(151) Việt Tân bịa chuyện Hồ Chí Minh là người Tàu


Tóm-tắt đầu dây, mối nhợ
(bài gồm khoảng 11 ngàn 100 chữ)

Rồng Việt, một "Facebook friend" của Nguyễn Văn Huy, từng viết nhiều bài để chứng-minh Hồ Chí Minh là người Tàu. Việc chứng-minh Hồ Chí Minh là người Tàu nằm trong một âm-mưu thâm-độc của Việt Tân, mà chủ-tướng dấu mặt của Việt Tân không ai khác hơn anh Hẹ Nguyễn Tấn Dũng. Âm-mưu này nhằm đập tan lòng tự-tôn của người Việt (vì bị người Tàu cai-trị trong mấy chục năm mà không biết) để giúp cho cuộc xâm-lăng của Trung Cộng trong tương-lai sẽ thành-công tốt-đẹp hơn. Nguyễn Văn Huy muốn xác-định Rồng Việt có đúng là một "thân hữu của Việt Tân" hay không, do đó đến thăm viếng trang Facebook của ảnh vào ngày 26/03/2019 và bị lôi-cuốn vào một cuộc tranh-luận.



Nguyễn Ái Quốc, quan-khách, các giảng-viên và học-viên được chụp hình trước trụ sở của Quốc Dân Đảng Tàu tại Quảng Châu vào ngày 01/01/1925.



(Tấm hình trên được trích ra từ trang 63, "Ho Chi Minh de l'Indochine au Vietnam" của Daniel Hémery, xuất bản vào năm 1990 bởi nhà xuất-bản Découvertes Gallimard ở Pháp)


Xin độc-giả lưu-ý:
Sau khi nhấn vào một cái link để xem một đoạn văn bên trong bài viết (thí-dụ như "xem phần A.1", "xem phần B.2", v.v...), nếu muốn trở lại chỗ cũ, độc-giả chỉ cần nhấn vào nút "Back" hoặc mũi tên chỉ qua bên trái của browser.


Mục-lục






---------------------------------

A. Cuộc tranh-luận đợt 1 giữa Rồng Việt và Nguyễn Văn Huy

A.1 Rồng Việt cho rằng Hồ Chí Minh là người Tàu:

Phía dưới bài viết của Rồng Việt đăng trên Facebook ngày 25/03/2019, trong một cái còm đăng vào giờ 07:18, ảnh viết một câu như sau:

"Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, không phải là người Việt. Hồ Chí Minh là tên gián điệp người Hán Chinese."

Nguyễn Văn Huy bèn góp ý-kiến như sau:

"Xin lỗi Rồng Việt, Nguyễn Văn Huy có ý-kiến khác với Rồng Việt. Xin xem blog "Những chứng cớ lịch sử bịp bợm của 'Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo'" của Nguyễn Văn Huy."


A.2 Rồng Việt không đối-thoại:

Nguyễn Văn Huy không ngạc-nhiên khi thấy phản-ứng của Rồng Việt là theo đúng bài-bản của Việt Tân trong việc đối-phó với miệng-mồm độc-hại của Nguyễn Văn Huy . Đó là tất-cả các cơ-quan tuyên-truyền của Việt Tân, thí-dụ như Dân Làm Báo, các Ban Việt-ngữ của BBC, VOA và RFA, v.v... tuyệt-đối không nhắc đến cái blog "Những chứng cớ lịch sử bịp bợm của 'Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo'" trong mọi trường-hợp. Dụng-ý của Việt Tân là không để cho công-chúng biết đến loạt bài này. Nguyễn Văn Huy đã thử chửi họ (và cả những người "dấy máu ăn phần" nữa) một cách tàn-tệ trong bài "Kỳ 1 - Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh đều có một vết sẹo gần chót tai trái, mà qua đó Sở Mật-thám Pháp xác định được rằng hai người này chỉ là một", như sau:

"Kết-hợp tất-cả những chi-tiết đó với chi tiết về vết sẹo, chúng ta có đầy-đủ những chứng-cớ lịch-sử giúp xác-minh Hồ Tập Chương - hay Hồ Quang gì đó - chỉ là một nhân-vật ngụy-tạo của đám con nít tập-tành nói láo như là anh Hẹ Hồ Tuấn Hùng, các đồng-đảng Tàu-Việt, và những người Việt theo đóm ăn tàn ."



Thầy đồ dạy trẻ.jpg


(Hình trên được trích ra từ trang web http://nguyentl.free.fr/autrefois/examen/Thay_giao.jpg)


Vậy mà trong mấy năm qua Việt Tân vẫn làm thinh. Nguyễn Văn Huy đành chào thua nước lỳ của họ .

Cũng theo bài-bản đó, Rồng Việt nhất-quyết không đối-thoại với Nguyễn Văn Huy, nghĩa là tranh-cãi về luận-cứ của Nguyễn Văn Huy, mà chỉ viết một cái còm gồm nhiều đoạn văn không đầu, không đuôi, vào ngày 26/03/2019 giờ 21:39. Do đó, khi viết bài này (06/04/219), Nguyễn Văn Huy thêm số thứ-tự cho dễ tham-khảo. Xin trích lại những đoạn tiêu-biểu, như sau:

A.2(a) "Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) đã không đến, hay bị sát hại , đã không có mặt tại Canton sau ngày 11 tháng 11, 1924. Rồng Việt"


A.2(b) "Vết sẹo tại vành tai chỉ cần giải phẫu ngoại hình thì có được sự giống nhau."


A.2(c) "Phân tích so sánh về khả năng chữ Hán của Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) là trình độ sơ cấp tiểu học; trong khi Hồ Tập Chương( Lý Thụy, Hồ Quang) ở trình độ đại học của một người Hán Hakka điêu luyện là chính xác."


A.2(d) "Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) không nói được tiếng Quảng Đông và tiếng Anh thì không thể làm thông dịch viên cho Mikhail Markovich Borodin."


A.2(e) "Trong những người làm việc cho Mikhail Markovich Borodin không có ai tên là Lý Thụy, hay Nguyễn Ái Quốc."

(bỏ vài đoạn không có liên-quan tới đề-tài tranh-luận)


A.2(g) "Ngày 11 tháng 11 nǎm 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới Quảng Châu, lấy tên là Lý Thụy, làm phiên dịch trong phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô do Mikhail Markovich Borodin làm trưởng đoàn đến giúp Chính phủ Trung Hoa Dân quốc [24]. (Wikipedia )."

Chú-thích cho phần A.2(g) vào ngày 06/04/2019:

Đoạn văn A.2(g) ở trên được trích ra từ bài "Hoạt động của Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1911-1941" của Wiki.


A.2(h) "Tháng 10 năm 1924. Hồ Quang (胡光) khởi đầu gia nhập hoạt động đoàn Thanh niên Cộng sản (China), có khả năng chính trị tốt, ông giao thiệp nhiều thành viên Nữ đảng. ( Huỳnh Tâm)".

Chú-thích cho phần A.2(h) vào ngày 06/04/2019:

Đoạn văn A.2(h) ở trên được trích ra từ bài "Hồ Chí Minh, một gián điệp hoàn hảo - Kỳ 10" của Huỳnh Tâm".



Screenshot của những lý-luận của Rồng Việt



A.3 Rồng Việt sửa-đổi lịch-sử mà không nêu ra bằng-cớ:

Nguyễn Văn Huy phản-ứng qua hai cái còm vào giờ 01:26 và 01:37 của ngày 27/03/2019, như sau:


A.3(a) Cái còm thứ nhất:

Rồng Việt viết: "Nguyễn Tất Thành (nguyễn Ái Quốc) đã không đến, hay bị sát hại , đã không có mặt tại Canton sau ngày 11 tháng 11, 1924. Rồng Việt"

"Sự kiện trên không có tài-liệu bảo-kê. Tuy nhiên, để cho Rồng Việt không bị ấm-ức, xin kê ra đây tài-liệu bảo-kê cho sự việc Nguyễn Ái Quốc xuất-hiện ở Quảng Châu vào năm 1924. Nó đã được lưu-trữ trong thư-khố của Nga.

"Xin trích đoạn C.4(b) trong bài "Hồ Chí Minh gian hùng sử (2) - Bán người (kỳ 1)" của Nguyễn Văn Huy, như sau:

"Trong khi đó, theo tài-liệu của "Russian Center for the Preservation and Study of Documents of Modern History" ("Trung-tâm của nước Nga cho sự Bảo-tồn và Nghiên-cứu về những Tài-liệu của Lịch-sử Hiện-đại") thuộc Thư-khố Quốc-gia của Nga, thì Nguyễn Ái Quốc tới Quảng-Châu vào ngày 11/11/1924. Xin độc-giả xem chi-tiết ở trang 72, "Ho Chi Minh: the missing years - 1919-1941", của Sophie Quinn-Judge, dưới đây:

"Ho announced his arrival in Canton to his communist contacts in several letters dated 12 November 1924. He claimed to have arrived the day before,[13]"

"("Hồ thông-báo cho những người Cộng-sản có liên-hệ biết ảnh đã tới Quảng-Châu trong những lá thư đề ngày 12/11/1924. Ảnh nói rằng ảnh đã tới vào ngày hôm trước, [13]")"

"[13]. RC,495,154,594,p. 16.

("[13]. Thư-khố Nga, 495, 154, 594, trang 16.")"



Screenshot của cái còm (comment) thứ nhất của Nguyễn Văn Huy



Chú-thích cho phần A.3(a) vào ngày 06/04/2019:

Nguyễn Văn Huy vừa phát-hiện ra anh Rồng Việt này điên .

(i) Lý-do thứ nhất:

Trong phần A.2(a), Rồng Việt viết:

"Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) đã không đến, hay bị sát hại, đã không có mặt tại Canton sau ngày 11 tháng 11, 1924." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

Tuy-nhiên, trong phần A.2(g), Rồng Việt lại viết:

"Ngày 11 tháng 11 nǎm 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới Quảng Châu, lấy tên là Lý Thụy, làm phiên dịch trong phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô do Mikhail Markovich Borodin làm trưởng đoàn đến giúp Chính phủ Trung Hoa Dân quốc [24]. (Wikipedia )."

Như vậy, Rồng Việt cho rằng Nguyễn Ái Quốc vừa không có mặt tại Quảng Châu sau ngày 11/11/1924, lại vừa có mặt tại Quảng Châu sau ngày 11/11/1924. Đó là cái điên thứ nhất.

