Hồ Chí Minh gian hùng sử (4) - Bán Đảng


Tóm-tắt nội-dung
(bài gồm khoảng 19 ngàn 200 chữ)

Sau khi chọt cho Pháp bắt Phan Bội Châu vào năm 1925, Nguyễn Ái Quốc kết-nạp những người của Châu vô chi-bộ Quảng Châu của Quốc-tế Cộng-sản. Tuy-nhiên, với những người không chịu phục-tùng, qua tay Lâm Đức Thụ ảnh báo cho Pháp bắt khi họ về nước để lãnh tiền thưởng. Đến năm 1930, việc bán đảng-viên bị đổ-bể. Nguyễn Ái Quốc bị hạ-tầng công-tác, làm công-việc của một cái hộp-thư (kiểu như thư-ký văn-phòng) trong khi chờ điều-tra. Quốc hận đời đen bạc, do đó sai Lâm Đức Thụ báo-cáo với Pháp về việc Ducroux, đặc phái-viên của Quốc-tế Cộng-sản, sắp đi thăm Trung-ương-đảng Cộng-sản Đông Dương ở Việt-Nam vào tháng 04/1931. Nhờ theo dõi Ducroux, Pháp bắt được trọn ổ Trung-ương-đảng (trong đó có cả Lê Duẩn, Trường Chinh, v.v.) rồi nhốt ở Sơn La và Côn Đảo. Riêng Trần Phú thì bị bắt và chết tại nhà thương Chợ Quán (Sài Gòn) trong thời-gian ở tù.


Cổng nhà tù Sơn La - Hình của Asian Adventures 200 dpi.jpg
Cổng trong của nhà tù Sơn-La


(Hình trên được trích từ website 'Asian Adventures')


Mục-lục
(trong phần Mục-lục, mỗi một câu đều là một cái link)










---------------------------------

A. Trong những năm sau khi Phan Bội Châu bị bắt, Nguyễn Ái Quốc bán luôn cả đảng-viên Cộng-sản

Dựa theo nhiều nguồn thông tin khác nhau, vấn đề có thể được diễn giải đại khái như sau:

(a) Thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc và một số đồng chí Cộng-sản của ảnh đều biết Thụ là điềm chỉ cho Pháp, nhưng vẫn chơi thân với ảnh. Điều này có nghĩa là băng của Quốc muốn sử dụng Thụ trong việc diệt trừ những đối thủ chánh trị (Phan Bội Châu là một nhân-vật tiêu-biểu), thay vì phải diệt trừ Thụ (vì Thụ là kẻ phản bội tổ quốc). Việc diệt trừ những người được cho là nguy hiểm đối với Nguyễn Ái Quốc đều được giao cho Lê Hồng Sơn. Thí-dụ như vào tháng 12/1926 (lúc đó Phan Bội Châu đã bị Nguyễn Ái Quốc bán cho Pháp rồi), Nguyễn Ái Quốc, Lâm Đức Thụ và Hồ Tùng Mậu bảo Lê Hồng Sơn rằng một người Việt Nam tên là Kim Quang Ích ở Quảng Châu làm việc cho Pháp, do đó cần phải giết. Sơn gặp Kim rồi cho Kim một búa vô đầu, phọt cả óc ra . Nhưng chính Nguyễn Ái Quốc và Lâm Đức Thụ đều bán tin để kiếm tiền thưởng của Pháp, thì lẽ dĩ nhiên lý-do giết Kim Quang Ích không phài vì Kim là Việt-gian mà là một đối-thủ chánh-trị.



Trang 165, La terreur rouge en Annam, 1930-1931.



Trang 165, La terreur rouge en Annam, 1930-1931. Lê Hồng Sơn bị Lâm Đức Thụ chỉ-điểm cho Pháp bắt tại Thượng Hải vào ngày 25/09/1932. Pháp đem về Hà Nội lấy khẩu-cung. Pháp dụ-dỗ thế nào đó mà Sơn khoái-chí khai ra hết những vụ giết người của mình, Pháp thưởng cho sự thành-thật khai-báo của ảnh bằng cách đem ra pháp-trường xử-tử



(Hình trên được trích từ tập tài-liệu của Sở Mật-thám Pháp tại Đông Dương 'La terreur rouge en Annam, 1930-1931' ("Khủng-bố đỏ tại miền Trung, 1930-1931"))


Dưới đây là một tấm hình do Lâm Đức Thụ chụp cho toàn ban Giảng-viên và học-sinh của trường Võ-bị Hoàng Phố vào ngày Tết Dương-lịch năm 1925. Người có cái đầu trong 2 vòng tròn là Nguyễn Ái Quốc. Lúc đó Quốc chưa khám-phá ra vai-trò nằm vùng của Lâm Đức Thụ. Thụ gởi tấm hình này cho Sở Mật-thám Pháp để lãnh-thưởng.



Nguyễn Ái Quốc trước trụ sở Quốc Dân Đảng Tàu 01-01-1925.jpg
Nguyễn Ái Quốc, quan-khách, các giảng-viên và học-viên trước trụ sở của Quốc Dân Đảng Tàu vào ngày 01/01/1925 (Tết Dương-lịch). Hình được trích ra từ trang 63, "Ho Chi Minh de l'Indochine au Vietnam" của Daniel Hémery.



(b) Thứ hai, việc Thụ bán được cả trăm đảng-viên của Quốc-tế Cộng-sản (xuất-thân từ Việt Nam Quang-Phục Hội của Phan Bội Châu) cho Pháp là do sự chủ mưu của Nguyễn Ái Quốc (thí-dụ như bắt hội viên phải chụp hai tấm hình và khai thật tên tuổi và cả địa chỉ thật ở Việt Nam, v.v…). Quốc và Thụ khi cần tiền thì cứ bán đồng chí, giống như bán gà bán vịt vậy.

Việc bán đứng đảng-viên mới của Quốc-tế Cộng-sản được Nguyễn Ái Quốc và Lâm Đức Thụ tiến-hành một cách bí-mật và khéo-léo, tưởng chừng như thần không hay, quỷ không biết. Tuy-nhiên, cho tới năm 1930 thì hành-vi ám-muội đó bị đổ bể. Nguyên-nhân là tấm hình chụp của Nguyễn Ái Quốc và các học-viên Hoàng Phố người Việt đã bị đưa lên nhật-báo Le Petit Parisien (do một số đảng-viên Cộng-sản Pháp thành-lập, xem bài 'French Popular Party') vào năm 1930.



Le_Petit_Parisien bpt6k626757w_Page_1.jpg
Trang nhất của tờ Le Petit Parisien, ra ngày 13/09/1930



Nguyễn Ái Quốc và những học viên người Việt tại trường Hoàng Phố.jpg
Nguyễn Ái Quốc (người có cái vòng tròn màu vàng bao quanh cái đầu, nhưng đó không phải là cái hào-quang ) và những học viên người Việt tại trường Võ-bị Hoàng-Phố. Quốc xoay mặt đi chỗ khác để Mật-thám Pháp không nhận-diện được, nhưng không ngờ chính vì làm vậy mà vết sẹo trên lỗ tai trái hiện ra rõ ràng dưới kiếng phóng-đại và tố-cáo Lý Thụy chính là Nguyễn Ái Quốc.



Hình được trích từ bài 'Le Petit Parisien: journal quotidien du soir' ("Số ra ngày 13/09/1930 của tờ nhật báo phát-hành vào buổi chiều-tối 'Người Paris Nhỏ')


Người tổ-chức việc chụp hình là Nguyễn Ái Quốc, vì ảnh cần hình-ảnh để gởi về Moscow khoe thành-tích. Còn người chụp là Lâm Đức Thụ, vốn là tay-chân thân-tín của Quốc, kiểu như Đại-úy Nhung là tay-chân thân-tín của Dương Văn Minh vậy. Tấm hình này được tuồn từ trong Sở Mật-thám Pháp ra. Vậy thì khỏi hỏi cũng biết Nguyễn Ái Quốc không thể trốn-tránh trách-nhiệm được (xem phần "D.4 Việc Nguyễn Ái Quốc và Lâm Đức Thụ bán đứng Phan Bội Châu và đồng-chí hoàn-toàn bị bại-lộ vào năm 1930" của bài 'Hồ Chí Minh gian hùng sử (2) - Bán người (Kỳ 1)' để biết thêm chi-tiết). Trần Phú và Hà Huy Tập khiếu-nại với Quốc-tế Cộng-sản. Kết-quả là Quốc bị Quốc-tế Cộng-sản hạ-tầng công-tác trong thời-gian bị điều-tra và chỉ được giao nhiệm-vụ như là một cái hộp thư mà thôi.



B. Lê Hồng Sơn bị Lâm Đức Thụ bán

Lê Hồng Sơn là một thành viên của Tâm Tâm Xã (trước khi bị Nguyễn Ái Quốc đổi tên thành Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội), đã từng ám sát Phan Bá Ngọc (con của Phan Đình Phùng, làm điềm chỉ cho Pháp) ở Hàng Châu năm 1922, và sau này cùng với Phạm Hồng Thái vào tận Sa Diện (Quảng Châu) ám sát Toàn quyền Pháp Merlin vào năm 1924. Xin xem thêm chi tiết về Sơn trong bài 'Lê Hồng Sơn' của Wiki.

Theo thông tin từ bài của Wiki ở trên, ngày 26/09/1932 Sơn bị "mật thám Pháp bắt ở Thượng Hải giải về Việt Nam giam ở nhà lao Vinh, sau đó đem ra xét xử và bị thực dân Pháp kết án tử hình. Ngày 19 tháng 2 năm 1933, Lê Hồng Sơn bị hành quyết ngay tại làng Xuân Hồ quê hương ông." 

Việc Sơn bị bắt do sự điềm chỉ của Lâm Đức Thụ là một khả năng rất lớn, vì:

(1) Sơn là một người nguy hiểm đối với những người phản bội tổ quốc như là Thụ. Nhất là trong tình-hình Nguyễn Ái Quốc đã bị cảnh-sát Hong Kong bắt, không còn ai che-chở cho Thụ nữa.

(2) Lê Hồng Sơn và Phạm Hồng Thái đã từng ám sát hụt quan Toàn-quyền Pháp Merlin, thì cái mạng của Thụ nhằm nhè gì.

(3) Ngoài ra, tuy Thụ ở Hồng Kông nhưng có tai mắt ở Thượng Hải.

Đoạn văn sau đây, trích từ trang 111 của "Ho Chi Minh: the missing years 1919-1941", là một bằng-cớ về việc Thụ sẵn-sàng bán Sơn:

"The Vietnamese communists who had joined the Guomindang forces must have found themselves in difficult circumstances-they may not have had time in 1927 to make a conscious choice to fight under the communist's flag or under the command of the unpredictable Zhang Fakui. We know from Lam Duc Thu's reports, however, that one of the heroes of the Vietnamese party, Le Hong Son, was still linked to Zhang Fakui as late as November 1927, as were other members of Thanh Nien. Lam Duc Thu told the Surete on 13 November that there were still 'a large number of communists' in the army of 'Truong Phat Khue', including Le Quang Dat and Truong Van Lenh. They were earning salaries of 200 and 150 piastres per month respectively.185

("Những người Cộng-sản Việt-Nam nào đã gia-nhập những lực-lượng của Quốc-Dân-đảng đều phải bị kẹt trong những hoàn-cảnh khó xử. Trong năm 1927, họ không có đủ thời gian để có đủ chọn-lựa một cách sáng-suốt nên đứng dưới lá cờ Cộng-sản hay là dưới sự chỉ-huy vô-liệu-định của Trương Phát Khuê. Tuy nhiên, từ những bản báo-cáo của Lâm-Đức-Thụ, chúng-ta biết được rằng Lê Hồng Sơn, một trong những anh-hùng của đảng người Việt, vẫn giữ mối quan-hệ với Trương Phát Khuê chí ít cho tới tháng 11/1927, và cả những đảng-viên khác của Thanh-Niên cũng vậy. Vào ngày 13 tháng 11 [1927] Lâm Đức Thụ cho Mật-thám Pháp biết rằng vẫn hãy còn một số lớn người Cộng-sản ở trong quân-đội của Trương Phát Khuê, kể cả Lê Quang Đạt và Trương Văn Lĩnh. Đạt lãnh lương 200 đống/tháng, còn Lĩnh lãnh 150 đồng/tháng.185")


185. AOM,SPCE 368, 13 Nov. 1927.

("185. AOM,SPCE 368, 13/11/1927") (Trang 274, "Ho Chi Minh: the missing years, 1919-1941)



C. Nguyễn Ái Quốc bán ngay cả Trung-ương-đảng

C.1 Lâm Đức Thụ lãnh tiền thưởng cho việc bắt giữ Nguyễn Ái Quốc và các đồng chí ở Hồng Kông lẫn ở Thượng Hải:

Quinn-Judge, trong quyển "Ho Chi Minh: the missing years, 1919-1941, trang 192, dòng 12-14, viết:

"By late June the Surete detective Neron was considering how to allocate the reward money for these arrests ($15,000 for Ho and $10,000 each for Ho Tung Mau and the activists arrested in Shanghai)"(4)

("Vào cuối tháng 6 (năm 1931) thám-tử của Sở Mật-thám tên Neron đang nghiên cứu cách trả tiền thưởng cho những vụ bắt bớ này (15 ngàn đồng cho Hồ Chí Minh và 10 ngàn đồng cho Hồ Tùng Mậumỗi cán-bộ đã bị bắt ở Thượng Hải.") 4


4 AOM, SPCE 368, telegram from Neron to 'Gougal', Hanoi, Hong Kong, 25 June 1931. (trang 288, dòng 20-21)

(4 AOM, SPCE 368, điện tín của thám tử Neron từ Hồng Kông gởi cho Phủ Toàn-quyền Đông Dương ở Hà Nội vào ngày 25/06/1931)



Trang 192 Missing years - extract.jpg
Trang 192, "Ho Chi Minh: the missing years, 1919-1941".



Những cán-bộ đã bị bắt ở Thượng Hải tất-nhiên là không có Lê Hồng Sơn ở trong đó, vì Sơn sẽ bị bắt vào năm sau, 1932.


C.2 Cái mạng của Nguyễn Ái Quốc đáng giá bao nhiêu tiền?

(a) Quinn-Judge không nói rõ những số tiền mà Sở Mật-thám Pháp trả cho Thụ là loại tiền gì, nhưng dựa vào giá trị của những loại tiền vào thời đó thì tiền Đông Dương là hợp lý nhất. Sau đây là cách tính toán:

Vào năm 1931, 1 đồng Đông Dương ăn 10 francs. Như vậy ảnh có 15 ngàn X 10 = 150 ngàn francs.

Xin coi thêm thông tin ở đây:

French Indochinese piastre

Bấy giờ, 1 đô Mỹ ăn 25 francs (đã bỏ số lẻ).

Xin coi thêm thông tin ở đây:

Currency Exchange Rate vs. 1 USD, 1930-1939

Như vậy, nếu Thụ đổi tiền Đông Dương qua đô Mỹ, ảnh sẽ có được 150 ngàn / 25 = 6 ngàn đô Mỹ. Mà 1 đô Mỹ ở trong khoảng thời gian ở trên tương đương với 145 đô (không kể số lẻ) của năm 2015, sau khi đã điều chỉnh theo tỉ lệ lạm phát.

Xin xem thêm:

Calculate the value of $10 in 1930


(b) Sau đây, chúng ta sẽ kiểm chứng với quyển sách “Từ Thực dân đến Cộng sản” của Hoàng Văn Chí. Ở trang 38, Chí nói rằng vào năm 1925, một con trâu giá 5 đồng Đông Dương. Như vậy:

Một con trâu giá: 50 francs (= 5 X 10 francs thời 1931)

Một con trâu giá: 2 đô Mỹ thời 1931 (= 50 francs / 25)

Một con trâu giá: 290 đô Mỹ thời 2015 (= 2 X 145 đô thời 1931).

c) Vào tháng 6 năm 2015 một con bò thiến (steers) ở Mỹ nặng 400, 500 pounds giá từ 225 đô cho tới 300 đô. Thông tin lấy từ đây: 'TX Cattle Market Reports'.

