(96) Toàn-quyền Lê Văn Hiếu làm rạng danh người Tàu Việt phản-chiến


Tóm-tắt nội-dung
(bài gồm khoảng 7 ngàn 400 chữ)

Bài viết này mổ-xẻ động-cơ vượt biên của Lê Văn Hiếu, quan Toàn-quyền ("Governor") của tiểu-bang South Australia - người mà các băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do Úc-châu tôn-vinh như là đã làm rạng danh người Việt tỵ-nạn Cộng-sản trên đất Úc.



Thủ-hiến South Australia Jay Weatherill, Toàn-quyền Lê Văn Hiếu (có cái đầu trong vòng tròn màu xanh lam), đại-sứ Trung Cộng tại Úc Mã 马 Triều 朝 Húc 旭 và Tổng-lãnh-sự South Australia Nhiêu 饶 Hoành 宏 Vĩ 伟 tại lễ khai-trương tòa Lãnh-sự-quán của Trung Cộng tại Adelaide vào ngày 18/01/2016



(Hình trên được trích ra từ bài viết "Chinese Consulate General opens more doors to South Australia" ("Tòa Tổng-lãnh-sự của người Tàu mở thêm những cánh cửa vào South Australia")


Mục-lục
(trong phần Mục-lục, mỗi một câu đều là một cái link)


---------------------------------

1. Băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do Victoria tôn-vinh ("honour") Lê Văn Hiếu:

Trong bài viết có tựa là “Rạng danh người Việt – Lê Văn Hiếu – Phó toàn quyền được bổ nhiệm làm Thống đốc tiểu bang Nam Úc”, đăng trên website của băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do Victoria, không ghi ngày tháng, có một đoạn như sau đây:

“Ông Lê Văn Hiếu hiện cư ngụ tại Burnside, là một trong những thuyền nhân Việt Nam đặt chân lên đất nước Úc vào năm 1977. Ông Lê Văn Hiếu (Hieu Van Le), sinh năm 1954 tại Quảng Trị ngay lúc chia đôi đất nước gia đình ông dời vô Đà Nẵng sinh sống, là một trong những thuyền nhân vượt biển qua Úc tị nạn, vừa được bổ nhiệm vào chức vụ Phó toàn quyền bang South Australia (Nam Úc). Ông Hiếu sẽ chính thức nhậm chức vào tháng 9 sắp tới bằng một lễ tuyên thệ với 21 phát đại bác chào mừng. Ông Lê Văn Hiếu là học sinh trường Phan Châu Trinh, Đà Nẵng từ năm 1965 đến 1973, sau đó học Đại học Chính trị-Kinh doanh Đà Lạt và vượt biển tị nạn định cư tại Úc từ năm 1977. Ông tốt nghiệp đại học Adelaide với văn bằng cử nhân kinh tế và cao học quản trị xí nghiệp. Ông Hiếu từng giữ chức chủ tịch ủy ban sắc tộc và đa văn hóa tại Nam Úc (SAMEAC) và là khuôn mặt quen thuộc trong sinh hoạt cộng đồng người Việt tự do cũng như hội Phật tử tại Nam Úc.”


2. Lê Văn Hiếu từng được hưởng quy-chế 'Di-dân bất-hợp-pháp' :

2(a) Lê Văn Hiếu thuộc thành-phần gia-đình liệt-sĩ của Việt Cộng:

Vào ngày 13/02/2015, tờ báo Herald Sun ở Melbourne đăng một bài viết có tựa là "40 years on, Vietnamese community says thank you, Australia". Trong đó, có những đoạn văn như sau:

"Today, more than 200,000 Australians claim Vietnamese ancestry, and the community is widely considered a model of successful integration into mainstream society.

("Ngày nay, hơn 200 ngàn người Úc có nguồn-gốc Việt Nam, và cộng-đồng đó được công-nhận rộng-rãi như là một khuôn mẫu của sự hội-nhập thành-công vào xã-hội chánh-quy.")

"Among its high achievers is Governor of South Australia Hieu Van Le, a noted economist who held a senior position with the Australian Securities and Investments Commission.

("Trong số những người thành-đạt cao của cộng-đồng, là quan Toàn-quyền của South Australia, Lê Văn Hiếu, một kinh-tế-gia đáng kể, người nắm một vị-trí cao-cấp trong Ủy-ban Bảo-kê và Đầu-tư Úc-châu")

"Mr Le escaped from Vietnam by boat in 1977 and ended up in Darwin Harbour via Malaysia."

("Ông Lê trốn-thoát khỏi Việt Nam bằng ghe vào năm 1977 và tới cảng Darwin qua ngã Mã Lai.")

Sự thật là Lê Văn Hiếu chưa bao giờ tuyên-bố rằng ảnh xin tỵ-nạn vì bị Cộng-sản bức hại ở quê nhà, dù ảnh có hai người anh từng đi lính Việt Nam Cộng Hòa và họ đã đi cải-tạo - nói không chừng, chỉ có vài ngày, vì Lê Văn Hiếu không cho thêm chi-tiết (xin xem bài “Former Vietnam refugee Hieu Van Le set to be installed as governor of South Australia”, của ABCNews, đăng ngày 30/08/2014).

Lý-do Lê Văn Hiếu không bị Việt Cộng bức-hại, theo thông-tin mà Hữu Nguyên của Saigon Times có được từ nhà văn Hoàng Long Hải, là vì cha của Lê Văn Hiếu từng đi theo Việt Minh (tiền-thân của Việt Cộng) và chết từ lúc ảnh còn nhỏ. Do đó, Hiếu thuộc về thành-phần gia-đình liệt-sĩ. Như vậy, sau 1975 chắc-chắn chế-độ Cộng-sản đãi ảnh không bạc.

Hai đoạn văn sau đây được trích ra từ bài "Suy nghĩ về Lê Văn Hiếu (Bài 7)", đăng trên Saigon Times vào ngày 11/07/2016:

"Nhà văn Hoàng Long Hải, sinh năm Bính Tý 1936, từng dậy học 10 năm (1958-68), trước khi phục vụ quân đội 4 năm và cảnh sát 4 năm, là tác giả nhiều bài viết đặc sắc về người thật, việc thật tại tỉnh Quảng Trị, qua tác phẩm Quê Ngoại. Ông là nhà văn đáng kính, có uy tín và trước đây, Saigon Times đã đăng nhiều bài viết của ông. Ông cho biết, Toàn quyền Lê Văn Hiếu hiện sống ở Úc, gọi ông bằng cậu, vì bố của Lê Văn Hiếu là Lê Thiều, lấy con gái của bà dì của Hoàng Long Hải.

"Trong bài viết “Con Đường Mang Tên Em”, đăng trong Đặc San Liên Trường Tỉnh Quảng Trị năm 2008, trang 158, nhà văn Hoàng Long Hải đã viết về cha của Lê Văn Hiếu là ông Lê Thiều như sau: “Cũng xin nói một chút về xóm Heo sau lưng nhà tôi. Trước 1945, trên con đường đi vào xóm Heo, có nhà anh Đội Thiều, rể dì tôi tứ là thân sinh [… Saigon Times mạn phép cắt bỏ] (hiện ở Úc). Trước 1945, ông Đội Thiều (Lê Thiều) người làng Cổ Thành, đi lính Tây, nổi tiếng giỏi về điện và vô tuyến điện. Anh theo Việt Minh, nhiệm vụ chỉ huy một đài truyền tin của Trung đoàn 95 Việt Minh ở Bơơng như tôi kể trong bài “Chạy Tản Cư”. Theo Việt Minh rồi anh đi ra Bắc tập kết luôn không về, khiến bà chị tôi, xưa là Bà Đội, phải buôn bán cực khổ nuôi các con ăn học nên người.”

