(64A) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 4) - Thời-vận của những nhân-vật lịch-sử


Tóm-tắt nội-dung
(bài gồm khoảng 19 ngàn 600 chữ)

Chiến-tranh Việt Nam trong suốt 30 năm (1945-1975) đã gây ra biết bao nhiêu chết-chóc và thương-đau. Tuy nhiên, sau khi cuộc chiến tàn, sự chết-chóc và thương-đau lại càng tăng thêm, chứ không giảm đi, vì hàng trăm ngàn người bị ép đi kinh-tế mới và hàng trăm ngàn người bị lâm vào cảnh tù-tội, dù là dưới hình-thức cải-tạo hoặc hình-thức tù chính-trị hoặc tù hình-sự. Hậu-quả của những sự ngược-đãi sau ngày 30/04/1975 là hàng triệu người dân phải rời bỏ gia-đình, đất-đai và nhà cửa để ra đi tìm tự-do, trong đó khoảng nửa triệu người đã táng thân ngoài biển cả hoặc vùi thân nơi đất khách, quê người (xem chi-tiết trong bài Vietnamese boat people ("Thuyền-nhân Việt Nam") trên Wiki). Trước nỗi đau-thương lớn-lao đó, người ta có lý-do chánh-đáng để đặt một câu hỏi như vầy: "Nếu quả-thật trên đời này có Thượng-đế và Luật Trời, thế thì tại sao kẻ ác được phép gây tội-ác và đau-khổ cho bao nhiêu người khác?" Bài viết này không có mục-đích trả lời đầy-đủ câu hỏi đó, vì bất-cứ phần nhỏ nào của câu hỏi cũng có tầm-vóc quá lớn cho một bộ sách dày, hãy khoan nói tới một bài viết. Tuy-nhiên, Nguyễn Văn Huy xin đưa ra ý-kiến này: lịch-sử có thể giúp chúng ta nhìn thấy một sự thể-hiện nho-nhỏ của Luật Trời. Đó là thời-vận của những nhân-vật lịch-sử.



Mirin Dajo cho ba cái ống nước có đường kính 8mm đâm xuyên qua thân-thể. Sau đó, người phụ-tá mới gắn ba cái vòi nước vào một đầu của mỗi cái ống nước, rồi mở vòi. Nước phun ra từ ba ống nước có nghĩa là đây là sự thật, chứ không phải là một trò ảo-thuật. Như vậy, Mirin Dajo đã chứng-minh được rằng Thượng Đế nắm sự sanh, tử của con người qua những quy-luật huyền-bí - cao hơn bất-kỳ quy-luật vật-lý nào mà khoa-học-gia có thể hiểu được. Thời-vận lên-xuống của đời người cũng nằm trong những quy-luật huyền-bí đó và có thể được khám-phá qua khoa Tử Vi.


(Hình trên được trích ra từ bài "Mirin Dajo: Wonderman" ("Mirin Dajo: Người Đàn Ông Thần-kỳ") của website "Eye of the Psychic" ("Con mắt của người có quyền-năng thần-bí")


Dưới đây là một cái video clip của British Pathé, một hãng phim thời-sự ở Anh (xem bài "Pathé News" của Wiki và bài "About British Pathé – Who We Are" của British Pathé):


("Người chống lại cái chết (năm 1947)")






Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

Sự kiện Mirin Dajo không hề bị tổn-thương khi bị kiếm đâm qua người là sự thật. Tuy nhiên, những anh khoa-học-gia không cam lòng chịu thua quyền-năng của Thượng Đế . Có mấy anh bác-sĩ giải-phẫu giải-thích, mà không dựa trên bất cứ sự thực-nghiệm nào hết, rằng cứ lấy kiếm đâm qua đâm lại vài lần, mặc cho lủng gan, lủng phổi, máu chảy, rồi vết thương sẽ lành lại, làm thành những cái lỗ ngon lành không chảy máu nữa, kiểu như đàn bà đâm lủng lỗ tai để đeo kiềng . Nếu kết-quả đúng như mấy ảnh nói, sau đó người ta tha-hồ biểu-diễn lấy tiền. Nói hay quá, tại sao không tự làm thử đi? Đúng là nói dóc mà không sợ bị thụt lưỡi . Chỉ riêng hai cái phổi, mỗi bên giống như một cái bong-bóng. Một khi bị đâm lủng, tất nhiên không-khí phải xì ra. Như vậy, phải có hai cái nút đậy lại. Trong tất-cả phim về Mirin Dajo, hoàn-toàn không có cái nút nào trên lưng hoặc bụng hoặc ngực hết. Ngoài ra, mỗi lần kiếm đâm qua bên kia, da đều bị mũi kiếm đun lên trước khi bị xuyên thủng. Điều đó có nghĩa là hoàn-toàn không hề đi qua một cái lỗ đã có sẵn như là các bác-sĩ giải-phẫu đó đã đề-quyết. Đó là Nguyễn Văn Huy đã làm ngơ, giả-bộ như nhát kiếm nào cũng đều tránh được những xoắn phổi bên trong, mặc dù chuyện đó không thể xảy ra được.


Xin độc-giả lưu-ý:
Sau khi nhấn vào một cái link để xem một đoạn văn bên trong bài viết (thí-dụ như "xem phần A.1", "xem phần B.2", v.v...), nếu muốn trở lại chỗ cũ, độc-giả chỉ cần nhấn vào nút "Back" hoặc mũi tên chỉ qua bên trái của browser.

Mục-lục bài Kỳ 4
(Trong phần Mục-lục, mỗi một câu đều là một cái link)


---------------------------------


H. Bôn-ba chẳng qua thời-vận


H.1 Thành, bại là do Cơ Trời:

H.1(a) Con cháu của những người thua cuộc vươn lên ở thế-giới phương Tây:

Việc miền Nam bị mất vào tay Việt Cộng vào ngày 30/04/1975 dẫn đến việc hàng triệu người vượt biên. Lương tâm người Mỹ áy náy vì đã bỏ rơi miền Nam khi miền Bắc xé hiệp định Paris, do đó mới kêu gọi các quốc-gia phương Tây nhận người tỵ nạn.



Một chiếc ghe dài khoảng 10 mét, chở 35 thuyền-nhân, được tàu chiến Mỹ USS Blue Ridge (LCC19) cứu cách vịnh Cam Ranh khoảng 560 km về phía Đông-bắc, sau khi họ đã trôi-dạt 8 ngày trên biển.





Những thuyền-nhân đang nằm mê-man trên ghe, khi chiếc tàu tuần-dương-hạm của Mỹ USS Fox (CG-33) đến cứu




Lịch-sử Việt Nam đầy-dẫy những cuộc đấu-tranh, trong đó chánh thắng tà cũng có, mà tà thắng chánh cũng có. Tuy-nhiên, sự thành, bại thật ra không có tính-cách may rủi như người ta thường nghĩ, mà tất cả đều đã được định trong Thiên-cơ ("Divine Plan"). Việc miền Nam thảm-bại và những hậu-quả của nó, tuy đầy-dẫy những nỗi đau-thương, nhưng nhờ người Mỹ và đồng-minh cứu-giúp mà một tiền-đồ xán-lạn đã mở ra cho dân-tộc Việt Nam, mà chưa ai từng mơ-ước tới. Điều này đã không xảy ra được, nếu không có sự sắp-đặt của Thiên-cơ.

Thế-hệ thứ nhất của cuộc chiến của dân miền Nam đã chiến-đấu, thua và phải ra đi. Lẽ dĩ nhiên, thắng bại là chuyện thường của nhà binh, hễ thua keo này thì bày keo khác, thế-hệ trước ngã xuống, thì thế-hệ sau tiến lên thôi. Thí-dụ những cuộc khởi-nghĩa của người Giao Chỉ chống lại sự đô-hộ của các triều-đại bên Tàu (gồm cả triều-đại của Việt-tộc như là nhà Hán của Lưu Bang và triều-đại của Hán-tộc như là nhà Đường của Lý Thế Dân) có khi thắng, có khi bại, nhưng cuối cùng thì cũng chiến-thắng và Việt Nam trở thành một nước độc-lập vào năm 938 (xem bài "Ngô Quyền" trên Wiki).

Thành, bại là do Cơ Trời (Thiên 天 Cơ 機, chữ "cơ 機" được hiểu như chữ "cơ" trong chữ kép "quân 軍 cơ 機 " (kế-hoạch hành-quân); tiếng Anh là Divine Plan, nghĩa là Kế-hoạch của Thiêng-liêng). Tuy nhiên, trí-tuệ của Thượng-đế quá cao-siêu và bao-la, do đó loài người chúng ta chỉ có thể hiểu được Thiên-cơ qua những sự diễn-giải của bậc thần-thánh như là Đức Phật, Đức Chúa (Christ, một vị Phật sắp đến thế-gian, chứ không phải Chân-sư Jesus), các vị Chân-sư (Masters of Wisdom), A-la-hán (Arhat), v. v... (xem quyển "Initiation-Human-and-Solar" và những quyển khác của Alice Bailey qua trang web của lucistrust.org). Thiên-cơ là sự thể-hiện của luật Tiến-hóa do Thượng-đế tạo ra để làm cho vạn-vật tiến-bộ. Luật Tiến-hóa làm việc qua một cái luật phụ được gọi là luật Nhân-quả (Law of Karma). Luật này lại làm việc qua một cái luật phụ khác được gọi là luật Luân-hồi (Law of Reincarnation). Luật Luân-hồi còn có một cái tên khác nữa là luật Tái-sanh ("Law of Rebirth").

Tuy sự thể-hiện của Thiên-cơ trên cõi trần rất phức-tạp, nhưng, cho mục-đích của bài viết này, có thể tóm-tắt được trong một câu: "Tất-cả sự bất-công trên cõi đời này đều tuyệt-đối là sự công-bình, và sự đau-khổ là phương-tiện giúp người ta tiến-bộ."


H.1(b) Thánh-nhân đãi kẻ khù-khờ:

Chỉ cần có một sự hiểu-biết nho-nhỏ về Thiên-cơ, người ta có thể thấy một cách dễ-dàng rằng Trời đã cho dân tộc Việt Nam một món quà lớn mà không ai dám mơ-tưởng tới. Đó là khoảng 2 triệu người đã được định cư ở các nước phương Tây, rồi từ đó con cháu vươn lên. Có những người tị nạn chỉ là binh nhất, binh nhì, nhưng con-cái họ đỗ-đạt Tiến sĩ, kỹ sư. Nếu miền Nam không bại trận, không ai đi vượt biên, thì con cái được sinh ra ở Việt Nam sẽ không có điều-kiện để học lên cao, vì cha mẹ nghèo và không đủ tiền cho con ăn-học. Sự việc hàng triệu người Việt được các quốc-gia phương Tây đón nhận chẳng khác nào hàng triệu người (gồm cả cha mẹ lẫn con cái) được đi du học cùng một lúc. Trong khi đó, ngày xưa, mỗi năm chánh-phủ Việt Nam Cộng Hòa chỉ có thể cho vài ngàn sinh-viên ưu-tú ra nước ngoài du học, mà trong đó phần lớn thuộc gia-đình khá-giả và tự bỏ tiền ra trang-trải mọi chi-phí. Ngày nay, do những mối quan-hệ gia-đình với những người đã vượt biên, những học sinh nghèo ở Việt Nam cũng có cơ hội đi du-học. Do đó, tiền-đồ xán-lạn của dân-tộc vào lúc này khó mà hình-dung được.



Thuyền-nhân Việt Nam tại đảo Pulau Bidong, tỉnh Trengannu (nay được gọi là Terengganu), Mã Lai.




Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

Theo trang 54 của quyển "Okina Kyūin and the Politics of Early Japanese Immigration to the United States, 1868–1924" của Ikuko Torimoto, xuất-bản ngày 31/01/2017 bởi McFarland, số lượng sinh-viên Nhật được chánh-phủ Nhật gởi đi học ở các nước phương Tây, từ năm 1875-1912 (thời Minh Trị Thiên-hoàng) là 683 người. Nhờ những người đó, cộng thêm khoảng 3000 chuyên-viên Tây-phương được chánh-phủ Nhật mướn để làm việc và thêm vài ngàn người làm việc cho các công-ty tư-nhân (xem bài "Foreign government advisors in Meiji Japan" trên Wiki), mà nước Nhật đã trở thành một cường-quốc Á-châu và đánh bại Nga trong trận hải-chiến ở eo biển Đối Mã vào năm 1905 (xem bài Hải chiến Tsushima trên Wiki).



Trang 54, "Okina Kyūin and the Politics of Early Japanese Immigration to the United States, 1868–1924"



Trẻ em của cộng-đồng 3 triệu người Việt tỵ-nạn sống hẳn hoặc được sanh-trưởng ở ngoại-quốc. Tiềm-năng đó nằm ngoài sự ước mơ của những dân-tộc Á-châu khác. Trong khi chế-độ Cộng-sản chỉ gây ra sự suy-tàn và lụn-bại, thì vài triệu người Việt đó (và còn đang tiếp-tục tăng lên) chính là một nhân-tố quan-trọng có khả-năng bảo-đảm một tương-lai đầy hứa-hẹn cho cả dân-tộc Việt Nam.

Nhạc-sĩ Trầm Tử Thiêng (1937 - 2000) cũng nhìn thấy một tương-lai tốt đẹp như vậy và diễn-tả bằng những từ-ngữ của một thi-sĩ qua những điệu nhạc tuyệt-vời trong bản nhạc "Hành-trình tìm tự-do".






Xin trích lại lời bài hát "Hành Trình Tìm Tự Do ở nửa bài sau:

"Những gian khó này,
Sẽ thành lửa nung trái tim.
Những đôi mắt buồn,
Sẽ nhìn đời tươi sáng hơn.

Như bầy chim tung cánh đi mọi miền,
Đời tha-hương sống quên ưu-phiền,
Người Việt Nam bước theo ước-nguyền.

Trong tình thương thế-giới cho con nguời,
Tình yêu-thương trái tim nhân-loại,
Người Việt Nam tiến lên ngày nay.

Đây người sinh viên tiến nơi học đường,
Cùng đem tim-óc đi xây dựng,
Thành-công vang khắp nơi lẫy-lừng

Đây bàn chân đi nối con đường dài,
Mồ hôi chăm tưới cho cuộc đời,
Chờ ngày vun-xới quê Việt Nam.

Những đêm tối vừa thắm lại ngàn tia nắng mai.
Những tan-vỡ vừa cấy lại niềm tin khắp nơi.
Ước mơ chính bàn tay này, bàn tay chúng ta,
Góp xây đắp lại nước Việt tự-do, ấm-no".

Trầm Tử Thiêng là một trong những nhạc-sĩ gạo-cội ở miền Nam trong thời chiến-tranh. Tuy-nhiên, chỉ sau khi vượt biên qua Mỹ, ảnh mới sáng-tác những bài hát có tầm nhìn chính-trị và nghệ-thuật cao hơn, như hai bài "Hành-trình tìm tự-do""Một ngày Việt Nam". Trong thời chiến-tranh Việt Nam, ảnh vẫn còn loay-hoay với những bài hát về tình yêu nam-nữ. Lẽ dĩ nhiên, chẳng có gì sai trong việc đó, nhưng vì chiến-tranh có liên-quan đến sự sinh-tồn của một dân-tộc, do đó một người nhạc-sĩ, nhất là nhạc-sĩ người miền Trung, cần phải hiến dâng toàn-bộ năng-lực cho việc sáng-tác giúp nêu cao chính-nghĩa và sự thật. Do đó, sự chuyển-biến trong tâm-tư của Trầm Tử Thiêng là kết-quả của những sự đau-khổ của người thua cuộc. Quan-trọng hơn nữa, đó là sự chuyển-biến trong tâm-tư của hàng triệu người là kết-quả tất-nhiên của chiến-tranh qua sự sắp-đặt của Thiên-cơ. Xin nhắc lại một câu nhàm-chán của Nguyễn Văn Huy trong phần "H.1(a) Con cháu của những người thua cuộc vươn lên ở thế-giới phương Tây" ở trên: "Tất-cả sự bất-công trên cõi đời này đều tuyệt-đối là sự công-bình, và sự đau-khổ là phương-tiện giúp người ta tiến-bộ."


H.2 Vài chu-kỳ trong Thiên-cơ:

H.2(a) Chu-kỳ 30 năm là đơn-vị tính căn-bản:

Lịch-sử của dân-tộc Việt Nam và các dân-tộc khác trên thế-giới đầy-dẫy những biến-cố chính-trị (thí-dụ như chiến-tranh), mà đơn-vị tính là khoảng 30 năm (sai-số là +1.5 năm hoặc -1.5 năm). Điều đó nghĩa là những chuỗi biến-cố kéo dài tới 30 năm, hoặc ít hơn một chút hoặc nhiều hơn một chút, thì vẫn thuộc về một đơn-vị. Con số 30 năm là tổng-số của ba cái vận nhỏ, mà mỗi cái như vậy gồm 10 năm.

Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

Tiếng "vận 運" do tiếng "vần" hoặc "vòng" đọc trại ra, có nghĩa là xoay vòng-vòng, xoay vòng tròn. Chữ 'xa 車" nằm trong chữ "vận 運" là hình-ảnh của cái thùng xe, trục bánh xe và hai cái bánh xe hai bên (còn con ngựa tưởng-tượng sẽ đứng ở đâu đó bên phải hoặc bên trái chữ 'xa 車"). Ý-nghĩa của chữ "vận 運" đặt trên sự xoay vòng của hai cái bánh xe. (Hết phần chú-thích)


Vận-mạng của từng cá-nhân trong nhóm không nhất-thiết phải đi đôi với vận-mạng của cả nhóm (thí-dụ như sau khi Nguyễn Huệ chết vào năm 1792, nhóm Tây Sơn vẫn còn tồn-tại thêm 10 năm), nhưng tất-cả đều bị chi-phối bởi con số 30 năm. Đời người gồm những chu-kỳ 30 năm nối-tiếp nhau. Vận 30 năm được chia ra làm ba vận nhỏ, mỗi cái gồm 10 năm. Con số đó là kết-quả của sự nghiên-cứu của Nguyễn Văn Huy về khoa Tử Vi trong nhiều năm qua, nhưng chưa có dịp để trình làng .


H.2(b) Thời-vận của cá-nhân:

Trừ ra những người yểu-mệnh (dưới 21 tuổi tây), ai cũng đều được một cái thời 30 năm, và trong đời người chỉ có một lần, để sống cho thỏa-chí bình-sinh. Cái thời như vậy xem ra rất cần-thiết, để kiếp sau còn hăng-hái đi đầu thai nữa . Nếu đời chỉ toàn là biển khổ và biển khổ, có lẽ các linh-hồn sẽ từ từ rút lui hết, nghĩa là không dám đi đầu thai nữa và cuối-cùng trái đất vắng hoe như chùa bà Đanh .

Ngoại-trừ 30 năm đó, những khoảng thời-gian còn lại trong cuộc đời đều "bình-bình", nghĩa là không quan-trọng đối với chính mình và cũng không quan-trọng đối với xã-hội như trong lúc đắc thời. Thí-dụ như thời huy-hoàng của cả Thomas EdisonBill Gates bắt đầu ở tuổi 21 tây và chấm-dứt khi họ vào tuổi 51 tây. Từ đó, họ không còn khả-năng gây ảnh-hưởng đáng kể đối với thế-giới như giai-đoạn trước 50 tuổi. Thí-dụ như bản tin của BBC Internet vào ngày 06/11/2018, có tựa là "Bill Gates brandishes poo to showcase reinvented toilet tech", cho biết Bill Gates quảng-cáo cầu tiêu không cần nước và đường cống trong cái hội chợ triển-lãm "Reinvented Toilet Expo" tại Bắc Kinh. Hiển-nhiên cái sáng-kiến đó không quan-trọng đối với thế-giới như là những sáng-kiến về computer. Sản-xuất sofware là nghề ruột của Gates, mà từ năm 2006 ảnh không còn khả-năng lãnh-đạo Microsoft chỉ vì lý-do sức khỏe (bệnh thần-kinh, chẳng hạn). Đó là điều có thể thấy được qua lá số Tử Vi của ảnh.

Cái thời 30 năm được coi là tối-đa, vì không phải lúc nào cũng hưởng được phúc (tức là có được cái thời mà mình mong muốn) trọn quãng thời-gian đó. Xin độc-giả lưu-ý: phúc của người này có thể là họa đối với người kia. Thí-dụ như khi "tiểu-nhân đắc-chí", thì "quân-tử thất-thời", kiểu như sau khi Việt Cộng chiếm miền Nam thì người không muốn làm nô-lệ cho đảng Cộng-sản (xem phần 3 của bài "Mỗi nhà đấu-tranh dân-chủ bị tù là một cây đinh đóng vào nắp hòm của Nguyễn Phú Trọng" của Nguyễn Văn Huy trên Facebook) chỉ còn nước vượt biên . Xin độc-giả lưu-ý rằng có khi người ta hưởng phúc được chỉ trong 1, hoặc 2, cái vận nhỏ 10 năm, chứ không phải lúc nào cũng được đủ hết 3 cái.


H.2(c) Thời-vận của nhóm:

Trong khi đời người thông-thường bị giới-hạn ở tuổi 100 và thời-vận của cá-nhân bị giới-hạn bởi 30 năm, thì đời sống của nhóm ("group") lại không. Do đó, thời-vận của nhóm cũng không bị giới-hạn bởi con số 30. Thí-dụ: các tổ-chức tôn-giáo lớn như Phật-giáo, Ấn-độ-giáo, Công-giáo và Hồi-giáo đã tồn-tại hàng ngàn năm. Riêng đạo thờ Lửa (Zoroastrianism) ở Ba Tư có trước tất cả đạo vừa kể và vẫn tồn-tại tới ngày hôm nay. Xin trích một đoạn văn từ quyển "Man: Whence, How and Whither - A Record of Clairvoyant Investigation" (Con người: từ đâu đến, như thế nào và đi về đâu - Một bản ghi chép về sự điều-tra bằng thần-nhãn") của Annie BesantCharles Webster Leadbeater, xuất-bản năm 1913 bởi The Theosophical Publishing House ở Ấn Độ:

"In this long period of twenty-eight thousand years, one event stands out as of supreme importance-- the coming of the Mahaguru as the first Zarathustra, the founding of the Religion of the Fire, in 29,700 B.C."

("Trong thời-kỳ dài gồm 28 ngàn năm này, một biến-cố cực-kỳ quan-trọng nổi-bật lên. Đó là sự xuất-hiện của Đức Phật như là vị Zarathustra đầu-tiên, người sáng-lập tôn-giáo thờ Lửa vào 29 ngàn 700 năm trước Thiên chúa").



Trang 1, "Man: Whence, How and Whither", bản in 1947



Trang 280, "Man: Whence, How and Whither", bản in 1947



Độc-giả nên tìm thêm những thông-tin về những giáo-lý của Đức Phật trong quyển sách nói trên, trong quyển "Glimpses of Masonic History" và quyển "The Inner Life (First Series)" của Leadbeater, hơn là đọc những bài viết của Wiki (thí-dụ như bài "Hỏa giáo").




H.3 Thời-vận của vài nhân-vật ở miền Nam:

H.3(a) Ngô Đình Diệm:

H.3(a)(1) Đi tìm ngày sanh, tháng đẻ của Ngô Đình Diệm:

Theo bài "Ngô Đình Diệm" đăng trên Wiki, Diệm sanh ngày 03/01/1901. Tuy nhiên, theo Vũ Ngự Chiêu trong bài "Jean Baptiste Ngô Đình Diệm (1897 - 1963): Thời Kỳ Chưa Nắm Quyền, 1897-1954", đăng trên trang web Hợp Lưu ngày 31/10/2007, cho rằng Diệm sanh ngày 27/07/1897. Chiêu viết: "Tư liệu chúng tôi sử dụng cơ bản là tập tiểu sử chính phủ Diệm do cơ quan an ninh Pháp thành lập vào tháng 7/1954, hiện vẫn còn chưa giải mật." Chiêu không cho số thứ-tự của tài-liệu và không kèm theo bản chụp. Và dù có đi nữa, vì tài-liệu chưa giải-mật, do đó độc-giả cũng chẳng có cách nào sao lục để kiểm-chứng. Cách nói dùng tài-liệu của ngành tình-báo như vậy cũng là cách mà Huỳnh Tâm đã dùng để lường-gạt người Việt trong những năm qua (xem đoạn B.3 của phần Phụ-lục của bài "Kỳ 1 - Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh đều có một vết sẹo gần chót tai trái, mà qua đó Sở Mật-thám Pháp xác định được rằng hai người này chỉ là một" của Nguyễn Văn Huy).

Đỗ Mậu, trong quyển Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi (xuất bản năm 1986 ở California), trong những trang 88-89 của bản in 1988, viết như sau:

(1) "Cũng trong năm 1951 này, một hôm tôi nhận được điện tín mật của ông Nguyễn Đôn Duyến (tôi nhớ hình như lúc bấy giờ ông đang làm tỉnh trưởng Thừa Thiên) chuyển lời của ông Ngô Đình Cẩn nhờ chấm số Tử Vi của ông Diệm xem trong tương lai gần có chuyển biến gì không. Liên lạc thêm với ông Duyến, tôi mới biết bà cụ Ngô Đình Khả mang trọng bịnh sắp mất và ông Cẩn đã nghĩ đến "hậu sự" cho bà như chuẩn bị quan tài, in thiếp báo tang và cũng đã đánh điện tín thông báo cho ông Diệm lúc bấy giờ đang ở Hoa Kỳ biết..."

(2) "Tại Đồng Hới có một thầy Tử Vi rất giỏi là thầy Dụ mà ông Cẩn, dù là một tín đồ Thiên Chúa giáo ngoan đạo và vẫn thường chỉ trích những hình thức bói toán này, đã nhấn mạnh với ông Duyến nhờ nói với tôi là phải đến ông thầy này chứ không ai khác. Tôi đến gặp thầy Dụ và đưa tuổi ông Diệm mà tôi giả vờ bảo là tuổi anh cả của tôi để thử tài và nhờ đoán hộ một số. Bấm tay xong, thầy Dụ bảo tuổi Canh Tí này không phải tuổi của anh tôi, mà phải là tuổi của một nhân vật rất tiếng tăm nhưng cuộc đời thì 'thăng trầm vô độ'."



Trang bìa, "Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi", Đỗ Mậu



Trang 88, "Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi", Đỗ Mậu



Trong hai nguồn chứng-cớ ở trên, chứng-cớ của Sở Mật-thám Pháp (thời 1954 có cái tên là "Service de Protection du Corps expéditionnaire", theo bài "Sở Liêm phóng Đông Dương" của Wiki) khó được tin-tưởng nhất, vì vào đầu thế-kỷ 20 ở Việt Nam rất hiếm người được sanh ra trong bệnh-viện, mà hầu-hết được các bà mụ vườn đỡ đẻ. Do đó, trừ-phi Vũ Ngự Chiêu tìm được giấy khai-sanh của Ngô Đình Diệm do một bệnh-viện xác-nhận, nguồn thông-tin, mà ảnh cho rằng của Sở Mật-thám Pháp, về ngày sanh, tháng đẻ của Diệm không thể tin-tưởng được. Thông-tin của Đỗ Mậu đáng tin-cậy hơn, vì không có lý-do gì Ngô Đình Cẩn lại đưa ngày, tháng, năm và giờ sanh giả để coi Tử Vi cho anh của mình.

Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

Yên-tử cư-sĩ Trần Đại Sỹ từng thú-nhận rằng trước 1975 ảnh chế ra là số năm Tý, tháng Tý và giờ Tý cho Nguyễn Văn Thiệu (xem bài "Chuyện ly kỳ về lá số tử vi của Nguyễn Văn Thiệu (1)") để tuyên-truyền cho chân-mạng đế-vương của Thiệu. Độc-giả có thể tìm thấy thêm thông-tin về tư-cách của Sỹ qua phần "2. Thư tố-cáo cha của 5 người con của Trần Đại Sỹ" của bài viết "(171) Cộng-đồng Người Việt Tự-do Victoria mời Trần Đại Sỹ tham-dự một cuộc hội-nghị tại cái gọi là Đền Thờ Quốc-tổ, mặc dù đã biết đó là một anh Cộng-sản nằm vùng" của Nguyễn Văn Huy.


H.3(a)(2) Lá số Tử Vi của Ngô Đình Diệm, dựa theo sự giải-đoán của thầy Dụ:

Trong hai trang 89 và 90 của quyển Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi, Đỗ Mậu viết:

"Giờ đây nhớ lại ông Diệm sinh năm Canh Tí mà quên mất ngày, tháng, giờ âm lịch, những yếu tố cần thiết để an sao hầu biết chi tiết về cả cuộc đời của ông. Nhưng nhìn vào từng đại hạn để đối chiếu với thực tế thì thấy rõ số của ông đúng là "thăng trầm vô độ" và "đại phát đại sát". Số của ông Diệm thuộc về Mộc tam cục, nghĩa là mỗi đại hạn bắt đầu bằng tuổi tận cùng có số 3." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

Như vậy, căn-cứ vào lời của Đỗ Mậu, có thể nói rằng ảnh đã biết ngày, tháng, năm sanh chánh-thức (03/01/1901) không đúng chỗ nào hết. Nếu đúng, ảnh đã đổi qua âm-lịch và làm ra lá số rồi.



Trang 89, Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi, Đỗ Mậu



Trang 90, Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi, Đỗ Mậu



Căn-cứ trên những chi-tiết về sự giải-đoán của thầy Dụ và bài bản chính-thống của khoa Tử Vi Việt Nam vào thời đó, chúng ta có thể tính ra được rằng cung Mệnh của Ngô Đình Diệm có chánh-tinh thủ Mệnh là Tử Vi và Phá Quân nằm ở cung Mùi. Trong bài này, Nguyễn Văn Huy sẽ dùng chữ "lô" (đất) thay cho chữ "cung", để tránh tình-trạng vừa có cung Mệnh, cung Phụ Mẫu... lại vừa có cung Tý, cung Sửu...). Đã được gọi là 12 địa-chi ("earth branch"), nếu được dịch như là "lô đất" thì không thể kêu-ca vào đâu được .


H.3(a)(3) Lá số Tử Vi của Ngô Đình Diệm, dựa theo trí nhớ của Đỗ Mậu:

Tuy-nhiên, trí nhớ của Đỗ Mậu lại vẽ ra một lá số mới, khác với lá số trên. Căn-cứ vào cách phân-tách thời-vận của ảnh về Ngô Đình Diệm tại trang 90, xem ra ảnh đặt cung Mệnh nằm ở lô Ngọ. Do đó, đại-vận 44-53 tuổi mới có Thiên La và Địa Võng (nằm ở cung Tuất).


H.3(a)(4) Lá số Tử Vi của Ngô Đình Diệm do Nguyễn Văn Huy chế:

Nguyễn Văn Huy lại chế lá số của Ngô Đình Diệm theo một kiểu khác . Đó là cung Mệnh có chánh-tinh Vũ Khúc nằm ở lô Tuất. Lá số này dựa trên năm Canh Tý như Đỗ Mậu đã cho và giờ Tuất của ngày 05/07 âm-lịch. Đổi ra dương-lịch, đó là ngày 30/07/1900. Lý-do của việc thay-đổi ngày, giờ sanh để lá số phù-hợp với cuộc đời của đương-số đã từng được Nguyễn Văn Huy giải-thích vài lần trước đây (xem những bài viết dưới tiểu-mục "Những bài viết về khoa Tử Vi dưới nickname 'johnmiths'" trong Mục-lục của những bài viết trên mạng của Nguyễn Văn Huy). Tuy nhiên, trong một bài viết về Tử Vi sau này, vấn-đề đó sẽ được đưa ra bàn lại.

Chúng ta hãy tạm dùng ngày 01/05 âm-lịch làm mốc thời-gian cho sự thay-đổi của những thời-vận của Ngô Đình Diệm, mặc dù ngày sanh, tháng đẻ đã được chọn là 05/07 (lý-do sẽ được giải-thích trong một bài viết về Tử Vi sau này). Đại-vận đầu-tiên sẽ được an ở cung Phụ Mẫu (lý-do cũng sẽ được giải-thích trong một bài viết về Tử Vi sau này). Ảnh được cái thời 30 năm từ ngày 12/06/1934 (01/05/Giáp Tuất) cho tới trước ngày 10/06/1964 (01/05/Giáp Thìn). Tuy nhiên, trong 30 năm đó, vận 10 năm thứ hai - từ ngày 22/05/1944 (01/05/Giáp Thân) đến trước ngày 01/06/1954 (01/05/Giáp Ngọ) - thì xấu. Ngày 26/06/1954, Diệm về Sài Gòn để đảm-nhiệm chức Thủ-tướng miền Nam. Đó là sự bắt đầu của vận 10 năm cuối-cùng. Đến ngày 01/11/1963 (16/09/Quí Mão), Diệm bị đảo-chánh và hôm sau bị Dương Văn Minh giết. Như vậy, Diệm đã chết khi bước vào tháng thứ tư, của năm thứ 10, của vận 10 năm thứ ba và của cái thời 30 năm. Đặt nền móng cho một chế-độ dân-chủ và tự-do của một quốc-gia không phải là chuyện dễ-dàng, do đó có thể nói tài tổ-chức hành-chánh của Diệm vượt quá những người đương-thời tại miền Nam.


H.3(b) Nguyễn Văn Thiệu:

Theo bài "Nguyễn Văn Thiệu" trên Wiki, Thiệu sanh năm 1923. Năm 1945, Thiệu tham-gia phong-trào toàn-dân kháng-chiến chống Pháp do Việt-Minh lãnh-đạo, nhưng sau đó bỏ Việt-Minh và gia-nhập quân-đội Pháp, vì biết Việt-Minh ác hơn Pháp nhiều . Năm 1975, Thiệu từ-chức Tổng-thống Việt Nam Cộng Hòa rồi đi lưu-vong bên Đài Loan. Từ lúc đó cho đến chết (năm 2001) ở Mỹ, Thiệu tuy từng cố-gắng gầy lại cuộc đấu-tranh chống Cộng, nhưng không thành-công. Như vậy, Thiệu đã có cái thời 30 năm (1945-1975). Thiệu giúp Dương Văn Minh lật-đổ Diệm vào năm 1963 để tìm công-danh theo kiểu Nguyễn Công Trứ , nhưng rốt cuộc chỉ được cái "thân bại, danh liệt" và người người nguyền-rủa. Tuy Thiệu vẫn còn tốt hơn những kẻ lãnh-đạo Cộng-sản gấp nhiều lần, nhưng bài học thấm-thía và cay-đắng cho những người chủ-trương đặt quyền-lợi của mình lên trên quyền-lợi của người khác vẫn cần phải được khắc sâu trong lòng, để kiếp sau bớt làm bậy đi.


