(62B) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 2) - Miền Nam thua trận vì bị Việt Cộng xỏ mũi về mặt tình-báo


Tóm-tắt nội-dung
(bài gồm khoảng 17 ngàn 300 chữ)

Trong nhiều năm, Nguyễn Văn Thiệu bị rơi vào "mê-hồn-trận" do những anh Việt Cộng nằm vùng làm phụ-tá cho ảnh tạo ra, do đó ảnh chỉ nghe những gì Việt Cộng nằm vùng nói, mà không chịu nhìn kỹ những gì người Mỹ làm. Ngoài ra, chính CIA ở miền Nam cũng bị lừa dài dài bởi hai anh Cộng-sản nằm vùng cao-cấp người Tàu: Trung-tướng Đặng Văn Quang (Chủ-tịch Hội-đồng An-ninh Quốc-gia) và Thiếu-tướng Nguyễn Khắc Bình (Đặc-ủy-trưởng Phủ Đặc-ủy Trung-ương Tình-báo). Hai phần ba nội-dung của bài viết '(63) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 3) - Miền Nam bị các tướng tình-báo và người Tàu Việt bán đứng') nói về những hành-vi phản-quốc của hai anh này. Mà ngay cả tướng Westmoreland cũng từng bị Cộng-sản lừa thảm-hại trong trận chiến Tết Mậu Thân. Westmoreland cứ cho rằng Khe Sanh mới là mục-tiêu thật, còn Sài Gòn, tòa đại-sứ Mỹ và những thành-phố ở miền Nam là những mục-tiêu giả. Kết-quả là dân Mỹ không còn tin-tưởng khả-năng của chánh-phủ Mỹ lẫn chánh-phủ Việt Nam Cộng Hòa trong việc lãnh-đạo chiến-tranh, dẫn đến sự bùng lên của phong-trào phản-chiến ở Mỹ.



Bốn anh Việt Cộng nằm vùng gộc: Đại-tướng Dương Văn Minh, Trung-tướng Đặng Văn Quang, Tiến-sĩ Nguyễn Tiến Hưng và phụ-tá (của Tổng-thống) Nguyễn Văn Ngân



Xin độc-giả lưu-ý:
Sau khi nhấn vào một cái link để xem một đoạn văn bên trong bài viết (thí-dụ như "xem phần A.1", "xem phần B.2", v.v...), nếu muốn trở lại chỗ cũ, độc-giả chỉ cần nhấn vào nút "Back" hoặc mũi tên chỉ qua bên trái của browser.

Mục-lục bài Kỳ 2
(Trong phần Mục-lục, mỗi một câu đều là một cái link)


---------------------------------


C. Nguyễn Văn Thiệu trúng độc-thủ về tình-báo


C.1 Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh bỏ cao-nguyên vì hệ-thống tình-báo Việt Nam Cộng Hòa bị Việt Cộng xỏ mũi:

C.1(a) Nguyễn Văn Thiệu chơi ván bài 'thấu cáy"

Trước khi Việt Cộng đánh chiếm Ban Mê Thuột, Nguyễn Văn Thiệu luôn-luôn tin rằng sau khi hiệp định Paris được ký-kết, Việt Cộng vẫn được Nga và Tàu viện-trợ ào-ạt vũ khí và trang-thiết-bị, trong khi đó viện-trợ Mỹ cho miền Nam mười phần chỉ còn một, do đó làm gì thì làm cũng không thể giữ Vùng 2 được lâu. Xin mời độc-giả nghe lời phát-biểu của Nguyễn Văn Thiệu trong cái video clip "Nguyễn Văn Thiệu nói Cộng-sản Việt Nam được Nga, Tàu tăng-cường viện-trợ sau Hiệp-định Paris". Đây là một trích-đoạn của cái clip "Cố Tt Vnch Nguyễn Văn Thiệu tôi không chịu ký Hiệp định Paris năm 1973", đăng trên Youtube vào ngày 27/07/2013 bởi YuriRevenge2011, từ phút 08:22 cho tới phút 08:46.