(ii) Lý-do thứ hai:

Trong phần A.2(e), Rồng Việt viết:

"Trong những người làm việc cho Mikhail Markovich Borodin không có ai tên là Lý Thụy, hay Nguyễn Ái Quốc." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

Một lần nữa, Nguyễn Văn Huy xin trích đoạn phần A.2(g):

"Ngày 11 tháng 11 nǎm 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới Quảng Châu, lấy tên là Lý Thụy, làm phiên dịch trong phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô do Mikhail Markovich Borodin làm trưởng đoàn đến giúp Chính phủ Trung Hoa Dân quốc [24]. (Wikipedia)." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

Như vậy, Rồng Việt cho rằng vừa không có Lý Thụy, lại vừa có Lý Thụy làm việc cho Borodin. Đó là cái điên thứ hai.

Nhìn theo một khía-cạnh khác, chỉ trong một cái còm không có gì dài lắm vào ngày 26/03/2019, giờ 21:39, anh Rồng Việt viết ba đoạn văn chửi cha lẫn nhau . Do đó, nếu không phải là điên, thì là cái gì? (Chấm-dứt phần chú-thích)


A.3(b) Cái còm thứ hai:

"Rồng Việt viết: 'Vết sẹo tại vành tai chỉ cần giải phẫu ngoại hình thì có được sự giống nhau.'

"Ai nói điều đó cũng được. Nếu không có tài-liệu lịch-sử bảo-kê, thì lời nói đó vẫn chỉ là "khẩu thuyết vô bằng" ("lời nói không có bằng-cớ đi kèm"). Mỗi một tấm hình về lỗ tai trong bài viết "Kỳ 1 - Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh đều có một vết sẹo gần chót tai trái, mà qua đó Sở Mật-thám Pháp xác định được rằng hai người này chỉ là một" của Nguyễn Văn Huy đều được dẫn nguồn lịch-sử. Trong khi đó Hồ Tuấn Hùng và Huỳnh Tâm chuyên quơ-quào những tấm hình về Hồ Chí Minh có nguồn-gốc hẳn-hoi rồi nhận vơ là hình Hồ Tập Chương."

Chú-thích cho phần A.3(b) vào ngày 06/04/2019:

(i) Trong cái còm của Rồng Việt vào ngày 06/04/2019 giờ 04:24, có hai tấm hình. Bên trái được cho là hình Nguyễn Tất Thành. Bên phải được cho là hình Hồ Tập Chương. Rồng Việt viết:

"Hai hình ảnh trên chứng minh và xác thực ai là thật-giả.

"1 - Nguyễn Tất Thành là người thực, bởi nguồn cung cấp của Sở di trú Pháp quốc (FRANCE).

"2 - Hồ Tập Chương là người giả mang tên Hu Zhiming, bởi nguồn cung cấp của Bộ an ninh Trung Cộng (MSS)."



Hai tấm hình trên do Rồng Việt lấy từ bài "Hu Zhiming, tên ma đầu đại bịp - Kỳ 8/14" của Huỳnh Tâm.


Hình Nguyễn Ái Quốc bên trái là tấm hình số 22 trong trang 69 của quyển "Hồ Chí Minh Cứu Nước" của Vy Thanh. Hình này được Cảnh-sát Cuộc Paris (Commissariat de Police de Paris) chụp để làm thẻ căn-cước. Huỳnh Tâm nói bừa rằng được lưu-trữ trong Bộ Di-trú của Pháp. Bức hình bên phải là hình Nguyễn Ái Quốc thực-thụ, nhưng Huỳnh Tâm bịa ra là hình của Hồ Tập Chương.


(ii) Trong phần Phụ-lục của bài "Kỳ 1 - Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh đều có một vết sẹo gần chót tai trái, mà qua đó Sở Mật-thám Pháp xác định được rằng hai người này chỉ là một", Nguyễn Văn Huy chứng-minh rằng Huỳnh Tâm là một anh đại bịp. Điều này lại đúng với tấm hình Nguyễn Ái Quốc ở bên phải mà Huỳnh Tâm bịa là Hồ Tập Chương (xem bài "Hu Zhiming, tên ma đầu đại bịp - Kỳ 8/14 (Huỳnh Tâm)" của Huỳnh Tâm).

Tấm hình gốc của cái gọi là hình Hồ Tập Chương ở trên nằm trong trang 131 của quyển sách "Ho Chi Minh de l'Indochine au Vietnam" của Daniel Hémery, xuất-bản vào năm 1990 bởi nhà xuất-bản Découvertes Gallimard ở Pháp.



Bức hình mà Huỳnh Tâm cho là hình Hồ Tập Chương do Bộ an ninh Trung Cộng (MSS) cung cấp. Thật ra do ảnh chôm-chĩa hình Nguyễn Ái Quốc lúc còn trẻ từ trang 131 của quyển "Ho Chi Minh de l'Indochine au Vietnam"



Đây là hình rọi lớn tấm hình Nguyễn Ái Quốc trong sách của Hémery, mà Huỳnh Tâm nhận vơ là hình Hồ Tập Chương. Xin chú-ý vết sẹo trên chót tai trái của Nguyễn Ái Quốc (trong cái vòng màu vàng) trong tấm hình trong trang 131 của sách của Daniel Hémery.



Cận ảnh vành tai trái của Nguyễn Ái Quốc. Vết sẹo trong cái vòng tròn có mặt trong tất-cả tấm hình Nguyễn Ái Quốc từ lúc mới tới Pháp cho đến lúc chết.




Trích-đoạn 1:

F.4 Vết sẹo qua một tấm hình chụp Nguyễn Ái Quốc lúc còn trẻ (in trong sách của Vy Thanh):

"F.4(a) Ở trang 33, "Hồ Chí Minh cứu nước?", Vy-Thanh in trang đầu của tập câu hỏi (Questionnaire) trong thủ-tục xin nhập học trường "Quốc-tế Lê-Nin" của Linof (Nguyễn Ái Quốc) vào năm 1935 (sau khi ra tù Hồng Kông rồi về Nga, vào năm 1934), trong đó có một tấm hình của ảnh. Xin xem dưới đây:"



Đơn xin nhập học trường Quốc-tế Cộng-sản của Nguyễn Ái Quốc.jpg
Trang đầu của tập câu hỏi dành cho Nguyễn Ái Quốc



"Ở trang 70 của quyển "Hồ Chí Minh cứu nước?", tấm hình đó được rọi lớn ra và được đánh số 29. Xin độc-giả chú-ý vết sẹo ở vành tai trái của Nguyễn Ái Quốc:"



Hình Nguyễn Ái Quốc trong tờ đơn xin học trường Quốc-tế Lê-Nin 1935 marked.jpg
Trang 70 của quyển "Hồ Chí Minh cứu nước?". Tấm hình trong đó được rọi lớn ra và được đánh số 29. Xin độc-giả chú-ý vết sẹo ở vành tai trái của Nguyễn Ái Quốc y-chang vết sẹo trên vành tai trái của Nguyễn Ái Quốc trong sách của Hémery.



"Dưới đây là hình phóng-đại của vành tai trái trong tấm hình ở trên:



Hình phóng-đại tai trái của Nguyễn Ái Quốc trong đơn xin học trường Quốc-tế Lê-Nin 1935 small.jpg



"F.4(b) Ở trang 72 của quyển "Hồ Chí Minh cứu nước?", Vy-Thanh chú-thích về tấm hình 29 như sau:

"Hình dán trên hồ sơ lý lịch của Lin/лнн/Sòng Wén Chū/Tống Văn Sơ, tức Nguyễn Ái Quốc, tại trường Quốc-tế Lenin (1935). [Nguồn: RGASPI]""

Trích-đoạn 2:

"Ngoài ra, xin độc-giả so-sánh tấm hình số 29 này với tấm hình của Hémery ở phần F.3 ở trên. Ngoại-trừ những bóng tối trên mặt, có thể nói hai tấm ảnh đến từ một âm-bản, trong đó hình của Hémery kém rõ-ràng nhất. Phần bên trái của gương mặt được đèn của tiệm hình (studio) rọi sáng, nhưng tại sao hốc mắt và lỗ tai bên đó lại tối thui? Rõ-ràng là Hémery đã dùng cọ bôi đen. Nói không chừng, Hémery lấy hình của Nguyễn Ái Quốc từ một quyển sách khác, rồi bôi đen và cũng không nêu xuất-xứ (source) để khỏi bị kiện về bản quyền.



Bảng đối-chiếu hai tấm hình Nguyễn Ái Quốc trẻ.jpg
Bảng đối-chiếu tấm hình Hồ Chí Minh lúc còn trẻ của Hémery (bên trái) và hình 29 của Vy Thanh (bên phải). Hiển-nhiên, hình của Hémery đã được chế-biến từ hình 29.



"Có một điều lạ-lùng là trừ Vy Thanh ra, từ chị Quinn-Judge, cho tới Duiker, Brocheaux và Hémery, đều phạm tội không ghi xuất-xứ của một tấm hình nào đó. Ít nhất phải cho biết số hồ-sơ của Thư-khố Quốc-gia Pháp để người-ta kiểm-chứng chớ. Rốt-cuộc với những tấm hình của họ được trích-dẫn trong bài này, không tấm nào không bị lộ ra là đã bị cắt-xén và sửa-đổi (doctored) từ một tấm hình gốc nào đó."

Vy Thanh đã đến tận Thư-khố Quốc-gia của Nga để chụp được văn-bản gốc (có dán tấm hình mà Huỳnh Tâm bịa là Hồ Tập Chương) và đã ghi mã-số của Thư-khố để độc-giả có thể kiểm-chứng. Trong khi đó, Huỳnh Tâm chả cần đi đâu cứ ngồi một chỗ rung đùi mà bịa ra "nguồn cung cấp của Bộ an ninh Trung Cộng (MSS)" . Hay thì thôi ! (Chấm-dứt phần chú-thích)


A.3(c) Cái còm thứ ba:

"Rồng Việt viết: 'Phân tích so sánh về khả năng chữ hán của Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) là trình độ sơ cấp tiểu học; trong khi Hồ Tập Chương (Lý Thụy, Hồ Quang) ở trình độ đại học của một người Hán Hakka điêu luyện là chính xác.'

"Sự kiện trên không có tài-liệu bảo-kê."



Screenshot của hai cái còm thứ 2 và thứ 3 của Nguyễn Văn Huy



A.3(d) Cái còm thứ tư:

Rồng Việt viết: "Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) không nói được tiếng Quảng Đông và tiếng Anh thì không thể làm thông dịch viên cho Mikhail Markovich Borodin."