Trong bài báo "Suy nghĩ về Lê Văn Hiếu (Bài 8)", đưa lên Saigon Times vào ngày 13/07/2016, đăng ý-kiến của một độc-giả tên Võ Tử Đản đề ngày 11/07/2016, như sau:

"Tôi Võ Tử Đản người ở phường Đệ tứ, nhà số 13B đường Lê văn Duyệt , thị xã Quảng Trị, nhà tôi và nhà anh Hoàng Long Hải cạnh nhau chỉ cách một hàng rào kẻm gai. Từ dường Lê văn Duyệt bên cạnh Miếu đôi của làng Cổ Thành có một con hẻm đi vào xóm Heo ,vì xóm này sau lưng nhà tôi chuyên nghề mổ heo nên gọi xóm Heo, ngôi nhà đầu tiên là nhà anh Lợi là em ông Lê Thiều. Ông Lê Thiều trong xóm gọi là đội Thiều, bà đội Thiều cùng ở chung nhà, bà đội Thiều làm nghề bán cháo rong như cháo lươn ,cháo cá ,cháo lòng, bà nấu cháo rất ngon mà tôi thường mua ăn buổi sáng , bà chỉ có gánh cháo mà nuôi hai cậu con trai ăn học thành tài , cậu thứ nhất lên đến thiếu tá QLVNCH, cậu thứ hai cũng làm nghề giáo và thông dịch, bà Thiều rất hiền hòa không làm mất lòng ai nên ai cũng thương mến. Tôi chưa hề biết mặt ông đội Thiều, chỉ nghe người trong xóm nói ông ta đi theo kháng chiến trước năm 1947, gia đình tôi lánh nạn Việt Minh và đến ở tại dường Lê Văn Duyệt tháng 9-1947 và chỉ biết bà đội Thiều và hai người con của bà thôi. Bài viết của anh Hoàng Long Hải đúng 100%."


Ngoài ra, trong một cuộc phỏng-vấn của ABC Radio vào ngày 26/06/2014 với tựa-đề “Hieu Van Le next governor of South Australia”, có những câu đối-thoại sau đây:

“Mark Colvin: Once you arrived here, there was no real question that you were in danger if you went back?

(“Mark Colvin: Một khi anh đã tới đây, thật sự là không có vấn-đề anh sẽ bị nguy-hiểm (bởi chế-độ Cộng-sản) nếu anh quay trở lại (Việt Nam), phải không?") (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

“Hieu Van Le: No.”

(“Lê Văn Hiếu: Không”)

“Mark Colvin: And so you were accepted as a refugee on a temporary basis and then how long did it take you to be accepted on a more permanent-?

(“Mark Colvin: Và như vậy anh được chấp-nhận như là một người tỵ-nạn trên một căn-bản tạm-thời, và cần bao nhiêu lâu để cho anh được chấp-nhận trên một căn-bản vĩnh-viễn?”)

“Hieu Van Le: Oh, not long after that. I think it's just another year or two, and then we were qualified to apply for the citizenship.

(“Lê Văn Hiếu: Ồ, sau đó không bao lâu. Tôi nghĩ rằng chỉ có một hoặc hai năm, và kế đó chúng tôi được công-nhận đạt tiêu-chuẩn để xin vô quốc-tịch”)


2(b) Lời bàn của Nguyễn Văn Huy:

Những người tỵ-nạn Cộng-sản (tức là tỵ-nạn chính-trị) tại các trại tỵ-nạn Đông Nam Á, sau khi được các viên-chức của Bộ Di-trú Úc (hồi đó là "The Department of Immigration", còn bây giờ là "The Department of Home Affairs") phỏng-vấn và xác-minh việc tỵ-nạn mang tính-cách chính-trị thật-sự (nghĩa là đã bị bức-hại ở quê nhà và nếu trở về thì bổn mạng sẽ không được bảo-đảm ), đều được hưởng quy-chế thường-trú-nhân ("permanent resident") khi tới Úc.

Cách trả lời của Lê Văn Hiếu có tính-cách che-dấu sự thật. Ảnh không trả lời câu hỏi mất bao lâu mới được hưởng tư-cách tỵ-nạn, mà nói trớ đi rằng phải đợi tới một hai, năm mới được vô quốc-tịch. Điều đó có nghĩa là ảnh chưa bao giờ được công-nhận là một người tỵ-nạn chánh-trị, mà chỉ là một người di-dân kinh-tế bất-hợp-pháp. Nhưng vì sự nhân-đạo, chánh-phủ Úc cho ở ảnh ở lại, rồi cho nhập quốc-tịch.

Sau này, Lê Văn Hiếu nói gì để che-đậy sự thật đó?


3. Lê Văn Hiếu bỏ nước ra đi vì sợ chiến-tranh

3(a) Chính miệng Lê Văn Hiếu nói ảnh ra đi vì sợ chiến-tranh:

Lê Văn Hiếu từng tuyên-bố rằng đất nước Việt Nam bị chiến-tranh tàn-phá nhiều quá, sống không nổi, do đó ảnh mới tìm cách chạy trốn qua Úc.

Nguyễn Văn Huy xin trích-dẫn những lời của Lê Văn Hiếu từ một bài diễn-văn do ảnh soạn, khi ảnh nhận chức Toàn-quyền (Governor) của tiểu-bang South Australia vào ngày 01/09/2014. Đó là bài "Speech delivered by His Excellency the Honourable Hieu Van Le AO at the State Ceremony at which he was sworn in as Governor of South Australia, 1 September 2014":

“I was born and grew up in a war-torn country far away from here. Never a day in my childhood went by when I did not hear gunshots or feel the terrible loss of friends and family.

(“Tôi sanh ra và lớn lên trong một quốc-gia bị tàn-phá bởi chiến-tranh ở cách xa nơi này. Trong tuổi trẻ của tôi, không ngày nào mà tôi không nghe tiếng súng hoặc cảm thấy sự mất-mát khủng-khiếp về bạn-bè và gia-đình.”)

“War was part of my life and it has left me with a painful and ever-present soundtrack of my childhood – rockets firing, roaring helicopters hovering overhead as we ran for cover, endless firing of weapons … and the haunting sounds of people suffering.

(“Chiến-tranh là một phần của cuộc đời của tôi và nó đã lưu lại trong lòng tôi một điệu-nhạc thương-đau và hiện-hữu suốt tuổi thơ của tôi - hoả-tiển khai-hỏa, tiếng gầm thét của trực thăng đang bay lơ-lửng trên đầu khi chúng tôi chạy kiếm chỗ núp, vũ-khí khai-hoả không ngừng-nghỉ... Và những âm-thanh của những con người bị đau-đớn gây ám-ảnh.”)

“As I grew up, each day seemed measured by the loss of friends, relatives and classmates.

