(62A) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 1) - Miền Bắc bị Mao Trạch Đông cúp viện-trợ quân-sự hoàn-toàn từ năm 1973 nhưng cả miền Nam đều bị mà mắt


Tóm-tắt nguyên-nhân miền Nam bị bại trận
(bài gồm khoảng 11 ngàn 600 chữ)

Vào đầu năm 1972, Nixon đi Bắc Kinh, nói chuyện với Mao Trạch Đông để tìm một giải-pháp để chấm-dứt chiến-tranh Việt Nam. Lê Duẩn và Lê Đức Thọ bèn phát-động cuộc chiến “Mùa Hè Đỏ Lửa” đẫm máu ngay sau Nixon về Mỹ, để lừa cho Nguyễn Văn Thiệu tin rằng Trung Cộng nói một đằng nhưng làm một nẻo. Sau ngày hiệp-định Paris 1973 được ký-kết (27/01/1973), cả miền Nam và miền Bắc đều bị cúp gần hết đồ viện trợ quân-sự, vì đó là sự thỏa thuận giữa các nước lớn (Mỹ, Tàu và Nga). Nhưng Việt Cộng nằm vùng cung-cấp những tin-tức sai-lạc và thuyết-phục Nguyễn Văn Thiệu tin rằng chỉ có miền Nam bị cắt viện-trợ mà thôi - nghĩa là Mỹ đã bán đứng miền Nam. Vì tin như vậy, sau khi Việt Cộng mở cuộc tổng-tấn-công miền Nam vào đầu năm 1975. Nguyễn Văn Thiệu đã có những quyết-định sai-lầm chết người, dẫn đến sự sụp-đổ của chế-độ vào ngày 30/04/1975. Ảnh không biết rằng Việt Cộng đã đánh trận cuối-cùng với tất-cả vũ-khí còn sót lại. Do đó nếu không thắng được, mộng chiếm miền Nam của họ sẽ bị tan thành mây khói.



Những nhân-vật có ảnh-hưởng lớn đối với sự sụp-đổ của chế-độ Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1975


Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

(i) Hình trên cùng: Mao Trạch Đông và Nixon tay bắt, mặt mừng tại Bắc Kinh vào ngày 21/02/1972. Hình này được trích ra từ bài "Photos: President Nixon's historic visit to China" trên website TimeGoggles.

(ii) Hình giữa: Kissinger và Lê Đức Thọ tại Paris vào ngày 13/06/1973. Hình này được trích ra từ bài "The Vietnam series told the war’s story, but not all of it" trên website The News & Observer.

(iii) Hình dưới cùng, bên trái: Nguyễn Văn Thiệu tại Washington DC vào ngày 05/04/1973. Hình này được trích ra từ bài "UPI Almanac for Tuesday, April 21, 2015" trên website của UPI.

(iv) Hình dưới cùng, bên phải: Lê Duẩn ôm Chủ-tịch Liên-bang Xô Viết Nikolai Podgorny tại Hà Nội vào năm 1972. Hình này được trích ra từ bài "Chapter Nine - A Disrespectful Loyalty - January 1971– March 1973" của website Erenow


Xin độc-giả lưu-ý:
Sau khi nhấn vào một cái link để xem một đoạn văn bên trong bài viết (thí-dụ như "xem phần A.1", "xem phần B.2", v.v...), nếu muốn trở lại chỗ cũ, độc-giả chỉ cần nhấn vào nút "Back" hoặc mũi tên chỉ qua bên trái của browser.

Mục-lục bài Kỳ 1
(Trong phần Mục-lục, mỗi câu đều là một cái link)




---------------------------------


Lời mở đầu

Chiến tranh và cờ tướng giống nhau ở một nguyên-tắc mà người tham-dự phải chấp-nhận, đó là "khôn sống, mống chết" ("mống" chính là một cách phát-âm khác của chữ "mông 蒙" = ngu-dốt, tối-tăm). Có chánh-nghĩa là một lợi-điểm, nhưng không phải là yếu-tố quyết-định để chiến-thắng. Thí-dụ như khi quân Mông Cổ đang tàn-phá các nền văn-minh Trung Hoa, Ba Tư, Ấn Độ, Nga .., họ tuyệt-đối không có lá cờ chánh-nghĩa nào để giương lên hết; mà chỉ có một khẩu-hiệu của kẻ cướp, đó là "Thiên-hạ không là của riêng ai. Ai có sức thì lấy." Vậy mà từ Âu sang Á họ đã chiến-thắng trong hầu hết các trận chiến (trừ Việt Nam và vài quốc-gia khác) và sau đó cai-trị Tàu được 80 năm, cai-trị Nga và các nền văn-minh khác (thí-dụ như các quốc-gia Hồi-giáo và Đông Âu) được vài trăm năm. Đó là vì họ khôn.

Suốt chiều dài lịch-sử của đảng Cộng-sản Việt Nam, chỉ có khủng-bố và khủng-bố. Chế-độ độc-tài do cái đảng ăn cướp này lập ra chưa bao giờ chịu sự kiểm-soát của nhân-dân Việt Nam, vì nó không bao giờ tổ-chức những cuộc bầu-cử tự-do và công-bằng; nhưng nhờ "khôn" mà còn tồn-tại tới giờ phút này (xem phần "Phụ-lục - Điều 4 Hiến Pháp của Việt Cộng là một hợp đồng nô lệ" của bài '(13) Hoàng Duy Hùng, đảng trưởng của Hoàng Chính Đan (Phó chủ tịch hội Cựu quân nhân Victoria), là một anh Cộng-sản nằm vùng').

Mời độc-giả xem ba cái video clip tiêu-biểu cho bản-chất khủng-bố của Việt Cộng. Đầu tiên là cái video clip do SBTN đăng trên Youtube vào ngày 24/02/2018:







Cái video clip thứ hai là về "Đại-lộ Kinh-hoàng" tại Quảng Trị, năm 1972 do Nam Viet đăng trên Youtube vào ngày 01/01/2013:







Cái video clip thứ ba là về chiến-dịch cải-cách ruộng-đất tại miền Bắc trong những năm 1949-1956, mà thực-chất là ăn cướp ruộng đất và tài-sản của người nông-dân trung-lưu để tặng cho cán-bộ, đảng-viên trung-thành và tận-tụy với Đảng. Cái clip này do VIETNAMSAIGON75 đăng trên Youtube ngày 05/08/2010:






Tuy-nhiên, tất-cả những biến-cố lịch-sử đều không xảy ra ngoài Thiên-cơ (cơ tiến-hóa của Thượng Đế của trái đất), mà một đặc-điểm là sự khổ-đau sẽ thúc-đẩy sự tiến-bộ của con người. Mỗi bước nhảy vọt đều phải được trả giá bằng sự đau-khổ. Trong Kỳ 4 của bài viết này, sự chiến-bại của dân miền Nam được nhận-định như là một cái giá phải trả cho một tương-lai rất tốt-đẹp của dân-tộc Việt Nam.


A. Việt Cộng thú-nhận đã làm nô-lệ cho người Tàu trong suốt 30 năm


A.1 Sau hiệp-định Paris 1973, viện-trợ quân-sự của Nga, Tàu cho Bắc Việt chỉ còn 7%:

A.1(a) Nguyên-nhân Trung Cộng cúp viện-trợ quân-sự cho miền Bắc:

Vào ngày 04/10/1979 (gần 8 tháng sau ngày Trung Cộng đánh tràn qua biên-giới phía Bắc), Bộ Ngoại-giao của Việt Cộng công-bố một quyển Bạch-thư ("sách trắng", văn-kiện chính-thức của Bộ Ngoại-giao), được in ra bởi nhà xuất-bản Sự Thật, Hà Nội (xem bản PDF: "Sự thật về quan hệ Việt Nam & Trung Quốc trong 30 năm qua"). Xin trích ra vài đoạn văn từ trang 66 và 67 của bản in của quyển Bạch-thư, trong đó Việt Cộng xác-nhận Trung Cộng đã hoàn-toàn cúp viện-trợ quân-sự cho họ từ năm 1973, như dưới đây:

"1. Kiềm chế cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam chống Mỹ - Thiệu phá hoại hiệp định Pa-ri

(1) "Trong cuộc hội đàm ở Bắc Kinh tháng 6 năm 1973, chủ tịch Mao Trạch Đông nói với Tổng bí thư Lê Duẩn và Thủ tướng Phạm Văn Đồng:

'Ở miền Nam Việt Nam cần ngừng (chiến đấu) nửa năm, một năm, một năm rưỡi, hai năm càng tốt”. Cách mạng miền Nam nên “chia làm hai bước. Gộp lại làm một, người Mỹ không chịu đâu. Vấn đề là trong tay chính quyền Nguyễn Văn Thiệu còn có mấy chục vạn quân'." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

"Và ông ta nhắc đến luận điểm "cái chổi" đã nói với phía Việt Nam trước đây.


(2) "Thủ tướng Chu Ân Lai thì nói:

'Trong một thời gian chưa có thể nói dứt khoát là 5 năm hay 10 năm, Việt Nam và Đông Dương nghỉ ngơi được thì càng tốt; tranh thủ thời gian đó mà nhân dân miền Nam Việt Nam, Lào, Campuchia thực hiện hoà bình, trung lập một thời gian'.


(3) "Để tỏ thiện chí với nhân dân Việt Nam, những người lãnh đạo Trung Quốc hứa hẹn sẽ tiếp tục viện trợ trong 5 năm với mức kim ngạch như năm 1973. Sự thật là khi đó họ đã ngừng hoàn toàn viện trợ về quân sự, còn về viện trợ kinh tế họ nhận chủ yếu phục hồi các cơ sở do Trung Quốc giúp trước đây và đã bị Mỹ đánh phá nhưng họ kéo dài việc thực hiện, có nơi không thực hiện." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

(Nguyễn Văn Huy chia đoạn và đánh số)



Trang bìa trước, Bạch-thư 1979



Chú-dẫn của nhà xuất-bản Sự Thật



Trang 66-67, Bạch-thư 'Sự thật về quan-hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua'



(Những tấm hình trên được trích ra từ trang 'Sự thật về quan-hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua' của website 'Kho tàng kiến thức lịch sử qua ảnh')


Dưới đây là bản phóng lớn của hai trang trên:



Trang 66, 'Sự thật về quan-hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua'



Trang 67, 'Sự thật về quan-hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua'



Sau ngày hiệp-định Paris 1973 được ký-kết (27/01/1973, xem "Paris Peace Accords"), cả miền Nam và miền Bắc đều bị cắt gần hết đồ viện trợ, vì đó là sự thỏa thuận giữa các nước đàn anh gồm Mỹ, Tàu và Nga (xem phần "B.2(a) Nixon cô-lập Bắc Việt qua những thỏa-hiệp ngầm với Nga và Tàu" ở dưới).