H.4 Thời-vận của Hồ Chí Minh:

H.4(a) Khi vị-ngộ:

Theo bài "Hồ Chí Minh" đăng trên Wiki, Hồ Chí Minh sanh năm 1890. Năm sanh thật là 1892 (xem phần "C.1 Năm sanh của Nguyễn Tất Thành" trong bài "Kỳ 1 - Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh đều có một vết sẹo gần chót tai trái, mà qua đó Sở Mật-thám Pháp xác định được rằng hai người này chỉ là một").

Trước năm 50 tuổi (1942), Hồ Chí Minh làm gì thì làm, cuối-cùng cũng không đi tới đâu. Thí-dụ như vào năm 1925 ảnh dùng một mưu kế thần sầu, quỷ khốc, để bán Phan Bội Châu cho Pháp (xem bài "Hồ Chí Minh gian hùng sử (2) - Bán người (kỳ 1)" và bài "Hồ Chí Minh gian hùng sử (2) - Bán người (kỳ 2)" của Nguyễn Văn Huy). Ảnh thành-công và kiếm được khối tiền. Sau đó Hồ Chí Minh dùng tiền thưởng của Pháp để gầy dựng chi-bộ đảng của Đệ Tam Quốc-tế ở Quảng Châu. Lúc đó, nhờ "vai mang túi bạc kè kè", lời nói của ảnh đối với Cộng-sản Tàu rất có uy-tín.

Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

Theo Hoàng Văn Chí, trong quyển "Từ Thực-dân đến Cộng-sản", trang 38, Chân Trời Mới xuất-bản năm 1964 tại Sài Gòn, số tiền mà Pháp thưởng cho Hồ Chí Minh là 100 ngàn tiền Đông Dương, tức là khoảng 5 triệu 800 ngàn đô Mỹ vào năm 2015. Phương-pháp tính-toán đã được trình-bày trong phần "C.2 Cái mạng của Nguyễn Ái Quốc đáng giá bao nhiêu?" của bài "Hồ Chí Minh gian hùng sử (3) - Bán Đảng". Tuy-nhiên, kết-quả chỉ gần đúng thôi, vì Nguyễn Văn Huy dùng trị-giá của tiền Đông Dương năm 1931, chứ không phải 1925. Trong khi đó, vào năm 1929 khủng-hoảng kinh-tế toàn-cầu xảy ra và dẫn đến Đệ Nhị Thế-chiến. Điều đó có nghĩa là tiền Đông Dương lẫn đô la Mỹ vào năm 1925 có giá hơn thời năm 1931 nhiều. Do đó, tiền thưởng của Pháp đương-nhiên vượt quá 5 triệu 800 ngàn đô Mỹ của nâm 2015.



Trang 28, "Từ Thực-dân đến Cộng-sản", Hoàng Văn Chí"



Thình-lình vào năm 1927 Tưởng Giới Thạch trở mặt, đánh úp các lực-lượng võ-trang của Cộng-sản Tàu ở Thượng Hải và Quảng Đông và ngay cả trường Võ-bị Hoàng Phố, nơi Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai đang làm giảng-viên. Hồ Chí Minh trốn-tránh và cố gắng nấn-ná thêm ít lâu. Nhưng vì đặc-vụ của Tưởng Giới Thạch lùng-kiếm dữ quá, do đó cuối-cùng ảnh cũng phải bỏ luôn chi-bộ đảng và cả cô vợ Tàu mới tậu được nhờ tiền bán Phan Bội Châu (tên Tăng Tuyết Minh), quất ngựa Truy Phong, à không, nhảy lên xe lửa, vọt qua Hồng Kông tỵ-nạn. Thế là "của thiên trả địa" và "tay trắng hoàn trắng tay" .


H.4(b) Khi đắc-thời:

Hồ Chí Minh được Trương Phát Khuê, tướng của Tưởng Giới Thạch, phóng-thích vào tháng 09/1943. Trước đó vài tháng, vào tháng 05/1943, Đệ Tam Quốc Tế được lệnh giải-tán của Stalin. Nguyên-nhân của biến-cố này là vì Liên Xô cần nhận viện-trợ của Mỹ để chống lại Đức, cho nên chút lòng trinh-bạch đấu-tranh lật-đổ các chế-độ tư-bản từ nay phải xin chừa . Vì vậy, coi như Hồ Chí Minh bị đảng Cộng-sản Nga cho nghỉ việc (lay-off) mà không có tiền bồi-thường lao-động.

Năm sau, vào tháng 09/1944, Hồ Chí Minh lên đường qua Tàu để tìm job ("việc làm") . Lúc đó, Hồ đã bắt đầu vào thời-vận tốt 30 năm được 09 tháng. Việc giải-tán Đệ Tam Quốc Tế tuy có vẻ như là họa, nhưng cuối-cùng lại là phúc, vì một khi Hồ được chủ cũ trả tự-do thì sau đó có quyền phục-vụ cho người chủ mới. Đó là đảng Cộng-sản Tàu (xin xem phần "A. Việt Cộng thú-nhận đã làm nô-lệ cho người Tàu trong suốt 30 năm" của bài "Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 1)").

Để tiện việc phân-chia những giai-đoạn của cuộc đời của Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Huy xin đề-nghị dùng thời-điểm ngày 01/12 âm-lịch cho những thời-vận 10 năm hoặc 30 năm của Hồ Chí Minh, bắt đầu từ 01/12/Quí Mùi (27/12/1943). Đó là năm Hồ 51 tuổi tây (1892 + 51 = 1943).

Vào ngày 02/09/1945, Hồ Chí Minh cướp chính-quyền của Trần Trọng Kim. Chiến-tranh Việt Pháp bùng nổ vào năm 1946. Từ lúc đó, Hồ Chí Minh không ngừng ám-sát, thủ-tiêu người của các đảng-phái khác, từ Bắc chí Nam, để củng-cố quyền-lực. Cho đến cuối năm 1953, cuộc chiến giữa Việt-Minh và Pháp vẫn chưa phân thắng-bại, tuy cán cân quân-sự cứ tiếp-tục ngã dần về phía Việt-Minh.

Vận 10 năm đầu tiên là thời-gian gian-khổ nhất trong cái vận lớn 30 năm của Hồ Chí Minh. Vận 10 năm này kéo dài từ 27/12/1943 (01/12/Quí Mùi), cho tới 05/01/1954 (01/12/Quí Tị).

Xin trích một đoạn văn trong trang 24 của quyển 'Đèn Cù 1' của Trần Đĩnh:

"Trường Chinh kể một chuyện khiến tôi cảm thêm anh. Pháp đánh vào căn cứ địa chân Núi Hồng, giữa lúc Trường Chinh ở Bắc Cạn bị Pháp nhảy dù và anh đã bị kẹt trong một hầm “tăng sê” có mái ở giữa thị xã đầy lính Pháp. Lính đã đứng ở miệng hầm gọi xuống: “Ra đi, các quan trông thấy cả rồi...” Trường Chinh bảo hai mẹ con một bà cùng nấp ở dưới hầm: “Bà ra là chúng hiếp cả hai mẹ con rồi giết...” Anh đã cho hết giấy tờ trong người nhai nát rồi nuốt, chuẩn bị hô hai khẩu hiệu: Việt Nam độc lập muôn năm! Đảng cộng sản Đông Dương muôn năm. (Lúc ấy chưa phú quý nên chưa có lệ lễ nghĩa hô Hồ Chủ Tịch muôn năm!) Đợi đêm tối Trường Chinh xuyên rừng mò về chân Núi Hồng thì Trung ương đã dạt cả sang Bắc Sơn - Đình Cả. Pháp theo sát nút. Linh hồn của kháng chiến thoát trong đường tơ kẽ tóc. Nhưng con chó béc-giê thuộc Tiểu đoàn 51 tiền thân Trung đoàn Thủ đô, con nuôi báo Sự Thật tặng Cụ Hồ đã bị hổ vồ."(Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Trang 24, Đèn Cù 1, Trần Đĩnh



Trận chiến Điện Biên Phủ bắt đầu từ ngày 13/03/1954. Đến ngày 07/05/1954, Điện Biên Phủ thất-thủ. Hiệp định Genève được ký-kết vào ngày 20/07/1954. Việt Nam bị chia thành hai nước. Hồ Chí Minh tiếp-tục làm chủ-tịch nước (miền Bắc). Thời-kỳ an-cư, lạc-nghiệp và trai-gái lăng-nhăng của Hồ Chí Minh bắt đầu từ ngày 05/01/1954 (01/12/Quí Tị) cho tới ngày 15/01/1964 (01/12/Quí Mão), trong khi đồng-bào miền Bắc bị bần-cùng-hóa trong cái thời-đại mà Việt Cộng tung-hê là thời-đại Hồ Chí Minh. Đó là cái vận 10 năm thứ nhì.


H.4(c) Khi thất-thời:

Cái vận 10 năm thứ ba của Hồ Chí Minh bắt đầu từ ngày 15/01/1964 (01/12/Quí Mão) cho tới ngày 23/12/1973 (01/12/Quí Sửu). Tuy nhiên ảnh không thể sống cho hết cái vận đó, và đó lại là một cái vận xấu. Theo những tin-tức vớ-va, vớ-vẩn từ phía Việt Cộng thì ảnh chết vào ngày 01/09/1969 (20/07/Kỷ Dậu) hoặc 02/09/1969. Tuy nhiên, căn-cứ vào lá số Tử Vi của Hồ mà Nguyễn Văn Huy tính-toán ra được, thì ảnh đã chết trước đó ít nhất 10 ngày. Đó là chưa nói tới chuyện ướp xác. Theo nguồn tin riêng của Nguyễn Văn Huy (mà chính Nguyễn Văn Huy cũng không kiểm-chứng được), để việc ướp xác được thành-công, Hồ Chí Minh phải được tiêm thuốc độc (chất preservative) vào thân-thể trong lúc ảnh hãy còn sống. Máu sẽ mang chất độc đi khắp cơ thể và thấm sâu vào da thịt và giữ cái xác lâu hư. Việc tiêm thuốc độc phải được bôi-xóa mọi vết tích kẻo miệng đời dèm-pha , do đó cần phải có vài ngày để thực-hiện. Xin xem chứng-cớ về việc Lê Đức Thọ đặt kế-hoạch ướp xác Hồ Chí Minh trong phần "D. Khi những nạn nhân của Nguyễn Ái Quốc trả thù" của bài "Hồ Chí Minh gian hùng sử (3) - Bán Đảng".

Lẽ dĩ nhiên không ai bằng lòng việc mình bị người khác đè ra ướp xác để làm công-cụ tuyên-truyền, nhất là trong lúc mình vẫn còn khỏe mạnh và yêu đời. Trong 'Đèn Cù 1', Trần Đĩnh thường nhắc đi nhắc lại rằng mặt Hồ Chí Minh đỏ như ông tiên. Thí-dụ như trong trang 324, Trần Đĩnh viết: "

"Tối khai mạc, Tố Hữu được cả Đại hội hò ầm ầm đòi ngâm thơ, Tố Hữu tủm tỉm ra trước micro. Cụ Hồ đỏ au như ông Tiên, giơ tay đe trước: - Cấm ngâm thơ về Bác!" (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

Có người nói rằng ăn sâm Cao Ly nhiều quá sẽ làm do mặt đỏ thường-xuyên. Nếu được bồi-dưỡng kỹ như vậy, có lẽ Hồ Chí Minh sẽ không cần tới Viagra . Do đó, nếu cuộc đời của Hồ Chí Minh bị kết-liễu bằng những mũi thuốc độc, đó chẳng qua là "thân bất do kỷ" , chứ ảnh có muốn như vậy đâu. Như vậy, những câu chuyện về những lời trăn-trối của Hồ Chí Minh, thí-dụ như câu chuyện ảnh đòi nghe một bản nhạc Tàu, đều là giả-tạo.

Theo Trần Đĩnh, trong trang 230 của quyển 'Đèn Cù 1', vào tháng 12/1963, Mao Trạch Đông, Lê DuẩnLê Đức Thọ quyết-định mở rộng chiến-tranh Việt Nam và phổ-biến quyết-định này qua phần tuyệt-mật của Nghị-quyết 9 (xem bài "Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng", đăng trên trang web dangcongsan.vn), nhưng Hồ Chí Minh không tán-thành. Điều này dễ hiểu thôi: Hồ già cả rồi (71 tuổi), do đó không muốn tự mình làm cho mình cực-nhọc thêm, mà chỉ muốn hưởng-thụ vimh-hoa, phú-quý cho đến hết cuộc đời, chứ chẳng phải vì ảnh yêu-chuộng hòa-bình gì đâu. Tuy nhiên, ảnh không dám chống lại ý muốn của phe Lê Duẩn, mà chỉ bỏ phiếu trắng (Trần Đĩnh viết "không biểu-quyết"). Xin trích một đoạn văn từ trang 249 của quyển 'Đèn Cù 1' để độc-giả thấy tình-hình phe-phái lúc bấy giờ:

"Theo họ giải thích thì hóa ra "Lê Duẩn" hơn Hồ Chí Minh về tất cả quyền hành, tư tưởng, lập trường. Đã kém Duẩn thế, Hồ Chí Minh lại mắc bệnh quan liêu, không xem văn kiện mà cứ ký bừa trong lúc tình hình phe bí bét. Ba là Hồ Chí Minh đã sa sút đến bước để cho Ba Duẩn nói sao cũng nín... Phe Duẩn đông miệng hơn mà. Nào, thử xem nhá. Có phải đến tận cuối năm 1963 mới có Nghị quyết 9 chống xét lại không? À, thế thì họ dựa vào cái gì mà đè cụ ra hoạnh là sai nào? Dựa vào đường lối quan điểm Mao! Đúng thế không? Còn sự thật thì thế nào? Là mình thảo bản tuyên bố đó rồi đưa cho Cụ. Và chính tay Cụ viết thêm bằng mực đỏ vào đó mấy ý kiến còn sặc “hoà bình chủ nghĩa “và bảo vệ phe xã hội chủ nghĩa hơn nữa. Mình đọc mà. Mình đã phải giấu đi để họ không nắm được mà hành thêm ông cụ nữa mà. Họ đụng đến cụ cũng là nhằm hạ uy-thế Cụ và cô-lập Cụ trong hội nghị 9 sắp họp cuối năm, để cho trong đảng không còn ai dám theo Cụ nữa."



Trang 249, Đèn Cù 1, Trần Đĩnh



Còn đoạn văn dưới đây được trích ra từ trang 266 của quyển 'Đèn Cù 1':

"Xong Nghị quyết 9, tôi được nghe truyền đạt rằng từ nay Cụ Hồ thôi họp Bộ chính trị - vì “sức khoẻ” - còn Võ Nguyên Giáp, Lê Liêm thì ngồi chơi xơi nước và học nhạc lý cùng piano. Đảng ra tay trấn áp rất nhanh. Nghe nói lục soát cả chỗ làm việc." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Trang 266, Đèn Cù 1, Trần Đĩnh



Vào tháng 07/1967, Hồ Chí Minh bị Lê DuẩnLê Đức Thọ đảo-chánh và bắt đầu bị giam-cầm từ lúc đó (xem phần "D. Khi những nạn nhân của Nguyễn Ái Quốc trả thù" của bài "Hồ Chí Minh gian hùng sử (3) - Bán Đảng" của Nguyễn Văn Huy). Năm 1969, Hồ Chí Minh chết. Như vậy, trong cái vận nhỏ thứ ba, ảnh chỉ có 5 năm xấu (1964-1969). Khi sang vận 5 năm tốt, cái chết mang lại sự giải-thoát cho cuộc đời ngục-tù khốn-khổ của ảnh.

Trong bài "Bác Hồ vẫn phải chịu đau-đớn oan khuất dưới suối vàng", đăng trên báo mạng Quan Làm Báo ngày 15/07/2012 (mà xem ra tác-giả không ai khác hơn là Đặng Thị Hoàng Yến), có những đoạn sau đây:

"Có lẽ Bác Hồ ở nơi chin suối cũng đau lòng vì con cháu ruột thịt của mình đang kiếm tiền trên tên tuổi của Bác! Khi Bác ra đi cũng chỉ có mấy bộ quần áo ka-ki và đã bị thầy trò Lê Duẩn giam lỏng tại K9 để phục vụ cho kế hoạch thần thánh hoá mỵ dân. Thực sự những người Việt Nam có lương tri vẫn dành cho Bác một tình cảm như một người cha già đã khai sinh ra Tổ Quốc Việt Nam. Nếu thật sự có tấm lòng với Bác thì tại sao Nguyễn Sinh Hùng không dũng cảm công bố lại những trang lịch sử đã bị viết sai cho toàn dân thấu hiểu nỗi đớn đau của con người đã khai sinh ra đất nước Việt Nam, nhưng những năm tháng cuối đời đã phải chịu những oan trái và uẩn khúc của một người tù bị giam lỏng? (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

"Rất nhiều người đã rơi nước mắt khi đến tham quan K9, nhìn thấy cái phòng của Bác sống những năm tháng cuối đời chưa được 20 m2 với chiếc giường chỏng trơ, không nệm, không chăn ấm và không điện thoại! Làm sao ai có thể tin được đó là phòng ở của một vị lãnh tụ! Đến điện thoại còn không có! Chỉ đến những ngày sắp ra đi, Bác mới được đưa về Hà Nội …" (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Screenshot bài viết về Hồ Chí Minh của Quan Làm Báo



H.5 Thời-vận của Lê Đức Thọ:

Theo gia-phả của dòng họ của Lê Đức Thọ, ảnh sanh ngày 30/12/1911 (11/11/Tân Hợi). Dựa vào kiến-thức của Nguyễn Văn Huy về khoa Tử Vi, trước khi làm ra lá số Tử Vi có thể nói ngày tháng năm sanh này trật-lất. Trong khi đó, ngày tháng năm sanh chính-thức, 10/10/1911 (19/08/Tân Hợi), vẫn có thể chấp-nhận được để làm thử, dù chưa chắc là trúng. Sau này, khi có thời-giờ, Nguyễn Văn Huy sẽ viết một cuốn sách để trình-bày kiến-thức vừa nói. Còn trong lúc này chúng ta chỉ dùng sử-liệu để minh-họa thời-vận 30 năm của một con người.

