(116) Có những kẻ viết sử chỉ để dìm chiến-công của Quang Trung Nguyễn Huệ và ca-tụng người Tàu


Tóm-tắt nội-dung
(bài gồm khoảng 9000 chữ)

Người Tàu di-cư ồ-ạt tới Việt Nam khoảng 300 năm nay. Trong khi đại đa-số người Minh Hương thuộc chủng-tộc Bách Việt (thí-dụ như người Quảng, người Tiều, người Hải Nam ...) sống hòa-hợp với người Việt Nam, thì vẫn có một số nhỏ mang theo dòng máu xâm-lăng của Hán-tộc và mang theo cả sự tự-tôn dân-tộc của riêng họ, khiến cho họ không bao giờ hòa-hợp với người Việt bản-xứ. Họ lúc nào cũng giữ ý-nghĩ chiếm lấy đất nước mà họ đang sinh-sống, để khôi-phục lại quá-khứ vàng son của dân-tộc của họ. Họ nói tiếng Việt không khác gì người Việt, nhưng luôn luôn tìm cách đề-cao văn-hóa và lịch-sử của Hán-tộc, và tìm cách dìm lịch-sử và văn-hóa của Việt-tộc xuống bùn.


Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Duy Chính và Nguyễn Gia Kiểng


Mục-lục
(trong phần Mục-lục, mỗi một câu đều là một cái link)



---------------------------------

1. Hoàng Xuân Hãn khen sử Tàu viết đúng sự thật :

Vào năm 1992, nhà xuất-bản Đại Nam cho xuất-bản một quyển sách có tựa là "Một vài sử liệu về Bắc bình vương Nguyễn Huệ" của "Một Nhóm Học Giả". Quyển này thật ra là được đánh máy lại từ Tập-san Sử-địa số 9-10, xuất-bản tại Sài Gòn vào năm 1968, do một nhóm giáo sư, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn thuộc Viện Đại học Sài Gòn chủ-trương, Nguyễn Nhã phụ-trách, dưới sự bảo-trợ của nhà sách Khai Trí, Sài Gòn. Độc-giả có thể download một bản PDF từ bộ sưu-tập (collection) gồm toàn-bộ 29 số của Tập-san Sử Địa



Trang bìa trước, Tập-san Sử Địa số 9-10, năm 1968



Trong bài viết Việt Thanh Chiến-sử, đăng trong quyển "Một vài sử liệu về Bắc bình vương Nguyễn Huệ", từ trang 129 tới trang 160, Hoàng Xuân Hãn khen sử-quan của nhà Mãn Thanh viết rất đúng sự thật, trong đó có chi-tiết Tôn Sĩ Nghị dẫn binh xâm-lăng Đại Việt với một đạo quân èo-uột: chỉ có 8 ngàn quân. Chỉ có bấy nhiêu đó, vậy mà họ đã đánh đuổi được lực-lượng quân-sự hùng-mạnh của Tây Sơn gồm 24 vạn quân đang có trách-nhiệm bảo-vệ toàn cõi Bắc Hà, dưới sự chỉ-huy của Ngô Văn Sở, phải chạy có cờ về rặng Tam Điệp (xem phần 7(c) ở dưới). Hoàng Xuân Hãn rành về lãnh-vực quân-sự thì thôi .



Trang 134, "Một vài sử liệu về Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ"



Trang 142, "Một vài sử liệu về Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ"



2. Nguồn sử-liệu của Nguyễn Duy Chính là sách Tàu xuất-bản năm 1982 :

Sau này, Nguyễn Duy Chính viết bài "Việt Thanh chiến dịch" và cũng lặp lại con số tám ngàn quân đó. Nhưng mặc dù trong phần 1.2.1.1.1 ảnh đã nhập hai con số 3800 và 1200 để tạo thành con số mới gồm 5000 quân Quảng Tây rồi, đến phần sau 1.2.1.1.2 ảnh lại kê ra con số mới 5000 quân bản-bộ của tỉnh Quảng Tây để trở thành 10 ngàn. Rồi sau đó ảnh lại kê thêm con số mới gồm 5000 quân Quảng Tây, bằng cách cộng 4000 quân đang trấn giữ ải Nam Quan và 1000 quân bổ-sung lại với nhau. Như vậy, ảnh đã tạo được con số 15000 quân dựa trên một cái nguồn dẫn vô-giá-trị là "Trang Cát Phát, TTVC (1982) tr. 360". Đấy không phải là cách viết sử đúng-đắn. Lẽ ra mỗi con số phải được kèm với chứng-cớ lịch-sử, thí-dụ như một tài-liệu vào cùng thời-đại lịch-sử của biến-cố. Nếu không, ai cũng có thể ngụy-tạo những con số đó được hết.



Trích-đoạn của bài viết của Nguyễn Duy Chính về quân-số của Tôn Sĩ Nghị



Con số lính Tàu theo sử chính-thức của nhà Thanh chỉ có 8 ngàn như Hoàng Xuân Hãn đã nêu ra, trong khi đó Nguyễn Duy Chính chế ra nào là quân bản-bộ, nào là quân giữ ải Nam Quan, nào là quân bổ-sung, nào là quân giữ đường đi, v.v... và cộng đi cộng lại nhiều lần để được con số ba vạn, để có vẻ có lý hơn. Nguyễn Duy Chính đã có thành-tích ngụy-tạo sử-liệu, do đó chúng ta cần phải khắt-khe, xét-nét đối với bất-cứ bài viết nào của ảnh. Xin mời độc-giả đọc bài "Bố láo Việt-gian Trần Quang Đức và Nguyễn Duy Chính", đăng trên Tễu blog ngày 11/06/2018 để thấy tài-nghệ ngụy-tạo lịch-sử của Nguyễn Duy Chính.

Cái video clip dưới đây do HTV Education đăng trên Youtube vào ngày 15/11/2016 nhằm quảng-cáo cho sách của Nguyễn Duy Chính. Điều này cho thấy Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên-giáo Trung-ương-đảng Việt Cộng, là nội-tuyến của Trung Cộng.







3. Nguyễn Gia Kiểng nói rằng Tôn Sĩ Nghị chỉ dùng có 6 ngàn kỵ-binh để xâm-lăng Đại Việt :

Vào năm 2004, Nguyễn Gia Kiểng ở Paris xuất-bản quyển "Tổ Quốc Ăn Năn". Hiện nay, ngoài bản PDF, độc-giả còn có thể đọc online tại trang web vinadia.org: "Tổ quốc ăn năn – Nguyễn Gia Kiểng".

Xin trích từ phần 2 "Đoạn đường đã qua", chương "Trở lại trường hợp Nguyễn Huệ", một đoạn văn có liên-quan tới số binh-lính của Tôn Sĩ Nghị tại Việt Nam, như sau:

"Niềm tự hào dân tộc của tôi bị thương tổn lần đầu tiên vào khoảng năm 1958. Tôi đọc báo về cuộc thuyết trình của giáo sư Tưởng Quân Chương, một chuyên gia người Đài Loan về Việt nam, tại Đại Học Văn Khoa Sài Gòn. Sự hiểu biết rất non nớt của tôi lúc đó cũng đủ để tôi ý thức rằng ông hơn hẳn nhiều trí thức Việt nam ngay về chính lịch sử và văn hóa Việt nam. Ông lập luận chắc chắn, dẫn chứng tài liệu đầy đủ về văn học Việt nam, từng tác phẩm, từng tác giả. Đề cập đến trận Đống Đa, Tưởng Quân Chương dẫn tài liệu của Thanh triều, nói rằng Tôn Sĩ Nghị tổng đốc Lưỡng Quảng đã đem sáu ngàn kỵ binh sang Việt nam để phô trương thanh thế và làm lễ thụ phong cho Lê Chiêu Thống nhưng đã bị Nguyễn Huệ đánh bất ngờ, thua chạy về và bị cách chức. Con số này theo tôi là hợp lý. Tôn Sĩ Nghị từ Trung Quốc sang Việt nam trong một hai tuần lễ thì chắc chắn là sang bằng kỵ binh rồi, mà kỵ binh thì sáu ngàn đã là nhiều lắm đối với hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, muốn hơn cũng không có. Nên nhớ là nhà Thanh lúc đó yên bình đã mấy trăm năm nên không còn giữ quân đội hùng hậu nữa. Tôi chưa thấy sử gia Việt nam nào bác bỏ sự kiện của ông Tưởng Quân Chương."