Như vậy kết quả ở (b) và (c) cũng tương đương với nhau. Vậy thì, số tiền mà Thụ lãnh được cho việc bắt Nguyễn Ái Quốc ắt là tiền Đông Dương. Số tiền 15 ngàn đồng Đông-dương này tương đương với 3 ngàn con trâu hay là 870 ngàn đô Mỹ của năm 2015.


C.3 Theo lịch sử, chính chánh quyền Singapore đã khám phá trọn ổ gián-điệp của Quốc-tế Cộng-sản:

(a) Lịch sử cho biết rằng, qua sự bắt giữ Joseph Ducroux ở Singapore, Cảnh sát Đặc biệt của Singapore (kiểu như Mật-thám Pháp) khám phá ra một quyển sổ tay của Ducroux ghi địa chỉ của Quốc ở Hồng Kông, do đó mới dẫn đến việc bắt giữ Quốc, các đồng chí và cả thượng cấp của Quốc ở bên Tàu. Thí dụ như trong bài “René Onraet” từng được đề cập ở B(3)(b) có đoạn như sau:

"Ducroux's address book provided information leading to further arrests including those of Nguyen Ai Quoc (Ho Chi Minh) in Hong Kong and Comintern agent "Hilaire Noulens" in Shanghai."

("Quyển sổ địa chỉ của Ducroux cung cấp tin tức dẫn đến những sự bắt bớ khác, trong số đó có Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) ở Hồng Kông và gián điệp của Quốc-tế Cộng-sản tên là Hilaire Noulens ở Thượng Hải")


(b) Tài-liệu lịch-sử của Thư-khố Quốc-gia Anh-quốc:

Thư-khố Quốc-gia Anh-quốc hiện đang lưu-trữ một tập tài-liệu về Ducroux, có tựa là:

"Foreign Nationals: J. Ducroux (alias Serge Franc)"
("Những người mang quốc-tịch ngoại-quốc: J. Ducroux (bí-danh Serge Franc)")

Tập hồ-sơ mang số hiệu WO 106/5814, gồm có 60 trang, trong đó có một quyển sách tuyên-truyền gồm 30 trang, có tựa là "Workers of the whole world unite" ("Công-nhân trên toàn thế-giới hãy đoàn-kết lại").



Ducroux's book cover.jpg
Bìa của quyển sách của Ducroux, mang số hiệu WO/106/5814/001 của The U.K. National Archives



Phần còn lại chủ-yếu là bản báo-cáo của Giám-đốc của Ban Hình-sự của Singapore ("Director of Criminal Intelligence Department of Straits Settlements"), viết vào ngày 25/06/1931, gồm có 30 trang, có tựa là:

"Secret history of the case of Joseph Ducroux alias Serge Lefranc in its local aspect only, that is to say the history of events in Singapore between 1st May 1931 and 23rd June 1931"

("Lịch-sử mật của vụ án Joseph Ducroux (bí-danh Serge Lefranc) trong khía-cạnh địa-phương của vụ án mà thôi, nghĩa là lịch-sử những biến-cố xảy ra ở Singapore giữa ngày 01/05/1931 và ngày 23/06/1931")

Ngoài ra, còn có những bản phụ-lục và tin tức cập-nhật cho đến tháng 10/1933.



Trang bìa của bản báo cáo của Cảnh sát Đặc biệt  WO_106_5814_031.jpg
Trang bìa của bản báo cáo của Giám-đốc Ban Hình-sự của Singapore, mang số hiệu WO/106/5814/031 của The U.K. National Archives



Con dấu đóng trên đầu trang có những chữ "Director of Military Intelligence" và "M.I.2C Oct 1931". Như vậy, ban Hình-sự này thuộc về ngành MI2C của Cục Quân-báo. Sau Đệ Nhất Thế-chiến, MI2C chuyên-trị những vấn đề liên-quan tới nước Nga và bán-đảo Scandinavian (Bắc Âu) (xem thêm thông-tin trong bài 'MI2' trên Wiki). Còn James Bond 007 trong tiểu-thuyết của Ian Fleming là một nhân-viên của MI6 (tương-tự như CIA của Mỹ, chuyên-trị những vấn-đề tình-báo hải-ngoại).


C.4 Tại sao người Anh tự tìm ra và bắt Nguyễn Ái Quốc mà Lâm Đức Thụ lại được lãnh tiền thưởng của Pháp?

Vấn đề này dễ giải thích thôi: Nguyễn Ái Quốc muốn loại bỏ đối thủ nặng ký của mình là Trần Phú (đang là Tổng bí thư của đảng Cộng-sản Đông Dương), do đó kêu Thụ tiết lộ đường đi nước bước của Ducroux cho Pháp, khi anh này đi Việt Nam. Quốc tính-toán rất hay, rằng dù Trần Phú hoặc bất cứ đồng-chí nào khác trong Trung-ương-đảng một khi tiếp-xúc với Ducroux thì đều sẽ bị Pháp theo-dõi và bắt-giữ hết. Có như vậy, Quốc mới thỏa được niềm đau của một người đã hy-sinh trọn cuộc đời đấu-tranh của Phan Bội Châu mà không ăn được cái chức-vụ gì trong Đệ Tam Quốc-tế .

Đầu giây, mối nhợ là như vầy:

Vào đầu năm 1925, Hồ Chí Minh âm-thầm lôi-kéo những người của Việt Nam Quang Phục Hội của Phan Bội Châu vô chi-bộ đảng Quảng Châu của Quốc-tế Cộng-sản. Ảnh còn kêu Lâm Đức Thụ thông-báo lễ ra mắt của chi-bộ Quảng Châu cho Phan Bội Châu biết, khiến cho Châu nóng máu, lật-đật đi Quảng Châu mà không kịp đem theo người bảo-vệ. Pháp được Lâm Đức Thụ báo trước, do đó phục-kích bắt Châu tại nhà ga Thượng Hải một cách dễ-dàng (xin xem phần "C.5 Phan Bội Châu trúng kế "điệu hổ ly sơn" ("điệu 調 hổ 虎 ly 離 san 山") của Nguyễn Ái Quốc" của bài "Hồ Chí Minh gian hùng sử (2) - Bán người (Kỳ 1)".

Sau khi bán Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc nghiễm-nhiên trở thành lãnh-tụ người Việt duy-nhất tại Quảng Châu. Toàn-bộ đảng-viên của Việt Nam Quang Phục Hội bị thu-hút vào chi-bộ Quảng Châu. Đối với những đảng-viên mới này, ai mà có thái-độ cứng đầu và không chịu phục-tùng Nguyễn Ái Quốc, thì ảnh bán cho Pháp luôn, bằng cách yêu-cầu họ đi chụp hình với Lâm Đức Thụ và khai tên họ thật cũng như là địa-chỉ thật tại Việt Nam. Sau đó, Lâm Đức Thụ sẽ chuyển hết những thứ đó chi Pháp. Sau này, trước khi những người đó về nước, Lâm Đức Thụ sẽ báo cho Pháp chận bắt tại biên-giới Việt-Tàu. Nhờ vậy, Hồ Chí Minh vừa loại được những kẻ nguy-hiểm cho sự-nghiệp của ảnh, lại vừa kiếm được khối tiền để gầy-dựng sự-nghiệp chính-trị, thí-dụ như mua được tình-cảm của Chu Ân Lai.

Nhưng sau này Trần Phú, Hà Huy Tập và nhiều người trong Trung-ương đảng tại Việt Nam biết được việc bán người đó, báo cho Quốc-tế Cộng-sản biết được. Quốc-tế Cộng-sản hạ-tầng công-tác Hồ Chí Minh, làm cho ảnh uổng công mang tiếng tiểu-nhân mà rốt cuộc chỉ được một chức-vụ bé tẻo-teo, kiểu như chức "Bật Mã Ôn" của Tề-Thiên Đại-thánh !

Việc Cảnh-sát Đặc-biệt Singapore tìm thấy quyển sổ địa chỉ của Ducroux, dẫn đến việc Nguyễn Ái Quốc bị bắt ở Hong Kong là một việc mà Nguyễn Ái Quốc không thể ngờ tới được. Lẽ dĩ-nhiên, việc Lâm Đức Thụ bỗng nhiên được tiền thưởng vì Quốc bị bắt giữ thì không nằm trong kế hoạch của hai ảnh. Còn việc xếp của Quốc (Ruegg) và những đồng chí ở Thượng Hải bị bắt tất nhiên là nằm trong kế hoạch rồi.


C.5 Nguyễn Ái Quốc hận đời đen bạc:

C.5(a) Thông-tin của Hoàng Tùng:

Sau đây là những lời kể của Hoàng Tùng về việc Nguyễn Ái Quốc bị Quốc-tế Cộng-sản "đì" thàm-thiết, trong quyển 'Những kỷ niệm với bác Hồ':

(1) "Năm 1931-1932, ở Hương Cảng Bác không có chức vụ gì, nhưng vì sự nghiệp cách mạng Bác vẫn làm. Bác gửi thư cho Quốc tế Cộng sản đề nghị giao việc, vì thời gian đó bác chỉ làm nhiệm vụ như một hộp thư." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

(2) "Mật thám tìm được chỗ Bác ở và bắt Bác. Việc Bác được tha là nhờ luật sư Loseby. Ông luật sư cãi cho bác là ông Stafford Cripps, sau này ông là bộ trưởng dưới thời thủ tướng Churchill (*). Việc Bác bị bắt rồi lại được tha Liên Xô không hiểu, họ nghi ngờ có điều gì phức tạp trong vụ án. Tại sao lãnh tụ cộng sản mà được đế quốc tha yên ổn, cho nên trong vòng 4 năm họ không giao việc gì." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Screenshot của đoạn văn trích từ Hồi-ký của Hoàng Tùng



Trong đoạn (2) ở trên, Hồ Chí Minh nói rằng Quốc-tế Cộng-sản nghi-ngờ ảnh có thông-đồng với đế-quốc, do đó mới được tha yên ổn. Xin mời độc-giả xem phần "A. Luật sư của hai bên trong vụ án Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông năm 1931 đều cùng một giuộc bá-đạo như nhau" của bài 'Hồ Chí Minh gian hùng sử (6) - Kiện tụng' để thấy rằng chính Quốc-tế Cộng-sản đã chạy thầy, chạy thuốc một cách tận-tình mới cứu được Nguyễn Ái Quốc. Luật-sư Loseby là người của Quốc-tế Cộng-sản. Ảnh chuyên-môn bào-chữa cho những đảng-viên Cộng-sản bị thực-dân bắt. Tiền-bạc và án-phí đều do Quốc-tế Cộng-sản chi ra.

Lẽ dĩ-nhiên, không phải vì Nguyễn Ái Quốc là một lãnh-tụ mà Quốc-tế Cộng-sản phải bỏ công-sức ra để cứu ảnh. Đối với Quốc-tế Cộng-sản, Nguyễn Ái Quốc chẳng là cái quái gì cả, mà chỉ là một đối-tượng đang bị điều-tra về việc bán đứng cả trăm đảng-viên cho Pháp. Chính miệng Hồ Chí Minh nói với Hoàng Tùng, trong đoạn (1) ở trên, rằng: "Bác chỉ làm nhiệm vụ như một hộp thư" kia mà! Điều đó có nghĩa là ảnh chẳng được giao nhiệm-vụ quan-trọng nào hết.

Đúng ra, Quốc-tế Cộng-sản đã coi ảnh như là người đã chết, vì nhìn thấy hiển-nhiên ảnh không có một cơ-hội sống nào hết (vì Bộ Thuộc-địa Anh đã đồng-ý giao-nộp Nguyễn Ái Quốc cho Pháp). Dưới đây là lá thư gồm hai trang của Chánh-văn-phòng cùa Toàn-quyền Hồng Kông gởi cho Bộ-trưởng Bộ Thuộc-địa Anh-quốc vào ngày 13/10/1932:



Trang 1 của lá thư của Chánh-văn-phòng cùa Toàn-quyền Hồng Kông gởi cho Bộ-trưởng Bộ Thuộc-địa Anh-quốc vào ngày 13/10/1932



Trang 2 của lá thư của Chánh-văn-phòng cùa Toàn-quyền Hồng Kông gởi cho Bộ-trưởng Bộ Thuộc-địa Anh-quốc vào ngày 13/10/1932



Xin trích dịch đoạn văn quan-trọng ở trang 2 của lá thư:

"It will be recalled that the original intention of this Government as notified in Sir William Peel's telegram No. 142 of 24th July, 1931, was to remove Nguyen from the Colony with all speed and prohibit his return for a period of years and it was not until the receipt of your telegram No. 84 of 7th August, 1931, that steps were taken to compel Nguyen not merely to leave the Colony but to proceed to Indo-China.

("Nhìn lại quá khứ, ý định ban đầu của chánh quyền này, như là đã báo cáo trong điện tín số 142 vào ngày 24/07/1931 của ngài William Peel, là cấp-tốc trục xuất Nguyễn khỏi Thuộc-địa và cấm ảnh trở lại trong vòng nhiều năm, nhưng chưa làm được thì nhận được điện tín số 84 của ngài vào ngày 07/08/1931, rằng không những chỉ bắt buộc Nguyễn rời Thuộc-địa mà còn phải đưa qua Đông-dương")

(Xin độc-giả xem thêm chi-tiết về bức thư ở trong phần "E.8 Lá thư năm trang của quan Toàn-quyền Hồng-Kông xác-nhận lần chót Nguyễn Ái Quốc rời Hồng-Kông là ngày 22/01/1933, chứ không phải 22/01/1932 như Hồ Tuấn Hùng cứ lải-nhải" của bài 'Kỳ 2: Nói Nguyễn Ái Quốc chết trong năm 1932 là nói láo - tài liệu lịch sử của The UK National Archives xác minh điều đó')


Do đó, Quốc-tế Cộng-sản chỉ muốn biến Nguyễn Ái Quốc thành liệt-sĩ để phát-động phong-trào "Sống, chiến-đấu và học-tập theo gương Nguyễn Ái Quốc vĩ-đại" mà thôi . Quốc-tế Cộng-sản mong-muốn vụ kiện kéo dài để chiến-dịch tuyên-truyền cho chủ-nghĩa Cộng-sản có hiệu-quả hơn. Do đó, họ còn không cho phép ảnh trốn trại nữa mà (xem phần "B. Nguyễn Ái Quốc bị Quốc-tế Cộng-sản chơi ép" của bài 'Hồ Chí Minh gian hùng sử (6) - Kiện tụng' nói ở trên). Nếu ảnh thua kiện và bị Pháp xử-tử thì càng hay hơn nữa, vì các thượng-cấp của ảnh khỏi mất công điều-tra động-cơ bán cả trăm đảng-viên của ảnh. Cái miệng của Nguyễn Ái Quốc dẻo-nhẹo, không dễ gì moi ra được một lời thú tội của ảnh . Xin trích ra lời nói của anh trạng-sư Cộng-sản của Nguyễn Ái Quốc để làm bằng-cớ:

"Another feature of political cases that is difficult - above all, for lawyers - to understand at first sight is that the primary object of a good political defence is not to win the case, although that in itself may be very useful, but to maintain and propagate one's political point of view, and never to sacrifice or compromise principles for the sake of trying to win; such defence as: 'My client is a young man, who was carried away by enthusiasm; but he now understands better, and will not act in this way again," is quite possible. The essential thing is to justify politically the defendant's action - and the policy and conduct of his party, too, if he is a member of one - and turn the defence into a counter-attack by denouncing and disrediting the Government both for prosecuting for political motives and for following bad policies which led the defendant to react as he did; and, moreover, to do all this with as much publicity as possible..." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)


Đoạn văn dài-dòng ở trên có thể được lược-dịch như sau:
“Mục đích "không phải là thắng kiện", mà chính là “tạo được tiếng vang càng xa càng tốt”, và trên hết là “về mặt chính trị, chứng tỏ được hành động của bị cáo cũng như chánh sách và đường lối của đảng Cộng sản là có chánh nghĩa”.



Trang đầu của quyển Tự truyện "From Right to Left" của Denis Pritt



Trang 129 của quyển Tự truyện "From right to Left" của Denis Pritt. Hình này và hình trước được scan từ trong sách ra.



