(171) Cộng-đồng Người Việt Tự-do Victoria mời Trần Đại Sỹ tham-dự một cuộc hội-nghị tại cái gọi là Đền Thờ Quốc-tổ, mặc dù đã biết đó là một anh Cộng-sản nằm vùng


Tóm-tắt đầu dây, mối nhợ
(bài gồm khoảng 8 ngàn 200 chữ)

Vào ngày 06/10/2006, băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do Victoria khai-mạc cái gọi là "Hội-nghị thế-giới về văn-hóa và tư-tưởng Việt lần thứ 1" (xem "Thông báo khẩn của ban tổ chức 'Hội nghị Thế giới về Văn hoá và Tư tưởng Việt'", đăng trên vietbao.com), mà thật ra chỉ là để khoe mẽ cái gọi là Đền Thờ Quốc Tổ vừa mới được dàn-dựng xong nhưng chưa dám xin giấy phép hoạt-động của Council (xem bài "Chuyện dài 'Đền Thờ Quốc Tổ' ở Sunshine (Kỳ 1)", đăng trên TV Tuần San, để biết tại sao). Council là chánh-quyền của một cái thành-phố nhỏ (tương-đương với một cái quận ở Việt Nam). Băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do Victoria vẫn mời bác sĩ Trần Đại Sỹ ở bên Pháp qua đọc một bài tham luận, mặc-dù đã bị Nguyễn Văn Huy cảnh-cáo rằng đó là một anh Việt Cộng nằm vùng.



Trần Đại Sỹ được Hội Kỷ lục gia Việt Nam trao bằng sáng-tác truyện nhiều nhất


(Hình trên được trích ra từ bài "GS. TS Trần Đại Sỹ được trao kỷ lục: ‘Nhà văn sáng tác nhiều bộ tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhất’" của Nhà xuất bản Công An Nhân Dân Việt Nam vào ngày 17/09/2015)


Mục-lục
(trong phần Mục-lục, mỗi một câu đều là một cái link)


---------------------------------

1. Băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do Victoria biết tỏng Trần Đại Sỹ là một anh Việt Cộng nằm vùng:

1(a) Nguyễn Thế Phong không đếm-xỉa tới lời cảnh-cáo của Nguyễn Văn Huy:

Nguyễn Văn Huy từng nhờ người quen chuyển lời cảnh-cáo cho Nguyễn Thế Phong, rằng Trần Đại Sỹ là ăng-ten (antenna, tức là người điềm-chỉ) của Việt Cộng. Trước năm 1975, Trần Đại Sỹ dạy trường Thiếu sinh quân Vũng Tàu, sau này ra làm việc trong quân đội. Vào năm 1974, ảnh bị An Ninh Quân đội điều tra rồi bắt giải ngũ, vì nghi ngờ ảnh bán đồn cho Việt Cộng. Trong quãng thời gian đó, Sỹ không thể có cơ hội đi học y-khoa để trở thành một bác sĩ. Vậy mà khi rời khỏi Việt Nam để định cư bên Pháp sau 1975, ảnh đã có bằng bác sĩ trong tay. Như vậy, bằng này là do Việt Cộng cấp cho để dễ bề xâm nhập các đoàn thể chống Cộng ở hải ngoại.

Người trung gian hỏi lại Nguyễn Văn Huy có bằng chứng hay không? Nguyễn Văn Huy trả lời "Mình có định đưa người ta ra tòa đâu mà phải có bằng chứng? Làm chính trị là phải tiên liệu. Đợi có bằng chứng mới biết người đó là kẻ thù thì mình bị giết chết rồi. Không tin người ta thì đừng mời tới là xong.".

Nguyễn Văn Huy cho người trung-gian biết rằng có rất nhiều bí-mật về cuộc đời của Trần Đại Sỹ được xì ra trong lá thư của năm người con của Sỹ và đã được đăng trên nhiều website trên Internet. Lá thư đó xuất hiện đầu tiên vào ngày 11/12/2005. Họ căm hờn người cha đối xử tàn nhẫn với mẹ ruột của họ, do đó họ khai huỵch tẹt ra hết. Còn chi tiết bán đồn cho Việt Cộng đến từ những thân-nhân khác của Sỹ, trong đó một người từng là một hạm-trưởng của Hải-quân Việt Nam Cộng Hòa. Đó không phải là loại chứng-cớ đến từ Internet hoặc có thể đăng lên Internet được.

Vấn đề đặt ra là tại sao dù đã nhận được lời cảnh-báo của Nguyễn Văn Huy kèm với những thông tin nói ở trên mà Nguyễn Văn Bon vẫn mời Trần Đại Sỹ? Sỹ chỉ viết bài gởi qua cho Bon đọc trong buổi lễ, vì không rảnh đi.



Hình chụp "Thông báo khẩn của ban tổ chức 'Hội nghị Thế giới về Văn hoá và Tư tưởng Việt'"



1(b) Những bằng-chứng về vai-trò nằm vùng của Trần Đại Sỹ:

Sau vụ cảnh-cáo của Nguyễn Văn Huy mấy năm, sách truyện của Trần Đại Sỹ được xuất bản đầy-rẫy ở Việt Nam. Điều đó chứng minh Sỹ đã làm việc cho Việt Cộng, và băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do Victoria đã mời một anh Việt Cộng nằm vùng đọc diễn văn khai-mạc, dù thừa biết ảnh là như vậy rồi. Lý-do rất đơn-giản: vì họ cũng là Việt Cộng nằm vùng (xin xem bài "(11) Nguyễn Thế Phong ló đuôi Cộng-sản nằm vùng, khi ra báo Viet Voice vào năm 2000" và những bài khác qua Mục-lục của những bài viết có liên-quan tới Úc-châu).

Dưới đây là hình chụp của một bản tin của tinparis.net vào ngày 19/08/2008, trong đó tác-giả tố-cáo Việt Cộng in sách và bán sách của hai nhà văn Nguyễn Mộng Giác và Trần Đại Sỹ:



Screenshot những quyển sách của Trần Đại Sỹ được Việt Cộng xuất-bản



Sau đây xin trích vài đoạn trong bài báo "GS. TS Trần Đại Sỹ được trao kỷ lục: ‘Nhà văn sáng tác nhiều bộ tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhất’" của Nhà xuất bản Công An Nhân Dân Việt Nam vào ngày 17/09/2015:

"Với số lượng sách văn học viết về lịch sử Việt Nam nhiều nhất, ngày 12/9, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Hội Kỷ lục gia Việt Nam) đã trao Bằng xác nhận kỷ lục “Nhà văn sáng tác nhiều bộ tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nhất” cho GS. TS Trần Đại Sỹ.

"Cũng trong dịp này, GS.TS. Trần Đại Sỹ đã chính thức công bố trao lại toàn bộ bản quyền các tác phẩm của mình cho Công ty Tinh Hoa Việt do đạo diễn, NSƯT Nguyễn Văn Lượng làm Giám đốc.