Độc-giả cũng có thể xem đoạn văn trên ở trang 152 của bản PDF, như dưới đây:



Trang 152, Tổ Quốc Ăn Năn



4. Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Duy Chính và Nguyễn Gia Kiểng không phải là người Việt Nam:

Không những cả ba anh Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Duy Chính và Nguyễn Gia Kiểng đều dốt về quân-sự, mà lại còn có ác-ý hạ thấp chiến-công huy-hoàng của dân-tộc Việt Nam. Mấy ảnh nói tiếng Việt Nam, nhưng không phải là người Việt Nam .


4(a) Hoàng Xuân Hãn ca-ngợi sách do quân cướp nước viết:

Ở trang 130, quyển "Một vài sử-liệu về Bắc-bình-vương Nguyễn Huệ", Hoàng Xuân Hãn viết:

"Sự thật là: cho đến ngày nay, tài liệu Trung còn ít. Ngoài hai nguồn nói trên, có tác phẩm đặc biệt mà sử gia Trần Văn Giáp năm 1954 đã thấy ở Quốc-lập Đồ-thư-quán ở Bắc Kinh; ấy là sách Quân-doanh Kỷ-lược, bút ký của viên bí thư của Tôn Sĩ Nghị, sách viết tay gồm ba quyển (theo Văn Tân dẫn trong Cách-mạng Tây Sơn xuất-bản tại Hà Nội năm 1958). Tác giả tên là Trần Nguyên Nhiếp.

"Gần đây các sử-gia tại Hà Nội đã khai-thác nhiều hai sách "Quân-doanh kỷ-lược" và "Thánh vũ kí" trong những sách kể chuyện Tây Sơn ("Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ" soạn bởi Nguyễn Lương Bích và Phạm Ngọc Phụng, Hà Nội 1966; Văn Tân ngoài sách đã dẫn trên mới soạn "Nguyễn Huệ con người và sự nghiệp", Hà Nội 1967)

"Giá trị độc đáo của 'Quân doanh kỷ lược' thì không cần bàn, nhất là hình như bản viết còn lại có tự đời Càn Long. Còn giá trị của "Thánh vũ kí" ra sao thì hai tác giả sách "Tìm hiểu ..." vừa dẫn trên, là kẻ đã dùng nó nhiều, không bàn đến trong tác phẩm của các ông ấy."

À! Thì ra mấy anh văn-nô của chế-độ Cộng-sản Việt Nam đã sử-dụng sách của đệ-tử của Tôn Sĩ Nghị trong việc dìm bớt chiến-công của Nguyễn Huệ, để làm hài-lòng người chủ nô Trung Cộng. Còn anh Hoàng Xuân Hãn nhà ta đứng ngoài vỗ tay, khen ngợi rối-rít việc dùng hai quyển sách có giá-trị lịch-sử độc-đáo . Dưới đây là trang 4 của Tập-san Sử Địa số 9-10, chứa những đoạn văn đề-cập ở trên:



Trang 4, Tập-san Sử Địa số 9-10, năm 1968



Chưa đã nư với bài "Việt Thanh Chiến-sử", Hoàng Xuân Hãn còn làm thêm một bài nữa, "Phe chống đảng Tây Sơn ở Bắc với tập 'Lữ Trung Ngâm'", đăng trên Tập-san Sử Địa số 21 năm 1971.

Trong "Tập-san Sử Địa số 9-10" năm 1968, đã xuất-hiện bài "Vài tài-liệu mới lạ về những cuộc Bắc-tiến của Nguyễn Huệ". Bài này gồm có một số báo-cáo của các linh-mục Tây-phương ở miền Bắc gởi cho Hội Truyền-giáo Trung-ương ở Paris về những biến-cố chính-trị, dân-sự và tôn-giáo ở Bắc Hà từ tháng 08/1787 cho tới tháng 10/1788. Cô Đặng Phương Nghi tìm thấy trong Nha Văn-khố Quốc-gia Ba Lê (Paris, Archives nationales số F5, A22). Nghi dịch và đăng trong "Tập-san Sử Địa số 9-10" năm 1968 từ trang 194 cho tới trang 243 (hoặc từ trang 171 cho tới trang 229 của quyển "Một vài sử-liệu về Bắc-bình-vương Nguyễn Huệ" do Đại Nam, California, xuất-bản).

Hoàng Xuân Hãn sống ở Paris, do đó từ năm 1968 cho tới năm 1971, ảnh có thừa điều-kiện để tìm đọc và dịch những tài-liệu còn lại của các giáo-sĩ để đóng góp vào lịch-sử Việt Nam. Nhưng nếu ảnh làm như vậy, thì làm sao xuyên-tạc được cuộc đời và chiến-công của Nguyễn Huệ? Chính vì trong trí ảnh lúc nào cũng căm hờn người hùng của dân-tộc Việt Nam, cho nên có thể nói mà không sợ sai-lầm, rằng Hoàng Xuân Hãn là người Tàu.

Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

Ở trang 195 của bài "Vài tài-liệu mới lạ về những cuộc Bắc-tiến của Nguyễn Huệ", Đặng Phương Nghi viết:

"Những trang nhật-ký này đáng lẽ phải tàng-trữ tại thư-viện hội Truyền-giáo Ba Lê, nhưng vào thời Cách-mạng Pháp (khoảng năm 1792), hội Truyền-giáo Ba Lê bị thất-lạc nhiều tài-liệu, và những trang nhựt-ký này không hiểu lý-do nào đã sang Nha Văn-khố Quốc-gia Ba Lê. Chính vì vậy, hầu như đã không có ai biết đến về tài-liệu của hội Truyền-giáo Ba Lê này."



Trang 195, Tập-san Sử Địa số 9 năm 1968.



Vấn-đề mà cô Đặng Phương Nghi đưa ra cũng dễ giải-thích thôi. Trong thế-kỷ 18, nước Pháp không ngừng thu tóm thêm thuộc-địa, do đó hầu-hết các giáo-sĩ tại Việt Nam thực-chất là những thám-tử đội lốt nhà tu, mà mục-đích của họ là báo-cáo tình-hình chính-trị của Việt Nam về cho chính-phủ Pháp biết và liệu tính thời-cơ xâm-lăng.

Xin độc-giả xem lại những bài viết đã được dịch ra và so-sánh với quyển Decent Interval của Frank Snepp, thì mới biết trình-độ đánh giá thời-cuộc và những biến-cố chính-trị của các giáo-sĩ cao-siêu không thua kém gì các nhân-viên cao-cấp của CIA vào thế-kỷ 20. Thí-dụ như việc xác-định quân số của Tôn Sĩ Nghị là 280 ngàn, chỉ sai chút đỉnh so với con số 290 ngàn trong hịch của Nguyễn Huệ. Hay thì thôi! Nếu ảnh là một giáo-sĩ chân-chánh và chỉ quan-tâm đến việc truyền-đạo, thì ảnh đã chẳng bỏ công ra bao nhiêu công-lao để tìm hiểu quân-số của Tôn sĩ Nghị cũng như việc Nguyễn Huệ vận-chuyển 2, 3 ngàn cây đại-bác tịch-thu được của quân Thanh về Nam bằng đường bộ (thay vì đi bằng đường biển). Với tính-cách chuyên-môn chĩa mũi vô những chuyện quân-sự của cuộc chiến Việt-Thanh, có thể nói anh giáo-sĩ này là sĩ-quan tình-báo cao-cấp của quân-đội Pháp núp bóng nhà tu. Điều này có nghĩa là giáo-hội Công-giáo Vatican bảo-kê cho chủ-nghĩa Thực-dân . Hy-vọng Đức Giáo-hoàng John Paul 2 đã xin lỗi việc này rồi .

Xin độc-giả xem bài viết "Paris Foreign Missions Society" của Wiki để thấy những lý-luận của Nguyễn Văn Huy được bảo-kê bởi lịch-sử, chứ không phải là vô-căn-cứ.


