Hồ Chí Minh gian hùng sử (5) - Sa-cơ



Cảnh hoang-tàn của phòng canh của lính canh-gát bệnh-viện Quân đội Bowen Road ngày nay, nơi mà Nguyễn Ái Quốc từng bị quản-thúc suốt năm 1932



Xin độc-giả lưu-ý:
Sau khi nhấn vào một cái link để xem một đoạn văn bên trong bài viết (thí-dụ như "xem phần A.1", "xem phần B.2", v.v...), nếu muốn trở lại chỗ cũ, độc-giả chỉ cần nhấn vào nút "Back" hoặc mũi tên chỉ qua bên trái của browser.


Mục-lục
(Mỗi một câu đều là một cái link, đi tắt tới một phần trong bài viết)






A. Nguyễn Ái Quốc có bị bệnh lao phổi nặng sau khi bị bắt ở Hồng Kông, hay không?


A.1 Khi mới bị bắt, Nguyễn Ái Quốc có vẻ cực kỳ ốm yếu bệnh hoạn:

Theo Dennis J Duncanson trong “Ho Chi Minh in Hong Kong, 1931-32” (“Hồ Chí Minh ở Hồng Kông, 1931-1932”), Quốc không có bệnh gì, mặc dù Dickinson (một trong hai sĩ quan Cảnh-sát Đặc-biệt của Singapore đã góp phần vào việc khám phá lý lịch và chỗ ở của Quốc. Xem trang 85, dòng 18-19) thấy Quốc có vẻ cực kỳ ốm yếu bệnh hoạn, sau khi Quốc vừa mới bị bắt không lâu (trang 96, dòng 20-21).  Duncanson viết:

“Nominally, he had to remain in custody, but it would have been wrong to keep him in the remand prison and he was therefore transferred to the Bowen Road Hospital”. (Trang 96, dòng 18-20)

(“Về mặt lý-thuyết, ảnh phải bị giam-giữ. Tuy nhiên, giữ ảnh trong trại tạm giam là sai, và do đó ảnh được đưa qua bệnh viện Bowen Road”)


A.2 Tại sao Nguyễn Ái Quốc phải được đưa vào bệnh-viện?

A.2(a) Vấn đề mà Duncanson đưa ra có thể được giải-thích như sau:

Tuy việc trục-xuất một người ngoại-quốc là nằm trong quyền-hạn của quan Toàn-quyền Hồng Kông, nếu ảnh nhận thấy người ngoại-quốc đó có thể làm hại an ninh của Hồng Kông, nhưng thật ra Quốc chưa hề phạm tội nào ở đó.

Mới đầu, Nguyễn Ái Quốc kiện chính-quyền Hồng-Kông - cho rằng chính-quyền không làm theo đúng luật-lệ trục-xuất. Tuy tòa xử ảnh thua, nhưng sau đó ảnh đã kháng-cáo. Điều đó làm cho các quan Hồng Kông lúng-túng. Nếu thả Quốc đi lông-nhông ngoài đường thì quan và cảnh sát không cam lòng, vì "ba bảy hai mươi mốt" (3 X 7 = 21) ngày thế nào ảnh cũng trốn mất và sẽ đi gây loạn ở những chỗ khác trong đế-quốc Anh. Trong quá-khứ, ảnh đã từng ghé Singapore mấy lần, dùng nó làm trạm chuyển-tiếp để đi xúi-dục nổi-loạn ở Mã Lai (thuộc-địa của Anh) và Indonesia (thuộc-địa của Hòa-Lan).

Dưới đây là điện-tín của quan Toàn-quyền Hong Kong gởi cho Bộ Thuộc-địa Anh-quốc vào ngày 24/07/1931. Điện-tín nói: mặc dù người bị giam khai láo là người Tàu, nhưng chính-quyền Hong Kong đã biết tỏng ảnh là Nguyễn Ái Quốc và cũng là Cộng-sản nằm vùng. Nhưng vì ảnh chưa gây tội-ác nào ở Hong Kong, thì khó lòng mà ghép tội rồi trục-xuất về Đông Dương như Pháp xúi dại. Theo ý quan Toàn-quyền, cứ đuổi ảnh ra khỏi Hong Kong là xong phắt .