A.3(d)(1) "Sự kiện trên không có tài-liệu bảo-kê. Tuy nhiên, để cho Rồng Việt không bị ấm-ức, xin kê ra đây tài-liệu bảo-kê cho sự việc Nguyễn Ái Quốc biết rành tiếng Quảng Đông. Từ năm 1925, Nguyễn Ái Quốc làm giảng-viên cho trường Võ-bị Hoàng Phố trong thành-phố Quảng Châu. Dạy học tại Quảng Châu mà không biết tiếng Quảng Đông thì dạy cho ai? Nếu chữ Nho mà Nguyễn Ái Quốc cũng không rành như Rồng Việt nói thì ai dám cho ảnh làm giảng-viên trường Hoàng Phố?

"Xin trích lời chú-thích dưới một tấm hình trong phần "D.6 Nguyễn Ái Quốc từng đi Hàng Châu và Thượng Hải để nghiên-cứu kế-hoạch gài-bẫy Phan Bội Châu" trong bài "Hồ Chí Minh gian hùng sử (2) - Bán người (Kỳ 1)" của Nguyễn Văn Huy, như sau:

"Nguyễn Ái Quốc, quan-khách, các giảng-viên và học-viên trước trụ sở của Quốc Dân Đảng Tàu vào ngày 01/01/1925 (Tết Dương-lịch). Hình được trích ra từ trang 63, "Ho Chi Minh de l'Indochine au Vietnam" của Daniel Hémery."



Tấm hình này chính là tấm hình đăng ở phần "Tóm-tắt đầu dây, mối nhợ" của bài này



Screenshot của phần trên của cái còm thứ tư của Nguyễn Văn Huy



"Chú-thích của Nguyễn Văn Huy về tấm hình được đề-cập ở trên:

"(i) Quyển "Ho Chi Minh de l'Indochine au Vietnam" của Daniel Hémery, xuất bản vào năm 1990 bởi nhà xuất-bản Découvertes Gallimard ở Pháp.

"Tấm hình lớn ở trên là một trong những tấm hình do Lâm Đức Thụ chụp và sao thêm một bản gởi cho Mật-thám Pháp để lãnh tiền. Xin xem "Ho Chi Minh: a life", trang 145, dòng 9-15, của William Duiker. Pháp khó nhận ra Lý Thụy là Nguyễn Ái Quốc qua tấm hình này, vì không có dấu vết đặc-biệt trên mặt. Tấm hình ở phần D.3(a) mới có tính-cách quyết-định nhờ vào vết sẹo trên vành tai trái.



Lý Thụy (Nguyễn Ái Quốc) là người có cái đầu nằm trong vòng tròn màu vàng. Ảnh xoay mặt đi chỗ khác để Mật-thám Pháp không nhận-diện được, nhưng không ngờ chính vì làm vậy mà vết sẹo trên lỗ tai trái hiện ra rõ ràng dưới kiếng phóng-đại và tố-cáo Lý Thụy chính là Nguyễn Ái Quốc.



Chú-thích của Nguyễn Văn Huy vào ngày 21/05/2019:

Hình trên được trích ra từ tờ báo "Le Petit Parisien", xuất-bản ngày 13/09/1930. Độc-giả có thể download trang báo có tấm hình từ bài "Le Petit Parisien : journal quotidien du soir". Tấm hình này do Nguyễn Ái Quốc và Lâm Đức Thụ bố-trí chụp vào đầu năm 1925, nhưng tại sao Sở Mật-thám Pháp lại có được? Bằng-cớ là báo-chí đã đăng vào năm 1930. Báo-chí lấy từ đâu, nếu không phải do người làm việc trong Sở Mật-thám xì ra? Việc Nguyễn Ái Quốc bán đảng-viên bị lộ là do số báo này. Sau đó, Nguyễn Ái Quốc bị Quốc-tế Cộng-sản cho ngưng công-tác. Ảnh giận quá, bán cho Pháp cả các sếp Quốc-tế Cộng-sản lẫn Trung-ương-đảng ở Việt Nam cho bỏ ghét. Xem bài "Hồ Chí Minh gian hùng sử (3) - Bán đảng". (Chấm-dứt phần chú-thích)


"(ii) Theo Duiker ở dòng 22-32, trang 122, của "Ho Chi Minh: a life", Tôn Dật Tiên lúc đó đã hùa theo Cộng-sản Nga và cho một số đảng viên cao-cấp của Cộng-sản Tàu sinh-hoạt chung với đảng Quốc-Dân. Một trong những kết-quả đó là trường Hoàng-Phố đã được thành-lập theo ý muốn của người Nga. Chu Ân Lai làm chính-ủy của chi-bộ đảng của trường. Còn Nguyễn Ái Quốc được phong làm giảng-viên, cũng bảnh-chọe (oai-phong) như ai ."


A.3(d)(2) "Về trình-độ tiếng Anh của Hồ Chí Minh, xin trích một đoạn từ trang 66 của quyển "Ho Chi Minh: The missing years" của Sophie Quinn-Judge:

"Whether or not Ho was directly responsible to Voitinsky while he worked in China is unclear, but Voitinsky seems to be the most likely recipient of the reports which Ho would write in English from Canton (Voitinsky and Slepak were both, like Borodin, fluent in English, which was a decided advantage for work in China).

("Hồ có trực-tiếp chịu trách-nhiệm về Voitinsky, trong khi ảnh làm việc bên Tàu, hay không thì không rõ, nhưng dường như Voitinsky rất có thể là người nhận những bản báo-cáo mà Hồ viết bằng tiếng Anh, từ Quảng Đông (cả hai người Voitinsky và Slepak, giống như Borodin, đều thông-thạo tiếng Anh, mà điều đó là một lợi-điểm quyết-định cho công việc bên Tàu.") (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Trang 66, "Ho Chi Minh: The missing years" của Sophie Quinn-Judge



Screenshot của phần dưới của cái còm thứ 4 của Nguyễn Văn Huy



A.3(e) Cái còm thứ năm:

"Rồng Việt viết: '(e) Trong những người làm việc cho Mikhail Markovich Borodin không có ai tên là Lý Thụy, hay Nguyễn Ái Quốc.'

"Sự kiện trên không có tài-liệu bảo-kê. Tuy nhiên, để cho Rồng Việt không bị ấm-ức, xin kê ra đây tài-liệu bảo-kê cho sự việc cái tên Lý Thụy trong phái-bộ Borodin đã được ghi chép trong tài-liệu của Sở Mật-thám của Pháp. Đó là hai đoạn A.1(f) và A.1(g) trong bài " Hồ Chí Minh gian hùng sử (2) - Bán người (Kỳ 1)" của Nguyễn Văn Huy, như sau:

"A.1(f) In early 1925 Thu was able to warn the French that Ho Chi Minh was (End of page 71) in China and using the pseudonym Ly Thuy. [12]

("Vào đầu năm 1925, Thụ đã có thể cảnh-cáo người Pháp rằng Hồ Chí Minh đang ở Tàu và dùng tên giả là Lý-Thụy. [12]")

"[12]. AOM, SPCE 365, note Noel no. 155, 24 May 1925"

("[12]. AOM, SPCE 365, chú-thích của Noel số 155, 24/05/1925") (Trang 268, "Ho Chi Minh: the missing years, 1919-1941)")

"A.1(g) Ho's careful efforts to keep his presence a secret from the French were all to no avail."

("Những nỗ-lực cẩn-thận của Hồ trong việc giữ kín không cho Pháp biết sự có mặt của ảnh đều trở nên vô-ích")

"Xin lưu-ý Rồng Việt là đoạn văn "Vào đầu năm 1925, Thụ đã có thể cảnh-cáo người Pháp rằng Hồ Chí Minh đang ở Tàu và dùng tên giả là Lý-Thụy. [12]" cũng giúp xác-nhận việc Nguyễn Ái Quốc hoặc Lý Thụy (tức là Hồ Chí Minh) đã có mặt tại Quảng Châu vào năm 1924. (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Screenshot của cái còm thứ 5 của Nguyễn Văn Huy.



A.3(f) Cái còm thứ sáu:

"Tất cả những sự kiện nêu trong 7 bài của loạt bài "Những chứng-cớ lịch-sử bịp bợm của 'Hồ Chí Minh sinh bình khảo'" đều có tài-liệu bảo-kê.

"Bốn bài đầu phân-tích những chứng-cớ lịch-sử bịp-bợm của Hồ Tuấn Hùng. Ba bài sau phân-tích những âm-mưu của Nguyễn Tấn Dũng và Việt Tân phía sau việc ra đời của quyển sách Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo và những bài viết lếu-láo của Huỳnh Tâm.

"Thí-dụ như trong phần "A.3 Hồ Tuấn Hùng không có khả năng đọc và hiểu sách báo Việt ngữ" của bài "Kỳ 5 - Đồng đảng của Hồ Tuấn Hùng (1) - Nguyễn Tấn Dũng và những người Tàu Việt", Hồ Tuấn Hùng đã bị vạch mặt với những chứng-cớ hiển-nhiên, đó là một anh Hẹ không biết tiếng Việt. Quyển sách "Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo" của ảnh thật ra là do những người Tàu Việt sanh ở Việt Nam viết ra, rồi giao cho ảnh đứng tên xuất-bản sách. Sự ra đời của quyển sách này nằm trong âm-mưu của Trung Cộng và anh Hẹ Nguyễn Tấn Dũng chuẩn-bị cho chiến-dịch công-tâm của Trung Cộng trước khi cuộc xâm-lăng Việt Nam thật-sự xảy ra."



Screenshot của cái còm thứ 6 của Nguyễn Văn Huy



A.3(g) Kết-luận:

"Nguyễn Văn Huy để ý thấy rằng cái còm của Rồng Việt không hề đề-cập đến những bài viết của Nguyễn Văn Huy, mặc-dù cái còm đó có ý-nghĩa là sự trả lời về những bài viết đó. Rồng Việt chỉ đưa ra những sự kiện và lý-luận của Việt Tân, mà những cái đó đã được ngụy-tạo ra để thay-đổi lịch-sử, do đó đã bị đánh đổ dễ-dàng bởi những chứng-cớ lịch-sử trung-thực trong Thư-khố Quốc-gia của Anh, của Pháp, của Nga, v.v... Làm như Rồng Việt, cuộc tranh-luận có thể kéo dài đến vô-tận mà không có kết-luận. Trong bao nhiêu năm qua, nếu Việt Tân có thể phá-vỡ những sự kiện và lý-luận của Nguyễn Văn Huy thì họ đã làm rồi, chứ không chịu im-lặng cho tới giờ này, để cho Nguyễn Văn Huy múa gậy vườn hoang từ năm 2015 cho tới bây giờ ."

