(173) Trịnh Chỉnh, cha của Trịnh Hội, không phải là người tỵ-nạn Cộng-sản chân-chánh


Tóm-tắt nội-dung
(bài gồm khoảng 6 ngàn 600 chữ)

Vào năm 2007, có lần Nguyễn Văn Huy nghe Trịnh Chỉnh, cha của Trịnh Hội, nói lý do vượt biên như sau: "Tôi và gia đình bị bắt đi kinh tế mới. Ban đêm, Hội khóc vì thiếu sữa. Tôi đau lòng, tự nói: 'Bằng mọi cách phải vượt biên'."

Không biết sự thật có phải như vậy hay không, nhưng căn-cứ vào lời nói của Trịnh Chỉnh thì hiển-nhiên ảnh vượt biên vì lý do kinh tế. Nếu Trịnh Chỉnh vượt biên vào năm 1996, tất-nhiên phải trải qua thanh-lọc. Ảnh mà khai với Cao-ủy Tỵ-nạn của Liên-hiệp-quốc rằng mình vượt biên vì con thiếu sữa bú, thì sẽ bị đánh rớt ngay. Dù sao đi nữa, đó là chuyện nhỏ. Chuyện lớn là: sau mấy chục năm sống ở Úc, Trịnh Chỉnh đã có nhiều vốn liếng Anh-ngữ cũng như Phật-học, cho nên ảnh chọn con đường dịch sách cho ngành Phật-học quốc-doanh. Ngành này có hai mục-đích. Thứ nhất, để ru ngủ quần-chúng bằng cách đề-cao sự bất-bạo-động để cho cho họ không nghĩ tới việc đấu-tranh lật-đổ chế-độ Cộng-sản. Thứ hai, biện-minh cho việc các phong-trào Phật-tử do Việt Cộng giựt dây đã giúp đánh sập hai chế-độ Cộng-hòa. Xem ra, đó là những mục-đích trong việc vượt biên của Trịnh Chỉnh.



Trịnh Chỉnh đánh đờn mandolin trong buổi lễ tưởng-niệm Nguyễn Ngọc Huy vào ngày 28/07/2019 tại cái gọi là Đền Thờ Quốc-tổ của băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do Victoria


(Hình trên được trích từ phần hình-ảnh của bài "Lễ Tưởng Niệm Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy và Giáo Sư Nguyễn Văn Bông" của lyhuong.net)


Mục-lục
(trong phần Mục-lục, mỗi một câu đều là một cái link)




---------------------------------

A. Trịnh Chỉnh dịch sách của người Mỹ phản-chiến

A.1 Việt Cộng đề-cao sách của người Mỹ phản-chiến do Trịnh Chỉnh dịch:

Vào năm 2005, Trịnh Chỉnh dịch và xuất-bản quyển "Lotus unleashed, The Buddhist Peace Movement in South Vietnam 1964-1966" của Tiến-sĩ Robert J. Topmiller sang tiếng Việt, với tựa-đề là "Hoa sen bất nhiễm - Phong trào hòa bình Phật giáo ở miền Nam trong giai đoạn 1964-1966". Đây là một luận-án tiến-sĩ được in thành sách và có nội-dung phản-chiến. Độc-giả có thể xem hoặc download quyển sách gốc viết bằng tiếng Anh đó tại đây.

Mấy anh cán-bộ Tuyên-giáo và trí-thức Xã-hội chủ-nghĩa rất sung-sướng với quyển sách dịch của Trịnh Chỉnh. Thí-dụ như trong một cái luận-án tiến-sĩ nộp cho trường Đại-học Huế vào tháng 04/2019, có tựa-đề là "Đấu tranh ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ", trang 14, nghiên-cứu-sinh Từ Ánh Nguyệt viết:

"Những công trình này cho thấy vai trò của đấu tranh chính trị trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đấu tranh chính trị được xem như một nguyên nhân quan trọng để giải thích cho sự thất bại của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Ngoài ra, liên quan đến phong trào đấu tranh chính trị ở miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ còn có các công trình như: Jerrold Schecter (1967), The New Face of Buddha, John Weatherhill, Tokyo; Dr Robert Topmiller (2005), Hoa sen bất nhiễm, Minh Thiện Trịnh Chỉnh dịch, xuất bản năm 2005. Những công trình này đã nghiên cứu về phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam, tập trung nhất là vào giai đoạn 1963-1966. Mặc dù có sự khác biệt về lập trường, chính kiến và phương pháp luận, song những công trình này có những nhìn nhận khách quan về đấu tranh chính trị của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Trang 14 của luận-án 'Đấu tranh ở Quảng Nam - Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ' của Từ Ánh Nguyệt



A.2 Phật-giáo quốc-doanh đề-cao sách của người Mỹ phản-chiến do Trịnh Chỉnh dịch:

Website tuvienquangduc.com.au hiện nay đăng một bản dịch tiếng Việt của bài tường-thuật cuộc phỏng-vấn Topmiller. Trước tiên, xin trích đoạn văn mở đầu:

"Tiến sĩ Robert Topmiller hiện là giảng viên khoa lịch sử thuộc Ðại học Kenctucky, Hoa Kỳ. Ðộc giả từng biết đến ông ta từ năm 1996, qua bài phỏng vấn “Một người Mỹ làm luận án tiến sĩ về Phật giáo VN”. Sau nhiều năm nghiên cứu và viết, cuối cùng ông đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ sử học “ Hoa sen bất nhiễm, Phong trào hòa bình Phật giáo ở miền Nam trong giai đoạn 1964-1966” (Lotus unleashed, The Buddhist Peace Movement in South Vietnam 1964-1966). Chúng tôi đã có cuộc tiếp xúc với ông Robert để tìm hiểu thêm về tập luận án này." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Screenshot phần Giới-thiệu cuộc phỏng-vấn của Thích Nguyên Tạng dành cho Robert Topmiller


(Hình trên được trích ra từ bài tường-thuật cuộc phỏng-vấn Topmiller)


Tuy nhiên, bài phỏng-vấn nói ở trên trong bản gốc tiếng Anh (đăng trên quangduc.com - website gốc của tuvienquangduc.com.au) lại có đoạn mở đầu rất khác xa bản tiếng Việt, như sau đây:

"Introduction: Dr. Robert Topmiller is a teacher at the University of Eastern Kentucky and an historical researcher. Giac Ngo Readers has known him in 1996, when he came to VN to collect material for his doctoral thesis " Lotus unleashed, The Buddhist Pease Movement in South Vietnam 1964-1966". Finally, his research has been completed and been submitted successfully receiving destictions for his work. This interview was made in Vietnam while we recently toured collecting information towards a further publication on the Buddhist Nuns and their contribution to the Peace Movement."