"Trao đổi với PV Báo CAND, NSƯT Nguyễn Văn Lượng xúc động cho biết: “41 cuốn sách của GS. TS Trần Đại Sỹ là một kho tư liệu lịch sử quí giá, vì đều có dữ liệu chuẩn xác đã được thẩm định nhiều năm, ở nhiều nước và được thực hiện bằng tài năng, lăng kính khoa học. Vì thế, chúng tôi vô cùng cảm kích trước tình cảm của ông. Trong tương lai, dựa trên các bộ sách của ông, chúng tôi sẽ xây dựng các bộ phim lịch sử, giúp công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu thêm và tự hào hơn về quá khứ của tiền nhân”.

Dưới đây là một cái video clip về buổi lễ trao bằng kỷ-lục cho Trần Đại Sỹ, được đăng trên YouTube vào ngày 14/09/2015 bởi Góc Việt:






Độc-giả cũng có thể xem cái trích-đoạn từ cái clip ở trên và được đăng trên trang Facebook của Nguyễn Văn Huy vào ngày 16/12/2019. Cái trích-đoạn này gồm hai cái đoạn phim ngắn ghép lại với nhau.

Đoạn đầu từ phút 0:00 cho tới phút 0:17, trong đó M.C. cho biết Trần Đại Sỹ vừa là bác-sĩ, vừa là tiến-sĩ, lại vừa là nhà văn.

Đoạn thứ hai từ phút 02:02 cho tới phút 02:40 của cái clip, trong đó Trần Đại Sỹ nhận bằng khen thưởng của hội Kỷ-lục của chánh-quyền Việt Cộng.






2. Thư tố-cáo cha của 5 người con của Trần Đại Sỹ:

2(a) Tạp-chí Dân Văn công-bố lá thư tố-cáo cha của năm người con của Trần Đại Sỹ:

Vào ngày 11/12/2005, tạp-chí Dân Văn tại Đức (có website trên Yahoo Groups) đăng một lá thư tố-cáo những tội-lỗi tày trời của Trần Đại Sỹ do năm người con của ảnh cùng đứng tên. Tuy nhiên, ngày nay, trừ phi là một thành-viên của nhóm đó, độc-giả sẽ không biết lá thư đó còn tồn-tại trong website đó hay không. Dưới đây là lời giới-thiệu của tạp-chí Dân Văn, được trích từ bản lưu-trữ mà Nguyễn Văn Huy đã download vào ngày 20/12/2005:

"Kính thưa độc-giả các diễn-đàn,

"Tòa-soạn Tạp-chí Dân Văn vừa nhận được một tài-liệu dưới đây viết về Bác-sĩ Trần Đại Sỹ. Chúng tôi đã vào các website ghi trong tài-liệu này thì đều tìm thấy các văn-kiện đính-kèm. Chúng tôi đã cố-gắng liên-lạc với mấy người con của Bác-sĩ Trần Đại Sỹ để yêu-cầu xác-nhận tác-giả của tài-liệu (có phải) là 5 người con cùng ký tên hay không? Nhưng rất tiếc tòa-soạn Dân Văn vẫn chưa tiếp-xúc được với những người con của bác-sĩ Trần Đại Sỹ, do đó chúng tôi công-bố tài-liệu này với một dấu hỏi: "Đây là sự thật hay là sự chụp mũ." Xin bác-sĩ Trần Đại Sỹ lên tiếng để rộng đường dư-luận.

"Đức-quốc, ngày 10/12/2005

"Tạp-chí Dân Văn

"Vietnet phía dưới"



Screenshot phần trên của Tạp-chí Dân Văn và lá thư tố-cáo cha của năm người con của Trần Đại Sỹ



Nguyễn Văn Huy đã upload trang web của Dân Văn (gồm bài viết và lá thư) lên Google Drive. Độc-giả có thể download qua cái link sau đây:


và ngay cả text file.


2(b) Nội-dung của lá thư tố-cáo cha của năm người con của Trần Đại Sỹ:

Lá thư của năm người con của Trần Đại Sỹ gởi cho bố như dưới đây được trích từ bài viết "Tài liệu gian trá đê tiện vô cùng tận của Dòng Tên có lợi cho Việt Cộng & Trung Cộng" trên website buinhuhung.com, nhưng nay không còn nữa. Ngoài ra, khi dùng một số câu văn hoặc đoạn văn trong lá thư để tìm-kiếm qua Google Search, cũng không tìm ra được website nào còn đăng. Có lẽ phe Quốc gia nghĩ rằng Việt Cộng chế ra lá thư để bôi lọ Sỹ, vì lúc đó uy tín của Sỹ “sáng như mặt trời ban trưa” (nói theo kiểu truyện Tàu), do đó họ xóa hết. Ngoài ra, lẽ tất-nhiên Việt Cộng cũng phải làm áp-lực với những người con của Trần Đại Sỹ còn sống ở Việt Nam để xóa bỏ lá thư đó, vì từ trước năm 1975 Trần Đại Sỹ đã là một điệp-viên lợi-hại mà Việt Cộng đã dày công gài vào guồng máy tình-báo của Việt Nam Cộng Hòa và, sau 1975, anh ta còn được đưa ra hải-ngoại để nằm vùng trong những phong-trào phục-quốc của người Việt tỵ-nạn. Ngoài ra, dù căm hờn gì đi nữa, cha con vẫn có thể thương lượng với nhau được. Do đó, việc những người con rút bài viết ra khỏi Internet vẫn là một khả năng rất lớn.

Nhưng bài viết của Nhà xuất bản Công An Nhân Dân Việt Nam ở phần 1 đã chứng-thực nội-dung đúng-đắn của lá thư và do đó chắc-chắn lá thư đó không phải do Việt Cộng ngụy tạo ra.


"From : Dan Van Tap Chi

"Reply-To : Nuoc_VIET@yahoogroups.com

"Sent : December 11, 2005 6:11:58 AM

"To : Nuoc Viet Dien Dan

"Subject : [Nuoc_VIET] SU THAT HAY LA CHUP MU

"From : Ton That Son

"Sent : December 13, 2005 6:59:09 AM

"To : Nuoc_VIET@yahoogroups.com, Dien Dan Nuoc Viet

"nuoc_viet@yahoogroups.com

"Subject : [Nuoc_VIET] SU THAT HAY LA CHUP MU


"Bác sĩ Trần đại Sỹ : Hào quang sáng chói của bố chúng tôi

"'Hào quang sáng chói' lưu truyền mãi trăm năm

"Trần Minh Cao

"Trần Thanh Văn

"Trần thị Hạnh Thái

"Trần thị Hà Châu

"Trần Đông Giao đồng kính gởi

"Kính thưa bố, kính thưa quý cô bác đồng hương và các anh chị em thân mến,

"Ông bà ngày xưa có câu “công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ ví bằng trời biển”, chúng con có được sự thành tựu ngày hôm nay đều do ân đức của bố mẹ. Khi bố chạy trốn giặc cộng sản năm 1975 giữa lúc các bác, các chú khác trong quân đội đang cật lực chiến đấu, đã để lại quê nhà mẹ và các con (5 đứa) thật bơ vơ khốn khổ. Bố có biết được hay không?