Sự kiện Việt Cộng được Nga và Tàu tăng-cường viện-trợ sau Hiệp-định Paris 1973 hoàn-toàn trái với sự thật (xem phần "A.1 Sau hiệp-định Paris 1973, viện-trợ quân-sự của Nga, Tàu cho Bắc Việt chỉ còn 7%" của bài '(62A) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 1) - Miền Bắc bị Mao Trạch Đông cúp viện-trợ quân-sự hoàn-toàn từ năm 1973 nhưng cả miền Nam đều bị mà mắt').

Điều đó có nghĩa là hệ thống tình báo của Việt Nam Cộng Hòa đã bị phỉnh-gạt và chắc-chắn Việt Cộng đã gài được người vào những vị-trí cao-cấp nhất của hệ-thống tình-báo miền Nam. Điều đó có nghĩa là Chủ-tịch Hội-đồng An-ninh Quốc-gia Trung-tướng Đặng Văn Quang và Đặc-uỷ-trưởng Phủ Đặc-uỷ Trung-ương Tình-báo Thiếu-tướng Nguyễn Khắc Bình không thể thoát khỏi trách-nhiệm. Ngoài ra, còn có những anh thầy bàn (tức là cố-vấn chính-trị) của Việt Cộng bên cạnh Tổng-thống Nguyễn Văn Thiệu ngày đêm nhấn mạnh đến vấn-đề lực-lượng Việt Cộng ở cao-nguyên và ở những nơi khác đều mạnh hơn lực-lượng của Việt Nam Cộng Hòa nhiều lần. Do đó, Thiệu không thể không tin rằng sau khi Ban Mê Thuột bị mất chỉ còn là vấn-đề thời-gian trước khi Kon Tum và Pleiku bị mất theo.

Nguyễn Văn Thiệu tin những cái tin vịt đó, do đó ảnh mới quyết-định bất ngờ bỏ cao-nguyên mà không bàn-bạc với Mỹ. Ẩn-ý của Thiệu là khiến Mỹ phải quay trở lại cứu miền Nam, vì Nixon đã từng viết thư cam-kết với ảnh rằng Mỹ sẽ không bỏ rơi miền Nam (Kissinger từng đọc cái thông-điệp có nội-dung tương-tự của Nixon trước các nhà ngoại-giao Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 25/11/1972, xin xem phần "B.3 Nixon cam-kết bảo-vệ miền Nam một khi Bắc Việt vi-phạm hiệp-định Paris" của bài '(62A) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 1) - Miền Bắc bị Mao Trạch Đông cúp viện-trợ quân-sự hoàn-toàn từ năm 1973 nhưng cả miền Nam đều bị mà mắt'). Tuy-nhiên, lúc bấy giờ Nixon đã từ-chức, và tổng thống mới, Ford, không dám đương-đầu với Việt Cộng nữa .


C.1(b) Gerald Ford là anh Tổng-thống đại-lưu-manh:

Xin trích một đoạn văn từ bài "40 năm nhìn lại những ngày mất Sài Gòn (I)" của Nguyễn Văn Lục, dưới tiểu-mục "Ngày 9 tháng Tư: Secret US-Viet pact claimed. Tiết lộ những trao đổi thư từ bí mật giữa Mỹ và Việt Nam":

"Trong giai đoạn trước khi ký Hòa đàm Ba Lê, Tổng thống Nixon đã thuyết phục Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ký vào bản Hiệp Định với những lời hứa hẹn bảo đảm sẽ can thiệp vào Việt Nam. Nói chung có tất cả 27 lá thư trao đổi của Tổng thống Nixon gửi cho ông Thiệu. Sau đó tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng đã gửi cho ông Tổng trưởng Quốc Phòng là James R. Schlesinger một số trong những lá thư đó. Ông này bèn thông báo cho nghị sĩ Henry Jackson biết và ông Jackson đã tìm cách đặt vấn đề với tòa Bạch Ốc.