("Lời giới-thiệu: Tiến-sĩ Robert Topmiller là một người dạy học tại Đại-học Eastern Kentucky và một nhà nghiên-cứu sử. Độc-giả của báo Giác Ngộ biết ảnh vào năm 1996, khi ảnh tới Việt Nam để thu-thập tài-liệu cho luận-án tiến-sĩ "Lotus unleashed, The Buddhist Pease Movement in South Vietnam 1964-1966" của ảnh. Cuối-cùng việc nghiên-cứu của ảnh được hoàn-tất và đã nộp thành-công, nhận "destictions" cho công-trình của ảnh. Cuộc phỏng-vấn này được làm tại Việt Nam trong khi chúng tôi vừa mới đi một vòng thu-thập thông-tin cho một kỳ xuất-bản sau về các Ni-cô và sự đóng góp của họ đối với Phong-trào Hòa-bình.")



Screenshot của phần Giới-thiệu bằng tiếng Anh của cuộc phỏng-vấn của Thích Nguyên Tạng dành cho Robert Topmiller



Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

(i) Báo mạng Giác Ngộ là "cơ quan ngôn luận của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh", tức là báo của Phật-giáo quốc-doanh. Như vậy đây là một tờ báo chuyên-môn nói láo, vì đời nào Cộng-sản lại bỏ công, bỏ của ra để xiển-dương Phật-giáo chân-chánh? Để bóp méo giáo-lý của Phật-giáo nhằm phục-vụ mục-đích ru ngủ quần-chúng thì có . Xin trích phần "Tóm-tắt nội-dung" của bài "(64B) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 5)":

"Karl Marx nói rằng tôn giáo là thuốc phiện của quần-chúng. Do đó, Việt Cộng cho xây-dựng chùa-chiền quốc doanh khắp trong nước lẫn hải ngoại để ru ngủ quần-chúng, làm cho họ không nghĩ đến việc đấu-tranh lật-đổ chế-độ. Nhưng họ không biết rằng Đức Phật khuyến-khích người ta cầm vũ-khí lên để đấu-tranh cho sự thật và chính-nghĩa. Đức Phật nói rằng người chiến-sĩ khi ra chiến-trường đã sẵn-sàng chấp-nhận cái chết như là một sự đương-nhiên, và ngay cả sự bại-trận vẫn sẽ là sự chiến-thắng. Vậy thì nguy-hiểm cho chế-độ quá! Nhưng không sao, bây giờ sửa cũng không muộn. Cứ nghe lời Nguyễn Văn Huy đập phá hết các chùa-chiền quốc-doanh đi là xong chuyện."

(ii) Anh-ngữ không có chữ "destictions". Chẳng qua Thích Nguyên Tạng viết sai chánh-tả chữ "distinction", nghĩa là sự khác-biệt giữa người này với người kia. Trong ngành giáo-dục, chữ "Distinction" có nghĩa là "Ưu-hạng". Tuy nhiên, việc viết sai chánh-tả là chyện nhỏ, còn việc các sư quốc-doanh đã nói dóc không có căn để ca-tụng Topmiller mới là chuyện lớn. Theo thông-tin từ Internet, đẳng-cấp PhD (tiến-sĩ) của Mỹ không có "distinction". Từ Master trở xuống thì có. Khổ thì thôi .

(iii) Thích Nguyên Tạng muốn viết "Peace", nhưng lại viết sai chánh-tả thành "Pease". (Hết phần chú-thích)


A.3 Thích Nguyên Tạng giấu-giếm lý-lịch sư quốc-doanh:

Theo bản tiếng Anh, Thích Nguyên Tạng phỏng-vấn Topmiller khi cả hai đang ở Việt Nam. Theo cả hai bản tiếng Anh lẫn tiếng Việt, lúc đó là tháng 12/2002.

Tuy nhiên, theo bản tiếng Việt, trong phần trên hết của bài phỏng-vấn, có hai hàng chữ như sau:

"Thích Nguyên Tạng

"Melbourne, Úc Châu 2001"

Cuối bài phỏng-vấn, Thích Nguyên Tạng lại ghi như sau:

"Thích Nguyên Tạng (Melbourne, Australia)

"(thực hiện tháng 1/2003)"

Xin xem cái screenshot ở dưới:






Với thông-tin như vậy, người đọc nào cũng sẽ nghĩ rằng Thích Nguyên Tạng, người sống định-cư tại Melbourne trong những năm 2001-2003, đã phỏng-vấn Topmiller vào tháng 01/2003. Bởi vì Thích Nguyên Tạng giấu mất sự kiện ảnh phỏng-vấn Topmiller tại Việt Nam và ngay cả tấm hình chụp chung cả hai người cũng không cho biết nơi chụp chính là Việt Nam, cho nên ai cũng sẽ ngộ-nhận rằng ảnh gặp và phỏng-vấn Topmiller tại Melbourne.

Đó là lối viết mập-mờ đánh lận con đen, vì nếu Thích Nguyên Tạng cho biết cuộc phỏng-vấn được làm tại Việt Nam thì độc-giả tại Úc sẽ biết ngay ảnh là sư quốc-doanh, tức là cán-bộ Tuyên-giáo (xem bài "Thích Nguyên Tạng" trên Wiki). Xin xem cái screenshot của bài "Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng" của quangduc.com, dưới đây:



Screenshot của phần trên của bài viết về tiểu-sử của Thích Nguyên Tạng, trong đó ảnh được xác-nhận là sư quốc-doanh của tờ báo Giác Ngộ của Việt Cộng



A.4 Robert Topmiller ăn bả của Thích Trí Quang:

Sau đây là một đoạn văn được trích ra từ hai bài tường-thuật cuộc phỏng-vấn bằng Anh-ngữ và Việt-ngữ. Phần dịch ra tiếng Việt cũng do Thích Nguyên Tạng làm.