Điện-tín của quan Toàn-quyền Hong Kong gởi cho Bộ Thuộc-địa Anh-quốc vào ngày 24/07/1931



Độc-giả có thể download toàn-bộ hồ-sơ của The UK National Archives ("Thư-khố Quốc-gia Anh-quốc"), trong đó có lá thư trên, từ Google Drive của Nguyễn Văn Huy:



Nhốt Nguyễn Ái Quốc trong trại tạm giam ít ngày, rồi tống cổ ra khỏi Hồng-Kông, thì hoàn-toàn đúng luật. Nhưng nếu muốn nhốt một người trong một năm để chờ kết quả của sự kháng-cáo, thì việc nhốt ở trại tạm giam mà không có trát tòa lại trở thành trái luật.

Tòa chỉ có thể cho trát nhốt Nguyễn Ái Quốc - cả năm trời cũng được - với điều-kiện là chính quyền Hồng Kông có thể chứng minh rằng Nguyễn Ái Quốc đã phạm một cái tội gì đó ghê gớm lắm. Nhưng điều đó không có khả năng. Ở dòng 27-31, trang 89, của "Ho-chi-Minh in Hong Kong, 1931-32, Duncanson cho biết lý do như sau:

"As with Ruegg, there was no question of Ho having committed any offence, analogous to that of Ducroux in Singapore, in the place where he was apprehended; the offences of both Ho and Ruegg, if substantiated, amounted to subversion at a distance, from a safe haven."

("Giống như trường hợp của Ruegg, không thể kết tội Hồ về cái gì. Trường hợp của Ducroux ở Singapore, nơi anh ta bị bắt, cũng giống vậy. Tội của Hồ và Ruegg, nếu có chứng cớ để kết tội, chỉ là sự lật đổ một chế độ ở một nơi xa xôi nào đó, từ một vùng an toàn")

Xin xem thêm về sự tạm giam trong luật pháp của Anh quốc ở đây:

"Remand (detention)"

A.2(b) Như vậy, quan Toàn-quyền chỉ có thể thuyết phục Quốc đến bệnh viện ở không tốn tiền mướn nhà, có cơm ngon để ăn và lại có bác sĩ chăm sóc sức khỏe nữa . Vì đây là bệnh viện của quân đội, Nguyễn Ái Quốc vô thì dễ mà ra thì khó. Nhưng luật sư Loseby của Quốc sẽ không cho Quốc biết thế kẹt của chính quyền Hồng Kông, và cứ đại diện cho Quốc chấp nhận sự sắp xếp đó. Lý do khiến cho Nguyễn Văn Huy nghĩ như vậy sẽ được giải thích trong phần B.2 Quốc-tế Cộng-sản không cho phép Nguyễn Ái Quốc trốn trại của bài "Hồ Chí Minh gian hùng sử (5) - Kiện tụng".


B. Đời sống trong bệnh viện



Bowen Road hospital 2013 200 dpi.jpg
Bệnh viện Quân đội Bowen Road (hình chụp năm 2013)


Hình được trích từ:



B.1 Nguyễn Ái Quốc viết sách:

Sau khi tới ở chỗ mới, ở trên đồi cao nhìn ra biển quanh năm có gió mát, tâm tình của Nguyễn Ái Quốc đương nhiên được thoải mái hơn.

Từ bệnh viện, người ta có thể nhìn thấy cả vịnh Victoria. Sau này, sau khi Nhật chiếm Hồng Kông, thì bệnh viện Bowen Road mới được biến thành bệnh viện cho tù binh chiến tranh. Xin xem bài của Wikipedia sau đây:

"British Military Hospital, Hong Kong”



Hình 2A - Bowen Road Hospital 1910.jpg
Hình 2A: vịnh Victoria nhìn từ bệnh viện Bowen Road, chụp năm 1910.




Theo William Duiker, trong “Ho Chi Minh: a life”, trang 205, dòng 21-25, Loseby còn trả tiền cơm tháng lấy từ một nhà hàng gần bệnh viện để cho Nguyễn Ái Quốc ăn uống sung sướng hơn . Duiker tưởng rằng Quốc ăn cơm tù, do đó cho rằng Loseby sợ Quốc ăn không đủ dinh dưỡng. Trong khi đó, đây là bệnh viện chứ không phải nhà tù. Bệnh-nhân mà ăn-uống không đầy-đủ, e rằng bác-sĩ cứ chữa mà bệnh thì cứ còn . Do đó, trong thời gian ở bệnh viện, với một "tâm tình tốt đẹp trong một cơ thể cường tráng" , Quốc có thời giờ nhàn rỗi để đọc sách, và, theo như người ta kể lại, còn có thể viết một quyển sách tiếng Anh, rồi giao cho Loseby giữ, nhưng sau này Loseby đã làm mất.