"Riêng bố một mình thoát đi, và khi đến bến tự do, vì chóa mắt trước bả danh lợi, đồng thời muốn có quốc tịch Pháp trong thời gian nhanh nhất bằng con đường song hôn với một phụ nữ Pháp, đồng thời để có được văn bằng bác sĩ Pháp tương đương văn bằng bác sĩ Việt Nam (tốt nghiệp y khoa Việt Nam) mà thật ra bố không có học một ngày nào tại đại học y khoa Sài Gòn. Với phương thức song hôn (hình thức này người Pháp gọi là mariage blanc) và theo luật lệ tại Pháp, bố không cần phải học một chữ nào tại Pháp.



Bằng Bác-sĩ Y-khoa giả-hiệu năm 1964 của Trần Thế Tùng. Theo năm người con của Trần Đại Sỹ, một người đàn-bà Việt lai Tây tên là Pilignal Juliette đã giúp Sỹ có cái bằng giả đó. Tuy nhiên, Sỹ chỉ bắt đầu dùng cái "mác" bác-sĩ sau khi qua Pháp vào năm 1977. Như vậy, Việt Cộng mới thật-sự là người đứng sau lưng việc cấp cho Sỹ cái văn-bằng bác-sĩ để đi công-tác ở hải-ngoại


(Hình trên được trích ra từ bài "Trần Đại Sỹ, một con người kỳ quái trong cộng đồng Việt Nam tại Pháp", đăng trên tinparis.net vào ngày 02/07/2017)


"Bố thường dạy chúng con những bà “me tây” là những người vọng ngoại mất gốc dân tộc thế mà bố lại lấy bà Pilignal Juliette, một người Việt lai tây (xem tài liệu đính kèm). Khi bố muốn làm giấy tờ bảo lãnh chúng con sang Pháp, mẹ muốn đi theo chúng con nhưng bố lại không muốn. Do đó bố đã nhẫn tâm ép buộc mẹ phải ký giấy ly dị (xem tài liệu đính kèm 1 và 2) để khỏi phải mang tội song hôn, khỏi mắc công lo lắng cho mẹ. Vì thương chúng con, mẹ phải chấp nhận tất cả những thiệt thòi do bố áp đặt và nhục nhả đau lòng. Bố còn không ngần ngại phao vu cho gia đình bên ngoại là cộng sản, và mẹ đã tái giá với một tên cán bộ cộng sản. Và đó chính là nguyên nhân tâm lý sâu xa và thầm kín đưa đến cái chết tức tưởi của người mẹ hiền, vì thật ra mẹ đâu có tái giá. Điều này đã khiến chúng con vô cùng đau buồn không biết phải nói làm sao. Trong bao nhiêu năm qua, khi nhớ đến mẹ chúng con, và hành động vì miếng mồi danh lợi, bố đã nhẫn tâm đẩy mẹ chúng con vào con đường tuyệt vọng và chết dần mòn trong đau khổ cô đơn. Hình ảnh cuối đời thê thảm của mẹ chúng con đã không thể nào xóa nhòa nơi tâm trí chúng con.

"Vì bất đắc dĩ, không ai nuôi chúng con nên bố đã phải bảo lãnh các con sang Pháp. Hơn thế nữa bố vẫn áp dụng thủ thuật ép ly dị để cưới người tiếp theo tùy theo lợi nhuận mà bố đạt được như việc ly dị với bà Juliette, người đã có công giúp bố lấy văn bằng bác sĩ giả; khiến cho cô Khánh một nữ sinh viên tốt bụng nhẹ dạ bị bố lường gạt đến nỗi phải bỏ đi sau khi biết được sự thật. Bố lại lén lút đi đêm với các cô thị Hạnh; cô Hoa; cô Thúy (nhận làm con nuôi, nhưng thực tế không phải vậy). Bố lại về Việt Nam cưới cô Hân. Cô Hân cũng bỏ chạy nốt. Bố chính thức cưới cô Thủy, trong khi vẫn “lén lút đi đêm” với nhiều người đàn bà đã có gia đình và làm cho bao nhiêu gia đình khác đã tan nát. Đã biết bao nhiêu lần những người chồng của các gia đình này tìm bố để sỉ nhục…Và bao nhiêu lần bố đã ra tòa mà bố vẫn không thay đổi. Những hành động đó đã làm chúng con thấy nhục nhả với gia đình suôi gia hai bên của chúng con. Đây là hành động khó có thể chấp nhận nơi chúng con đồng thời nó cũng là lý do mà anh chị em chúng con phải lên tiếng báo động cho cộng đồng biết, cũng như để đính chánh với hành động của bố cũng như xin lỗi những gia đình đã là nạn nhân của bố." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Phần 1 của thư tố-cáo cha của 5 người con của Trần Đại Sỹ vào ngày 11/12/2005



"Trước khi lấy cô Thủy này, bố về VN cưới cô Hân, tuổi đáng con bố (giống như cô Thủy). Khi rước từ VN sang giới thiệu với mọi người là cháu của bà Ngà (Nguyễn thị Ngà, mẹ của chúng con, vợ lớn của bố), vậy mà bố cứ ăn cứ ngủ tỉnh bơ với người ta, chẳng cần để ý tới lời nói đạo đức mà bố thường hay dạy chúng con. Chưa hết bố, còn hăm dọa cô Hân là nếu xụ mặt không vui với bố là bố sẽ đình hoãn đám cưới lại một năm (đình hoãn đám cưới tức là đình hoãn làm giấy tờ, vì cô Hân mới từ VN sang nên chỉ có giấy tạm cư trú trong 3 tháng). Và bố đã hoãn thiệt, không làm giấy tờ, trong khi giấy tờ của cô Hân không thể chờ lâu hơn, sao mà bố ác quá vậy ? Vì vậy cô Hân phải chạy trốn bố. Như thế đã yên đâu, bố thù người ta và còn phao tin nhảm là gia đình người ta buôn lậu. Bố à, xin làm ơn làm phúc để lại một chút phúc đức cho mấy đứa con gái này chớ.

"Bố à, trước năm 75 là cựu Thiếu tá nghành Chiến tranh chính trị của quân đội, thế mà tại sao lại về Việt Nam nhiều lần để cưới vợ. Cô vợ trẻ cưới sau cùng mới trạc độ ngoài 30 một chút và tên là Thủy. Cô Thủy là cháu ruột của bà ni sư Thích nữ Diệu Ấn, trụ trì ở chùa Choisy le Roi. Đi đâu cũng giới thiệu là vợ cả và có giấy tờ hôn thú đàng hoàng. Ấy thế khi gặp những người đàn bà nhẹ dạ khác, thì lại nói là độc thân hoặc là sắp sửa bỏ dì Thủy để lấy vợ khác. Từ hơn 20 năm nay bố cứ hay nói là bỏ người đàn này lấy người khác chẳng có gì thay đổi. Bố à nên nhớ rằng ông hay đi ăn chả, thì ở nhà coi chừng bà đi ăn nem đấy ! Bố thường hay vỗ ngực tự xưng mình là người chống cộng thứ thiệt, thứ dữ, thế mà tại sao mấy lần về Việt Nam, trở qua, bố lại khoe với chúng con là nhà nước cộng sản mời bố làm việc văn hóa và bố đã nhận lời? Thật là lạ đời !