Question: "What is the message that your thesis has for the Vietnamese people as the suffering that occurred during those tumultuous years?"

(Thích Nguyên Tạng dịch: "Ông nói gì về những người Việt nam phải chịu đau khổ trong những năm tháng hỗn loạn ấy?")

(Nguyễn Văn Huy dịch: "Cái luận-án của anh có lời nhắn-nhủ gì cho nhân-dân Việt Nam như là về những nỗi đau-thương đã xảy ra trong những năm rối-ren đó?")


Answer: "Basically, I believe that the Buddhist held the solution to South Vietnam’s suffering. I know after the war some people blamed the Buddhists for South Vietnam’s defeat, but I argue that the Buddhists could have prevented a totally unnecessary war that caused enormous human suffering. I believe the Buddhists would have created a coalition government that included the NLF, but at least that government would have reflected the opinions of many South Vietnamese. One of the great problems the US had during the war was that it never trusted the South Vietnamese to make their own choices. It is rather ironic, if you think about it, that the world’s greatest democracy didn’t trust democracy in South Vietnam.

"I truly believe that the leaders of the Buddhist movement were the only individuals in South Vietnam who truly understood the impact of the war and fashioned a very rational and logical solution to the conflict."

(Thích Nguyên Tạng dịch: "Về cơ bản, tôi tin rằng phía Phật giáo đã đưa ra giải pháp đối với nỗi đau khổ của người dân miền Nam. Tôi biết rằng sau chiến tranh nhiều người đã đổ lỗi cho Phật giáo vì sự thất bại của miền Nam, nhưng tôi chứng minh rằng người Phật tử có thể đã cản ngăn một cuộc chiến hoàn toàn không cần thiết vì biết nó chỉ tạo ra khổ đau tràn ngập cho con người mà thôi. Tôi tin rằng Phật giáo có thể đã tạo ra một chính phủ liên minh bao gồm Mặt trận giải phóng quốc gia (NLF), nhưng ít nhất chính quyền đã có thể phản ảnh được ý kiến của người dân miền Nam. Một trong những vấn đề quan trọng nhất là chính quyền Mỹ trong thời gian chiến tranh đã chưa bao giờ tin tưởng ở người miền Nam về những gì mà họ tự lựa chọn. Mỉa mai thay, nếu chúng ta nghĩ về nó, rằng một nền dân chủ lớn nhất thế giới lại không tin tưởng ở nước dân chủ nhỏ ở miền Nam."

"Tôi thật sự tin rằng các nhà lãnh đạo phong trào tranh đấu Phật-giáo chỉ là những cá nhân ở miền Nam, là những người đã hiểu được tầm ảnh hưởng của cuộc chiến và đưa ra một lối giải quyết hợp tình hợp lý đối với cuộc xung đột ấy.")



Screenshot câu trả lời của Topmiller qua bản dịch lếu-láo của Thích Nguyên Tạng. Trước và sau 1975, các phần-tử lãnh-đạo Cộng-sản Việt Nam thường-xuyên đấu-tranh nội-bộ để dành quyền-lực. Vì Thích Trí Quang không được Tổ đãi và trở thành kẻ thua cuộc, do đó Phật-giáo quốc-doanh có nhiệm-vụ ém vai-trò quan-trọng của Thích Trí Quang trong việc gây nhiễu-loạn ở miền Nam trước 1975, mà chỉ nói chung-chung rằng Phật-tử miền Nam đã làm những chuyện đó.



(Nguyễn Văn Huy dịch: "Về căn-bản, tôi tin rằng người Phật-tử đó có cách giải-quyết sự đau-khổ của miền Nam. Tôi biết, sau chiến-tranh, vài người đổ thừa những người Phật-tử đó cho sự thua trận của miền Nam, nhưng tôi cãi lại rằng những người Phật-tử đó đã có thể ngăn-chận một cuộc chiến hoàn-toàn không cần-thiết và gây ra những sự đau-khổ lớn-lao cho con người. Tôi tin rằng những người Phật-tử đó sẽ có thể lập ra một chánh-phủ Liên-hiệp gồm cả Mặt-trận Dân-tộc Giải-phóng Miền Nam, nhưng ít nhất cái chánh-phủ đó sẽ phản-ảnh những ý-kiến của nhiều người miền Nam. Một trong những vấn-đề lớn mà nước Mỹ gặp phải trong suốt chiến-tranh là nó không bao giờ tin-tưởng những người miền Nam để cho họ có quyền chọn lựa. Đúng hơn, là trái ngược lại, nếu anh nghĩ về điều đó, rằng nền dân-chủ vĩ-đại nhất thế-giới không tin-tưởng nền dân-chủ tại miền Nam."

"Tôi thật-sự tin rằng chỉ có những nhà lãnh-đạo đó của phong-trào Phật-tử mới là những cá-nhân tại miền Nam thật-sự hiểu tác-động của chiến-tranh và nặn ra một giải-pháp rất hợp-tình và hợp-lý.")


"Người Phật-tử đó" mà Topmiller đề-cập trong đoạn văn trên không ai khác hơn là Thích Trí Quang, anh Việt Cộng nằm vùng siêu-cấp tại miền Nam trước 1975. Còn "những người Phật-tử đó" và "những nhà lãnh-đạo đó" thì gồm có Thích Trí Quang và những cán-bộ Cộng-sản thuộc ban Tôn-giáo-vận làm việc dưới quyền Thích Trí Quang. Xin trích ra một đoạn văn từ trang 11 của phần Lời nói đầu của quyển "Lotus unleashed, The Buddhist Peace Movement in South Vietnam 1964-1966" để chứng-minh:

"When I refer to Buddhists in this study, I mean the group who followed the lead of Thich Tri Quang and the Vien Hoa Dao (Institute for the Execution of the Dharma). Buddhists in South Vietnam split into a number of major groupings, of which the Buddhist Movement represented about one million Buddhists in the country. Internal divisions between moderates, led by Thich Tam Chau, and radicals, who followed Thich Tri Quang, also weakened it. The movement had a regional component as well; Thich Tri Quang remained most powerful in central Vietnam, while Thich Tam Chau retained an edge in Saigon. Neither side had much influence with the Hoa Hao or the large number of Buddhists who lived in the Mekong Delta."