"Cuộc họp báo của ông thượng nghị sĩ được diễn ra ngay từ 30 tháng Tư. Trong đó ông cho rằng Kissinger đã che dấu những lá thư này đến ngay Tổng thống Gerald Ford cũng như bộ trưởng Quốc Phòng Schlesinger cũng không hề biết.

"Thượng nghị sĩ Henry Jackson nói tiếp: Đây là lần đầu tiên, Tổng thống Ford biết được những lá thư mật trao đổi giữa Nixon và ông Thiệu. Phía Việt Nam, tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng nói còn giữ đuợc tất cả 27 thư trong khi phía Mỹ không biết tại sao chỉ còn giữ được có 10 bức thư.(15)

"Theo bản tin của AP tại Hoa Thịnh Đốn, thượng nghị sĩ Jackson nói chính phủ Hoa Kỳ có bổn phận tinh thần tôn trọng những thỏa thuận ngầm này. Về phần dân chúng hoa Kỳ, họ có quyền được biết về những thỏa thuận giữa hai bên mà đáng lẽ họ phải được thông báo đầy đủ.

"Nếu cứ đúng như những nội dung mà Nixon đã cam kết với ông Thiệu là Hoa Kỳ sẽ ‘react vigorously’, can thiệp một cách mạnh mẽ nếu Bắc Việt xâm lăng miền Nam bằng quân sự.

"Và nếu tôn trọng những lời cam kết như trên thì Quốc Hội Hoa Kỳ phải chuẩn chi viện trợ khẩn cấp mà Tổng thống Ford đòi hỏi.

"Thế nhưng, theo tin của AP, Tổng thống Ford đã nói chuyện với các lãnh tụ Thượng viện Hoa kỳ rằng: 'Ông không tìm bất cứ thấy bằng chứng gọi là bí mật trong những thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.'" (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

Trời xui, đất khiến, khiến cho Nixon phải từ-chức vì vụ Watergate và được thay-thế bằng một anh phó Tổng-thống đại-lưu-manh . Không những ảnh nói láo trắng-trợn như trên, mà còn từ-chối không chuyển những lá thư đó qua Quốc-hội Mỹ, viện-cớ bí-mật ngoại-giao. Chưa tới ngày 30/04/1975, mà ai cũng biết Việt Nam Cộng Hòa sắp tiêu-tùng rồi, thì bí-mật hay không bí-mật có khác nhau gì đâu? Xin trích một đoạn văn trong bài báo "Thieu Aide Discloses Promises of Force by Nixon to Back Pact" ("Phụ-tá của Thiệu tiết-lộ những lời hứa của Nixon rằng sẽ dùng vũ-lực để bảo-kê cho hiệp-định Paris") của New York Times:

"Coincidentally with Hung's disclosures, Pres Ford formally refuses to give Cong copies of Nixon-Thieu correspondence on ground of diplomatic confidentiality."

("Trùng-hợp với những sự tiết-lộ của Nguyễn Tiến Hưng, Tổng-thống Ford chánh-thức từ-chối đưa cho Quốc-hội bản sao của những thư-từ liên-lạc giữa Nixon và Thiệu, viện lý-do bí-mật ngoại-giao.")

Chắc-chắn Nguyễn Văn Thiệu đã nghe lời những anh cố-vấn Việt Cộng nằm vùng bày ra trò bắt chẹt (blackmail) Mỹ, trong khi Mỹ đã hy-sinh biết nhiêu xương máu và đô-la cho chiến-tranh Việt Nam. Kết-quả, dù Tổng-thống Mỹ có ráng giúp đi nữa thì Quốc-hội Mỹ cũng sẽ bỏ mặc luôn . Lý-do là: vì sự an-nguy của Việt Nam Cộng Hòa sau khi Mỹ rút quân, Nixon phải muối mặt lấy cái ghế thành-viên sáng-lập Liên-hiệp-quốc của Đài Loan tặng cho Trung Cộng, khiến cho người đời nguyền-rủa (xin xem phần "C.8 Mỹ bán đứng Đài Loan để giúp Việt Nam Cộng Hòa" ở cuối bài này).