4(b) Nguyễn Duy Chính ngụy-tạo sử-liệu:

Dù Nguyễn Duy Chính có vẻ khôn hơn Hoàng Xuân Hãn qua việc phóng-đại một vạn thành ba vạn, nhưng đó vẫn là một con số ngớ-ngẩn, vì chỉ riêng một vụ nổi loạn của Phan Bá Vành ở Thái Bình vào năm 1821 (chỉ 32 năm sau khi Quang Trung đại-phá quân Thanh, nghĩa là dân-số miền Bắc không thể thay-đổi nhiều lắm) đã có hàng vạn người theo (xem bài "Cuộc nổi dậy Phan Bá Vành"). Như vậy, tám ngàn quân của Tôn Sĩ Nghị (theo Hoàng Xuân Hãn) hoặc con số ba vạn quân của Tôn Sĩ Nghị (theo Nguyễn Duy Chính), không xứng để đánh tay đôi với giặc cỏ Phan Bá Vành , khoan hãy nói tới quân-đội chính-quy của Tây Sơn.


4(c) Nguyễn Gia Kiểng là một anh đạo-văn:

Vào đầu năm 2017 có người, vốn từ nội-bộ của nhóm Thông Luận của Nguyễn Gia Kiểng, tố-cáo rằng quyển Tổ Quốc Ăn Năn là kết-quả của việc Kiểng đã đạo văn quyển "Le Mal Français" của nhà văn Pháp Alain Peyrefitte. Cho tới nay, Kiểng vẫn chưa lên tiếng cãi lại. Như vậy sự tố-cáo là đúng rồi, và có thể nói rằng Nguyễn Gia Kiểng là một anh lưu-manh . Trong bài viết "Tổ Quốc Ăn Năn: Một lừa đảo thế kỷ" của Nguyễn Gia Thưởng, người phụ trách Kỹ thuật Truyền thông của nhóm Thông Luận, có một đoạn văn như sau:

"Tác giả Tổ Quốc Ăn Năn đã mượn toàn bộ ý tưởng của quyển Le Mal Français của Alain Peyrefitte và đem xào nấu vào trong tiếng Việt. Ông đã đánh cắp hầu hết ý tưởng và câu văn trong cuốn sách này. Và ngay cả cách bố cục và lối hành văn cũng được tác giả nhập tâm một cách kỹ lưỡng và sao chép không hề ngần ngại, không hề ngượng ngùng. Nói tóm lại, ông đã phạm tội đạo văn!"

Nguyễn Gia Thưởng nói không chính-xác lắm, vì những câu chuyện về Nguyễn Huệ dĩ-nhiên không có trong quyển Le Mal Français. Do đó, nói rằng Nguyễn Gia Kiểng đã phóng-tác sách của người ta thì đúng hơn. Thí-dụ như ngày xưa, năm 1963, Hoàng Hải Thủy cũng đã từng phóng-tác truyện Jane Eyre của Charlotte Brontë thành ra truyện Kiều Giang (xem "Hoàng Hải Thủy"). Tuy nhiên, phóng-tác mà dấu không cho độc-giả biết, để lừa cho độc-giả tưởng lầm mình sáng-tác, thì hành-vi đó được gọi là đạo 盜 (trộm-cắp) văn 文 (văn-chương).


4(d) Thế-hệ trẻ của Việt Nam cần cảnh-giác về ý-đồ cướp nước của một số người Tàu Việt:

Người Tàu di-cư ồ-ạt tới Việt Nam khoảng 300 năm nay. Trong khi đại đa-số người Minh Hương thuộc chủng-tộc Bách Việt (thí-dụ như người Quảng, người Tiều, người Hải Nam ...) sống hòa-hợp với người Việt Nam, thì vẫn có một số nhỏ mang theo dòng máu xâm-lăng của Hán-tộc (thí-dụ như người Khách 客 Gia 家 phát-nguyên từ tỉnh Thiểm Tây của nước Tàu, tức là bản-địa của rợ Hồ) và mang theo cả sự tự-tôn dân-tộc, khiến cho họ không bao giờ hòa-hợp với người Việt bản-xứ. Họ lúc nào cũng giữ ý-nghĩ chiếm lấy đất nước mà họ đang sinh-sống, để khôi-phục lại quá-khứ vàng son của dân-tộc của họ. Kim Dung cũng từng ngụ-ý sự kiện này qua nhân-vật Mộ Dung Cô Tô, một người thuộc về hoàng-tộc của rợ Tiên 鲜 Ti 卑, tức là rợ Hồ, trong truyện Thiên Long Bát Bộ. Về mặt này, họ giống người Do Thái ở phương Tây.

Để khám-phá ra những con sâu đó, chúng ta phải xem-xét một cách thận trọng tư-tưởng của những kẻ sanh-đẻ ở Việt Nam và nói tiếng Việt không khác gì người Việt, nhưng luôn luôn tìm cách đề-cao văn-hóa và lịch-sử của Hán-tộc (kiểu chơi của Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Duy Chính, Nguyễn Thanh Sơn, v.v...) hoặc tìm cách dìm lịch-sử và văn-hóa của Việt-tộc xuống bùn (kiểu chơi của Nguyễn Gia Kiểng, Tạ Chí Đại Trường). Đáng sợ nhất là những người hoạt-động trực-tiếp trong lãnh-vực chánh-trị theo sự chỉ-đạo của Trung Cộng (kiểu chơi của đảng Việt Tân và thân-hữu của họ). Thế-hệ trẻ của Việt Nam sẽ là những người đầu-tiên bị đưa ra chiến-trường khi có chiến-tranh với Trung Cộng, do đó nếu họ không quan-tâm đúng mức những âm-mưu của những nhóm người Tàu đó, thì sẽ có ngày chết không có đất chôn thây.


5. Hoa Bằng cũng không hiểu gì về quân-sự:

Trong quyển ký-sự lịch-sử "Quang Trung Nguyễn Huệ anh hùng dân tộc", xuất-bản năm 1943 tại Hà Nội bởi nhà xuất-bản Tri Tân và sau năm 1975 tái-bản bởi Đại Nam (California), trang 151, Hoa Bằng viết:

"Mùa hạ năm Đinh Mùi (1787), Bắc-bình-vương ra Thăng Long lần thứ hai, giết Tiết-chế Vũ Văn Nhậm, xếp đặt ngạch quan-quân, chỉnh-đốn việc quốc-chính, rồi lưu 3000 (1) binh đóng giữ Bắc Hà, lại trở về Nam.

(1) Theo Thanh-triều Sử-lược, quyển 6, tờ 19b.



Bìa trước của quyển "Quang Trung Nguyễn Huệ anh hùng dân tộc"



Trang 151, "Quang Trung Nguyễn Huệ anh hùng dân tộc"



Trời đất! Cả đất Bắc Hà rộng 157 ngàn cây số vuông (xem bài "North Vietnam" trên Wiki) với hàng triệu dân-cư mà lúc nào cũng rục-rịch nổi loạn chống lại sự cai-trị của Tây Sơn, thì chỉ có vỏn-vẹn 3000 quân mà vẫn có thể giữ được an-ninh hay sao? Dưới đây là trích-đoạn của một trang nhật-ký của một linh-mục Bắc Hà tên là Thomas Dien, báo-cáo cho Hội Truyền-giáo Trung-ương ở Paris về những biến-cố chính-trị, dân-sự và tôn-giáo ở Bắc Hà từ tháng 08/1787 cho tới tháng 10/1788 (xem chi-tiết trong phần 4(a) ở trên):

"Hiện-thời, cả Bắc-kỳ đều trong tình-trạng chiến-tranh, đâu đâu cũng thấy khí-giới. Chỗ nào cũng có bè-đảng. Tuy chúng không chịu kết-hợp với nhau nhưng chúng cũng chẳng ghét quân Tây Sơn lắm. Thành-thử, quân Tây Sơn, tuy ít-ỏi [231] lợi-dụng được sự chia-rẽ và bất-hợp-tác của chúng để tiêu-diệt chúng dần dần nhờ khí-giới của những người dân Bắc-kỳ bị họ bắt làm lính đi theo họ [quân Tây Sơn]. Họ dùng những người dân Bắc-kỳ này làm mộc và đắp thành-lũy chống đồng bào Bắc-kỳ..." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Trang 191, "Một vài sử-liệu về Bắc-bình-vương Nguyễn Huệ"



Theo thống-kê của Pháp vào năm 1886, dân-số miền Bắc là 6 triệu 200 ngàn người (xem trang 2 của bài viết "Vietnam, A Reconstitution of its 20th Centuty Population History", dưới tiểu-mục Population censuses"). Trong điều-kiện kinh-tế của miền Bắc không thay đổi bao nhiêu (vì chánh-sách bế-quan tỏa-cảng của triều-đình), nếu tính từ thời-điểm đó lùi về 100 năm trước và nói rằng dân-số vào khoảng 5 triệu người, thì điều đó vẫn có thể.