Xin tham khảo với nguyên văn:

"Nguyen Ai Quoc spent his idle hours reading and reportedly writing a book in English on his personal philosophy. Unfortunately, the book was lost by the Losebys during World War II ('Ho Chi Minh: a life', trang 205, dòng 23-25)

Sự việc ở câu thứ hai nghe hơi giống chuyện Tào Tháo đã từng viết "Mạnh Đức Tân thư" rồi vì giận Trương Tùng đến độ mất khôn mà đem đốt mất (xin xem "Tam Quốc Chí diễn nghĩa" hồi 60), nghĩa là quyển sách đó chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng của nhà văn La Quán Trung. Do đó, cuốn sách của Quốc cũng chưa chắc có thật.

Chuyện đời sống tù nhân của đế quốc tốt đẹp như vậy lẽ dĩ nhiên Quốc đâu dám kể hết sự thật cho đám đệ tử Việt Cộng nghe, vì nghe xong, chắc không còn ai muốn đi làm cách mạng nữa . Ảnh pha trộn thật với giả trong câu chuyện kể sau đây:

"Ông Nguyễn đến nhà thương gây nên một sự thay đổi lớn trong nhà thương. Người ta làm thêm ổ khoá vào các cửa phòng vì sợ ông trốn. Những vật gì treo trên tường đều dọn đi vì sợ ông tự sát; xung quanh phòng có lưới thép. Hai người cảnh sát Ấn Độ cao to gác trước cửa phòng. Trong phòng hai mật thám người Trung Quốc ngày đêm canh giữ. Trong những người bệnh nằm trong phòng, có cả kẻ giết người, đầu sỏ ăn cướp, thổ phỉ, v.v.

"Nhờ ông Lô-dơ-bai mà ở nhà thương ông Nguyễn được săn sóc chu đáo. Ông có một cái giường tốt và được ăn cơm tây. Ông nói: cả đời chưa bao giờ Nguyễn được ăn uống sung sướng như thế này."

Đoạn văn trên được trích ra từ trang 73 của quyển "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ-tịch" (tác giả là Trần Dân Tiên, tức là Hồ Chí Minh, xuất bản lần đầu bên Tàu năm 1948), ở dạng eBook, và có thể download ở đây:




Trang 73 'Đời hoạt động của Hồ chủ tịch' 200 dpi.jpg
Trang 73, "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch"



B.2 Nguyễn Ái Quốc có ở chung với tù thường-phạm hay không?

Xem ra từ ngữ “bệnh xá trại giam" mà Hồ Tuấn Hùng đã dùng rất sai sự thật, vì bệnh viện Bowen Road thật ra là bệnh viện của quân đội Anh, chứ không thuộc hệ thống trại giam của chính quyền dân sự Hồng Kông. Đoạn văn sau đây, trích từ trang 73 ở trên, cho thấy nhà thương phải dành riêng ra một căn phòng, biến nó thành chỗ cho Quốc ở:

"Ông Nguyễn đến nhà thương gây nên một sự thay đổi lớn trong nhà thương. Người ta làm thêm ổ khoá vào các cửa phòng vì sợ ông trốn. Những vật gì treo trên tường đều dọn đi vì sợ ông tự sát; xung quanh phòng có lưới thép."

Còn những chi tiết khác mà cái anh nói láo chuyên nghiệp như Nguyễn Ái Quốc kể đều không thể tin được. Thí dụ như ảnh kể rằng nhiều người bệnh thuộc hạng đầu trộm đuôi cướp ở chung. Như vậy, họ đã ở đó, trước khi Quốc tới. Thế thì không lẽ phòng giam lại có nhiều vật treo trên tường (thí dụ như tranh ảnh nghệ thuật) cho tù nhân coi chơi ? Và có nhà tù nào làm phòng giam có nhiều cửa ra vào mà không hề có ổ khóa chắc chắn, hay không? Như vậy, những người tù đó chỉ có thể là tù ma, nghĩa là chỉ có trong trí tưởng tượng của Quốc mà thôi.