Nguyễn Văn Huy xin đề-nghị tạm thời dùng ngày 15/06 âm-lịch để làm cái mốc bắt đầu cho mọi thời-vận. Vận tốt 30 năm của Lê Đức Thọ bắt đầu từ ngày 02/08/1955 (15/06/Ất Mùi) (Thọ được vào Bộ Chính-trị vào cuối năm 1955) và chấm-dứt vào ngày 31/07/1985 (14/06/Ất Sửu). Từ ngày 01/08/1985 (15/06/Ất Sửu), Thọ vào thời-vận 10 năm xấu, và chết vào ngày 13/10/1990 (25/08/Canh Ngọ).


H.5(a) Thành-tích đâm-chém của Lê Duẩn và Lê Đức Thọ:


H.5(a)(1) Ướp sống Hồ Chí Minh:

Cặp Lê Duẩn - Lê Đức Thọ giết Đại-tướng Việt Cộng Nguyễn Chí Thanh và đảo-chánh Hồ Chí Minh vào tháng 07/1967, rồi ướp sống Hồ Chí Minh vào năm 1969.. Vấn-đề này đã được nói sơ qua trong phần "D. Khi những nạn nhân của Nguyễn Ái Quốc trả thù" của bài 'Hồ Chí Minh gian hùng sử (4) - Bán đảng' và sẽ được mổ-xẻ kỹ hơn trong một bài khác khi thời-giờ cho phép. Coi như mối ân-oán giang-hồ bắt nguồn từ kiếp trước, giữa Tổng Thái-giám Triệu Cao (Hồ Chí Minh) và Thừa-tướng Lý Tư (Lê Đức Thọ) của Tần Thủy Hoàng (Mao Trạch Đông), đã được tạm-thời kết-thúc với tỷ-số 1 đều (xin coi phần "J. Sự luân-hồi của những nhân-vật lịch-sử" của bài '(64B) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 5) - Sự luân-hồi của những nhân-vật lịch-sử' để biết thêm lý-luận của Nguyễn Văn Huy).

Sau đó, Lê Duẩn và Lê Đức Thọ tiếp-tục đẩy mạnh chiến-tranh Việt Nam cho tới lúc Việt Cộng đại-thắng vào ngày 30/04/1975.


H.5(a)(2) Mao Trạch Đông bị uất-ức mà chết:

Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đã làm cho Mao Trạch Đông chết trong tủi-nhục vào năm 1976.

Mao Trạch Đông là người cung-cấp vũ-khí và tiền-bạc cho Việt Cộng, để họ phát-động chiến-tranh Việt Nam ngay sau khi Ngô Đình Diệm bị đảo-chánh (xem bài 'Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng' của Việt Cộng). Nhưng cũng chính Mao đã cúp hẳn viện-trợ quân-sự cho miền Bắc từ năm 1973, theo thỏa-ước ngầm với Nixon để có hiệp-định Paris. Lúc đó, Mao thách-thức Lê Duẩn và Lê Đức Thọ có giỏi thì cứ phá-hoại hảo-sự giữa Mao và Nixon đi (xem phần "B.1 Việt Cộng phát-động chiến-dịch 'Mùa hè đỏ lửa' sau khi Mỹ và Trung Cộng đồng-ý chấm-dứt chiến-tranh Việt Nam" của bài '(62A) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 1) - Miền Bắc bị Mao Trạch Đông cúp viện-trợ quân-sự hoàn-toàn từ năm 1973 nhưng cả miền Nam đều bị mà mắt').

Nhưng nhờ Lê Đức Thọ nắm được hai anh tướng tình-báo người Tàu Đặng Văn Quang và Nguyễn Khắc Bình, rốt cuộc Việt Cộng vẫn có thể cưỡng-chiếm miền Nam một cách ngọt xớt trong vòng một tháng rưỡi (xem phần "D. Phù-thủy Lê Đức Thọ nắm vận-mệnh của miền Nam qua hai âm-binh Nguyễn Khắc Bình và Đặng Văn Quang" của bài '(63) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 3) - Miền Nam bị các tướng tình-báo và người Tàu Việt bán đứng').

Việc miền Nam bị chiếm khiến cho Mao Trạch Đông không còn mặt mũi nào để nhìn người Mỹ. Vào năm 1971, Nixon đã phản-bội đồng-minh Đài Loan qua việc đá đít Đài Loan ra khỏi Liên-hiệp-quốc và dành chỗ cho Trung Cộng. Đổi lại, Trung Cộng phải bảo-kê, giữ không cho Việt Cộng đánh chiếm miền Nam. Ấy thế mà chỉ hai năm sau ngày hiệp-định Paris được ký-kết Việt Cộng nuốt miền Nam mất tiêu .

Mao Trạch Đông cũng không còn mặt mũi nào để nhìn những đàn em trong đảng, bởi vì ảnh đã thất-bại trong chủ-trương nuôi Việt Cộng như nuôi một tên côn-đồ để làm tiền mấy anh nhà giàu như là Pháp và Mỹ (xem phần "A.5 Mao Trạch Đông nuôi côn-đồ để làm tiền nhà giàu" của bài '(62A) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 1) - Miền Bắc bị Mao Trạch Đông cúp viện-trợ quân-sự hoàn-toàn từ năm 1973 nhưng cả miền Nam đều bị mà mắt'). Cuối cùng Mao chết trong uất-hận và nhục-nhã . Xin độc-giả chú-ý là Mao chết vào tháng 9/1976, nghĩa là chỉ vào khoảng 1 năm 4 tháng sau ngày Việt Cộng chiến-thắng.

Trong lúc đánh nhau với Pháp, Việt Cộng lập ra một đảng Cộng-sản Campuchia vào năm 1951 và nuôi-dưỡng đảng này càng ngày càng lớn mạnh theo thời-gian. Đến khi Việt Cộng phát-động chiến-dịch Mùa Hè Đỏ Lửa vào năm 1972 để phá-hoại hảo-sự giữa Mao Trạch Đông và Nixon, Mao Trạch Đông cho người xâm-nhập vào đảng Cộng-sản Campuchia. Trước khi Việt Cộng chiếm miền Nam vào năm 1975, đảng Cộng-sản Campuchia (thường được gọi là Khmer Đỏ) đã hoàn-toàn nằm dưới sự khống-chế của Bắc Kinh.

Do đó, sau khi Mao Trạch Đông chết, Đặng Tiểu Bình giựt dây cho Khmer Đỏ phát-động chiến-tranh với Việt Nam vào năm 1977 để trả thù. Đến ngày 21/12/1978, Việt Cộng tổng-phản-công, chiếm được Phnom Penh vào ngày 07/01/1979 (xem bài Cambodian–Vietnamese War trên Wiki). Trước đó, Đặng Tiểu Bình đã bắt đầu huy-động lực-lượng quân-sự Trung Cộng để cứu Khmer Đỏ, nhưng không kịp. Đến ngày 17/02/1979, Đặng Tiểu Bình mới có thể xua quân qua Việt Nam để rửa nhục cho đảng Cộng-sản Trung Hoa (xem bài 'Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979' trên Wiki).

Trần Đĩnh, trong quyển 'Đèn Cù 1', trang 461, từ dòng 7 đến dòng 9, cho rằng Bắc Kinh đánh Việt Cộng để thanh minh mình không xúi Việt Cộng xé hiệp định Paris chiếm Sài Gòn."



Trang 461, Đèn Cù 1 của Trần Đĩnh



Nhưng sự thực không phải vậy. Mao Trạch Đông và Nixon đã ước-định với nhau cùng cắt gần hết viện-trợ quân-sự cho Bắc Việt lẫn Nam Việt để hai bên không còn sức đánh nhau và tất-nhiên là không thể vi-phạm Hiệp-định Paris. Riêng miền Bắc không phải chỉ bị cắt-giảm, mà là bị cắt hết, chỉ chừa lại "cái lai quần để đánh" (xem phần "A.1 Sau hiệp-định Paris 1973, viện-trợ quân-sự của Nga, Tàu cho Bắc Việt chỉ còn 7%" của bài '(62A) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 1) - Miền Bắc bị Mao Trạch Đông cúp viện-trợ quân-sự hoàn-toàn từ năm 1973 nhưng cả miền Nam đều bị mà mắt'). Trong hoàn-cảnh như vậy, ai có thể ngờ rằng Việt Cộng đánh thắng miền Nam được chớ?


H.5(a)(3) Lê Duẩn và Lê Đức Thọ gài độ cho Nga, Tàu đánh nhau:

Đến năm 1978, Lê Duẩn và Lê Đức Thọ xoay-sở như thế nào đó lại được Liên Xô ký cho một cái hiệp-ước tương-trợ về an-ninh vào ngày 03/11/1978 (xem bài 'Soviets and Vietnamese Sign Treaty, Warn Chinese' ("Liên Xô và Việt Nam ký-kết Hiệp-ước, cảnh-cáo Trung Cộng")). Từ đó trở đi, Việt Cộng chửi Tàu ra-rả, lại còn đánh chiếm Campuchia nữa chứ! Thật là khinh người quá độ !

Đặng Tiểu Bình nóng máu, quyết-định đánh Việt Nam nhưng lại không dám đánh thẳng tay, vì làm như vậy sẽ rơi vào độc-kế của Thọ và Duẩn. Độc-kế đó là khiến cho Nga và Tàu đánh nhau, còn Việt Cộng "tọa 坐 san 山 quan 觀 hổ 虎 đấu 鬬" ("ngồi trên núi xem cọp đấu với nhau"). Xin độc-giả xem bài 'Ý kiến về vài chi tiết trong loạt bài về Chiến tranh Việt Trung 1979 của ông Huỳnh Tâm' của Nguyễn Văn Huy, đăng trên Dân Làm Báo vào ngày 07/11/2012.

Qua năm 1979, Đặng Tiểu Bình ra lệnh: đánh lén Việt Cộng một cái, sau đó ù-té bỏ chạy liền để cho thỏa niềm đau , nhưng rốt cuộc lại rước thêm cái nhục thua trận (xem phần "G. Việt Cộng đánh nhau với Trung Cộng" của bài '(63) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 3) - Miền Nam bị các tướng tình-báo và người Tàu Việt bán đứng'). Xin trích ra một đoạn để cho độc-giả thấy thủ-đoạn cao-siêu của Lê Duẩn và Lê Đức Thọ:

"Chủ-trương gài cho Nga đánh Tàu là lý-do mà từ 5 tới 7 sư-đoàn của Việt Cộng, được bố-trí xung-quanh Hà Nội, lại cứ ngồi lỳ suốt cuộc chiến một tháng. Xin xem thêm chi-tiết trong phần "Vietnamese Pattern of Operations" ("Kiểu đánh của người Việt"), của bài 'The Sino-Vietnam War-1979: Case Studies in Limited Wars' ("Chiến-tranh Tàu-Việt 1979: những sự nghiên-cứu về những cuộc chiến có hạn-chế"). Tác-giả là đại-tá G.D. Bakshi của quân-đội Ấn Độ. Bài này đã được đăng trong tạp-chí Indian Defence Review, bộ 14(2), số báo tháng 07-09/2000. Việt Cộng chỉ dùng chừng 100 ngàn bộ-đội biên-phòng để cầm chân quân Tàu, và để cho Nga thấy tình-hình chiến-sự rất là thảm hại: 100 ngàn dân-quân Việt Cộng với toàn là súng nhỏ phải chống lại 600 ngàn lính chính-quy Trung Cộng và khoảng 550 chiến-xa và vô-số đại-pháo. Thực ra, Việt Cộng vẫn phải tung Sư-đoàn 3 Sao Vàng và Sư-đoàn 316 vào chiến-trường để chống lại hai mũi dùi chánh của Trung Cộng ở Lạng Sơn và Lào Cai (xem bài 'Quân TQ năm 1979: "Chưa thấy đội quân nào ô hợp, hôi của như thế"' đăng trên soha.vn). Riêng về số-phận của Sư-đoàn 3 Sao Vàng, xin độc-giả xem phần "G.4 Nhân-quả báo-ứng" của bài '(63) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 3) - Miền Nam bị các tướng tình-báo và người Tàu Việt bán đứng'".

"Dụng-ý của Lê Duẩn là hối-thúc Nga đánh Tàu để cứu Việt. Độc thì thôi . Theo Lê Mã Lương, Thiếu-tướng độc-nhãn của Việt Cộng, thì từ tháng 10 đến 12/1978 Lê Duẩn đã cho người bố-trí những trận địa dọc biên-giới Tàu-Việt và từng nói: "Có thể chúng ta phải đụng với 1 – 1,5 triệu quân của Trung Quốc" (xem bài 'Tướng Lương: Dù TBT Lê Duẩn đã dự kiến, tôi vẫn chưa tin TQ đánh')."


Lịch sử đã chứng minh rằng mỗi lần mấy anh trùm Cộng Sản mưu tính một chuyện đội đá vá trời nào đó, không những không có cái nào ích quốc lợi dân, mà còn dẫn đến cái chết của hàng chục vạn người hoặc hàng triệu người.


H.5(b) Số-phận của những anh tướng gộc của Việt Cộng:

H.5(b)(1) Ba anh đại-tướng của Việt Cộng đền tội ác với nhân-dân trong vòng 6 tháng:

Trước Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 6 (từ ngày 15 đến ngày 18/12/1986), những anh tướng gộc của Việt Cộng sau đây lần-lượt qua đời:

(1) Đại-tướng Hoàng Văn Thái: chết ngày 02/07/1986. Theo bài "Hoàng Văn Thái" trên Wiki, ảnh là Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của quân đội Việt Cộng, và từng gây nhiều nợ máu với nhân-dân miền Nam qua những chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), chiến dịch Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972 và chiến dịch đánh chiếm Sài Gòn.

(b) Tổng-bí-thư Lê Duẩn: chết ngày 10/07/1986 (xem bài 'Lê Duẩn' trên Wiki) . Lê Duẩn tuy không hề nắm chức-vụ gì trong quân-đội, nhưng Nguyễn Văn Huy vẫn luôn-luôn coi ảnh là một đại-tướng, vì ảnh luôn-luôn trực-tiếp chỉ-huy và điều-động nhân-sự trong những chiến-dịch lớn (xem phần E.1(e) Tại sao trong kế-hoạch đánh chiếm miền Nam vào năm 1975, Lê Duẩn coi Quân-đoàn 2 như người đã chết? của bài viết "(63) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 3) - Miền Nam bị các tướng tình-báo và người Tàu Việt bán đứng". Không tội ác nào với nhân-dân mà ảnh không làm, mà tội nào cũng to như núi. Do đó, vài hàng ở đây không đủ chỗ để tóm-tắt. Khổ thì thôi .

(3) Đại-tướng Lê Trọng Tấn: chết ngày 05/12/1986. Tội-ác cuối cùng đối với nhân-dân của anh này là làm Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh, dẫn cánh quân phía Đông tiến đánh Sài Gòn. Theo Wiki, chính xe tăng của lữ đoàn xe tăng 203, quân đoàn 2 thuộc cánh quân của Tấn đã húc ngã cổng dinh Độc Lập (xem bài "Lê Trọng Tấn").

Trong quyển "Mặt Thật" của Bùi Tín, xuất-bản năm 1993 bởi Saigon Press tại California, trang 194 (thuộc về Phần 2, tiểu-mục "Thời của các ông tướng địa-phương") có hai đoạn văn nói về cái chết của hai anh tướng Hoàng Văn Thái và Lê trọng Tấn, như sau:

"Từ sau 1975, đặc biệt là mấy năm gần đây, những cận thần thân tín của ông Giáp thưa thớt dần. Số đông về hưu, một số đã chết. Cái chết của hai ông Đại tướng Hoàng Văn Thái và Lê Trọng Tấn làm ông đau buồn khôn xiết. Tôi đã được thấy khá nhiều lần sự tin yêu của ông Giáp với hai ông đại tướng này. Ông Hoàng Văn Thái ở gần ông Giáp từ dạo còn ở bên Trung Quốc, và sau đó ở căn cứ Việt Bắc từ cuối năm 1944. Về Hà nội, chính ông Giáp đã chọn ông Hoàng Văn Thái làm Tổng tham mưu trưởng. Ông Thái ở Bộ Tổng tham mưu từ đó cho đến khi đột tử tháng 6 năm 1986!"