Nhờ sự bán đứng Đài Loan, Mỹ được Trung Cộng bảo-đảm không tiếp-tế vũ-khí cho Việt Cộng nữa (còn sự viện-trợ của Nga cũng giảm hẳn luôn như đã trình-bày trong phần "A.1(b) Những số-liệu cụ-thể về viện-trợ quân-sự của Trung Cộng cho miền Bắc" của bài '(62A) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 1) - Miền Bắc bị Mao Trạch Đông cúp viện-trợ quân-sự hoàn-toàn từ năm 1973 nhưng cả miền Nam đều bị mà mắt'). Mỹ tốt với Việt Nam đến thế, vậy mà Thiệu nỡ lòng nào bắt chẹt Mỹ ? Do đó, Mỹ nổi giận và bỏ rơi là phải đạo rồi. Nếu Nguyễn Văn Huy là người Mỹ thì cũng sẽ ủng-hộ quyết-định của Ford thôi.

Xin mời độc-giả xem 'những lá thư giữa Nixon và Nguyễn Văn Thiệu' (gồm 65 trang).

Tổng-thống Ford còn phạm một cái tội-lỗi tày trời khác đối với dân-tộc Việt Nam, đó là sang-nhượng Hoàng Sa cho Trung Cộng. Trong trận hải-chiến Hoàng Sa xảy ra vào ngày 19/01/1974, trong lúc lực-lượng đặc-nhiệm của Hải-quân Việt Nam Cộng Hòa đang áp-đảo hạm-đội của Trung Cộng tơi-bời, thình-lình Mỹ báo rằng máy bay MIG-21 của Trung Cộng đã cất cánh từ đảo Hải Nam và đang tiến về quần-đảo Hoàng Sa. Hạm-đội của Hải-quân Việt Nam, gồm toàn những chiếc tàu chiến cổ lổ sỉ của Mỹ từ thời Đệ Nhị Thế Chiến, thì làm sao có thể đối đầu với máy bay phản-lực hiện-đại như là MIG-21? Do đó, tất-cả đều phải cuống-cuồng rời bỏ chiến-trường. Thế là trận hải-chiến Hoàng Sa đã đi vào lịch-sử, mà phe bại trận chính là Việt Nam Cộng Hòa.

Xin mời độc-giả xem chi-tiết về vai-trò bán đứng đồng-minh của Ford trong phần "C. Gerald Ford chơi trò 'của người, phúc ta'" trong bài:



C.2 Những cố-vấn chính-trị và tình-báo, mà Nguyễn Văn Thiệu tin dùng, toàn là Việt Cộng nằm vùng:

Sự kiện Việt Cộng mở "chiến-dịch Mùa Hè Đỏ Lửa" vào ngày 31/03/1972 (người Mỹ gọi là "Easter Offensive"), sau khi Nixon rời Bắc Kinh chỉ mới có một tháng (vào ngày 28/02/1972), tất-nhiên phải làm cho Nguyễn Văn Thiệu hoang-mang và tự hỏi tại sao. Sau đó, một hoặc nhiều anh cố-vấn tâm-phúc của Nguyễn Văn Thiệu (và cũng là Việt Cộng nằm vùng) mới nói vào, nói ra, rằng Nga, Tàu nói với Mỹ một đàng nhưng làm một nẻo. Những anh cố-vấn này đã thành-công trong việc thuyết-phục Thiệu tin rằng miền Bắc vẫn còn được Nga, Tàu chi-viện ồ-ạt. Thật ra, Lê Đức Thọ có chiến-lược xỏ mũi Nguyễn Văn Thiệu hẳn-hoi bằng những tin vịt, và mỗi lần áp-dụng đều thành-công.