("Khi tôi nói về những Phật-tử trong bài nghiên-cứu này, tôi muốn nói tới nhóm người đi theo sự dẫn-dắt của Thích Trí Quang và Viện Hóa Đạo ("Cơ-sở Thực-thi Đạo-pháp"). Những Phật-tử tại miền Nam chia ra thành một số nhóm lớn, trong đó Phong-trào Phật-tử đại-diện cho chừng một triệu Phật-tử trong nước. Những sự chia-rẽ nội-bộ giữa những người ôn-hòa (lãnh-đạo bởi Thích Tâm Châu), và những người "đào tận gốc, trốc tận rễ" (đi theo Thích Trí Quang) cũng làm cho Phong-trào yếu đi. Phong-trào cũng có một thành-phần địa-phương; Thích Trí Quang mạnh nhất ở miền Trung, trong khi đó Thích Tâm Châu giữ được một lợi-thế ở Sài Gòn. Cả hai nhóm đều không có ảnh-hưởng bao nhiêu đối với Hòa Hảo hoặc là số lượng lớn Phật-tử sống trong vùng đồng-bằng sông Cửu Long.")



Trang bìa trước của quyển "Lotus unleashed, The Buddhist Peace Movement in South Vietnam 1964-1966" của Robert Topmiller



Trang 11 của phần Lời nói đầu của quyển "Lotus unleashed, The Buddhist Peace Movement in South Vietnam 1964-1966"



A.5 Thích Trí Quang là Việt Cộng nằm vùng:

A.5(a) Chứng-cớ của Liên Thành:

Nguyễn Phước Liên Thành, cựu Thiếu-tá Ty-trưởng Ty Cảnh-sát Quốc-gia tỉnh Thừa Thiên, đã vạch trần vai trò Việt Cộng nằm vùng của Thích Trí Quang qua những tác-phẩm như là "Biến Động Miền Trung (xuất-bản năm 2009) và “Thích Trí Quang, thần tượng hay tội đồ dân tộc” (xuất-bản năm 2013 tại California bởi "Ủy ban truy tố tội ác Đảng Cộng Sản Việt Nam").


A.5(a)(1) Quyển Biến Động Miền Trung:

Xin trích một đoạn văn có liên-quan tới Thích Trí Quang trong bài "Biến Động Miền Trung (Giai đoạn 1963-1975, bài 1)" của Liên Thành:

"Nhân vật thứ hai đầy quyền uy không những đối với Phật Giáo đồ miền Trung mà toàn cả Phật Giáo đồ miền Nam Việt Nam, đó là Thích Trí Quang - Ông này tên thật là Phạm Văn Bồng, quê quán làng Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, cùng quê với Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Xuất gia từ năm 14 tuổi, trước 1955 y đã trú ngụ tại Chùa Từ Đàm. Chùa Từ Đàm nằm về phía tây thành phố Huế cạnh dốc Nam Giao và dốc Bến Ngự, sát bên nhà thờ cụ Phan Bội Châu. Trụ trì chùa Từ Đàm là Thích Thiện Siêu cũng là cơ sở của Hoàng Kim Loan. Sau năm 1975, Thiện Siêu được Hà Nội cho làm Dân Biểu trong Quốc Hội Của chúng. Theo hồ sơ của sở Liêm Phóng tức Mật Thám Pháp còn lưu tại ban Văn Khố Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên, Huế và sau nầy tin tức thẩm vấn cán bộ Việt Cộng được cập nhật thêm, thì Thích Trí Quang là đảng viên Cộng Sản. Thích Trí Quang gia nhập đảng Cộng Sản Việt Nam vào 1949 tại mật khu Lương Miêu, Dương Hòa. Lương Miêu. Dương Hòa là một làng nhỏ nằm về phía tây lăng vua Gia Long cách làng Đình Môn khảng 30 cây số đường bộ. Người kết nạp và chủ tọa buổi lễ gia nhập đảng cho Thích trí Quang là Tố Hữu, đảng viên cao cấp của đảng Cộng Sản Việt Nam. Mùa thu năm 2000 tại Hà Nội, nhân nói đến các nhân vật chính trị tại miền Nam trước 1975, chính Tố Hữu xác nhận y là người kết nạp Phạm Văn Bồng tức Thích Trí Quang vào đảng Cộng Sản." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Anh Việt Cộng nằm vùng Thích Trí Quang vào năm 1966. Chú-thích của báo The New York Times: "Thích Trí Quang vào năm 1966. Ảnh khích-động Phật-tử hành-động để đòi có một vai-trò lớn hơn trong những sinh-hoạt chánh-trị của quốc-gia vào thời-điểm mà những người Công-giáo La Mã làm chủ chánh-phủ miền Nam Việt Nam."



(Hình trên được trích ra từ bài "Thich Tri Quang, 95, Galvanizing Monk in South Vietnam, Dies" ("Thích Trí Quang, 95 tuổi, tu-sĩ khích-động Phật-tử tại miền Nam Việt Nam, chết"), đăng trên báo mạng The New York Times vào ngày 20/11/2019)


Vào ngày 24/08/2012 tại Orange County, California, Liên Thành thuyết-trình về một số vấn-đề nằm trong quyển sách Biến Động Miền Trung của ảnh. Cuộc thuyết-trình này được quay phim và đưa lên YouTube dưới tựa-đề "Liên Thành: 'Biến Động Miền Trung'" và được chia làm 4 tập. Trong cái Clip 1 of 4 dưới đây, từ phút 10:19 cho đến hết, Liên Thành tóm-tắt lý-lịch và những hoạt-động nằm vùng của Thích Trí Quang cho tới năm 1975.