"Đúng nửa năm sau, ông Giáp lại khóc một lần nữa sau cơn đột tử vẫn lại đột tử, chết bất thần, nguyên nhân không thật rõ, của đại tướng Lé Trọng Tấn, một cán bộ quân sự có đức có tài. Trong toàn quân, ông Tấn có uy tín cực lớn, ông là lão tướng xông xáo, có mặt ở mọi nơi nóng bỏng nhất. Là sư trưởng sư đoàn Công Pháo (Công binh – Pháp binh) ở chiến dịch Điện Biên Phủ, ông còn có mặt ở chiến trường Lào, ở chiến địch Sầm Nưa, rồi năm 1966 đến 1969 ở Trung ương Cục miền Nam, rồi tư lệnh cánh Duyên Hải tiến công từ Đà Nẵng qua Cam Ranh, Bà Rịa, Biên Hòa, để vào Dinh Độc Lập… mùa xuân 1975."



Trang bìa trước của quyển 'Mặt Thật' của Bùi Tín



Trang 194, 'Mặt Thật' của Bùi Tín



Nhờ lòng ái-mộ của Bùi Tín với hai tướng Việt Cộng gộc, Hoàng Văn Thái và Nguyễn Trọng Tấn, mà Nguyễn Văn Huy tiết-kiệm được thời-giờ trong việc truy-tìm những tội-ác của hai anh đó đối với nhân-dân và biết được rằng đời của hai anh này có cái kết-cục không được tốt đẹp .


H.5(b)(2) Lỡ đánh một con chó thì phải đánh luôn cả bầy:

Cái chết của ba anh tướng Việt Cộng có thể được giải-thích như sau: Lê Đức ThọLê Duẩn hục-hặc với nhau. Lê Đức Thọ bèn giết cả Lê Duẩn và đàn em của Duẩn là Hoàng Văn Thái gần như cùng một lúc (vì cách nhau chỉ có 8 ngày), theo kiểu lỡ đánh một con chó thì phải đánh cả bầy, vì sớm muộn gì cả bầy chó cũng hùa nhau nhào vô cắn trả thù. Đúng ra, Hoàng Văn Thái phải chết sau Lê Duẩn, hoặc cùng một lúc, nếu không Lê Duẩn sẽ đề-phòng ngay sau khi Hoàng Văn Thái bị giết. Có thể cái chết của Lê Duẩn đã bị Lê Đức Thọ ém-nhẹm, đến 8 ngày sau mới công-bố, để tránh gây hoang-mang dư-luận .

Những đoạn văn dưới đây được trích ra từ bài viết "Làm người là khó - Hồi ký Đoàn Duy Thành" (Đoàn Duy Thành từng là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng - tương-đương với chức Phó Thủ-tướng hiện nay - của Việt Cộng):

(i) "Ra đến Hà Nội được 2, 3 ngày thì anh Ba mất. Tôi chạy lại gia đình anh. Chị và các cháu xúm lại hỏi tôi đi đâu mấy tháng: “Lúc anh Ba yếu nặng chú không lại ?” Tôi nói chuyện đi công tác miền Nam nên thất lễ với anh Ba trong những ngày cuối cùng. Cả nhà anh Ba lo lắng, nhất là mấy cháu gái: Cừ, Muội, Hồng, các con rể Lê Bá Tôn, Hồ Ngọc Đại. Nói là cháu, nhưng các cháu chỉ kém tôi 5, 7 tuổi. Tất cả xúm lại hỏi tôi và lo lắng: "– Ba cháu mất rồi, liệu họ … có giết gia đình nhà cháu không?"

(ii) "Sau đó, tôi mới tìm hiểu, tại sao có chuyện hoảng loạn tại gia đình anh Ba như vậy, khi anh qua đời… Đó là những người có dụng ý chia rẽ, nói phe cánh anh Lê Đức Thọ và Trần Xuân Bách định ám hại gia đình anh Ba."

(iii) "Tôi cũng chỉ mới biết có sự bất hòa giữa anh Ba và anh Lê Đức Thọ, cách đấy khoảng 4, 5 tháng."

(iv) "Khoảng tháng 5-1986 tôi đến thăm anh Ba ở Hồ Tây, gần đến khu biệt thự tôi gặp xe anh Thọ đi ra. Tôi vào thăm anh Ba, có anh Bùi San ở đó. Thấy tôi đến, anh Bùi San chào anh Ba ra về. Tôi bắt tay anh Bùi San và vào thăm anh Ba. Anh Ba tỏ vẻ hơi bực tức nói: '– Đấy nó đấy, tôi vừa đuổi nó ra rồi…'" (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)


Trong quyển Đèn Cù 1, Trần Đĩnh viết nhiều về những sự xung-đột nghiêm-trọng giữa Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Xin trích vài đoạn văn trong trang 533 cho một trường-hợp tiêu-biểu:

"Đến vụ Trần Quốc Hương. Cũng tai tiếng khai báo. Trung Thành lại kết luận vô tội và lần này thì không phải là vướng Lê Đức Thọ mà vấp chính Tổng bí thư. Nhận định không hay về Quốc Hương, Lê Duẩn gọi Nguyễn Trung Thành đến. Vặn: - Tội rõ như thế mà sao anh kết luận là không tội? Anh ngồi xuống rồi lấy giấy ra ghi đi, ghi rằng tôi mắng anh, ghi chưa, à, anh mang về báo cáo lại đúng như thế với anh Sáu Thọ.

"Vậy là Lê Duẩn muốn khép tội Trần Quốc Hương. Và vụ này ghê đến độ Duẩn muốn Thọ qua bung xung Trung Thành biết là mình mắng Thọ. Qua ca Trần Quốc Hương đặc biệt thấy lợi ích nhân sự bắt đầu chọi nhau khá mạnh giữa cặp đôi tổng bí thư và Sáu Thọ.

"Té ra đến bước lung tung xòe thì Duẩn, Thọ ở trên hai con bè! Chẳng khác gì “thắm thiết tình Việt - Trung - Xô” rồi choang nhau vỡ đầu.

"Và Lê Duẩn thiệt. Ông chết thì Trần Quốc Hương lại vào Ban bí thư phụ trách nội chính. Bên công an thì Mai Chí Thọ. Thọ cần làm tê liệt các thân tín của Duẩn."



Trang 533, Đèn Cù 1 của Trần Đĩnh



Lê Duẩn tưởng rằng với lực-lượng Quân-đội Nhân-dân "anh-hùng" trong tay của ảnh, dù Lê Đức Thọ có căm-thù ảnh thì cũng chẳng dám làm gì nhau. Do đó, hễ Duẩn muốn mắng Thọ thì cứ mắng, muốn nhiếc Thọ thì cứ nhiếc . Đánh giá thấp Thọ là chỗ sai lầm chí-tử của Duẩn.

Xin trích phần Tóm-tắt nội-dung của bài '(63) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 3) - Miền Nam bị các tướng tình-báo và người Tàu Việt bán đứng' để độc-giả thấy trí khôn của Lê Đức Thọ vượt lên trên trí khôn của Lê Duẩn xa lắm:

"Trong hoàn-cảnh viện-trợ quân-sự bị Trung Cộng và Nga cúp gần hết từ đầu năm 1973, việc đánh chiếm miền Nam bằng vũ-lực là điều không tưởng. Tuy nhiên, lúc này mới thấy tài-nghệ về chánh-trị của Lê Đức Thọ quan-trọng hơn tài điều quân, khiển tướng trên chiến-trường của Lê Duẩn. Trong túi của anh phù-thủy Lê Đức Thọ đã có sẵn kế-hoạch đánh gục quân-đội miền Nam bằng đòn cân-não. Nói nôm-na, đó là võ hù.

"Từ lúc Lê Đức Thọ thu được hai anh Trung-tướng Đặng Văn Quang và Thiếu-tướng Nguyễn Khắc Bình làm tay trong, vận mạng miền Nam coi như đã nằm trong lòng bàn tay của ảnh (xem phần D của bài (63)). Đó là lý-do Lê Duẩn dám mở chiến-dịch Mùa Hè Đỏ Lửa vào năm 1972 để cảnh-cáo Mao Trạch Đông rằng họ có thể phá-hoại hảo-sự của Mao và Nixon - một hành-vi có thể được gọi là "vuốt râu hùm" (xin xem phần "B.1 Việt Cộng phát-động chiến-dịch 'Mùa hè đỏ lửa' sau khi Mỹ và Trung Cộng đồng-ý chấm-dứt chiến-tranh Việt Nam" của bài "(62A) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 1) - Miền Bắc bị Mao Trạch Đông cúp viện-trợ quân-sự hoàn-toàn từ năm 1973 nhưng cả miền Nam đều bị mà mắt").



Trung-tướng Đặng Văn Quang và Thiếu-tướng Nguyễn Khắc Bình xưa và nay



Trong vòng 5 tháng sau đó, Lê Đức Thọ tìm cách lôi kéo Lê Trọng Tấn về phe mình. Nhưng xem ra chiêu dụ-hàng không thành-công, cho nên, 10 ngày trước khi Đại-hội đảng lần 6 kéo màn, Lê Đức Thọ giết Lê Trọng Tấn luôn cho được việc .


H.5(b)(3) Lê Đức Thọ bị hạ bệ:

Sau khi Lê Duẩn chết, Lê Đức Thọ đưa Trường Chinh lên làm quyền Tổng-bí-thư cho đến ngày Đại-hội đảng kết-thúc vào ngày 18/12/1986. Tuy nhiên, Thọ không nắm được quân-đội, dù đã giết cả Tổng-bí-thư lẫn hai anh tướng. Lý-do là tâm-lý của quân-nhân và dân-sự rất khác nhau. Nếu chỉ dùng thủ-đoạn ám-sát để làm tan vỡ ý-chí chống-đối của quân-đội thì không thể thành-công, vì quân-đội cũng có súng - không những có nhiều súng hơn mà súng nào cũng to hơn súng của công-an .

Trước đây, sau khi giết Nguyễn Chí Thanh để đảo-chánh Hồ Chí Minh vào tháng 07/1967, Thọ và Duẩn phải lợi-dụng trận Tết Mậu Thân 1968, mượn sức mạnh của Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa diệt bớt những đàn em của Thanh (nhưng để xổng Lê Khả Phiêu), chứ không phải dễ. Cuộc đồ-sát ở Huế là hậu-quả của cuộc thanh-trừng nội-bộ này . Vấn-đề đó sẽ được trình-bày trong một bài viết khác, khi huỡn .

Ngoài ra, Lê Đức Thọ còn phải mở một chiến-dịch quy-mô nhằm bắt bớ hàng ngàn cán bộ đảng cao cấp thuộc loại "cháu ngoan bác Hồ" khắp miền Bắc, rồi tống hết vào nhà lao, kẻo mấy ảnh biết vụ đảo-chánh rồi tung-hê ầm-ĩ thì phiền quá. Những người đó bị nhốt dài-dài cho đến sau Hiệp-định Paris (1973) thì được thả ra hết, trừ Vũ Thư Hiên đến tháng 09/1976 mới được thả (có lẽ tại cứ rên-rỉ "Cha con chúng tôi có tội gì đâu. Cha con chúng tôi trung-thành với bác Hồ quá mà." ). Không ai được đưa ra tòa để xác-định tội gì (xem bài 'Vụ án Xét lại Chống Đảng' trên Wiki). Không "cháu ngoan của bác Hồ" nào mà không từng gây tội-ác với nhân-dân, dù chỉ bằng ngòi bút. Do đó, qua Lê Đức Thọ, Luật Nhân-quả báo-ứng được thể-hiện . Xin độc-giả xem chi-tiết về vụ đại-án đó trong phần "D. Khi những nạn nhân của Nguyễn Ái Quốc trả thù" của bài 'Hồ Chí Minh gian hùng sử (4) - Bán Đảng'

Trong Đại-hội đảng lần 6, Lê Đức Thọ bị đá ra khỏi Bộ chính-trị lẫn Trung-ương-đảng luôn (xem bài "Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam VI"). Còn cái chức "Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng" dành cho ảnh, Trường Chinh và Phạm Văn Đồng thì chỉ là tước-hiệu suông, chỉ nhằm che mắt nhân-dân việc đấu-tranh nội-bộ của Trung-ương đảng mà thôi, chứ không có thực-quyền.


H.5(b)(4) Dậu đổ, bìm leo:

Sau Đại-hội đảng lần thứ 6, những tay chân, thân tín của Lê Đức Thọ lần-lượt bị giết hại. Thí-dụ như:

(a) Thượng-tướng Đinh Đức Thiện (em của Lê Đức Thọ): sau Đại hội đảng kết-thúc chỉ có ba ngày, vào ngày 21/12/1986, Thiện bị người của phe Nguyễn Văn Linh cắc-bùm, chết ngắt .

(b) Trung-tướng Phan Bình (Cục Trưởng Cục 2 Quân Báo): vào ngày 12/01/1987 (chưa đầy 1 tháng sau Đại-hội đảng), sau khi bị Lê Đức Anh tước hết binh-quyền, bị người của phe Nguyễn Văn Linh bắn vào đầu mà chết (xem bài "Thư của Trung tướng (CS) Lê Văn Hiền (nguyên ủy viên Trung ương đảng)", đăng trên hung-viet.org ngày 31/07/2000).

Trong trang 301 của phiên-bản PDF của quyển 'Bên thắng cuộc', Huy Đức cho biết nhiều chi-tiết cụ-thể như sau:

"Cuối năm 1986, khi tướng Lê Trọng Tấn mất đột ngột, Lê Đức Anh thay vị trí Tổng tham mưu trưởng. Chỉ huy tình báo quân đội, tướng Phan Bình, được cho về hưu. Trung tướng Phan Bình là người kế nhiệm Đại tá Lê Trọng Nghĩa làm cục trưởng Cục II kể từ năm 1968, thời kỳ mà tình báo quân đội thực sự phục vụ cho quốc phòng. Sau khi bàn giao, tướng Phan Bình vào Sài Gòn. Ông nghỉ tại nhà khách Cục II, số 30 Lê Quý Đôn. Đêm 13 tháng Chạp năm Bính Dần (đầu năm 1987), ông chết ở tư thế 'ngã sấp trên thềm nhà trước phòng khách, ở đầu bị bắn toác một lỗ rộng'."



Trang 301, phiên-bản PDF của quyển Bên Thắng Cuộc của Huy Đức



Lúc này, Lê Đức Thọ giống như cua gẫy càng. Sự uất-ức cùng-cực khiến cho ảnh sau này mắc bệnh ung-thư mà chết , kiểu như Mao Trạch Đông từng chết trong sự uất-hận vì bị Lê Duẩn và Lê Đức Thọ chơi một vố quá đau. Ở trang 548 của quyển Đèn Cù 1, có một đoạn văn nói về việc Lê Đức Thọ viết thư cho Vũ Đình Huỳnh (cha của Vũ Thư Hiên) sau ngày Huỳnh chết (03/05/1990), trong đó Thọ xác-nhận ảnh mắc bệnh ung-thư. Đoạn văn đó như sau:

"... Hôm qua đến chị Huỳnh, tôi được xem bức thư ông Lê Đức Thọ viết làm cơ sở lật án được cho Vũ Đình Huỳnh. Các anh chắc đã đọc? (Tất cả lắc.) À, thế thì tôi thuộc, tôi đọc các anh nghe ngay đây... “Kính gửi chị Vũ Đình Huỳnh, tôi đi Pháp chữa bệnh về thì được tin anh Huỳnh mất nên không thể đến viếng thăm được. Tôi bị ung thư đã di căn, sức khoẻ yếu, nay tiếp tục chữa bệnh, không thể tới chia buồn cùng chị và các cháu..." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Trang 548, Đèn Cù của Trần Đĩnh



Bài viết 'Đừng để khi quá muộn' của Minh Diện, đăng trên blog Bauxit Việt Nam vào ngày 25/01/2013, trình-bày tỉ-mỉ sự việc trước khi chết, trong năm 1990, Lê Đức Thọ đã đi gặp Ung Văn Khiêm và Trần Bạch Đằng để làm lành, vì hai người đó đã từng bị Thọ "đì" thảm-thiết trong suốt mấy chục năm trời . Xin trích ra hai đoạn văn cuối-cùng của bài đó:

"Khi con người nắm quyền lực trong tay, phần vì hãnh tiến, phần sợ bị kẻ khác tước đoạt hoặc lợi dụng, trở nên đa nghi, tàn nhẫn, đôi khi mê muội, mất cả lương tâm, hại cả bạn bè người thân.

"Những con người đó đều sẽ rơi vào trạng thái bi kịch, hụt hẫng khi quyền lực tuột Con chim sắp chết hót hay, con người sắp chết nói thật, hình như rất đúng với trường hợp ông Lê Đức Thọ. Tôi được biết trước khi mất ông gặp nhiều người chứ không riêng ông Ung Văn Khiêm và Trần Bạch Đằng."


Có lẽ Minh Diện đã viết nhầm con số 1978, (năm Lê Đức Thọ gặp Ung Văn Khiêm), vì lúc đó là thời thịnh của Lê Đức Thọ, do đó ảnh không thể phát tâm hối-tiếc vào lúc đó đâu. Thường thường người gian-ác chỉ ăn-năn, hối-cải sau khi bị Trời đánh rất đau. Theo tinh-thần của câu chuyện, năm hai người gặp-gỡ có lẽ nằm đâu đó giữa 1987 và 1990.