Nói tóm tắt, ảnh đã ở riêng một phòng, do đó mới có thể dựng câu chuyện viết sách triết-học gì đó. Ảnh mà ở chung với những người tù phạm tội đại-hình (ảnh kể thổ-phỉ) thì ai mà cho ảnh giữ giấy bút để viết sách? Đó là chưa nói đến chuyện ảnh mà ở chung với những anh mang tội hiếp-dâm hay "bề hội-đồng" thì bảo-đảm rằng sách của ảnh thế nào cũng đầy truyện xxx, vì nhất định là sẽ bị mấy anh đó mượn giấy-bút viết ké .



A room inside Bowen Road Military hospital 200 dpi.jpg
Một căn phòng bên trong Bệnh viện Quân đội Bowen Road (hình chụp năm 2013)


Hình được trích từ:



B.3 Nguyễn Ái Quốc có bị lao phổi hay không?

Nếu Quốc bị bệnh nặng, thì bà vợ của luật sư Loseby và những quan chức khác ở Hồng Kông làm sao dám đi thăm và chuyện trò với một anh đang bị lao phổi nặng? Còn nói rằng bệnh lao phổi nhẹ, thì thiếu gì người bị lao phổi nhẹ, vì vi trùng ở đầy trong không khí có tha ai đâu, nhưng chẳng qua là vô phổi rồi nằm ngủ đó, chứ chẳng làm gì được nhau . Do đó việc Hồ Tuấn Hùng nói rằng Quốc bị bệnh lao phổi nặng rồi chết là việc nói láo không có căn.



C. Nguyễn Ái Quốc bị “bệnh sợ chết”


C.1 Cùng đường mạt lộ:

Dickinson đến Hồng Kông, gặp Nguyễn Ái Quốc trong tù (sau ngày Quốc bị bắt 06/06/1931) và sau này lúc Quốc đang cãi-cọ với quan chức di trú. Nếu Dickinson nhìn thấy mặt mày Quốc tái mét, thì chỉ có một cách giải thích có lý nhất là Quốc bị “bệnh sợ chết”, vì hoàn cảnh bấy giờ có thể gọi là “thập tử nhất sanh”. "Miệng nhà quan có gang có thép", do đó chắc chắn Quốc cãi không ăn nổi, và nếu thất bại, đương nhiên ảnh sẽ bị kêu “A-lê-hấp! (Allez, hop! = Come on, hop/jump) Lên tàu đi Đông Dương” và sẽ không có cái chết tốt đẹp (“bất đắc hảo tử”) a !

Trong quyển “Days with Ho Chi Minh” (“Bác Hồ - Hồi ký”), ấn bản tiếng Anh năm 1962, xuất bản bởi Foreign Language Publishing House (nhà xuất-bản Ngoại-văn) ở Hà Nội, về câu hỏi của Nguyễn Lương Bằng bằng cách nào “bác không bị kết án và có thể thoát khỏi Hồng Kông”, Quốc trả lời:

“Lúc bấy giờ, ở trong tù, “tau” cũng không biết phải làm sao...”

(“At that time, in the prison, I did not know what to do.”) (Trang 84, dòng 5-6)

(*) Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

Nguyễn Văn Huy “diễn nghĩa” từ tiếng Anh ra, vì không có bản tiếng Việt trong tay .



Trang 84 - Days with Ho Chi Minh.jpg
Trang 84, "Days with Ho Chi Minh".



C.2 Kết-luận:

C.2(a) Bất cứ ai không có lòng tín ngưỡng ở thiêng liêng đều rất sợ chết. Người có lòng tín ngưỡng tin tưởng linh hồn của mình bất diệt, do đó sự sợ hãi về một cái chết tạm thời không quá lớn. Nguyễn Ái Quốc theo chủ nghĩa Cộng-sản, mà nền tảng căn bản là duy-vật và vô-thần, do đó đương nhiên là không tin ở linh hồn đầu thai kiếp trước, kiếp sau gì hết. Do đó, nỗi sợ hãi về sự mất mát một cuộc sống duy nhất rất là lớn.

Nói tóm lại, nếu Nguyễn Ái Quốc sợ thất thần, và đi đứng như một cái xác không hồn, là hoàn toàn hợp lý. “Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn” (“Đoạn-trường tân-thanh”, câu 2516), kiểu như những ngày cuối đời của Saddam Hussein (1937-2006) hay là Muammar Gaddafi (1942-2011).