"Chúng tôi được người mẹ quá cố (bà Nguyễn thị Ngà) giáo dục phải biết tôn trọng sự thật, lễ nghĩa và đạo đức dân tộc, thế mà lại có một người bố có các hành vi và tư tưởng tà bậy. Đúng lý ra những điều này thì để dành riêng cho anh chị em chúng tôi, nhưng mới đây, các bác các chú các dì cô ở Mỹ, Anh, Canada, Đức, Pháp nhận rõ bố chúng tôi là Trần đại Sỹ có những hành động thái quá, họ khuyên bảo chúng tôi hãy vị nghĩa diệt thân lên tiếng nói sự thật hy vọng giảm bớt một phần nào tội lỗi của bố chúng tôi. Do đó, vì quyền lợi chung và sĩ diện cộng đồng, danh dự của dòng họ, nên lá thư này được phổ biến khắp nơi để mọi người có thái độ thích ứng với những hành vi không lương thiện của bố chúng tôi và làm sáng tỏ tước hiệu “bác sĩ” vốn đã bị ngộ nhận và phỉnh gạt từ bấy lâu nay kể cả hội đồng y khoa của Pháp cũng bị lường gạt nốt.

"Xin thành thật cám ơn các bác các chú các anh chị cô dì đã cỗ vũ chị em chúng tôi trong việc lên tiếng này. Đồng thời cũng xin lỗi các dì các cô đã từng là nạn nhân của bố chúng tôi trong lãnh vực tình cảm từ cái tên Trần thế Tùng đến Trần đại Sỹ ; và càng khiến chúng cháu càng mắc cở. Các dì các cô im lặng không lên tiếng, thái độ im lặng tuy là sự khôn ngoan nhưng lại vô tình giúp bố chúng tôi càng ngày càng hống hách xem thường tất cả mọi người và đi sâu vào đường tội lỗi…

"Nếu không có những tiếng chuông báo động, cộng đồng người Việt còn để khuôn mặt của bố chúng tôi len lõi; thì cộng đồng đó sẽ bị chia rẽ, và bị bêu xấu lây. Gia đình nào được bố chúng tôi «để mắt» tới là xào xáo, trật tự tôn ti bị đảo lộn…

"Một nguyên nhân nữa khiến chúng tôi mạnh dạn lên tiếng là vì mẹ thương yêu của chúng tôi là người yêu của chú Trần huy Phong (em thứ ba của bố chúng tôi), bố đã dùng lời ngon tiếng ngọt dụ dỗ khiến mẹ rơi vào cạm bẩy của bố và chú Trần huy Phong khổ sở chết dần chết mòn.

"Bố có biết hay không khi chưa đám cưới, mẹ đâu phải là người yêu cũng như hứa hôn với bố đâu. Mẹ là người yêu và hứa hôn với chú Trần huy Phong cơ mà ! Thế nhưng vì lòng ích kỷ, và tham lam bố đã ngang nhiên chiếm đoạt vị hôn thê của chú Phong và sau đó vì danh vọng địa vị, đã hất hũi ruồng bỏ khiến cho mẹ phải uất ức mà chết và khiến cho chúng con mất đi tình thương của mẹ. Có còn nhớ hay chăng ngày mới vào học trong trường Thiếu Sinh Quân Việt Nam, năm 1958, và khi gặp mẹ bố là người ra sao (xem chứng thư hôn thú)? Vậy mà đã không nghĩ tình mà còn nỡ lòng nào bội bạc với mẹ như thế, thử hỏi đạo làm người của bố để đâu ?

"Tử vi của bố chúng tôi là Thái Âm thủ Mệnh (tuổi Bính Tý) mà đóng ở cung Ngọ nên rất sợ mặt trời. Ông bố chúng tôi thường hay than vãn là cung Thê xấu, nên đã không ngần ngại lấy nhiều người đàn bà khác nhau, và không ngần ngại đối xử bất lương đối với họ.

"Hãy tha thứ cho những khổ sở về tâm lý khi thố lộ những lời bộc trực về sự thật của bố chúng tôi. Mục đích không phải là bêu xấu mà hy vọng bố chúng tôi sẽ cải tà quy chánh vì nhiều lần can ngăn trực tiếp nhưng không có kết quả."



Phần 2 của thư tố-cáo cha của 5 người con của Trần Đại Sỹ vào ngày 11/12/2005



"Thưa các bác các chú đồng hương và các anh chị em thân mến,

"Rất mong các bác các chú, các anh chị em hãy cảnh giác về con người của bố chúng tôi và giúp đỡ bố chúng tôi trở về đường ngay nẻo chánh đừng hại người nữa. Xin quý vị nào từng phục vụ trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa các nghành Thiếu sinh quân, Tâm lý chiến từ năm 1958 đến 1974 xác nhận dùm cựu Thiếu tá Trần thế Tùng số quân 59/101.025 tức bác sĩ Trần đại Sỹ giải ngũ (xem chứng chỉ giải ngũ) ngày 27 tháng 11 năm 1974 do Đại tá Nguyễn văn Thái tham mưu trưởng ký.



Chứng-chỉ giải-ngũ của Trần Đại Sỹ do Tổng-cục Chiến-tranh Chính-trị cấp vào ngày 27/11/1974


(Hình trên được trích ra từ bài "Trần Đại Sỹ, một con người kỳ quái trong cộng đồng Việt Nam tại Pháp", đăng trên tinparis.net vào ngày 02/07/2017)


Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

Chứng-chỉ giải-ngũ ở trên cho thấy Trần Đại Sỹ được giải-ngũ vì tới tuổi hưu-trí. Chỉ có ma mới tin được Quân-lực Việt Nam Cộng Hòa lại có màn cho lính về hưu vào tuổi 35 . Thật ra, vào năm 1974, Thiếu-tá tình-báo Trần Đại Sỹ đã bị Nha An-ninh Quân-đội điều-tra về việc bán đồn cho Việt Cộng. Không hiểu Tổng-cục Chiến-tranh Chính-trị nghĩ gì mà lại cho ảnh giải-ngũ sớm, thay vì đưa ra tòa án binh kết-tội rồi đem xử bắn luôn cho được việc . Mạng của lính rẻ hơn mạng sĩ-quan à ? (Hết phần chú-thích)


"Bố chúng tôi ngày nay mang tên là Trần đại Sỹ là con người rất bình thường như những người khác. Nhưng vì tham danh lợi bất chính nên mượn lớp áo y sĩ giả hiệu, rồi lại tô hồng nhãn hiệu cư sĩ, cũng như mượn màu anh hùng dân tộc để qua mặt mọi người là điều không thể chấp nhận được. Một bác sử gia người Việt Nam sinh sống lâu năm ở Paris nhận xét từ các quyển Anh Hùng Lĩnh Nam cho đến Dựng Cờ Bình Mông của bố chúng tôi như sau : "Con người này biết được chút ít chữ Tàu và rất nguy hiểm khi viết những trang sách những dòng chữ không chứng cớ, có tác dụng xuyên tạc lịch sử Việt Nam gây di hại lâu dài cho các thế hệ trẻ sau này". Bố chúng tôi còn không ngần ngại đem cái trống đồng, gươm đức Thánh Trần khoe là do ông ta tìm được (thực ra mua ở chợ tàu ở Porte de Choisy, Paris) và những tài liệu mang về từ Trung quốc, mang ra từ bảo tàng viện…để chứng minh công trình nghiên cứu của mình với những người thường lui tới. (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