Tới ngày 13/10/1990, Lê Đức Thọ đi theo ông bà, ông vải luôn . Tới đây, xem ra chúng ta đã có thể khóa sổ việc đấu-tranh nội-bộ của Việt Cộng rồi.


H.6 Gian-thần Lê Đức Anh:

H.6(a) Lê Đức Anh phản phé:

Khoan đã! Lê Đức Anh được Lê Đức Thọ đặc-biệt cất-nhắc, cho thăng quan, tiến chức liên-tục trong quân-đội, mặc-dù đánh giặc dở như hạch . Điều đó có nghĩa là Anh được Thọ giao cho cái nhiệm-vụ nắm quân-đội để giúp Thọ trở thành Tổng-bí-thư, phòng trường-hợp sau này Lê Duẩn giở quẻ. Vào năm 1984, Lê Đức Anh đã được phong hàm đại-tướng rồi. Thế thì tại sao vào kỳ Đại-hội đảng vào năm 1986 Anh lại không làm được việc? Lê Đức Thọ mưu-tính như thần, nhưng tại sao lại thất-bại một cách đau-đớn như vậy? Ngoài ra, sau khi Thọ bị hạ bệ, tại sao Anh lại không bị truất-phế? Ngược lại, đời Anh càng lên hương hơn nữa. Sau Đại-hội đảng 6, ảnh được phong làm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội, rồi trở thành Bộ-trưởng Quốc-phòng ngay sau đó.

Dựa trên những sự kiện trên, chúng ta có thể đoán ra một cách dễ-dàng rằng Lê Đức Anh đã bán đứng Lê Đức Thọ bằng cách cấu-kết với những kẻ thù của Thọ (trong số đó có Nguyễn Văn Linh và các tướng-lãnh quân-đội). Nguyên-nhân không khó giải-thích: phe tướng-lãnh chống Thọ mạnh quá, mà Lê Đức Anh trở thành đại-tướng chẳng qua nhờ nịnh bợ Lê Đức Thọ, chứ chả có tài-cán gì, thì làm gì có uy-tín gì để trấn-áp các tướng-lãnh? Chỉ riêng việc cầm trong tay ba sư-đoàn, được giao nhiệm-vụ vượt sông Vàm Cỏ để hội quân với những cánh khác để chiếm Sài Gòn vào ngày 30/04/1975, mà Lê Đức Anh còn làm không xong. Đến lúc Dương Văn Minh tuyên-bố đầu hàng, ba sư-đoàn của ảnh vẫn còn bị hải-quân Việt Nam Cộng Hòa cho đứng hóng gió ở bên bờ sông Vàm Cỏ kia mà .


Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

Dưới đây là một số đoạn văn được trích ra từ bài viết "Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 và đôi lời tâm sự của HQ Đại Tá Lê Hữu Dõng", đăng trên trang web hqvnch.net (không ghi ngày tháng):

“Mấy ngày sau, mặt sông có những xác người trôi đen đặc. Mùi tử khí bay nồng nặc. Nghĩ lại cuộc chiến thật đau lòng…” Vẫn lời của Đại-tá Dõng: ”Đó là một trong những cuộc tao ngộ chiến, mà sau này đọc tài liệu của họ tôi mới biết. Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 đã cản đường tiến của đoàn 232, tương đương với 1 Quân Đoàn, do tướng Lê Đức Anh chỉ huy, nằm ém quân bất động ở ngã ba sông Vàm-Cỏ, đợi sẵn khi có thể là vượt sông, tiến vào Sài-Gòn. Tại đó, Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 lúc nào cũng có 6 chiến đĩnh hiện diện. Vậy mà chúng nín khe, suốt mười mấy ngày không một tiếng súng bắn ra.

"Bây giờ cuộc chiến đã tàn. Mọi việc đã nhạt nhòa như không có thực. Nhưng giả thử Cộng quân không bị cản đường, chúng qua được sông Vàm-Cỏ, nằm sẵn ở 2 bên sông Lòng-Tào và Soài-Rạp, khi đoàn tàu thuyền trong đêm 29 rạng 30 tháng 4, chở đầy quân, dân, đàn bà và trẻ con túa ra biển, những điều gì đã phải xẩy ra. Với hỏa lực của mấy sư đoàn địch trên bờ và mấy trăm cổ hải pháo trên các chiến hạm cùng thi nhau nhả đạn, hai con sông Lòng-Tào và Soài-Rạp chắc chắn sẽ là hai con sông kinh hoàng ngập máu, sẽ tàn khóc và rùng rợn nhiều lần hơn Đại Lộ Kinh Hoàng trong mùa hè Đỏ Lửa 1972”. (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

- - - - - (Hết phần chú-thích) - - - - -


Chúng ta có-thể hình-dung ra diễn-tiến trong ngày Đại-hội đảng như thế này: Nguyễn Văn Linh tố-cáo Lê Duẩn và ba anh tướng của ảnh đã bị người ta giết và kẻ chủ-mưu không ai khác hơn là Lê Đức Thọ. Linh dùng những bằng-chứng do Lê Đức Anh cung-cấp. Thế là các tướng trong Đại-hội nổi cơn tam-bành và đòi giết Lê Đức Thọ. Lê Đức Thọ không bao giờ ngờ được cái tên đại-nịnh-thần như Lê Đức Anh lại dám phản mình, do đó lúc đó trở tay không kịp. Tuy nhiên, anh cáo già Lê Đức Thọ đâu có cam lòng bó tay chịu trói. Ngoài những tướng của quân-đội ra, ai cũng đều sợ Lê Đức Thọ, vì ảnh nắm tẩy của họ từ bao nhiêu năm nay rồi. Hồ-sơ về họ Thọ cất giấu ở đâu chỉ có Trời biết, vì không nhất-thiết ảnh cất những cái đó trong các tủ sắt của Bộ Công-an. Do đó, Trung-ương đảng chỉ có thể đưa Nguyễn Văn Linh lên làm Tổng-bí-thư, và quyết-định truất-phế vai-trò Trưởng-ban Tổ-chức đảng của Lê Đức Thọ và trục-xuất ảnh ra khỏi Bộ Chính-trị lẫn Trung-ương đảng mà thôi. Cũng nhờ những hồ-sơ mật đó mà không ai dám hại Thọ cho đến lúc Thọ chết.

Ba đoạn văn dưới đây được trích từ trang 489 và trang 490 của quyển 'Đèn Cù 2' của Trần Đĩnh viết. Nguyễn Văn Huy đánh số cho tiện việc tham-khảo:

(1) "Trưa ấy, Khải nói, chậm rãi: Tôi kể chuyện này chắc ông không thể nào ngờ. Người ta quyền thế lắm. Người ta quen coi như mẻ, như rác hết tất cả rồi mà. Cái đấng chí tôn làm cho mình co rúm lại, là Đảng ấy, cũng chả ra cái gì trong mắt người ta… Thế này, hôm ấy, mấy đứa nhà văn được ông Sáu Thọ gọi đến. Mình thấy một vị tướng bắt tay ông Thọ ở trên tam cấp xong là cứ thế giật lùi cho tới giữa sân mới quay lại đi bình thường, ông biết ai không? Lê Đức Anh… (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

(2) "Tiếp bọn mình, ông Sáu Thọ cười kha kha nói luôn:

"– Này, cái đảng của các cậu ấy mà. Ừ, nói cái đảng mà các cậu vẫn sinh hoạt, đóng nguyệt liễm và thi hành nghị quyết ấy. Này nói thật nhá, tớ chỉ bỏ nửa tháng là đánh tan đánh nát nó ra không còn mánh giáp thôi à. Khốn nạn còn gì nữa? Tư tưởng sập, lòng tin mất… Đổi mới thì phải từ từ chứ chưa chi đã 'im lặng đáng sợ' với 'cởi trói!' (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

(3) "À, thế nghĩa là ông ấy gọi đến đe bọn nhà văn đừng có nghe Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh kêu gọi. Mình mà nói như Thọ thì mình chết tươi vì chống đảng. Thọ chả cần gì ngoài lợi của Thọ. Đảng trở thành công cụ đắc lực của Thọ. Dạo chống im lặng đáng sợ, mình đã tham luận, nói nhà văn viết giả, nói dối lẫn nhau. Thọ gọi lên giác ngộ cho mình hiểu rằng đừng ngu mà viết bậy như Nguyễn Văn Linh xui." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Trang 489, Đèn Cù 2 của Trần Đĩnh



Trang 490, Đèn Cù 2 của Trần Đĩnh


Căn-cứ vào đoạn văn (3), việc họp mặt giữa Lê Đức Thọ và những nhà văn trong câu chuyện xảy ra trong khoảng thời-gian 1987-1990.

Đoạn văn (1) cho thấy Lê Đức Anh đóng vai nịnh-thần rất xuất-sắc. Ngày xưa, sau khi diện-kiến vua, các quan phải đi lui ra tới ngoài cửa, vì quay đít lại mà đi được xem là thái-độ khi-dể vua ("khi quân"). Do đó, Lê Đức Anh đi thụt lùi để cho Lê Đức Thọ thấy rằng ảnh tôn-sùng Thọ như vua. Tuy-nhiên, thời-điểm của sự việc này phải xảy ra trước khi Lê Đức Thọ bị hạ-bệ. Lý-do là Lê Đức Anh sẽ không có cái can-đảm đến thăm Lê Đức Thọ, như là chưa có cái gì đã xảy ra, sau khi ảnh bán đứng xếp của mình trong đại-hội đảng vào tháng 12/1986. Do đó, sự việc nhóm nhà văn đến nhà Lê Đức Thọ và sự việc Lê Đức Anh đi thụt lùi khó có thể xảy ra cùng lúc, mà chỉ có thể là kết-quả của trí nhớ lộn-xộn của người kể tên Khải hoặc của Trần Đĩnh.

Một kịch-tác-gia (playwright) người Pháp tên là Pierre Beaumarchais từng viết trong quyển sách "Le Mariage de Figaro" ("Cuộc hôn-nhân của Figaro"):

"Médiocre et rampant, et l'on arrive à tout."

("Tầm thường và lòn cúi, việc gì cũng thành công")

Như vậy, Lê Đức Anh đã thực-hiện tốt câu châm-ngôn của Pierre Beaumarchais.

Đoạn văn (2) cho thấy Lê Đức Thọ không còn xem đảng Cộng-sản Việt Nam là đảng của mình nữa. Do đó, ảnh mới bắn tiếng đe-dọa làm tiêu-tùng đảng của Nguyễn Văn Linh và của các nhà văn trong vòng nửa tháng. Như vậy, Lê Đức Thọ đang mang niềm đau của một người bị sang-đoạt cơ-nghiệp mà ảnh đã dầy công gầy-dựng và bảo-vệ suốt cả cuộc đời .

À không! Trước khi Lê Đức Thọ và Lê Duẩn đảo-chánh Hồ Chí Minh vào năm 1967, cái cơ-nghiệp đó thuộc về Hồ đấy mà .

Đảng Cộng-sản Việt Nam lớn mạnh từ năm 1945 hoàn-toàn nhờ vào uy-tín của Hồ Chí Minh. Ảnh đã từng ăn-cướp vốn-liếng về uy-tín (tiếng Anh kêu là "goodwill") của một đời tranh-đấu chống Pháp của bốn nhà cách-mạng chân-chánh của dân-tộc Việt Nam (gồm có Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn An Ninh) bằng cách mạo-xưng Nguyễn Ái Quốc - một nhân-vật ảo lừng-lẫy do bốn nhà cách-mạng đó tạo ra (xem bài 'Hồ Chí Minh gian hùng sử (1) - Cướp công').

Hồ Chí Minh cũng đã từng bán Phan Bội Châu cho Pháp để lấy khối tiền và cũng để sang-đoạt chi-bộ Quảng Châu của Việt Nam Quang Phục Hội và biến nó thành một chi-bộ đảng của Quốc-tế Cộng-sản của Stalin tại Quảng Châu. Ngoài ra, nhờ có tiền thưởng của Sở Mật-thám của Pháp mà Hồ Chí Minh có tiền để mua-chuộc nhân-tình, nhân-ngãi (nghĩa) của Chu Ân Lai - lúc đó đang dạy trường Võ-bị Hoàng Phố tại Quảng Châu cùng với Hồ Chí Minh (xem bài ' Hồ Chí Minh gian hùng sử (2) - Bán người - (Kỳ 1)' và bài ' Hồ Chí Minh gian hùng sử (3) - Bán người - (Kỳ 2)'). Nhờ Chu nói tốt mà sau này Mao Trạch Đông tin-dùng Hồ Chí Minh và viện-trợ ồ-ạt súng-đạn cho Việt Minh. Nhờ vậy, khi Hồ Chí Minh vừa xuất-hiện trên trường chánh-trị của Việt Nam vào năm 1945, ảnh trở thành "siêu sao" ngay lập-tức..

Cái đau của Lê Đức Thọ cũng chính là của Hồ Chí Minh trước kia. Rốt cuộc cả hai đều bị trắng tay như nhau. Đó là vận-mạng của những anh gian-hùng mà Trời đã sắp-đặt. Xin chắp tay cảm-tạ Trời và Luật Nhân Quả của Ngài .


H.6(b) Lê Đức Anh là người Tàu:

Xin trích-dẫn một số đoạn văn từ bài báo có tựa là 'Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông', đăng trên vietnamnet.vn vào ngày 01/02/2015. Vì những người trong cuộc đã chết hết rồi, do đó chỉ có Trời mới biết được Lê Đức Anh nói láo đến cỡ nào . Tuy nhiên, độc-giả chỉ cần quan-tâm đến lời nói của Lê Đức Anh để thấy cái chất Tàu của ảnh đã lộ ra:

“Khi tiếp kiến, Chủ tịch Mao Trạch Đông hỏi không nhiều, rất ngắn gọn là đằng khác: “Quân Mỹ vào miền Nam Việt Nam đông, tư tưởng của người dân và chiến sỹ Việt Nam thế nào?”. “Hiện nay, cách mạng ở miền Nam của các đồng chí có khó khăn gì?” Khi đó Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Đồng chí Lê Đức Anh mới ở miền Nam ra, hãy trả lời Mao Chủ tịch”. Ông Lê Đức Anh liền trả lời thẳng vào hai câu hỏi của Chủ tịch Mao – “Thứ nhất về tư tưởng, Mỹ vào đông vậy chứ đông hơn nữa thì bộ đội và nhân dân miền Nam cũng quyết đánh. Hai là, về khó khăn, vừa qua và hiện tại tất cả là tự lực, súng đạn tự tạo và súng trường bá đỏ K44 sản xuất theo kiểu mẫu trước Đại chiến thế giới lần thứ nhất, có gì đánh nấy. Nhưng hiện nay có khó khăn rất lớn là xe tăng và máy bay của Mỹ rất nhiều nhưng Việt Nam thiếu vũ khí chống tăng, súng bắn máy bay và đánh tàu thủy; thiếu đô-la để mua gạo, vì từ trước đến nay cách mạng ở miền Nam Việt Nam vẫn mua gạo từ Cam phu chia và Thái Lan là chủ yếu, mà mua bên đó phải mua bằng đồng đô-la”.

“Nghe xong, Mao Chủ tịch liền chỉ tay vào các quan chức, những người dưới quyền ông đang có mặt: “Hãy giải quyết cho các đồng chí ở miền Nam Việt Nam súng đạn và tiền!”. Lúc đó, ông Lê Đức Anh thầm nghĩ: “Ông chỉ tay và nói thế thôi, chứ cụ thể thì nếu có được thì chắc còn lâu”. Nào ngờ, xong việc, đoàn Việt Nam về liền, khi về đến Việt Nam thì cũng được tin Đảng cộng sản, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc đang tích cực thực hiện chỉ đạo của Mao Chủ tịch. Và sau đó không lâu, vũ khí được chở thẳng từ Trung Quốc sang cảng Xi-ha-núc-vin [Sihanoukville]; từ Xi-ha-núc-vin đưa tới Kra-chia, Công-pông-chàm rồi chở về biên giới Việt Nam rất nhanh. Tiền Đô la thì được đưa theo một “tuyến đường đặc biệt”. Khi ông Lê Đức Anh trở về Miền Nam thì đã thấy có súng, đạn và gạo. Khối lượng vật chất này đã thật sự nâng nhanh sức mạnh chiến đấu cho bộ đội và nhân dân miền Nam.”

Chắc-chắn Lê Đức Anh đã “cỏn” (“ngôn 言”, nghĩa là “nói”) tiếng Tàu lung-tung , làm cho Mao Trạch Đông cảm thấy thoải-mái và đồng-ý chi-viện ngay lập-tức. Nếu Lê Đức Anh không phải là người Tàu và nói được tiếng Tàu, thì câu chuyện ở trên hoàn-toàn vô-giá-trị, vì vào năm 1966 (năm gặp Mao Trạch Đông) ảnh chỉ mới mang lon Đại-tá, nghĩa là chưa có đủ tư-cách nói chuyện trực-tiếp với Mao Trạch Đông và cũng không được Lê Đức Thọ cho phép vào phòng hội-nghị.