Cái video clip 'Lời kêu gọi Tổng động viên ngày 5 tháng 3 năm 1979 + ca khúc về chiến tranh biên giới', đăng lên YouTube vào năm 2015 bởi Trần Mạnh Hà, chụp rõ từng trang sách của quyển 'Sự thật về quan-hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua'. Sụ kiện Trung Cộng ngừng viện-trợ quân-sự cho miền Bắc được chiếu vào phút 03:58, nằm trong trang 69 của bản in mà Trần Mạnh Hà có. Còn theo bản in được dùng trong bài viết này, đó là trang 67. Cái video clip dưới đây đã được chỉnh cho chạy từ phút 03:58. Do đó, độc-giả chỉ cần mở lên, rồi bấm nút ngưng lại, sau đó dò tìm hàng chữ "họ đã ngừng hoàn toàn viện trợ về quân sự" ở hàng chót, trang bên phải trên màn ảnh.






A.1(b) Những số-liệu cụ-thể về viện-trợ quân-sự của Trung Cộng cho miền Bắc:

Xin độc-giả xem bài “Viện trợ quốc tế cho miền Bắc trong chiến tranh”, đăng trên website BBC Internet vào ngày 12/04/2005, hoặc xem một bài tương-tự nhưng với nhiều chi-tiết hơn ở đây: “Những nguồn chi viện lớn cho Cách mạng Việt Nam”. Trong đó, có một chi tiết rất quan-trọng về vũ-khí: trong những năm 1969-1972 (trước hiệp-định Paris), viện trợ của Nga và Tàu về vũ khí và trang bị-kỹ thuật gồm chung lại là 684.666 tấn; trong khi đó, trong những năm 1973-1975, rớt xuống chỉ còn 49.246 tấn, nghĩa là chỉ bằng khoảng 7 phần trăm của thời kỳ trước. Xin trích nguyên văn hai đoạn văn từ bài báo của BBC:

(a) "Giai đoạn 1969-1972: tổng số 1.000.796 tấn, gồm:

316.130 tấn hàng hậu cần, (và)

684.666 tấn vũ khí, trang bị-kỹ thuật;

trong đó, Liên Xô 143.793 tấn, Trung Quốc 761.001 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác 96.002 tấn.


(b) "Giai đoạn 1973-1975: Tổng số 724.512 tấn, gồm:

75.267 tấn hàng hậu cần, (và)

49.246 tấn vũ khí, trang bị - kỹ thuật;

trong đó, Liên Xô: 65.601 tấn, Trung Quốc: 620.354 tấn, các nước xã hội chủ nghĩa khác: 38.557 tấn."

(Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Trích-đoạn của bài báo "Viện trợ quốc tế cho miền Bắc trong chiến tranh" của BBC



Xin độc-giả chú-ý: theo cuốn Bạch-thư "Sự thật về quan hệ Việt Nam & Trung Quốc trong 30 năm qua", Trung Cộng đã cúp hẳn viện-trợ quân-sự. Như vậy con số 49.246 tấn vũ khí, trang bị - kỹ thuật ở trên kia phần lớn phải thuộc về Nga và phần nhỏ thuộc về các nước Đông Âu.


A.2 Việt Cộng xác-nhận Trung Cộng coi họ như chó giữ nhà:

Những kẻ gian-ác không hề đoàn-kết mà chỉ lợi-dụng lẫn nhau. Quy-luật này vẫn đúng trong suốt chiều dài lịch-sử của liên-minh ma-quỷ Trung Cộng và Việt Cộng. Mao Trạch Đông đã đối xử với đàn em không đẹp khi Việt Minh (tiền-thân của Việt Cộng) chiến thắng ở Điện Biên Phủ vào năm 1954 (xem bài của Wiki "Chiến dịch Điện Biên Phủ"). Sự chiến-thắng đó không giúp Việt Minh làm chủ cả Đông Dương, vì Mao đã ép buộc họ phải ký Hiệp-định Geneva và rút về bên kia vĩ tuyến 17 để Mao trao đổi quyền lợi với Pháp.

Quan-điểm chính-thức của Việt Cộng về cái chiến-lược lợi-dụng xương máu của cán-binh Cộng-sản Việt Nam của Mao Trạch Đông có thể tìm thấy trong quyển "Sự thật về quan hệ Việt Nam & Trung Quốc trong 30 năm qua". Những đoạn văn dưới đây được trích từ hai trang 28 và 29, thuộc chương 2 của Phần thứ 2 của quyển sách đó:

"Đối với những người lãnh đạo Trung Quốc, Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Triều Tiên và Đông Dương là một cơ hội để họ cùng với các nước lớn bàn bạc và giải quyết các vấn đề quốc tế lớn, mặc dù Mỹ đang thù địch với Trung Quốc, Pháp chưa có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Tưởng Giới Thạch còn giữ vị trí của Trung Quốc là một trong năm uỷ viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Trang 28, 'Sự thật về quan-hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua'



"Những người lãnh đạo Trung Quốc muốn chấm dứt cuộc chiến tranh Đông Dương bằng một giải pháp theo kiểu Triều Tiên, nghĩa là đình chỉ chiến sự mà không có giải pháp chính trị. Ngày 24 tháng 8 năm 1953, chính thủ tướng Chu Ân Lai đã tuyên bố: đình chiến ở Triều Tiên có thể dùng làm mẫu mực cho những cuộc xung đột khác. Với một giải pháp như thế, những người cầm quyền Trung Quốc hy vọng tạo được một khu đệm ở Đông nam châu Á, ngăn chặn Mỹ vào thay thế Pháp ở Đông Dương, tránh được sự đụng đầu trực tiếp với Mỹ, bảo đảm an ninh cho biên giới phía nam của Trung Quốc, đồng thời hạn chế thắng lợi của Việt Nam, chia rẽ nhân dân ba nước Đông Dương, hòng làm suy yếu và thôn tính ba nước đó, dùng làm bàn đạp bành trướng xuống Đông nam châu Á. (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

"Pháp đến Hội nghị Giơnevơ cũng nhằm đạt được một cuộc ngừng bắn theo kiểu Triều Tiên để cứu đội quân viễn chinh Pháp, chia cắt Việt Nam, duy trì chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương.

"Rõ ràng lập trường của Trung Quốc khác hẳn lập trường của Việt Nam, nhưng lại rất phù hợp với lập trường của Pháp."



Trang 29, 'Sự thật về quan-hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua'



Trang 28-29, 'Sự thật về quan-hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua'



(Những tấm hình trên được trích ra từ trang 'Sự thật về quan-hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua' của website 'Kho tàng kiến thức lịch sử qua ảnh')


A.3 Mao Trạch Đông dùng xương-máu của nhân-dân Việt Nam để nâng cao tầm-vóc chính-trị quốc-tế của Trung Cộng:

Nixon đi Bắc Kinh từ ngày 21 đến ngày 28/02/1972 (xin xem chi-tiết trong bài viết trên Wiki "Richard Nixon's 1972 visit to China") để tìm cách an-bài làm sao cho miền Nam không bị miền Bắc cưỡng-chiếm sau khi Mỹ rút đi. Tuy nhiên, vì lịch-sự , Mỹ chỉ nhấn mạnh tới việc rút ra khỏi chiến-tranh Việt Nam trong danh-dự. Đó là vì nếu miền Nam bị cưỡng-chiếm, thì Mỹ cũng mất hết mặt-mũi (thể-diện, tức là danh-dự) trước thế-giới, vì từ đầu cho tới cuối cuộc chiến Mỹ đã dành quyền làm bầu show. Thắng cũng do Mỹ, bại cũng do Mỹ, không đổ thừa cho ai được.

Mao Trạch Đông vô cùng vui sướng, vì Tổng-thống của cường-quốc số 1 của thế-giới mà phải đích-thân đến gặp ảnh để xin-xỏ, thì cái tước-hiệu (title) Đông Phương Bất Bại do Kim Dung dành cho ảnh càng sáng-chói thêm .

Trước đó, trong năm 1971, Henry Kissinger, phụ-tá của Nixon, đã bí-mật đi Bắc Kinh gặp Mao Trạch Đông để thương-lượng. Mao đồng-ý chấm-dứt chiến-tranh, đổi lại Trung Cộng được đề-cử vào Liên Hiệp Quốc (thế chỗ của Đài Loan), vào ngày 15/11/1971, mà Mỹ không phủ-quyết (veto). Xin xem thêm chi-tiết trong bài "China and the United Nations" của Wiki.

Như vậy, Mao Trạch Đông quá khôn. Ảnh đã dùng tiền-của của dân Tàu nghèo khổ để tài-trợ hai cuộc chiến-tranh Việt Nam (chống Pháp và chống Mỹ), và dùng xương máu của nhân-dân Việt Nam để có những chiến-thắng về quân-sự. Nhưng đến khi Pháp và Mỹ xuống nước và điều-đình để rút lui trong danh-dự, thì Mao lại bắt Việt Cộng ngưng chiến-tranh hẳn để ảnh mua bán, đổi-chác với Pháp và Mỹ, để lấy lại vốn lẫn lời. Việt Cộng xác-nhận điều đó qua hai đoạn văn ở trang 64 của quyển 'Sự thật về quan-hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua', như sau:

"Trong lúc tìm cách nắm trọn vấn đề Campuchia, những người lãnh đạo Trung Quốc còn mưu toan nắm con đường vận chuyển quân sự qua ba nước Đông Dương. Trong mấy năm liền cho đến năm 1972, họ đề nghị giúp làm đường và vận chuyển hàng phục vụ chiến trường từ miền bắc đến miền nam Việt Nam, Lào và Campuchia trên con đường mòn Hồ Chí Minh và hứa cung cấp cho Việt Nam đủ xe, người lái và khoảng 20 vạn quân nhân Trung Quốc để bảo đảm công việc này. Ý đồ của họ là qua đó nắm toàn bộ vấn đề Đông Dương để buôn bán với Mỹvà chuẩn bị bàn đạp đi xuống Đông nam châu Á. Tất nhiên phía Việt Nam không chấp nhận đề nghị đó."