A.5(a)(2) Quyển 'Thích Trí Quang, thần tượng hay tội đồ dân tộc':

Quyển sách nói trên không có sẵn trên Internet, trừ ra một chương có tựa là "Ba thế lực, một nỗi oan tình, ông Ngô Đình Cẩn bị xử bắn" hãy còn được giữ bởi Google Search, nhưng xem ra cũng sẽ không được lâu. Tuy nhiên, vào ngày 05/04/2014, Liên Thành ra mắt sách đó tại San José, California. "Long Nguyen" quay phim và đưa lên YouTube dưới cái tựa "Thích Trí Quang - Thần Tượng hay Tội Đồ Dân Tộc". Xin mời độc-giả xem cái video clip đó (bắt đầu từ phút 07:46 cho tới phút 36:30) để có thêm thông-tin về những tội-ác mà Thích Trí Quang đã gây ra cho nhân-dân:






Ngoài ra, Liên Thành còn tố-cáo Thích Trí Quang phạm tội hiếp-dâm một em gái 14 tuổi (xem cái video clip "Thiếu Tá Liên Thành Tố Cáo Thích Trí Quang Hiếp Dâm Trẻ Vị Thành Niên", đăng lên YouTube vào ngày 19/08/2015 bởi Hoàng Kỳ).


A.5(b) Chứng-cớ của CIA:

Trong quyển "C.I.A. And The Generals: Covert Support to Military Government in South Vietnam" ("CIA và các tướng-lãnh: sự ủng-hộ ngầm cho chánh-phủ quân-sự tại miền Nam Việt Nam"), viết bởi by Thomas L. Ahern Jr. và xuất-bản bởi chính CIA vào năm 2009, có một số thông-tin quan-trọng về Thích Trí Quang. Trước hết, sự kiện Thích Trí Quang nhận tiền của CIA chứng-tỏ rằng vì Mỹ đã dùng ảnh để lật-đổ Ngô Đình Diệm do đó Mỹ có bổn-phận trợ-cấp tiền-bạc cho nhóm của ảnh. Xin trích một đoạn văn từ trang 38 của quyển sách đó:

"Quat's civilian government had been popular with the Buddhist leadership, and its demise threatened a return of the Buddhist-led unrest that preceded the fall of Ngo Dinh Diem. This would have compounded an already-desperate military situation, and the Station tried to help prevent it with token material support for the An Quang Buddhists led by the Venerable Tri Quang. Mutually hesitant negotiations produced an agreement in August 1965; the Station would subsidize An Quang training programs, with the understanding that the activity would remain nonpolitical. Quang's suspicion of the new Thieu-Ky regime-he was nearly paranoid about Thieu's alleged Catholic and Diemist sympathies-made his relationship with CIA an uneasy one, and Headquarters worried that he would use Agency money to finance dissident activity. But payments continued at least through December, by which time he had received some 2,000,000 piasters, about $12,500. 390."

("Chánh-phủ dân-sự của Phan Huy Quát được sự ủng-hộ của thành-phần lãnh-đạo của Phật-tử, và cái chết của nó đe-dọa sự tái-diễn của những cuộc nổi-loạn do Phật-tử lãnh-đạo đã xảy ra trước khi Ngô Đình Diệm rơi đài. Điều này sẽ làm phức-tạp tình-hình quân-sự vốn đã tuyệt-vọng, và CIA Sài Gòn cố-gắng giúp ngăn-ngừa chuyện đó xảy ra bằng cách ủng-hộ Phật-tử Ấn Quang (lãnh-đạo bởi Thượng-tọa Thích Trí Quang) về vật-chất với tính-cách tượng-trưng. Những cuộc thương-lượng có tính-cách dè-dặt của cả hai bên đẻ ra một cái thỏa-hiệp vào tháng 08/1965; CIA Sài Gòn sẽ tài-trợ những chương-trình huấn-luyện của Ấn Quang, với sự ngụ-ý rằng hoạt-động đó sẽ không dính-líu tới chánh-trị. Sự hoài-nghi của Thích Trí Quang đối với chế-độ mới của Thiệu-Kỳ (ảnh gần như phát khùng về cái mà người ta tố-cáo rằng Thiệu có cảm-tình với đạo Công-giáo và những người ủng-hộ Ngô Đình Diệm) làm cho mối quan-hệ của ảnh đối với CIA không dễ-dàng, và CIA Trung-ương lo-lắng rằng ảnh sẽ dùng tiền của cơ-quan để tài-trợ cho những hoạt-động đối-lập. Nhưng tiền thì cứ tiếp-tục trả ít nhất là qua tháng 12/1965. Tới thời-điểm đó, Thích Trí Quang đã nhận được khoảng chừng 2 triệu đồng tiền Việt Nam, vào khoảng 12 ngàn 500 đô Mỹ.")



Trang bìa trước, 'C.I.A. And The Generals: Covert Support to Military Government in South Vietnam'



Trang 38, 'C.I.A. And The Generals: Covert Support to Military Government in South Vietnam'



Một đoạn văn trong cả hai trang 149 và 150 của quyển "C.I.A. And The Generals: Covert Support to Military Government in South Vietnam" xác-nhận việc CIA Sài Gòn cuối-cùng cũng khám-phá ra Thích Trí Quang là Việt Cộng nằm vùng, như dưới đây:

“As it happened, Washington had just asked the Station to comment on a draft Intelligence Community consensus judgment that "Hanoi probably will not choose to mount a new 1972-style offensive in the current dry season (i.e., between now and June 1975)." Polgar had apparently drawn back from his August warning of a possible dry season offensive, for he cautiously replied on 11 November that Washington's prognosis "had been and still remains Station position as of today." But he went on to cite the (...) report, not yet disseminated, and compared it with the reporting from the same source that had correctly predicted the timing of what turned into the Easter offensive of 1972. An Embassy report had just described a VC threat, allegedly conveyed to an intermediary sent to them by Buddhist leader Tri Quang, to launch a new offensive if Thieu remained in power more than another three or four months.” (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

("Như đã xảy ra, Washington đã kêu CIA Sài Gòn cho ý-kiến về một bản nháp đánh giá tình-hình qua sự thỏa-thuận trong Cộng-đồng Tình-báo, rằng "có lẽ Hà Nội sẽ không chọn việc phát-động một cuộc tổng-tấn-công theo kiểu năm 1972, trong mùa nắng hiện-tại (nghĩa là giữa bây giờ và tháng 06/1975)." Polgar hiển-nhiên đã rút lời cảnh-cáo của ảnh vào tháng 8 về khả-năng xảy ra một cuộc tổng-tấn-công vào mùa nắng, vì ảnh trả lời một cách thận-trọng vào ngày 11/11/1974 rằng sự dự-đoán của Washington "đã và vẫn giống như của CIA Sài Gòn, như là ngày hôm nay." Nhưng ảnh tiếp-tục trích-dẫn bản báo-cáo (...), vẫn chưa được phổ-biến rộng-rãi, và so-sánh nó với việc báo-cáo từ một nguồn giống vậy vốn đã tiên-đoán một cách chính-xác thời-điểm của cái trở thành cuộc tổng-tấn-công vào tháng 04/1972. Một bản báo-cáo của tòa Đại-sứ vừa mới mô-tả một sự đe-dọa của Việt Cộng, được cho là truyền qua một người giao-liên do người lãnh-đạo Phật-tử Thích Trí Quang gởi tới gặp họ, sẽ phát-động một cuộc tổng-tấn-công mới nếu Thiệu còn nắm quyền hơn ba hoặc bốn tháng nữa.")