Những cái còm của Nguyễn Văn Huy vào giờ 01:26 và 01:37 của ngày 27/03/2019 chấm-dứt ở đây.



Screenshot của phần Kết-luận của Nguyễn Văn Huy



B. Cuộc tranh-luận đợt 2 giữa Rồng Việt và Nguyễn Văn Huy


B.1 Rồng Việt đưa thêm thông-tin:

Sau cuộc tranh-luận đợt 1 giữa Rồng Việt và Nguyễn Văn Huy, Rồng Việt trở lại vấn-đề "(d) Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) không nói được tiếng Quảng Đông và tiếng Anh thì không thể làm thông dịch viên cho Mikhail Markovich Borodin" ở trên, trong một bài viết vào ngày 27/03/2019.

Rồng Việt đưa thêm những thông-tin lấy ra từ quyển “Nguyen Ai Quoc, the Comintern, and the Vietnamese Communist movement (1919-1941)" của Sophia Quinn-Judge, như sau:


B.1(a) “Although Nguyen Ai Quoc could not yet speak Cantonese, his arrival in the tropical port of Canton must have felt like a long-delayed homecoming. (page 71)


B.1(b) “On the 19 of September Quoc wrote to Albert Treint, a French Party member who had moved into the top ranks of the Comintern at the Fifth Congress. He was a full member of the ECCI as well as on the Secretariat. In this letter Quoc made clear his reservations about having to earn a living while in Canton. ‘To work for a living is not a problem, even in a country of which I know the written, but not the spoken language,’ he explained. ‘But in my case there are several inconveniences,’ he added. (page 71)


B.1(c) “Hồ Chí Minh (Li Shui, Ly Thuy, là Hu Guang, Hán Chinese) đã đến được Quảng Châu khoảng ngày 11 tháng 11 1924. (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)


"Việc Hồ có báo cáo trực tiếp với Voitinsky khi ông hoạt động tại Trung Quốc hay không thì không rõ, nhưng Voitinsky rất có thể là người thu nhận những báo cáo viết bằng tiếng Anh của Hồ từ Quảng Châu (Cả hai Voitinsky và Slepak, cũng như Borodin, đều thông thạo tiếng Anh, một lợi thế quan trọng để hoạt động tại Trung Quốc).

"Trong khi công việc thông dịch và thông tín viên của Hồ đủ để ông chi tiêu hàng ngày nhưng nó không tạo dựng cho ông được một vỏ bọc như là một phóng viên thực thụ. (p70)

Chú-thích cho phần B.1 vào ngày 06/04/2019:

(i) Phần "B.1 Rồng Việt đưa thêm thông-tin" thực-sự nằm trong trang 74 của quyển “Nguyen Ai Quoc, the Comintern, and the Vietnamese Communist movement (1919-1941), nhưng Rồng Việt lại dẫn trang 71.

Còn phần "B.1(b)" thực-sự nằm trong trang 70, nhưng Rồng Việt lại dẫn trang 71. Xin độc-giả xem trang 70 ở dưới.

Phần "B.1(c)" không đúng với nguyên-văn tiếng Anh như trong hai phần phần "B.1(a)" và phần "B.1(b)". Nội-dung của đoạn "B.1(c)" nằm trong trang 71, nhưng Rồng Việt lại dẫn trang 70.


(ii) Rồng Việt đã giở trò Ma-giáo (bây giờ người Việt trong nước thường kêu là bá-đạo) trong cách trích-dẫn sách của Sophie Quinn-Judge. Ảnh nhét thêm mệnh-đề "Li Shui, Ly Thuy, là Hu Guang, Hán Chinese" vào đoạn văn khiến cho độc-giả tưởng rằng nguyên-văn của Sophia Quinn-Judge có thông-tin đó. Lối viết đảo-điên này y hệt văn-phong của Hùynh Tâm và những tác-giả của quyển Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo, mà Hồ Tuấn Hùng chỉ là người đứng tên xuất-bản.Xin độc-giả chú-ý: quyển sách đó không phải do Hồ Tuấn Hùng viết, mà là do các anh mưu-sĩ của Việt Tân sáng-chế ra, rồi cho Hồ Tuấn Hùng đứng tên ra sách. Xin xem thêm thông-tin trong phần "A. Hồ Tuấn Hùng có đồng đảng hay không?" của bài viết "Kỳ 5 - Đồng đảng của Hồ Tuấn Hùng (1) - Nguyễn Tấn Dũng và những người Tàu Việt". (Chấm-dứt phần chú-thích)


B.1(d) “Hồ (Hồ Chí Minh, Lý Thụy thông dịch cho ROSTA, Cơ Quan Điện Báo Nga, tiền thân của thông tấn xã Tass, tháng 11 năm 1924) viết bằng tiếng Anh với lối hành văn súc tích thường lệ cho một người bạn vô danh ở QTCS: ʺTôi vẫn chưa gặp gỡ ai cả. Mọi người ở đây đều bận rộn về chuyến du hành lên phương Bắc của Bác sĩ Tônʺ [16]. (Sophie Quinn‐Judge, Hồ Chí Minh: Những năm tháng chưa được biết đến, Page 78)


B.2 Chứng-cớ của Rồng Việt chống lại Rồng Việt:

Nguyễn Văn Huy copy trang 71 của quyển sách mà Rồng Việt cho cái link ở trên, nhấn mạnh một đoạn văn, đăng kèm theo cái còm của mình vào ngày 27/03/2019, giờ 08:49, như sau:

“Cảm ơn Rồng Việt tìm được cái luận-án Tiến-sĩ của Sophia Quinn-Judge ở trên, vì hóa ra cái luận-án đó và quyển sách "Ho Chi Minh: the missing years 1919-1941" là một. Đoạn văn mà Nguyễn Văn Huy trích từ quyển sách để chứng-minh Nguyễn Ái Quốc có khả-năng viết tiếng Anh lại nằm trong trang 71 của cái luận-án. Như vậy, chứng-cớ của Rồng Việt đã chống lại Rồng Việt.” (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Trang 71, “Nguyen Ai Quoc, the Comintern, and the Vietnamese Communist Movement (1919-1941)" của Sophia Quinn-Judge



Xin nhắc lại: luận-cứ sai-trái của Rồng Việt về sự-việc Hồ Chí Minh không biết tiếng Anh đã được phân-tách trong phần "A.3(d)(2)"."

Chú-thích của Nguyễn Văn Huy vào ngày 21/05/2019:

Để tiện-lợi cho độc-giả trong việc tham-khảo, Nguyễn Văn Huy đã thay những cái link trong các bài Facebook bằng những cái link trong chính bài này.


B.3 Rồng Việt khai-tử Nguyễn Ái Quốc vào năm 1924:


B.3(a) Cái giá của sự lựa chọn:

Nguyễn Văn Huy đặt thẳng vấn-đề với Rồng Việt trong cái còm ngày 27/03/2019, giờ 09:43, như sau:

“Rồng Việt đặt vấn-đề: "Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc, người Việt) học tiếng Anh (English) khi nào? Bao lâu ? Ở đâu? Để có thể viết một lá thư "bằng tiếng Anh với lối hành văn súc tích" để chứng-minh Lý Thụy không phải là Hồ Chí Minh.”

“Phải chăng Rồng Việt muốn nói rằng Nguyễn Ái Quốc đã chết và được thay bằng Hồ Tập Chương vào năm 1924? Như vậy, phải chăng Rồng Việt muốn khai-tử Nguyễn Ái Quốc hai lần: lần thứ nhất vào năm 1924 và lần thứ hai vào năm 1932? Người ta chỉ có thể chết một lần. Do đó, Rồng Việt phải lựa chọn:

“(a) Hoặc là khai-tử Nguyễn Ái Quốc vào năm 1924 và Hồ Tập Chương là Lý Thụy.

“(b) Hoặc là khai-tử Nguyễn Ái Quốc vào năm 1932 rồi Hồ Tập Chương đóng thế vai.

“Cái lựa chọn sau thì rất phù-hợp với quyển Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo. Nhưng nếu vậy, Rồng Việt phải bỏ cái lý-luận rằng Lý Thụy không phải là Nguyễn Ái Quốc.

“Còn cái chọn lựa thứ nhất là tự làm khó mình, vì Rồng Việt phải tự mình đi tìm chứng-cớ cho việc Nguyễn Ái Quốc chết vào năm 1924 hoặc trước đó nữa, và sau đó phải chửi Hồ Tuấn Hùng lẫn Huỳnh Tâm nhặng-xị lên: "Hê! Nguyễn Ái Quốc đã chết vào năm 1924. Còn Nguyễn Ái Quốc nào chết vào năm 1932 nữa? Ôm sách cút đi cho khuất mắt ông!" Nói đùa thôi, chứ Nguyễn Văn Huy không phải là người Bắc." (Chú-thích ngày 06/04/2019: nghĩa là sẽ chửi kiểu khác, chứ không chửi theo kiểu đó )



Screenshot câu hỏi của Nguyễn Văn Huy về năm chết của Nguyễn Ái Quốc



B.3(b) Rồng Việt chọn Nguyễn Ái Quốc chết vào năm 1924:

Cuối cùng, trong cái còm của Rồng Việt đăng vào lúc 10:16 giờ, ngày 27/03/2019, ảnh chọn Nguyễn Ái Quốc chết trước ngày 11/11/1924 (nghĩa là Nguyễn Ái Quốc đã chết ở bên Nga vào năm 1924 hoặc trước đó và được thay-thế bằng một Lý Thụy cũng ở bên Nga). Mà theo Rồng Việt thì người này cũng chính là Hồ Quang và Hồ Tập Chương. Tuy nhiên, Rồng Việt cũng không bỏ qua cái khả-năng Nguyễn Ái Quốc lại chết một lần nữa vào năm 1932 . Nguyên-văn như sau:

B.3(b)(1) “Lý Thụy, Hồ Quang, Hồ Tập Chương, Hồ Chí Minh là Hán Chinese, không phải là Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Sinh Cung là người Viêt.


B.3(b)(2) “Còn chi tiết Nguyễn Ái Quốc chết vào năm 1924 hay 1932 là yếu tố phụ. Pháp và Nga sẽ đầu mối về việc này. (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)


B.3(b)(3) “Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) đã không đến, hay bị sát hại , đã không có mặt tại Canton sau ngày 11 tháng 11, 1924.