C.2(b) Khoan đã! Nguyễn Văn Huy không có bằng-chứng xác-minh Hồ Chí Minh là kẻ vô-thần, trái lại Vy-Thanh Nguyễn Văn Thùy (đã được đề-cập ở phần D.5, "Kỳ 1 - Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh đều có một vết sẹo gần chót tai trái, và qua đó Sở Mật-thám Pháp xác định được rằng hai người này chỉ là một") lại có bằng-chứng Hồ tin có mệnh trời. Thế mới chết !

Ở trang 183 của quyển "Hồ Chí Minh cứu nước?", Vy-Thanh in tấm hình chụp lá thư thứ hai của Tống Văn Sơ (Nguyễn Ái Quốc/Hồ Chí Minh) gởi cho Lâm Đức Thụ, sau khi Tống bị cảnh-sát Hồng-Kông bắt vào ngày 06/06/1931.



Thư số 2 Tống Văn Sơ gởi Lâm Đức Thụ 1931 (Chinese).jpg
Vy-Thanh chú-thích: "Thư số 2 viết bằng bút chì, dự-định lén gởi ra ngoài, nhưng bị Sở Cảnh-sát Anh ở Hồng-Kông bắt được". Chữ viết bằng chữ phồn-thể, đọc từ trên xuống và từ bên phải qua bên trái.



Thư số 2 Tống Văn Sơ gởi Lâm Đức Thụ (reprinted).jpg
Lá thư số 2 được người thời nay đánh máy lại bằng chữ giản-thể của Tàu lục-địa; đi từ trên xuống và từ bên trái qua bên phải.



Song-ngữ phồn-thể (dựa trên bản tiếng Tàu đã được viết lại bằng giản-thể):

"Phác 樸 Chân 真 tiên 先 sanh 生 kiến 見

"Thân 親 ái 愛 môn 們.

"Dư 予 giá 這 kỷ 幾 nhật 日 nhẫn 忍 thổ 吐 huyết 血; tiện 便 huyết 血 thập 十 phân 分 quyện 倦 nhược 弱; nhược 若 trường 長 thử 此 hạ 下 khứ 去 , ? thị 是 phạ 怕 nan 難 miễn 免 tác 作 ngục 狱 trung 中 quỷ 鬼 lạc 落!

"Đãn 但 sự 事 sự 事 giai 皆 do 由 thiên天 định 定. Nhĩ 你 môn 們 bất 不 yếu 要 quải 掛 tâm 心 dã, 也 bất 不 yếu 要 thám 探,miễn 免 sanh 生 chi 枝 tiết 節."

(*) Chú-thích của Nguyễn Văn Huy

(i) Câu "Phác 樸 Chân 真 tiên 先 sanh 生 kiến 見" không nằm trong hình chụp thư số 2.

(ii) Theo phong-bì của lá thư ở trên (đăng ở trang 181 của quyển "Hồ Chí Minh cứu nước?"), người nhận tên là Lý 李 Phác 樸 Chân 真.

Tống Văn Sơ viết quá dối, do đó người giúp Vy-Thanh nhận dạng chữ dù có cố-gắng mấy cũng không thể đạt được kết-quả trăm phần trăm. Do đó, bản dịch ra Việt-ngữ dưới đây (dựa trên bản dịch trong sách của Vy-Thanh) cũng không thể hoàn-hảo được. Tuy-nhiên, chúng-ta chỉ cần một câu ngắn trong đó, như được in đậm dưới đây:

"Gởi Phác Chân tiên sinh,

"Những người thân-ái,

"Tôi mấy hôm nay thổ ra toàn là máu, mệt-mỏi vô-cùng. Nếu cứ như vầy kéo dài, thì e rằng khó mà tránh khỏi việc ra ma trong ngục. Thế nhưng việc việc đều do trời định. Các anh đừng để tâm, đừng dò-la, để khỏi sanh thêm chi-tiết."

Vấn-đề Hồ Chí Minh có thật sự tin ở định-mệnh hay không, chúng-ta không cần phải quan-tâm, vì đó là lời nói của một anh nói láo chuyên-nghiệp.

Nguyễn Văn Huy

(Đăng ngày 10/03/2016 - Sửa-chữa và thêm mới vào ngày 27/04/2019)


Nếu độc-giả có nhã-ý cho Like, xin nhấn nút Like và sau đó nhấn thêm nút Confirm ("xác-nhận"). Xin cảm ơn.