Trang 2, "Vietnam, A Reconstitution of its 20th Centuty Population History"



Mấy anh sử-gia Tàu điên hết rồi. Thật không hiểu nỗi trình-độ trí-thức của người Tàu. Sau trận chiến Thăng Long 169 năm, vẫn có một giáo-sư đại-học tên giáo sư Tưởng Quân Chương tin rằng Tổng-đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị dám đi xâm-lăng Đại Việt với một đoàn tùy-tùng 8000 quân. Không những thế, lại có những anh sử-gia Việt Nam "gà mờ" đến độ làm như trên đời này hết người để tin cho nên lại tin người Tàu - tin những kẻ xâm-lăng và bại-trận, tin những kẻ có nhu-cầu bóp méo lịch-sử bằng cách hô-biến để cho đất Bắc-kỳ nhỏ lại như khu Lương Sơn Bạc trong truyện Thủy Hử, để dấu cái nhục bại-trận !

Tuy-nhiên, Hoa Bằng vẫn nên được khen ở cái lòng thành của ảnh. Sau khi đọc biết bao nhiêu sách Ta và sách Tàu, cuối cùng ảnh chấp-nhận con số lính viễn-chinh của nhà Mãn Thanh là 20 vạn. Xem ra ảnh chọn con số đó để có sự tự-hào về chiến-công của dân-tộc Việt, chứ không phải vì hiểu được rằng đó là con số tối-thiểu mà Tôn Sĩ Nghị phải có để đối-phó với lực-lượng quân-sự thiện-chiến của Tây Sơn.



Trang 159, "Quang Trung Nguyễn Huệ anh hùng dân tộc"



Độc-giả cũng nên để ý rằng Hoa Bằng chú-thích ở trang 159 rằng "mỗi tên lính lại có một tên phu theo phụ". Điều đó có nghĩa là Tôn sĩ Nghị lại còn một lực-lượng dân-công gồm 200 ngàn anh nữa. Như vậy, tổng-số người Tàu đến Việt Nam bấy giờ ít nhất là 400 ngàn người.

Hoa Bằng viết sử mà không dẫn-chứng con số 20 vạn đó đến từ quyển cổ-sử Việt Nam nào, báo hại Nguyễn Văn Huy mất nguyên ngày lục tung cả Internet lên để tìm nó . Con số đó do Quốc-sử-quán triều Nguyễn đưa ra trong quyển "Đại 大 Nam 南 Chánh 正 biên 編 Liệt 列 truyện 傳", tập 2b (in ra vào năm 1889, tức là năm đầu của đời vua Thành Thái) . Chắc-chắn quân-số thật sự của Tôn Sĩ Nghị còn cao hơn thế. Vì Tây Sơn là kẻ thù của Nguyễn Ánh, do đó càng làm giảm bớt quân-số của Thanh-binh thì chiến-công của Nguyễn Huệ càng bớt hiển-hách.



Trang 182, "Đại Nam Chánh-biên Liệt-truyện", tập 2b



6. Quân-số của Thanh-binh, theo quyển Hoàng Lê Nhất Thống Chí:

"Hoàng 皇 Lê 黎 Nhất 一 Thống 統 Chí 志 " là một quyển tiểu-thuyết lịch-sử do Ngô Thời Chí và những người trong dòng họ Ngô Thời viết. Ngô Thời Chí là anh em với Ngô Thời Nhậm. Tuy nhiên, Nhậm theo phò Nguyễn Huệ, còn Chí theo phò Lê Chiêu Thống. Chí đương-nhiên có nhiều kiến-thức về những biến-cố chính-trị đương-thời, do đó, mới viết quyển "Hoàng Lê Nhất Thống Chí". Xin đọc thêm bối-cảnh của sự ra đời của quyển sách qua bài viết "Hoàng Lê nhất thống chí" trên Wiki.

Trong bản dịch quyển Hoàng Lê Nhất Thống Chí của Ngô Tất Tố, do Phong-trào Văn-hóa tái-bản vào năm 1969 tại Sài Gòn, những trang 284 và 285, có đăng một bài hịch của Tôn Sĩ Nghị, trong đó kêu gọi Thanh-binh ra sức chiến-đấu để có thưởng. Trong bài hịch có hai câu như sau:

"Hiện đã đệ tâu và được Đại Hoàng-đế (chú-thích: Càn Long) thương-xót họ Lê (chú-thích: nhà Lê) tan-nát, không nỡ để cho châu gieo lầm-than. Ngài đã sai quan Đốc-phủ (chú-thích: Tôn Sĩ Nghị) đeo ấn Chinh-nam Đại tướng-quân, đem 50 vạn binh mã thẳng tới La-thành (chú-thích: Thăng Long), trừng-trị tội-ác bọn Nhạc (chú-thích: Nguyễn Nhạc), không cho lũ chúng trốn-thoát hình-phạt của Trời."



Trang bìa trước của quyển Hoàng Lê Nhất Thống Chí



Trang 284, Hoàng Lê Nhất Thống Chí



Trang 285, Hoàng Lê Nhất Thống Chí



Như vậy, chính bài hịch viết bằng giấy trắng mực đen của Tôn Sĩ Nghị đã xác-nhận quân-số Thanh-binh trong chiến-dịch đánh Đại Việt lên tới 50 vạn quân. Thế thì tại sao các sử-quan, sử-gia của Tàu ai nấy đều lờ như không biết, mà ngay cả Hoàng Xuân Hãn và Nguyễn Duy Chính cũng không hề nhắc đến chuyện này? Mấy ảnh chưa đọc Hoàng Lê Nhất Thống Chí à? Cứ cho rằng tiểu-thuyết không có giá-trị, nhưng mấy anh đã kiểm-tra hay chưa, về bài hịch và con số 50 vạn? Ít nhất hai anh phải xác-định những điều đó, trước khi bỏ công ra dịch sách Tàu và tuyên-truyền không công cho nền văn-hóa đề-cao sự xâm-lăng và ăn cướp của Hán-tộc.


7. Quân-số của Thanh-binh theo hịch Hàng-binh của Nguyễn Huệ:

Trong luận-văn thạc-sĩ Khoa-học Lịch-sử của Nguyễn Thị Minh Thu, "Quan hệ ngoại-giao của triều Quang Trung với nhà Thanh (1788-1792)", ở phần Phụ-lục 2, có đăng "Chiếu phát phối hàng-binh người nội-địa". Xin trích ra một đoạn:

"Trẫm ứng mệnh trời và thuận lòng người, nhân thời thế làm cách mệnh, lấy việc binh mà bình định thiên hạ. Viên tổng đốc Tôn Sĩ Nghị nhà các ngươi, tài đong đấu rá, nghề mọn thêu may, không biết những điều chủ yếu trong việc dùng binh, vô cớ đem 29 vạn quân ra khỏi cửa quan, vượt suối trèo non, vô cớ xông vào chỗ hiểm để gây binh hấn, khiến cho các người một lũ dân đen vô tội phải nằm sương gối tuyết và chết ở hòn đạn, mũi tên. Đó là tội của tổng đốc nhà các ngươi."



Trang 75, "Quan-hệ ngoại-giao của triều Quang Trung với nhà Thanh"



Nguyễn Huệ có thể dựa vào chính hịch tướng-sĩ của Tôn Sĩ Nghị mà nói rằng Nghị đem 50 vạn quân vượt cửa quan, thì không ai có thể bắt-bẻ Huệ về con số đó. Tuy nhiên, Nguyễn Huệ là người có lòng tự-tọng, chứ không như Việt Cộng và người Tàu cứ nói láo tùy-tiện. Do đó con số 29 vạn quân nhất-định rất sát sự thật. Nguyễn Huệ có thể dùng con số 30 vạn cho dễ nhớ, nhưng không làm như vậy. Tại sao lại phải là 29 vạn? Điều này cho thấy ảnh không thích nói cái gì không đúng sự thật. Đó không chừng chính là con số cuối-cùng mà hệ-thống tình-báo của Tây Sơn đã thu-thập được trước khi đánh, do đó Nguyễn Huệ cứ chiếu theo đó mà ra hịch.