B.3(b)(4) “Lý Thụy (Hồ Chí Minh, Han Chinese) tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc (1925-1931), làm thông dịch viên tiếng Quảng Đông và tiếng Anh cho Mikhail Markovich Borodin.”



Screenshot của cái còm của Rồng Việt, trong đó khẳng-định Nguyễn Ái Quốc đã chết trước khi đi Quảng Châu vào năm 1924.



B.3(c) Tiến-sĩ Tàu nói Nguyễn Ái Quốc chết vào năm 1924:

Nguồn thông-tin mà Rồng Việt căn-cứ vào đó để khai-tử Nguyễn Ái Quốc vào năm 1924 chính là bài viết có tựa là “Was Ho Chi Minh a Taiwanese Hakka?”, đăng trên Internet vào ngày 14/04/2016 bởi Adrian Chan Wyles. Rồng Việt trích và đăng vô cái còm ngày 27/03/2019, giờ 08:02, như sau:

“The real ‘Nguyen Ai Quoc’ in fact died of tuberculosis in 1924. However, history also shows that ‘Nguyen Ai Quoc’ again appears on the world stage in 1931 as a member of the Communist Party of China, and a builder of Marxist-Leninist movements in Vietnam. (Adrian Chan-Wyles (PhD),14/04/2016)”

Nguyễn Văn Huy xin dịch dùm, không lấy tiền, như sau:

“Thật ra, Nguyễn Ái Quốc thật đã chết vì bệnh lao phổi vào năm 1924. Tuy nhiên, lịch-sử cũng cho thấy rằng “Nguyễn Ái Quốc” lại xuất-hiện trên sân-khấu thế-giới vào năm 1931 như là một đảng-viên của đảng Cộng-sản Tàu, và là một người xây-dựng những phong-trào Marxist-Leninist tại Việt Nam. (Adrian Chan-Wyles (Tiến-sĩ),14/04/2016)”



Screenshot của một phần của bài viết của Tiến-sĩ Tàu có liên-quan tới việc khai-tử Nguyễn Ái Quốc vào năm 1924.



C. Lời bàn của Nguyễn Văn Huy


C.1 Việt Tân nói dối như Cuội:

Trong bài nói trên, cái anh tự xưng là Tiến-sĩ Adrian Chan-Wyles không hề trưng ra bất-kỳ chứng-cớ lịch-sử nào để chứng-minh Nguyễn Ái Quốc đã chết năm 1924. Ảnh chỉ trích-dẫn nguồn “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” của Hồ Tuấn Hùng và nói rằng quyển sách đó cho biết Nguyễn Ái Quốc chết vào năm 1924. Nhưng, chính trong quyển sách đó, Hồ Tuấn Hùng khẳng-định Nguyễn Ái Quốc đã chết vào năm 1932 (xem bài dịch “Thiên 1: Hài kịch tráo rồng đổi phượng” của Thái Văn và screenshot ở dưới). Vậy là anh Tiến-sĩ này đã nói láo không có căn. Nếu Hồ Tuấn Hùng tuyên-bố Nguyễn Ái Quốc chết năm 1924 trong quyển sách của ảnh, thì anh Tiến-sĩ nói láo có căn, tuy rằng nói Nguyễn Ái Quốc chết năm 1924 hoặc năm 1932 đều là nói láo cả.



Trong Thiên 1 của quyển Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo, Hồ Tuấn Hùng khẳng-định rằng Nguyễn Ái Quốc chết vào năm 1932. Như vậy, anh Tiến-sĩ Tàu đã nói láo khi nói rằng quyển sách đó xác-nhận Nguyễn Ái Quốc chết vào năm 1924.



Nguyễn Văn Huy đã vạch trần những chứng-cớ lịch-sử bịp-bợm của Hồ Tuấn Hùng trong bài “Kỳ 2: Nói Nguyễn Ái Quốc chết trong năm 1932 là nói láo - tài liệu lịch sử của The Uk National Archives xác minh điều đó”. Qua những cái link trong bài đó, độc-giả có thể download rất nhiều tài-liệu lịch-sử của Thư-khố Quốc-gia Anh-quốc về Nguyễn Ái Quốc mà không phải tốn tiền, vì Nguyễn Văn Huy đã trả rồi.


Nói tóm lại, anh Hẹ Hồ Tuấn Hùng nói láo lần đầu (nói Nguyễn Ái Quốc chết vào năm 1932), anh Hẹ Adrian Chan-Wyles nói láo lần thứ hai (nói Nguyễn Ái Quốc chết vào năm 1924). Cuối-cùng anh Hẹ Rồng Việt nói láo lần thứ ba (nói Nguyễn Ái Quốc chết vào năm 1924 cũng được, mà chết vào năm 1932 cũng OK ). Nguyên-văn của Rồng Việt như sau:

“Còn chi tiết Nguyễn Ái Quốc chết vào năm 1924 hay 1932 là yếu tố phụ. Pháp và Nga sẽ đầu mối về việc này.”

Nói một cách khác, Việt Tân đã có sẵn cái danh-sách gồm Lý Thụy (thế vai Nguyễn Ái Quốc vào năm 1924), Hồ Tập Chương (thế vai Nguyễn Ái Quốc vào năm 1932) và Hồ Quang (thế vai Nguyễn Ái Quốc vào năm 1938) và đảng-viên cứ tùy thời nhặt lấy một cái tên để cãi nhau với người ta.

Như vậy, Rồng Việt thừa biết tình-trạng mâu-thuẫn tràn-lan trong những bài viết của phe của ảnh, nhưng ảnh không quan-tâm, miễn sao Nguyễn Ái Quốc chân-chánh bị khai-tử là vui rồi . Đấy gọi là tư-cách viết sử của những mưu-sĩ của Việt Tân.

Từ năm 2004, Việt Tân mở một chiến-dịch tuyên-truyền bịa đặt cờ Việt Nam Cộng Hòa là bản sao của cờ triều Nguyễn (xin xem bài "(146) Việt Tân bịa chuyện cờ Việt Nam Cộng Hòa là bản sao của cờ Thành Thái"). Đến cuối năm 2008, Việt Tân lại mở chiến-dịch tuyên-truyền bịa đặt Hồ Chí Minh là người Tàu, qua quyển sách Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo với Hồ Tuấn Hùng là người đứng tên ra sách. Tuy nhiên, quyển sách đó không gây ra được tiếng vang nào. Phải đợi đến khi Huỳnh Tâm phát-động chiến-dịch lần thứ hai qua những bài viết trên báo mạng Dân Làm Báo từ năm 2013, và đã đưa nghệ-thuật nói láo lên một tầng cao mới, thì mới có kết-quả tốt đẹp ở trong nước lẫn hải-ngoại .


C.2 Rồng Việt điên hay điên-đảo?

C.2(a) Nếu Nguyễn Ái Quốc có thể chết hai lần, thì quả-thật sự-việc “chết vào năm 1924 hay 1932 là yếu tố phụ”. Vì Rồng Việt lý-luận kiểu vậy, Nguyễn Văn Huy mới cho rằng ảnh điên. Nói cho đúng, ảnh lý-luận điên-khùng, còn nói chuyện thì đảo-điên, điên-đảo . Trong lọat bài "Những chứng cớ lịch sử bịp bợm của 'Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo'", Nguyễn Văn Huy đã nhiều lần vạch ra những lý-luận điên-khùng của Hồ Tuấn Hùng, nhưng cuối cùng khám-phá ra rằng quyển sách Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo do nhiều người Tàu Việt viết ra, còn Hồ Tuấn Hùng chỉ là người đứng tên xuất-bản. Do đó, mới có tình-trạng rối-loạn đa nhân-cách (“Multiple-Personality Disorder”) trong suốt quyển sách đó.


C.2(b) Thí-dụ như trong phần "A.2(h)" ở trên, Rồng Việt viết như sau:

"Tháng 10 năm 1924. Hồ Quang (胡光) khởi đầu gia nhập hoạt động đoàn Thanh niên Cộng sản (China), có khả năng chính trị tốt, ông giao thiệp nhiều thành viên Nữ đảng. ( Huỳnh Tâm)"

Còn trong phần "B.1(c)" của bài này, Rồng Việt viết như sau:

“Hồ Chí Minh (Li Shui, Ly Thuy, là Hu Guang, Hán Chinese) đã đến được Quảng Châu khoảng ngày 11 tháng 11 1924.”

Theo trích-đoạn ở trên, vào tháng 10/1924, Hồ Quang đang ở Tàu. Còn theo trích-đoạn ở dưới, Hồ Quang chính là Lý Thụy, vào tháng 10/1924 vẫn còn đang ở Nga, và sau ngày 11/11/1924 mới có mặt ở Tàu. Điều đó có nghĩa là, vào tháng 10/1924, Hồ Quang vừa đang sống ở bên Nga vừa đang sống ở bên Tàu.

Lý-luận kiểu như vậy, nếu không gọi là điên, thì gọi là gì?


C.2(c) Xin cho thêm một thí-dụ nữa. Trong phần A.2(e), Rồng Việt phát-biểu:

"Trong những người làm việc cho Mikhail Markovich Borodin không có ai tên là Lý Thụy, hay Nguyễn Ái Quốc."

Trong khi đó, trong phần "B.3(b)(4)" ở trên, Rồng Việt phát-biểu:

Lý Thụy (Hồ Chí Minh, Han Chinese) tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc (1925-1931), làm thông dịch viên tiếng Quảng Đông và tiếng Anh cho Mikhail Markovich Borodin.”

Như vậy, theo Rồng Việt, trong những người làm việc cho Mikhail Markovich Borodin vừa không có Lý Thụy, lại vừa có Lý Thụy. Oh my God! Nguyễn Văn Huy đang hối-hận vì đã đi tranh-cãi với một người điên .

Điên mà có thể gạt vô-số người đọc trong cả chục năm qua, vậy thì, nói không chừng, những người bị gạt cũng điên tuốt .


C.3 Việt Tân sửa-đổi lịch-sử mà không cần bằng-chứng:

C.3(a) Lý-sự cùn:

Trong phần "A.2(d)" ở trên, Rồng Việt khẳng-định như sau:

"Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) không nói được tiếng Quảng Đông và tiếng Anh thì không thể làm thông dịch viên cho Mikhail Markovich Borodin."

Như vậy, Rồng Việt đã dựa vào yếu-tố Nguyễn Tất Thành không biết tiếng Anh, để mà lý-luận rằng:

(a) Lý Thụy (Nguyễn Ái Quốc) giỏi tiếng Anh.