Kết-quả là Thiệu không còn tin-tưởng vào tin-tức của CIA nữa. Sau trận Ban Mê Thuột, Thiệu quyết-định không hợp-tác với chánh-phủ Mỹ nữa và dấu không cho CIA biết cuộc rút quân khỏi cao nguyên. Vì thái-độ bất-hợp-tác và quyết-định hành-động riêng-rẽ của Thiệu, cho nên sau này Quốc-hội Mỹ bỏ rơi Việt Nam luôn.

C.2(a) Phụ-tá Huỳnh Văn Trọng:

Vào ngày 24/07/1969, Huỳnh Văn Trọng và băng cố-vấn chính-trị của Nguyễn Văn Thiệu bị lực-lượng Cảnh-sát Đặc-biệt bắt giữ về tội nằm vùng (xem trang 95, "CIA and the Generals" ở dưới). Thiệu muốn giải-quyết một cách kín-đáo hơn, vì sợ báo-chí làm rùm-beng thì mất hết mặt-mũi. Nhưng vì bị CIA ép quá, ảnh đành phải cho bắt. Mà báo-chí Sài Gòn làm ầm-ĩ thật. Thiệu giận quá, đổ thừa viên tư-lệnh cảnh-sát Việt Nam Cộng Hòa và CIA làm xấu mặt ảnh. CIA bèn kêu Đại-tá Trần Văn Hai, Tư-lệnh Cảnh-sát Quốc-gia, và tướng Đặng Văn Quang giải-thích cho Thiệu biết rằng việc viếng thăm Việt Nam sắp tới của Nixon khiến cho việc bắt giữ là điều bắt buộc. CIA Sài Gòn bắt buộc phải báo cho Mật-vụ của Nixon biết việc này, và Mật-vụ sẽ không để cho Nixon bước chân vào Dinh Độc-lập nếu Trọng vẫn còn được cho tự-do ra vào dinh.

Sự việc trên cho thấy Nguyễn Văn Thiệu rất kém cỏi về phương-diện tình-báo và phản-gián. Cho tới lúc mặt nạ nằm vùng của băng Vũ Ngọc Nhạ và Huỳnh Văn Trọng đã rơi xuống rồi, mà Thiệu vẫn còn tin rằng mối nguy-hiểm đó không đáng kể. Không những thế, ảnh còn muốn ém-nhẹm vai trò nằm vùng của họ. Điều này cho thấy đám nằm vùng biết nói những điều mà Thiệu thích nghe, tức là chơi cái chiêu "nịnh-thần và hoàng-đế" (cái tên này do Nguyễn Văn Huy chế ra, còn cái chiêu thì xưa như trái đất). Do đó, Thiệu thích họ và sẵn-sàng trừng-phạt nhẹ tay. Thiệu không biết rằng Lê Đức Thọ đã khám-phá ra nhược-điểm đó của Thiệu. Những người mà Thọ đã gởi tới để làm vui lòng Thiệu không phải chỉ có băng Huỳnh Văn Trọng, mà còn có Nguyễn Văn Ngân, và nặng ký nhất là Đặng Văn Quang và Nguyễn Khắc Bình. Chế-độ Việt Nam Cộng Hòa bị sụp-đổ vì hai người sau. Đoạn văn dưới đây được trích ra từ trang 85, quyển "CIA and the Generals", cho thấy CIA Sài Gòn cũng đã phát-hiện ra bài-bản đó của Việt Cộng:

"Meanwhile, as it tried to mollify Thieu, the Station acquired new insights into the Communist use of influence agents from the interrogation of Trong's case officer. Disappointed at Trong's limited access to Thieu, the agent's superiors had begun feeding him analyses on such things as the peace talks and the economic and financial situation in South Vietnam. These were all calculatedly pessimistic, and Trong was to offer them when Thieu looked depressed. According to Trong's handler, Hanoi hoped that they would help discourage Thieu to the point that he saw no alternative to negotiations with the NLF (12).