Duncanson, một sĩ-quan tình-báo của chánh-phủ Anh, từng đến Sài Gòn để giúp chánh-phủ Ngô Đình Diệm thực-hiện chánh-sách Ấp Chiến-lược (xem bài phân-ưu về cái chết của Duncunson có tựa là "Dennis Duncanson, Obe" ("Dennis Duncanson, người từng nhận huy-chương Viên-chức xuất-sắc của chánh-phủ Anh (Order of the British Empire)") của Michael Wilford, đăng trên website "Taylor and Francis Online" vào năm 1998).



Bài phân-ưu về cái chết của Dennis Duncanson vào năm 1998



Duncanson căn-cứ vào tài-liệu của Sở Mật-thám Pháp mà cho ý-kiến như sau:

“Mới đây, chính Hồ Chí Minh được Ruegg nhắc nhở (không lâu sau, anh này cũng bị ‘nổ tan xác bởi trái bom của chính mình’) rằng chủ trương của Quốc-tế Cộng-sản là không nên giải cứu đồng chí bị sa cơ", trái lại cứ để cho họ bị giam cầm hoặc xử tử; mục đích là dùng bản án của họ để làm cho người dân thấy sự xấu xa của chế độ 59".



Trang 94, "Ho Chi Minh in Hong Kong, 1931-32"



Khi luật-sư Loseby nộp đơn kháng án lên Privy Council (tương-đương với Tối-cao Pháp-viện ngày nay), trạng-sư thường-trực của công-ty luật làm cho Bộ Thuộc-địa mắc đi nghỉ phép hàng năm, do đó một trạng-sư mới tên Stafford Cripps được kêu vào thế. May phước cho Nguyễn Ái Quốc, Cripps lại là một anh Cộng-sản gộc. Do đó, Cripps mới vẽ chuyện để cho Quốc được chánh-phủ Anh phóng-thích. Nói tóm lại, nếu Trời không sắp-đặt những sự may-mắn liên-tiếp xảy ra, Nguyễn Ái Quốc sẽ bị thua vụ kháng-cáo, sau đó sẽ bị trục-xuất qua Đông Dương và bị Pháp tử-hình là cái chắc.


C.5(b) Có thù tất-nhiên phải báo:

So với khả năng làm chính trị bá đạo siêu cấp của Nguyễn Ái Quốc (qua việc loại bỏ Phan Bội Châu dễ như trở lòng bàn tay), thì việc Quốc chỉ được giữ chức vụ làm hộp thư xem ra không khác gì việc Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không được giao cho chức Bật 弼 Mã 馬 Ôn 溫 (giúp cho ngựa được ấm áp, tức là chăn ngựa). Như vậy, ảnh đã bị chơi ép quá mức. Do đó, nếu vào năm 1931 ảnh hận đời đến độ hạ độc thủ Trần Phú và những người xếp "ác ôn" thì đó cũng là một chuyện "thiên kinh, địa nghĩa" đối với lương tâm của ảnh. Tuy-nhiên, điều đó có nghĩa là Nguyễn Ái Quốc đi làm chính trị không phải vì lý tưởng hay vì dân tộc gì cả, mà chỉ nhắm vào việc “tranh danh đoạt lợi” mà thôi.

Báo-cáo của Sở Cảnh-sát Đông Dương vào ngày 12/09/1931 cho thấy số-phận hẩm-hiu của Trần Phú, vì lỡ trở thành kẻ thù của Nguyễn Ái Quốc:



Trang 1 Báo cáo của Cảnh sát Nam Kỳ 12-09-1931 200 dpi.jpg
Trang 1 của Báo cáo của Cảnh-sát Nam-kỳ số 119, ngày 12/09/1931



Trang 15 Báo cáo của Cảnh sát Nam Kỳ 12-09-1931 200 dpi.jpg
Trang 15 của Báo cáo số 119 ngày 12/09/1931 có ghi tên Trần Phú trong số những người đã bị bắt và không cần truy-nã nữa



Độc giả có thể xem hoặc download toàn bộ bản Báo cáo số 119 ở đây:



Trần Phú bị bắt vào ngày 19/04/1931, và chết vào ngày 06/09/1931 tại nhà thương Chợ Quán, theo Wiki.


Ở trên, Nguyễn Văn Huy đã nêu ra sự thù-hận như là động-cơ của việc Nguyễn Ái Quốc bán đảng. Tuy-nhiên, sau này Nguyễn Văn Huy mới nhìn ra cơ-trí của Nguyễn Ái Quốc sâu khó lường. Nguyễn Ái Quốc không vì sự hận-thù mà hành-động một cách mù-quáng. Trái lại, ảnh mưu-tính rất cẩn-thận để thành-công. Vào thời-điểm Ducroux chuẩn-bị đi Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc đang chịu áp-lực nặng-nề về việc Quốc-tế Cộng-sản bắt đầu điều-tra về việc ảnh bán đứng đảng-viên và làm ăng-ten cho Pháp. Ảnh không thể loại-bỏ khả-năng Ducroux phụ-trách việc điều-tra đó. Do đó, việc báo cho Pháp bắt Ducroux và những nhân-chứng cần phải được làm ngay lập-tức. Trung-ương đảng vẫn thường đưa người sang Liên Xô, do đó không có khó-khăn gì về việc đưa các nhân-chứng qua đó để đối-chất với Nguyễn Ái Quốc. Nếu việc đó xảy ra, đời ảnh kể như tàn. Stalin mà không đem ảnh ra bắn bỏ mới là chuyện lạ . Vì mạng sống của ảnh, việc gì ảnh cũng phải làm và bao nhiêu sinh-mạng của người khác ảnh cũng không quản. Nếu như toàn-bộ Trung-ương đảng bị Pháp bắt giết hết thì càng hay nữa, vì Quốc-tế Cộng-sản sẽ bỏ qua việc điều-tra ảnh để mà dồn sức giải-quyết hậu-quả của biến-cố tai-hại đó.


C.6 Nguyễn Ái Quốc chơi lửa phỏng tay:

Nguyễn Ái Quốc không ngờ được rằng một điệp viên có tầm vóc quốc tế như sếp Ducroux lại ngố đến độ đi đâu cũng ôm cuốn sổ địa chỉ kè kè bên người và không chịu thiêu hủy những thư từ của ảnh gởi từ Hồng Kông qua.

Dưới đây là hình chụp của cái bao thư của Nguyễn Ái Quốc gởi cho Serge Lefranc (tức là Joseph Ducroux) mà Cảnh-sát Đặc-biệt Singapore lục ra được trong đám giấy tờ bị đốt dở-dang trong nhà của Ducroux. Điều này có nghĩa là: Ducroux vừa nghe tiếng cảnh-sát đập cửa dưới nhà, ảnh mau-mau đem những giấy tờ quan-trọng đi đốt, nhưng cuối-cùng vẫn không kịp.



Trang 166, "Hồ Chí Minh cứu nước?" của Vy Thanh.


Tấm hình trên được trích từ trang 166 của quyển "Hồ Chí Minh cứu nước" của Vy Thanh. Xin xem thêm thông-tin về quyển này trong phần D.5 của bài "Kỳ 1 - Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh đều có một vết sẹo gần chót tai trái, và qua đó Sở Mật-thám Pháp xác định được rằng hai người này chỉ là một" của Nguyễn Văn Huy.


Có một sự kiện lạ-lùng nằm ngoài sự hiểu-biết của mọi người là Mật-thám Pháp không tự tay bắt Ducroux ở Việt Nam, mà lại thông báo cho Singapore bắt nguội. Tại sao? Chỉ có một lý-do duy-nhất có thể giải-thích sự việc đó: Mật-thám Pháp được Lâm Đức Thụ thông-báo trước việc Ducroux đi gặp Trung-ương đảng của Cộng-sản Đông Dương, nhờ đó mà Pháp hốt gần trọn những cán-bộ cao-cấp nhất của Trung-ương đảng. Nhưng nếu Pháp bắt Ducroux trước khi ảnh rời Việt Nam, Quốc-tế Cộng-sản sẽ nghi-ngờ cặp bài trùng Nguyễn Ái Quốc và người cộng-sự thân-tín Lâm Đức Thụ. Lâm Đức Thụ là tài-sản vô-giá của Mật-thám Pháp trong cuộc chiến chống lại những phong-trào kháng-chiến của người Việt có căn-cứ ở bên Tàu, do đó Pháp phải bảo-vệ Thụ bằng mọi cách. Chính Ducroux cũng nghĩ rằng ảnh đã bị người nào đó điềm-chỉ. Trong bản tiếng Anh năm 1968 của quyển "Ho Chi Minh" của Jean Lacouture (xuất bản lần đầu năm 1967 bởi Editions du Seuil), trang 48, dòng 28-30, Ducroux nói như sau:

"Who informed us, I cannot say. But I am convinced that Ho, Noulens and I were the victims of a single, extensive swoop on the part of the British authorities."

("Ai chỉ điểm chúng tôi, tôi không biết được. Nhưng tôi tin rằng Hồ, Noulens và tôi là nạn nhân của một cuộc bố ráp duy nhất và sâu rộng bởi nhà cầm quyền Anh”).

Nếu bây giờ Ducroux mà biết được việc Lâm Đức Thụ, người làm việc dưới sự chỉ-đạo trực-tiếp của Nguyễn Ái Quốc tại chi-bộ đảng Quảng Châu trong những năm 1924-1927 (xem những thông-tin về Lâm Đức Thụ trong bài "Hồ Chí Minh gian hùng sử (2) - Bán người (kỳ 1)"), đã lãnh tiền của Mật-thám Pháp sau khi ảnh bị bắt, thì ảnh sẽ hiểu rằng chính Nguyễn Ái Quốc, chứ không ai khác, đã bán đứng ảnh. Trong lần chót ảnh gặp Quốc (tháng 4/1931) ở Hồng Kông, Quốc cho ảnh cái tên của hai người giao liên ở Việt Nam. Qua hai người này ảnh đã gặp được tất cả những người mà ảnh cần gặp. Như vậy, qua thông tin từ Quốc và Thụ, Mật-thám Pháp đã biết được ai là người giao liên của Ducroux, do đó để cho Ducroux đi lại thoải mái, rồi từ đó phăng ra được hết những phần tử lãnh đạo của đảng Cộng-sản Việt Nam.

(Nguyên văn: "When I left for Saigon he gave me the names, or rather the aliases, of two reliable comrades, 'Le Man' and 'Le Que', who - he said - would put me in touch with anyone else I needed. As indeed they did. These two comrades, who clearly regarded Ho as an influent leader (though not as a messiah or generalissimo) made a perfect job of organizing my mission in Indochina where for a month I journeyed freely, making numerous contacts.") (Trang 48, dòng 19-25, "Ho Chi Minh" của Jean Lacouture)



Trang 48 'Ho Chi Minh' của Jean Lacouture.jpg
Trang 48, "Ho Chi Minh", của Jean Lacouture



Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

"Le Man" là Ngô Đức Trí, con trai của Ngô Đức Kế (theo "Ho Chi Minh: the missing years, 1919-1941", trang 109, dòng 12-13). (Hết phần chú-thích)


Nguyễn Ái Quốc không ngờ rằng Pháp lại bố-trí quá sức chu đáo để bảo-vệ Lâm Đức Thụ. Do đó, sau khi thấy Ducroux rời khỏi Việt Nam bình an vô sự, ảnh không dời chỗ ở bên Hồng Kông. Kết-quả là ảnh bị Cảnh-sát đặc-biệt của Hong Kong bắt. Cái đó gọi là "người gian mắc nạn". Ông Trời thật sự không công bình a !



D. Khi những nạn nhân của Nguyễn Ái Quốc trả thù


D.1 Đảo-chánh:

Cũng trong năm 1931, không những Trần Phú bị giết, mà hầu hết những nhân vật lãnh đạo của đảng Cộng-sản Đông Dương ở Việt Nam, trong đó có cả Lê Duẩn, đều bị xộ khám. Sau này, vào năm 1940, Lê Duẩn và Trung-ương đảng Cộng-sản Đông Dương lại bị Hồ Chí Minh bán cho Pháp một lần nữa. Lớp bị tử hình, lớp bị đày ra Côn Đảo (xem bài 'Bác Hồ chỉ điểm cho mật thám Pháp tiêu diệt Trung ương đảng ở Nam Kỳ' của Hứa Hoành, đăng trên vietnamdaily.com vào ngày 03/06/2002).

Sau này, vào giữa năm 1967, Duẩn và Thọ trả thù bằng cách đảo chánh Hồ Chí Minh. Cuộc đảo-chánh được tổ-chức khéo đến độ quần-chúng không biết có cuộc đảo-chánh. Sau này, người ta chỉ biết đó là vụ án 'Xét lại Chống Đảng', trong đó hầu hết những người thân cận và trung thành với Hồ đều bị bắt nhốt. Hồ bị cấm-cố rồi bị ướp xác vào năm 1969, chẳng qua cũng chỉ là sự báo ứng mà thôi.


D.2 Ướp xác:

Từ tháng 08/1967, Lê Đức Thọ sắp-đặt cho ba ông bác sĩ qua Nga học cách ướp xác Hồ Chí Minh, mà không cho Hồ biết. Hồ đang sống phây-phây mà có kẻ dự-tính ướp xác Hồ, thế là thế nào? Hiển-nhiên, kẻ đó sẽ định ngày ướp ảnh, mà không cần biết ảnh có đồng-ý hay không. Điều đó có nghĩa là: lúc Thọ điều bác-sĩ đi học cách ướp xác, Hồ lúc bấy giờ đã là cá nằm trên thớt rồi và tùy ý người ta băm chặt .

Vào ngày 22/08/2009, báo Tiền Phong Online đăng một bài có tựa là 'Chuyện một chiến binh giữ giấc ngủ cho Người'. Sau đây là những đoạn trích có liên-quan tới việc Thọ cho bác-sĩ đi học cách ướp xác Hồ:

"TP - Tháng 6/1968, thời điểm công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang ở giai đoạn quyết liệt, tại Hà Nội, một việc hệ trọng đã lặng lẽ được tiến hành. Đó là sự ra đời của Tổ Y tế đặc biệt.

"Tổ y tế đặc biệt, với nhiệm vụ đặc biệt (được coi là tuyệt đối bí mật trong thời điểm đó và cho mãi nhiều năm sau này) do BS Nguyễn Gia Quyền, Chủ nhiệm khoa Giải phẫu Bệnh viện Quân đội 108 làm tổ trưởng.

"Các tổ viên là BS Lê Ngọc Mân, Chủ nhiệm khoa Nội tiết Bệnh viện Bạch Mai. Thượng úy BS Lê Điều, Thiếu úy BS Nguyễn Văn Châu, Y sĩ Đỗ Trung Hát và Hộ lý trưởng Nguyễn Ngọc Ảm".


"Ngày 22 tháng 8 năm 1967, có giấy mời bác sĩ Lê Điều, Trưởng khoa Ngoại Bệnh viện Việt Xô đến phố Nguyễn Cảnh Chân gặp đồng chí Lê Đức Thọ. BS Lê Điều hơi hoảng, cứ nghĩ hay cơ quan mình có chi sơ suất trong việc phục vụ bảo vệ sức khỏe cán bộ cao cấp?

"Lên đến nơi, BS Điều nhác thấy người bạn đồng nghiệp quen biết là BS Quyền. Hai người giật mình nhìn nhau, nghi nghi hoặc hoặc và linh cảm điều chi đó chẳng lành! Điều phân vân ấy đã được sáng tỏ.

"Trong cuộc gặp, ông Lê Đức Thọ nói ngay với BS Điều: Tôi biết đồng chí trong danh sách cùng với BS Bửu Triều chuẩn bị sang CH dân chủ Đức tu nghiệp. Nhưng bây giờ có nhiệm vụ quan trọng...

"Nhiệm vụ ấy là BS Lê Điều được cử sang Liên Xô, mà như đồng chí Lê Đức Thọ dặn đi dặn lại tuyệt đối không được nói với ai, ngay cả với người thân như vợ con. (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

"BS Lê Điều không biết được, cùng thời điểm đó có hai việc Tuyệt đối bí mật đã diễn ra. Một là bản Di chúc đang được Bác Hồ hoàn chỉnh mà đích thân Bác ghi Tuyệt đối bí mật.