(“Khi tôi lớn lên, cứ mỗi ngày qua lại thêm sự chết-chóc của bạn-bè, thân-nhân và bạn học.”)

"I was lucky! I survived!

(“Tôi may-mắn! Tôi còn sống”)

“Dreadful circumstances at the time caused Lan and me to make the riskiest and most heart wrenching decision of our lives.

(“Những hoàn-cảnh đáng sợ lúc bấy giờ làm cho Lan [chú-thích: vợ Hiếu] và tôi quyết-định có tính-cách liều-lĩnh nhất và đau thắt trái tim nhất trong đời của chúng tôi.”)

“We made the decision to leave behind our loved ones and our motherland to go to an unknown destination."

(“Chúng tôi quyết-định bỏ lại sau lưng những người thân-thương và đất mẹ để tới một nơi xa-lạ.”)

Xin độc-giả so-sánh với văn-bản gốc tại Từ Trác Học để thấy Nguyễn Văn Huy không cắt đi một câu, một chữ trong đoạn văn trên.



Screenshot trích-đoạn của bài diễn-văn do Lê Văn Hiếu đọc trong ngày nhận chức Toàn-quyền (Governor) của tiểu-bang South Australia, 01/09/2014, đăng trên blog Từ Trắc Học



Lê Văn Hiếu cũng nói những lời tương-tự như trên trong cái video clip có tựa-đề là "We Were Refugees - Hieu Van Le" ("Chúng tôi từng là những người tỵ-nạn - Lê Văn Hiếu"), đưa lên YouTube vào ngày 21/11/2011 bởi Australian Department of Home Affairs. Nguyễn Văn Huy làm một cái trích-đoạn từ phút đầu cho tới phút 00:36, phụ-đề Việt-ngữ, rồi đăng lại cái clip đó dưới đây:







Cái video clip ở trên mở đầu với đoạn văn sau đây:

“The Vietnam war raged from 1955 until 1975. It resulted in the deaths of more than 58000 US service men and women, and at least one million Vietnamese solders and cicilians.”

(“Chiến-tranh Việt Nam bùng lên từ 1955 cho tới 1975. Kết-quả là có hơn 58 ngàn lính Mỹ, nam và nữ, và ít nhất 1 triệu người lính Việt Nam và thường-dân bị giết.”)

Sau đó là lời phát-biểu của Lê Văn Hiếu:

“In the wake of Vietnam War and the change of a political regime in Vietnam, we decided to leave the country”

(“Do hậu-quả của chiến-tranh Việt Nam và sự thay-đổi của một chế-độ chính-trị tại Việt Nam, chúng-tôi quyết-định bỏ nước ra đi.”)


Ngay từ ban đầu Lê Văn Hiếu nhấn mạnh sự kiện chiến-tranh Việt Nam làm chết-chóc nhiều quá. Sau đó, ảnh dùng chữ "Do hậu-quả của chiến-tranh Việt Nam". Hậu-quả đó, nếu không phải là sự lầm-than, nghèo-khổ và khó kiếm ăn, thì còn là cái gì nữa? Khi ảnh nhắc tới sự thay-đổi của chế-độ mà không nguyền-rủa sự áp-bức của chế-độ để biện-minh cho việc vượt biên như mọi người Việt Nam tỵ-nạn khác đều làm, thì điều đó có nghĩa đơn-giản như là chế-độ mới không mang lại cơm no, áo ấm. Vì những lý-do kinh-tế đó mà gia-đình ảnh phải vượt biên.

Nói một cách khác, sau chiến-tranh, đời sống kinh-tế của Việt Nam xuống thấp quá, gia-đình ảnh chịu không kham, và phải ra đi, chứ Việt Cộng thì không có tội gì và cũng không có bức-hại ảnh gì hết. Tóm lại ảnh vượt biên chỉ để "tha phương cầu thực". Sự tình chỉ có như vậy, vậy mà Lê Văn Hiếu vẫn đưa cái mặt dầy ra và tự gán cho mình nhãn-hiệu tỵ-nạn chánh-trị! Xin chào thua quan Toàn-quyền tiểu-bang South Australia !

Có lẽ, vì đã trả lời các câu hỏi của các nhân-viên Di-trú Úc về động-cơ vượt biên của ảnh khôn như vậy , mà ảnh không được chính-phủ Úc công-nhận ảnh là người tỵ-nạn chính-trị.

Nói tóm lại, trước khi chiến-tranh Việt Nam chấm-dứt, Lê Văn Hiếu thuộc thành-phần phản-chiến, tức là Việt Cộng nằm vùng, không khác gì Trịnh Công Sơn (xem bài "Cộng Sản nằm vùng: Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn" của Liên Thành). Do đó, việc vượt biên qua Úc của ảnh phải nằm trong sự thiết-kế của Việt Cộng. Đó là lý-do trong khi hầu-hết những người tỵ-nạn chân-chánh đều khai là nạn-nhân của chế-độ Cộng-sản, chỉ riêng có ảnh khai là nạn-nhân chiến-tranh Việt Nam do Mỹ Ngụy gây ra !


3(b) Chiến-tranh đã chấm-dứt hai năm trước khi Lê Văn Hiếu vượt biên:

Lê Văn Hiếu vào học trường trung-học Phan Châu Trinh từ năm 1965 tại thành-phố Đà Nẵng, tức là không còn thấy cảnh trực-thăng lượn ở trên đầu bắn hoả-tiển nữa . Đến ngày 30/04/1975, Việt Cộng chiếm toàn miền Nam. Điều đó có nghĩa là tất-cả cuộc chiến đều đã tàn-lụi từ lúc đó. Đến năm 1977, vợ chồng Lê Văn Hiếu mới vượt biên sang Úc. Vậy mà trong bài diễn-văn khi nhậm-chức Toàn-quyền, ảnh tuyên-bố rằng:

“Những hoàn-cảnh đáng sợ lúc bấy giờ làm cho Lan và tôi quyết-định có tính-cách liều-lĩnh nhất và đau thắt trái tim nhất trong đời của chúng tôi.”

Chiến-tranh đã tàn-lụi hai năm rồi, còn gì để cho Lê Văn Hiếu sợ nữa? Hiển-nhiên, quan Toàn-quyền Lê Văn Hiếu nói láo trắng-trợn với nhân-dân Úc.


Nguyễn Văn Huy xin dẫn thêm một bằng-chứng về sự nói láo không có căn của Lê Văn Hiếu. Trong bài báo "'G'day mate': Unexpected greeting for the Vietnam refugee who will now be next SA Governor" ("Ngày tốt, mậy: sự chúc mừng bất-ngờ cho một người tỵ-nạn Việt Nam, người sẽ trở thành một quan Toàn-quyền mới của South Australia"), đăng trên website của ABC News vào ngày 27/06/2014, có những lời tuyên-bố của Lê Văn Hiếu, như sau:

"I was born without a father, my father was killed," he said of his war-time memories.

("Tôi sanh ra không có cha, vì cha tôi đã bị giết.")

"From the day that I was born to the day I left the country I did not remember a day without hearing the gunshots, the rockets, the attacks, and without a day seeing other people killed.

