”



Screenshot của bài 'Mặt trận những người mẹ không yên tĩnh' của Tuấn Khanh



Làm thế nào một Tuấn Khanh đã trình-diễn trong một cái show tại Sydney vào ngày 11/03/2017 và đang chuẩn bị cho buổi trình diễn tại Melbourne vào đêm 18/03/2017 lại có thể “nhìn thấy một chị bạn thoát trở về từ đồn công an" tại Việt Nam vào ngày 16/03/2017 (cũng là ngày ảnh đưa bài lên blog)? Hiển nhiên Tuấn Khanh viết như vậy để lường gạt quần chúng ở Việt Nam, để cho họ tưởng rằng vào ngày đó Tuấn Khanh vẫn còn đang ở Việt Nam và đang ưu tư cho những nạn nhân của một chính quyền Cộng sản thối nát và tàn-bạo. Việc làm của Tuấn Khanh không phải để qua mắt chính quyền Việt Nam vì khi ảnh xuất trình passport ở phi trường là công an đã biết ảnh sắp đi đâu rồi.


3(c) Vào ngày 31/03/2017, Tuấn Khanh đăng bài “Rác của một thời”. Bài viết mở đầu như sau:

“Cơn mưa bất ngờ chiều tháng Ba, khiến không ít người ngạc nhiên. Thành phố tối sầm như một ngày tháng 7. Mưa lớn đến mức như trút nước, như muốn tự mình làm sạch đời sống Sài Gòn. Mưa xối xả như muốn đẩy hết bụi bặm và những ngổn ngang chồng chất vừa được tạo ra từ chiến dịch đầy sóng gió trong đời sống và dư luận dân chúng, vốn được gọi là “dọn dẹp vỉa hè”.



Screenshot của bài 'Rác của một thời' của Tuấn Khanh



Tháng ba là một tháng của một mùa nắng, do đó một trận mưa lớn vào tháng đó gây sự ngạc nhiên của mọi người. Xin độc giả chú ý: Tuấn Khanh không nói trận mưa đó xảy ra vào đầu tháng, giữa tháng hay cuối tháng gì hết. Tuấn Khanh từng là một nhà báo kỳ cựu của nhiều tờ báo, thí dụ như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, v.v... Gần như nhà báo nào cũng có thói quen ghi nhận ngày tháng xảy ra của một sự việc, trừ phi đó là một nhà báo tồi , mà Tuấn Khanh không phải như vậy.

Điều đáng nói là trong tháng 3/2017 có hai trận mưa xảy ra vào hai ngày 16/3/2017 và 30/03/2017. Xin xem bài báo “Sài Gòn lại đổ mưa bất ngờ giữa trưa nắng”.

Ngày Tuấn Khanh post bài là 31/03/2017, tức là một ngày sau trận mưa 30/03/2017. Thế thì tại sao ảnh không xác định được ngày đó, mà chỉ nói chung chung: “Cơn mưa bất ngờ chiều tháng Ba”? Nên nhớ rằng vào ngày 11/03/2017 ảnh đang trình diễn ở Sydney và vào ngày 18/03/2017 ảnh đang trình-diễn tại Melbourne, còn cơn mưa đầu tiên xảy ra vào ngày 16/03/2017. Như vậy, cơn mưa ảnh muốn nói tới là cơn mưa ngày 16/03/2017, vào lúc ảnh còn đang ở Úc và cũng là hai ngày trước khi trình diễn ở cái gọi là Đền Thờ Quốc Tổ. Xin đọc "Cây ở trung tâm Sài Gòn đổ trong cơn mưa trái mùa".

Còn vào ngày 30/03/2017 ảnh vẫn chưa về tới Việt Nam, và không chừng còn đang viết bài để đăng lên blog vào ngày hôm sau (31/03/2017). Như vậy, bài viết “Rác của một thời” có mục đích là đánh lừa độc giả ở Việt Nam, làm cho họ tin rằng ảnh luôn luôn ở Việt Nam. Những bài viết sau bài này cũng không hề nhắc tới chuyến đi Úc của ảnh.


Trong một bài viết của Human Rights Relief Foundation đăng trên trang Facebook của hội vào ngày 02/03/2017, người ta thấy một cái bích-chương có tên “Đêm ca nhạc gây quỹ yểm trợ đồng bào Nghệ An bị chính quyền đàn áp dã man trên đường đi khiếu kiện nhà máy Formosa”, vào ngày 11/03/2017. Thành phần nghệ sĩ gồm có nhạc sĩ Hoàng Ngọc Tuấn, ca sĩ Thanh Thúy, v.v...