"Và kế hoạch gìn giữ thi hài của Bác lâu dài cho hậu thế nếu chẳng may Bác đi xa của Bộ Chính trị cũng Tuyệt đối bí mật. Tên gọi giống nhau nhưng mục đích khác nhau mà đều chuẩn bị cho cái ngày Bác Hồ vĩnh biệt chúng ta. Oái ăm, có việc Bác Hồ không biết, nhưng một BS bình thường như Lê Điều lại biết!" (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Phần trên của bài báo "Chuyện một chiến binh giữ giấc ngủ cho Người"



Nguyễn Văn Huy có một nguồn tin-tức từ con cháu của một tướng công-an thời Lê Đức Thọ, cho biết Hồ Chí Minh bị tiêm thuốc độc trong lúc còn sống. Phương-pháp này lợi-dụng sự tuần-hoàn của máu để mang thuốc độc đi khắp nơi trong cơ-thể và trở thành chất bảo-trì, không cho xác chết bị hư-thối.

Theo bài viết 'Nhớ về những người nhận nhiệm vụ đặc biệt đầu tiên của đơn vị', đăng trên website của Ban Quản-lý Lăng Chủ-tịch Hồ Chí Minh vào ngày 02/08/2019, bác-sĩ Nga được mời qua Hà Nội năm ngày trước khi Hồ Chí Minh chết. Xin trích-đăng hai đoạn văn như sau đây:

"Trước diễn biến không thuận lợi về tình hình sức khỏe của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng Cộng sản Liên xô đã cử đoàn chuyên gia gồm 5 nhà khoa học y tế do Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm y học Liên xô, X.X. Đề-bốp, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lăng Lênin dẫn đầu sang Việt Nam ngày 28/8/1969 (trước 5 ngày khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời).

"Ngày 02/9/1969, trước mất mát lớn lao của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, Tổ y tế đặc biệt đã kìm nén niềm xúc động, nuốt nước mắt vào trong để cùng với các nhà khoa học y tế Liên xô trực tiếp tiến hành công tác y tế đầu tiên phục vụ cho nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh."



Screenshot của hai đoạn văn được trích ra từ bài 'Nhớ về những người nhận nhiệm vụ đặc biệt đầu tiên của đơn vị'



Những diễn-biến trên phù-hợp với một nguồn tin của một người cháu của bác-sĩ Lê Điều, gọi Lê Điều bằng 'cậu chín", rằng việc ướp xác thực-hiện bởi bác-sĩ Việt Nam bị thất-bại, do đó phải gọi bác-sĩ Nga qua Việt Nam một cách khẩn-cấp để giải-quyết vấn-đề. Khi được hỏi sự thật về cái chết của Hồ Chí Minh, Lê Điều nhất-định không hở môi. Ảnh còn khuyên con cháu sống trong chế-độ Cộng-sản không được đâu, do đó nếu vượt biên được thì cứ vượt . Người cho tin vào năm 2019 gần 90 tuổi rồi, do đó Nguyễn Văn Huy sẽ tìm cách kiểm-tra thêm về sự chính-xác của trí nhớ của ảnh.



E. Những cuộc tranh-luận trên Dân Làm Báo giữa Nguyễn Văn Huy và các độc-giả khác về cuộc đảo-chánh


Phần này sẽ đăng lại những comments (bình luận) mà Nguyễn Văn Huy từng trao đổi với một số độc giả của tờ Dân Làm Báo trong năm 2014 về việc Hồ Chí Minh bị đảo-chánh vào năm 1967.

Khi đăng lại, cách trình bày được sửa đổi - khác với cách trình bày đơn sơ của comments trong một trang báo mạng - để cho sáng sủa hơn. Nếu độc giả cần xem lại nguyên văn của bài chính và những ý kiến, thì cứ bấm vào những cái link được kèm theo.


E.1 Cuộc tranh-luận giữa Nguyễn Văn Huy và QuocHocHue:

Vào ngày 17/06/2014, Dân Làm Báo đăng bài 'Hồ Chí Minh - Một gián điệp hoàn hảo (Kỳ 2)' của Huỳnh Tâm (xin độc-giả xem phần "Phụ-lục - Vài thủ-đoạn tuyên-truyền mới của đồng-đảng của Hồ Tuấn Hùng, dựa trên cái chết ảo của Nguyễn Ái Quốc" của bài 'Kỳ 1 - Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh đều có một vết sẹo gần chót tai trái, và qua đó Sở Mật-thám Pháp xác định được rằng hai người này chỉ là một' của Nguyễn Văn Huy để có thêm thông-tin về nhân-vật này).

Ngày hôm sau (18/06/2014), Nguyễn Văn Huy viết một cái còm để góp ý với Huỳnh Tâm, như sau:

"Tác giả bài viết Huỳnh Tâm viết:

'Lá đơn xin vào học Trường Thuộc Địa của Nguyễn Tất Thành đủ xác định bút tích của một kẻ đã một thời lưu lạc tại Pháp. Chúng ta không cần phải bàn luận nhiều.'

"Anh Huỳnh Tâm đã xây dựng lâu đài lý luận của anh trên bãi cát, vì không có ai xác nhận chính Hồ Chí Minh tự tay viết lá thư đó.

"Theo bản tiểu sử chính thức đăng trên Wiki, "ngày 6 tháng 7 năm 1911, sau hơn 1 tháng đi biển, tàu cập cảng Marseilles, Pháp. Tại Marseilles, ông đã viết thư đến Tổng thống Pháp, xin được nhập học vào Trường Thuộc địa (École Coloniale), trường chuyên đào tạo các nhân viên hành chánh cho chính quyền thực dân, với hy vọng "giúp ích cho Pháp".



Screenshot của đoạn văn được trích từ bài 'Hồ Chí Minh' trên Wiki nói về ngày Hồ Chí Minh tới Marseilles



"Trong khi đó, theo đầu đề của lá thư thì Hồ viết vào ngày 15 tháng Chín năm 1911, tức là 2 tháng 9 ngày sau khi Hồ tới Pháp. Vậy thì anh Tâm thử suy nghĩ coi có khả năng Hồ học và viết tiếng Pháp trong thời gian ngắn ngủi đó để viết được một lá thư hoàn toàn bằng tiếng Pháp không?"



Nguyễn Văn Huy góp ý với Huỳnh Tâm về bài 'Hồ Chí Minh - Một gián điệp hoàn hảo (Kỳ 2)'



Khoảng 40 phút sau khi cái còm của Nguyễn Văn Huy được đăng lên, một độc-giả có nickname QuocHocHue nhảy vào tranh-luận với Nguyễn Văn Huy. Cuộc tranh-luận kéo dài hai ngày mới chấm-dứt (20/06/2014).

Sau đây, chỉ là những đoạn văn đối-đáp giữa Nguyễn Văn Huy và QuocHocHue về vấn-đề Hồ Chí Minh có thật sự bị đảo-chánh như Nguyễn Văn Huy đã tuyên-bố hay không. Còn những cuộc đối-đáp về vấn-đề có phải chính tay của Nguyễn Tất Thành viết lá thư cho Bộ Thuộc-địa của Pháp hay không thì đã được đưa vào phần Phụ-lục ở dưới.


E.1(a) QuocHocHue viết:

"Hì hì ! Những gì ông bạn thì bỏ công lí luận thì nên chịu khó viết một bài dài gởi cho Dân Làm Báo để bẻ gảy 2 tài liệu của Huỳnh Tâm và Hồ Tuấn Hùng.

"Tóm gọn , lá thơ xin học trường Thuộc Địa của Nguyễn Tất Thành là có thật và chính đảng Cộng-sản Việt Nam ngày hôm nay phải chấp nhận."



QuocHocHue trả lời Nguyễn Văn Huy



Nguyễn Văn Huy trả lời:

"1. Anh QuocHocHue viết:

"Tóm gọn , lá thơ xin học trường Thuộc Địa của Nguyễn Tất Thành là có thật và chính đảng Cộng-sản Việt Nam ngày hôm nay phải chấp nhận."

"Điều anh nói hoàn toàn chính xác. Tôi chỉ phản đối tác giả như vầy:

"Anh Huỳnh Tâm đã xây dựng lâu đài lý luận của anh trên bãi cát, vì không có ai xác nhận chính Hồ Chí Minh tự tay viết lá thư đó.” (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

"2. Tôi không hiểu tại sao anh Huỳnh Tâm không trưng ra thủ bút chữ Tàu của Hồ trong lá thư gởi cho Tăng Tuyết Minh. Nếu anh thử download lá thư đó từ Internet, rồi so sánh với thủ bút trong mật thư số 361 gì đó, chỉ coi chữ “中” (“trung”) thôi, anh sẽ thấy khác. Thủ bút trong Ngục Trung Nhật Ký cũng khác với 2 cái vừa nói.

"Ngày nay thì ai cũng biết Ngục Trung Nhật Ký không phải của Hồ viết. Thư gởi Tăng Tuyết Minh do Tàu tung ra. Mật thư 361 cũng do Tàu tung ra. Anh cũng thừa biết kẻ thường nói láo thì thường quên những gì mình nói láo, do đó khi kiểm tra lại thì thấy đầu đuôi lộn xộn. Việt Cộng biết như vậy, do đó đã có lệnh từ xưa là cuộc đời của Hồ chỉ có thể do Ban Nghiên cứu Lịch sử đảng viết mà thôi, tức là chỉ giao việc nói láo cho một băng thôi. Còn Tàu thì không được thông minh như vậy.

"Ngay thủ bút tiếng Việt trong di chúc của Hồ liệu có thể là chân chánh hay không, khi mà Hồ đã bị cầm tù từ giữa năm 1967 và tờ di chúc đó do những người cầm tù ảnh công bố? Ngoài ra, trong nhiều năm sau đó Việt Cộng còn tung ra chừng 2 cái di chúc nữa, và nói rằng những cái trước là ngụy tạo! Bó tay! (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

"3. Hơn một năm trước đây, tôi đã từng viết còm ở dưới một bài của Huỳnh Tâm rằng mấy anh Tàu lúc nào cũng cho rằng mình hơn người Việt, đến độ tiếng xấu “cùng hung cực ác” như Hồ mấy ảnh cũng muốn giành, do đó mới có việc biến Hồ Chí Minh thành Hồ Tập Chương. Lẽ dĩ nhiên đây là sự đoán chơi vô tội vạ và có tính cách hài hước, do đó xin đừng chất vấn."



Nguyễn Văn Huy trả lời QuocHocHue. Xin độc-giả chú ý câu văn được nhấn mạnh. Nguyễn Văn Huy phải đăng lại nguyên-văn của một cuộc tranh-luận vừa dài-dòng, lại vừa không đúng đề-tài của bài viết này, chỉ vì muốn độc-giả thấy vì cái gì mà vấn-đề Hồ Chí Minh bị cầm tù phải được đưa ra



E.1(b) QuocHocHue viết:

(Nguyễn Văn Huy viết:) "Ngay thủ bút tiếng Việt trong di chúc của Hồ liệu có thể là chân chánh hay không, khi mà Hồ đã bị cầm tù từ giữa năm 1967, và tờ di chúc đó do những người cầm tù ảnh công bố?"

"Chuyện Hồ Chí Minh bị Duẩn-Thọ cầm tù là tào lao. Ngược lại thì đúng hơn. Anh nên tìm đọc những bài viết của Vũ Kỳ viết thì biết.

"Đằng sau Hồ Chí Minh là một mạng lưới tình báo Trung Quốc hổ trợ. Bọn Duẩn-Thọ không có khả năng cấm tù hay khống chế "Mạng lưới Hoa Nam" ở Hà Nội.

"Hồ Chí Minh vờ đóng kịch mất quyền lực thì có bằng chứng là trong suốt thời gian Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân 68/Khe Sanh Giáp-Duẩn-Thọ đều thay phiên bay qua Bắc Kinh để báo cáo cho Hồ Chí Minh....đều này vẩn còn đúng cho ngày hôm nay...

"Bộ Chính Trị Cộng Sản Việt Nam là bọn bù nhìn và kẻ đang cai trị đất nước là mạng lưới tình báo Hoa Nam đứng trong bóng tối..., ra mặt là Hoàng Trung Hải...

"Xin đừng quên Hồ Chí Minh và Hoàng Văn Hoan dều là thành viên Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc (theo tài liệu mật mà tác giả Huỳnh Tâm có được). Vấn đề sống còn cho dân tộc Việt Nam không phải là dẹp bỏ công cụ Cộng Sản Việt Nam mà là phải dẹp bỏ hay vô hiệu hóa mạng lưới tình báo Trung Quốc nằm ở Hà Nội / Việt Nam." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



QuocHocHue trả lời Nguyễn Văn Huy



Nguyễn Văn Huy trả lời:

"1. Anh QuocHocHue viết: 'Chuyện Hồ Chí Minh bị Duẩn-Thọ cầm tù là tào lao. Ngược lại thì đúng hơn. Anh nên tìm đọc những bài viết của Vũ Kỳ viết thì biết.'

"Có phải anh muốn nói đến Vũ Kỳ tác giả của quyển sách “Bác Hồ Viết Di Chúc” không?

"Hồ có một người bí thư tên Vũ Đình Huỳnh (cha của Vũ Thư Hiên) và một người thư ký tên là Vũ Kỳ. Thực sự Kỳ là cận vệ của Hồ. Hai người làm việc cho Hồ từ năm 1945.

"2. Trong version PDF của quyển 'Đêm Giữa Ban Ngày', Vũ Thư Hiên viết ở trang 14 như sau:

“Hai tháng trước, đêm 18 tháng 10 năm 1967, cha tôi đang nằm đọc báo thì một toán công an hùng hổ xông vào nhà dựng ông dậy, đọc lệnh bắt khẩn cấp và lệnh khám nhà.”


"Việc bắt cha của Hiên là một chuyện nhỏ trong chiến dịch bắt bớ hàng ngàn cán bộ đảng cao cấp trong cái gọi là 'Vụ án Xét lại Chống Đảng'. Xin trích một đoạn trong bài đó:

“Vụ án Xét lại Chống Đảng có tên chính thức là 'Vụ án Tổ chức chống Ðảng, chống Nhà nước ta, đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài' [1] mang mã số X77 [2] là một vụ án chính trị do Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ và Bộ trưởng Công an Trần Quốc Hoàn trực tiếp chỉ đạo, là vụ bắt giam lâu năm không xét xử nhiều nhân vật quan trọng trong nội bộ Đảng và bộ máy chính quyền tại miền Bắc Việt Nam từ năm 1967 và lần lượt thả từ năm 1973 [2], với cáo buộc là đi theo Chủ nghĩa Xét lại.”

"Hiên căm hờn việc cả hai cha con anh bị bắt mà Hồ không dám can thiệp. Ở những trang 438-439, Hiên viết:

“Trước khi bị bắt, tôi có gặp ông Hoàng Quốc Thịnh, bộ trưởng Bộ Nội thương. Ông Thịnh kể mới đây ông vào Chủ tịch phủ báo cáo với ông Hồ Chí Minh về công tác thương nghiệp.

"Ông hỏi ông Hồ chuyện cha tôi vì sao bị bắt thì ông Hồ ngơ ngác :" Tại sao lại bắt chú Huỳnh? Chú ấy làm chi mà bắt?"

Trong tình bạn với cha tôi, Hoàng Quốc Thịnh là người chung thủy. Ông im lặng, như mọi người hồi đó đều phải im lặng trước Lê Ðức Thọ, nhưng từng hoạt động với cha tôi quá lâu, từng ở tù cùng cha tôi, ông không thể tin những lời bịa đặt của Thọ. Vậy là trước đó ông Hồ không biết cha tôi bị bắt? Hay ông biết mà giả vờ không biết? Giả thử ông không biết thật thì nghe ông Hoàng Quốc Thịnh nói rồi ông phải biết chứ. Biết rồi, nhưng ông cũng có làm gì đâu. Sự thật ở chỗ nào? Ông Hồ bị tước bỏ mọi quyền hành hay ông còn quyền hành nhưng ông làm ngơ?”



Nguyễn Văn Huy trả lời QuocHocHue (phần trên)



"4. Câu hỏi của Hiên rất đúng chỗ, tiếc thay ảnh không có khả năng xác định sự thật.