(b) Trong khi đó, Nguyễn Tất Thành không biết tiếng Anh.

(c) Như vậy, Lý Thụy không phải là Nguyễn Tất Thành.

(d) Như vậy, Nguyễn Tất Thành đã chết trước ngày 11/11/1924.

(e) Sau đó, Hồ Tập Chương (Hồ Quang) đóng thế vai Nguyễn Tất Thành và dùng bí-danh mới là Lý Thụy.

Nói tóm lại, chỉ vì Nguyễn Tất Thành không biết tiếng Anh, cho nên Nguyễn Tất Thành phải chết, để cho đúng với lịch-sử do Việt Tân chế ra. Hãi quá !

Nhưng vấn-đề là Rồng Việt không có chứng-cớ để xác-nhận Nguyễn Tất Thành không biết tiếng Anh . Do đó, ảnh hỏi ngược lại Nguyễn Văn Huy trong cái còm ngày 27/03/2019, giờ 08:57, như sau:

“Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc, người Việt) học tiếng Anh (English) khi nào? Bao lâu ? Ở đâu? Để có thể viết một lá thư "bằng tiếng Anh với lối hành văn súc tích.

“Người viết thư cho một người bạn vô danh ở Quốc-tế Cộng-sản, bằng tiếng Anh với lối hành văn súc tích, là Lý Thụy (Hán Chinese) không phải là Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc, người Việt.”

Đó là một kiểu lý-sự cùn - kiểu đặt ngược vấn-đề khi không có chứng-cớ để bảo-vệ lý-luận - của những anh mưu-sĩ của Việt Tân. Nếu họ không kiếm được chứng-cớ lịch-sử để chứng-minh Nguyễn Ái Quốc không biết tiếng Anh thì cứ cuốn gói bỏ đi cho rồi. Cử-tọa không cần trả lời những câu hỏi của họ


C.3(b) Nguyễn Tất Thành đã sống ở London 6 năm:

Nguyễn Văn Huy không cãi nhau với Rồng Việt về lý-sự cùn của ảnh, tuy có đủ tài-liệu để chứng-minh rằng ảnh sai:

Thí-dụ như trong bài báo của BBC Internet có tựa là "Ho Chi Minh worked in London pub" ("Hồ Chí Minh đã làm việc trong tiệm bán rượu ở Luân Đôn"), đăng trên trang web BBC News vào ngày 18/05/2004, có những đoạn văn như sau:

"The Drayton Court looks like a normal hotel on the outskirts of London - but it has rather an unusual claim to fame.

("The Drayton Court trông giống như một cái khách-sạn thông-thường ở những vùng phụ-cận của London - nhưng mà nó có một lý-do bất-thường để được chú-ý.")

"Former Vietnamese leader Ho Chi Minh once worked in its kitchens, as a cleaner and dishwasher."

(Người cựu-lãnh-tụ nước Việt Nam, Hồ Chí Minh, từng làm việc trong nhà bếp của nó, như là một người lau nhà và người rửa chén.")

(bỏ vài đoạnvăn)

"He arrived in London in 1913 and spent several years there before moving on to Paris, Russia and China."

("Ảnh đã tới London vào năm 1913 và sống ở đó vài năm trước khi dọn tới Paris, Nga và Tàu.")

Trong trang 20 của quyển "Hồ Chí Minh: The Missing Years (1919-1941), Sophie Quinn-Judge viết:

"As far as his date of arrival in Paris goes, there is no better or more convincing record than that of the French police, who decided that he had arrived in June 1919 from London.[33] Their note says that Ho arrived in 1919 from London on 7 June;..."

("Về vấn-đề ngày tháng ảnh tới Paris, không có hồ-sơ nào tốt hơn hoặc đáng tin hồ-sơ của cảnh-sát Pháp. Họ quyết-định rằng Hồ đến vào tháng 06/1919 từ London. [33] Sổ tay của họ nói rằng Hồ đến vào năm 1919 từ London, vào ngày 07/06;...")



Khách-sạn The Drayton Court, nơi mà Nguyễn Tất Thành từng làm công việc cầm chổi quét nhà trong những năm ở London (1913-1919).



Hình trên được trích từ bài "The Drayton Court". Nguyễn Tất Thành sống ở Anh 6 năm (1919 - 1913 = 6) mà Việt Tân nói rằng Nguyễn Tất Thành không nói và viết được tiếng Anh. Bó tay .

Một người sống ở xứ lạ quê người, trong hoàn-cảnh không có bao nhiêu người Việt xung-quanh để nói tiếng Việt với nhau, suốt ngày phải suy-nghĩ bằng tiếng Anh và nói bằng tiếng Anh để sinh-tồn, thì khả-năng Anh-ngữ đương-nhiên phải phát-triển rất nhanh. Không như người Việt tỵ-nạn thời bây giờ, sống trong cái cộng-đồng khít-khao gồm hàng ngàn người, hoặc hàng chục ngàn người, e rằng sống suốt cả đời cũng không cải-thiện ngoại-ngữ được bao nhiêu.

Quãng thời-gian 6 năm đó thừa giúp Nguyễn Tất Thành nói và viết thạo tiếng Anh. Còn cái gọi là văn-chương súc-tích, chẳng qua ảnh không có bao nhiêu chữ để mà diễn đạt . Nhưng những anh nịnh-thần Cộng-sản cứ thế mà khen vùi . Thí-dụ như trong một cái trích-đoạn của cuộc phỏng-vấn của L'Institut National de l'Audiovisuel) (viết tắt là INA), vào ngày 05/06/1964, phút 0:48, Hồ Chí Minh quay lại hỏi đệ-tử ngồi sau lưng chữ "sa lầy" tiếng Pháp là gì, dù ảnh đã ở nước Pháp và sinh-hoạt chánh-trị ở đó trong mấy năm trời.

Việt Tân sửa-đổi lịch-sử, tưởng đâu "thần không hay, quỷ không biết", nhưng họ không ngờ rằng người Tây-phương có thói quen ghi-chép lịch-sử rất chu-đáo. Do đó, họ càng nói láo, thì càng bị những chứng-cớ lịch-sử đập cho phù mỏ thêm .


C.4 Chứng-cớ của Rồng Việt chống lại Rồng Việt (lần thứ hai):

Trong lần tranh-luận lần thứ hai, Rồng Việt cho rằng Nguyễn Ái Quốc không biết tiếng Tàu. Bằng-cớ của ảnh là một trích-đoạn của trang 70 của quyển “Nguyen Ai Quoc, the Comintern, and the Vietnamese Communist movement (1919-1941)" của Sophia Quinn-Judge. Trong khi đó, theo Rồng Việt, tiếng Tàu của Lý Thụy đủ để làm thông-dịch-viên cho Borodine. Do đó ảnh lý-luận rằng Lý Thụy chính là Hồ Tập Chương, còn Nguyễn Ái Quốc đã chết trước đó.

Nguyễn Văn Huy tình-nguyện dịch cái trích-đoạn đó (đăng trong phần "B.1(b)" ở trên), mà không tính tiền công với Rồng Việt:

"Vào ngày 19/09 (1924), Nguyễn Ái Quốc viết cho Albert Treint, một đảng-viên Pháp đã leo lên hàng-ngũ cán-bộ lãnh-đạo của Quốc-tế Cộng-sản vào Đại-hội lần thứ 5. Anh đó là một đảng-viên đã được kết-nạp chánh-thức của Ủy-ban Thường-vụ của Quốc-tế Cộng-sản ("Executive Comittee of Communist International") và Ban Bí-thư. Trong lá thư này, Quốc nói trắng ra sự bất-tin-tưởng của mình về việc phải kiếm sống trong thời-gian ở Quảng Châu. Ảnh giải-thích: 'Làm việc để kiếm sống không phải là một vấn-đề, ngay cả trong một quốc-gia mà tôi biết chữ viết, nhưng không biết tiếng nói'. Ảnh nói thêm: 'Nhưng trong trường-hợp của tôi, có vài sự bất-tiện.'"



Trang 70, "Nguyen Ai Quoc, the Comintern, and the Vietnamese Communist Movement (1919-1941)" của Sophia Quinn-Judge.



Sau đây, xin trích lời của Rồng Việt (đăng trong phần B.1(c)):

"Hồ Chí Minh (Li Shui, Ly Thuy, là Hu Guang, Hán Chinese) đã đến được Quảng Châu khoảng ngày 11 tháng 11 1924." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

Nếu người viết thư là người Tàu tên Hồ Tập Chương được sanh-đẻ tại Đài Loan và hoạt-động chánh-trị tại mẫu-quốc, thì không thể viết một câu như vầy: "I know the written, but not the spoken language" ("Tôi biết chữ viết, nhưng không biết tiếng nói"). Dịch cho đầy-đủ, thì phải như thế này: "Tôi biết viết chữ Tàu, nhưng không biết nói tiếng Tàu." Nói nôm-na, Hồ Tập Chương không biết nói tiếng Tàu.

Hiển-nhiên, Huỳnh Tâm và Rồng Việt đã nói láo. Nhân-vật Hồ Tập Chương không có thật. Người đó chỉ hiện-hữu trong trí tưởng-tượng của Huỳnh Tâm và Rồng Việt . Hai ảnh bịa-đặt ra cái chết vì bệnh lao phổi của Nguyễn Ái Quốc, lúc thì 1932, lúc thì 1924, rồi gán cho nhân-vật hư-cấu Hồ Tập Chương vai trò đóng thế Quốc. Ngoài ra, đọc kỹ trang sách của Sophie Quinn-Judge, độc-giả sẽ thấy tài-liệu của Thư-khố Quốc-gia Nga xác-nhận Nguyễn Ái Quốc vẫn còn sống sờ-sờ ra đó vào năm 1924, như sẽ được trình-bày trong phần dưới đây.


Lá thư của Nguyễn Ái Quốc được viết vào ngày 19/09/1924. Mấy ngày sau đó, xếp Treint nhận được thư của Quốc. Vào ngày 22/09/1924 Treint viết thư cho Ban Bí-thư của Quốc-tế Cộng-sản để xin tiền trợ-cấp cho Quốc, để Quốc khỏi phải đi làm để kiếm cơm (xem chú-thích số 91 ở cuối trang 70 ở trên). Lẽ dĩ-nhiên, chức-vụ thông-dịch-viên cho Borodin chẳng qua chỉ để che mắt Mật-thám Pháp và hệ-thống tình-báo của Quốc Dân Đảng, vì vào năm 1924 Quốc đã nói được tiếng Tàu đâu. Xếp Treint muốn Quốc có thể dành hết thời-giờ cho những việc kín của đảng, thì tất-nhiên phải phải cấp tiền cho ảnh đi lông-nhông ngoài đường suốt ngày để đi liên-lạc, tiếp-xúc .