Poster quảng-cáo cho chương-trình văn-nghệ cứu-trợ nạn-nhân Formosa.



Khoan đã! Không thấy tên của nhạc sĩ Tuấn Khanh! Như vậy, Nguyễn Văn Huy đã đoán đúng: chuyến đi của Tuấn Khanh phải được giữ bí mật, không thể để cho fans của ảnh ở Việt Nam biết rồi thất vọng về ảnh. Đáng ngại nhất là khi ảnh trở về nước, nạn nhân Formosa, sẽ hỏi “Anh đã lấy tiếng cứu-trợ chúng em để đi Úc lạc-quyên, như vậy có đem quà về cho chúng em không?” Không lẽ Tuấn Khanh trả lời: “Sống chết mặc bây, tiền thầy thầy bỏ túi”? Kỳ quá .


E.4 Lời bàn của Nguyễn Văn Huy:

E.4(a) Tuấn Khanh ăn nói lấp-lửng để tránh bị vạch mặt:

Qua những chứng cớ ở trên, chúng ta có thể nói rằng Tuấn Khanh được Việt Cộng giao công tác đi qua Úc. Để tạo ra một ấn-tượng tốt đẹp đối với người Việt tại Úc, ảnh thuyết trình về tình yêu quê hương, xứ sở và nhu cầu đoàn kết giữa người Việt trong nước và người Việt ngoài nước, theo đúng tinh thần của nghị quyết 36. Cách trình bày vấn đề có tính cách lấp-lửng và mơ-hồ của Tuấn Khanh về tình đồng-bào sẽ bảo vệ ảnh khi gặp một người có lập trường chống Cộng quyết liệt, nhưng sẽ gây được cảm tình đối với những người không quan tâm đến chính trị (bởi vì ở Úc thiếu gì người Việt di-dân hoặc tị-nạn vì lý-do kinh tế). Ngày xưa, trong lúc Việt Nam Cộng Hòa bị Việt Cộng tấn công tới tấp, thì những anh Cộng sản nằm vùng cứ hô hào đòi hòa bình ngay lập tức - nghe thấy mà thương . Do đó, cách nói mông lung, lấp lửng củaTuấn Khanh chẳng khác gì bọn này.


E.4(b) Tuấn Khanh và Việt Cộng đánh cuội với nhau:

Đối với việc Tuấn Khanh đi Úc mà không bị công an ngăn chận và trở về không bị làm khó dễ (vấn-đề này đã được đặt ra trong bài '(58) Việt gian, Việt Cộng và Việt Tân âm mưu gì qua chuyến đi Úc lần thứ hai của nhạc sĩ Tuấn Khanh'), những người đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ thực thụ ở Việt Nam nếu biết thì sẽ thắc mắc và hoài nghi vai trò thật sự của ảnh trong phong trào: một công an chìm.

Tuấn Khanh có thể biện minh rằng ảnh đi chui, do đó công an không biết. Đi chui là con đường một chiều, một ra đi không trở lại, như Nguyễn Chính Kết và Trịnh Xuân Thanh đã làm. Trong khi ở Úc Tuấn Khanh thuyết trình thao thao bất tuyệt dưới các lá cờ vàng của các Cộng đồng (xem video clip "Tuấn Khanh Đêm Ca Nhạc Sydney" dưới đây), mà khi về công an vẫn để yên, không nói một tiếng.






Điều đó có nghĩa là lâu nay Tuấn Khanh và nhà cầm quyền Cộng sản đánh cuội với nhau, còn chuyến đi Úc của Tuấn Khanh đã được công an sắp xếp. Xin độc giả chú ý lực lượng công an Việt Cộng đa số là đệ tử của Nguyễn Tấn Dũng. Nguyễn Tấn Dũng cũng là "chủ tịch danh dự” của Việt Tân. Do đó độc giả đã thấy trong suốt thời gian công tác tại Úc Tuấn Khanh đã được Việt Tân, qua những hội từ thiện Cộng đồng, đưa rước và không để cho tiếp xúc với những đoàn thể chống Cộng thật sự. Chém chết cũng không thể sai: Tuấn Khanh và các Cộng đồng đã ăn chia số tiền lạc quyên (gây quỹ) thu được trong thời gian ở Úc.


Nhạc sĩ văn công Tuấn Khanh là con cưng của Việt Tân, vì đã viết những bài báo nói xấu chế độ Nguyễn Phú Trọng (Trọng là kẻ thù của Ba Dũng) rất có ép-phê.