"Sự thật về “Vụ án Xét lại Chống Đảng” là Thọ cần bắt Hồ cầm tù để ướp xác, cần hốt tất cả những người theo phe Hồ hay thân cận với Hồ để triệt không cho bất cứ tin tức nào về cuộc đảo chánh tới tai Mao. Lý do là vì Hồ là chó của Mao, đánh chó sẽ bị chủ nhà hỏi tội.

"Căn cứ vào kết quả sau này thì chiến dịch đã thành công rực rỡ, vì rõ ràng là Mao cứ tiếp tục viện trợ cho miền Bắc đánh miền Nam, và sau đó còn rút 300 ngàn lính Tàu về nước (đã được điều qua giữ miền Bắc từ năm 1965) vào năm 1969. Thử tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra, nếu Mao hay tin Hồ đã bị Thọ giết? Bao nhiêu quân đội chủ lực của miền Bắc đã được điều vào Nam để đánh nhau với miền Nam, thì lính Tàu đang cầm giữ vận mạng của miền Bắc, chứ còn ai nữa?

"5. Nếu Thọ không triệt Hồ thì có lẽ, ở đây tôi đoán già đoán non thôi, lính Tàu sẽ ở miền Bắc mãi mãi, và miền Bắc sẽ trở thành nô lệ của Tàu, và không chừng quân Bắc Việt trong Nam sẽ bị bán đứng và cùng với tất cả quân lực của miền Bắc bị tiêu diệt bằng cách này hay cách khác. Chỉ có cách đó Tàu mới nuốt Việt-Nam một cách gọn gàng mà thôi.

"6. Tuy Thọ hành xử tàn nhẫn, bắt nhốt hàng ngàn người, vu khống tội danh nào đó, nhưng rốt cuộc lần lượt thả ra hết. Thọ không thể giải thích với Hiên hay bất cứ ai sự thật của “Vụ án Xét lại Chống Đảng”, vì làm như vậy tin tức sẽ tới tai Mao.

"Tôi không tin Thọ là thiện nam tín nữ gì, nhưng quả thật Thọ không giết tận truy tuyệt như Hồ. Hiên ở tù lâu hơn những người khác (tới tháng 9 năm 1976 mới được thả ra) có lẽ vì Hiên nói nhiều quá . Ngày 9 tháng 9 năm 1976 Mao chết, Hiên cũng được thả ra cùng tháng. Nếu Mao chết sớm hơn, có lẽ Hiên đã được về đời sớm hơn .

"7. Trở lại vấn đề Vũ Kỳ, tại sao Vũ Đình Huỳnh bị nhốt mà Vũ Kỳ được để yên?

"Chuyện này dễ giải thích thôi: Kỳ là người của Thọ gài bên người Hồ. Coi như 24/24 Hồ bị sát thủ theo như hình với bóng. Sau khi Hồ chết, Kỳ trở thành nhân chứng sống cho cái chết bình an (giả tạo) của Hồ, nhân chứng cho di chúc (giả tạo) của Hồ.


Chú-thích của Nguyễn Văn Huy vào ngày 15/02/2020:

Trần Đĩnh viết trong trang 193 của quyển "Đèn Cù 1" về Vũ Kỳ như thế này:

"Tôi thấy bình thường. Biết là ở tư cách người sống bên Bác Hồ, anh phải nêu gương học Bác mọi vẻ, chẳng hạn từ chữ viết đến tên ký đều phải học cho giống được như hệt của Bác, anh khoe tôi mà. Mà giống lạ lùng thật. Tôi đã phải bảo Vũ Kỳ: “Tôi mà bắt chước như thế này là tôi chết đấy.” - “Tại sao? - Kỳ hỏi. Tôi nói,” Thì còn tại sao nữa? Bắt chước giống nhằm mục đích gì?“ Vũ Kỳ cười khoái. Thấy mình duy nhất có quyền chính đáng bắt chước chữ viết, chữ ký của lãnh tụ." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Trang 193, Đèn Cù của Trần Đĩnh



Theo bài 'Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh' trên Wiki, nhà mồ của Hồ Chí Minh được hoàn-thành vào ngày 29/08/1975. Như vậy, Trần Đĩnh đưa vấn-đề Vũ Kỳ học cách viết và ký tên của Hồ Chí Minh ra ngay sau thời-điểm đó không lâu lắm. Hiển-nhiên, Vũ Kỳ đã được Lê Đức Thọ giao nhiệm-vụ như vậy để sau này Kỳ viết di-chúc giả hoặc để ngụy-tạo những văn bản khác nữa.

- - - - - (Hết phần chú-thích) - - - - -


"Người cận vệ thân tín của Hồ mà Thọ không thể mua được là Huỳnh thì cho vô tù đếm lịch. Hiên khoe ông già của mình là người trung thành với Hồ thì đương nhiên người trung cần phải được nhốt ngay. Hiên là con của Huỳnh, lại là người hay lý sự , do đó Thọ quyết định nhốt quách. Gặp tôi e rằng cũng phải làm như vậy thôi . (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

"Xem ra Thọ cũng còn nhân đạo hơn Dương Văn Minh, người cho đại tá Lê Quang Tung đi tàu suốt (và suýt nữa đại tá Cao Văn Viên cũng đi theo ông bà luôn), trước khi cuộc tấn công vào dinh Gia Long bắt đầu, trong khi chỉ cần giam giữ là đủ.

"8. Còn chuyện gì đã xảy ra cho cái gọi là Lực lượng Tình báo Hoa Nam bảo vệ Hồ?

"Một là họ đã bị Thọ cho mò tôm cả lũ. Nhưng nếu điều này nếu xảy ra được thì lại không thể dấu Mao được.

"Hai là đó là lực lượng ma được sáng tạo bởi văn sĩ kiểu Người Thứ Tám của tiểu thuyết Z28, mà Thọ thì đếch sợ ma .

"Anh QuocHocHue muốn nghĩ thế nào thì cứ nghĩ."



Nguyễn Văn Huy trả lời QuocHocHue (phần dưới)



E.2 Cuộc tranh-luận giữa Nguyễn Văn Huy và TaoLao:


E.2(a) Nguyễn Văn Huy góp ý với Phan Châu Thành:

Vào ngày 28/06/2014, Dân Làm Báo đăng bài 'Tại sao cha con ông Vũ Đình Huỳnh vướng vào vụ án 'Xét lại chống đảng'?' của Phan Châu Thành. Thành cho rằng tác giả và đạo diễn vụ án “Xét lại chống đảng” chính là Hồ Chí Minh và sở-dĩ Hồ phải làm như vậy vì Hồ cần che-dấu thân-phận người Tàu đóng thế vai Nguyễn Ái Quốc của chính mình. Trong nhiều năm qua, Việt Tân huy-động lực-lượng dư-luận-viên của mình để rêu-rao Hồ Chí Minh là người Tàu (xem bài '(151) Việt Tân bịa chuyện Hồ Chí Minh là người Tàu'). Do đó, xem ra Phan Châu Thành chính là một dư-luận-viên của Việt Tân.

Vào ngày 29/06/2014, Nguyễn Văn Huy góp ý với Phan Châu Thành qua một cái còm, như sau:

"1. Tôi xin đóng góp vài ý kiến với tác giả Phan Châu Thành bằng cách trích dẫn từ comments mà tôi đã từng viết cho bài 'Hồ Chí Minh - Một gián điệp hoàn hảo (Kỳ 2)' của anh Huỳnh Tâm (đăng trên Dân Làm Báo vào ngày 17/06/2014).

"2. Trích:

(Chú-thích của Nguyễn Văn Huy: phần này lặp lại 8 đoạn văn Nguyễn Văn Huy trả lời QuocHocHue trong phần E.1(b) ở trên, do đó không cần đăng lại ở đây)

"3. Tại sao Thọ và Duẩn muốn ướp xác Hồ?

"Trong một cái comment khác cho bài 'Hồ Chí Minh - Một gián điệp hoàn hảo (Kỳ 2)' tôi có nói Hồ từng “hãm hại những Ủy viên Trung Ương đảng không thuộc phe ảnh (cả Lê Duẩn và Lê Đức Thọ cũng bị ảnh mật báo cho Pháp bắt rồi đày ra Côn Đảo, thế mới chết chứ .”

"Hồ dám hại hai ảnh, mà hai ảnh không chết, thì Hồ đương nhiên khó mà tránh được sự báo thù rửa hận và một cái chết không được tốt đẹp (“bất đắc hảo tử”). Cái này kêu bằng "quả báo nhãn tiền."

"Hồ từng chọt với Pháp làm cho cụ Phan Bội Châu bị bắt rồi bị kết án tử hình. May mà dân VN khắp nơi biểu tình phản đối cụ mới thoát chết, chỉ bị an trí ở Huế cho đến lúc chết. Hồ cũng chơi cái mửng đó với Duẩn và Thọ, làm hai ảnh bóc lịch khá đậm đà ở Côn Đảo, qua vụ báo cho Pháp địa điểm họp của Trung Ương đảng ở Hốc Môn.

"Sau này Lê Duẩn ra Bắc, hợp sức với Thọ vặt lông vặt cánh của Hồ. Cuối cùng phe đảng của Hồ bị triệt, còn Hồ thì bị hai ảnh cầm tù ở trong một cái hang ở chân núi Ba Vì mà Việt Cộng gọi là K9, từ giữa năm 1967. Từ lúc đó cho tới lúc bị ướp xác tháng 9 năm 1969 có lẽ Hồ đã bị hành hạ đau khổ, sống không bằng chết."



Nguyễn Văn Huy góp ý với Phan Châu Thành. Đoạn 2 đã được cắt ra khỏi screenshot vì chỉ lặp lại cái còm cho QuocHocHue trong phần E.1(d) ở trên.



Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

(i) Hồ Chí Minh khéo chọn địa điểm (hòn Đá-Chông (K9), thuộc huyện Ba-Vì, Hà-Nội), vừa tránh được bom đạn lại vừa có nơi nghĩ mát suốt năm rất lý-tưởng. Chỉ có điều đáng tiếc là nơi này cuối cùng lại trở thành nơi cầm tù ảnh cho đến lúc chết.

(ii) Trong bài "Bác Hồ vẫn phải chịu đau-đớn oan khuất dưới suối vàng", đăng trên báo mạng Quan Làm Báo ngày 15/07/2012 (mà xem ra tác-giả không ai khác hơn là Đặng Thị Hoàng Yến), có những đoạn sau đây:

"Có lẽ Bác Hồ ở nơi chin suối cũng đau lòng vì con cháu ruột thịt của mình đang kiếm tiền trên tên tuổi của Bác! Khi Bác ra đi cũng chỉ có mấy bộ quần áo ka-ki và đã bị thầy trò Lê Duẩn giam lỏng tại K9 để phục vụ cho kế hoạch thần thánh hoá mỵ dân. Thực sự những người Việt Nam có lương tri vẫn dành cho Bác một tình cảm như một người cha già đã khai sinh ra Tổ Quốc Việt Nam. Nếu thật sự có tấm lòng với Bác thì tại sao Nguyễn Sinh Hùng không dũng cảm công bố lại những trang lịch sử đã bị viết sai cho toàn dân thấu hiểu nỗi đớn đau của con người đã khai sinh ra đất nước Việt Nam, nhưng những năm tháng cuối đời đã phải chịu những oan trái và uẩn khúc của một người tù bị giam lỏng? (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

"Rất nhiều người đã rơi nước mắt khi đến tham quan K9, nhìn thấy cái phòng của Bác sống những năm tháng cuối đời chưa được 20 m2 với chiếc giường chỏng trơ, không nệm, không chăn ấm và không điện thoại! Làm sao ai có thể tin được đó là phòng ở của một vị lãnh tụ! Đến điện thoại còn không có! Chỉ đến những ngày sắp ra đi, Bác mới được đưa về Hà Nội …" (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Screenshot bài viết về Hồ Chí Minh của Quan Làm Báo. Những đoạn văn không liên-quan đến chủ-đề (nằm giữa tấm hình và văn-bản chánh) đã bị cắt ra.


E.2(b) Nguyễn Văn Huy tranh-luận với TaoLao:

Vào ngày 29/06/2014, Taolao viết:

"Nguyễn Văn Huy: "Sau này Lê Duẩn ra Bắc, hợp sức với Thọ vặt lông vặt cánh của Hồ. Cuối cùng phe đảng của Hồ bị triệt, còn Hồ thì bị hai ảnh cầm tù ở trong một cái hang ở chân núi Ba Vì mà Việt Cộng gọi là K9, từ giữa năm 1967. Từ lúc đó cho tới lúc bị ướp xác tháng 9 năm 1969 có lẽ Hồ đã bị hành hạ đau khổ, sống không bằng chết..."

"Tào lao ! Ông Huy thử lý giải...tại sao Duẩn-Thọ cho đổi tên Saigon thành Hồ Chí Minh là để tôn vinh Hồ Chí Minh hay "hành hạ" Hồ Chí Minh vậy. Đó là chưa kể Duẩn Thọ cho xây viện bảo tàng Hồ Chí Minh và hình tượng Hồ Chí Minh khắp nơi từ nam ra bắc."



Taolao chất-vấn Nguyễn Văn Huy



Nguyễn Văn Huy trả lời:

"Thọ cao siêu về chính trị đến độ anh TaoLao không ngờ nổi:

"1. Thọ luôn luôn tôn vinh Hồ, đánh bóng tên tuổi Hồ, khiến cho không những người nhẹ dạ trong nước tin tưởng Hồ là bậc vĩ nhân, mà ngay cả người ngoại quốc ở năm châu bốn bể cũng tin như vậy, hỏi sao Hồ không thể không tin Thọ trung thành với mình hơn bất cứ ai khác?

"Chính vì vậy Hồ mới lầm Thọ, và bị Thọ chặt tay chặt chân. Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Chí Thanh trung thành với Hồ, do đó Thanh bị ngộ độc chết sau khi ăn tối ở nhà Giáp về. Còn Giáp thì bị thân bại danh liệt từ đó, và còn bị Thọ ép nhận lấy chức Bộ trưởng ngừa thai cai đẻ gì đó.

"Anh thử đặt mình vào vị thế của Hồ, anh sẽ không thể không tin lòng thành của Thọ. Thọ không bao giờ để tên tuổi của mình xuất hiện trong công chúng. Thọ chỉ xưng tụng anh, thì làm sao anh hoài nghi thiện chí của Thọ, đúng không?

"Sau này, tới phiên Thọ bị quả báo, lầm Lê Đức Anh là trung thành với mình, vì Anh có tài nịnh bợ, vào luồn ra cúi. Thọ cất nhắc Anh trở thành người có quyền lực trong ngành công an chỉ sau Thọ, để rồi khi Thọ còn đang hấp hối trên giường bệnh Anh đã dẫn đám Ủy viên Bộ Chính Trị Việt gian qua Thành Đô lạy lục Đặng Tiểu Bình xin tha mạng. [Xem phần "H.6 Gian-thần Lê Đức Anh" của bài '(64A) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 4) - Thời-vận của những nhân-vật lịch-sử']

"2. Sau khi giết Hồ, Thọ còn biết cách lợi dụng xác chết và tên tuổi của Hồ để duy trì niềm tin tưởng của đảng viên và nhân dân vào đảng, để có thể tiếp tục lợi dụng xương máu của họ vào những mục đích tối tăm của Thọ và Duẩn.

"Trong khi đó, ở miền Nam, nhân dân có thói quen miệt thị những người Tổng Thống do họ bầu ra. Kết quả là dân quan cán chính đều mất lòng tin ở người lãnh đạo, dẫn đến sự suy sụp trong tinh thần chiến đấu của quân nhân. Hậu quả là tuy mới thua một trận chiến, mà chỉ trong một thời gian ngắn thua luôn cả cuộc chiến.


Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

Sau khi mất Ban-Mê-Thuột vào ngày 15/03/1975, Tổng-thống Thiệu ra lệnh rút bỏ cao-nguyên. Từ đó, "binh bại như núi đổ", cả miền Nam mất vào ngày 30/04/1975 (xem phần "E.1 Mất Ban Mê Thuột không có nghĩa là sẽ mất hết cao-nguyên" của bài '(63) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 3) - Miền Nam bị các tướng tình-báo và người Tàu Việt bán đứng').