8. Quân-số của Thanh-binh, theo quyển "Một vài sử-liệu về Bắc-bình-vương Nguyễn Huệ":

Vào lúc xảy ra trận chiến thành Thăng Long, những giáo-sĩ người Tây-phương của Hội Truyền-giáo Bắc-kỳ chính mắt thấy những biến-động xảy ra xung quanh họ. Cộng với những tin-tức do các giáo-đồ người Việt cập-nhật hàng ngày, những giáo-sĩ này có một sự hiểu-biết rất phong-phú và đáng tin cậy về thời-sự. Hai trang 171 và 172 trích từ quyển "Một vài sử-liệu về Bắc-bình-vương Nguyễn Huệ" dưới đây cho độc-giả biết nơi có thể tìm đọc những lá thư này để kiểm-chứng:



Trang 171, "Một vài sử-liệu về Bắc-bình-vương Nguyễn Huệ"



Trang 172, "Một vài sử-liệu về Bắc-bình-vương Nguyễn Huệ"



Xin trích một đoạn văn từ trang 198 của quyển "Một vài sử-liệu về Bắc-bình-vương Nguyễn Huệ"

"... Ngày 13 tháng 11 (?), hai người lính Bắc-kỳ, thuộc quân-đội Tây Sơn chạy trốn đến nơi chúng tôi ở và kể lại rằng quân Nam-kỳ đã bị đánh tan trong sáu cuộc chiến; một số lớn tử trận, quân còn lại thì tẩu tán. Tin đồn đó được tiếp theo nhanh chóng bởi nhiều tin khác. Chiều ngày 15 và hôm 16, Đại-tư-mã (chú-thích: Ngô Văn Sở) và các sĩ-quan Tây Sơn khác đã rời bỏ thủ đô và chạy trốn với đội ngũ, khí giới và hành-lý của họ. Nhưng không thấy ai bị bắt cả. Ngày 17, một phần quân đội Trung Hoa vào thủ-đô cùng với vua Chiêu Thống. Ngày 19, sứ-giả của hoàng-đế Trung Hoa là đại-tướng chỉ-huy quân-đội thiên-hoàng, tên gọi là Tổng-đốc (42) (chú-thích: Tôn Sĩ Nghị) đã nhiệm mệnh và tuyên-bố Chiêu Thống làm vua Bắc-kỳ. Viện-binh Trung hoa gồm độ 280.000 người, một nửa đóng trong thành phố, nửa còn lại ở bên kia sông... "



Trang 198, "Một vài sử-liệu về Bắc-bình-vương Nguyễn Huệ"



Qua con số 28 vạn của các giáo-sĩ (ở trang 198 ở trên của quyển "Một vài sử-liệu về Bắc-bình-vương Nguyễn Huệ") và con số 29 vạn của Nguyễn Huệ (trong phần 7 ở trên), chúng ta có thể nhận ra hai cái nguồn thông-tin này độc-lập đối với nhau, và hai kết-quả đều suýt-soát với nhau.


9. Quân-số của Tây Sơn, theo những nguồn sử-liệu khác nhau:

9(a) Quân-số lính Tây Sơn được tuyển-mộ trên đường ra Bắc đánh quân Thanh:

Trang 996, quyển "Khâm-định Việt-sử Thông-giám Cương-mục" của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn (soạn thảo khoảng năm 1856-1881), có một đoạn văn như sau:

"Ngay ngày hôm ấy, Văn Huệ lùa hết quân sĩ ở tế đàn vượt sông ra Bắc. Khi qua Nghệ An và Thanh Hóa, lấy thêm quân lính đến 8 vạn người, bèn tạm đóng quân ở Thọ Hạc, trước hãy sai người ruỗi ngựa đưa thư đến Sĩ Nghị dể xin đầu hàng. Lời lẽ trong thư rất là nhũn nhặn, khiêm tốn."



Trang 996, "Khâm-định Việt-sử Thông-giám Cương-mục"



9(b) Quân-số của đạo quân bản-bộ của Nguyễn Huệ:

Trong bài viết "Nguyễn Huệ, một thiên-tài quân-sự" của Nguyễn Nhã, đăng trong quyển "Một vài sử-liệu về Bắc-bình-vương Nguyễn Huệ", trang 126, và trong một trích-đoạn của lá thư của giáo-sĩ Doussain gởi cho giáo-sĩ Blandin đề ngày 06/06/1787, có một đoạn văn cho biết quân-số của đạo-quân bản-bộ (cơ-động và thường-trực) của Nguyễn Huệ, như sau:

"Nguyễn Huệ tự xưng Đức Chúa với tất cả dân chúng. Nhạc biết tin này đã khiến ông ta bất-bình, đã đe dọa em ông. Nguyễn Huệ đã cất một đạo quân 60 ngàn người và đến đánh Nhạc ở Qui-phủ. Hai anh em đã đánh nhau hai lần mà người ta nói Đức Chúa đã mất đi một nửa lực-lượng."



Trang 126, "Một vài sử-liệu về Bắc-bình-vương Nguyễn Huệ"



9(c) Quân-số của lực-lượng giữ an-ninh Bắc Hà của Ngô Văn Sở:

Trang 190, quyển "Một vài sử-liệu về Bắc-bình-vương Nguyễn Huệ", có một đoạn văn được trích ra từ nhật-ký của linh-mục Bắc-kỳ Thomas Diên, mô-tả việc Nguyễn Huệ tuyển-mộ lính để giữ an-ninh Bắc Hà, trước khi ảnh lên đường về Nam sau khi diệt được chúa Trịnh, như sau:

"7) Ông mới ra lệnh mộ một đạo quân 240.000 người gồm toàn lính cũ thuộc cựu quân-đội vương-quốc, nhiều dân-quân mới. Trong thời-gian 5 ngày, mọi khu vực phải cấp đầy-đủ số lính mới. Số lính được tuyển-mộ vượt quá hẳn nhu cầu chiến-tranh của Bắc-kỳ và gần gấp đôi số mà chính-quyền trước có lệ tuyển và duy-trì."



Trang 190, "Một vài sử-liệu về Bắc-bình-vương Nguyễn Huệ "



Khả-năng chiến-đấu của lực-lượng 240 ngàn quân nói trên vào năm 1789 cũng dỡm như lực-lượng 1 triệu quân Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1975, nghĩa là vì bị trải mỏng ra khắp các vùng chiến-thuật mà không thể ngăn-chận những mũi xung-kích của những đạo quân chủ-lực của kẻ thù. Do đó, lịch-sử cho thấy lực-lượng 29 vạn quân chính-quy của Tôn Sĩ Nghị với ba mũi tiến-công có thể áp-đảo lực-lượng 24 vạn quân của Ngô Văn Sở một cách dễ-dàng. Những gì Sở có thể làm được chỉ là rút lui có trật-tự (chứ không chơi đòn tự-xử như kiểu rút quân của Việt Nam Cộng Hòa suốt một tháng rưỡi cho đến ngày 30/04/1975), thu-thập quân chủ-lực rút về rặng Tam Điệp, bỏ trống Bắc Hà cho quân Thanh. Trong hoàn-cảnh như vậy, Sở chỉ có thể còn giữ được 5 vạn binh chính-quy là nhiều nhất.


9(d) Quân-số của quân Tây Sơn trong chiến-dịch Diệt Thanh:

Trong phần 9(a), quân bản-bộ và tân-binh của Nguyễn Huệ tuyển-mộ được ở Nghệ An và Thanh Hóa cộng lại là là 8 vạn. Trong khi đó, trong phần 9(b), quân-số bản-bộ của Nguyễn Huệ được tìm ra là 6 vạn. Như vậy, quân-số tân-binh Thanh Nghệ là 2 vạn. Cộng với lực-lượng của Ngô Văn Sở gồm 5 vạn đang đóng ở núi Tam Điệp (xem phần 9(c)), thì Nguyễn Huệ có dưới tay khoảng 6 + 2 + 5 = 13 vạn.