Thí-dụ như vào tháng 05/2014 giàn khoan dầu Hải Dương 981 của Trung Cộng tiến vào thềm lục-địa của Việt Nam, đòi xin tý dầu (xem bài 'Vụ hạ giàn khoan Hải Dương 981'). Hành-động khiêu-khích đó gây ra sự phẫn-nộ cho người Việt Nam khắp thế-giới. Vô-số cuộc biểu-tình phản-đối xảy ra trong nước và ngoài nước. Nguyễn Phú Trọng thừa cơ, ra lệnh cho Tổng-cục 2 Chính-trị phát-động biểu-tình bạo-loạn, đốt-phá các hãng xưởng của Trung Cộng tại Việt Nam để làm áp-lực với Trung Cộng và sẵn tiện lật đổ Nguyễn Tấn Dũng luôn (theo kiểu phong-trào Vệ Binh Đỏ của Mao Trạch Đông trong những năm 1960s, xem bài 'Đại Cách mạng Văn hóa vô sản' trên Wiki).

Lúc đó, Nguyễn Tấn Dũng hãy còn làm Thủ-tướng và thế-lực cũng hãy còn mạnh. Tuy nhiên, dùng lực-lượng Công-an để chống lại những cuộc biểu-tình bạo-loạn do Tổng-cục 2 Chính-trị yểm-trợ là điều không tưởng. Do đó, đảng Việt Tân (thực-chất là một bang-hội của người Tàu Việt) tung tất cả những đệ-tử trung-thành người Tàu vào chiến-trường để cứu chúa (Nguyễn Tấn Dũng, cũng là người Tàu, xem phần "C.3 Nguyễn Tấn Dũng là người Tàu" của bài 'Kỳ 5 - Đồng đảng của Hồ Tuấn Hùng (1) - Nguyễn Tấn Dũng và những người Tàu Việt'). Trong số đó có Tuấn Khanh. Anh này cũng là người Tàu. Ảnh đăng hai bài 'Đi giữa dòng bạo động (P1 & P2)' lên Dân Làm Báo (cơ-quan tuyên-truyền của Việt Tân) vào hai ngày 15/05/2014 và 16/05/2014, để chửi cha những người đập phá hãng-xưởng của Trung Cộng , với hy-vọng phong-trào biểu-tình bạo-loạn xẹp xuống.



Screenshot phần đầu của bài 'Đi giữa dòng bạo động (P1 & P2)' của Tuấn Khanh, đăng trên Dân Làm Báo



Nhờ sự trung-thành với Bang-chủ Nguyễn Tấn Dũng, Tuấn Khanh mới được sự tin-tưởng của Võ Văn Thưởng, được cho qua Úc, và được các bầu show của Việt Tân (trong đó có Nguyễn Phượng Vỹ) tổ chức cho ảnh hát kiếm tiền. Cán bộ tuyên giáo Tuấn Khanh được giao-phó công tác tuyên truyền Nghị quyết 36 và ảnh đã làm rất thành công trong thời gian ở Úc (xem bài "(127) Võ Văn Thưởng, Trưởng-ban Tuyên-giáo của Trung-ương đảng của Việt Cộng, công-khai cấu-kết với Việt Tân"). Dù Tuấn Khanh trình diễn dưới lá cờ vàng nhiều lần, nhưng vì đó là nhu cầu công vụ (Việt Cộng dùng từ ngữ "yêu cầu công tác"), thành ra việc bị làm khó-dễ khi ảnh trở về Việt Nam đã không hề xảy ra.

Xem tấm bích-chương trên trang web của đài phát-thanh SBS Việt-ngữ ở Sydney (xem bài viết "Hoạt động văn nghệ chuẩn bị Giải thưởng Văn chương và Âm nhạc Tự do 2017 Úc Châu") để thấy Tuấn Khanh là người Tàu.



Bích-chương của hội từ-thiện Human Rights Relief Foundation (một tổ-chức ngoại-vi của Việt Tân) được đăng lại trên trang web của SBS Việt-ngữ tại Sydney. Ban Việt-ngữ này cũng do Việt Tân nắm và luôn luôn quảng-cáo cho những chuyến công-tác của Tuấn Khanh tại Sydney và Melbourne.