"Tự phong mình là bác sĩ tổng hợp đông tây y mà các anh chị trong cái gọi là ARMA(*) trụ sở tọa lạc ở số 5 place Félix Eboué quận 12 Paris France, đều biết ông ta không biết tiếng «tây». Bài vở đều do các bạn đến dịch dùm; ví dụ như bài hoa sen (dịch cho công ty L’Oréal) bố chúng tôi sai người dịch còn thù lao thì bỏ túi riêng hơn phân nửa. Một trong những hình thức lường gạt khác đó là dùng truyền thông để che mắt người đọc. Trên internet bố đăng bài viết nói là bài này được thuyết trình ở «học viện» ARMA quy tụ được 500 người. Điều này chứng minh ông bố đã coi thường và phỉnh gạt một cách buồn cười những độc giả của diễn đàn. Địa chỉ của ARMA nêu trên là phòng mạch của bố chúng tôi, với một phòng mạch chưa tới 60 thước vuông thì làm thế nào mà chứa được tới 500 người. Nó tương đối nhỏ được chia ra vài phòng nhỏ (mỗi phòng một người để châm cứu) thì làm gì có chỗ chứa đến 500 người ; ngay cả văn phòng tiếp khách của ông ta gồm có một cái bàn trên đó bày những chai lọ đặc biệt «chuyên môn» của ông bố «bác sĩ». Đó là chưa kể, ông ta mua thuốc ở phố tàu quận 13, ngâm nước lột nhản rồi nói rằng do viện bào chế của ông ta sản xuất. Thuốc con cắc kè mua 15 euro cũng ở quận 13 và bán lại 80 euro cho những người đến học và bảo rằng đây là thuốc đến từ Thượng Hải. Tuy là những cách bịp bợm vặt vảnh, với tư cách của một ông thầy, bố vẫn còn làm được ; thì những thói lừa bịp lớn hơn ; lợi dụng uy tín và đạo đức của những người y sĩ quen biết, các bằng hữu để gài vào những điều bất chính khác ông ta cũng không chừa. Trong khuôn khổ tài liệu này, chúng tôi không nêu hết được những chi tiết mà tôi được biết những việc mờ ám của ông bố cùng các chú các bác và các anh chị.

"Với tư cách là người trong gia đình và lui tới thường xuyên phòng mạch, chúng tôi thấy được một điều quái lạ đó là thuốc chữa bịnh được ông ta chế biến ngay tại chỗ. Khi chúng tôi đặt câu hỏi và được trả lời đây là những loại thuốc đặc biệt, duy nhất trên cõi đời do chính bố bào chế có công dụng trị dứt hẳn những căn bịnh nan y như ung thư (cancer), liệt kháng (sida), bất lực cả nam lẫn nữ. Nên nhớ rằng tại Pháp bào chế thuốc không giấy phép, không đúng điều kiện quy định là vi phạm luật pháp.

"1) Thiếu tá Chiến tranh chính trị Trần thế Tùng ngày xưa (1958-1974),

"2) nay là bác sĩ Trần đại Sỹ (1977-2005)

"Đón đọc kỳ tới để biết :

"Làm thế nào cựu thiếu tá Trần thế Tùng trở nên bác sĩ Trần đại Sỹ chỉ trong vòng 6 tháng, sau khi tỵ nạn chính trị tại Pháp

"Danh sách những người đàn bà đã được bố chúng tôi “chiếu cố“

"Phóng sự đặc biệt của báo Hành Động năm 1977 về vụ án Trần quang Đông

"Những thủ thuật tinh vi để lừa đảo mọi người của bố chúng tôi trong lãnh vực viết lách

"Ông Nguyễn Thanh Hoàng và nhà báo Hoàng Quân có liên hệ gì với nhau?

"Xin mời quý vị đọc tiếp bài “Hào quang chói sáng” của bố chúng tôi bác sĩ Trần đại Sỹ phần 2 (sẽ được phổ biến trong nay mai). Bài viết trên đây được đăng tải ở các web site và trong máy tìm kiếm google:




Phần 3 của thư tố-cáo cha của 5 người con của Trần Đại Sỹ vào ngày 11/12/2005



2(c) Những cái bằng giả của Trần Đại Sỹ:

Dưới đây là hình chụp của một cái bằng tốt-nghiệp Đại-học Sư-phạm Sài Gòn vào năm 1963 của Trần Thế Tùng và một bản lý-lịch của ảnh do Bộ-trưởng Bộ Văn-hóa ký, trong đó xác-nhận ảnh đậu Tiến-sĩ Luật-khoa vào năm 1964. Hai tấm hình này được trích ra từ bài "Trần Đại Sỹ, một con người kỳ quái trong cộng đồng Việt Nam tại Pháp".



Chứng-chỉ tốt-nghiệp Đại-học Sư-phạm vào năm 1963 của Trần Thế Tùng



Bản ghi lý-lịch của Trần Thế Tùng, như là được lưu-trữ bởi Bộ Văn-hóa của Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng đây là bản giả-mạo.



Xin độc-giả chú-ý hai đoạn được nhấn mạnh trong phần "II. Études et Diplômes" ("Những sự nghiên-cứu, học-hỏi và những bằng-cấp"): (1) "Doctorat d'État en Droit Publique,1964" ("Tiến-sĩ về Công-pháp vào năm 1964"), đậu hạng Tối-danh-dự. (2) "Doctorat d'État en Médecine,1964" ("Bác-sĩ Y-khoa vào năm 1964"), cũng đậu hạng Tối-danh-dự.

Sự việc trong năm 1963 Trần Thế Tùng tốt-nghiệp Đại-học Sư-phạm, sang năm 1964 ảnh lại có cả bằng Bác-sĩ Y-khoa lẫn Tiến-sĩ Luật-khoa, cho thấy rằng tất-cả đều là bằng giả do Việt Cộng cấp cho. Nếu không, tên-tuổi của ảnh đã nổi lên như cồn và được đưa lên trang nhất của các nhật-báo tại Sài Gòn vào thời đó. Nhưng chuyện này đã không xảy ra. Như vậy, những cái bằng đó đã được làm ra vào sau năm 1975, nhằm mục-đích giúp Trần Đại Sỹ có nhiều uy-tín đối với các đảng-phái Quốc-gia ở hải-ngoại và thực-hiện tốt công-tác do Đảng giao-phó .


3. Sự luân-hồi của một nhân-vật lịch-sử:

3(a) Gia-phả nhà họ Trần:

Trong mấy chục năm qua, Trần Đại Sỹ thường khoe-khoang rằng ảnh thuộc dòng-dõi vua nhà Trần chánh-gốc và có gia-phả hẳn-hoi. Thí-dụ như trong bài "Bí ẩn về việc đảng Cộng-sản lãnh đạo nhà nước Việt-Nam nhượng lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-quốc", Trần Đại Sỹ viết như sau:

"Thứ nhất, tôi gốc là người Việt, hơn nữa thuộc giòng dõi một vị Vương đứng hàng đầu trong lịch sử Việt, vì ngài thắng Mông-cổ liên tiếp trong ba lần, vào thế kỷ thứ 13."