"Nếu trước đây những người lãnh đạo Trung Quốc ngấm ngầm làm yếu cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam thì trong thời kỳ 1969-1973, nhất là từ năm 1971, họ công khai câu kết với đế quốc Mỹ xâm lược, cứu nguy cho chúng trước cuộc tiến công chiến lược mới của nhân dân Việt Nam, lấy con bài Việt Nam để buôn bán với Mỹ."



Trang 64, 'Sự thật về quan-hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua'



(Hình trên được trích ra từ trang 'Sự thật về quan-hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua' của website 'Kho tàng kiến thức lịch sử qua ảnh')


A.4 Hàng triệu người Tàu chết đói vì Mao Trạch Đông mở rộng chiến-tranh Việt Nam:


A.4(a) Mao Trạch Đông vét ngân-quỹ để đầu-tư vào chiến-tranh Việt Nam

Trần Đĩnh, trong quyển "Đèn Cù 1" (bán trên Amazon, Người Việt Book xuất bản lần thứ nhất tại Hoa Kỳ năm 2014), trang 241, từ dòng 1 đến dòng 5, viết:

"Nhằm lôi kéo Việt Nam ủng hộ Trung Quốc trong cuộc đấu tranh với Liên Xô, Mao cử Đặng Tiểu Bình sang Hà Nội, mang theo lời hứa giúp Việt Nam 20 tỉ Nhân Dân Tệ, tương đương 20% thu nhập quốc dân hoặc 60% thu nhập tài chính của Trung Quốc năm 1963." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Trang 241, Đèn Cù của Trần Đĩnh



Theo bài viết đăng trên Wiki "List of renminbi exchange rates", dùng tài-liệu của World Bank, vào năm 1963, 1 đô Mỹ ăn 2.4618 nguyên 元. Chữ "nguyên" và chữ "quan (tiền)" của Việt Nam là một (xin xem bài '(117) Nguồn-gốc tiếng Việt của một số chữ Tàu' trong blog này). Như vậy 20 tỷ quan vào năm đó tương-đương với 8.1 tỷ đô Mỹ. Căn-cứ vào phần "A.1(b) Những số-liệu cụ-thể về viện-trợ quân-sự của Trung Cộng cho miền Bắc" ở trên, Trung Cộng viện-trợ cho Việt Cộng 3 năm một lần. Do đó số tiền này sau này được chi vào tài-khóa 1965-1968. Vào năm 1968, số tiền đó tương-đương với 9 tỷ đô Mỹ (dùng "Inflation Calculator" để tính ra con số đó). Tính trung-bình, mỗi năm trong tài-khóa đó, Trung Cộng cấp cho Việt Cộng 3 tỷ đô.

Trong khi đó, theo bài viết "Costs of Major U.S. Wars" của ban Phục-vụ Nghiên-cứu của Quốc-hội Mỹ (Congressional Research Service), trang 5, từ năm 1965 đến 1975 Mỹ chi-tiêu 111 tỷ đô cho quân-phí của chiến-tranh Việt Nam (không kể viện-trợ kinh-tế). Tính trung-bình, độ 11 tỷ đô một năm. Cũng theo bài nghiên-cứu đó, vào năm 1968, lúc chiến-tranh lên cao-điểm và chi-phí cao nhất, số tiền này chỉ bằng 2.3% tổng-sản-lượng quốc-nội (Gross Domestic Products) của Mỹ.



Trang 5, "Costs of Major U.S. Wars"



Trong khi đó, theo bài viết "Historical GDP of China", đăng trên Wiki, thì vào năm 1968 GDP của Trung Cộng là 70.85 tỷ đô Mỹ. Như vậy, quân-viện 3 tỷ đô mỗi năm chiếm 4.2% GDP cho riêng từng năm.

Nhìn sơ qua, thì thấy gánh nặng của chiến-tranh đối với Trung Cộng nặng hơn Mỹ chỉ khoảng chừng gần 2 lần mà thôi. Nhưng thực ra con số GDP do Trung Cộng đưa ra đã được thổi phồng rồi. Hai chục phần trăm "thu-nhập quốc-dân" của Trung Cộng, như Trần Đĩnh đã chỉ ra, có nghĩa là 20% GDI (Gross National Income). Nếu chỉ có 3 tỷ đô mà đã chiếm 20% GDI, như vậy GDI chỉ vào khoảng 15 tỷ đô (3 X 100 : 20 = 15). Con số GNI luôn luôn lớn hơn con số GDP, vì GNI gồm luôn lợi-tức ở ngoài nước, trong khi đó GDP chỉ bao gồm lợi-tức trong nước. Giả-sử rằng GDP vào khoảng 12 tỷ đô. Như vậy, tỷ-lệ quân-phí so với GDP sẽ là 25% (3 X 100 : 12 = 25). Do đó, con số 4.2% GDP quá thấp so với sự thật, dù cho con số 12 tỷ chỉ là con số tưởng-tượng. Tuy nhiên, những con số đó lại không cho biết nhiều về gánh nặng của chiến-tranh Việt Nam đối với ngân-sách eo-hẹp của nước Tàu bằng những sự kiện lịch-sử dưới đây:

Trong những năm 1959-1962, Trung Cộng không những không sản-xuất đủ lúa gạo cho dân ăn, mà còn không có tiền để mua gạo từ ngoại-quốc để cứu đói, đến nỗi khoảng 45 triệu người bị chết đói (xem bài "Great Chinese Famine" của Wiki và bài "Mao's Great Famine by Frank Dikötter" của báo The Guardian). Đó là kết-quả của chánh-sách kinh-tế "Great Leap Forward" (Đại 大 Dược 跃 Tiến 进 = "Đại nhảy vọt") "tuyệt-vời" của Mao Trạch Đông. Cái video clip "Kinh Hoàng Toàn Cảnh Nạn Đói Năm 1960 Ở TQ – Những Chuyện Đáng Sợ Mất Nhân Tính Mà Người TQ Làm Được", đăng trên Youtube ngày 10/02/2018 bởi Hải Ngoại Nhớ Quê, cho thấy sự coi rẻ nhân-mạng của Mao Trạch Đông nói riêng và đảng Cộng-sản Tàu nói chung.






A.4(b) Mao Trạch Đông gởi 300 ngàn lính Tàu qua miền Bắc:

Nghèo đói như nói ở trên, vậy thì tới năm 1963 Trung Cộng lấy đâu ra 9 tỷ đô để tài-trợ cho Việt Cộng mở rộng chiến-tranh ở miền Nam trong những năm 1965-1968? Đó là chưa kể chi-phí cho 300 ngàn lính Tàu được gởi qua giữ miền Bắc, để cho gần như toàn-bộ đại-quân của Việt Cộng kéo vào Nam đánh nhau với Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa. Như vậy, trong những năm đó, sẽ có thêm vài triệu người Tàu chết nữa, vì chính-phủ Trung Cộng không chịu chi 9 tỷ đô đó vào việc cứu đói dân họ. Không những thế, họ lại còn tạo ra thêm hàng triệu "oan-hồn, uổng-tử" của người Việt ở hai miền Nam và Bắc do chiến-tranh tạo ra, mà Cộng-sản Việt Nam là những kẻ thừa-hành.


A.4(c) Hoàng Văn Hoan xác-nhận 300 ngàn lính Tàu hiện-diện tại miền Bắc trong những năm 1965-1970:

Hoàng Văn Hoan, một ủy-viên Bộ Chính-trị phụ-trách đối-ngoại của Việt Cộng từng đào thoát qua Tàu vào năm 1979, ra một quyển sách có tựa là "Giọt nước trong biển cả" vào 07/1986, bởi nhà xuất-bản Tin Việt Nam tại Bắc Kinh. Trong phần 6, chương 2, đoạn 3.5, Hoàng Văn Hoan viết:

"Từ năm 1965 đến năm 1970, khi đế quốc Mỹ điên cuồng bắn phá miền Bắc, theo yêu cầu của Hồ Chủ tịch và Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Mao Chủ tịch và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phái hơn ba mươi vạn bộ đội Trung Quốc gồm phòng không, công trình, đường sắt và hậu cần, mang theo toàn bộ vũ khí, trang bị, phương tiện, máy móc và vật liệu sang giúp Việt Nam, và đã hoàn thành được những nhiệm vụ quan trọng như đắp được 1.231 cây số đường ô tô, 476 cây số đường sắt, xây thành sân bay Yên Bái v.v… Đồng thời với việc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng, các đồng chí còn bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, cùng quân dân Việt Nam bảo vệ được các đường giao thông từ Bắc vào Nam. Ở những nơi đóng quân, các đồng chí Trung Quốc còn tích cực giúp nhân dân địa phương sơ tán người già, trẻ con, đào hầm hố phòng không, cứu chữa những người bị bệnh, bị thương v.v…gây thêm được mối tình thắm thiết giữa nhân dân hai nước Việt - Trung. Trong khi làm nhiệm vụ quốc tế, hơn một nghìn đồng chí Trung Quốc đã bị hy sinh và hơn ba nghìn đã bị thương trên đất Việt Nam. Đến tháng 7 năm 1970, khi làm xong nhiệm vụ, toàn thể bộ đội đó đã trở về Trung Quốc. Sự có mặt của bộ đội Trung Quốc ở Việt Nam còn có một ý nghĩa hết sức quan trọng là làm cho đế quốc Mỹ không dám đưa quân trực tiếp đụng đến đất đai miền Bắc, để quân dân ta có điều kiện dốc sức vào cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)


Theo Hồ sơ số 3586 (ngày 15/01/1969) của Phông Cục Tác chiến, Trung-tâm Lưu-trữ Bộ Quốc-phòng, Việt Cộng có kế-hoạch đưa tiễn 112 ngàn 563 lính Trung Cộng về nước (xem tiểu-mục "Cục Tác chiến dự kiến kế hoạch rút bộ đội "Hậu cần" Trung Quốc về nước", dưới chủ-đề 'Đối ngoại quân sự trong KCCM'. Xin trích một đoạn văn:

"Theo thỏa thuận giữa hai Đảng, Chính phủ Việt Nam - Trung Quốc, sau khi hoàn thành nhiệm vụ giúp đỡ Việt Nam, các đơn vị bộ đội "Hậu cần" Trung Quốc sẽ lần lượt rút quân về nước. Được sự chỉ đạo của Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Cục Tác chiến dự kiến kế hoạch rút quân và sơ bộ thông báo cho phía bạn.