Đoạn văn trên cho thấy Thích Trí Quang thường-xuyên dùng giao-liên để liên-lạc với Việt Cộng, và vào những tháng cuối cùng của chế-độ Việt Nam Cộng Hòa, ảnh lại nhận lệnh của Việt Cộng chuẩn-bị làm nội-ứng trong cuộc tổng-tấn-công năm 1975. Điều này tòa Đại-sứ Mỹ chỉ biết sự thật vào tháng 11/1974. Vậy là rõ rồi đấy nhé: Thích Trí Quang là Việt Cộng nằm vùng. Những gì Liên Thành khẳng-định về Thích Trí Quang đều đúng cả.



Trang 149, 'C.I.A. And The Generals: Covert Support to Military Government in South Vietnam'



Trang 150, 'C.I.A. And The Generals: Covert Support to Military Government in South Vietnam'



B. Topmiller dốt đặc cán mai về chánh-trị

B.1 Topmiller cho rằng chiến-tranh Việt Nam không cần-thiết:

Topmiller cho rằng chiến-tranh Việt Nam là một cuộc chiến hoàn-toàn không cần-thiết và chỉ gây ra những sự đau-khổ lớn-lao cho con người mà thôi. Như vậy, ảnh cho rằng nước Việt Nam Cộng Hòa (miền Nam) không cần-thiết phải chống trả lại cuộc xâm-lăng của nước Việt Nam Dân-chủ Cộng-hòa (miền Bắc), mà nên đầu-hàng quách để không xảy ra những cảnh chết-chóc . Tiếc rằng Topmiller đã chết rồi (xem bài "Interview given by 'Doc' Topmiller at the Reno Reunion 2008"), nếu không Nguyễn Văn Huy đã mời ảnh đọc phần "I. Đức Phật khuyên người-ta nên chiến-đấu cho chánh-nghĩa và sự thật" của bài "(64B) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 5)", để thấy lời dạy của Đức Phật về chiến-tranh. Xin trích hai đoạn văn như sau:

“Như Lai dạy sự đầu-hàng hoàn toàn của cái Tôi, nhưng Người không dạy đầu-hàng bất-cứ cái gì đối với những quyền-lực tà-ác, dù đó là con người hoặc thần thánh hoặc ma quỷ. Phải tranh-đấu, vì đời là một sự tranh-đấu dưới một hình-thức nào đó. Nhưng người tranh-đấu nên chú-ý, đừng vì quyền-lợi của chính mình mà đấu-tranh chống lại sự thật và chánh-nghĩa (lẽ phải). [18]”

“Như Lai dạy rằng tất cả chiến-tranh mà trong đó người ta tìm cách giết người anh em của mình là xấu, nhưng Người không dạy rằng những người đi chiến-đấu cho chính-nghĩa, sau khi đã tìm mọi cách để duy-trì hòa-bình, là có tội. Người có tội là người gây ra chiến-tranh. [17]”


Ý-kiến của Topmiller về chiến-tranh Việt Nam hoàn-toàn dựa trên những sự kiện ảo, nghĩa là không đúng với thực-tế. Xem ra Topmiller không biết gì về nguyên-nhân thật của chiến-tranh Việt Nam, trong đó sự tàn-ác của những người Cộng-sản Việt Nam và Trung Cộng (kẻ tài-trợ cuộc xâm-lăng man-rợ của Cộng-sản Bắc Việt) là nguyên-nhân của sự đề-kháng mãnh-liệt của miền Nam (xem bài "(62A) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 1)"). Xin độc-giả đọc loạt bài 5 Kỳ đó để thấy việc nhảy vào vòng chiến của người Mỹ có tính-cách thiên-mệnh và đã giúp mở ra một lối thoát cho dân-tộc Việt Nam để từ đó có thể vươn lên, nhất là bài "(64A) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 4)".

Nếu sau khi Pháp thua trận Điện Biên Phủ, rút khỏi Đông Dương mà Mỹ lại không chịu tiến vào, thì hai năm sau Hiệp-định Geneva (1954) sẽ có một cuộc tổng-tuyển-cử tại Việt Nam để thống-nhất đất nước. Chắc-chắn Việt Cộng sẽ thắng cử và cả nước sẽ bị Việt Cộng "quy về một mối, một mối hận-thù, một mối đau thương" (thơ "Ngục Ca"). Việt Nam sẽ bị Cộng-sản cai-trị một cách tàn-bạo và trở nên suy-tàn. Sau đó, chỉ là vấn-đề thời-gian trước khi Việt Nam bị Trung Cộng nuốt chửng, vì thật ra Việt Cộng chỉ là nô-lệ của Mao Trạch Đông (xem phần "A. Việt Cộng thú-nhận đã làm nô-lệ cho người Tàu trong suốt 30 năm" của bài "(62A) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 1)" nói ở trên). Sự lệ-thuộc của Bắc Hàn vào Trung Cộng gần như 100% như hiện nay là một bằng-chứng rõ-rệt về số-phận của kẻ nô-lệ.


B.2 Topmiller cho rằng chánh-phủ Liên-hiệp do Thích Trí Quang lãnh-đạo sẽ thể-hiện nguyện-vọng của nhân-dân miền Nam:

Xin nhắc lại lời của Topmiller trong đoạn văn do Nguyễn Văn Huy dịch được đăng trong phần A.4: "Tôi tin rằng những người Phật-tử đó sẽ có thể lập ra một chánh-phủ Liên-hiệp gồm cả Mặt-trận Dân-tộc Giải-phóng Miền Nam, nhưng ít nhất cái chánh-phủ đó sẽ phản-ảnh những ý-kiến của nhiều người miền Nam."