("Từ ngày tôi sanh ra cho tới ngày tôi bỏ nước ra đi, tôi không nhớ có ngày nào mà không nghe những tiếng súng, hỏa-tiễn, những cuộc tấn-công, và không ngày nào không thấy người bị giết.")

Lê Văn Hiếu láo quá láo rồi. Trong hai năm, từ sau ngày 30/04/1975 cho tới lúc vượt biên từ Bà Rịa (xem cái video clip "South Australian Governor Hieu Van Le" ("Quan Toàn-quyền South Australia Lê Văn Hiếu"), đăng trên YouTube vào ngày 29/07/2014 bởi InDaily - Adelaide Independent News, vào phút 00:34) anh ta sống trong vùng chiến-tranh nào? Thế còn những năm học ở Đại-học ở Đà Lạt trước 1975 thì sao? Quốc-gia và Việt Cộng đánh nhau tại Đà Lạt ì-xèo mỗi ngày, phải không ? Đảng Labor chọn người thiệt hay, tác-phong giống đảng-viên Việt Cộng như khuôn đúc. Chào thua quan Toàn-quyền Lê Văn Hiếu .



4. Lê Văn Hiếu là người Tàu:

Từ bao nhiêu năm nay, Trung Cộng lấn chiếm biên-giới, biển và đảo (xin xem bài "Nguyễn-Phú-Trọng và sự từ-chức của Đức Giáo-hoàng Benedict 16" và bài "Tập Cận Bình đến Việt Nam để thu hoạch thành quả của chiến dịch Công-tâm"). Do đó, không có người Việt chính-cống nào không bất-mãn Trung Cộng.

Trong những năm qua, trong vai-trò của một Governor, Lê Văn Hiếu thường-xuyên bày-tỏ ý-kiến ủng-hộ sự bành-trướng của ảnh-hưởng của Trung Cộng ở South Australia. Thí-dụ như qua cái video clip "ACFS SA 50th Anniversary speeches 2016", đưa lên YouTube vào ngày 02/03/2016 bởi Brand Action, người ta có thể thấy rõ lập-trường của Lê Văn Hiếu và đảng Labor đối với Trung Cộng . Lê Văn Hiếu đến dự buổi lễ kỷ-niệm 50 năm thành-lập "The Australia China Friendship Society South Australia Branch" ("Hội Hữu-nghị Úc-Tàu, chi-nhánh Nam Úc"). Tổng-lãnh-sự Trung Cộng ở Adelaide cũng có mặt.






Xin mời độc-giả xem cái trích-đoạn của cái video clip nói ở trên, từ phút 04:31 cho tới phút 05:45, được Nguyễn Văn Huy phụ-đề Việt-ngữ và đăng lên trang Facebook của mình vào ngày 07/09/2019.






Xin mời độc-giả xem thêm một cái trích-đoạn của một cái clip trong Youtube, có tựa-đề là "Chopsticks Media interviewed Hieu Van Le and Jing Lee during Art Exhibition", từ phút 00:32 cho tới phút 01:34. Cái clip này được download vào ngày 11/11/2015. Sau này, tìm trong YouTube channel của Chopsticks Media thì không còn thấy nữa. Trong phim, Lê Văn Hiếu nhấn mạnh "đặc-biệt là Trung Cộng" khi nói tới việc mở rộng quan-hệ với nhiều quốc-gia.






Sự kiện quan Toàn-quyền Lê Văn Hiếu nhiệt-tình phục-vụ quyền-lợi của Trung Cộng nói lên điều gì?

Trong phần “C. Nhóm người Tàu-Việt phục-vụ quyền-lợi của Trung-cộng” của bài viết “Trần Kiều Ngọc, đảng Việt Tân và những anh nịnh-thần”, đăng trên Facebook vào ngày 27/12/2017, Nguyễn Văn Huy cho rằng Lê Văn Hiếu là một người Tàu Việt và còn đoán thêm rằng ảnh là một người Tàu Hẹ. Người Hẹ, khi di-cư qua Việt Nam, tới Huế và Quảng Trị trước nhất (xem bài "Người Tầu ở quê tôi, thị xã Quảng Trị" của nhà văn Hoàng Long Hải).

Người Tàu Hẹ hiếm khi nào có lòng trung-thành với quốc-gia mà họ cư-trú. Từ bao nhiêu thế-kỷ nay, họ luôn luôn tự xưng là Khách Gia, hay Khách Trú, nghĩa là họ chỉ là người khách của dân-tộc mà họ đang ăn nhờ, ở đậu, chứ không chịu hội-nhập để trở thành một người con của dân-tộc đó.

Người Hẹ nói chung (chứ không phải tất-cả) sẵn-sàng bán đứng quốc-gia mà họ đang ăn nhờ, ở đậu, để có công-danh, sự-nghiệp khá hơn. Ở Việt Nam, một nhân-vật tiêu-biểu chính là Trịnh Công Sơn. Vì cần công-danh và sự-nghiệp, Trịnh đã bán đứng miền Nam bằng những bản nhạc phản-chiến vào lúc chiến-cuộc càng ngày càng trở nên dữ-dội. Việt Cộng cũng phải sợ tài năng của anh Tàu Hẹ này, do đó sau năm 1975 nhất-định không dùng ảnh (xem bài "Trịnh Công Sơn" trên Wiki).

Do đó, nếu có một người Hẹ tên là Lê Văn Hiếu quyết-định rời bỏ Việt Nam vì cảm thấy không thể kiếm-chác được gì từ một nước Việt Nam Cộng-sản nghèo-khổ trong thời hậu-chiến, thì đó cũng là một chuyện hợp lẽ tự-nhiên.

Tuy lúc vượt biên Lê Văn Hiếu hãy còn trẻ (23 tuổi), nhưng ảnh thừa thông-minh để biết rằng chạy tàu thẳng tới nước Úc, thay vì ghé vào một nước thứ ba, thì sẽ tránh được những sự phiền-toái trong thủ-tục định-cư.

Sau khi trở thành quan Toàn-quyền, Lê Văn Hiếu đã làm theo truyền-thống của người Hẹ, đó là trục-lợi cho bản-thân và gia-đình qua con đường làm chánh-trị, dù cho những việc làm đó đi ngược lại quyền-lợi của dân-tộc Việt Nam trong nước cũng như ở hải-ngoại.


5. Lê Văn Hiếu mang ‘căn-cước tỵ-nạn ... Quốc-gia’ :

5(a) Lê Văn Hiếu chạy trốn chế-độ Việt Nam Cộng Hòa:

Bài diễn-văn lúc nhậm-chức Toàn-quyền (Governor) của Nữ-hoàng vào năm 2014 là cơ-hội tốt để ảnh xác-nhận “căn-cước tỵ-nạn Cộng-sản" của ảnh. Nhưng không, ảnh lại xác-nhận “căn-cước tỵ-nạn Quốc-gia”, có nghĩa là chạy trốn chế-độ Việt Nam Cộng Hòa. Thế mới chết ! Ảnh kể lại việc chết-chóc của thân-nhân và bạn-bè trong mật-khu của Việt Cộng (hoặc ít nhất cũng là vùng xôi đậu) do quân-đội Quốc-gia gây ra. Nguyễn Văn Huy xin trích lại và chứng-minh như dưới đây.