"Kế hoạch xác định rõ phương châm rút quân phải gọn và đi theo đường ngắn nhất. Quá trình rút quân phải đạt ba yêu cầu cơ bản: Bảo đảm bí mật thời gian, đơn vị, hướng chuyển quân; bảo đảm an toàn, đề phòng tai nạn hoặc bọn phản động phá hoại; bảo đảm đoàn kết, hữu nghị, tránh va chạm với người nước ngoài. (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

"Theo kế hoạch dự kiến, trong các tháng 2, 3 và 4 năm 1969, bạn sẽ rút quân làm ba đợt: Đợt 1, từ ngày 20 đến 28 tháng 2, gồm hai trung đoàn sửa chữa đường 11 ở Nghĩa Lộ, quân số 8.000 người. Đợt 2, từ ngày 1 đến 20 tháng 3, gồm bốn chi đoàn cao xạ, quân số 53.841 người. Đợt 3, từ ngày 21 tháng 3 đến 10 tháng 4, gồm năm trung đoàn bộ đội làm đường sắt, quân số 32.400 người. Tính chung cả ba đợt, bạn sẽ rút về nước 94.241 người. Còn lại hai trung đoàn bộ đội làm đường sắt (10.000 người) và một số đơn vị làm sân bay, làm hầm máy bay (10.322 người) sau khi hoàn thành nhiệm vụ cũng sẽ rút về nước trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 năm 1969."



Lệnh giữ bí-mật việc đưa tiễn 112 ngàn 563 lính Trung Cộng về nước



Lý-do Việt Cộng muốn giữ bí-mật của cuộc rút quân là vì không muốn người Việt Nam ở hai miền Nam và Bắc lẫn thế-giới biết được đã có sự hiện-diện của lính Tàu tại miền Bắc từ năm 1965 cho tới 1969. Trong những năm đó, Việt Cộng rêu-rao rằng sự hiện-diện của lính Mỹ tại miền Nam là một bằng-chứng không thể chối-cãi được rằng Mỹ đã xâm-lược miền Nam, còn chế-độ Việt Nam Cộng Hòa chỉ là một chế-độ bù-nhìn. Nếu tin-tức về sự hiện-diện của hàng trăm ngàn lính Tàu tại miền Bắc trong những năm 1965-1969 xì ra, thì tất-cả những sự tuyên-truyền dối-trá đó sẽ cắn ngược trở lại Việt Cộng.

Về cái lệnh tránh cho lính Trung Cộng va chạm với người nước ngoài, người nước ngoài đây chính là những phóng-viên báo-chí quốc-tế tới miền Bắc để săn tin. Trong đó, hầu-hết là đại-diện cho những tờ báo phản-chiến của phương Tây (vì nếu không phản-chiến, Việt Cộng không cấp visa nhập-cảnh). Nếu những người đó biết được sự hiện-diện của hàng trăm ngàn lính Tàu tại miền Bắc trong những năm 1965-1969 và loan tin khắp thế-giới, thì kể như cả thế-giới sẽ biết rằng miền Bắc chỉ là chó săn của Mao Trạch Đông mà thôi, và các phong-trào phản-chiến sẽ xẹp xuống.


A.4(d) Cái gọi là người Cộng-sản thì không có nhân-tính:

Nói tóm lại, những con số về viện-trợ vũ-khí của Trung Cộng do Trần Đĩnh đưa ra nói lên bản-chất "không còn tính người" của những người Cộng-sản. Không phải chỉ có Mao Trạch Đông, mà ngay cả Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh, v.v... đều cũng như vậy. Đối với họ, dân chết thì mặc dân, có bao nhiêu tiền ta cứ đổ vào chiến-tranh để đánh cho sướng tay cái đã .

Tự những người Cộng-sản Việt Nam cũng cho rằng tính người (nhân-tính) không có chỗ đứng trong chủ-nghĩa Cộng-sản. Vào năm 1960, Tố Hữu triệu tập vài chục nhà văn, nghệ sĩ và nhà lý luận mở hội thảo dài ngày mấy vấn đề văn nghệ. Sau đây là sự ghi nhận của Trần Đĩnh về kết-quả của cuộc họp, trong quyển 'Đèn Cù 1', trang 198, từ dòng 4 đến dòng 14:

"Còn tôi lại thành kiến Bắc Kinh thờ hung thần bạo lực, chuyên giải quyết mọi sự bằng bạo lực, đổ máu. Tôi đâu biết Lê Duẩn đang chuẩn bị rước tư tưởng Mao Trạch Đông lên thành “tư tưởng Lê-nin của thời đại ba dòng thác cách mạng.” Duẩn có suy tôn Mao thay Lê-nin thì Mao mới suy tôn Duẩn thay Hồ Chí Minh

"Một vấn đề được quan tâm: tính người. Có hay không có tính người? Vào thảo luận, đa số ngả về không có tính người mà chỉ có tính giai cấp. Câu nói thường được đưa ra làm nền cho quan điểm này là câu của Marx: con người là tổng hòa các quan hệ xã hội. Căn cứ vào nó sổ tọet luôn tính người." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Trang 198, Đèn Cù, quyển 1



Do đặc-điểm không có tính người của chủ-nghĩa Cộng-sản mà cán-binh Cộng-sản giết thường-dân vô-tội không gớm tay trong suốt ba chục năm của những chiến-tranh tại Việt Nam (1945-1975).


A.5 Mao Trạch Đông nuôi côn-đồ để làm tiền nhà giàu:

Nếu người Mỹ có đủ kiên-nhẫn và tiếp-tục viện-trợ cho Việt Nam Cộng Hòa đánh dài dài tới 1975, thì chính Mao Trạch Đông phải lết tới Washington DC và năn-nỉ Mỹ chấm-dứt chiến-tranh, nếu không Tàu sẽ phá-sản. Nói chơi vậy thôi, chứ với tính-cách của Mao, dù có thêm vài chục triệu người chết đói đi nữa, ảnh vẫn nhất-định phải cấp tiền cho Việt Cộng đánh cho Mỹ cút, xong rồi ... kêu Việt Cộng trở về bên kia vĩ tuyến 17, để cho Trung Cộng hưởng-lợi lớn qua việc điều-đình với Mỹ .

Sau đây là một đoạn văn được trích ra từ bài "Quan hệ Việt – Trung trong thập niên 70 thế kỷ 20", đăng trên trang web vnmilitaryhistory.net của Việt Cộng vào ngày 12/03/2013:

"Tháng 3.1971 Trung Quốc mời một đoàn bóng bàn Mỹ sang thăm Trung Quốc mở đầu cho cái mà dư luận thế giới gọi là “ngoại giao bóng bàn”. Sau đó là các cuộc gặp gỡ trao đổi ở cấp đại sứ, cấp nguyên thủ quốc gia, tiêu biểu là chuyến thăm Trung Quốc của tổng thống Nic xơn (1972). Từ việc giảm cấm vận và bao vây kinh tế đối với Trung Quốc, Mỹ đã ủng hộ việc đưa Trung Quốc vào Liên hợp quốc và trở thành một trong năm thành viên thường trực của hội đồng bảo an (1971). Qua chuyến thăm của Nic xơn, thông cáo Thượng Hải đã được ký kết. Mỹ nhượng bộ cho Trung Quốc một số quyền lợi ở Liên hợp quốc, công nhận Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc, chia sẻ quyền lợi và địa vị với Trung Quốc ở Đông Nam Á. Đặc biệt là việc giải quyết quân Mỹ rút khỏi Đài Loan thì Trung Quốc phải ép Việt Nam chấp nhận giải pháp của Mỹ, thừa nhận tình trạng chia cắt Việt Nam, thừa nhận sự tồn tại của ngụy quyền ở miền nam Việt Nam. Như vậy Trung Quốc đã lấy Việt Nam để thỏa hiệp với Mỹ hòng đạt được quyền lợi cho Trung Quốc." (Phần 2.2.1) (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)


Nếu Mao Trạch Đông cứ giở cái mửng đó ra hoài, thì mãi mãi Việt Cộng không thể chiếm được miền Nam. Sau này, nếu có một cường-quốc khác nhảy vào giúp miền Nam và Việt Cộng lại phải phát-động một cuộc chiến mới, Mao có thể viện-trợ cho Việt Cộng một lần nữa. Nhưng giả-sử rằng Việt Cộng đánh hay quá khiến cho cường-quốc kia phải tìm cách rút lui, thì Mao sẽ sẵn-sàng cho điều-đình và lại bắt Việt Cộng ngưng chiến.

Như vậy, Mao Trạch Đông chủ-trương nuôi Việt Cộng như nuôi một tên côn-đồ để làm tiền mấy anh nhà giàu. Nếu Việt Cộng không có biện-pháp đối-phó, mãi mãi họ chỉ là chỉ là một anh côn-đồ đói (nhìn gương Bắc Hàn hiện nay) . Những chuyện như vậy mà đưa vào quyển sách "Sự thật về quan hệ Việt Nam & Trung Quốc trong 30 năm qua", thì chẳng khác nào tự vạch áo cho người xem lưng và trở thành trò cười cho thiên-hạ . Nhưng vì Việt Cộng đau quá và không thể không nêu phần nào sự thật phũ-phàng ra để biện-hộ trước nhân-dân cho việc đánh nhau với đàn anh Trung Cộng, cho nên ngày nay chúng ta mới có thể biết được một phần của những chuyện "thâm-cung bí sử".