Nếu sự thật đúng như Trần Đại Sỹ nói, thì quả-thật dòng họ của ảnh rất là danh-giá, vì người thắng Mông-cổ liên tiếp trong ba lần không ai khác hơn chính là Trần Hưng Đạo (xin xem phần "J.2(c) Trần Hưng Đạo, phiên-thân mới của Tôn Tử" của bài viết "(64B) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 5)" của Nguyễn Văn Huy). Tuy nhiên, Trần Đại Sỹ chưa bao giờ cho ai coi quyển gia-phả của nhà ảnh để chứng-thực lời nói của ảnh.

Trong một lần qua Úc, diễn-thuyết tại thư-viện Springvale, Melbourne, vào năm 2001, Trần Đại Sỹ nói "bạt mạng thiên-lôi" rằng Trần Quốc Toản là con của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

Sau đó, tới giờ giải-lao. Một người trong cử-tọa cũng thuộc đẳng-cấp Tiến-sĩ (nhưng Trần Đại Sỹ không biết) mới hỏi Trần Đại Sỹ: "Bác-sĩ có lộn Trần Quốc Tảng với Trần Quốc Toản hay không?

Trần Đại Sỹ trả lời: "Viết theo chữ Hán, hai chữ "Tảng" ("顙") và "Toản" ("瓚") hoàn-toàn khác nhau. Làm sao lộn được? "

Người kia nói: "Theo lịch-sử, Trần Quốc Tảng mới chính là con của Trần Hưng Đạo. Trần Quốc Toản không phải là con của Trần Hưng Đạo."

Trần Đại Sỹ trả lời: "Lịch-sử sai rồi. Theo gia-phả của dòng họ tôi, Trần Quốc Toản chính là con của Trần Hưng Đạo. Gia-phả của tôi mới đúng."

Người kia hỏi tiếp: "Thế thì gia-phả của Bác-sĩ đã được xuất-bản chưa?"

Trần Đại Sỹ trả lời: "Rồi!"

Nói xong, Trần Đại Sỹ quơ-quơ ngón tay chỉ về hướng những kệ sách chứa sách Việt-ngữ và nói: "Đấy! Đấy! Gia-phả của tôi nằm trong những quyển tiểu-thuyết lịch-sử của tôi đấy."

Nguyễn Văn Huy đang uống nước, nghe nói tới đây suýt nữa sặc ra . Người tự-xưng là bác-sĩ, giáo-sư và tiến-sĩ lại có cái can-đảm phi-thường là dùng mấy bộ tiểu-thuyết vớ-vẩn của ảnh để đánh đổ những tài-liệu lịch-sử chánh-thức của nhà Trần từ mấy thế-kỷ trước. Thế là thế nào?

Xin độc-giả xem bài "Kỳ 3 - Hồ Tuấn Hùng biến tiểu-thuyết 'Diaries of Paul Draken' thành tài-liệu lịch-sử để lường-gạt độc-giả" của Nguyễn Văn Huy để thấy những kẻ lừa-đảo chuyên-nghiệp luôn-luôn tìm cách ngụy-trang tiểu-thuyết lịch-sử như là tài-liệu lịch-sử để có thể lường-gạt độc-giả. Chứ còn việc Tiến-sĩ Trần Đại Sỹ nói thẳng-thừng rằng tiểu-thuyết vớ-vẩn có giá-trị hơn tài-liệu lịch-sử chánh-mạch thì điều đó khiến người ta phải kinh-hãi.

Trong quyển "Đại Việt Sử-ký Toàn-thư" (bản PDF của Viện Việt-học), mỗi lần đề-cập đến con-cái của Trần Hưng Đạo, sử-quan đều ghi rõ rằng đó là con của Quốc Tuấn. Điều này nói lên sự tôn-trọng đặc-biệt của sử-quan đối với Trần Hưng Đạo. Xin nêu ra hai trường-hợp:

(1) Trần Nghiễn

Xin trích một câu từ trang 188:

"Bấy giờ Hưng Vũ Vương Nghiễn vì là con trai Quốc Tuấn, được lấy công chúa Thiên Thuỵ, lại có công đánh giặc."


Trong khi đó, trong đoạn [43a] ở phía dưới trang 188, cái tên Quốc Toản được nhắc tới ba lần, nhưng không được sử-quan cho biết cha-mẹ là ai trong tông-thất nhà Trần. Đoạn văn đó như sau:

"[43a] Lại khi ấy, vua thấy Hoài Văn Hầu Quốc Toản, Hoài Nhân Vương Kiện đều còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Sau đó Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ 6 chữ :"Phá cường địch, báo hoàng ân" (phá giặc mạnh, báo ơn vua). Sau này, khi đối trận với giặc, tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui tránh, không dám đối địch. Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại gia phong tước Vương."



Trang 188, Đại Việt Sử-ký Toàn-thư



(2) Trần Quốc Tảng

Xin trích một đoạn văn từ trang 211:

"Lại một hôm Quốc Tuấn đem chuyện ấy hỏi người con thứ là Hưng Nhượng Vương Quốc Tảng. Quốc Tảng tiến lên thưa:

'Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ' 3.

"Quốc Tuấn rút gươm kể tội:

"'Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra', định giết Quốc Tảng, Hưng Vũ Vương (Trần Nghiễn) hay tin, vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Quốc Tuấn mới tha. Đến đây, ông dặn Hưng Vũ Vương:

"Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng".



Trang 211, Đại Việt Sử-ký Toàn-thư



3(b) Trần Đại Sỹ là con cháu Trần Ích Tắc:

Nhưng cái chết của Trần Huy Quyền, em của Trần Huy Phong (Chưởng-môn Vovinam tại Việt Nam) và cũng là em của Thiếu-tá bán đồn Trần Thế Tùng (bí-danh "Trần Đại Sỹ"), tại Úc, mới giúp làm sáng tỏ lý-do mà Trần Đại Sỹ nhất-định không cho ai coi gia-phả của dòng họ ảnh.

Những thông-tin dưới đây được trích ra từ bài viết "Lược-sử cố võ-sư Trần Huy Quyền (1945-2001)", đăng trên website của "Tổng-liên-đoàn Vovinam - Việt Võ Đạo Thế-giới":

(1) "Ông Trần Huy Quyền tên thật là Trần Ích Quyền, sinh ngày 24 tháng 12 năm 1945 ..."



Hình chụp phần trên của bài viết 'Lược-sử cố võ-sư Trần Huy Quyền (1945-2001)'



(2) "Gia-đình ông gồm các anh chị em theo thứ-tự sau đây:

(...)

"3. Trần Thế Tùng (trình-độ Hoàng-đai - 1965)"

(...)