5(a)(1) “Hoả-tiển khai-hoả”:

Lê Văn Hiếu ngụ-ý hoả-tiển được bắn ra từ trực-thăng của Mỹ hoặc của Việt Nam Cộng Hòa.

Việt Cộng không dùng chữ hoả-tiễn, mà dùng chữ tên-lửa để chỉ hoả-tiễn không-đối-địa (ground-to-air missile) , nhưng cái đó chỉ có ở miền Bắc. Sau trận Mậu-Thân 1968, đêm đêm Việt Cộng thường bắn hoả-tiễn 122 ly vào các thành-phố miền Nam để trả thù việc nhân-dân miền Nam không chịu tổng-khởi-nghĩa theo lời kêu gọi của Bác và Đảng. Nhưng hoả-tiễn luôn luôn được đặt trong rừng, trong bụi, chứ không phải ở gần nhà dân, và chỉ được bắn vào ban đêm để du-kích Việt Cộng có thể chạy trốn sự săn lùng của trực-thăng Việt Nam Cộng Hòa. Do đó, Lê Văn Hiếu chỉ có cơ-hội thấy hoả-tiễn được bắn ra từ máy bay và trực-thăng của Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ mà thôi.


5(a)(2) “Tiếng gầm thét của trực thăng đang bay lơ-lửng trên đầu khi chúng tôi chạy kiếm chỗ núp”:

Vấn-đề cần phải đặt ra là trực-thăng bắn ai?

Trong trận Tết Mậu Thân, Việt Cộng đánh vào Sài Gòn, do đó mới có sự việc trực-thăng bắn vào nhà cửa dân có Việt Cộng ẩn-núp. Nhưng trực-thăng của Quốc-gia hay của Mỹ bắn là bắn quân Cộng-sản chứ không bắn dân, và chỉ xảy ra một hai lần cho vùng nào đó thôi, vì sau đó dân-chúng được lính Quốc-gia giúp di-tản ra khỏi vùng oanh-kích liền.

Trong câu chuyện của Lê Văn Hiếu, ảnh hoàn-toàn không đề-cập tới đối-tượng của hoả-tiển của trực-thăng của Quốc-gia hoặc của Mỹ. Lẽ dĩ nhiên trực-thăng không bắn lỗ không, mà bắn Việt Cộng. Mặc dù Lê Văn Hiếu tuyệt-đối không đề-cập tới Việt Cộng, nhưng ai là người khai-hoả vũ-khí không ngừng-nghỉ? Giả-sử rằng những người bắn là lính Quốc-gia. Không có Việt Cộng, thì lính Quốc-gia bắn ai? Dĩ-nhiên là bắn trực-thăng. Cứ cho rằng đã xảy ra việc bắn lầm đi (tiếng Anh gọi là friendly fire). Nhưng vấn-đề trực-thăng và lính bộ-binh bắn lầm nhau gần như không thể xảy ra được, vì hai bên có thể thấy nhau bằng mắt trần.

Như vậy, chỉ có một cách giải-thích có lý nhất là Việt Cộng bắn máy bay. Điều đó cũng có nghĩa là Lê Văn Hiếu chính là Việt Cộng . Khi trực-thăng tấn công vào mật-khu của việt cộng (hoặc ít nhất cũng là vùng oanh-kích tự-do), Việt Cộng dùng tất-cả các loại vũ-khi đang có để bắn lại. Còn ai không có phận-sự thì lo kiếm chỗ núp. Ngoài ra, xin độc-giả chú-ý lời nói “những âm-thanh của những con người bị đau-đớn gây ám-ảnh”. Những người bị đau-đớn là ai? Chỉ có thể là du-kích Việt Cộng hoặc dân công của Việt Cộng, bị trúng đạn đại-liên hoặc trúng miểng hoả-tiển của trực-thăng Việt Nam Cộng Hòa.


5(b) Câu chuyện "nhật-ký đời tôi" của Lê Văn Hiếu là sự bịa-đặt:

Thực ra, Lê Văn Hiếu chỉ muốn gieo tiếng ác cho Mỹ Nguỵ thôi , chứ không có ý-định thành-thật tự khai cái tội nằm vùng . Chẳng qua ảnh bịa chuyện không khéo, do đó lộ ra những manh-mối dẫn đến những sự kiện mà ảnh muốn dấu. Xin trích một đoạn văn từ bài viết trên Wiki có tựa là “Lê Văn Hiếu”:

“Ông Hiếu sinh năm 1954 tại Quảng Trị, mồ côi cha từ nhỏ nhưng được đi học. Ông tốt nghiệp trung học tại Đà Nẵng và khoa Chính trị Kinh doanh tại Đại học Đà Lạt. Vào tháng 11 năm 1977 ông là một trong số thuyền nhân tị nạn dùng thuyền sang thẳng tới Darwin (Úc).”

Nếu Lê Văn Hiếu học và tốt-nghiệp trung-học ở Đà Nẵng, tất-nhiên ảnh không có cơ-hội được quân “giải-phóng” mời đi bộ-đội. Do đó, một là chi-tiết tiểu-sử đó có tính-cách bịa đặt, hoặc câu chuyện bắn máy bay lâm-ly bi-đát ở trên kia có tính-cách bịa-đặt, chứ không có thật trong “nhật-ký đời ảnh” .

Người ta có thể tìm được từ trong cuộn video Paris By Night 40 của Trung-tâm Thúy Nga một cái hoạt-cảnh y hệt như câu chuyện do Lê Văn Hiếu kể. Đó là hoạt-cảnh cho bài Ca-dao Mẹ của Trịnh Công Sơn do Don Hồ hát. Hoạt-cảnh này gồm có cảnh máy bay trực-thăng bắn giết dân làng vô-tội một cách tàn-bạo. Sau khi cuộn băng video được bán ra, đồng-bào tỵ nạn hải-ngoại ồn-ào phản-đối ý-đồ tuyên-truyền “chống Mỹ cứu nước” của Trung-tâm Thúy Nga. Ban Giám-đốc Trung-tâm rên-rĩ: “Đồng-bào hiểu lầm rồi. Chẳng qua do sự sơ-xuất của đạo-diễn Lưu Huỳnh,” (xem bài “Lưu Huỳnh”).

Dĩ-nhiên Trung-tâm Thúy Nga nói láo. Tác-giả bài nhạc, Trịnh Công Sơn, đã đi vào lịch-sử như là một anh Tàu (xem bài "Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với 'quê quán tôi xưa'" của Nguyễn Đắc Xuân), không những đã trốn quân-dịch mà lại còn đâm sau lưng chiến-sĩ Việt Nam Cộng Hòa bằng những bản nhạc phản-chiến. Còn cái video clip minh-hoạ cho bản nhạc được quay ở Việt Nam với thành-phần diễn-viên toàn người Việt trong nước. Lẽ tất-nhiên, bao nhiêu việc đó đều phải nằm trong sự thiết-kế của Ban Tuyên-giáo của đảng Cộng-sản Việt Nam. Do đó, Tô Văn Lai sơ-xuất cái con khỉ ! Trung-tâm Thúy Nga tất-nhiên đã kiếm được khối tiền nhờ cái hoạt-cảnh đó.