Những điều suy-đoán của Nguyễn Văn Huy ở trên kia được chứng-thực bởi một đoạn văn ở trang 23 của quyển 'Sự thật về quan-hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua', như sau:

"Trong 30 năm qua, những người lãnh đạo Trung Quốc coi Việt Nam là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu đối với chiến lược của họ, luôn luôn tìm cách nắm Việt Nam. Muốn như vậy, nước Việt Nam phải là một nước không mạnh, bị chia cắt, không độc lập và lệ thuộc Trung Quốc. Trái lại, một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và giàu mạnh, có đường lối độc lập tự chủ và đường lối quốc tế đúng đắn là một cản trở lớn cho chiến lược toàn cầu của những người lãnh đạo Trung Quốc, trước hết là cho chính sách bành trướng của họ ở Đông nam châu Á. Đó là nguyên nhân vì sao trước đây họ vừa giúp, vừa kiềm chế cách mạng Việt nam, mỗi khi Việt Nam đánh thắng đế quốc thì họ lại buôn bán, thoả hiệp với đế quốc trên lưng nhân dân Việt Nam; vì sao từ chỗ giấu mặt chống Việt Nam họ đã chuyển sang công khai thù địch với Việt Nam và đi tới trắng trợn tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam.



Trang 23, 'Sự thật về quan-hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua'



(Hình trên được trích ra từ trang 'Sự thật về quan-hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua' của website 'Kho tàng kiến thức lịch sử qua ảnh')


A.6 Lê Duẩn là vua viết láo:

A.6(a) Trường-hợp ký-giả Mỹ Edgar Snow:

Xin độc-giả chú-ý rằng chỉ có một phần nhỏ trong quyển bạch-thư chứa sự thật thôi, còn lại đều là sự lừa-đảo . Thí-dụ như ở hai trang 46 và 47 của quyển Bạch-thư, có đề-cập tới bài báo "Interview with Mao" của ký-giả Mỹ Edgar Snow, đăng báo "The New Republic" vào ngày 26/02/1965. Bạch-thư viết:

"Tháng 1 năm 1965, qua nhà báo Mỹ Étga Xnâu , chủ tịch Mao Trạch Đông nhắn Oasinhtơn:

Quân đội Trung Quốc sẽ không vượt biên giới của mình để đánh nhau. Đó là điều hoàn toàn rõ ràng. Chỉ khi nào Mỹ tấn công, người Trung Quốc mới chiến đấu. Phải chăng như vậy là không rõ ràng? Người Trung Quốc rất bận về công việc nội bộ của mình. Đánh nhau ngoài biên giới nước mình là phạm tội ác. Tại sao người Trung Quốc phải làm như vậy? Người Nam Việt Nam có thể đương đầu với tình hình.” (Ét-ga Xnâu: Cuộc cách mạng lâu dài, Nhà xuất bản Hớt xin xơn, Lân đơn, 1973, tr. 216)

"Sau đó bằng nhiều cách, kể cả bằng cách trực tiếp nói trong cuộc đàm phán Trung Mỹ cấp đại sứ tại Vacsava, phía Trung Quốc làm cho Mỹ hiểu rõ câu nói của chủ tịch Mao Trạch Đông và yên tâm rằng: “Người không đụng đến ta thì ta không đụng đến người”.

"Do đó từ tháng 2 năm 1965 chính quyền Giônxơn đã sử dụng bộ máy chiến tranh khổng lồ của Mỹ vào chiến trường Việt Nam, đưa quân Mỹ vào miền Nam tiến hành chiến tranh cục bộ, đồng thời làm chiến tranh phá hoại bằng không quân chống nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, gây nên biết bao tang tóc và tàn phá đối với nhân dân cả nước Việt Nam.

"Như vậy, những người cầm quyền Trung Quốc đã bộc lộ những tính toán lắt léo, những ý đồ thâm độc của họ. Họ đẩy Mỹ sa lầy trong chiến tranh xâm lược Việt Nam để họ yên tâm làm cuộc “cách mạng văn hoá”. Khi Mỹ lao vào cuộc phiêu lưu quân sự ở Việt Nam, họ muốn làm yếu cả Mỹ lẫn Việt Nam."



Trang 46, 'Sự thật về quan-hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua'



Trang 47, 'Sự thật về quan-hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua'



(Những tấm hình trên được trích ra từ trang 'Sự thật về quan-hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua' của website 'Kho tàng kiến thức lịch sử qua ảnh')


A.6(b) Lê Duẩn xuyên-tạc lời của Mao Trạch Đông:

Những gì Lê Duẩn viết trong đoạn văn trên hoàn-toàn mâu-thuẫn với thực-tế. Trong phần A.4(c) ở trên, Hoàng Văn Hoan đã xác-nhận sự hiện-diện của 300 ngàn lính Tàu tại miền Bắc trong những năm 1965-1970. Nếu thật sự Mao Trạch Đông muốn lừa cho Mỹ đưa quân vào miền Nam đánh nhau với Việt Cộng (để ảnh chơi trò "tọa 坐 san 山 quan 觀 hổ 虎 đấu 鬬") thì không có lý gì lại đưa quân Tàu vào miền Bắc để cho Mỹ sợ và chạy ra. Nói tóm lại, Lê Duẩn nói dóc không có căn.

Sự thật là Mao Trạch Đông mượn cái miệng của Edgar Snow để tung tin vịt và đánh lừa thế-giới. Dù Lê Duẩn biết Mao nói láo, nhưng ảnh vẫn cứ xuyên-tạc lời của Mao thôi .

Trong chiến-tranh Triều Tiên (1950-1953), Trung Cộng tung cỡ ba triệu bộ-đội và dân-công vào chiến-trường để đánh nhau với Mỹ (xem bài "Korean War" trên Wiki). Tuy lực-lượng quân-sự đó thực-sự là quân chính-quy của Trung Cộng, nhưng nó được mệnh-danh là "Trung 中 Quốc 國 Nhân 人 dân 民 Chí 志 nguyện 願 quân 軍" . Làm như vậy để Mỹ không có cớ tuyên-chiến với Trung Cộng (xem bài "People's Volunteer Army" của Wiki).

Bắc Việt học chiêu đó của Mao Trạch Đông và chính-thức tuyên-bố trong những cuộc hội-đàm ở Paris rằng không có quân-đội chính-quy của Bắc Việt chiến-đấu trong miền Nam, mà chỉ có người miền Bắc tham-gia lực-lượng quân-sự của Mặt-trận Giải-phóng Miền Nam để đánh nhau với Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ mà thôi. Bây giờ thì ngay một đứa con nít ở Việt Nam cũng biết rằng Việt Cộng nói xạo. Tuy-nhiên, lúc bấy giờ Việt Cộng phải nói như vậy mới tạo được chánh-nghĩa (giả-hiệu) và tránh được cái tai-tiếng xâm-lăng mà không tuyên-chiến, vì bấy giờ mỗi miền đều là một quốc-gia độc-lập.

Tin-tức về lực-lượng 300 ngàn bộ-đội của Mao Trạch Đông đóng ở miền Bắc được Việt Cộng ém-nhẹm tối-đa. Vì sự hiện-diện của quân-đội Mỹ ở miền Nam là cái cớ cho Việt Cộng ra-rả tuyên-truyền ngày đêm rằng Mỹ xâm-lăng Việt Nam, cho nên nếu Việt Cộng để lộ sự hiện-diện của 300 ngàn bộ-đội Trung Cộng ở miền Bắc thì chắc-chắn miền Nam sẽ vin vào cái cớ đó để mà phản-tuyên-truyền và sẽ thành-công. Ngoài ra, còn có khả-năng làm chiến-tranh Việt Nam chấm-dứt trong vòng vài năm. Nguyên-nhân là vì có một mối hận thù truyền-kiếp giữa hai chủng-tộc Việt và Hán (= rợ Huns, rợ Hồ; hai ngàn năm trước họ vẫn còn sống du-mục bên ngoài Tường Thành). Hán-tộc không bao gồm những người của chủng-tộc Bách Việt vẫn còn đang sống bên Tàu trong hai ngàn năm qua. Do đó, miền Bắc sẽ mất chánh-nghĩa và người miền Nam sẽ chấm-dứt ủng-hộ cả Mặt-trận Giải-phóng Miền Nam lẫn miền Bắc. Thế là chiến-tranh Việt Nam sẽ tàn-lụi liền .

Trong bài '(64B) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 5) - Sự luân-hồi của những nhân-vật lịch-sử', Nguyễn Văn Huy giải-thích thêm về cách mà Thiên-cơ (Divine Plan) sử-dụng những mối thù và những sự xung-đột truyền kiếp - có khi kéo dài hàng mấy trăm ngàn năm trời - để tạo ra lợi-ích cho những dân-tộc hoặc những nhóm người (lớn hoặc nhỏ). Bây giờ, chỉ xin nói vắn-tắt về khía cạnh dân-tộc Việt Nam (tên gọi hiện nay). Chủng-tộc Bách Việt gồm cả Nhật, Đại Hàn, Indonesia, Mã Lai, Thái Lan, Campuchia, v.v..., nhưng trong đó chỉ có dân Việt-Nam chịu sống an-phận thủ-thường và sống với những lý-tưởng về tình người. Theo thuật-ngữ của Huyền-bí-học (Occultism), dân-tộc Việt Nam là "Luân-xa trái tim" (Heart chakra) hoặc "Trung-tâm trái tim" (Heart center) của chủng Bách Việt. Điều này được thể-hiện rõ-ràng nhất qua người miền Nam, và một lần nữa nổi bật nhất qua người miền Tây.

Tuy việc sống an-phận thủ-thường là một phẩm-hạnh rất tốt, nhưng nếu chỉ có vậy thì người ta sẽ thiếu ý-chí tiến-thủ. Do đó, Luật Nhân-quả (Law of Karma) - cũng là Luật Tiến-hóa - mới cho chủng-tộc Hồ (tức là chủng Hán/Huns) đi theo quấy rối từ ngàn năm này qua ngàn năm khác, mà mục-đích là làm cho mấy anh Việt phải động-não . Chủng Hồ vốn-dĩ là kết-quả của sự lai giống giữa chủng Bách Việt và chủng Aryan da trắng vào khoảng 26 ngàn năm trước Thiên-chúa (xem "Life 15" của quyển "Lives of Alcyone"), trong vùng đồng cỏ bao la của châu Á (xin xem bài "Eurasian Steppe" trên Wiki),

Đề-tài trên còn bao-la hơn đề-tài chiến-tranh Việt Nam, do đó có lẽ độc-giả phải chờ đợi vài năm nữa mới thấy có một bài đầy-đủ .