("Trong khi cố-gắng xoa-dịu Nguyễn Văn Thiệu, CIA Sài Gòn thu-hoạch được những kiến-thức mới về việc Cộng-sản dùng những điệp-viên "ảnh-hưởng", qua những cuộc thẩm-vấn Huỳnh Văn Trọng. Thất-vọng bởi Thiệu không mặn-mòi với Trọng lắm, những thượng-cấp của điệp-viên Trọng bắt đầu cho Trọng ăn những sự phân-tích về những vấn-đề như là những cuộc hòa-đàm và tình-hình kinh-tế và tài-chánh ở miền Nam. Tất-cả những sự phân-tích đó đều được tính-toán để tạo ấn-tượng bi-quan, và Trọng sẽ nói cho Thiệu nghe những thứ đó, khi ảnh thấy tinh-thần của Thiệu có vẻ sa-sút. Theo người điều-khiển Trọng, Hà Nội hy-vọng sẽ làm Thiệu chán-nản đến độ không còn con đường nào khác ngoại-trừ phải thương-lượng với Mặt-trận Giải-phóng Miền Nam.")



Trang 95, "CIA and the Generals"



Như vậy, đối với Nguyễn Văn Thiệu, nếu nhiệm-vụ của điệp-viên Nguyễn Văn Trọng chỉ có bấy nhiêu, thì chẳng có hại được ai, vì trong hàng-ngũ quốc-gia chân-chính thiếu gì người cũng nói chuyện bi-quan như vậy - thí-dụ như Đặng Văn Quang và Nguyễn Khắc Bình . Nhưng Thiệu không thể ngờ được rằng hai người này cũng chính là Cộng-sản nằm vùng. Thế mới chết !


C.2(b) Phụ-tá Nguyễn Văn Ngân:

Xin trích-dẫn lời của Nguyễn Văn Ngân, trong bài viết "Phụ tá đặc biệt Nguyễn Văn Ngân nói gì về những bí ẩn quanh Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu?", do Trần Phong Vũ thực-hiện:

"Thực ra ông Thiệu đã sống trong sự đe dọa thường trực của người Mỹ về đảo chánh và ám sát suốt thời gian từ lúc cầm quyền 1967 đến lúc rời Việt Nam đi Đài Loan 1975. Đồng minh Mỹ là một đồng minh bất trắc, khó tiên liệu, và ông Thiệu luôn ở trong tình trạng của người làm xiếc đi dây nguy hiểm. Có lần tôi lưu ý ông Thiệu về trường họp Tổng Thống Magsaysay, Lý Thừa Vãn, Ngô Đình Diệm..., ông Thiệu nói với tôi là ông không có an ninh... Trong giai đoạn giải kết, quyền lợi của Hoa Kỳ và của Việt Nam Cộng Hòa tách rời đi đến đối nghịch, trong khi đó quyền lợi của Hoa Kỳ và của Cộng sản xích lại gần nhau để đi đến thỏa hiệp chung. Nếu Cộng sản áp dụng chính sách vừa đánh vừa đàm với Việt Nam Cộng Hòa và phối họp cuộc đấu tranh trên các mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao... thì chính sách của “đồng minh” Hoa Kỳ đối với “đồng minh” Việt Nam Cộng Hòa cũng tương tự: cà rốt và cây gậy đã được áp dụng triệt để với ông Thiệu trên mọi bình diện để buộc Việt Nam Cộng Hòa phải chấp nhận đường lối thương thuyết nhượng bộ cộng sản của Mỹ. Người Mỹ đã tiếp tay vól Cộng sản trong việc cổ võ, ủng hộ các phong trào phản chiến, đòi hòa bình, hòa họp hòa giải dân tộc, lực lượng thứ ba... mà thực chất là những tổ chức trá hình của cộng sản nhằm phá vỡ thế họp hiến, họp pháp của chế độ VNCH, và đã không ngần ngại đâm sau lưng những người lính VNCH đang chiến đấu trong cái gọi là chương trình “Việt Nam hóa chiến tranh” để người Mỹ rút quân. Ông Thiệu nói với tôi vụ sư đoàn 3 rút bỏ Quảng- trị 1972 là một “sabotage politique”. (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