E.4(c) Tuấn Khanh che-dấu chuyến đi Úc:

Theo sự suy-đoán của Nguyễn Văn Huy, kế hoạch cho chuyến đi của Tuấn Khanh là như sau: Tuấn Khanh đã giả vờ như là vẫn còn đang ở Việt Nam với sự đồng lõa của công an. Còn trong thời gian Tuấn Khanh ở Úc châu, các Cộng đồng Victoria và New South Wales chỉ phổ biến tin tức giới hạn trong địa phương, chứ không gióng trống, thổi kèn để cho tới tai những người ở Việt Nam. Đã trót thì phải trét, do đó sau khi trở về Việt Nam, Tuấn Khanh không thể cầm tiền quơ-quơ trước mặt nạn-nhân Formosa và nói rằng đây là tiền mà tôi đã quyên được trong chuyến đi Úc vào tháng Ba, năm 2017. Điều đó có nghĩa là tiền trong túi quần của Tuấn Khanh chính là tiền của Tuấn Khanh vậy .

Những cái clip mà chúng ta coi qua, chỉ có một cái là của SBTN Úc Châu (đài này hợp tác với Việt Tân), nhưng trong đó vai trò của Tuấn Khanh rất khiêm nhường (xuất hiện từ phút 26 tới 29), chứ không phải là kép chánh như trong cái show "Tuấn Khanh và chương trình văn nghệ yễm trợ nạn nhân Formosa" (link đã chết) do bà bầu show Chủ-tịch băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do Victoria Nguyễn Phượng Vỹ tổ chức đình đám ở Melbourne vào ngày 18/03/2017. Ngoài ra, toàn là do những cá nhân tự ý thu và đưa lên mạng, chứ không phải do các Cộng đồng đưa lên.

Tuy nhiên, cá nhân mà chúng ta nói tới - thí dụ như Lãm Ngọc, người theo Tuấn Khanh từ Sydney cho tới Melbourne để quay phim - cộng với băng vỗ tay cò mồi, thì hiển nhiên họ là người của Việt Cộng có nhiệm vụ quay phim lăng xê Tuấn Khanh như là một đại thiện nhân (người làm việc phước thiện có máu mặt ) để người Việt ở Úc ái mộ và có chỗ dùng sau này.



F. Những thủ-đoạn đánh lừa dư-luận của các băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do tại Úc-châu

F.1 Thủ đoạn ém tin tức của Việt-gian:

Xin độc-giả chú ý: Tuấn Khanh công-khai giảng-dạy Nghị-quyết 36 của Việt Cộng tại Úc mà người ái-mộ ảnh ở Việt Nam không hay biết gì hết. Việc ém tin tức một cuộc biểu tình chống Cộng vào một địa phương để bọn Việt Cộng nằm vùng được thêm uy tín trong cộng đồng, trong khi đó quần chúng ở những địa phương khác không hay biết gì cả, là một thủ đoạn chính trị kinh điển (có bài bản) của Việt Tân và Việt-gian. Thủ-đoạn này được áp-dụng đi, áp-dụng lại nhiều lần, mà vẫn luôn-luôn có kết-quả tốt. Do đó, phô-trương những hoạt-động của Tuấn Khanh tại Úc và ém tin-tức tại Việt Nam là chuyện dễ như ăn cơm sườn đối với Việt Cộng nằm vùng .

Vào những năm 2005, 2011 và 2014, Nguyễn Thế Phong đã tổ chức thành công ba cuộc biểu tình lớn, mỗi cuộc biểu tình có khoảng 3 ngàn người tham dự. Nhưng có một điều trớ trêu là mặc dù đoàn người biểu tình đi rầm rộ trên đường phố của trung tâm Melbourne, nhưng tuyệt đối không có một đài truyền hình, truyền thanh hoặc báo chí Úc nào đăng tải tin tức hết. Như vậy, Nguyễn Thế Phong và đồng đảng chắc chắn đã ém hết tin tức, bằng cách này hay cách khác, để những cuộc biểu tình chỉ được biết bởi những người đi bộ rã giò mà thôi .


F.2 Biểu-tình chống đoàn văn-công Duyên Dáng Việt Nam để làm lợi cho Cộng-sản:

Đau nhất là những cuộc biểu tình đã giúp cho Cộng sản Việt Nam tránh được những sự chê cười. Trong phần A.3 ở trên, độc-giả đã thấy sự việc các băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do tại Úc-châu biểu-tình chống đoàn văn-công Duyên Dáng Việt Nam vào đầu tháng 11/2005. Đó là những trò chống Cộng cuội, vì mục-đích thật sự chính là làm cho quần-chúng không để ý đến việc Hồ Cẩm Đào qua Việt Nam ký kết những hiệp-ước bất-bình-đẳng vào năm 2005 . Xin đăng lại đây một số đoạn văn được trích ra từ bài "Duyên Dáng Cờ Vàng" của Trần Gia Phụng (Canada), đăng trên vietbao.com vào ngày 09/11/2005. Nguyễn Văn Huy đánh số cho tiện việc tham-khảo.