Đoạn văn sau đây của bài báo nói ở trên càng chỉ rõ cái cốt Tàu trong mình của Lê Đức Anh:

“Trong suy nghĩ, tướng Lê Đức Anh dự kiến mình sẽ mở "hai luồng thăm dò": một là thăm dò qua cộng đồng người Hoa kiều ở khu vực Chợ Lớn thành phố Hồ Chí Minh, vì từ xưa đến nay, nói chung cộng đồng người Hoa kiều ở các nước trên thế giới, họ có truyền thống đoàn kết bao bọc nhau rất hay, có tổ chức chặt chẽ và có sự quan hệ mật thiết với chính phủ của Trung Hoa Lục Địa. Bởi vậy gặp gỡ, tiếp xúc, thăm dò từ khối Hoa kiều này thì có thể "bắt mạch" được tư tưởng của Chính phủ nước họ. Hai là thăm dò qua đường Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội. (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

"Khoảng mươi ngày sau, tướng Lê Đức Anh vào gặp Thành ủy TP Hồ Chí Minh. Ông Võ Trần Chí, Bí thư Thành ủy nói với Ban Hoa vận của Thành ủy tiến hành mời và gặp gỡ một số người đại diện và có uy tín trong cộng đồng bà con người Hoa của khu vực Chợ Lớn. Cuộc gặp giữa tướng Lê Đức Anh với đại diện bà con Hoa kiều đã diễn ra tại trụ sở của Thành ủy trong không khí thân tình và thẳng thắn. Có 8 Hoa kiều, cùng dự có một đồng chí đại diện Thành ủy.

“Mở đầu, tướng Lê Đức Anh điểm lại quá trình quan hệ hữu nghị của Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước Trung Quốc-Việt Nam. Ông cũng nói có những đồng chí người gốc Việt Nam nhưng đã tham gia Giải phóng quân Trung Quốc, trở thành Đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc. Cũng có khá nhiều người gốc Trung Quốc là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Rồi ông nói về cộng đồng người Hoa suốt mấy chục năm qua định cư, làm ăn sinh sống tại Việt Nam đã tham gia, đóng góp vào hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968, chính ông đã trực tiếp chứng kiến có những bà mẹ người Hoa đã nuôi dấu và cứu chữa thương binh là bộ đội Giải phóng ngay tại nhà mình, bất chấp nguy hiểm, đó là những nghĩa cử cao đẹp của bà con Hoa kiều tại khu vực Chợ Lớn này…” Người Việt và người Hoa, Trung Quốc và Việt Nam, hai nước bấy lâu vẫn đoàn kết, hữu nghị là chuyện bình thường. Vừa rồi xảy ra chuyện Trung Quốc và Việt Nam lại xung khắc nhau là chuyện không bình thường. Vậy thì yêu cầu bà con người Hoa hãy góp sức mình để hàn gắn lại tình hữu nghị, để xoá bỏ cái không bình thường này đi. Tình hữu nghị Trung-Việt là truyền thống tốt đẹp và bền lâu, chúng ta cần làm cho nó bền vững và phát triển”. (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)


Xin trích lại lời nói của Lê Đức Anh trên kia:

"Cộng đồng người Hoa suốt mấy chục năm qua định cư, làm ăn sinh sống tại Việt Nam đã tham gia, đóng góp vào hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ".

Lê Đức Anh không nói ngoa đâu. Quả thật, người Tàu Việt đã đánh sụp chế-độ Đệ Nhị Cộng Hòa ở miền Nam vào năm 1975 (xem bài '(63) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 3) - Miền Nam bị các tướng tình-báo và người Tàu Việt bán đứng').

Xin mời độc-giả xem thêm chi-tiết về cốt Tàu của Lê Đức Anh trong phần "D. Việt Tân trở thành cánh tay nối dài của hai cha con Lê Đức Anh và Nguyễn Tấn Dũng" của bài "(97) Một đồng đóng góp cho Việt Tân là một đồng đóng góp vào sự diệt-vong của dân-tộc Việt Nam".

Sau này, vào năm 2016, Nguyễn Tấn Dũng, con của Lê Đức Anh (xem phần "D.3 Nguyễn Tấn Dũng là con của ai?" của bài (151) Việt Tân bịa chuyện Hồ Chí Minh là người Tàu), cũng bị một cú nốc-ao (knockout) bất ngờ, văng ra khỏi Bộ Chính-trị lẫn Trung-ương-đảng, y chang như cách băng của Lê Đức Anh từng đối-xử với Lê Đức Thọ (xem bài "Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XII"). Vì Nguyễn Phú Trọng có sự ủng-hộ của Lê Đức Anh mà lên được chức Tổng-bí-thư, do đó phải giữ cho Dũng được an-toàn tính-mạng, nếu không Trọng sẽ mang tiếng ác đối với đời. Trời cho Lê Đức Anh sống đến 99 tuổi (2019) để cảm-nhận cái đau do sự quả báo dội ngược gây ra.

Sự kiện duy-nhất mà Nguyễn Phú Trọng có thể dùng để đánh bại Nguyễn Tấn Dũng được là nêu ra được chứng-cớ rằng Dũng chính là chủ-tướng dấu mặt của Việt Tân. Nguyễn Tấn Dũng theo lệnh của Trung Cộng dùng Việt Tân để đánh-phá Việt Cộng lẫn người Việt chống Cộng, với mục-đích đưa người Tàu Việt vào những vị-trí then-chốt trong chế-độ lẫn những đoàn-thể chống Cộng ở hải-ngoại. Tất-cả những việc làm đó đều nhằm dâng nước cho Trung Cộng. Nếu như không thành-công, ít nhất cũng có thể giúp sự xâm-lăng của Trung Cộng sau này dễ-dàng hơn. Nếu Nguyễn Phú Trọng có thể chứng-minh được như vậy, tất-nhiên Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị Trung-ương đảng kết tội phản đảng. Sự việc Dũng bị trục-xuất ra khỏi Trung-ương đảng chứng-tỏ rằng Nguyễn Phú Trọng đã thành-công với đòn độc đó.

Vào ngày 06/04/2016, Nguyễn Tấn Dũng mất chức Thủ-tướng. Sáu tháng sau, ngày 04/10/2016, Bộ Công-an Việt Cộng ra thông-báo rằng Việt Tân là một tổ-chức khủng-bố (xem bài báo "Thông báo về Tổ chức khủng bố “Việt Tân”" của Bộ Công-an Việt Cộng). Đó là hình-thức, còn trong thực-chất, từ giữa năm 2015, Nguyễn Tấn Dũng đã chuyển ra hải-ngoại hơn 5 tỷ 300 triệu đô Mỹ (xem phần A.3(e)(2) của bài "Tập Cận Bình đến Việt Nam để thu hoạch thành quả của chiến dịch Công Tâm") và dùng tiền đó để tài-trợ cho Việt Tân trong việc đánh phá chế-độ của Nguyễn Phú Trọng.



Screenshot của phần trên cái thông-báo của Bộ Công-an Việt Cộng rằng Việt Tân là một tổ-chức khủng-bố.




H.6(c) Trung Cộng mua Lê Đức Anh:

Còn một vấn-đề rất quan-trọng cần phải được giải-thích, đó là tại sao Lê Đức Anh lại bán đứng Lê Đức Thọ? Chuyện này không khó giải-thích: Lê Duẩn là linh-hồn của bộ-đội Việt Cộng. Sau khi ảnh bị Thọ giết, vấn-đề gay cấn đối với Việt Cộng là không có ai có đủ năng-lực về quân-sự để lãnh-đạo Việt Cộng đương đầu với Trung Cộng.

Đám rợ Hồ lúc bấy giờ không ngừng quấy-nhiễu ngoài biên-thùy phía Bắc; đánh lớn thì không dám đánh, nhưng đánh nhỏ thì thừa can-đảm . Thật ra, chiến-lược của Trung Cộng lúc bấy giờ là dùng chiến-tranh biên-giới để luyện quân. Trong cái video clip 'Chiến tranh biên giới Việt Trung cựu tư lệnh mặt trận ThanhThủy HàGiang 1984 p1', đăng trên Youtube ngày 15/06/2015 bởi Lee Won, từ phút 7:45 cho tới phút 8:40, Thiếu-tướng Lê Duy Mật của Việt Cộng nói rằng riêng cho mặt trận Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang) vào năm 1984, Trung Cộng huy-động 9 quân-đoàn (gồm 27 sư-đoàn) để đánh nhau với hai sư-đoàn và một số trung-đoàn độc-lập của Việt Cộng. Cái video clip đó nay không còn trên YouTube nữa.

Xin mời độc-giả xem cái trích-đoạn của cái clip nói trên:







Như vậy, từ ngay sau khi Lê Duẩn và hai anh đại-tướng bị giết chết, Trung Cộng đoán được sự sợ-hãi chiến-tranh với Trung Cộng đang đè nặng trong lòng của các Ủy-viên của Trung-ương đảng của Việt Cộng, do đó đã chụp thời cơ bằng cách móc-nối với Lê Đức Anh và Nguyễn Văn Linh để tạo cơ-hội cho Trung-ương đảng Việt Cộng hạ đài và dâng nước để chuộc tội với Bắc-triều. Lê Đức Anh là người Tàu do đó thấy có một con đường sáng trước mắt: cái công bán nước Việt Nam cho Tàu chắc-chắn được tưởng-thưởng hậu-hĩ, mà phần thưởng dĩ-nhiên là con cháu của ảnh sẽ đời đời được cho làm chủ Việt Nam, vì ai cũng biết chế-độ Cộng-sản chẳng qua chỉ là chế-độ vua-chúa trá-hình.

Nguyễn Tấn Dũng, con rơi của Lê Đức Anh (xem phần "D.3 Nguyễn Tấn Dũng là con của ai?" của bài '(151) Việt Tân bịa chuyện Hồ Chí Minh là người Tàu'), được Anh đưa lên làm Thủ-tướng vào năm 2006. Khi chiếc ghế của Dũng bị rung-rinh từ giữa năm 2015, đích-thân Tập Cận Bình qua Việt Nam để cứu nguy cho ảnh (xem bài "Tập Cận Bình đến Việt-Nam để thu-hoạch thành-quả của chiến-dịch Công Tâm"). Điều đó củng-cố niềm tin của những người Tàu Việt từng gia-nhập Việt Tân và khích-lệ những người Tàu Việt chưa gia-nhập.

Tuy nhiên, vào đầu năm 2016, Nguyễn Tấn Dũng cũng bị một cú nốc-ao (knockout) bất ngờ, văng ra khỏi Bộ Chính-trị lẫn Trung-ương-đảng, y chang như cách băng của Lê Đức Anh từng đối-xử với Lê Đức Thọ (xem bài 'Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XII' trên Wiki). Thế là cơ-nghiệp của Lê Đức Anh lại lọt vào tay của Nguyễn Phú Trọng, còn con mình không những không hưởng được mà còn trở thành cá nằm trên thớt, tùy người quyết-định số phận. Trời cho Lê Đức Anh sống đến 99 tuổi (2019) để cảm-nhận cái đau do cái quả báo dội ngược gây ra.


Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

Những chế-độ Cộng-sản thực ra là những chế-độ phong-kiến trá-hình, bởi vì những anh trùm Cộng-sản hầu-hết là vua chúa hoặc đại-quan ngày xưa đầu thai lại. Việc cha truyền, con nối là một đặc-điểm của chế-độ vua chúa. Thí-dụ như:

Mao Trạch Đông chết, truyền ngôi lại cho Hoa Quốc Phong, con rơi của Mao (xem bài "Hoa Quốc Phong – Con trai cả của Mao Trạch Đông?"). Nhưng chẳng may Hoa bị Đặng Tiểu Bình đảo chánh.

Năm 2006, Fidel Castro của xứ Cuba tưởng rằng mình sắp chết vì ung-thư, do đó ảnh nhường ngôi lại cho anh ruột.

Kim Nhật Thành (Kim Il-sung) chết, ngôi được truyền lại cho Kim Chánh Nhật (Kim Jong-il). Kim Chánh Nhật chết, ngôi được truyền lại cho Kim Chính Ân (Kim Jong Un).

Dưới đây là một trích-đoạn của cái video clip có tựa là "Psy - Gangnam style (강남스타일) Parody! Kim Jong style! | Key of Awesome #63" (đăng trên Youtube ngày 21/09/2012). Nguyễn Văn Huy phụ-đề Việt-ngữ.







H.7 Trung Cộng mua Nguyễn Văn Linh:

Về Nguyễn Văn Linh, nhờ hai yếu-tố sau đây:

(a) ảnh bị Lê Duẩn và Lê Đức Thọ trấn-áp không cho lên chức trong nhiều năm trời,

(b) ảnh mau lẹ tán thành việc đầu hàng Bắc-triều do Lê Đức Anh đề-nghị,

mà chúng ta đoán ra được rằng tuy Nguyễn Văn Linh nói tiếng Việt nhưng không phải là người Việt Nam và nói không chừng điều này đã bị Lê Duẩn và Lê Đức Thọ khám-phá ra, do đó mới kỳ-thị ảnh thảm-thiết. Vì có gốc Tàu, Linh mới không xem việc cắt đất, biển và đảo của Việt Nam để giao cho Tàu là sự phản-quốc. Sau khi ảnh chết, con gái rơi của ảnh, Nguyễn Thị Kim Ngân, được băng đảng của ảnh cất-nhắc lên làm Chủ-tịch Quốc-hội và lại a-dua theo những anh phản-quốc.

Trong cái video clip dưới đây, trong 4 phút đầu, người làm clip mổ-xẻ thân-thế bí-ẩn của Nguyễn Thị Kim Ngân. Trong chế-độ Việt Cộng, tin đồn trong dân-gian còn có giá-trị hơn cả tin chánh-thức của Đảng và Nhà nước. Lẽ dĩ-nhiên, người ta phải chọn-lọc tin trước khi sử-dụng nó. Có thể nói, tạm thời, những tin-tức trong cái clip có thể tin được.







Dưới đây là một trích-đoạn của cái video clip "Chương trình giao lưu 'Biên cương thắm tình hữu nghị' lần thứ 3", từ phút 0:51 cho tới phút 01:11, đăng trên Youtube ngày 26/08/2018 bởi "Truyền Hình Nhân Dân":







Vấn-đề gay cấn đối với người Việt chúng ta là người Hán đã sống lẫn-lộn với người Việt từ 300 năm qua, do đó họ nói tiếng Việt y như người Việt nhưng tâm-hồn vẫn mang đầy sự kiêu-ngạo của người Hán. Do đó, chúng ta chỉ có thể nhìn vào hành-động phản-quốc của họ mà đoán ra được rằng họ mang dòng máu Hán-tộc và không chịu hội-nhập vào cộng-đồng người Việt.

Chí-hướng của người Hán ở Việt Nam không thể sánh được với trẻ con người Việt hải-ngoại. Từ bao nhiêu năm nay, những đứa trẻ đó đã ngoan-ngoãn hội-nhập vào các xã-hội Tây-phương và trong tương-lai sẽ có những sự đóng góp lớn đối với nền hòa-bình và thịnh vượng của thế-giới. Quan-trọng nhất là: qua những cuộc hôn-nhân giữa người Việt (và cả những sắc dân da vàng khác) với người bản-xứ, nhân-tố di-truyền (tiếng nôm-na để chỉ genes) trong dòng máu của Tây-phương sẽ được cải-tiến, rồi dẫn đến sự ra đời của giống dân phụ thứ 6 của giống dân chánh thứ 5 (dân chánh thứ 5: giống dân Aryan, gồm có người Tây-phương, Ả Rập, Ấn Độ ...). Hai cái nôi lớn nhất của giống dân phụ mới là California và hai nước Úc và Tân Tây Lan). California là trái tim của nước Mỹ (Heart centre), còn nước Úc là trái tim (Heart centre) của khối Commonwealth, tức là lốt mới của British Empire. Xin xem bài "Human Races and Evolution of the Planet".


H.8 Một số thí-dụ điển-hình về thời-vận của nhóm:

H.8(a) Nhà Mạc:

Nhà Mạc khởi-nghiệp từ lúc Mạc Đăng Dung soán ngôi (1527) cho đến lúc Mạc Kính Vũ mất đất Cao Bằng và sống lưu-vong bên Tàu (1677). Cuộc chiến giữa Trịnh và Mạc tổng-cộng 150 năm (5 lần cái 30 năm).


H.8(b) Tây Sơn khởi-nghĩa:

Tây Sơn khởi-nghĩa vào năm 1771. Đến năm 1801, Nguyễn Ánh lấy lại Phú Xuân rồi giải-quyết tàn-cuộc. Tây Sơn hoàn-toàn bị diệt vào năm 1802. Nhóm Tây Sơn tồn-tại trong 31 năm.


H.8(c) Việt Cộng:

H.8(c)(1) Việt Cộng cướp quyền làm chủ đất nước:

Đảng Cộng-sản Việt Nam cướp chính-quyền của Bảo Đại vào năm 1945, rồi đánh nhau với Pháp, Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ. Cho tới năm 1975, Việt Cộng hoàn-toàn làm chủ Việt Nam. Giai-đoạn này có thể được gọi là giai-đoạn cướp nước và kéo dài 30 năm (1945-1975).