Hình chụp phần dưới của bài viết "Lược-sử cố võ-sư Trần Huy Quyền (1945-2001)



Tuy nhiên, sự kiện sau đây mới thật-sự xác-định Trần Đại Sỹ là con cháu của Trần Ích Tắc:

Một người bạn của Trần Huy Quyền cho biết: sau khi Quyền chết, ảnh đến nhà của Quyền. Trên bàn thờ, bài-vị của Quyền ghi hàng chữ: Trần Ích Quyền.

Từ ngàn xưa, người phương Đông có truyền-thống thay tên đổi họ để trốn-tránh kẻ thù diệt tộc. Trong lúc còn sống, anh muốn mang họ gì cũng được, nhưng sau khi chết, bài-vị của anh phải mang cái họ thật của anh. Xin trích-dẫn vài đoạn văn từ bài báo "Đi tìm hậu duệ Ngụy, Thục, Ngô", đăng trên website Người Lao Động của Việt Cộng vào ngày 03/02/2010, để giúp độc-giả thấy vấn-đề cụ-thể hơn:

"Thời Tam Quốc phân tranh ở Trung Hoa đã trôi vào lịch sử ngót 2 thiên niên kỷ. Những nhân vật lừng lẫy một thời như Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Quyền, Gia Cát Lượng, Quan Công, Mã Siêu... đã thành cát bụi nhưng hậu duệ của họ vẫn còn đó, vẫn tiếp tục cuộc sinh tồn

"Một điều bất ngờ thú vị là hàng ngàn năm nay, hậu duệ ba hoàng đế lừng danh thời Tam Quốc: Thục đế Lưu Bị, Ngô đế Tôn Quyền và Ngụy đế Tào Tháo đều sống tập trung dọc theo bờ sông Phú Xuân, huyện Phú Dương, tỉnh Triết Giang, khiến nơi đây trở thành trọng điểm văn hóa lịch sử của Trung Quốc.

"Sống Kim, chết Lưu

"Thôn Thự Tinh, xã Ngư Sơn, huyện Phú Dương là vùng định cư của hậu duệ Thục đế Lưu Bị (161-223). Trong thôn có đền thờ Lưu Bị và hầu hết người dân đều mang họ Kim.

"Ông Kim Khôn Tiều, hậu duệ đời thứ 73 của Lưu Bị, cho biết ông đã mạo hiểm giữ lại bộ gia phả Phú Xuân Lưu thị tông phổ, báu vật trấn môn của gia tộc họ Lưu, trong cuộc “cách mạng văn hóa” tàn khốc.

"Cuốn gia phả này đã được chỉnh lý nhiều lần, mỗi lần đều có đề tự của các nhân vật nổi tiếng như: Chu Hy, Văn Thiên Tường, Phương Hiếu Nhu...

"Theo Phú Xuân Lưu thị tông phổ, Lưu Bị là hậu duệ của Hán Cao Tổ Lưu Bang. Sau khi soán Tào lên ngôi, lập ra nhà Tấn, kết thúc thời Tam Quốc, Tư Mã Viêm đã ra Tru Lưu chiếu (chiếu diệt Lưu) nên gia tộc họ Lưu phải rời vùng Tứ Xuyên đi tị nạn.

"Từ đó, trong gia tộc quy định chữ Lưu ("劉") bỏ đi bộ “mão” ("卯") và bộ “đao” ("刂") còn lại chữ Kim ("金") và lấy đó làm họ. Gần 200 năm sau, khi triều Tấn bị diệt vong, họ Lưu mới được khôi phục.

"Tuy nhiên, đến đời Minh, dòng dõi Lưu Bị là hoạn quan Lưu Cẩn lộng quyền, năm 1510 bị xử lăng trì. Triều đình bấy giờ lại muốn tru diệt Lưu tộc nên con cháu họ này lại chuyển thành họ Kim và di tản đến Phú Dương - Triết Giang.

"Dòng họ Lưu lúc còn sống đều lấy họ Kim, chết đi mới thờ lại họ Lưu. Đây là quy định "Tử Lưu hoạt Kim" (sống Kim, chết Lưu) của hậu duệ Lưu Bị."


Theo Đại Việt Sử-ký Toàn-thư, nhà Trần không xóa họ tên của Trần Ích Tắc. Xin trích một đoạn từ trang 200:

"Trước kia, người Nguyên vào cướp, vương hầu, quan lại nhiều người đến doanh trại giặc xin hàng. Đến khi giặc thua [58a] bắt được cả một hòm biểu xin hàng. Thượng hoàng sai đốt hết đi để yên lòng những kẻ phản trắc. Chỉ có kẻ nào đầu hàng trước đây, thì dẫu bản thân ở triều đình giặc, cũng kết án vắng mặt, xử tội đi đày hoặc tử hình, tịch thu điền sản, sung công, tước bỏ quốc tính. Như Trần Kiện là con của Tĩnh Quốc thì đổi làm họ Mai. Người khác cứ theo lệ ấy mà đổi, như bọn Mai Lộng. (Còn) Ích Tắc là chỗ tình thân cốt nhục, tuy trị tội cũng thế, nhưng không nỡ đổi họ xóa tên, chỉ gọi là Ả Trần, có ý chê hắn hèn nhát như đàn bà vậy. Vì thế, những ghi chép đương thời đều gọi là Ả Trần, Mai Kiện..."



Trang 200, Đại Việt Sử-ký Toàn-thư



Nguyễn Văn Huy cho rằng chỉ có Trần Ích Tắc thoát khỏi cái cảnh mất họ-tên thôi, còn con cháu thì vẫn phải bị mất. Dù gì đi nữa, sau khi nhà Trần chấm-dứt, lẽ ra con cháu Trần Ích Tắc có thể đổi trở lại họ Trần Ích. Tuy nhiên, họ chỉ đổi lại họ Trần chung-chung (không có chữ Ích). Xem ra họ vẫn duy-trì truyền-thống đó để khỏi bị người đời đàm-tiếu. Khổ thì thôi .


3(c) Trần Đại Sỹ là Trần Ích Tắc đầu-thai lại:

Tới phần này, bài viết không còn ở trong phạm-vi chánh-trị chánh-mạch, vì Nguyễn Văn Huy sẽ dùng kiến-thức của lãnh-vực tâm-linh để giải-thích cái tiểu-mục "3. Sự luân-hồi của một nhân-vật lịch-sử" ở trên. Do đó, độc-giả sẽ hoàn-toàn đúng khi nhận-định rằng Nguyễn Văn Huy sắp nói chuyện Tề Thiên (Đại Thánh), nghĩa là nói chuyện hoang-đường .

Trong phần "J.2(c) Trần Hưng Đạo, phiên-thân mới của Tôn Tử" của bài viết "(64B) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 5)" của Nguyễn Văn Huy, có một đoạn văn như sau:

"Không những người ta luôn luôn đầu-thai theo huyết-thống (bloodline), tức là trong dòng họ của mình, mà ngay cả thế đất (phong-thủy) của nơi sanh ra cũng có những nét chánh giống nhau, nghĩa là có những loại thần-lực tương-tự, để có thể hun-đúc ra một con người gần như "bất di bất-dịch", nghĩa là chỉ biến-đổi chút ít từ kiếp này qua kiếp khác mà thôi. Thí-dụ như nước Tề trên bán-đảo Sơn Đông và khu-vực Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định... đều tiếp-xúc với sông ngòi và biển."