Dưới đây là trích-đoạn của cái video clip “Ca Dao Mẹ - Don Hồ (PBN 40 - Mẹ) - Video Dailymotion”, từ phút 08:13 cho tới phút 09:08, đăng trên trang Facebook của Nguyễn Văn Huy vào ngày 25/08/2019:






Đó là chưa kể trong phim người chạy giặc nào cũng ngước nhìn lên trời với sự sợ-hãi. Nếu họ không nhìn để canh-chừng trực-thăng thì nhìn cái gì? Không lẽ họ có thể thấy được những viên đạn đại-bác của Việt Cộng đang bay tới, cho nên ngó lên trời để canh chừng? Tốc-độ của một viên đạn đại-bác 105 mm của Mỹ trong chiến-tranh Việt Nam cỡ chừng nửa cây số một giây (xem phần “Design” của bài “M102 howitzer” trên Wiki), thì chẳng có mắt thường nào thấy được đạn đại-bác nào đang bay tới đâu, dù là đạn đại-bác của Việt Cộng đi nữa.

Tóm lại, "nhật-ký đời tôi" của Lê Văn Hiếu giống y-chang những hoạt-cảnh trong Ca-dao Mẹ của Paris By Night 40, mà cái clip này là một sản-phẩm của Ban Tuyên-giáo Việt Cộng. Như vậy, có thể nói mà không sợ lầm rằng Lê Văn Hiếu đã chế ra một quá-khứ cho phù-hợp với đường-lối tuyên-truyền của Đảng và Nhà-nước. Kết-quả là việc vượt biên của Lê Văn Hiếu gieo tiếng xấu cho "Mỹ Ngụy" chứ không gieo tiếng xấu cho Đảng và Nhà-nước. Hay thì thôi !


6. Tại sao đường hoạn-lộ của Lê Văn Hiếu thênh-thang mở rộng trong suốt mấy chục năm qua?

6(a) Lê Văn Hiếu mị người Úc phản-chiến:

Xin nhắc lại lời của Lê Văn Hiếu: “Khi tôi lớn lên, cứ mỗi ngày qua lại thêm sự chết-chóc của bạn-bè, thân-nhân và bạn học.”

Như vậy, theo Lê Văn Hiếu, chuyện trực thăng Việt Nam Cộng Hòa bay vòng vòng trên đầu và bắn hoả-tiển để giết dân, là chuyện xảy ra như cơm bữa. Kiểu suy-nghĩ này rất phù-hợp với thành-kiến của những người Úc phản-chiến và hiện-tại vẫn còn được đại đa-số người Úc tin-tưởng.


Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

Có một lần Nguyễn Văn Huy cãi nhau với một anh Úc già về vụ thảm-sát Mỹ Lai. Việc một sư-đoàn Cộng-sản Bắc Việt ở Huế phụ-trách việc chôn sống hơn 5 ngàn người dân Huế rất ít người Úc biết, trong khi đó vụ một trung-đội lính Mỹ thảm-sát vài trăm người dân Mỹ Lai (xin xem bài “My Lai Massacre” trên Wiki) thì có rất nhiều người Úc biết, nhất là những người của thế-hệ phản-chiến.

Anh Úc già cãi không lại với mấy con số đó, do đó chơi trò “thua me gỡ bài cào” . Ảnh nói tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tổng-giám-đốc Tổng-nha Cảnh-sát Quốc-gia, bắn chết tù-binh. Nguyễn Văn Huy nói người bị bắn chết đó không mặc quân-phục. Theo luật tù-binh của Tây-phương, ai không mặc quân-phục thì sẽ không được đối-xử như là tù-bình. Những người mặc đồ dân-sự mà cầm súng giết người, nếu bị bắt tại hậu-phương, sẽ bị xử bắn tại chỗ để duy-trì trật-tự và an-ninh công-cộng. Thế là anh Úc già cứng họng.



Bảy Lốp - Tết Mậu Thân 1968 200 dpi.jpg
Bảy Lốp Nguyễn Văn Lém bị bắt và xử bắn vào ngày 01/02/1968



Hình trên được trích từ bài viết "Saigon execution: Murder of a Vietcong by Saigon Police Chief, 1968" ("Cuộc xử-tử tại Sài Gòn: việc mưu-sát một anh Việt Cộng bởi xếp cảnh-sát Sài Gòn").


Anh Úc già từng được báo The Age lăng-xê trong bài viết "Are crooks born or made? One man's journey from teen terror to gentleman investor" ("Những anh lưu-manh được sanh ra như vậy, hay do hoàn-cảnh tạo ra? Cuộc hành-tình của một người, từ anh khủng-bố con cho đến một nhà đầu-tư đứng-đắn, đàng-hoàng"), vào ngày 04/11/2016.


6(b) Lê Văn Hiếu nói bậy, nói bạ, nhưng chúng nghe rần-rần :

6(b)(1) Lê Văn Hiếu mắc bệnh tâm-thần :

Thủ-tướng Gough Whitlam của đảng Lao Động đắc-cử vào năm 1972 nhờ phong-trào phản-chiến ở Úc mạnh lên. Nếu ảnh không bị quan Toàn-quyền liên-bang cách-chức vào năm 1975, thì sẽ không có một người tỵ-nạn Việt Nam nào được đặt chân tới Úc hết.

Nắm được tình-hình đó, Lê Văn Hiếu biết làm cho dân Úc phản-chiến thương, bằng cách dùng những lời-lẽ sau đây:

“Tôi may-mắn! Tôi còn sống!”

“Những hoàn-cảnh đáng sợ lúc bấy giờ làm cho Lan và tôi quyết-định có tính-cách liều-lĩnh nhất và đau thắt trái tim nhất trong đời của chúng tôi.”

“Chúng tôi quyết-định bỏ lại sau lưng những người thân-thương và đất mẹ để tới một nơi xa-lạ.”

Một chuỗi ba câu ở trên có nghĩa là sau những ngày tháng thương-đau do chiến-tranh của Mỹ-Nguỵ gây ra , vợ chồng Lê Văn Hiếu đã mắc bệnh tâm-thần và chỉ còn nước áp-dụng pháp-môn xả stress trong bản nhạc "Xa Cuộc Tình Xưa (Đài Phương Trang) - Trúc Mai (Pre 75)" của Đài Phương Trang để chữa bệnh. Pháp-môn đó như sau:

"Tôi muốn đi thật xa. Thật xa người ơi. Đi mãi không trở về.

“Tôi muốn đi thật xa, nơi còn ghi dấu bao kỷ-niệm đau buồn.”

Đa số người Úc sẽ hoan-nghênh quyết-định chọn nước Úc làm quê-hương thứ hai của Lê Văn Hiếu, vì lòng tự-hào của dân-tộc. Nhưng họ không biết rằng kẻ dám bỏ nơi chôn nhau, cắt rún của mình để đi tìm một một cuộc sống vật-chất cao hơn, thì người đó sẽ không ngần-ngại trong việc bán đứng quê-hương thứ hai để đi tìm một cuộc sống vật-chất khá hơn nữa. Lời nói của Lê Văn Hiếu nên được sửa lại như sau:

“Để có thể trở nên giàu có, chúng tôi quyết-định bỏ lại sau lưng những người thân-thương và đất mẹ để tới một nơi xa-lạ.”

Triết-lý đó cũng chính là triết-lý của những người Khách-trú (tức là người Hẹ).