Từ năm 1975 cho tới 2005, Việt Cộng gắng sức thực-hiện kinh-tế chủ-nghĩa. Nhưng dù cho đảng Cộng-sản Việt Nam, tức là cái "đỉnh cao trí-tuệ của loài người" (danh-xưng mới của Việt Cộng qua các biểu-ngữ (banners) giăng đầy các đường-phố ở Sài Gòn sau năm 1975), áp-dụng bất-cứ chánh-sách kinh-tế xã-hội chủ-nghĩa nào đi nữa, đất nước nghèo vẫn hoàn nghèo . Do đó, cuối-cùng Việt Cộng đành phải vất bỏ kinh-tế chủ-nghĩa xã-hội và triệt-để áp-dụng kinh-tế tư-bản chủ-nghĩa (thường được gọi là kinh-tế thị-trường (market economy)). Theo lý-thuyết của chủ-nghĩa Mác Lê-Nin, cơ-cấu kinh-tế quyết-định cơ-cấu chính-trị. Do đó, hiện nay, có thể nói chế-độ chính-trị Cộng-sản đã bị diệt và thiên-đường xã-hội chủ-nghĩa đã trở thành quá-khứ. Cái chế-độ chính-trị hiện nay chẳng qua là một loại zombie (quỷ nhập-tràng) , nghĩa là xác chết biết đi, và nên được đem đi hỏa-thiêu. Giai-đoạn này có thể được gọi là giai-đoạn phá nước và kéo dài 30 năm (1975-2005).


H.8(c)(2) Sự lớn mạnh của phong-trào dân-chủ:

Từ năm 2005, cuộc đình-công qui-mô nhất của công-nhân Việt Nam xảy ra lần đầu-tiên tại một công-ty lớn ở Sài Gòn (xem bài "Đình công lớn nhất từ trước đến nay ở TPHCM" đăng trên báo Tiền Phong của Việt Cộng vào ngày 29/12/2005). Đây là dấu hiệu đầu-tiên của sự lớn mạnh của phong-trào dân-chủ của nhân-dân Việt Nam, sau 30 năm sống trong sự kìm-kẹp của Việt Cộng. Từ lúc đó, người dân đã bắt đầu dám đấu-tranh chống lại cái thế-lực phản-động sừng-sỏ luôn-luôn tìm cách ngăn-cản quyền làm chủ đất nước của nhân-dân Việt Nam. Thế-lực đó không ai khác hơn là đảng Cộng-sản Việt Nam.

Mở đầu giai-đoạn 2 (2015-2025) của thời-vận 30 năm (2005-2035), từ giữa năm 2015 sự truất-phế Thủ-tướng Nguyễn Tấn Dũng - một anh Tàu Việt đang nối bước cha là Chủ-tịch nước Lê Đức Anh trong việc làm tay sai cho Trung Cộng - ra khỏi Trung-ương đảng của Việt Cộng dường như trở thành điều chắc-chắn. Do đó, Nguyễn Tấn Dũng chuyển hơn 5 tỷ đô Mỹ (tiền tham nhũng) ra hải-ngoại. Từ đó, Việt Tân, một đảng phái nằm trong sự khống-chế của Nguyễn Tấn Dũng và Trung Cộng, có tiền để thao-túng bộ máy tuyên-truyền ở hải-ngoại nhằm chống-phá chế-độ Cộng-sản Việt Nam của Nguyễn Phú Trọng. Ngoài ra, Tập Cận Bình qua Việt Nam vào đầu tháng 11/2015 để dọa nạt Việt Cộng và ép buộc họ duy-trì Nguyễn Tấn Dũng.

Tuy nhiên, Nguyễn Tấn Dũng vẫn bị mất chức Thủ-tướng và còn bị trục-xuất khỏi Trung-ương đảng vào đầu năm 2016 (xem bài viết "Tập Cận Bình đến Việt Nam để thu hoạch thành quả của chiến dịch Công-tâm" của Nguyễn Văn Huy). Như vậy, nhân-dân Việt Nam bắt đầu thể hiện ý-chí của mình như là người chủ đất nước, qua ảnh-hưởng của thế-hệ trẻ người Việt đã lọt vào Trung-ương đảng của Việt Cộng.


H.8(c)(3) Nhân-dân Việt Nam đập tan âm-mưu của bọn Trung Cộng nằm vùng:

Sau này, vào ngày 10/06/2018, một lần nữa, nhân-dân Việt Nam đã xác-định được sức mạnh của người chủ đất nước qua những cuộc biểu-tình long trời, lở đất, xảy ra khắp nước, nhằm chống Luật đặc-khu kinh-tế và luật An-ninh mạng. Thế là âm-mưu chiếm đất theo kiểu "tầm ăn dâu" của Trung Cộng đã bị nhân-dân Việt Nam đập tan.

Vì Nguyễn Phú Trọng có sự hiểu-biết kém-cỏi về kinh-tế, ảnh luôn luôn nhắm mắt tin theo những kế-hoạch kinh-tế lếu-láo của anh Trung Cộng nằm vùng Vương Đình Huệ (Trưởng-ban Kinh-tế đảng kiêm Phó thủ-tướng Việt Cộng). Trung Cộng khai-thác nhược-điểm này để tìm cách nắm ba địa-điểm chiến-lược cho việc xâm-lăng Việt Nam sau này. Ở Úc, những chính-quyền liên-bang và tiểu-bang, do sự tham-nhũng và thối-nát, đã bị Trung Cộng nằm vùng mua chuộc, do đó cũng đã bán những cảng Darwin, New Castlevà Melbourne cho thời-hạn 99 năm. Không chừng Nguyễn Phú Trọng nghĩ rằng người Úc giỏi kinh-tế mà vẫn bán những hải-cảng quan-trọng tức là không có vấn-đề. Đừng quên rằng những anh chính-trị gia thối nát đó dựa vào sự bảo-hộ về quân-sự của Mỹ, tức là tuy vừa ngu vừa tham nhưng vẫn còn tìm được lý-do để chống-chế. Trong khi đó, Việt Nam có ai bảo-hộ về quân-sự hay không?


H.8(c)(3)(i) Vương Đình Huệ và Nguyễn Thị Kim Ngân:

Trong bài báo "Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Đặc khu có tính chất và nhiệm vụ đặc biệt nên cán bộ cũng phải đặc biệt", đăng trên báo mạng Trí Thức Trẻ Việt Nam vào ngày 06/06/2018, có những đoạn văn như sau:

"Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) lại yêu cầu Phó Thủ tướng phân tích, đánh giá về mức độ phát triển của 3 đặc khu sẽ tác động như thế nào với địa phương, vùng lập đặc khu. Bên cạnh đó, ông cũng đặt câu hỏi cho Phó Thủ tướng về vấn đề an ninh quốc phòng, toàn vẹn lãnh thổ đất nước theo thời gian 10 năm, 100 năm và lâu hơn nữa.

"Phó Thủ tướng cũng khẳng định việc ra đời của 3 đặc khu cũng không ảnh hưởng đến sự phát triển của Hà Nội và TP. HCM – là hai đầu tàu động lực kinh tế của cả nước và 7 vùng kinh tế động lực khác.

"Hà Nội và TP.HCM bao giờ vẫn là đầu tàu, động lực của cả nước dù có đặc khu hay không. 7 vùng kinh tế trọng điểm vẫn tiếp tục được tập trung cơ chế chính sách, phát huy thế mạnh của các vùng này, làm lan tỏa các địa phương và vùng khác. Việc ra đời các đặc khu kinh tế không ảnh hưởng quan điểm phát triển, nguồn lực trung ương, địa phương tới 2 đầu tàu và 7 vùng trọng điểm này", ông Huệ nói.

"Tuy nhiên, đại biểu Anh Trí không hài lòng với câu trả lời này và giơ biển xin tranh luận tiếp. Nhắc lại câu hỏi của mình, ông yêu cầu Phó Thủ tướng đưa ra một vài phát thảo về phát triển kinh tế xã hội tại 3 đặc khu cùng mối quan hệ tương quan với an ninh quốc phòng theo thời gian.

"Trước chất vấn này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết Quốc hội đang bàn bạc về dự thảo Luật, nên để có câu trả lời cần phải có nghiên cứu chặt chẽ hơn.

"Xin đại biểu cho phép Phó thủ tướng trả lời bằng văn bản", bà Nguyễn Thị Kim Ngân nói."

Dưới đây là một trích-đoạn của cái video clip "MỚI ! Chất vấn PTT Vương Đình Huệ về dự luật đặc khu kinh tế sắp tới", đăng trên Youtube vào ngày 08/06/2018 bởi Tin Tức Việt , từ phút 08:42 cho tới phút 09:54.







Qua những thông-tin ở trên, hiển-nhiên Vương Đình Huệ chính là kiến-trúc-sư của Luật Đặc-khu. Nguyễn Thị Kim Ngân đã giúp cho Huệ khỏi phải trả lời câu hỏi của Nguyễn Anh Trí về "vấn đề an ninh quốc phòng, toàn vẹn lãnh thổ đất nước." Vương Đình Huệ mang tâm quỷ trong lòng, do đó không thể trả lời câu hỏi của Trí. Còn Nguyễn Thị Kim Ngân là đồng-đảng với Huệ. Nên nhớ cựu Tổng-bí-thư Nguyễn Văn Linh, cha của Ngân (xem phần H.7), chính là người dâng đất, biển và đảo cho Trung Cộng qua những hiệp-ước bất-bình-đẳng (xem phần 'G.7 Cộng-sản Việt Nam hiến biển và đảo' và phần 'G.8 Cộng-sản Việt Nam hiến đất' của bài '(63) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 3) - Miền Nam bị các tướng tình-báo và người Tàu Việt bán đứng'). Cả hai không thể ngờ được thường ngày những anh đại-biểu quốc-hội chỉ biết ngủ gà, ngủ gật và biểu-quyết đồng-thuận với đảng, nhưng tới giờ phút quan-trọng của kế-hoạch dâng thêm ba cái đảo cho Trung Cộng thì anh Nguyễn Anh Trí nhảy ra làm khó. Nuôi quân ba năm, mà không thể dụng quân được chỉ một ngày, tức ơi là tức .

May mắn cho Nguyễn Phú Trọng, mùa đá banh do FIFA tổ-chức cũng vừa xảy ra đúng lúc, làm loãng sự chú-ý của dân miền Nam đối với vấn-đề chính-trị, nếu không, vào lúc này, không chừng chế-độ Cộng-sản đã rơi vào tay Nguyễn Tấn Dũng một lần nữa rồi. Bên trong có nội-gian vẽ ra chánh-sách kinh-tế với ý-đồ làm khích-động lòng ái-quốc của nhân-dân một cách dữ-dội, còn bên ngoài có Việt Tân đổ thêm dầu vào lửa, thì đáng lẽ ra sự-nghiệp chính-trị của Nguyễn Phú Trọng đã xong . May mà Trời cứu ảnh.

Sau khi bị trúng đòn "nội công, ngoại kích" vào ngày 10/06/2018, Nguyễn Phú Trọng sợ quá sợ, bèn cho anh Vương Đình Huệ nghỉ làm Phó Thủ-tướng và thuyên-chuyển ảnh sang nhiệm-vụ Bí-thư Thành-ủy Hà Nội vào ngày 07/02/2020 (xem bài 'Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ được phân công giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội') để thay-thế một anh Trung Cộng nằm vùng khác: Hoàng Trung Hải .


H.8(c)(3)(ii) Võ Văn Thưởng:

Trước khi biến-cố ngày 10/06/2018 xảy ra, ban Tuyên-giáo của Võ Văn Thưởng, một anh Trung Cộng nằm vùng khác (xem phần "C.2 Việt Tân là đảng của người Tàu Việt" của bài viết '(127) Võ Văn Thưởng, Trưởng-ban Tuyên-giáo của Trung-ương đảng của Việt Cộng, công-khai cấu-kết với Việt Tân'), đã tìm cách ngăn-chận không cho các đài truyền-hình Việt Cộng mua bản quyền trực-tiếp truyền-hình các trận đấu của FIFA (xem bài "VTV: 'Không mua bản quyền truyền hình World Cup 2018 bằng mọi giá'", đăng trên vietnamnet.vn vào ngày 05/06/2018), vì e rằng sự ham-mê xem đá banh của dân-chúng sẽ làm loãng khí-thế biểu-tình đi. Âm-mưu của Trung Cộng gồm có hai phần: (a) Luật Đặc-khu do anh Trung Cộng nằm vùng Vương Đình Huệ đưa ra Quốc-hội phê-chuẩn, nếu thành-công thì quá tốt. (b) Nhưng nếu nhân-dân biểu-tình phản-đối ầm-ĩ, thì hãy thừa nước đục thả câu mà khích-động biểu-tình mạnh hơn để làm cho nhân-dân chán-ghét chế-độ Cộng-sản Nguyễn Phú Trọng. Âm-mưu của các anh Trung Cộng nằm vùng chu-đáo thì thôi .

Độc-giả sẽ nhìn thấy một Việt Nam phi-Cộng-sản, thịnh-vượng và có một vị-thế quốc-tế xứng-đáng trước khi thời-kỳ 30 năm (2005-2035) chấm-dứt. Tuy nhiên, độc-giả không cần phải đợi quá lâu. Từ năm 2025 (sang giai-đoạn 3 của thời-kỳ 30 năm), sự tái-xuất-hiện của đấng Christ - vị Phật mới từng được giới-thiệu bởi Đức Phật Thích Ca vào khoảng 2600 năm trước - và những sự thay-đổi chính-trị quốc-nội và quốc-ngoại lúc bấy giờ sẽ khẳng-định bàn tay của Thiên-cơ đối với vận-mạng của dân-tộc .

Đời sống của dân tộc vượt quá đời người, do đó độc-giả nên cố gắng sống thọ một chút để nhìn sự đổi thay của lịch-sử .


H.8(d) Trung Cộng:

Sau khi Đệ Nhất Thế-chiến chấm-dứt, hội-nghị Versailles được mở ra ở Paris vào ngày 18/01/1919 để giải-quyết tàn-cuộc. Phe thắng cuộc (Đồng Minh) dự-tính lấy thuộc-địa của Đức ở Sơn Đông giao lại cho Pháp. Sinh-viên Tàu ở đại-học Bắc Kinh nóng mặt. Đáng lẽ Đức thua trận rồi thì đất của Tàu phải được trả lại cho Tàu, đằng này các đế-quốc lại coi như Tàu đã mất đất về tay Đức luôn rồi và đem ra chia-chác với nhau. Sinh-viên đại-học Bắc Kinh bèn tổ-chức biểu-tình phản-đối (xem bài "Chinese students protest the Treaty of Versailles (the May Fourth Incident), 1919"). Cuộc biểu-tình được dân Tàu ở Bắc Kinh và các tỉnh khác hưởng-ứng nhiệt-liệt. Chỉ trong vài tháng, khắp nước Tàu đều có biểu-tình. Vì lòng tự-ái của dân Tàu bị tổn-thương, phong-trào chống-đối các đế-quốc nổi lên càng lúc càng mạnh. Đệ Tam Quốc Tế bèn gởi người qua Tàu để xách-động quần-chúng tham-gia phong-trào Cộng-sản. Kết-quả của sự nhúng tay của Đệ Tam Quốc Tế là sự thành-lập đảng Cộng-sản Tàu qua cuộc đại-hội tại Thượng Hải từ ngày 23/07/1921 cho tới ngày 02/08/1921 (xem bài "History of the Communist Party of China"). Trong những năm sau đó, Quốc-dân-đảng của Tưởng Giới Thạch và Cộng-sản-đảng của Mao Trạch Đông đánh nhau chí-chóe. Cuối cùng Cộng-sản toàn thắng và làm chủ nước Tàu vào năm 1949. Tính từ lúc phong-trào "phản đế, bài phong" nổi lên cho đến lúc đó, thời-gian là 30 năm, Dưới sự cai-trị của Cộng-sản, nước Tàu càng ngày càng nghèo đói. Ba chục năm sau, năm 1979, sau khi Trung Cộng bị Việt Cộng đánh bại trong cuộc chiến biên-giới, Đặng Tiểu Bình quyết-định canh-tân nước Tàu bằng cách vất bỏ kinh-tế xã-hội chủ-nghĩa và áp-dụng kinh-tế tư-bản chủ-nghĩa.

Ba chục năm sau, vào ngày 18/09/2009, Đại-hội đảng của Cộng-sản Tàu chọn Tập Cận Bình làm người lãnh-đạo mới của đảng - sẽ đăng-quang từ năm 2012 (xem bài "Ông Tập Cận Bình là ai?", đăng trên bbc.com vào ngày 21/09/2009). Từ năm nay (2018) trở đi, chẳng chóng thì chầy Trung Cộng sẽ cùng với Nga phát-động Thế-chiến Thứ Ba. Vào năm 2019, Trung Cộng sẽ tiến vào vận 10 năm. Trong giai-đoạn đầu của chiến-tranh, Mỹ và Âu-châu sẽ bị đánh "sụm bà chè". Nhưng đến năm 2025, chiến-tranh mới chấm-dứt. Lúc đó, khối Nga-Tàu lại thua trận, thế mới kỳ ! Do đó, nước Tàu trong vận 2029-2039 chắc-chắn sẽ không còn bị Cộng-sản cai-trị nữa.


Nguyễn Văn Huy

(Đăng trên Facebook vào ngày 11/10/2017, trên Blog Nguyễn Văn Huy vào ngày 04/01/2019, cập-nhật vào ngày 05/09/2021)


Những bài gốc ở Facebook:


Mục-lục của loạt bài này:







Nếu độc-giả có nhã-ý cho Like, xin nhấn nút Like và sau đó nhấn thêm nút Confirm ("xác-nhận"). Xin cảm ơn.