(1) "Từ 31-10 dến 2-11-2005, ông Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH), Tổng bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc, Bí thư Quân uỷ Trung ương, đến thăm Việt Nam, một nước mà Hoa Kỳ hiện cũng đang muốn lôi kéo, nhằm chống lại Trung Hoa. Để tránh mặt, nhất là tránh những nghi thức lễ lạc tiếp tân ngoại giao có thể xảy ra, ông Michael Marine, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, đã rời nhiệm sở Hà Nội, về Hoa Kỳ công tác."

(2) "Trước chuyến viếng thăm của Hồ Cẩm Đào, CSVN đã phóng ra hai mũi tên độc để kéo Cộng đồng Việt Nam hải ngoại (CĐNVHN) về hướng khác, và tránh chỉ trích chuyến đi của Hồ Cẩm Đào.

(3) "Mũi tên thứ nhất là vụ đập phá bia thuyền nhân ở Bidong (Malaysia) vào ngày 21 hoặc 22-10-2005. Tấm hình do Văn Khố Thuyền Nhân ở Úc đưa ra, cho thấy người Malaysian đập phá tấm bia tưởng niệm ở Bidong còn tàn bạo hơn người Indonesian đục tấm bia ở Galang, nhìn vào thật đau lòng."


Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

(i) Vào năm 2005 Trần Đông của Văn Khố Thuyền Nhân đưa tin này ra đầu tiên. Xin trích ra một đoạn văn từ bài 'Ông Trần Đông: người sưu tầm và giữ gìn di tích thuyền nhân', đăng trên Ti vi Tuần san Online vào ngày 05/10/2015:

"Vào năm 2005 Văn Khố Thuyền Nhân đã dựng hai tượng đài tưởng niệm và tri ân tại Bidong và Galang. Nhưng sau đó ông Trần Đông đã phải “khóc mà thưa” với đồng bào rằng Hà Nội gây áp lực mạnh khiến bia tưởng niệm tại Galang đã bị đục lỗ nham nhở và bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam tại Bidong bị đập phá. Ngoài phá bỏ tượng đài thuyền nhân tại Bidong và Galang, Hà Nội còn khăng khăng không cho vẽ lá cờ Việt Nam Cộng Hoà tại nghĩa trang Galang và phản đối Indonesia biến Galang thành bảo tàng viện thuyền nhân Việt Nam."


(ii) Xin độc-giả lưu ý: lúc Việt Cộng cần "dương Đông, kích Tây", thì Trần Đông lại la làng về việc bia thuyền nhân bị đục bể - không sớm cũng không muộn. Sự trùng hợp này là một trong hai yếu tố giúp cho đòn chính trị của Việt Cộng thành công. Tuy nhiên, độc-giả có thể tìm thấy những chi-tiết về mối quan-hệ giữa Trần Đông với Việt Cộng nằm vùng qua bài '(16) Đảng 'Vì Dân'' của Nguyễn Công Bằng và Trần Đông chủ trương hòa-giải, hòa-hợp với Cộng sản'. Do đó, xem ra sự trùng-hợp không có tính-cách ngẫu-nhiên. (Hết phần chú-thích)


(4) "Mũi tên thứ hai là chuyến lưu diễn của đoàn văn công Cộng-sản Việt Nam ở Úc từ 31-10 (ở Canberra) đến 6-11 (ở Melboune). Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại lo đối phó với hai mũi tên độc nầy, nên ít theo dõi, bình luận, và phản đối chuyến đi của Hồ Cẩm Đào. Hồ Cẩm Đào qua Hà Nội nói là thăm viếng nhân lễ kỷ niệm 55 năm liên lạc ngoại giao giữa hai chế độ cộng sản Việt Hoa, nhưng thực chất là kiểm tra công việc, sắp đặt nhân sự trước Đại hội X đảng Cộng-sản Việt Nam sắp tới, và ký kết hiệp ước thương mãi. Đọc kỹ thông cáo chung Việt Hoa chín điểm ký kết tại Hà Nội ngày 2-11-2005, bao trùm hết mọi lãnh vực giữa hai bên sau khi ông Hồ Cẩm Đào kết thúc chuyến viếng thăm Việt Nam vừa qua, mới thấy hết tầm quan trọng của chuyến đi nầy (Vietnam Review, 2-11-2005), và mới thấy rõ vì sao Cộng-sản Việt Nam bày ra kế "dương Đông, kích Tây". "Dương Đông, kích Tây" là trò chơi cổ điển của những nhà chiến thuật chính trị và quân sự xưa nay." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)