Theo Chứng-chỉ giải-ngũ năm 1974 của Trần Đại Sỹ, ảnh sanh ở Nam Định. Điều này phù-hợp với điều-kiện phong-thủy của Luật Luân-hồi theo như Nguyễn Văn Huy hiểu, vì theo trang 159 của quyển Đại Việt Sử-ký Toàn-thư thì những thế-hệ đầu-tiên của dòng họ vua Trần đời đời làm nghề đánh cá tại tỉnh Nam Định. Điều này cũng có nghĩa là Trần Ích Tắc và Trần Đại Sỹ đều thuộc về nhóm người Tề của thời Chiến Quốc. Xin trích ra một đoạn văn:

"Trước kia, tổ tiên vua là người đất Mân (có người nói là người Quế Lâm), có người tên là Kinh đến ở hương Tức Mặc 1, phủ Thiên Trường, sinh ra Hấp, Hấp sinh ra Lý, Lý sinh ra Thừa, đời đời làm nghề đánh cá..."

Dưới đây là chú-thích 1 của dịch-giả của quyển Đại Việt Sử-ký Toàn-thư:

1 "Sau là xã Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định cũ, nay thuộc tỉnh Nam Hà."



Trang 159, Đại Việt Sử-ký Toàn-thư



Trần Ích Tắc và Trần Đại Sỹ cũng có nhiều nét giống nhau về năng-khiếu cũng như tính-tình. Trước hết, xin mời độc-giả xem thông-tin về Trần Ích Tắc tại trang 193 của quyển Đại Việt Sử-ký Toàn-thư, trước khi so-sánh với những thông-tin về Trần Đại Sỹ trong lá thư của năm người con của ảnh:



Trang 193, Đại Việt Sử-ký Toàn-thư



Trần Ích Tắc được sử-quan khen ngợi như là "thông minh hơn người, làu thông kinh sử và các thuật". Những đặc-điểm này cũng giống như những sự khoe-khoang của Trần Đại Sỹ đã bị năm người con lật tẩy trong lá thư ngày 11/12/2005. Thí-dụ như việc ảnh mang cái bằng bác-sĩ giả-hiệu đi khoe khắp năm châu, bốn bể, khiến cho mấy chục năm nay đồng-bào tỵ-nạn hải-ngoại phải kêu "Bác-sĩ" đến trẹo quai hàm mới thôi .

Trần Đại Sỹ nói ngang như cua trong buổi diễn-thuyết tại Springvale, Melbourne, vào năm 2001, và bị người dự-thính lật tẩy. Nhưng có mấy người biết việc đó? Do đó, ảnh vẫn còn được nhiều người tôn-sùng, như độc-giả đã thấy qua cái video clip "Công bố kỷ lục Việt Nam cho Nhà văn Trần Đại Sỹ". Tương-tự như vậy, việc sử-quan nhà Trần viết khen-ngợi Trần Ích Tắc nức-nở có lẽ cũng là do Trần Ích Tắc có tài nổ như tạc-đạn . Xin trích-dẫn một đoạn văn từ bài viết "Tìm hiểu gốc tích họ Trần - Họ Trần, tộc Mân Việt dòng Bách Việt":

"Dựa trên nguồn tư liệu gia phả do Trần Ích Tắc viết, đối chiếu với lịch sử Việt Nam và Trung Quốc có thể hiểu: Trần Tự Minh trước kia làm tướng thời nhà Tần, giúp nhà Tần thống nhất Trung Quốc, được vua Tần phong tước Phương Chính hầu (lúc này Triệu Đà đang là một chức quan nhỏ, huyện lệnh huyện Long Xuyên thuộc nhà Tần, nên chưa thể phong tước cho Trần Tự Minh được). Sau khi thống nhất Trung Quốc, năm 218 trước công nguyên, Tần Thủy Hoàng đưa 50 vạn quân vượt Trường Giang xâm lược vùng Bách Việt ở phương nam. Bất bình với chính sách xâm lược, bành trướng của Tần Thủy Hoàng, Trần Tự Minh theo dòng người Bách Việt di cư xuống phía Nam, tham gia lực lượng chống quân Tần, lập công lớn trở thành vị tướng tài ba của Thục An Dương Vương. Khi Triệu Đà đem quân đánh chiếm nước Âu Lạc, Trần Tự Minh đã cùng tướng quân Cao Lỗ giúp An Dương Vương chống quân xâm lược Triệu Đà. Con cháu Trần Tự Minh sống ở vùng Kinh Bắc (tỉnh Bắc Ninh ngày nay)." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

Như vậy, thứ nhất, Trần Ích Tắc là người chịu bỏ công ra nghiên-cứu và viết gia-phả. Đặc-điểm này Trần Đại Sỹ cũng có. Thứ hai, Trần Ích Tắc viết mà không đếm-xỉa đến sự thật. Hỏi vậy chớ nếu có sự kiện Trần Tự Minh theo dòng người Bách Việt di cư xuống phía Nam rồi giúp An Dương Vương Thục Phán chống lại nhà Tần, thì vì cớ gì trước kia ảnh lại theo giúp nhà Tần thống-nhất nước Tàu (nghĩa là dẫn người Hồ vào Trung-nguyên để diệt các quốc-gia Bách Việt)? Do đó, ở chỗ này chúng ta cần phải đề-phòng cái miệng vừa nịnh-hót và đề-cao người Hồ (tức là Huns = Hán-tộc) lại vừa khoe mẽ lòng ái-quốc giả-tạo của anh Việt-gian Trần Ích Tắc . Đặc-điểm như vậy Trần Đại Sỹ cũng có.

Xin nhắc lại thông-tin của sử-quan về lòng vọng-ngoại của Trần Ích Tắc trong trang 193 của quyển Đại Việt Sử-ký Toàn-thư, như sau đây:

"Ích Tắc đã từng gửi thư riêng cho khách buôn ở Vân Đồn xin quân Nguyên xuống Nam. Đến nay, người Nguyên vào cướp, Ích Tắc xin hàng chúng để mong được làm vua. Người Nguyên phong làm An Nam Quốc Vương. Sau khi quân Nguyên thất bại, Ích Tắc trong lòng hổ thẹn, chết ở đất Bắc."

Sự việc Trần Đại Sỹ bỏ Pháp qua Tàu làm việc trong nhiều năm qua phải chăng để nối lại mối quan-hệ tốt-đẹp giữa người Tàu và Trần Ích Tắc từ gần 700 năm trước (và không chừng còn nhận làm ăng-ten cho Trung Cộng nữa )?


Nguyễn Văn Huy

(Đăng trên Facebook vào ngày 28/07/2017, trên Blog Nguyễn Văn Huy vào ngày 27/04/2018, cập-nhật vào ngày 15/02/2020)


Những bài gốc ở Facebook:


Nếu độc-giả có nhã-ý cho Like, xin nhấn nút Like và sau đó nhấn thêm nút Confirm ("xác-nhận"). Xin cảm ơn.