A.7 Cộng-sản Việt Nam nhìn nhận đã làm nô-lệ cho người khiến:

Ở trang 29 của quyển "Sự thật về quan hệ Việt Nam & Trung Quốc trong 30 năm qua" (xem phần "A.2 Việt Cộng xác-nhận Trung Cộng coi họ như chó giữ nhà" ở trên), Lê Duẩn nói trớ rằng khi Mao Trạch Đông ép Việt-Minh chấp-nhận sự chia-cắt Việt Nam vào năm 1954 thì lúc đó ý-đồ của Mao là "hy vọng tạo được một khu đệm ở Đông nam châu Á, ngăn chặn Mỹ vào thay thế Pháp ở Đông Dương, tránh được sự đụng đầu trực tiếp với Mỹ, bảo đảm an ninh cho biên giới phía nam của Trung Quốc". (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

Lê Duẩn nói nghe không lọt lỗ tai chút nào. Nếu Việt Minh làm chủ được cả Đông Dương, thì không phải là Mỹ không còn chỗ nào để chen chân vô và Trung Cộng càng an-toàn hơn nữa, hay sao? Nửa câu sau thì nghe có lý hơn và trong đó Lê Duẩn đã nêu bật lý-do thực-sự khiến cho Mao Trạch Đông không bao giờ muốn Việt Cộng chiếm được miền Nam, như sau:

"... đồng thời hạn chế thắng lợi của Việt Nam, chia rẽ nhân dân ba nước Đông Dương, hòng làm suy yếu và thôn tính ba nước đó, dùng làm bàn đạp bành trướng xuống Đông nam châu Á." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

Vấn-đề đặt ra là tại sao Bộ Chính-trị Việt Cộng (mà anh đầu-sỏ là Hồ Chí Minh) đã thừa hiểu ý-đồ sâu-xa của Mao Trạch Đông là trước sau gì cũng sẽ thôn-tính Việt Nam, vậy mà vẫn nhận viện-trợ quân-sự của Mao để đánh miền Nam, để tự làm cho hai miền suy-yếu và tạo cơ-hội cho Trung Cộng chiếm nước mình, qua chiến-lược bẻ đũa từng chiếc? Làm như vậy có khác nào mấy ảnh tự nhìn nhận mình là chó tuyệt-đối nghe lời chủ, hay sao? Nguyễn Văn Huy chỉ thuận tay mượn lời nói của Giang Thanh (xem bài "Jiang Qing" của Wiki) trong phiên tòa xử chị ta vào năm 1980 mà thôi, chứ không cần phải chế thêm khái-niệm mới .

Nguyên-văn lời của Giang Thanh đăng trong bài viết "20 thế 世 kỉ 纪 tối 最 hữu 有 quyền 权 thế 势 25 nữ 女 tính 性 bài 排 hành 行 bảng 榜 duy 唯 nhất 一 thượng 上 bảng 榜 trung 中 quốc 国 nữ 女 tính 性: giang 江 thanh 青" ("Trong số 25 người đàn bà có quyền-thế nhất thế-kỷ 20, chỉ có một người đàn bà Tàu được lọt vào danh-sách: Giang Thanh") vào ngày 05/12/2010, như sau đây:

"Ngã 我 tựu 就 thị 是 Mao 毛 đích 的 cẩu 狗, tha 他 nhượng 让 ngã 我 giảo 咬 thùy 谁 ngã 我 tựu 就 giảo 咬 thùy 谁。"

("Tôi chỉ là chó của Mao. Mao bảo tôi cắn ai, thì tôi cứ cắn người đó.")

Bài báo "Hai phiên tòa thế kỷ của Trung Quốc" của vnexpress.net dịch như sau:

"Tôi là con chó của chủ tịch Mao", Giang Thanh hét lên trước vành móng ngựa. "Ông ấy nói tôi cắn ai là tôi cắn".



Giang Thanh trong một phiên tòa vào năm 1980



Dưới đây là cái video clip có tựa là "1980 China the Gang of Four Trial Part 2 Jiang Qing", đăng trên Youtube vào ngày 18/06/2014 bởi Jim Laurie, một ký-giả kỳ-cựu của NBC.






Nói tóm lại, Mao Trạch Đông sợ Việt Cộng làm chủ Đông Dương, mạnh lên, rồi không chịu làm chó nhà cắn người cho mình nữa. Do đó, ảnh cứ lắy dây lòi-tói kiềng chặt Việt Cộng tại miền Bắc mãi thôi .

Việt Cộng nhìn nhận sự thật phũ-phàng rằng mình sống không ra con người, còn mấy chục triệu con người miền Bắc cũng chỉ là âm-binh do thầy phù-thủy Mao Trạch Đông điều-động, qua một đoạn văn tiêu-biểu ở trang 15 của quyển bạch-thư "Sự thật về quan hệ Việt Nam & Trung Quốc trong 30 năm qua", như sau đây:

"Như vậy, trong 30 năm qua, Việt Nam là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong chiến lược toàn cầu của Trung Quốc. Vì Việt Nam có vị trí rất quan trọng trong chiến lược của Pháp giữa những năm 1950 cũng như trong chiến lược của Mỹ đầu những năm 1970, những người lãnh đạo Trung Quốc đã dùng “con bài” Việt Nam để câu kết với bọn đế quốc, phục vụ cho ý đồ chiến lược bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn của họ. Đồng thời họ mưu toan một mình nắm cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam, một vấn đề trung tâm của đời sống chính trị quốc tế lúc bấy giờ để giương cao chiêu bài “chống chủ nghĩa đế quốc” hòng nắm quyền “lãnh đạo cách mạng thế giới”, dìm ảnh hưởng của Liên Xô." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Trang 15, 'Sự thật về quan-hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua'



(Hình trên được trích ra từ trang 'Sự thật về quan-hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua' của website 'Kho tàng kiến thức lịch sử qua ảnh')


Ai? Ai là người chịu làm lá bài cho Mao sử-dụng trong suốt 30 năm qua, mà bây giờ mới chịu khai ra ? Bấm đốt tay, thì thấy nào là Hồ Chí Minh, nào là Lê Duẩn, nào là Lê Đức Thọ, nào là Trường Chinh, v.v... Nhiều quá, thôi không đếm nữa.

Nguyễn Văn Huy xin thú-nhận đã nhại văn của tuồng cải-lương "Con gái chị Hằng" của hai soạn-giả Hà Triều & Hoa Phượng.






B. Miền Bắc đánh trận "Mùa hè đỏ lửa" (năm 1972) để tìm cách thoát kiếp làm nô-lệ cho người Tàu


B.1 Việt Cộng phát-động chiến-dịch "Mùa hè đỏ lửa" sau khi Mỹ và Trung Cộng đồng-ý chấm-dứt chiến-tranh Việt Nam:

Lê Duẩn và Lê Đức Thọ vờ như không biết Nixon đi Bắc Kinh để làm gì, mặc dù đã được Trung Cộng thường xuyên thông-báo những diễn-tiến trước và sau biến-cố đó, như trang 57 của quyển "Sự thật về quan hệ Việt Nam và Trung Quốc trong 30 năm qua" cho biết:



Trang 57, "Sự thật về quan hệ Việt Nam & Trung Quốc trong 30 năm qua", phiên-bản PDF



(Hình trên được trích ra từ trang 'Sự thật về quan-hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua' của website 'Kho tàng kiến thức lịch sử qua ảnh')


Vào ngày 31/03/1972, nghĩa là khoảng 30 ngày sau khi Nixon rời Bắc Kinh, họ phát-động "chiến-dịch Mùa Hè Đỏ Lửa" để chiếm miền Nam. Đây là một thủ-đoạn chính-trị cao-siêu.

Trước hết, họ ngầm tỏ ý không hài lòng với Mao Trạch Đông về việc bán đứng đàn em. Mao đã chơi gác đàn em vào năm 1954, bây giờ lại giở lại mửng cũ. Họ phát-động cuộc chiến để ngầm nhắn cho Mao biết họ có khả-năng phá-hoại hảo-sự của Mao, nếu Mao tính bán đứng họ lần nữa.

Thứ hai, vì quân-đội Mỹ vẫn còn ở Việt Nam và đương-nhiên sự chiến-thắng toàn-diện là điều không thể được, nhưng họ cố tìm một số chiến-thắng quân-sự có tầm-vóc lớn, để sau này khi bị Mao ép ngưng chiến thì họ vẫn có thể điều-đình với Mỹ trên tư-thế của kẻ mạnh.

Thứ ba, họ cố-ý gây ấn-tượng với Nguyễn Văn Thiệu rằng Mao Trạch Đông nói một đàng mà làm một nẻo, nghĩa là tuy Mao đồng ý với Nixon xóa-bỏ chiến-tranh Việt Nam nhưng lại ngầm giúp đàn em chiếm miền Nam. Đòn cân-não này đã giúp cho Việt Cộng chiến-thắng vào năm 1975, vì Nguyễn Văn Thiệu luôn-luôn tin-tưởng vào bất-cứ nguồn tin tình-báo nào nói rằng Việt Cộng được vũ-trang bởi Tàu và Nga còn nhiều hơn trước.

Nhưng Mao Trạch Đông là người như thế nào mà Lê Duẩn và Lê Đức Thọ dám đe-dọa ảnh? Do đó, qua năm sau, Mao Trạch Đông cúp hẳn viện-trợ vũ-khí cho miền Bắc luôn. Việc làm đó có nghĩa là Mao thách-thức hai anh như sau: "Có ngon thì phá-hoại hảo-sự giữa ta và Mỹ đi! Thứ đi ăn xin mà lớn lối."