Quan-điểm của Topmiller dựa trên hai ảo-tưởng. Thứ nhất: Thích Trí Quang và nhóm của ảnh đấu-tranh cho quyền-lợi của người dân miền Nam. Điều này hoàn-toàn sai sự thật, vì họ chỉ là những cán-bộ Cộng-sản và lúc nào cũng sẵn-sàng làm theo mệnh-lệnh của Đảng, như đã chứng-minh trong phần "A.5 Thích Trí Quang là Việt Cộng nằm vùng".

Ảo-tưởng thứ hai: cái chánh-phủ liên-hiệp ba thành-phần do Thích Trí Quang lãnh-đạo đã có thể phản ảnh được những ý-kiến của nhiều người miền Nam. Sự thật là Thích Trí Quang kêu-gọi lập cái chánh-phủ đó theo lệnh của Việt Cộng để cho cả người ngoại-quốc lẫn người Việt thông-minh về chánh-trị nghĩ rằng Việt Cộng yêu-chuộng hòa-bình.

Sau khi chiếm miền Nam vào năm 1975, Việt Cộng xóa bỏ ngay Mặt-trận Giải-phóng Miền Nam, vì thật ra đó chỉ là công-cụ để xâm-lăng miền Nam mà thôi. Topmiller tưởng rằng Mặt-trận là một đoàn-thể độc-lập của người dân miền Nam, do đó ảnh tin rằng chánh-phủ Liên-hiệp sẽ đại-diện trung-thực cho những nguyện-vọng của người miền Nam. Sai quá sai.

Cùng một lúc với hành-động trên, Cộng-sản bắt hàng trăm ngàn người miền Nam đi cải-tạo, nhốt tù, và tiến-hành việc cướp bóc hợp-pháp qua những vụ đổi tiền, "kiểm-kê tài-sản", lấy nhà và đuổi người dân có liên-hệ với chế-độ Việt Nam Cộng Hòa đi khu kinh-tế mới. Kết-quả là từ năm 1975 cho tới 1990 có hàng triệu người Việt đã liều mình ra biển cả trong những chiếc thuyền mong-manh, ọp-ẹp hoặc quá tải, trong đó có khoảng nửa triệu người đã biến mất dưới làn nước. Tại sao họ phải chạy trốn Cộng-sản bất kể sống chết, chẳng khác nào chạy trốn cọp dữ? Hiển-nhiên đó là một chánh-quyền độc-tài, tàn-bạo và chẳng bao giờ đại-diện cho người dân, dù là dân miền Bắc hay dân miền Nam.

Nói tóm lại, Topmiller vốn đã dốt đặc cán mai về chánh-trị mà lại còn tự-nguyện làm dư-luận-viên không công cho ... Thích Trí Quang qua cái luận-án tiến-sĩ của mình. Lý-do như sau:

(a) Sau 30/04/1975, cuộc đấu-tranh nội-bộ của Việt Cộng càng lúc càng dữ-dội, vì ai cũng muốn dành phần quyền-lực chánh-trị lớn cho mình, mà cao-điểm của cuộc chiến này là hàng loạt đại-tướng của Việt Cộng bị ám-sát vào năm 1986 và 1987 (xem phần "H.5(b) Báo-ứng" của bài "(64A) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 4)").

(b) Vì Thích Trí Quang thuộc về bên thua cuộc, do đó ảnh bị quản-chế tại-gia, không được tiếp-xúc với công-chúng, cho đến lúc từ-giả cuộc đời. Tuy-nhiên, băng-đảng của Thích Trí Quang vẽ-vời rằng việc đó chứng-tỏ Quang không phải là Cộng-sản (xem phần chú-thích số 22, trang 156 của quyển "Lotus unleashed, The Buddhist Peace Movement in South Vietnam 1964-1966" dưới đây). Mục-đích của họ là muốn Thích Trí Quang còn có thể giữ được hình-tượng tốt trong lòng Phật-tử như là những ngày trước 1975.



Trang 156, 'Lotus unleashed, The Buddhist Peace Movement in South Vietnam 1964-1966'



Dịch cái chú-thích số 22: "Thích Quảng Liên, một người lãnh-đạo Phật-tử (có tầm-vóc) quan-trọng bằng vào chính khả-năng của ảnh, cho tác-giả (Topmiller) biết rằng ảnh từng nghĩ rằng Thích Trí Quang là một người Cộng-sản cho đến khi Quang bị Cộng-sản quản-chế tại-gia vào năm 1975. Quang vẫn còn bị giam-giữ tại chùa Ấn Quang tại Sài Gòn cho đến ngày nay. Tác-giả từng bốn lần cố-gắng thăm-viếng Thích Trí Quang vào mùa hè năm 1996 và một lần nữa vào tháng 03/1997, nhưng Thích Trí Quang từ-chối nói chuyện với người ngoại-quốc (Thích Quảng Liên, được tác-giả phỏng-vấn tại Sài Gòn, Việt Nam, vào tháng 07/1996)."



C. Kết-luận


Trịnh Chỉnh nói rằng gia-đình ảnh vượt biên để trốn-tránh nghèo-khổ, chứ không nói Việt Cộng tàn-ác gì hết (xem phần Tóm-tắt nội-dung ở trên). Lý-do này nghe rất giống lý-do mà Toàn-quyền Lê Văn Hiếu ở Adelaide đã nói. Xin trích ra vài đoạn văn để làm bằng cớ:

“Chiến-tranh Việt Nam bùng lên từ 1955 cho tới 1975. Kết-quả là có hơn 58 ngàn lính Mỹ, nam và nữ, và ít nhất 1 triệu người lính Việt Nam và thường-dân bị giết.”

“Do hậu-quả của chiến-tranh Việt Nam và sự thay-đổi của một chế-độ chính-trị tại Việt Nam, chúng-tôi quyết-định bỏ nước ra đi.”


Xin độc-giả xem chi-tiết trong phần "3. Lê Văn Hiếu bỏ nước ra đi vì sợ chiến-tranh" của bài "(96) Toàn-quyền Lê Văn Hiếu làm rạng danh người Tàu Việt phản-chiến" của Nguyễn Văn Huy.