6(b)(2) Đảng Labor Úc và Cộng-sản là anh-em:

Dòng họ Trịnh của Trịnh Công Sơn có mặt ở làng Minh Hương, xã Hương Vinh, huyện Sơn Trà, liên-tiếp 14 đời. Do đó, Trịnh Công Sơn là một anh Tàu "chính-hiệu con nai vàng" , và Nguyễn Văn Huy sẽ xếp ảnh vào loại Tàu Hẹ cho tiện việc sổ-sách. Lý-do là người Hẹ có truyền-thống làm chính-trị, trong khi đó những sắc-tộc khác (thí-dụ như Quảng, Tiều ...) thì không, và quan-trọng nhất là người Hẹ đổ-bộ vào Huế sớm nhất so với tất-cả các sắc-tộc Tàu khác.

Lê Văn Hiếu khi tới Úc dùng nhãn-hiệu phản-chiến để che đậy bản-chất Cộng-sản, kiểu như Trịnh Công Sơn đã làm tại miền Nam trước 1975. Sau khi tới Úc, Lê Văn Hiếu gia-nhập đảng Lao Động, mà đảng này lại là người anh em của Cộng-sản Việt Nam và Trung Cộng. Vì cùng lò Các Mác ("Karl Marx"), cho nên ảnh có cơ-hội để thăng-tiến ào-ào trên đường hoạn-lộ, giống như cá gặp nước. Sự việc Lê Văn Hiếu trở thành Governor của tiểu-bang South Australia là do đảng Labor muốn có một người Tàu làm Governor để mị Trung Cộng. Trung Cộng mà chịu đầu-tư ồ-ạt vào tiểu-bang South Australia, thay vì vào các tiểu-bang khác, thì các quan đương-nhiên sẽ có nhiều quà-biếu hiếu-kính ("kickback money") hơn nữa.

Trong một bài viết có tựa là "Consul-General He Lanjing paid a courtesy call on the Governor of South Australia" ("Tổng-lãnh-sự Hà 何 Lam 岚 Tinh 菁 thăm-viếng quan Toàn-quyền South Australia"), đăng trên website của Lãnh-sự-quán của Trung Cộng tại Adelaide vào ngày 20/12/2018, có một đoạn văn như sau:

"The Governor welcomed Consul-General He warmly. He said that South Australia and China, especially Shandong Province, have maintained friendly relation for a long time, and enjoy opportunities for cooperation in various fields. In the context of globalization, strengthening cultural and people-to-people exchanges is conducive to deepening mutual understanding and recognition. South Australia advocates openness and inclusiveness. Local Chinese have developed into one of the most active groups in the region. He is willing to work together with the Consulate-General to continuously enhance the friendship between the peoples of China and South Australia."

("Quan Toàn-quyền chào-đón Tổng-lãnh-sự Hà 何 Lam 岚 Tinh 菁 một cách nồng-nhiệt. Anh ta nói rằng South Australia và Trung Cộng, nhất là tỉnh Sơn Đông, đã duy-trì mối quan-hệ thân-thiện trong một thời-gian dài, và thưởng-ngoạn những cơ-hội hợp-tác trong những lãnh-vực khác nhau. Trong bối-cảnh toàn-cầu-hóa, sự tăng-cường những sự giao-lưu về văn-hóa và giữa dân-tộc này với dân-tộc kia sẽ dẫn tới sự hiểu-biết và nhận-thức về nhau sâu-sắc hơn. Anh ta sẵn lòng làm việc với Tổng-lãnh-sự-quán để tiếp-tục đề-cao tình hữu-nghị giữa nhân-dân Tàu lục-địa và nhân-dân South Australia.")



Toàn-quyền Lê Văn Hiếu tiếp Tổng-lãnh-sự Trung Cộng tại South Australia tên Hà 何 Lam 岚 Tinh 菁 vào ngày 13/12/2018



Về việc đảng Lao Động và các đảng Cộng-sản là anh em với nhau, xin độc-giả nhớ rằng Thủ-tướng Gough Whitlam công-nhận chính-phủ Cách-mạng lâm-thời của Việt Cộng vào ngày 06/05/1975, nghĩa là chỉ có 6 ngày sau khi Việt Cộng vào Sài Gòn (xem bài “Australia goes to Washington”). Còn sau này thủ-tướng Lao-động Kevin Rudd là người mở cửa cho Tàu đầu-tư nhà cửa và bất-động-sản của nước Úc một cách dễ-dàng, do đó đã làm giá cả tăng vọt lên như hoả-tiển, và di hại cho thế-hệ trẻ - họ không có khả năng mua nhà. Chính-phủ Turnbull của đảng Liberal tuy làm việc cho quyền-lợi của bọn tư-bản, nhưng ít nhất cũng còn tinh-thần yêu nước Úc khá hơn cái đảng “yêu xã-hội chủ-nghĩa" (tức là đảng Labor) hơn là yêu nước Úc . Xin mời độc-giả xem bài "(133) Ai giỏi mị dân hơn thì sẽ thắng cuộc bầu-cử" trên trang Facebook của Nguyễn Văn Huy để biết thấy sự gắn-bó giữa đảng Labor Úc và Trung Cộng.


7. Lê Văn Hiếu và các hội Cộng-đồng Người Việt Tự-do Úc-châu đều cùng thuộc một tổ-chức:

7(a) Các băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do Úc-châu bảo-vệ Lê Văn Hiếu:

Nguyễn Thế Phong và hội Cộng-đồng Người Việt Tự-do Úc-châu (liên-bang) từng bao che việc Lê Văn Hiếu nhân-danh chính-phủ South Australia về Việt Nam để làm những vụ giao-dịch nặng ký rất có lợi cho chế-độ Cộng-sản, qua thông-báo có tựa-đề “Chuyến Công Du Đông Nam Á và Việt Nam của Phái đoàn Chính phủ và vị Toàn Quyền Tiểu Bang Nam Úc", đăng trên lyhuong.net của Việt Tân vào ngày 14/07/2016. Nội-dung của cái thông-báo như sau:

“Về Chuyến Công Du Đông Nam Á và Việt Nam của Phái đoàn Chính phủ và vị Toàn Quyền Tiểu Bang Nam Úc

“Trong những tuần qua, CĐNVTD-Úc Châu đã nhận được các ý kiến của một số đồng bào về việc ông Lê Văn Hiếu, Toàn Quyền Nam Úc đã tháp tùng Thủ Hiến Jay Wetherill và một phái đoàn kinh tế của tiểu bang Nam Úc trong chuyến công du Việt-Nam để thu hút thị trường nhằm phát triển nền kinh tế và giáo dục của tiểu bang này.

"Ngày 23 tháng 6 năm 2016, một phái đoàn đại diện của Ban Chấp Hành CĐNVTD-Nam Úc và Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH-Nam Úc đã đến gặp ông Toàn Quyền Lê Văn Hiếu và các vị cố vấn của chính phủ Nam Úc tại Government House để trình bày quan điểm của CĐNVTD và lắng nghe những lời giải thích của chính phủ và ông Toàn Quyền về mục đích và vai trò của vị Toàn Quyền trong chuyến công du của chính phủ Nam Úc tại Việt Nam vừa qua.