Điều mà Mao Trạch Đông hoàn-toàn không ngờ là dù không còn nhận được một viên đạn nào của Mao nữa, và ngay cả viện-trợ quân-sự từ Nga cũng bị cắt giảm thảm-thiết, nhưng Việt Cộng vẫn có khả-năng đánh chiếm miền Nam vào 1975, mà lại còn thắng chớp nhoáng nữa chứ (chỉ có một tháng rưỡi là miền Nam buông vũ-khí). Thế là thế nào? Dù gì đi nữa, chính là Mao đã thách-thức Việt Cộng và Mao thua. Do đó, ảnh chết trong tủi-nhục vào năm 1976 . Khổ cho Mao thì thôi .


B.2 Miền Bắc chấp-nhận ăn bom B-52, miễn là cuối cùng Mỹ đồng-ý ngưng bắn da beo:

B.2(a) Nixon cô-lập Bắc Việt qua những thỏa-hiệp ngầm với Nga và Tàu:

Mặc dù Kissinger cố-gắng nói chuyện thiệt-hơn (kiểu như "Đừng đánh nữa, vì Mỹ đã có thỏa-thuận với Tàu rồi, không tin anh về hỏi lại chủ của anh đi" ) và còn nhân-nhượng rất nhiều, nhưng Lê Đức Thọ cứ giả-vờ điếc , còn Lê Duẩn thì giả câm, cứ ngậm miệng mà đánh, để chiếm được bao nhiêu đất thì hay bấy nhiêu.

Nixon nổi dóa lên, huy-động toàn bộ lực-lượng không-quân của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương (trong đó có 207 chiếc pháo-đài bay B-52 và 2000 chiếc máy bay chiến-đấu đủ loại; xem bài Operation Linebacker II trên Wiki) để trù-dập miền Bắc. Việt Cộng khoe bắn rớt nhiều chiếc B-52, nhưng thực-tế phũ-phàng là khi miền Bắc không còn một cái hỏa-tiển SAM nào để bắn thì B-52 vẫn còn bay đầy trời .

Xin trích-dẫn một đoạn văn từ bài "The 11-Day War", đăng trên trang web historynet.com:

"President Nixon’s 11-Day War had paid off. As is so often the case with armed conflict, the battle may have turned on circumstances no one could possibly have foreseen. North Vietnam made the crucial mistake of gathering all its eggs in one basket; the final defense of its homeland had been left primarily to a limited supply of Soviet SAMs. In the heat of battle, the North Vietnamese then compounded that error by succumbing to zeal and expending missiles wholesale, often in salvoes of six or eight against a single target. As a result, they literally ran out of ammunition. In a final irony, a chilling argument can be made that SAC’s poor tactics—in essence using the B-52s as “missile bait”—had actually worked to the Ameri­cans’ advantage."

("Cuộc chiến 11 ngày của Tổng-thống Nixon đã có kết-quả tốt. Trong những cuộc xung-đột có võ-trang, đã xảy ra nhiều trường-hợp trong đó trận chiến có thể tùy-thuộc vào những hoàn-cảnh mà không ai có thể tiên-liệu trước được. Bắc Việt phạm phải lỗi-lầm nghiêm-trọng là bỏ tất-cả những cái trứng vào trong một cái rổ. Cuộc chiến bảo-vệ đất nước cuối-cùng của họ chủ-yếu là trông-cậy vào hỏa-tiển SAM của Liên Xô với một số lượng có giới-hạn. Trong lúc đánh nhau tơi-bời, lính Bắc Việt lúc đó còn làm cho lỗi-lầm này chồng lên lỗi-lầm khác: do quá mê trận mà xài hỏa-tiển nặng tay, thường bắn những loạt hỏa-tiển từ 6 đến 8 cái chỉ cho một mục-tiêu mà thôi. Kết-quả là họ hết đạn theo đúng nghĩa đen. Người ta có thể lý-luận ngược một cách đáng sợ rằng những chiến-thuật dỡm của Bộ Tư-lệnh Không-quân Chiến-lược (Strategic Air Command) - chủ-yếu dùng B-52 làm mồi nhử hỏa-tiển - đã thật sự mang lại lợi-thế cho người Mỹ.")

Xin mời độc-giả xem cái video clip "Hà Nội không còn hỏa tiển để bắn trong khi B-52 vẫn bay đầy trời, năm 1972", do Nguyễn Văn Huy phụ-đề Việt-ngữ, như dưới đây






Như vậy là Mao Trạch Đông đã thực-hiện tốt bổn-phận của ảnh trong thỏa-hiệp với Nixon, đó là không cho Việt Cộng quậy tưng lên nữa , bằng cách ngăn-cản không cho SAM của Nga được chở ngang qua Tàu để tiếp-viện cho miền Bắc, trong lúc cuộc chiến vẫn còn đang diễn ra ác-liệt.

Ngoài ra, Nixon đã đi Moscow gặp Brezhnev vào ngày 22/05/1972 để ký-kết một số hiệp-ước có mục-đích ngăn-cản sự đối đầu về quân-sự giữa hai nước làm cho tốn kém tiền-bạc vô-ích (xem bài "Moscow Summit (1972)" ("Hội-nghị Thượng-đĩnh Moscow (1972)"). Nói không chừng, đã có thỏa-hiệp riêng giữa Mỹ và Nga nhằm chấm-dứt chiến-tranh Việt Nam, do đó Nga cũng không gởi thêm SAM cho Việt Cộng nữa. Lê Duẩn và Lê Đức Thọ tất-nhiên đã chửi Nga và Tàu "nát gáo", y như Nguyễn Văn Thiệu chửi Mỹ ở miền Nam vậy .


Cập-nhật vào ngày 05/05/2020:

Xin trích ra một đoạn văn từ Phần 1, Chương 32 của tập 8 của quyển "Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), được đăng trên diễn-đàn quansuvn.net trong 'phần Trả lời #5', như sau:

"Hơn nữa, chính quyền Mỹ tiếp tục xúc tiến mạnh mẽ con bài ngoại giao thân thiện với cả Liên Xô và Trung Quốc, khoét sâu vào mâu thuẫn giữa hai cường quốc này để nhằm hạn chế tới mức thấp nhất sự ủng họ và giúp đỡ của hai nước đối với sự nghiệp kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Các hoạt động ngoại giao xỏa quyệt của phía Mỹ đã tạo ra những khó khăn và ảnh hưởng nhất định tới cuộc kháng chiến của nhân dân ta(1). Trên thực tế, từ năm 1969 trở đi, Liên Xô đã từng bước thực hiện cắt giảm viện trợ cho Việt Nam, đặc biệt là về viện trợ quân sự; Việt Nam đã không nhận thêm được quả tên lửa nào (1)."

"(1) Chính phía Mỹ thừa nhận rằng: “Sau khi ký kết Hiệp định Pari, Liên Xô đã chấm dứt viện trợ quân sự cho miền Bắc theo mong muốn của Washington. Tương tự như vậy, năm 1974, Trung Quốc đã giảm đáng kể viện trợ của mình cho Bắc Việt Nam”, dẫn theo Kissinger, Henry A. White House Years, Boston; Little, Brown and company, 1979, page, 1465, White House Years, tr, 1465."



Từ năm 1969, Liên Xô không cấp thêm một quả tên lửa nào


- - - - - (Hết phần cập-nhật) - - - - -

Xin trích-dẫn một số đoạn văn ở hai trang 423 và 424 của quyển Đèn Cù của Trần Đĩnh có liên-quan tới vấn-đề ở trên:

"10 tháng 5 - 1972, Mỹ rải mìn phong tỏa Hải Phòng. Liên Xô, Trung Quốc chỉ đòi Mỹ không được làm thiệt hại đến tàu và sinh mạng của mình.

"Ngày 11 - 5, báo Trung Quốc còn hào hiệp đăng toàn văn bài nói của Nixon để cho dân Trung Quốc “biết các chi tiết về chương trình hoà bình của Mỹ cũng như sự không khoan nhượng của Hà Nội” mà thấy Mỹ hợp tình hợp lý. Việt Nam không đăng là vì sao chư vị đều hiểu.

"Còn tàu Liên Xô trúng mìn ở Hải Phòng, thủy thủ bị chết nhưng nhận thư Nixon xin lỗi, Brejnev liền cho qua.

"Ngày 16 - 5, Hoàng Hoa, đại sứ ở Liên hợp quốc, giục Kissinger sớm đến Bắc Kinh.

"Ngày 13 - 6, đến Hà Nội giải trình lập trường đàm phán hòa bình của Mỹ, chủ tịch Liên Xô Podgorny báo ngay cho My biết Hà Nội có “thái độ thuận lợi với đàm phán.” Nhưng trước đó, vừa ở sân bay đi Hà Nội, Podgorny đã phải hưởng một cuộc lồng phóng như điên vượt sông Hồng trên cầu phao xóc hơn xóc ốc vì Hà Nội nổi còi báo động mà Podgorny thì biết đó là trò ranh vì Mỹ đã cam kết dành cho Hà Nội và Hải Phòng một phạm vi 15 và 10 cây số an toàn những ngày ông ở Việt Nam.

"Dọa cái đứa chăm sóc chi li cho cuộc chiến tranh của mình - chưa kể dạy nghệ thuật quân sự cho tướng tá biết tiến thoái - thì quái thật!

"Rồi trong một tuần, chúng khẩu đồng từ, cả Kossyghine lẫn Chu Ân Lai “hai ông chủ của Hà Nội” (lời Kissinger), đều khẳng định chỉ giúp Hà Nội lương thực, nghĩa là từ nay xin anh hãy dân tộc hóa vũ khí: gậy tầm vông.

"Lộ ra lù lù thế cô lập ghê rợn của Hà Nội. Sự nghiệp đánh Mỹ của Duẩn thế nào lại đi đến thảm cảnh là “thành trì cách mạng” và “kim chỉ nam” đều “sa đọa” (lời báo Nhân Dân) rất mót ve vãn kẻ thù của loài người."

(Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Trang 423, Đèn Cù của Trần Đĩnh



Trang 424, Đèn Cù của Trần Đĩnh



B.2(b) Nixon và Kissinger bị mắc kế của Lê Đức Thọ:

Dù không kiếm được "tiền để về xe" , thí-dụ như thất-bại trong việc chiếm An Lộc và giữ cổ-thành Quảng Trị, lại bị Mỹ oanh-tạc ở miền Bắc tơi-bời và bị Tàu ép phải ký hiệp-định Paris, nhưng Thọ và Duẩn đã thành-công trong việc thuyết-phục Nixon và Kissinger đồng-ý để cho quân Bắc Việt khỏi rút quân về bên kia vĩ tuyến 17 - dẫn đến hiện-tượng ngưng bắn da beo.