Sau khi cứu-xét, Ban Bí-thư đồng-ý và ra lệnh cho Cục Viễn Đông ("Far East Bureau") cấp tiền lương cho Quốc. Cứ tạm cho rằng những việc đó cần một tuần mới giải-quyết xong (nghĩa là vào khoảng cuối tháng 09/1924). Sếp Treint bèn viết thư trả lời cho Quốc, để ảnh biết mà chuẩn-bị cuộc hành-trình. Quốc sắm-sửa đồ-đạc xong, còn phải chờ được phát tiền. Việc này cũng mất vài tuần. Sau đó, Quốc đi tàu thủy, mất thêm chừng nửa tháng thì tới Quảng Châu. Nói tóm lại, chỉ trong vòng 1 tháng 22 ngày, đã xảy ra bao nhiêu công-đoạn phức-tạp đó thì Nguyễn Ái Quốc mới có mặt tại Quảng Châu vào ngày 11/11/1924, như tài-liệu của Thư-khố Quốc-gia Nga cho biết.

Như vậy, đảng-viên người Việt thực-thụ tên Nguyễn Ái Quốc than-thở không biết nói tiếng Tàu cũng chính là thông-dịch-viên giả-hiệu tên Lý Thụy, chứ không thể là ai khác được. Huỳnh Tâm và Rồng Việt muốn vẽ-vời một Hồ Tập Chương đóng thế vai một Nguyễn Ái Quốc đã chết, như thế nào trong vòng 1 tháng 22 ngày nói ở trên thì cứ vẽ, nhưng chắc-chắn một điều là lý-luận của họ không được một bằng-cớ lịch-sử nào bảo-kê hết.

Thực ra, việc học nói tiếng Quảng hoàn-toàn không khó khăn với người đã biết viết chữ Tàu từ nhỏ. Do đó, sang năm 1925, Nguyễn Ái Quốc trở thành giảng-viên của trường Võ-bị Hoàng Phố.

Nói tóm lại, chứng-cứ lịch-sử của Rồng Việt đã chống lại Rồng Việt . Khổ thì thôi!



D. Việt Tân là kẻ chủ-mưu của chiến-dịch tuyên-truyền bịa-đặt Hồ Chí Minh là người Tàu Hẹ


D.1 Việt Tân chuẩn-bị cho cuộc xâm-lăng sắp tới của Trung Cộng:

Từ đầu cho tới cuối, Rồng Việt cứ lặp đi, lặp lại những gì do các mưu-sĩ của Việt Tân nói, và ảnh chưa hề trưng ra được một tài-liệu nào có giá-trị trong việc bảo-vệ lập-luận của ảnh. Như vậy, việc ảnh đã bỏ ra rất nhiều thời-giờ để truyền-bá tin vịt qua những bài trong Facebook tất-nhiên phải nhằm một mưu-đồ chánh-trị. Kẻ chủ-mưu của mưu-đồ chánh-trị đó, không ai khác hơn, chính là Trung Cộng và Việt Tân.

Trung Cộng và Việt Tân đã tính-toán rằng: trong hơn một ngàn năm qua, người Việt đã tự-hào về việc đánh bại mọi cuộc xâm-lăng của người Tàu, vậy mà một ngày kia họ khám-phá ra rằng họ đã bị người Tàu cai-trị trong mấy chục năm trời rồi mà họ không hay, không biết gì hết, thì điều đó sẽ gây tổn-thương rất lớn cho tâm-lý của người Việt trong nước - nhất là đám cán-bộ Việt Cộng đang cầm quyền. Ngoài ra, người Việt hải-ngoại, đang sẵn có lòng căm-thù đối với Việt Cộng, tất-nhiên sẽ nhắm mắt “thuận-thế đẩy cây”, nghĩa là phụ-họa với Việt Tân, để cho người Việt trong nước mau chóng bị Trung Cộng thống-trị hơn . Âm-mưu này đồng-thời nâng-cao uy-tín của người Tàu Hẹ, vì cha con Lê Đức Anh & Nguyễn Tấn Dũng chính là người Hẹ và đảng Việt Tân cũng do người Hẹ nắm.

Xin độc-giả xem thêm những bài sau đây:


(b) Phần "3. Việt Tân trở thành cánh tay nối dài của cha con Lê Đức Anh và Nguyễn Tấn Dũng" của bài "(97) Một đồng đóng góp cho Việt Tân là một đồng đóng góp vào sự diệt-vong của dân-tộc Việt Nam"


(d) Phần "B.1(e) Nguyễn Tấn Dũng là Việt-gian" của bài "(30) Đỗ Thông Minh, điệp viên thượng thặng của Việt Cộng và Trung Cộng".


D.2 Tập Cận Bình cứu Nguyễn Tấn Dũng ba lần

Dưới đây là cái clip có tựa là "Cái ôm thắm thiết của Nguyễn Tấn Dũng với Tập Cận Bình hôm 5/11/2015", đăng lên Youtube vào ngày 10/11/2015 bởi "Một Góc Nhìn Khác". Vào đầu tháng 11/2015, Tập Cận Bình qua Hà Nội để vận-động với Trung-ương đảng Việt Cộng để cứu Nguyễn Tấn Dũng không bị truất-phế; tuy-nhiên, không thành-công. Cái clip cho thấy tình cảm thắm-thiết của Nguyễn Tấn Dũng đối với Tập Cận Bình. Tập chịu làm ơn cho Dũng vì Dũng là một người Tàu và đảng Việt Tân của Dũng cũng do người Tàu nắm và phục-vụ cho quyền-lợi của người Tàu.






Tập Cận Bình từng cứu Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 10/2012, khi Nguyễn Phú Trọng tổ-chức đại-hội đảng để truất-phế Dũng. Khoảng hai tuần-lễ trước khi mở màn cuộc đại-hội, Dũng bay qua Quảng Tây, gặp Tập Cận Bình và lạy-lục xin cứu. Tập bèn chỉ-thị cho Đại-sứ Khổng Huyển Hữu tại Việt Nam đi gặp từng Ủy-viên Trung-ương đảng của Việt Cộng để vận-động không kỷ-luật Dũng. Kết-quả là không một Ủy-viên nào bỏ phiếu kỷ-luật Dũng. Theo bài “Chủ tịch Sang nói về 'đồng chí X'” của BBC Việt-ngữ, Trương Tấn Sang nói: “Cả Trung ương không ai phản đối [về] cái khuyết điểm của Bộ chính trị và cá nhân đồng chí đó. Không ai phản đối. Chúng tôi theo dõi, trong suốt thời gian Hội nghị không ai phản đối cả".

Xin độc-giả xem thêm chi-tiết trong hai phần "A.5 Tập Cận Bình chống lưng cho Nguyễn Tấn Dũng" và "A.6 Trung-ương-đảng Việt-Cộng khiếp-sợ Tập Cận Bình" của bài "Vì Nguyễn Phú Trọng trả đũa Tập Cận Bình mà Đức Giáo-hoàng Benedict 16 phải từ-chức".

Tập Cận Bình cứu Nguyễn Tấn Dũng lần thứ hai vào năm 2014. Giàn khoan Hải Dương 981 vào hải-phận Việt Nam năm 2014 làm cho người Việt trong và ngoài nước phẫn-nộ. Người Việt trong nước biểu-tình tự-phát khắp nơi. Nguyễn Phú Trọng bèn chơi trò "mượn gió bẻ măng", ngầm cho Tổng Cục 2 Chính-trị tổ-chức biểu-tình bạo-loạn để thừa cơ-hội lật-đổ Nguyễn Tấn Dũng. Tập bèn cho 200 ngàn quân áp sát biên-giới Việt-Trung để dọa Trọng. Trọng bị bắt buộc phải hạ đài, chấm-dứt bạo loạn, còn Tập cũng phải rút giàn khoan ra khỏi hải-phận Việt Nam, vì sợ "già néo đứt dây". Xin xem thêm thông-tin trong phần "C. Nguyễn Tấn Dũng đã hỗ-trợ Hồ Tuấn Hùng như thế nào?" của bài "Kỳ 5 - Đồng đảng của Hồ Tuấn Hùng (1) - Nguyễn Tấn Dũng và những người Tàu Việt" của Nguyễn Văn Huy.

Tập Cận Bình lại phải cứu Nguyễn Tấn Dũng lần thứ ba vào năm 2015, bằng cách đích thân bay tới Hà Nội vào ngày 05/11/215 để vận-động với Trung-ương đảng Việt Cộng. Vào giữa năm 2015, cán cân quyền-lực nghiêng về phía Nguyễn Phú Trọng. Tình-hình đen tối đến độ Dũng phải chuyển 5 tỷ đô Mỹ ra ngoại-quốc để tìm cách đánh lại Trọng. Nhờ có tiền, hoạt-động chính-trị của Việt Tân rộ lên. Họ mua chuộc các council khắp thế-giới để cờ vàng của các Cộng-đồng Người Việt Tự Do (vốn-dĩ là cờ Việt Nam Cộng Hòa, nhưng đã bị họ cướp qua đường-lối hợp-pháp) được công-nhận, và còn phát-động vô-số hoạt-động tốn kém khác, thí-dụ như việc Trần Kiều Ngọc tổ-chức Đại-hội Phong-trào Giới Trẻ Thế-giới tại Blue Mountain Resort vào năm 2017 (xin xem thêm thông-tin trong bài "(97) Một đồng đóng góp cho Việt Tân là một đồng đóng góp vào sự diệt-vong của dân-tộc Việt Nam"). Tuy nhiên, qua đầu năm 2016, Dũng vẫn bị Trung-ương đảng Việt Cộng truất-phế.


D.3 Nguyễn Tấn Dũng là con của ai?

D.3(a) Mẹ của Nguyễn Tấn Dũng là người Tàu:

Trong hai tấm hình dưới đây, Nguyễn Thị Hường, mẹ của Nguyễn Tấn Dũng, đang tặng quà cho trại dưỡng lão Trường Tây, huyện Hòa Thành, Tây Ninh, vào ngày 13/12/2009. Hãy nhìn bộ đồ Tàu mà bả đang mặc.



Nguyễn Thị Hường, mẹ của Nguyễn Tấn Dũng, đang tặng quà cho trại dưỡng lão Trường Tây, huyện Hòa Thành, Tây Ninh, vào ngày 13/12/2009.