- - - - - (Hết phần chú-thích) - - - - -


"Do đó, nếu Thọ xoay một 180 độ, đợi Hồ chết rồi đi nói xấu Hồ, thì đó là một cách tự đào mồ chôn đảng.

"Ngoài ra, Hồ cũng là chó của Mao, do đó nếu trở mặt nói xấu Hồ thì Mao sẽ biết Thọ giết Hồ. Hậu quả sẽ là Việt Cộng sẽ bị cúp viện trợ, và miền Nam sẽ mở cuộc Bắc tiến. Miền Bắc sẽ bị lưỡng đầu thọ địch, và Việt Cộng sẽ bị diệt vong.

"3. Thọ giết Thanh, nhưng bộ máy tuyên truyền của VC vẫn tuyên truyền Thanh như là một vị tướng anh hùng của quân đội VC. Điều đó chỉ có lợi mà không có hại cho đảng, thì tại sao lại không làm?"



Nguyễn Văn Huy trả lời Taolao lần thứ nhất



Taolao viết:

"Trích: Thọ luôn luôn tôn vinh Hồ, đánh bóng tên tuổi Hồ, khiến cho không những người nhẹ dạ trong nước tin tưởng Hồ là bậc vĩ nhân...

"Tôi hỏi anh "Duẫn - Thọ đổi tên Saigon thành HCM là có phải là đẻ "hành hạ" HCM ?". Thì anh cao siêu tràng giang đại hải giải thích thêm là Duẫn Thọ "hành hạ" HCM bằng cách "tôn vinh" Hồ là bậc vĩ nhân.....

"Thôi tôi hỏi anh lần cuối và anh chi cần nói YES hay NO: "Hồ Chí Minh có phải là Nguyễn Tất Thành không ?".


Nguyễn Văn Huy trả lời:

"Dường như tâm tình anh có vẻ tốt hơn, khi anh đặt lại câu hỏi đầu tiên, và thêm một câu hỏi nữa. Do đó, tôi sẽ trả lời 2 câu hỏi của anh.

"(a) Câu hỏi mới: "Hồ Chí Minh có phải là Nguyễn Tất Thành không ?"

"Đáp: 'Yes.'



"(b) Câu hỏi cũ: "Duẫn - Thọ đổi tên Saigon thành HCM là có phải là để 'hành hạ' Hồ Chí Minh?"

"Đáp: Xác chết không biết đau, không biết sướng hay khổ, do đó câu hỏi anh rất vô nghĩa. Tôi đã làm lơ không trả lời theo nghĩa đen của câu hỏi.

"Tôi đã đoán rằng anh muốn dùng nghĩa bóng của từ "hành hạ", như là trong cặp"đề cao/hạ bệ", do đó mới bỏ thời giờ ra trả lời chu đáo, rốt cuộc dẫn đến việc anh mỉa mai là 'cao siêu tràng giang đại hải giải thích thêm ...'"



Nguyễn Văn Huy trả lời Taolao lần thứ hai



E.3 Nguyễn Văn Huy góp ý với Bùi Tín về Lê Hồng Hà:

Vào ngày 24/10/2014, Dân Làm Báo đăng bài 'Về ông Lê Hồng Hà' của Bùi Tín. Ngày hôm sau, Nguyễn Văn Huy viết một cái còm để góp ý với Bùi Tín, như sau:

"1. Bùi Tín viết về Lê Hồng Hà như sau:

"(a) “Ông quan tâm đến những ý kiến giải trình về vụ án của ông Hoàng Minh Chính, người được coi là cầm đầu trong vụ án ‘Xét lại chống đảng’, rồi đồng tình sâu sắc với ông Nguyễn Trung Thành là dứt khoát phải minh oan cho tất cả các anh chị em bị coi là tội phạm trong vụ án đó.”

"(b) “Vị thế của ông Nguyễn Trung Thành và của ông Lê Hồng Hà khi xảy ra vụ án là rất có trọng lượng để xem xét lại vụ án. Ông Nguyễn Trung Thành khi ấy là Vụ trưởng vụ Bảo vệ chính trị của Ban tổ chức trung ương, là người trực tiếp thụ lý vụ án, còn ông Lê Hồng Hà là Chánh văn phòng bộ công an, người trực tiếp liên quan đến các giấy tờ truy tố, lệnh triệu tập, tạm giam, thi hành án.”

"2. Có một bài tựa là "Tại sao cha con ông Vũ Đình Huỳnh vướng vào vụ án 'Xét lại chống đảng'?", của Phan Châu Thành, đăng trên Dân Làm Báo ngày 28/06/2014.

"Ở đó, tôi có những ý kiến trái ngược với tác giả. Tôi cho rằng chính Lê Đức Thọ đã đảo chánh Hồ Chí Minh, mà nguyên nhân sâu xa là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đã bị từng Hồ mật báo cho Pháp bắt rồi đày ra Côn Đảo. Sau đây là sự trích dẫn từ một trong những comments đó:

“Tại sao Thọ và Duẫn muốn ướp xác Hồ?

"Trong một cái comment khác cho bài “Hồ Chí Minh - Một gián điệp hoàn hảo (Kỳ 2)” tôi có nói Hồ từng “hãm hại những Ủy viên Trung Ương đảng không thuộc phe ảnh (cả Lê Duẩn và Lê Đức Thọ cũng bị ảnh mật báo cho Pháp bắt rồi đày ra Côn Đảo, thế mới chết chứ .”

"Hồ dám hại hai ảnh, mà hai ảnh không chết, thì Hồ đương nhiên khó mà tránh được sự báo thù rửa hận và một cái chết không được tốt đẹp (“bất đắc hảo tử”). Cái này kêu bằng "quả báo nhãn tiền."

"Hồ từng chọt với Pháp làm cho cụ Phan Bội Châu bị bắt rồi bị kết án tử hình. May mà dân VN khắp nơi biểu tình phản đối cụ mới thoát chết, chỉ bị an trí ở Huế cho đến lúc chết. Hồ cũng chơi cái mửng đó với Duẩn và Thọ, làm hai ảnh bóc lịch khá đậm đà ở Côn Đảo, qua vụ báo cho Pháp địa điểm họp của Trung Ương đảng ở Hốc Môn.


Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

Xin trích vài đoạn văn tiêu-biểu từ bài 'Bác Hồ chỉ điểm cho mật thám Pháp tiêu diệt Trung ương đảng ở Nam Kỳ' của Hứa Hoành, đăng trên vietnamdaily.com vào ngày 03/06/2002:

"Tháng 5/1938 ông Hồ được gởi qua Diên An, với nhiệm vụ mới do CSQT giao phó. Tuy nhiên, vì ý đồ riêng, ông tìm cách di chuyển về hoạt động tại các tỉnh sát ranh giới Hoa Việt. Nhờ đảng CS Trung Quốc, ông Hồ bắt được liên lạc với trung ương đảng ở Nam Kỳ. Qua một cán bộ người Việt gốc Hoa, được biết mật khẩu và địa chỉ của Trung ương đảng Nam Kỳ, người nầy, theo mật lịnh của ông Hồ chỉ điểm cho mật thám bắt toàn thể cả trung ương đảng, đang họp để bàn chuyện khởi nghĩa Nam Kỳ, tại số 19 Nguyễn Tấn Nghiệm (gồm, Nguyễn Văn Cừ, các ủy viên trung ương Võ Đình Hiệu, Lê Duẩn, Vũ Thiên Tân (Chính Đạo “Việt Nam Niên Biểu” tập 1 A, trang 38) (Tại sao Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Vũ Thiên Tân......bị bắt cùng một nơi, cùng tội trạng, cùng là ủy viên trung ương, mà chỉ Nguyễn Văn Cừ bị bắn, còn Lê Duẩn, Lê Hồng Phong chỉ bị 5 năm tù và đày Côn Đảo. Đây cũng còn là một nghi vấn lịch sử?)

"Hôm đó là ngày 17/1/40. Hôm sau, ngày 18/1/40, Lê Hồng Phong và Hà Huy Tập cũng bị mật báo, nên Pháp mới chận bắt được cả hai tại Phan Thiết, rồi giải về Sàigòn.

"Xưa nay, những cuộc họp quan trọng của đảng Cộng-sản không bao giờ được tiết lộ, cũng như sự di chuyển của họ được cảnh giác, bảo mật tối đa, không dễ gì biết được. Lần nầy Pháp biết rõ chỗ hội họp, cùng đường đi nước bước của các lãnh tụ đảng Cộng-sản Đông Dương là do ông Hồ từ Trung Quốc phái người về liên lạc, rồi chỉ điểm luôn cho mật thám Pháp hốt, trọn ổ. Ngày 30/7/40 , Nguyễn Thị Minh Khai, do bị chỉ điểm, bị mật thám Pháp bắt tại Bình Đông, và đưa về giam giữ ở bót Catinat Sàigòn. (Từ điển “Những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử VN”, nhiều tác giả, nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin 1993, trang 220).

"Trong nhiều tài liệu lịch sử của Việt Cộng, chỉ có quyển từ điển nầy là ghi “Do bị chỉ điểm, Nguyễn Thị Minh Khai bị mật thám Pháp bắt ....” mà thôi. Các tài liệu khác đều né tránh câu này. Còn ngày giờ Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn bị bắt, thì sách nầy ghi “...tháng 6/1940 ông (Cừ) bị bắt cùng với Lê Duẩn....”. Sách “Nhân vật lịch sử VN” của Nguyễn Quốc Thắng và Nguyễn Bá Thế, cũng chép lại như vậy. Tuy nhiên sách “Côn Đảo: Ký sự & Tư liệu”, nhà xuất bản Trẻ Thành-phố Hồ Chí Minh 1996, thì Nguyễn Văn Cừ bị bắt ngày 18/1/40. Lê Hồng Phong bị bắt ngày 29/9/39.......” còn Lê Duẩn thì: “.......những năm 1940 ông (Duẩn) bị bắt và đày Côn Đảo lần thứ hai.....” Tóm lại các tài liệu lịch sử, sách báo do VC xuất bản, đều ghi các chi tiết khác biệt nhau, mâu thuẫn nhau, chứng tỏ Ban Nghiên Cứu Lịch Sử Đảng đã vo tròn bóp méo sự thật, bịa đặt thêm sự kiện để che giấu tội ác, thổi phồng thành tích mà thôi."

"Theo “Hồ Chí Minh: Con người và Huyền thoại” của Chính Đạo, Văn Hóa xuất bản, trang 228 thì:

"- Ngày 3/3/41 Phan Đăng Lưu bị kết án tử hình, đơn ân xá bị bác ngày 5/5/41 và bị bắn tại Sàigòn ngày 24/5/41.

"- Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Hà Huy Tập bị tòa quân sự Sàigòn ngày 25/3/41 kêu án tử hình. Ngày 29/3/41 Minh Khai bị án tử hình lần thứ hai, và Nguyễn Hữu Tiến (cùng bị chận bắt một lượt với Minh Khai) cũng bị kết án tử hình. Đơn xin ân xá của Cừ, Tần và Tập bị bác ngày 11/4/41. Đơn ân xá của Minh Khai bị bác ngày 17/5/41. Tất cả bị xử bắn ngày 28/8/41. Trong khi đó Lê Hồng Phong, Lê Duẩn, chỉ bị án khổ sai, đày Côn Đảo.

"Vẫn theo tài liệu của Chính Đạo “Paris xuân 1996”, Văn Hóa xuất bản, trang 71 thì 'Lê Hồng Phong......người từng kế vị Nguyễn Ái Quốc làm đại diện “Hội lao nông quốc tế” (tức CSQT), nhưng cũng là tình địch của Quốc, và có thể đã bị chính ông Quốc tiêu diệt bằng cách ngầm mật báo chỗ trú ẩn cho mật thám Pháp bắt vào đầu năm 1940.'"

Đoạn văn sau đây có thêm vài chi-tiết về người được Hồ Chí Minh gởi đi mật-báo cho Pháp:

"Ngay từ năm 1939, tới 1940, ông Hồ về Hoa Nam, rồi nhờ đảng CS Trung Quốc, “để bắt liên lạc” với trung ương đảng CSĐD ở Nam Kỳ. Vì thế ông bí mật phái một đồng chí người Minh Hương, vào Nam “để liên lạc” với trung ương đảng đóng tại Hốc Môn - Bà Điểm 18 Thôn Vườn Trầu, cách Sàigòn 20km. Nhờ sự mật báo của người liên lạc nầy mà Pháp hiểu rõ đường đi nước bước của họ, chỗ trọ, chỗ thường lui tới (Nhà chị Hai Sóc, tức Nguyễn Thị Sóc), nên Pháp mới biết chỗ hội họp mà ập vào bắt tại trận."

- - - - - (Hết phần chú-thích) - - - - -


"Sau này Lê Duẩn ra Bắc, hợp sức với Thọ vặt lông vặt cánh của Hồ. Cuối cùng phe đảng của Hồ bị triệt, còn Hồ thì bị hai ảnh cầm tù ở trong một cái hang ở chân núi Ba Vì mà Việt Cộng gọi là K9, từ giữa năm 1967. Từ lúc đó cho tới lúc bị ướp xác tháng 9 năm 1969 có lẽ Hồ đã bị hành hạ đau khổ, sống không bằng chết."



Nguyễn Văn Huy góp ý với Bùi Tín (phần trên)



"3. Tôi cho rằng cả Lê Hồng Hà lẫn Nguyễn Trung Thành đều là trợ thủ đắc lực của Thọ trong việc thực hiện cuộc đảo chánh.

"Về (Lê Hồng) Hà, trong bài 'Người ‘đẹp’ nhất trong Đèn Cù', đăng ngày 18/10/2014 trên voatiengviet.com, Bùi Tín viết như sau:

“Nổi bật nhất là 2 anh em nhà báo, anh ruột là Thép Mới nhà báo cột trụ của báo Sự Thật và báo Nhân Dân. Trong loạt bài “Thời thắng Mỹ,” Thép Mới từng ca ngợi hết mức ông Lê Duẩn, rằng “anh Ba đã sáng láng hơn cả bác Hồ, bản lĩnh hơn bác Hồ.” Ông em Hồng Hà còn hơn ông anh nữa, xoay lập trường 180 độ, được lọt vào mắt nâu của cả 2 ông họ Lê, còn kế thừa ông Hoàng Tùng làm tổng biên tập báo Nhân Dân, từ đó lên chức trưởng Ban Đối Ngoại Trung Ương. Hồng Hà là nhân vật trung tâm cùng tướng Lê Đức Anh cán thu xếp cuộc gặp lịch sử ở Thành Đô tháng 9, 1990, “đánh dấu thời kỳ Bắc thuộc mới cực kỳ nguy hiểm,” như ông Nguyễn Cơ Thạch cảnh báo ngay lúc ấy.”

"4. Cũng trong bài đó, về Nguyễn Trung Thành, Bùi Tín viết như sau:

“Đó là ông Nguyễn Trung Thành (NTT), một thời là cánh tay phải của Lê Đức Thọ, nắm chức vụ then chốt về nhân sự - vụ trưởng Vụ Bảo Vệ Chính Trị trong Ban Tổ Chức Trung Ương do ông Thọ làm trưởng ban. Ông NTT là nhân vật nắm trọn hồ sơ của 36 người dính vào vụ án “Xét lại chống đảng” mà danh sách có khá đầy đủ trong Đèn Cù, cùng với tất cả các vụ án chính trị khác.”

"5. Bùi Tín còn viết:

"Theo Trần Đĩnh thuật lại trong Đèn Cù, với lòng ngay thẳng NTT bắt đầu hoài nghi về kết luận vũ đoán của toàn vụ án, nhận ra bản thân đã mù quáng a dua theo định kiến của cấp trên là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ, gây nên quá nhiều bất công. Thức tỉnh, hối hận sâu sắc, năm 1993 ông thảo ra thư gửi cho Tổng Bí Thư Đỗ Mười và Thường Trực Ban Bí Thư Phan Diễn, trình bày rành rọt những sai lầm của vụ án làm hàm oan 36 đảng viên cấp cao của đảng, những người không hề làm gián điệp cho nước ngoài, họ chỉ sử dụng quyền có ý kiến khác với lãnh đạo do có tư duy độc lập.”