Đoàn văn công mà Trần Gia Phụng đề cập ở trên chính là đoàn "Duyên Dáng Việt Nam". Khi sắp có một biến cố gì đó mà Việt Cộng không muốn cho đồng bào chú ý, thì Việt Cộng nằm vùng "quậy tưng lên" . Kế thứ ba mươi bảy đó (nằm ngoài "Tam thập lục kế", xem bài 'Ba mươi sáu kế' trên Wiki) gọi là tay trái đánh tay phải, tức là "ta đánh ta".


F.3 Tổ-chức biểu-tình chống giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Cộng nhưng lại không muốn cho ai biết:

Phần E.4(b) ở trên đã nêu ra biến-cố giàn khoan dầu Hải Dương 981 của Trung Cộng tiến vào thềm lục-địa của Việt Nam vào tháng 05/2014 và khiến cho những cuộc biểu-tình bạo-loạn xảy ra khắp nước. Tại Úc, băng Việt Cộng nằm vùng tránh đổ dầu vào lửa (kẻo đốt cháy quan thầy Cộng-sản) bằng cách tổ-chức biểu-tình thật trễ-tràng. Tới ngày 18/05/2014, các cuộc biểu-tình của các cộng-đồng người Việt trên thế-giới đã xong hết, mà tại Việt Nam các cuộc biểu-tình bạo-loạn cũng đã ngưng. Lúc đó, Nguyễn Thế Phong và đồng đảng mới mở một cuộc biểu tình phản-đối Trung Cộng lẫn Việt Cộng. Xem cái video clip 'Biểu tình lên án CSVN phản quốc & Trung cộng xâm lăng - Melbourne 18/05/2014 (P1 - Tuần hành)' dưới đây:






Hàng ngàn người tị nạn chống Cộng đi vòng-vòng trên đường phố Melbourne rốt cuộc đã hy-sinh thời-giờ và công-sức để đưa bọn Cộng sản nằm vùng lên đài vinh quang. Lý-do như dưới đây.


F.3(a) Vào ngày 02/05/2014 giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Cộng tiến vào cắm dùi bên trong hải phận Việt Nam. Đến ngày 11/05/2014 Nguyễn Văn Bon ra thông báo kêu gọi biểu tình “Chống Trung Cộng xâm lược và đêm thắp nến cầu nguyện cho VN ngày 18-5-2014 của CĐNVTD-VIC”. Có khoảng 3000 người Việt tại Melbourne đi biểu tình vào ngày 18/05/2014. Mười một ngày sau đó, ngày 29/05/2014, nghĩa là lúc sự căm phẫn của người Việt khắp nơi lắng dịu xuống rồi, Trần Đông nhân danh băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do Victoria upload một cái video clip lên Youtube với cái tựa là “Biểu tình tại Melbourne lên án CSVN bán nước & Tàu Cộng xâm lược”, như dưới đây:






Cái tựa không ghi ngày tháng, thì làm sao một người ở ngoài Melbourne có thể search ra cuộc biểu tình lớn đó? Không những thế, cái video clip mà Trần Đông đưa lên YouTube được chú-thích với những hàng chữ sau đây: “Biểu tình chống Tàu xâm lược tại Melbourne ngày 04/05/2014 trước Lãnh sự quán Tàu Cộng”. Cuộc biểu tình vào ngày 18/05/2014 mà Trần Đông lại ghi là ngày 04/05/2014, thì ai mà "search" ("tìm-kiếm") ra được cái clip đó để mà coi?

Thực ra, Nguyễn Văn Huy đã thấy được cái tựa nguyên thủy mà Trần Đông chạy khi ảnh mới upload cái clip lên lần đầu, trong đó ghi ngày 04/05/2014. Về sau, Trần Đông biết được có người Việt đã tìm ra cái clip đó. Do đó, ảnh xóa mất cái ngày đó đi để khỏi có ai tìm được luôn . Nhưng ảnh vẫn để nguyên cái ngày biểu tình giả 04/05/2014 khi cái clip mới được mở ra. Như vậy, nếu có người mở thử, sẽ không coi nữa, vì hoàn toàn không có một cuộc biểu-tình nào đã thật sự xảy ra tại Melbourne vào ngày hôm đó. Như vậy là Trần Đông đã có ý đồ ám muội khi không muốn cho người Việt ở ngoài Melbourne biết cộng đồng người Việt ở đây đã từng xuống đường biểu tình chống Trung Cộng.