10. Kế nghịch-đảo "Phản 反 chủ 主 vi 為 khách 客" của Ngô Thời Nhậm:

Khi võ-quan Đại-tư-mã Tây Sơn Ngô Văn Sở đang bị khủng-hoảng tinh-thần, vì bị áp-đảo tơi-bời bởi ba cánh quân của Tôn Sĩ Nghị, văn-quan Bắc Hà Ngô Thời Nhậm mới dạy cho chiến-lược rút quân . Vào năm 1975, nếu Việt Nam Cộng Hòa có được một Ngô Thời Nhậm vẽ kế-hoạch rút quân thì chiến-tranh Việt Nam đã không có "cái kết" thảm-thiết như là ngày 30/04/1975 . Xin trích Hoàng Lê Nhất Thống Chí, từ trang 287 tới trang 290, để độc-giả thấy cái hay của Ngô Thời Nhậm trong việc vẽ kế-hoạch "di-tản chiến-thuật (nghĩa là tạm thời rút lui thôi) .



Trang 287, Hoàng Lê Nhất Thống Chí



Trang 288, Hoàng Lê Nhất Thống Chí



Trang 289, Hoàng Lê Nhất Thống Chí



Trang 290, Hoàng Lê Nhất Thống Chí



Chiến-lược bỏ ngỏ Bắc Hà là kế nghịch-đảo "Phản chủ vi khách" (không làm chủ nữa, mà làm khách chơi , chứ không phải "Phản khách vi chủ" trong "Tam thập lục kế") cao siêu của Ngô Thời Nhậm, vì sau khi vào Thăng Long, tới phiên Tôn Sĩ Nghị phải rải quân ra khắp nơi để giữ an-ninh. Phân nửa đạo quân của ảnh đóng ở phía Bắc sông Hồng để giữ an-ninh cho một vùng rộng lớn ở mặt đó. Do đó, Tôn Sĩ Nghị chỉ còn phân nửa lực-lượng (tức là 15 vạn quân) giữ an-ninh mặt phía Nam, chờ ăn Tết xong sẽ bắt đầu cuộc Nam-chinh.

Do đó, khi 13 vạn quân của Nguyễn Huệ liên-tục tấn-công các đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa và ngay cả Thăng Long, chỉ trong vòng vài ngày (nghĩa là khỏi phải dừng quân hạ trại hoặc trải mỏng ra để giữ an-ninh cho đại-quân), thì thế tấn-công có thể nói như là "bài 排 san 山 đảo 倒 hải 海" ("bạt núi, lật biển"). Đại quân của Tôn Sĩ Nghị tại Thăng Long bị phá tan trong vòng một ngày là lẽ đương-nhiên. Xin mời độc-giả xem một trích-đoạn từ lá thư đề ngày 20/01/1790 của linh-mục La Mothe gởi cho linh-mục Blandin, đăng trong trang 211 của quyển "Một vài sử-liệu về Bắc-bình-vương Nguyễn Huệ":

"Ngay đến Hoàng-đế Trung Hoa cũng có vẻ nể Tân Attila này vì ngài vừa mới phong ông làm vua Bắc Kỳ qua trung-gian một vị đại-sứ (59), quên cả việc 50.000 binh-lính Trung Hoa đã chết vì tay Tiếm vương (chú-thích: Nguyễn Huệ) năm ngoái, chỉ trong một cuộc giao-chiến thôi (60). Trận đó, quân Trung Hoa được trang-bị đầy-đủ khí-giới, từ súng cho tới gươm và đông gấp mười quân Tiếm-vương... " (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Trang 211, "Một vài sử-liệu về Bắc-bình-vương Nguyễn Huệ"



Quân Nguyễn Huệ đã giao-chiến và tiêu-diệt quân Tôn Sĩ Nghị tại các đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa, và đã bưng-bít không cho tin-tức lọt ra ngoài cho tới khi đại-quân Tây Sơn tới Thăng Long. Do đó, hiển-nhiên linh-mục La Mothe chỉ đề-cập tới trận Thăng Long. Như vậy, đại-quân của Tôn Sĩ Nghị ở Thăng Long đã bị đại-phá và chết mất 5 vạn lính. Theo Đại Nam Liệt-truyện Chánh-biên, tập 2b, trang 187, của Quốc-sử-quán triều Nguyễn, chỉ có 800 lính Tàu bị bắt làm tù-binh. Con số này rất là vô-lý đối với con số tử-vong 5 vạn. Không lẽ quân của Tây Sơn hung-tàn như quân Mông Cổ, nghĩa là giết hết, không giữ tù-binh? Dưới đây là nửa sau của tờ biểu của Nguyễn Huệ gởi cho vua Càn Long:



Trang 187, Đại Nam Liệt-truyện Chánh-biên, tập 2b



Xin độc-giả chú-ý: lời-lẽ trong tờ biểu cho thấy một Nguyễn Huệ có thái-độ khúm-núm, sợ-sệt. Chỉ có câu cuối cùng là còn hơi hơi trung-thực: "Lỡ ra quân đánh triền-miên mãi không thôi, thế đến như vậy không phải là lòng thần mong-muốn, mà cũng không dám biết đến." Hiển-nhiên tờ biểu này đã bị Quốc-sử-quán triều Nguyễn sửa lời, mục-đích là để hạ thấp tư-cách lẫn chiến-công của Nguyễn Huệ. Dù việc viết biểu Nguyễn Huệ đã giao-phó cho Ngô Thời Nhậm, nhưng về chính-trị anh này cũng đâu phải tay vừa. Chính ảnh đã bày ra kế "Phản chủ vi khách" khiến cho Tôn Sĩ Nghị sa lầy và Nguyễn Huệ có cơ-hội dùng tài dùng binh của mình để làm thịt 29 vạn quân Thanh . Do đó, dù công việc ngoại-giao với nước lớn và hay bắt nạt (bully) khiến cho người ta phải viết một cách nhún-nhường, nhưng hèn thì tuyệt-đối không, vì Tây Sơn vừa mới đại-phá quân Thanh, chứ có phải đại-bại đâu.

Trong khi đó, trang 314 của Hoàng Lê Nhất Thống Chí cho con số hơn vạn tù-binh:



Trang 314, Hoàng Lê Nhất Thống Chí



Chỉ cần xem con số chiến lợi-phẩm mà Nguyễn Huệ thu được từ quân Tôn Sĩ Nghị qua một lá thư của hội Truyền-giáo Bắc Kỳ (trang 209, "Một vài sử-liệu về Bắc-bình-vương Nguyễn Huệ") là đủ để kết-luận con số 8000 quân Tàu của thư-ký của Tôn Sĩ Nghị, các sử-gia Tàu, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Duy Chính và Nguyễn Gia Kiểng là láo:

"Ông ta đã cho đem về Phú Xuân và về tận kinh-đô của ông [Quang Trung] bằng đường bộ chứ không phải bằng đường thủy (vì ông sợ tàu bè chất nặng quá có thể chìm xuống đáy biển hoặc gặp bão giữa đường) hai ba nghìn cỗ đại-bác và súng thần-công (chiến-pháo), không biết bao nhiêu là súng dài và khí-giới khác cùng với vô-số tiền-bạc và (đại-khái) tất-cả vật-liệu quý-giá bắt được của quân Tàu."



Trang 209, "Một vài sử-liệu về Bắc-bình-vương Nguyễn Huệ"



Theo sự khẳng-định của ba anh Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Duy Chính và Nguyễn Gia Kiểng, thì con số 8 ngàn quân Tàu đi theo Tôn Sĩ Nghị xâm-lăng Đại Việt là đúng rồi. Nhưng mà, từ cổ chí kim, đã có quân-đội nước nào trang bị đại-bác cho lính, cứ bốn người một cây để bắn chơi, hay chưa ?

Sẵn đây xin thêm vô một chi-tiết. Trước khi Tôn Sĩ Nghị dẫn quân qua Việt Nam, nhà Thanh đã đặt mua đại-bác của Anh. Như vậy, Nguyễn Huệ vô mánh lớn: đại-bác của Tàu mang nhãn hiệu "Made in England" chứ không phải 'Made in China" . Dưới đây là một trích-đoạn từ lá thư của giáo-sĩ Veren viết ngày 30/06/1788 (khoảng 6 tháng trước khi cuộc xâm-lăng xảy ra), đăng ở trang 224 của quyển "Một vài sử-liệu về Bắc-bình-vương Nguyễn Huệ".