"CĐNVTD- Úc Châu đồng thời cũng ghi nhận sự phản đối, bất mãn của một số đồng bào trong tập thể cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Úc Châu về sự tham dự của ông Lê Văn Hiếu trong chuyến công du tại VN vào tháng sáu vừa qua.

"Qua những thông tin do CĐNVTD-Nam Úc cung cấp và phản ảnh của đồng bào nêu trên, Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu:

• Sẽ trình bày quan điểm và lập trường của CĐNVTD-Úc Châu qua một văn thư chính thức đến cho ông Thủ Hiến Nam Úc là người đã yêu cầu ông Toàn Quyền cùng công du tại Việt Nam và đến cho ông Toàn Quyền Lê Văn Hiếu.

• Xác định Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu là một cộng đồng đã và đang góp phần to lớn vào sự phồn vinh và phát triển của Nước Úc, luôn ủng hộ những nỗ lực cổ súy việc phát triển thương mại với nước ngoài của Chính phủ Liên Bang cũng như các Chính quyền Tiểu Bang, nhưng đồng thời cũng quan tâm và muốn nhìn thấy tiêu chuẩn Dân Chủ và Nhân Quyền được nêu ra như một điều kiện tiên quyết trong các quan hệ và hiệp ước thương mại này.

"Úc Châu ngày 14 tháng 7 năm 2016.

• Ông Nguyễn Thế Phong, Chủ tịch xử lý thường vụ BCH-CĐNVTD-UC

• Ts. Hà Cao Thắng, Chủ tịch BCH/CĐNVTD/NSW

• Bà Nguyễn Phượng Vỹ, Chủ tịch BCH/CĐNVTD/VIC

• Bs. Bùi Trọng Cường, Chủ tịch BCH/CĐNVTD/QLD

• Ông Lê Quang Tín, Chủ tịch BCH/CĐNVTD/SA

• Bs Nguyễn Anh Dũng, Chủ tịch BCH/CĐNVTD/WA

• Ông Lê Công, Chủ tịch BCH/CĐNVTD/ACT

• Ông Lê Tấn Thiện, Chủ BCH/CĐNVTD/NT

• Bà Trần Hương Thủy, Chủ tịch BCH/CĐNVTD/Wollongong”



Phần trên của cái thông-báo của các băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do Úc-châu nhằm bao-che cho Lê Văn Hiếu (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Phần dưới của cái thông-báo của các băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do Úc-châu nhằm bao-che cho Lê Văn Hiếu (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)


7(b) Mánh-khóe bao-che của các băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do Úc-châu:

Xin độc-giả chú-ý câu này: “Sẽ trình bày quan điểm và lập trường của CĐNVTD-Úc Châu qua một văn thư chính thức đến cho ông Thủ Hiến Nam Úc là người đã yêu cầu ông Toàn Quyền cùng công du tại Việt Nam và đến cho ông Toàn Quyền Lê Văn Hiếu.”

Sau khi đọc hết những đoạn văn còn lại trong thông-báo, độc-giả sẽ chẳng thấy chỗ nào nói đến việc chín hội Cộng-đồng Người Việt Tự-do Úc-châu sẽ công-bố ý-kiến chung về việc Lê Văn Hiếu về Việt Nam.

Điều đó có nghĩa là các hội Cộng-đồng Người Việt Tự-do Úc-châu lại giở thủ-đoạn trình thỉnh-nguyện-thư với chính-phủ South Australia, với mục-đích nhận chìm xuồng việc đồng-bào muốn họ công-khai kết-án hành-động của Lê Văn Hiếu. Những thứ hội-đoàn quanh năm suốt tháng chỉ biết năn-nỉ, lạy-lục xin fund thì lấy tư-cách gì khuyến-cáo việc lớn của chính-phủ. Đúng là dóc tổ .

Trong phần "A. Lời phát-biểu đao to, búa lớn của Nguyễn Văn Bon, chủ-tịch hội Cộng-đồng Người Việt Tự-do Liên-bang Úc-châu" của bài viết "(127) Võ Văn Thưởng, Trưởng-ban Tuyên-giáo của Trung-ương đảng của Việt Cộng, công-khai cấu-kết với Việt Tân", đăng nguyên-văn một cái email đề ngày 26/10/2017 của Nguyễn Văn Bon, Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự do Úc châu. Trong đó, Nguyễn Văn Bon tuyên-bố về lập-trường của băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do Úc-châu như là:

"Một Cộng đồng chống cộng, không hòa họp, hòa giải hay đối thoại với nhà cầm Cộng-sản Việt Nam với bất cứ hình thức nào"

Lời tuyên-bố ngắn gọn đó đã nói lên lập-trường của các băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do Úc-châu rồi. Thế nhưng trước mắt đồng-bào là cái thông-báo của cả chín cái băng-đảng, trong đó họ thông-đồng với nhau chơi cái tình lờ để cho Lê Văn Hiếu yên-tâm làm ăn với Việt Cộng. Do đó, Nguyễn Văn Huy xin đề-nghị chín cái hội-đoàn đó nên ném cái chiêu-bài “Cộng-đồng chống Cộng, không hòa hợp, hòa giải hay đối thoại với nhà cầm quyền Cộng-sản Việt Nam với bất cứ hình thức nào" vô thùng rác để giảm bớt cái tiếng lường-gạt đồng-bào tỵ-nạn Cộng-sản.


8. Kết-luận:

Qua những bằng-chứng trưng ra trong bài viết này, chúng ta có thể tin rằng cả Lê Văn Hiếu và tất-cả những hội-đoàn đó đều cùng một tổ-chức, do đó mới xảy ra việc bao che cho ảnh. Còn riêng cá-nhân Lê Văn Hiếu, ảnh chưa hề được chính-phủ liên-bang Úc công-nhận tư-cách tỵ-nạn chính-trị bao giờ.

Trong khi đó, Nguyễn Văn Huy đã chỉ ra rằng tất-cả những hội-đoàn trên đều là những tổ-chức ngoại-vi của Việt Tân, còn Việt Tân chính là cánh tay nối dài của Nguyễn Tấn Dũng, qua gần 100 bài viết từ ngày 22/07/2017 cho tới bây giờ (xin xem Mục-lục những bài viết của Nguyễn Văn Huy). Từ đó, chúng ta có thể tin rằng Lê Văn Hiếu chính là một phần-tử rất quan-trọng của Việt Tân, do đó mới được sự bảo-vệ của các hội-đoàn ký tên trong thông-báo ở trên.

Mục-đích sâu-xa của Việt Tân cũng là giúp Trung Cộng xâm-lăng Việt Nam. Do đó, dẫn đến việc chín băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do Úc-châu, cấp liên-bang lẫn tiểu-bang, họp nhau và "hạ quyết-tâm" bao-che cho Lê Văn Hiếu khỏi bị người Việt tỵ-nạn phản-đối và làm mất uy-tín.


Nguyễn Văn Huy

(Đăng trên Facebook vào ngày 05/02/2018, trên blog Nguyễn Văn Huy vào ngày 02/09/2019, cập-nhật vào ngày 08/02/2020)


Những bài gốc ở Facebook:


Nếu độc-giả có nhã-ý cho Like, xin nhấn nút Like và sau đó nhấn thêm nút Confirm ("xác-nhận"). Xin cảm ơn.