F.3(b) Giàn khoan Hải Dương 981 chỉ bắt đầu vào hải phận Việt Nam vào ngày 02/05/2014. Những cuộc biểu tình của người Việt hải ngoại xảy ra sớm nhất là vào ngày 06/05/2014 tại Los Angeles và trễ nhất là vào ngày 11/05/2014 (xin xem “Vụ hạ giàn khoan Hải Dương 981” trên Wiki).

Khoan đã, hình như có cái gì không đúng. Những cuộc biểu tình của người Việt ở khắp thế giới đã chấm dứt vào ngày 11/05/2014. Thế thì tại sao đến ngày đó Nguyễn Văn Bon chỉ mới ra thông báo biểu tình mà thôi, mà ngày biểu tình lại là 18/05/2014, nghĩa là sẽ không còn được sự quan tâm của ai trên thế giới này hết?

Thật ra từ ngày 11/05/2014 Tổng Cục 2 Chính trị của Việt Cộng đã bắt đầu tạo ra những cuộc biểu tình bạo loạn đốt phá cơ sở của Trung Cộng khắp nơi trong nước. Do đó, Nguyễn Thế Phong và đồng đảng tổ chức biểu tình ôn hòa để làm gương cho nhân dân đấy mà . Nếu không, có lẽ cũng khỏi cần biểu tình. Lòng yêu nước của băng Cộng đồng mạnh mẽ gớm ! Xin xem cái clip "Bình Dương công nhân biểu tình phá các nhà máy Trung Quốc" trên YouTube.






F.3(c) Trần Đông còn upload một cái clip về đêm thắp nến của cộng-đồng người Việt vào tối 18/05/2014 với cái tựa là “Đêm thắp nến tại Melbourne”. Khi mở ra, hàng chữ chú-thích đầu tiên cũng là “Đêm thắp nến 04/05/2014”.






Như vậy, qua hai cái clip đã dẫn, hiển nhiên là Trần Đông, Nguyễn Thế Phong và đồng đảng không muốn người Việt ngoài tiểu bang Victoria biết rằng đã có một cuộc biểu tình chống Trung Cộng vào ngày 18/05/2014 tại Melbourne, mặc-dù chính họ là những người tổ-chức. Như vậy, công sức đi biểu tình cả ngày của mấy ngàn người Việt, vì tin tưởng vào cái mác chống Cộng của mấy ảnh, mà trở thành công dã tràng ("Dã-tràng se cát biển Đông, nhọc nhằn mà chẳng nên công việc gì"), và chỉ giúp vào việc đánh bóng tên tuổi của mấy ảnh ở Melbourne mà thôi. Xin mời bà con coi cái clip dưới đây để biết công dã tràng là công gì.







F.3(d) Website lyhuong.net của Việt Tân chuyên môn đăng tin lăng xê thành tích của băng Cộng đồng lại không hề làm những cái link cho hai cái clip của Trần Đông và của những cá nhân đi biểu tình và tự quay phim (có chừng 4 cái như vậy trong Youtube).

Báo chí tiếng Anh ở Melbourne không hề đăng tin tức về cuộc biểu tình đó, ngoại trừ một cái tin của SBS Việt ngữ do người phóng viên Việt Nam nghe được tin tức từ đâu đó, do đó mới phỏng vấn trước khi cuộc biểu tình xày ra. Có người nói rằng xe Channel 7 đậu cả buổi ở gần chỗ biểu tình mà đến chiều tối không đưa tin trên Ti Vi. Việc gởi một ê-kíp đi lấy tin và thu hình rất tốn kém cho đài truyền hình. Cả đoàn nấn ná cả buổi mà không up được vài chục giây, thì đài truyền hình lấy cái gì ăn ?

Cứ tạm cho rằng tin tức này có thật đi, Nguyễn Văn Huy sẽ dùng trí tưởng tượng thêm-thắt một chút nữa cho thành câu chuyện: Nguyễn Thế Phong đi tới xe van, cự nự đoàn quay phim một hồi, nói: “We don’t need you. Go away!” Thế là không bao giờ đài truyền hình lấy tin từ cộng đồng nữa! Và sự thật là từ bao nhiêu năm nay hàng ngàn người Việt do băng Cộng đồng xách động đi biểu tình dài dài trên đường phố Melbourne, mà tuyệt đối không có một cơ sở truyền thông nào đăng cho một cái tin nhỏ.