Trịnh Chỉnh lại dịch sách của Topmiller để cho thế-giới thấy rằng Việt Cộng có chánh-nghĩa trong việc đánh chiếm miền Nam. Điều này lại giống cách giải-thích của Lê Văn Hiếu rằng từ nhỏ cho đến lúc vượt biên ảnh bị ám-ảnh bởi sự tàn-ác của Mỹ-Ngụy do đó cần phải vượt biên để xả stress . Xin trích ra vài đoạn làm bằng-cớ:

“Tôi sanh ra và lớn lên trong một quốc-gia bị tàn-phá bởi chiến-tranh ở cách xa nơi này. Trong tuổi trẻ của tôi, không ngày nào mà tôi không nghe tiếng súng hoặc cảm thấy sự mất-mát khủng-khiếp về bạn-bè và gia-đình.”

“Chiến-tranh là một phần của cuộc đời của tôi và nó đã lưu lại trong lòng tôi một điệu-nhạc thương-đau và hiện-hữu suốt tuổi thơ của tôi - hoả-tiển khai-hỏa, tiếng gầm thét của trực thăng đang bay lơ-lửng trên đầu khi chúng tôi chạy kiếm chỗ núp, vũ-khí khai-hoả không ngừng-nghỉ... Và những âm-thanh của những con người bị đau-đớn gây ám-ảnh.”

“Khi tôi lớn lên, cứ mỗi ngày qua lại thêm sự chết-chóc của bạn-bè, thân-nhân và bạn học.”

“Tôi may-mắn! Tôi còn sống”

“Những hoàn-cảnh đáng sợ lúc bấy giờ làm cho Lan [chú-thích: vợ Hiếu] và tôi quyết-định có tính-cách liều-lĩnh nhất và đau thắt trái tim nhất trong đời của chúng tôi.”

“Chúng tôi quyết-định bỏ lại sau lưng những người thân-thương và đất mẹ để tới một nơi xa-lạ.”


Xin độc-giả xem chi-tiết phần "3(a) Chính miệng Lê Văn Hiếu nói ảnh ra đi vì sợ chiến-tranh" của bài "(96) Toàn-quyền Lê Văn Hiếu làm rạng danh người Tàu Việt phản-chiến"). Trong phần đó, sau khi nói Dần, nói Mẹo, Nguyễn Văn Huy kết-luận như sau:


"Nói tóm lại, trước khi chiến-tranh Việt Nam chấm-dứt, Lê Văn Hiếu thuộc thành-phần phản-chiến, tức là Việt Cộng nằm vùng, không khác gì Trịnh Công Sơn (xem bài "Cộng Sản nằm vùng: Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn" của Liên Thành). Do đó, việc vượt biên qua Úc của ảnh phải nằm trong sự thiết-kế của Việt Cộng. Đó là lý-do trong khi hầu-hết những người tỵ-nạn chân-chánh đều khai là nạn-nhân của chế-độ Cộng-sản, chỉ riêng có ảnh khai là nạn-nhân chiến-tranh Việt Nam do Mỹ Ngụy gây ra !"


Khi chọn sách chánh-trị để dịch, lẽ dĩ nhiên Trịnh Chỉnh chọn sách thể-hiện quan-điểm chánh-trị mà ảnh ủng-hộ. Trịnh Chỉnh là dân tỵ-nạn mà lại chọn sách làm mất chánh-nghĩa của những người tỵ-nạn chân-chánh. Lập-trường chánh-trị kiểu như của anh phản-chiến Topmiller thì Việt Cộng rất là hài-lòng, chỉ trừ việc ảnh ca-tụng Thích Trí Quang thì cần phải được che-dấu. Vậy thì Trịnh Chỉnh đã đứng về phe thắng cuộc, do đó sự-việc gia-đình của ảnh bị đưa đi khu kinh-tế mới chưa chắc là có thật. Việc vượt biên của ảnh cũng không chắc là để tỵ-nạn Cộng-sản.

Vào năm 2001, Trịnh Chỉnh dịch và xuất-bản quyển "The Tree of Enlightenment" của Peter Della Santina, Ph.D. với tựa-đề "Cây Giác-Ngộ". Xin mời độc-giả đọc "Lời người dịch" dưới đây để thấy lập-trường chánh-trị của Trịnh Chỉnh:

"Dịch phẩm này ra đời phần lớn nhờ nhiều nhân tố khác, người dịch xin lại nơi đây lòng tri ân chân thành của những vị có tên sau đây: Ba Má của con, Việt nam, Hòa Thượng Thích Thanh Từ, Thiền tông Việt nam Cận đại, Thiền viện Trúc Lâm, Đà lạt, Việt nam, Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh, Thiền viện Làng Mai Làng Hồng, Pháp quốc, Đại đức Thích Thông Giác, Thiền viện Hiện Quang, Tuệ Đăng, Melbourne, Úc đại lợi, Nhị vị huynh đệ Đại đức Thích Tâm Phương và Thích Nguyên Tạng, Tu viện Quảng Đức, Melbourne, Úc đại lợi ..."



Screenshot của cái tựa sách "Cây Giác Ngộ", Trịnh Chỉnh dịch từ quyển "The Tree of Enlightenment"



Screenshot phần "Lời người dịch" của bản dịch của Trịnh Chỉnh cho quyển "The Tree of Enlightenment"



Những người có tên được nhấn mạnh ở trên đều là sư quốc-doanh (mà thật ra những sư còn lại cũng vậy thôi), dù dưới hình-thức này hoặc hình-thức khác. Hầu hết những mối giao-dịch của Trịnh Chỉnh cho mục-đích dịch quyển sách "The Tree of Enlightenment" đều là với sư quốc-doanh, do đó nhất-định ảnh cùng một giuộc với họ và tất-nhiên ảnh không phải là người tỵ-nạn Cộng-sản chân-chánh gì cả.


Nguyễn Văn Huy

(Đăng trên Blog Nguyễn Văn Huy vào ngày 06/01/2020, trên Facebook vào ngày 07/01/2020)


Bài đăng trên Facebook:


Nếu độc-giả có nhã-ý cho Like, xin nhấn nút Like và sau đó nhấn thêm nút Confirm ("xác-nhận"). Xin cảm ơn.