Trang 224, "Một vài sử-liệu về Bắc-bình-vương Nguyễn Huệ"



11. Tôn Sĩ Nghị là tướng giỏi bậc nhất của nhà Thanh:

Sách lịch-sử Việt Nam quyển nào cũng chê Tôn Sĩ Nghị là tướng bất-tài, ngủ quên trong những chiến-thắng nhỏ ban đầu, vô Thăng Long xong lại đam-mê tửu-sắc, không chịu "đánh giặc cho liền tay", rốt cuộc để cho Nguyễn Huệ chiếm hết tiên-cơ. Tôn Sĩ Nghị có thật sự dỡm như vậy, hay không?

Lịch-sử cho biết, sau khi bại-trận dưới tay Nguyễn Huệ, ba năm sau ảnh được Càn Long gởi đi Tây Tạng để đánh dẹp bộ-lạc Gurkha - lúc bấy giờ từ Nepal kéo vào Tây Tạng quậy tưng lên, không ai chịu nổi . Dân Gurkha nổi tiếng trên thế-giới về sự gan dạ và thiện-chiến. Người Anh ái-mộ đến đỗi người Gurkha lúc nào cũng được ưu-tiên nhận vào binh-chủng biệt-kích (commando). Xin độc-giả xem cái video clip dưới đây:







Vậy mà Tôn Sĩ Nghị đánh chỉ có một trận một thôi, Gurkha thiếu điều bị xóa tên trong sổ bụi đời . Như vậy, thế là thế nào?

Xin trích một đoạn trong bài viết "Tôn Sĩ Nghị" của Wiki:

"Mặc dù không thành công trong việc phục :hồi nhà Hậu Lê nhưng sau đó ông vẫn được phong là nhất đẳng mưu dũng công, là quân cơ đại thần và đảm nhận chức vụ Binh bộ thượng thư. Năm 1791, đổi sang làm tổng đốc Tứ Xuyên, cung ứng quân nhu cho đội quân của Phúc Khang An trong chiến dịch trừng phạt quân đội của người Gurkha tại khu vực ngày nay là Gorkha thuộc Nepal (sử sách Trung Hoa gọi là 廓尔喀之乱 - Khuếch Nhĩ Khách chi loạn)."

Đời nhà Thanh, tỉnh Tứ Xuyên bao gồm ba tỉnh: Tứ Xuyên, Thiểm Tây và Sơn Tây ngày nay (xem bài "Sichuan", dưới tiểu-mục Qing dynasty, trên Wiki). Như vậy, việc bổ-nhiệm Tôn Sĩ Nghị làm Tổng-đốc Tứ Xuyên nhằm giải-quyết chiến-tranh với Gurkha (xem bài "Sino-Nepalese War", dưới tiểu-mục "Second Invasion", của Wiki). Theo bài viết "Phúc Khang An" của Wiki, vào năm 1792, Phúc được Càn Long giao trách-nhiệm đánh Gurkha từ Nepal xâm-nhập Tây Tạng (lúc đó đang được Tàu bảo-hộ). Tuy nhiên, trong những chiến-dịch lớn thời Càn Long, Phúc luôn luôn được các lão-tướng đi kèm (thí-dụ như Tôn Sĩ Nghị). Việc đánh-đấm thuộc về trách-nhiệm của các lão-tướng, còn Phúc lo việc thương-thuyết (kiểu như Lê Đức Thọ). Ngoài ra, theo ngoại-sử (xem phần Tiểu-sử trong bài viết "Phúc Khang An") thì Phúc chính là con rơi của Càn Long. Như vậy, Càn Long đã sắp-đặt cho con của mình đi theo các cuộc viễn-chinh của các danh-tướng, với danh-nghĩa là nguyên-soái, để hưởng hết công-trạng từ những sự thành-công (nếu có).Xin mời độc-giả xem hai cái video clip dưới đây về trận chiến giữa Gurkha của Nepal và nhà Thanh (bắt đầu từ phút 03:47):













Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:
Căn-cứ vào hiệp-ước giữa giữa Tàu và Nepal sau cuộc chiến, thì hiển-nhiên Phúc Khang An có tài dung-hòa (compromising). Khả-năng này đã thể-hiện qua việc ảnh kêu Nguyễn Huệ sửa lại lá thư gởi cho Càn Long (trong đó Nguyễn Huệ thách-thức Càn Long "có ngon thì nhào vô" lần nữa ), làm đền thờ và văn-tế cho Sầm Nghi Đống, rồi gởi người giả qua gặp Càn Long, để cho dân Tàu tưởng rằng Nguyễn Huệ đã biết sợ thiên-triều và bây giờ đến gặp Càn Long để tạ-tội, v. v... Người Tàu trọng mặt-mũi và những thứ màu-mè vô-giá-trị đó, trong khi đó Nguyễn Huệ không hưỡn để dạy nhà Thanh một bài học thứ hai và ảnh chỉ cần cái thực-chất là được rảnh tay vô Nam đánh Nguyễn Ánh (lúc đó đang đánh Tây Sơn, cánh Nguyễn Nhạc, chết lên chết xuống). Trong tiền-kiếp làm Hạng Võ của ảnh, kinh-nghiệm về cảnh "tứ bề thọ địch" là nỗi ám-ảnh của ảnh. Cho đến kiếp làm Nguyễn Huệ cũng chưa thoát được sự khốn-đốn đó. Xem phần "J.2(b) Tuồng 'Hán-Sở tranh-hùng' và phiên-bản mới" của bài "(64B) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 5)" của Nguyễn Văn Huy.


Có thể nói, Tôn Sĩ Nghị phải là tướng hạng nhất của Tàu thì mới được giao trách-nhiệm đấm-đá nhau với Gurkha vào năm 1792, và Phúc Khang An mới có cơ-hội lập được chiến-công. Trong chiến-tranh với Mông Cổ đời nhà Trần, Trấn-nam-vương Thoát Hoan - con của Hốt Tất Liệt - cũng được Toa Đô và Ô Mã Nhi đi kèm để có thể lập chiến-công, nhưng tiếc rằng Đức Thánh Trần nhà ta giết luôn cả hai anh và làm cho Thoát Hoan phải nằm trong ống đồng (để tránh tên) và nhờ ngựa kéo về nước .


12. Càn Long gài bẫy Nguyễn Huệ, nhưng người mắc bẫy lại chính là Tôn Sĩ Nghị:

Những trò dỡm mà Tôn Sĩ Nghị đã bày ra và được ghi vào sử-sách thật ra là kế nghi-binh, dùng để gạt Nguyễn Huệ, làm cho Nguyễn Huệ chủ-quan, khinh địch. Tôn Sĩ Nghị chỉ thực-hiện chiến-lược "trì-hoãn-chiến" do chính anh "thầy đời" Càn Long bày ra, chứ không phải ảnh tự-ý say-sưa, chè chén, không chịu hành quân cấp-tốc như Lê Chiêu Thống mong đợi. Xin trích ra một đoạn văn từ trang 185 của quyển Đại Nam Liệt-truyện Chánh-biên, tập 2b:

12(a) "Vua nước Thanh bèn xuống chỉ lấy các thần là Phước Khang An thay Nghị làm Tổng đốc Lưỡng Quảng, coi đốc binh mã 9 tỉnh, điều khiển 50 vạn quân, định ngày đến cửa Nam Quan, kinh lý việc nước An Nam.

Chú-thích cho phần 12(a) ở trên:
Theo câu văn ở trên, thì Càn Long ra lệnh chuẩn-bị tái-chiến. Tuy nhiên, theo "Quang Trung Nguyễn Huệ, anh-hùng dân-tộc" của Hoa Bằng, ở trang 208, Phúc Khang An sợ thua (bởi vì ảnh đâu phải là một tay võ-tướng chuyên-nghiệp như là Tôn Sĩ Nghị), cho nên mới thuyết-phục Nguyễn Huệ viết thư nghị-hòa và bàn ra với Càn Long.

Thật ra, Càn Long không dám liều-lĩnh đánh nhau với Nguyễn Huệ lần thứ hai. Lý-do là, như câu tục-ngữ "dậu đổ bìm leo", nếu nhà Thanh thua một trận nữa và mất toi 50 vạn quân và 50 vạn dân-công nữa, thì phong-trào phản Thanh, phục Minh trong nước Tàu sẽ chụp thời-cơ và bùng lên. Lúc ấy thì ngai vàng của Càn Long e rằng sẽ bị rung-rinh. Do đó, chúng ta có thể suy-đoán rằng việc Phúc Khang An - người có khả-năng về tham-mưu kiểu như Ngô Thời Nhậm - được bổ-nhiệm thay Tôn Sĩ Nghị để tái-chiến, chẳng qua là cách mà Càn Long dùng để hạ-đài (bằng cách hù-dọa đối-phương), và sau này ảnh còn kêu sử-quan của nhà Thanh chia cho 30 tất-cả con số trong sổ-sách kế-toán của chiến-dịch Chinh Nam của Tôn Sĩ Nghị - thí-dụ như 30 vạn quân chia 30 còn 1 vạn quân - để che mắt lịch-sử .