Người ra thông báo biểu tình là Nguyễn Văn Bon. Người cầm loa phóng thanh là Nguyễn Thế Phong. Còn người đại diện cho hai anh đó upload phim với cái tựa đề láo lếu chính là Trần Đông. Nhận-định của Nguyễn Văn Huy rằng các băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do tại Úc-châu đều là Việt Cộng nằm vùng đã được chứng-thực trong trường-hợp này. Nếu cần nói cho chính-xác hơn trong hoàn-cảnh hai phe Cộng-sản Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đánh nhau, các băng-đảng đó cũng là Trung Cộng nằm vùng, vì đó là những tổ-chức ngoại-vi của Việt Tân, mà Việt Tân lại là tay sai của Trung Cộng.



G. Kết-luận

Nếu độc-giả để ý sẽ nhận thấy rằng Nguyễn Văn Huy càng viết càng tự mâu-thuẫn. Thí-dụ như trong phần D, Nguyễn Văn Huy viết:

"Như vậy, chuyến công-tác Úc-châu của Tuấn Khanh là do Võ Văn Thưởng, Trưởng-ban Tuyên-giáo của Việt Cộng sắp-đặt, cộng với sự yểm-trợ của cả Việt Tân lẫn Tổng-thống Đào Minh Quân nữa .."

Trong phần E.2, Nguyễn Văn Huy viết:

"Mãnh-long Tuấn Khanh của Võ Văn Thưởng, Trưởng-ban Tổ-chức của Trung-ương đảng Việt Cộng, được các địa-đầu-xà (hội Human Rights Relief Foundation và các băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do tại Úc-châu) tạo điều-kiện tiếp-xúc với quần-chúng một cách "danh chánh, ngôn thuận."

Trong bối-cảnh phe cầm-quyền Nguyễn Phú Trọng đang đàn-áp phe mất quyền Nguyễn Tấn Dũng, làm thế nào nhạc-sĩ văn-công kiêm cán-bộ Tuyên-giáo Tuấn Khanh lại có thể hợp-tác với Việt Tân (một tổ-chức chánh-trị thuộc phe Nguyễn Tấn Dũng) để phục-vục cho quyền-lợi cùa Nguyễn Phú Trọng?

Câu trả lời của Nguyễn Văn Huy như thế này:

Võ Văn Thưởng là một anh Trung Cộng nằm vùng, giống như Nguyễn Tấn Dũng và Việt Tân thôi. Nghị-quyết 36 được ra đời vào năm 2004, tức là thời thịnh của Nguyễn Tấn Dũng. Do đó, việc truyền-bá Nghị-quyết 36 do Tuấn Khanh đảm-nhiệm hoàn-toàn không mâu-thuẫn với chủ-trương của Nguyễn Tấn Dũng. Tuy nhiên, sự việc Võ Văn Thưởng gởi Tuấn Khanh đi Úc nằm trong âm-mưu cấu-kết với Việt Tân để xây-dựng một lực-lượng phản tuyên-truyền ở hải-ngoại, nhằm đánh-phá chế-độ Nguyễn Phú Trọng và trợ-giúp cuộc xâm-lăng của Trung Cộng sau này.

Những âm-mưu của Võ Văn Thưởng đã được tiến-hành trong bóng tối từ nhiều năm qua. Chẳng qua Nguyễn Văn Huy thấy rõ mồm-một, do đó mới hê lớn trong bài "(127) Võ Văn Thưởng, Trưởng-ban Tuyên-giáo của Trung-ương đảng của Việt Cộng, công-khai cấu-kết với Việt Tân". Xin lỗi anh Thưởng, Nguyễn Văn Huy thuộc loại người 'ruột để ngoài da', do đó vô-tình làm bể mánh của anh hết .


Nguyễn Văn Huy

(Đăng trên Facebook vào ngày 01/09/2017, trên Blog Nguyễn Văn Huy vào ngày 20/05/2018, cập-nhật vào ngày 19/04/2020)


Những bài gốc ở Facebook:


Nếu độc-giả có nhã-ý cho Like, xin nhấn nút Like và sau đó nhấn thêm nút Confirm ("xác-nhận"). Xin cảm ơn.