Hình chụp Nguyễn Thị Hường, mẹ của Nguyễn Tấn Dũng, đang thăm hỏi nhân-viên trong trại, vào ngày 13/12/2009.


Hai tấm hình trên được trích từ bài "Thân mẫu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến Tây Ninh".

Ngày xưa, đàn bà Tàu ở miền Nam Việt Nam không được phép lấy đàn ông Việt, do đó cha của Nguyễn Tấn Dũng tất-nhiên cũng là người Tàu. Người đó không ai khác hơn là Lê Đức Anh.


D.3(b) Truyện do Phạm Viết Đào kể:

Những đoạn văn dưới đây được trích ra từ bài "Ai nâng đỡ 'quan lộ' của ông Nguyễn Tấn Dũng, nếu không là Lê Đức Anh?" của nhà văn Phạm Viết Đào:

"Đọc bài trả lời phỏng vấn An Ninh Thế giới của ông Lê Mạnh Hà, con trai ông Lê Đức Anh dưới đây...về chuyện con đường quan lộ của ông không được cha mình tìm cách nâng đỡ... Căn cứ vào những cấp bậc chức vụ mà ông Lê Mạnh Hà kê khai, chúng ta tin điều ông nói... Có điều, có đúng ông Lê Đức Anh không nâng đỡ con cháu mình không? Có đấy!

"Người mà ông nâng đỡ, dìu dắt từ một huyện đội trưởng công an lên Thứ trưởng Bộ Công an, nhảy tót lên Phó Thủ tướng, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị phụ trách khối kinh tế và sau này nắm chiếc ghế Thủ tướng... Ông Nguyễn Tấn Dũng nếu không có sự dìu dắt của ông Lê Dức Anh làm sao " thăng thiên" được như vậy? Đọc tiểu sử ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ thấy rõ những dấu vết nâng đỡ của ông Lê Đức Anh; Ông Lê Đức Anh nhiều lần lên tiếng ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng?

"Có nhiều ý kiến trên mạng cho rằng: Ông Nguyễn Tấn Dũng là con ông Nguyễn Chí Thanh, ông Võ Văn Kiệt... Về ông Nguyễn Chí Thanh giai đoạn 1945-1950 hoạt động ở chiến trường Trị Thiên-Huế do vậy khó tin có giây mơ rễ má gì với mẹ của ông Nguyễn Tấn Dũng. Hơn nữa, ông Nguyễn Chí Thanh người nhỏ bé, cò nguồn tin nói ông Nguyễn Chí Thanh là con ông Cả Khiêm ( Nguyễn Sinh Khiêm) anh trai cụ Hồ xác tín hơn... Vào những năm 80 tôi có về Bảo tàng Kim Liên Nam Đàn sưu tầm tài liệu về cuộc đời của ông Hồ Chí Minh, một cán bộ bảo tàng này nói với tôi: Ông Cả Khiêm có con ở Huế... Ở Nam Đàn ông Cả Khiêm và bà Thanh đều sống độc thân...

"Một dữ liệu theo người viết xác tín chuyện ông Nguyễn Chí Thanh, tên cúng cơm là Nguyễn Vịnh, là con ông Cả Khiêm; đó là tại Đại hội Đảng lần thứ 2 ở Việt Bắc 1951, khi đọc tên danh sách các ủy viên TW khóa này, thấy xướng tên Nguyễn Chí Thanh...Nguyễn Vịnh quay sang hỏi người bên cạnh: Nguyễn Chí Thanh là ai vậy? Chi tiết này cho thấy tên Nguyễn Chí Thanh là tên đích thân ông Hồ đặt cho Nguyễn Vịnh...Một cuốn sách đã xuất bản viết vệ chuyện này!

"Trở lại mối liên hệ giữa ông Nguyễn Tấn Dũng với ông Võ Văn Kiệt và ông Lê Đức Anh; Có ý kiến cho rằng: Ông Nguyễn Tấn Dũng có dáng đi hình chữ bát giống ông Võ Văn Kiệt... Người viết bài này tin rằng; Nhìn vào khuôn mặt thấy mặt ông Nguyễn Tấn Dũng có vẻ hao hao với ông Lê Đức Anh nhiều hơn; Nhất là khuôn mặt của NguyễnThanh Nghị thấy y chang bản sao " ông nội" Lê Đức Anh..."



Hình chụp Nguyễn Tấn Dũng đang cặp tay Lê Đức Anh.




Vì ngày nay công-chúng không còn được coi bài của Phạm Viết Đào nữa, do đó Nguyễn Văn Huy xin đăng lại cái screenshot từ hồ-sơ lưu-trữ của mình, như dưới đây:



Screenshot của bài "Ai nâng đỡ 'quan lộ' của ông Nguyễn Tấn Dũng, nếu không là Lê Đức Anh?" của Phạm Viết Đào



D.3(c) Truyện do Việt Cộng kể:

Máy bay Mỹ ném bom trúng nhà của cha mẹ của Nguyễn Tấn Dũng (xem bài "Nguyễn Tấn Dũng" của Wiki). Trong nhà còn có Võ Văn Kiệt và Lê Đức Anh. Cha chết, mẹ sống, hai anh Cộng-sản gộc cũng sống. Không ai bị thương-tích gì hết. Sau này, Kiệt nói vì mang ơn người chết, cho nên nâng-đỡ Nguyễn Tấn Dũng trên đường hoạn-lộ.


D.3(d) Truyện do Nguyễn Văn Huy kể:

Không có máy bay Mỹ nào ném bom hết. Chỉ có sự việc Lê Đức Anh thấy mẹ Nguyễn Tấn Dũng vừa mắt hết sức, do đó Lê Đức Anh tù-ti tú-tí với mẹ Dũng, rồi mẹ Dũng đẻ ra Dũng. Anh chồng Nguyễn Tấn Thử bị cặm sừng, nhưng đành phải ngậm bồ-hòn làm ngọt. Đến năm 1969, Lê Đức Anh bị Thử bắt quả-tang đang thông-dâm với mẹ Dũng, cho nên Anh bắn chết Thử để ém-nhẹm. Lê Đức Anh nổi tiếng dê "đạo-lộ" (nghĩa là bạ đâu, dê đấy ), do đó câu chuyện tiểu-thuyết của Nguyễn Văn Huy nhất-định có chỗ tin được .

Để có thêm thông-tin về Lê Đức Anh, xin trích một đoạn văn từ quyển Bên Thắng Cuộc, phần 2: Quyền Bính, Chương 22: Thế hệ khác":

"Trong khi dư luận tiếp tục nghi vấn ông Nông Đức Mạnh là “con cháu Bác Hồ” [581], một “huyền thoại” khác nói rằng cha của ông Nguyễn Tấn Dũng đã “chết trên tay ông Lê Đức Anh” và trước khi chết có gửi gắm con trai cho Bí thư Khu uỷ Võ Văn Kiệt và Tư lệnh Quân khu 9 Lê Đức Anh. "


Huy Đức cho rằng lời đồn đó không có lý, vì đầu năm 1970, Lê Đức Anh mới được điều về làm tư lệnh Quân khu 9, còn Kiệt thì mãi tới tháng 10/1970 mới xuống miền Tây. Nguyễn Văn Huy cũng cho rằng lời đồn đó không có lý, mà chỉ có câu chuyện của Nguyễn Văn Huy kể mới có lý mà thôi .

Để chứng-minh điều vừa nói, xin trích một đoạn từ bài "Bật-mí chuyện thâm-cung bí-sử triều-đình đỏ Hà Nội" của Hứa Hoành:

" Ông Dương Đình Lôi kể lại: "Tháng 10/64, tôi trở về Nam, gặp lại Lê Đức Anh, lúc này gọi là ông Sáu Nam tại bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang MTGPMN đóng ở Ta Bon, phía Nam đồn điền cao su Mimot tỉnh Kompongcham, Cao Miên. Ông Sáu Nam tóc đã bạc, lưng hơi khòm, nước da mét vì ở rừng, nhưng hai mắt vẫn lèm nhèm, nói năng hử hử hỉ hỉ. Ông làm thủ trưởng B2, tức cục Tham mưu của R. Bây giờ tướng ông ốm và cao (khoảng 1m7), đầu to, sọ khỉ dài, mái tóc bạc trắng. Cũng lần này, tôi gặp một đứa bé chào đời ở chi khu Long Xuyên năm xưa, con gái bà Sáu hội Phụ Nữ và ông Lê Đức Anh. Mặc dầu lúc ấy ông làm tới chức đại tá, nhưng bị bà vợ lớn cắt đứt quan hệ vì bội bạc. Bà (Sáu) bỏ lại đứa con gái 16 tuổi tên Lê Thị Thanh Tuyền cho ông, để gọi chút tình máu mủ... Cha con. Nhưng con bé có học, không gọi ông bằng "ba" và chỉ gọi "ông Sáu Nam" như mọi người trong cơ quan."

Vào năm 1964, con gái của Lê Đức Anh được 16 tuổi. Như vậy cô này được đẻ vào năm 1948 tại Long Xuyên. Còn Nguyễn Tấn Dũng sanh năm 1949 tại Rạch Giá. Hiển-nhiên, Lê Đức Anh không cần phải là Tư-lệnh Quân-khu 9 vẫn có thể làm cho hai người đàn bà ở Long Xuyên và Rạch Giá có con được .



E. Kết-luận

Như vậy, việc kiểm-tra Rồng Việt có phải là “thân-hữu của Việt Tân” hay không đã hoàn-tất. Do đó, nếu Rồng Việt vào đây xem bài, thì xin khuyên anh đừng viết cái gì, vì Nguyễn Văn Huy đã công-bố rằng sẽ xóa bất-cứ còm nào của những “thân hữu của Việt Tân” (xem “Thông-báo việc ngăn chận người của Việt Tân viết còm trên trang Facebook của Nguyễn Văn Huy”). Ngược lại, Rồng Việt cứ tùy-tiện xóa những cái còm của Nguyễn Văn Huy dưới hai bài viết của Rồng Việt, để cho có sự công-bằng.


Nguyễn Văn Huy

(Đăng trên Facebook vào ngày 08/04/2019, trên blog Nguyễn Văn Huy vào ngày 08/05/2019, cập-nhật vào ngày 10/09/2019)


Những bài gốc ở Facebook:


Nếu độc-giả có nhã-ý cho Like, xin nhấn nút Like và sau đó nhấn thêm nút Confirm ("xác-nhận"). Xin cảm ơn.