Trong bài viết "Operation Linebacker II" trên Wiki, dưới tiểu-mục "Negotiating", có một câu:

"The demanded withdrawal of North Vietnamese troops from South Vietnam was not mentioned at all in the text of the agreement."

("Sự rút lui của quân Bắc Việt, mà Nam Việt đòi hỏi, không hề được đề-cập tới trong bản thỏa-hiệp")

Vì toàn-bộ lực-lượng quân-sự của Việt Cộng vẫn còn y-nguyên tại miền Nam, sự việc xảy ra sau đó y như Nguyễn Văn Thiệu đã tiên-đoán: đến năm 1975 Việt Cộng lại tổng tấn-công miền Nam.

Nguyễn Văn Thiệu biết tỏng ý-đồ tái-chiến của Việt Cộng, do đó từ chối ký hiệp-định Paris. Nhưng Mỹ và Tàu không tin Việt Cộng có thể "làm bàn" được, vì từ đầu năm 1973, Nga cắt giảm, còn Tàu cúp hẳn viện-trợ quân-sự cho miền Bắc (xem phần A.2 ở trên), y như Mỹ cắt-giảm viện-trợ quân-sự cho miền Nam. Như vậy, Nixon đã cười và thầm nghĩ trong bụng: "Muốn ở lại miền Nam, thì cứ ở đi. Tuy nhiên, chờ xem mấy anh Cộng-sản ranh này có làm nên trò-trống gì được không, sau khi Mao đã cúp hết viện-trợ quân-sự". Lẽ dĩ-nhiên, Nixon không thể tiết-lộ cho Thiệu biết lời hứa cúp viện-trợ quân-sự của Mao, vì nếu Thiệu lại tiết-lộ cho đám Việt Cộng nằm vùng thì kế-hoạch lừa Việt Cộng sẽ bị thất-bại. Tuy Thiệu không hề có một chút niềm tin nào về thiện-chí của Nga, Tàu và Mỹ, nhưng dưới áp-lực của Mỹ, Thiệu đành phải ký.

Nhưng sự ngưng bắn da beo chính là tất cả những gì Thọ và Duẩn muốn sau "chiến-dịch Mùa Hè Đỏ Lửa", sau khi từ-chối những đề-nghị hợp-lý của Nixon và sau khi miền Bắc ăn bom B-52 tơi-bời vì sự ngoan-cố đó. Họ dàn cảnh như vậy để làm cho Nixon mệt-mỏi và cuối-cùng ảnh chấp-nhận bừa việc ngưng bắn da beo cho rồi. Trước khi mở "chiến-dịch Mùa Hè Đỏ Lửa", Việt Cộng đã có sẵn kế-hoạch đánh chiếm miền Nam vào năm 1975, do đó mới chịu dàn-dựng một cách tốn công và tốn của như vậy. Lúc đó, tất-nhiên là Mỹ đã hoàn-toàn rút khỏi miền Nam, do đó họ đã trút được gánh nặng ngàn cân đó.


B.3 Nixon cam-kết bảo-vệ miền Nam một khi Bắc Việt vi-phạm hiệp-định Paris:

Xin trích vài đoạn văn trong tài-liệu của chánh-phủ Mỹ "31. Memorandum of Conversation" ("Bản ghi nhớ về cuộc đối-thoại số 31"), đăng trên website “Office of the Historian”. Cuộc đối-thoại xảy ra vào ngày 25/11/1972.

“The key issue for the South Vietnamese was the presence of North Vietnamese troops. And because the South Vietnamese demanded the withdrawal of these troops before Thieu would sign a settlement, and because the North Vietnamese refused to consider this demand, or even to admit that North Vietnamese troops were in the South, Kissinger, as Nixon’s representative, found himself in an almost impossible position.

(“Vấn-đề quyết-định đối với miền Nam là sự hiện-diện của quân-đội Bắc Việt. Và bởi vì miền Nam đòi quân Bắc Việt phải rút đi, trước khi Thiệu ký hiệp-ước, và bởi vì miền Bắc từ-chối cứu-xét sự đòi-hỏi này hoặc ngay cả thừa nhận có sự hiện-diện của quân miền Bắc ở trong Nam, Kissinger, như là đại-diện của Nixon, nhận ra ảnh đang ở trong một tình-huống không thể làm gì được.”)

"Kissinger, Haig, and Ambassador William Sullivan, a new and senior member of the U.S. negotiating team, met with the South Vietnamese diplomats on the evening of November 25. Kissinger read to them a message from President Nixon in which Nixon said that the October 8 agreement, with improvements added since, was the best the United States and South Vietnam would get and that if South Vietnam wished U.S. support in the future in the event North Vietnam violated the agreement, the South Vietnamese had to accept the less than perfect agreement. There was no chance at all, given the diminishing support in the U.S. Congress for the war, that he could continue the war; if South Vietnam wished to continue, it was on its own.

("Kissinger, Haig và đại-sứ William Sullivan, một thành-viên mới và cao-cấp của toán thương-thuyết của Mỹ, gặp những nhà ngoại-giao miền Nam vào buổi chiều tối ngày 25/11/1972. Kissinger đọc cho họ nghe một thông-điệp từ Tổng-thống Nixon, trong đó Nixon nói rằng hiệp-ước ngày 08/10, với những sự cải-thiện đã được thêm vào từ lúc đó, là cái tốt nhất mà Mỹ và Nam Việt có được và nếu Nam Việt mong ước được sự ủng-hộ của Mỹ trong tương lai khi xảy ra việc miền Bắc vi-phạm hiệp-ước. Chính-quyền miền Nam phải chấp-nhận hiệp-ước không hoàn-hảo đó. Hoàn-toàn không có triển-vọng rằng Nixon có thể tiếp-tục theo đuổi chiến-tranh, trong hoàn-cảnh sự ủng-hộ chiến-tranh của Quốc-hội đang giảm đi. Nếu Nam Việt muốn tiếp-tục, họ phải tự lo lấy." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)


"After discussing the message with the South Vietnamese diplomats, joined at the meeting by Thieu’s special assistant from Saigon, Nguyen Phu Duc, Kissinger told the South Vietnamese they had to accept the cease-fire and the agreement he had negotiated, assuming he could get the North Vietnamese back to this point. “Your choice,” he said, “is to join with us ordestroy yourselves. These are facts.” Ambassador Sullivan added: “If you had driven out the North Vietnamese you would, of course, be in a different position in a ceasefire.” (Foreign Relations, 1969–1976, vol. IX, Vietnam, October 1972–January 1973, Document 125)

("Sau khi thảo-luận thông-điệp với những nhà ngoại-giao miền Nam, cùng với phụ-tá đặc-biệt của từ Sài Gòn tên Nguyễn Phú Đức, Kissinger bảo những người Việt rằng họ phải chấp-nhận việc ngừng bắn và hiệp-ước mà ảnh đã thương-thuyết, cho rằng ảnh có thể bắt miền Bắc trở lại điểm này. Kissinger nói: " Anh có sự lựa chọn: một là theo chúng tôi, hai là tự hủy-diệt mình. Đó là những sự kiện thực-tế."

"Đại-sứ Sullivan nói thêm: "Nếu các anh đã đánh-đuổi được quân Bắc Việt, thì lẽ dĩ nhiên các anh đã ở một vị-thế khác trong việc ngưng chiến." (Foreign Relations, 1969–1976, vol. IX, Vietnam, October 1972–January 1973, Document 125)")

"Kissinger reported to Nixon that the meeting had one good result: these senior South Vietnamese “are now seized with the realities of the situation.” However, he continued, “I seriously doubt that President Thieu himself has yet grasped the problem accurately.” (Ibid., Document 126)

("Kissinger báo-cáo với Nixon rằng cuộc họp đã có một kết-quả tốt: những nhân-viên cao-cấp của Nam Việt "bây giờ nắm được tình-hình thực-tế". Ảnh nói tiếp: "Tuy nhiên, tôi rất nghi-ngờ rằng chính Tổng-thống Thiệu đã hiểu vấn-đề một cách chính-xác. (Xem tài-liệu số 126 như đã dẫn)") (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)


Sau này, chính Kissinger than rằng ảnh không ngờ ý-chí của Việt Cộng lại mạnh đến độ dám đánh miền Nam lần nữa. Vậy là ảnh dốt về tâm-lý người Việt: thù không dai, không phải người Việt . Nếu ảnh biết nghe lời anh Thiệu thì đâu có bị "thân bại, danh liệt" sau khi miền Nam bị mất.

Tuy nhiên, câu nói cuối cùng của Kissinger trong đoạn văn được trích-dẫn ở trên lại chứng-minh cho trực-giác rất tốt của ảnh. Quả-thật, Nguyễn Văn Thiệu hoàn-toàn không tin-tưởng thiện-chí của Nixon và cũng không thông-cảm nổi khổ-tâm của anh đó, trong bối-cảnh phong-trào phản-chiến ở Mỹ càng ngày càng mạnh. Nguyễn Văn Thiệu lúc nào cũng nghĩ rằng Mỹ sẽ bán đứng Việt Nam Cộng Hòa. Muốn biết tại sao Thiệu lại có ý-tưởng đó, xin xem bài sau sẽ rõ.



Phụ-lục

Vì phần Phụ-lục đã được phát-triển và trở nên dài quá (hơn 7 ngàn chữ), Nguyễn Văn Huy phải tách nó ra, làm thành một bài riêng, để tiện cho độc-giả tham-khảo. Xin độc-giả nhấn vào cái link dưới đây để xem:



Nguyễn Văn Huy

(Đăng vào ngày 16/06/2018, cập-nhật vào ngày 02/07/2020)


Những bài gốc ở Facebook:


Mục-lục của loạt bài này:








Nếu độc-giả có nhã-ý cho Like, xin nhấn nút Like và sau đó nhấn thêm nút Confirm ("xác-nhận"). Xin cảm ơn.