Trang 208, "Quang Trung Nguyễn Huệ, anh-hùng dân-tộc"



12(b) "Trước kia vua nước Thanh sai Nghị đem quân ra liền có mật dụ: "Đi chậm chớ có mau.

"Trước hết, truyền hịch để làm tiên thánh, cho bề tôi cũ nhà Lê về nước, tìm tự tôn họ Lê ra đối địch với Huệ. Nếu Huệ lui, nhân đấy sai tự tôn họ Lê đuổi theo, rồi đem đại binh nối đến, thì không khó nhọc mà thành công. Đấy là thượng sách.

"Nếu người cả nước, một nửa theo họ Lê, một nửa theo Huệ, mà Huệ không lui quân thì đợi thuỷ sư Mân, Quảng ra biển đánh Thuận Quảng trước rồi đem bộ binh tiến đến thì Huệ trước mặt sau lưng đều phải đối địch, thế tất phải quy phục ta. Ta nhân đó để cả hai, cắt từ Thuận, Quảng trở vào Nam để cho Huệ ở, từ Hoan, Ái trở ra Bắc, lại đem phong cho họ Lê. Nhân đấy đóng đại binh ở nước ấy, để ở xa mà chế ngự lấy, sau này sẽ có xử trí riêng."



Trang 185, Đại Nam Liệt-truyện Chánh-biên, tập 2b



Phụ-lục

Nối bước Càn Long - Pháp lập căn-cứ Điện Biên Phủ để làm mồ chôn Việt-Minh nhưng nó lại trở thành mồ chôn của chính mình

Vào năm 1954, Pháp lập căn-cứ tại thung-lũng Điện Biên Phủ ở Lai Châu, xong rồi cho máy bay thả truyền-đơn, thách-thức Việt-Minh có gan thì nhào vô. Việt-Minh sợ gì mà không dám, do đó kéo mấy sư-đoàn tới vây chặt. Các cố-vấn Tàu đề-nghị chơi chiến-thuật biển người để dứt điểm cho mau. Để lâu, có khi Mỹ lại cho pháo-đài-bay B-29 tới oanh-tạc thì cả lũ "ô hô ai-tai".

Võ Nguyên Giáp mới đầu cũng nghe lời, chuẩn-bị sáng ngày mai là tổng tấn-công. Nhưng không hiểu sao tối hôm đó ảnh cảm thấy lo-âu, bèn kêu băng đặc-công rút ra. Ảnh không giải-thích được cái lo-âu của ảnh. Ảnh chỉ đơn-giản hủy-bỏ kế-hoạch tấn công biển người và thay bằng lối đào chiến hào vòng vòng để tiến lần vào. Sau khi chiến-thắng, Việt-Minh mới khám-phá ra rằng Pháp đã xây những hầm ngầm (nhìn sơ thì giống như những ngôi mả đất) trang bị đại-liên. Như vậy, bao nhiêu đợt xung-phong biển người đều sẽ bị đại-liên bắn chéo diệt sạch. Đó là dụng-ý sâu xa của Pháp khi thiết-lập căn-cứ Điện Biên Phủ. Xin mời độc-giả xem hai cái video clip dưới đây để thấy hiệu-quả của chiến-thuật bắn chéo ("crossfire tactic"). Cái video clip đầu-tiên sẽ bắt đầu chiếu từ phút 07:15.













Xin trích ra một đoạn văn từ bài viết "Dien Bien Phu", dưới tiểu-mục "Hill A1", đăng trên trang web factsanddetails.com vào năm 2008, để chứng-minh hiệu-quả của bẫy ngầm của Pháp:

"Hill A1 (in Muong Thanh Ward, Dien Bien Phu City, Dien Bien Province) was the strongest post of all the 49 strongholds in Dien Bien Phu fortified entrenched camp.It had three defense lines. The first one, stretching from the Cay Da blockhouse, protected the way to the hilltop. Currently this is the main road leading to the top of Hill A1. The second line was for counter-offensive assaults and the last one was a kind of underground bunker atop the hill. There were trenches connecting these three lines. Unaware of the underground bunker atop the hill, Vietnamese troops assaulted from the dried stream. To occupy one third of the hill, Vietnamese troops lost 2516 troops and discovered the bunker thanks to enemy’s flare."

("Đồi A1 (thuộc phường Mường Thanh, thành-phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) là một tiền-đồn mạnh nhất trong tất-cả 49 cứ-điểm tại căn-cứ Điện Biên Phủ. Nó có ba phòng-tuyến. Tuyến thứ nhất, trải dài từ đài quan-sát Cay Da, bảo-vệ đường lên đỉnh đồi. Tuyến thứ hai dành cho những trận chiến phản-công và tuyến cuối cùng là một loại lô-cốt ngầm trên đỉnh đồi. Có những giao-thông-hào nối liền những tuyến phòng-thủ này. Bộ-đội Việt-Minh không biết có lô-cốt ngầm trên đỉnh đồi, do đó tấn-công từ khe suối cạn. Để chiếm được một phần ba của cái đồi, Việt-Minh mất 2516 lính và khám-phá ra được lô-cốt nhờ vào hỏa-châu của kẻ địch." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Hầm ngầm được bố-trí đại-liên trên đồi A1 của căn-cứ Điện Biên Phủ của quân Pháp


(Hình trên được trích ra từ bài "A1 Hill bunker" ("lô-cốt của đồi A1") trong bộ sưu-tập của Linda De Volder trên website flickr.com)

Theo báo-cáo chánh-thức của Việt Cộng, Việt-Minh mất cả thảy 4000 lính trong trận Điện Biên Phủ (xem bài "Battle of Dien Bien Phu" của Wiki). Còn theo Pháp ước-lượng thì Việt Minh mất trên 20 ngàn lính (xem bài "Battle of Dien Bien Phu" và cái screenshot ở dưới). Trong khi đó, chỉ riêng những cái lô-cốt ngầm ở đỉnh đồi A1 đã làm Việt-Minh mất hết 2416 sinh-mạng và điều đó chứng-tỏ rằng con số 4000 người chết là láo. Do đó, nếu Việt-Minh không có pháo 105 ly để dập những cái lô-cốt ngầm kiểu đó thì Điện Biên Phủ đã là mồ chôn của 3 sư-đoàn của Việt-Minh.






Pháp giả "nai" , tự mình giam hãm vào một cái thung-lũng không có đường ra, để dụ Việt-Minh dùng chiến-thuật biển người. Pháp thất-bại vì Việt-Minh có pháo 105 mm do Trung Cộng viện-trợ. Xin trích một đoạn văn từ trang 82 của quyển "Đèn Cù 1" (Người Việt Book xuất bản lần thứ nhất tại Hoa Kỳ, 2014) của Trần Đĩnh:

"Một tình tiết thú vị: khi tướng Pháp Cogny lập tập đoàn cứ điểm đầu tiên ở Nà Sản mà ta không công phá được vì thiếu đại pháo bắn cầu vồng, đơn vị pháo 105 ly của Công đã chuẩn bị về nước tham gia chiến dịch thì Cogny rút, pháo ta bèn nán lại học tiếp. Ai ngờ việc đó đã khiến tướng Navarre kết luận Việt Minh không có đại pháo do đó hăng hái nhảy lên Điện Biên Phủ và Piroth đại tá pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ đã giật lựu đạn tự sát ngay khi pháo Việt Minh lên tiếng."



Trang 82, Đèn Cù của Trần Đĩnh


Nguyễn Văn Huy

(Đăng trên Facebook ngày 14/07/2018, trên Blog Nguyễn Văn Huy ngày 05/01/2019, cập-nhật ngày 19/02/2021)


Những bài gốc ở Facebook:


Nếu độc-giả có nhã-ý cho Like, xin nhấn nút Like và sau đó nhấn thêm nút Confirm ("xác-nhận"). Xin cảm ơn.