"6. Nếu Trần Đĩnh và Bùi Tín đưa ra sự kiện rằng (Lê Hồng) Hà và (Nguyễn Trung) Thành từng cạo đầu đi tu giống như Phạm Văn Đồng, thì Nguyễn Văn Huy có thể mũi lòng trước sự ăn năn hối cải của hai anh trùm công an gộc. Bởi vì không có, do đó Văn Huy chỉ có thể đoán rằng sau khi Thọ chết, hai anh hoàn toàn thất thế, lo sợ bị băng đệ tử của Hồ (trong đó có cả Vũ Thư Hiên lẫn Bùi Tín) trả thù, do đó giả vờ “đòi lại công đạo” (dùng từ ngữ của phim kiếm hiệp Tàu) nhặng xị lên. Thật sự, việc “giết Hồ và cho những người ủng hộ Hồ vào tù” có thể nói là công, chứ không phải tội, đối với nhân dân. Hy vọng rằng Bùi Tín ngày nay đã không còn là "fan" của Hồ nữa và không muốn cãi với Văn Huy về câu nói đó."



Nguyễn Văn Huy góp ý với Bùi Tín (phần dưới)



F. Kết-luận

Lê Đức Thọ là “top of the food chain” ("đứng đầu bảng của những con thú ăn thịt nhau, trên rừng hoặc dưới biển") trong đảng ăn cướp Việt Cộng. Ảnh là kẻ chủ mưu vụ án "Xét lại chống đảng" đấy. Ảnh đã bắt nhốt hoặc giết chết những kẻ trung thành với Hồ Chí Minh (trong đó có cha con Vũ Thư Hiên) trong chiến-dịch đảo-chánh Hồ (nhằm trả mối thù cho Trung-ương đảng Cộng-sản Đông Dương từng bị Hồ Chí Minh bán đứng cho Pháp vào năm 1931). Lúc đó, Hồ chỉ mới là một đặc-phái-viên của Cục Viễn Đông của Quốc-tế Cộng-sản, chứ không phải là người của đảng Cộng-sản Đông Dương. Cho đến năm 1940, Hồ lại điểm-chỉ cho Pháp biết địa-điểm họp của Trung-ương đảng Cộng-sản Đông Dương tại Hốc Môn (một khu ngoại-ô của Sài Gòn), khiến cho gần hết người của Trung-ương đảng bị Pháp bắt hoặc giết. Xin lưu ý độc-giả một lần nữa, rằng tới lúc đó Hồ Chí Minh vẫn không phải là người của đảng Cộng-sản Đông Dương và sau này, năm 1945, cũng không còn là người của Quốc-tế Cộng-sản nữa, vì tổ-chức này đã bị Stalin giải-tán vào năm 1943 để có thể nhận viện-trợ của Mỹ cho việc đánh nhau với Đức (xem phần "Dissolution" của bài 'Communist International').

Không có Lê Đức Thọ thì ai sẽ ướp sống Hồ và làm cho bao nhiêu triệu oan hồn uổng tử của nhân dân Việt Nam được nguôi ngoai những mối hận thù? Đến năm 1986, Lê Đức Thọ lại bị Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh đảo-chánh và bị đá ra khỏi Trung-ương đảng Cộng-sản Việt Nam. Lê Đức Thọ nguyền-rủa Nguyễn Văn Linh và bắn tiếng chỉ cần bỏ ra nửa tháng là đánh tan, đánh nát đảng của Nguyễn Văn Linh ra không còn một manh giáp (xem chi-tiết trong phần "H.6(a) Lê Đức Anh phản phé" của bài '(64A) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 4) - Thời-vận của những nhân-vật lịch-sử'). Lê Đức Thọ nói mà chưa làm được, trong khi đó Hồ Chí Minh đã làm được như vậy đối với đảng của Trần Phú, của Hà Huy Tập, của Nguyễn Văn Cừ rồi. Không phải chỉ một lần đâu nhé, mà là tới hai lần lận .


"But he who is victorious should remember the instability of earthly things. His success may be great, but be it ever so great the wheel of fortune may turn again and bring him down into the dust. [23]”

(“Nhưng kẻ chiến-thắng nên nhớ rằng những gì thuộc về thế-gian đều là vô-thường. Sự thành-công của ảnh có thể lớn-lao, nhưng dù có lớn-lao gì đi nữa, bánh xe của vận may có thể xoay một lần nữa và sẽ chôn-vùi ảnh trong cát-bụi.”)

Trời chuyên dùng kẻ ác diệt kẻ ác, do đó Lê Đức Thọ cũng có một vai-trò trong Thiên-cơ và Luật Nhân-quả. Nhưng vì ảnh hoàn-toàn không tự-nguyện , do đó cuối-cùng chính đời của ảnh cũng bị dìm xuống bùn luôn như Đức Phật đã dạy .



Phụ-lục

Có phải chính tay của Nguyễn Tất Thành viết lá thư cho Bộ Thuộc-địa của Pháp, hay không?


1. Nguyễn Tất Thành có khả-năng viết được lá thư tiếng Pháp hay không?

QuocHocHue viết:

"Nguyễn Tất Thành đã theo học tại "Quốc Học Huế" và là chương trình Pháp....cho nên NTT viết được tiếng Pháp không có gì là ngạc nhiên cả."

Nguyễn Văn Huy trả lời:

"1. Anh QuocHocHue phát biểu:

“Nguyễn Tất Thành đã theo học tại "Quốc Học Huế" và là chương trình Pháp....cho nên NTT viết được tiếng Pháp không có gì là ngạc nhiên cả.”

"2. Ôi chao! Trong cuộc đời của anh QuocHocHue, anh có thường suy nghĩ đơn giản như vậy không? Nếu quả như vậy, thì anh chắc phải là loại người ai nói gì cũng tin.

"3. Tôi xin trích một số thông tin từ (bài nói trên của) Wiki, như sau đây:

“Theo nghiên cứu của học giả William J. Duiker, vào tháng 9 năm 1907, ông vào học lớp trung học đệ nhị niên tại trường Quốc học Huế, nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ[29].”

“Tuy nhiên, theo tài liệu hiện lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Hải ngoại (Centre des archives d'Outre-mer hay CAOM) ở Pháp, Nguyễn Sinh Côn và được nhận vào Quốc Học Huế vào ngày 7 tháng 8 năm 1908.[17][18][20] Theo nhà nghiên cứu lịch sử Vũ Ngự Chiêu thì như vậy "không có việc Nguyễn Sinh Côn bị trục xuất khỏi trường Quốc Học vì tham gia vào cuộc biểu tình chống sưu thuế ở Huế—cuộc biểu tình chống sưu dịch xảy ra ngày 9 tới 12 tháng 4 năm 1908; tức gần bốn tháng trước ngày trò Côn được nhận vào trường Quốc Học."[17]”

"4. Nhận định của ông Vũ Ngự Chiêu không dựa vào sự kiện có kiểm chứng, mà chỉ dựa vào lý luận thuần túy. Lý luận của ông Chiêu cũng đơn giản như của anh vậy.



Nguyễn Văn Huy trả lời QuocHocHue (từ phần 1 đến phần 4)



"5. Để khỏi đi sâu vào chi tiết, trước hết tôi không tìm cách phủ nhận việc Hồ bị đuổi học, bởi vì có thông tin rằng cha của Hồ đánh chết người, do đó ông đó bị cách chức, dẫn đến việc Hồ bị đuổi học. Còn nói rằng nguyên nhân của việc Hồ bị đuổi học là sự tham gia biểu tình, thì đó chỉ là một cách nói để che đậy “sơ yếu lý lịch” xấu của Hồ mà thôi.

"6. Thời điểm bị đuổi học nhất định phải là sau ngày 12 tháng 4 năm 1908 (ngày cuối cùng của cuộc biểu tình), và không xa ngày đó lắm (vì đệ tử của Hồ dùng cuộc biểu tình để biện minh cho việc đuổi học).

"7. Nhưng, anh hãy nghĩ kỹ coi có nhất định là qua ngày 13/04/1908 tất cả những người tham gia biểu tình sẽ bị mật thám Pháp điều tra ra hết lý lịch, hay không? Lẽ dĩ nhiên là không, trừ phi cuộc biểu tình chỉ có vài người. Do đó nếu cuộc điều tra kéo dài hàng tháng, nếu không phải là hàng năm, trước khi có kết quả thì cũng không có gì là lạ.

"8. Do đó, tôi sẽ không lấy làm lạ nếu một ngày sau ngày Hồ nhập học (ngày 7 tháng 8 năm 1908), Hồ bị mật thám Pháp khám phá ra là có tham dự biểu tình, và đạp Hồ một đạp văng ra khỏi trường. Tôi nói lý luận của ông Chiêu sai bởi vì nó không bao biện được trường hợp này.

"9. Như nói ở trên, việc Hồ bị đá ra khỏi trường năm 1908 nên được giải thích bằng sự kiện cha của Hồ đánh chết người thì hợp lý hơn nhiều. Nhưng nếu lý luận của tôi là việc bị đuổi rất gần ngày biểu tình, thí dụ vài ngày sau khi Hồ nhập học, thì ngay cả Ban lịch sử của đảng CSVN cũng sẽ mau mau gật đầu đồng ý.

"10. Vậy thì ngay ở đây anh QuocHocHue có thể đoán ra được kết luận của tôi rồi: Hồ chưa ngồi trong trường Quốc Học Huế nóng chỗ thì đã Ban Giám học của trường mời ôm cặp-táp ra khỏi lớp.

"Và bây giờ anh có nghĩ rằng ý nghĩ của anh (rằng)

“Nguyễn Tất Thành đã theo học tại "Quốc Học Huế" và là chương trình Pháp....cho nên Nguyễn Tất Thành viết được tiếng Pháp không có gì là ngạc nhiên cả”

"quá sức đơn giản không?"



Nguyễn Văn Huy trả lời QuocHocHue (từ phần 5 đến phần 10)



2. Có phải Hồ Chí Minh là người Tàu vì ảnh rành tiếng Tàu hơn tiếng Việt?

QuocHocHue viết:

"Trích đoạn từ lá đơn xin vào học Trường Thuộc Địa của Nguyễn Tất Thành: "Nguyễn Tất Thành, sinh tại Vinh năm 1892 , con của ông Nguyễn Sinh Huy, Phó-bảng. Học sinh Pháp văn, Quốc ngữ, chữ Hán".

'Nếu Nguyễn Tất Thành không biết tiếng Pháp (cơ bản tối thiểu!) thì Nguyễn Tất Thành cũng sẽ không dám viết lá thư xin vào học trường Thuộc Địa. Điều kiện xin vào trường Thuộc Địa là phải biết rành tiếng Pháp , đơn giản là vậy.'

"Ngoài ra nếu không có lá thư của Nguyễn Tất Thành thì cũng không thể bẻ gãy lí luận "Hồ Chí Minh không phải là người Việt Nam, vì hắn ta viết rành tiếng Tàu hơn tiếng Việt Nam". Muốn bẻ gãy "lâu đài lý luận của anh trên bãi cát" thì anh Huy phải chứng minh Hồ Chí Minh không rành tiếng Trung Quốc."



QuocHocHue trả lời Nguyễn Văn Huy



Nguyễn Văn Huy trả lời QuocHocHue:

"1. Anh QuocHocHue viết:

'Nếu Nguyễn Tất Thành không biết tiếng Pháp (cơ bản tối thiểu!) thì Nguyễn Tất Thành cũng sẽ không dám viết lá thư xin vào học trường Thuộc Địa. Điều kiện xin vào trường Thuộc Địa là phải biết rành tiếng Pháp , đơn giản là vậy.'

"Hồ là loại người đầy cơ mưu, thủ đoạn. Hồ từng dám mạo nhận là Nguyễn Ái Quốc, người viết loạt bài “Bản Án Chế Độ Thực Dân Pháp”, để cướp công của Phan Chu Trinh, Nguyễn Thế Truyền, v.v... [xem bài 'Hồ Chí Minh gian hùng sử (1) - Cướp công'] mặc dù trình độ viết tiếng Pháp của Hồ chỉ là vỡ lòng, thì chuyện xin học vào trường Tây với vốn sinh ngữ chỉ là tiếng bồi học trên tàu, đâu phải là chuyện lớn đối với Hồ.

"2. Anh QuocHocHue viết:

'Ngoài ra nếu không có lá thư của Nguyễn Tất Thành thì cũng không thể bẻ gãy lí luận "Hồ Chí Minh không phải là người Việt Nam, vì hắn ta viết rành tiếng Tàu hơn tiếng Việt Nam'.

"Tôi xin đơn cử trường hợp của một người Việt Nam chính hiệu con nai vàng, nhưng nói tiếng Tàu lưu loát, còn nói tiếng Việt ngọng nghịu. Đó là ông Nguyễn Hải Thần. Sau đây là tiểu sử chính thức từ bài 'Nguyễn Hải Thần' trên Wiki:

“Ông tên thật là Vũ Hải Thu (còn có tên khác là Nguyễn Cẩm Giang; Nguyễn Bá Tú (?)), quê quán ở Hà Nội (làng Đại Từ, Đại Kim). Thuở nhỏ Nguyễn Hải Thần học chữ Hán. Hưởng ứng phong trào Đông du ông theo Phan Bội Châu sang Trung Quốc hoạt động chống Pháp, hoạt động trong Việt Nam Quang phục Hội (1912-1924). Ông đã học tại trường Chấn Vũ (Tokyo, Nhật Bản). Nguyễn Hải Thần được đưa vào Trường Võ bị Hoàng Phố và trở thành giảng viên môn chính trị tại trường này. Ông còn nổi tiếng với nghề thầy bói.”

"Người cung cấp chi tiết ông Thần nói ngọng nghịu là Đoàn Thêm, từng nghe ông nói chuyện sau khi ông kéo quân từ Tàu về VN, sau khi Nhật đầu hàng. Và Đoàn Thêm cho rằng lý do là ông Thần ở bên Tàu lâu quá, ít nói chuyện bằng tiếng Việt. Tuy nhiên, sẵn có thông tin của Duyên Anh ở trên Internet, tôi xin trích dẫn một đoạn văn của bài 'Sài Gòn Ngày Dài Nhất', như sau đây:



Nguyễn Văn Huy trả lời QuocHocHue (phần 1 đến phần 2)



'Nỗi vô duyên thứ hai được nhà văn Trúc Sĩ, tác giả Kẽm trống khá hay, người đã tham dự ngày tổng khởi nghĩa 19-8-1945 tại vườn hoa Ba Đình, Hà Nội kể lại trong trường thiên tiểu thuyết Thét hận* . Theo Trúc Sĩ, cụ Nguyễn Hải Thần bôn ba sang Tầu trước Lý Đông A có vài năm mà cụ nói tiếng Việt không sõi nữa. Vì cụ ấp úng "tồng pào thân mến" nên Trần Huy Liệu mới dám vỗ vai cụ, mời cụ xuống để y thao túng diễn đàn. Và quốc gia bị cộng sản chế ngự. Cộng sản cướp luôn công lao chiến đấu giành độc lập của các đảng phái quốc gia. Nỗi vô duyên thứ hai của cụ Nguyễn Hải Thần xứng đáng là bài học quý giá cho những ai mưu đo chuyện phục quốc, cho thế hệ trẻ trưởng thành tại quê người.'

"3. Trường hợp tương tự cũng đã xảy ra cho Hồ. Hồ ở Pháp chỉ trong 2 năm 1920 và 1921. Từ năm 1922 Hồ đi ta bà thế giới. Hồ ở miết bên Tàu từ 1924 cho đến cuối tháng 9 năm 1944 (20 năm) mới về VN, ngoại trừ những lúc đi Port Said (Ai Cập), Thái Lan, Nga, hoặc lén lút về Việt Nam để hãm hại những Ủy viên Trung Ương đảng không thuộc phe ảnh (cả Lê Duẫn và Lê Đức Thọ cũng bị ảnh mật báo cho Pháp bắt rồi đày ra Côn Đảo, thế mới chết chứ ).


Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

Nguyễn Văn Huy viết: "... lén lút về Việt Nam để hãm hại những Ủy viên Trung Ương đảng không thuộc phe ảnh ..." Chỗ này Nguyễn Văn Huy sai. Vào năm 1931, Hồ Chí Minh không về nước, mà chỉ kêu Lâm Đức Thụ mật báo cho Pháp về chuyến đi Việt Nam của Joseph Ducroux. Vào năm 1940, Hồ Chí Minh lại hãm-hại Trung-ương đảng của đảng Cộng-sản Đông Dương một lần nữa (xem "Chú-thích của Nguyễn Văn Huy trong phần "E.3 Nguyễn Văn Huy góp ý với Bùi Tín về Lê Hồng Hà" của bài này). Lần này, ảnh cũng không về nước, mà chỉ gởi người về nước làm thế cho ảnh.

- - - - - (Hết phần chú-thích) - - - - -


"4. Nên nhớ rằng rất hiếm người có khả năng nói thông thạo nhiều ngôn ngữ. Hồ cũng như ông Thần không có tài cán gì nói rành thứ ngôn ngữ mà mình ít sử dụng. Anh có nhận thấy là hầu hết trẻ con Việt Nam ở Mỹ nói tiếng Việt ngọng nghịu, dù cha mẹ nói tiếng Việt với chúng nó hàng ngày, trong khi tiếng Mỹ thì chính người Mỹ phải công nhận là hoàn toàn chính xác, hay không?

"5. Nếu anh QuocHocHue đã từng sống ở miền Tây, thì anh có lẽ đã gặp không ít người Tàu nói tiếng Việt 100%, còn tiếng Tàu thì nói ngọng nghịu. Ngoài ra, anh thử download từ Youtube cái clip tựa là 'NV Al Hoàng thắp hương tại bàn thờ gia tiên nhà TT Nguyễn Thanh Sơn'. Anh sẽ rất ngạc nhiên khi thấy Thứ trưởng VC Nguyễn Thanh Sơn là người Tàu mà nói tiếng miền Bắc 100%.






"6. Tới đây anh QuocHocHue có thể nhận ra rằng lối lý luận sau đây không có căn:

(a) Người Tàu không nói rành tiếng Việt bằng tiếng Tàu.

(b) Hồ không nói rành tiếng Việt bằng tiếng Tàu.

(c) Như vậy Hồ phải là người Tàu."



Nguyễn Văn Huy trả lời QuocHocHue (từ phần 3 đến phần 6)



3. Cuộc tranh-luận giữa Nguyễn Văn Huy và BoTuc:

Vào ngày 19/06/2014, không xảy ra cuộc tranh-luận giữa Nguyễn Văn Huy và QuocHocHue, mà xảy ra cuộc tranh-luận giữa Nguyễn Văn Huy và một độc-giả có tên BoTuc.

BoTuc viết:

"Trích: vì không có ai xác nhận chính Hồ Chí Minh tự tay viết lá thư đó..

"Cho tới khi anh Huy chứng minh là thư xin học trường Thuộc Địa Pháp là người nào đó viết thay cho Nguyễn Tất Thành, còn nếu không chứng minh được thì đó chính là bút tích thật sự của Nguyễn Tất Thành. Còn nghi ngờ là quyền của anh. Cốt lỏi của bài viết của tác giả là dùng Bút tích học để dẫn chứng Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương) và Nguyễn Tất Thành là 2 nhân vật khác nhau. Mâu thuẫn trong toàn bô lí luận của anh là gì? Anh nghi ngờ khả năng ngoại ngữ Pháp của Nguyễn Tất Thành, nhưng lại biện hộ biệt tài Hán Ngữ của Nguyễn Tất Thành khi so sánh Nguyễn Tất Thành với Nguyễn Hải Thần, nhưng quên đi Nguyễn Tất Thành được đào tạo theo hệ học trình Pháp, còn Nguyễn Hải Thần theo học Hán học ngay từ nhỏ vì lúc đó chưa có trường Pháp...Thế hệ trước Nguyễn Tất Thành thì chỉ rành Hán-Nôm chớ làm gì mà biết tiếng Pháp-Việt."



BoTuc góp ý với Nguyễn Văn Huy lần thứ nhất



Nguyễn Văn Huy trả lời:

"1. Anh BoTuc viết:

“Cho tới khi anh Huy chứng minh là thư xin học trường Thuộc Địa Pháp là người nào đó viết thay cho Nguyễn Tất Thành, còn nếu không chứng minh được thì đó chính là bút tích thật sự của Nguyễn Tất Thành.“

"Như vậy hôm nay tôi mới học được một lối lý luận mới mẻ từ anh BoTuc. Sau đây để tôi thử áp dụng vào trường hợp của Hồ (Chí Minh) nhé:

(a) Hồ tuyên bố rằng Ngục Trung Nhật Ký là do ảnh viết ra. Điều này có lẽ anh không tin. Tuy nhiên anh có biết và chứng minh được chính tay người nào viết những dòng chữ trong quyển sách đó hay không? Nếu không, thì đó là bút tích của Hồ. Đồng ý?

"(b) Tàu và báo Tuổi Trẻ của Việt Nam đều xác nhận lá thư viết dưới dạng '4 chữ mỗi hàng' gởi cho Tăng Tuyết Minh là do Hồ viết. Điều này có lẽ anh không tin? Tuy nhiên anh có biết và chứng minh được chính tay người nào viết những dòng chữ trong lá thư đó hay không? Nếu không, thì đó là bút tích của Hồ. Đồng ý?

"(c) Huỳnh Tâm đưa ra lá thư của anh Tàu Nhược Đái Lệ và tuyên bố rằng đó chính là thủ bút của Hồ. Lẽ dĩ nhiên anh tin ở Huỳnh Tâm, do đó tôi sẽ ghi nhận rằng anh tin rằng đây là thủ bút thật của Hồ. Đồng ý?

"2. Tổng kết lại, cả ba văn kiện đó vừa là do chính tay Hồ viết ra, vừa là do 3 người khác nhau viết ra. Đó là kết quả của phương pháp lý luận tân kỳ của anh BoTuc. Bái phục! Bái phục!

"3. Anh BoTuc viết:

"Anh nghi ngờ khả năng ngoại ngữ Pháp của Nguyễn Tất Thành, nhưng lại biện hộ biệt tài Hán Ngữ của Nguyễn Tất Thành khi so sánh Nguyễn Tất Thành với Nguyễn Hải Thần, nhưng quên đi Nguyễn Tất Thành được đào tạo theo hệ học trình Pháp, còn Nguyễn Hải Thần theo học Hán học ngay từ nhỏ ..."

"Xin anh coi lại 3 cái còm của tôi trong trang web này, trong đó tôi đã chứng minh rằng Hồ chưa học được mấy chữ Tây thì đã bị đuổi học (tôi còn nhiều cách khác để chứng minh chuyện đó, nhưng để lúc khác). Hồ phải cố gắng học bù trong lúc ở trên tàu. Như vậy vốn liếng tiếng Pháp của Hồ trước khi Hồ tới Pháp là tiếng bồi, vì nghề của Hồ là bồi tàu. Chuyện Hồ được đào tạo theo học trình Pháp chỉ là một chuyện khôi hài đen."



Nguyễn Văn Huy trả lời BoTuc lần thứ nhất



BoTuc góp ý lần thứ hai:

"Trích: 'Tổng kết lại, cả ba văn kiện đó vừa là do chính tay Hồ viết ra, vừa là do 3 người khác nhau viết ra. Đó là kết quả của phương pháp lý luận tân kỳ của anh BoTuc. Bái phục! Bái phục!'

"Anh hí luận thí đúng hơn là lí luận ! Sự thật là như vầy:

"1) Lá thư Xin vào nhập học trường Thuộc Địa Pháp cuối thơ Nguyễn Tất Thành đứng tên. Đây cũng là lá thơ chính tay Nguyễn Tất Thành viết.

2) Lá thư gởi cho Tăng Tuyết Minh (vợ Tàu của Nguyễn Tất Thành): cuối thơ là Lý Thụy đúng tên (Lý Thụy là tên Tàu của Nguyễn Tất Thành).

"3) 'Ngục Trung Nhật Ký' không phải là của Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương) và tác-giả Huỳnh Tâm khẳng định sau khi so sánh với thủ bút tiếng Tàu thật sự của Hồ Tập Chương/Hồ Chí Minh.

"Tóm lại không có cái nào trong 3 văn kiện nêu trên được gọi là bút tích thật của Hồ Chí Minh/Hồ Tập Chương cả. Lập luận của anh là cố tình tung hỏa mù cho người đọc thay vì làm sáng tỏ vấn đề."



BoTuc góp ý với Nguyễn Văn Huy lần thứ hai



Nguyễn Văn Huy trả lời BoTuc:

"1. Anh BoTuc đã viết như vầy: “Cho tới khi anh Huy chứng minh là thư xin học trường Thuộc Địa Pháp là người nào đó viết thay cho Nguyễn Tất Thành còn nếu không chứng minh được thì đó chính là bút tích thật sự của Nguyễn Tất Thành.”

"2. Câu đó có thể viết lại dưới hình thức nhiều vế mà không sợ sai lạc ý nghĩa:

"(a) Thư xin học của Hồ tất nhiên do Hồ chính tay viết.

"Điều này thì tôi không tranh cãi với anh, vì luật pháp nước nào cũng đều quan niệm rằng người ký tên văn bản phải chịu trách nhiệm về từng chữ trong văn bản, và mặc nhiên cho rằng người ký tên cũng là người viết, dù trong thực tế người cầm bút viết (hoặc đánh máy) văn bản đó không phải là anh ta. Anh đi hỏi hết luật sư, dù ở nước nào đi nữa, có đúng như vậy không.

"Tôi cho rằng anh đã áp dụng một quan niệm của luật pháp vào việc lý luận (reasoning). Tánh tôi không thích làm trái ý người khác, do đó tôi chấp nhận điều đó làm nền tảng của cuộc tranh cãi.

"(b) Nếu ai cho rằng Hồ không tự tay viết thì phải nêu tên người viết thật sự ra và bằng cớ đi kèm nữa mới được. Bằng cớ [chấp-nhận được phải] là bút tích của người được nêu tên [và bút-tích trong lá thư] hoàn toàn giống nhau. Sau khi so sánh bút tích trong lá thư của Hồ viết và bút tích của người được nêu tên, nếu thấy hai cái hoàn toàn giống nhau, thì bằng cớ đó sẽ được chấp nhận là có giá trị.

"(c) Nếu những điều kiện ở câu (b) không được thỏa mãn (satisfied), thì câu (a) hoàn toàn đúng sự thật, tức là thư của Hồ ký tên thì đương nhiên do Hồ tự tay viết.

"Nếu anh thấy chuỗi lý luận gồm 3 vế trên làm sai lạc điều anh muốn nói trong câu mà tôi trích dẫn, thì xin cứ phản đối. Nếu không, xin anh đọc tiếp.

"3. Chuỗi lý luận ở trên có tính cách tổng quát, nghĩa là áp dụng được cho cả hai trường hợp bút tích chữ Tàu và cả chữ Việt. Ý muốn của anh là như thế, đúng thế không?

"Tôi chỉ thuận tay chọn chữ Tàu trước mà không có chủ định gì cả. Nên nhớ rằng [nếu] tôi không có cách nào thỏa mãn những điều kiện ở câu (b), thì làm việc với bút tích kiểu nào, dù Tàu hay Việt, cũng đều có kết quả thảm thiết như nhau mà thôi .

"4. Như anh đã thấy, trong cả 3 văn kiện mà tôi đã trích dẫn, tôi chịu thua cả ba, vì tôi chỉ nói nhảm thì kiếm đâu ra bằng cớ. Do đó anh đã đúng trong cả ba trường hợp. Anh hài lòng chớ?

"5. Nhưng kết quả cuối cùng là:

"(a) Hồ [phải được công-nhận] đã tự tay viết cả ba văn kiện, vì Nguyễn Văn Huy đã chịu thua, không biết ai là người tự tay viết.

"(b) Bút tích của ba văn kiện là do 3 người khác nhau viết ra, theo khoa thủ bút gì đó.

"6. Nếu anh không hài lòng với kết quả ở câu 5 thì cứ việc tự xử . Tôi không dám xía vào."



Nguyễn Văn Huy trả lời BoTuc lần thứ hai



4. Vy Thanh Nguyễn Văn Thùy cho biết Bùi Quang Chiêu là người viết lá đơn của Nguyễn Tất Thành:

Vy Thanh Nguyễn Văn Thùy là tác-giả của quyển sách dày 630 trang, tựa-đề là "Hồ Chí Minh cứu nước?", xuất-bản vào năm 2016 bởi nhà xuất-bản "Tủ sách Sự-thật thật", California, Mỹ. Trong cái video clip '3778 Ca Sỹ Ngọc Hà Và Nhạc Sư Lê Văn Khoa Hội Luận Với Học Giả Vy Thanh Về Tác Phẩm Biên Khảo Hồ Chí' [Minh], từ phút 04:03 cho tới phút 05:05, được hỏi ai viết lá đơn xin học ở trường Bộ Thuộc-địa cho Nguyễn Tất Thành, Vy Thanh trả lời rằng đó là 'Bùi Quang Chiêu (15/10/1873-1945)'. Vy Thanh nói rằng dựa trên kết-quả giảo-nghiệm chữ viết của tờ đơn thì đó là chữ viết của Bùi Quang Chiêu. Xin xem cái clip đó dưới đây:







Trong cái clip ở trên, Vy Thanh không đưa ra kết-quả giảo-nghiệm để cho người xem thấy tận mắt. Do đó, vấn-đề thủ-bút của ai vẫn chưa có cái kết-cục. Tuy nhiên, vào phút 04:50, Vy Thanh có một nhận-xét rất quan-trọng: "Nguyễn Tất Thành không có ký tên vào lá đơn này". Một lá đơn không có chữ ký thì chắc-chắn sẽ không được coi là hợp lệ.

Tại sao Nguyễn Tất Thành không ký tên, trước khi gởi đi cái văn-kiện rất quan-trọng cho cuộc đời của ảnh? Chuyện này có thể giải-thích được một cách dễ-dàng: Nguyễn Tất Thành nhờ một người nào đó viết lá đơn (Bùi Quang Chiêu chẳng hạn). Người đó nhận làm, nhưng không viết ngay, mà hẹn lúc khác. Sau khi viết xong, không thấy Nguyễn Tất Thành tới lấy theo như đã hẹn (vì kẹt đi thăm em út chẳng hạn ), anh ta bèn làm ơn, làm phước cho Nguyễn Tất Thành bằng cách gởi đi qua đường Bưu-điện dùm luôn. Nói không chừng, sắp quá hạn nộp đơn xin học, do đó người tốt bụng kia phải gởi đơn đi ngay. Lý-do như sau: lá thư của Nguyễn Tất Thành ghi ngày 15/09/1911, trong khi đó theo bài viết 'Do young French people have too many school holidays?' thì vào năm 1912 (chỉ có một năm sau khi Nguyễn Tất Thành viết đơn) học-sinh Pháp nghỉ hè từ ngày 14/07/1912 cho tới ngày 01/10/1912. Điều đó có nghĩa là Nguyễn Tất Thành chỉ còn nửa tháng để nộp đơn xin cứu-xét. Nếu người viết đơn cho Nguyễn Tất Thành là người Nam-bộ thì sự nhiệt-tình của ảnh là chuyện bình-thường. Nếu anh ta là người Bắc, có lẽ ảnh sẽ không làm, vì với người Bắc bỏ công ra một chút cũng tính-toán . Tuy nhiên, người viết đơn không ký tên dùm, vì anh ta không phải là Nguyễn Tất Thành và cũng không muốn bị rắc-rối với pháp-luật nếu anh ký bừa. Nếu trường Thuộc-địa muốn nhận Nguyễn Tất Thành vào học, tất-nhiên phải gởi thư kêu Nguyễn Tất Thành tới ký tên. Người Pháp có tâm-lý lè-phè giống như người Việt, nghĩa là không coi sự sơ-sót là chuyện lớn. Do đó, người viết đơn chùa tính-toán như vậy là chu-đáo lắm rồi .


Nguyễn Văn Huy

(Đăng vào ngày 16/11/2015 - Sửa-chữa vào ngày 15/02/2021)


Nếu độc-giả có nhã-ý cho Like, xin nhấn nút Like và sau đó nhấn thêm nút Confirm ("xác-nhận"). Xin cảm ơn.