Xin độc-giả chú-ý: những câu văn được nhấn mạnh ở trên chỉ rõ những nhận-định sai lầm của Nguyễn Văn Thiệu về người Mỹ. Qua cách trình bày của Nguyễn Văn Ngân, hiển-nhiên ảnh đã bàn vô để dọa cho Thiệu sợ - sợ sẽ có cùng số-phận với hai anh em Diệm, Nhu. Vậy thì Ngân đã đóng góp vào sự sụp-đổ của chế-độ Việt Nam Cộng Hòa qua vai-trò của một anh thầy bàn lếu-láo.


Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

Đại-tá Nguyễn Văn Thiệu giúp Dương Văn Minh lật-đổ Tổng-thống Ngô Đình Diệm vào năm 1963 để tìm công-danh, sự-nghiệp. Hành-vi bất-nhân đó quay trở lại ám-ảnh Thiệu suốt những năm làm Tổng-thống. Lúc nào ảnh cũng lo sợ người ta sẽ đối-xử với ảnh theo cái cách ảnh đã đối-xử với anh em Diệm, Nhu.


C.2(c) Phụ-tá Nguyễn Tiến Hưng:

C.2(c)(1) Nguyễn Tiến Hưng cố-ý viết sai lịch-sử:

Trong bài báo có tựa là "Quan hệ Mỹ - Việt: Lòng tin và quyền lợi", đăng trên BBC News Việt-ngữ vào ngày 14/03/2018, Tiến-sĩ Nguyễn Tiến Hưng viết:

(1) "Đến năm 1972 Nixon-Kissinger hòa hoãn được với Trung Quốc vì Kissinger nói với Mao và Chu khi bay qua Bắc Kinh là Mỹ sẵn sàng ký thỏa hiệp để ra đi khỏi Việt Nam và nếu sau khi chúng tôi đã ra đi vài năm mà Cộng sản tiến tới chiếm trọn Miền Nam Việt Nam thì Mỹ cũng không trở lại nữa. (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

(2) "Tin rằng Mỹ sẽ không trở lại nên Trung Quốc biến thành bạn và hành động ra vẻ như không còn đe dọa Mỹ ở Biển Đông nữa, để còn được hưởng những ân huệ lớn lao của Mỹ.

(3) "Khi Trung Quốc trở thành bạn rồi thì Mỹ không còn lý do gì để đổ xương máu tiếp tục ở Miền Nam Việt Nam, cho nên đã bỏ Miền Nam không thương tiếc. (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

(4) "Một trong những bài học rút ra từ cuộc chiến là như thế này: Mỹ nhảy vào Việt Nam không phải là để "bảo vệ tự do của nhân dân Miền Nam" như Washington luôn luôn tuyên bố (và nhân dân Miền Nam luôn luôn tin tưởng) mà là để bảo vệ Quyền lợi của chính Mỹ.

(5) "Cho nên sau khi ông Nixon bắt tay được với ông Mao thì quyền lợi của Mỹ không còn đòi hỏi phải có một "tiền đồn" để chống Trung Quốc ở Biển Đông nữa: mở cửa Bắc Kinh đóng cửa Sài Gòn đơn giản là như vậy."

(Nguyễn Văn Huy đánh số các đoạn văn)


Như vậy, cho đến năm 2018, Nguyễn Tiến Hưng vẫn còn cố ý viết sai lịch-sử. Trong 5 đoạn văn trên, Nguyễn Tiến Hưng khẳng-định rằng Mỹ đồng-ý cho Trung Cộng và Việt Cộng lấy miền Nam sau khi Mỹ rút đi. Tuy nhiên, những chứng-cớ trong phần "A.1 Sau hiệp-định Paris 1973, viện-trợ quân-sự của Nga, Tàu cho Bắc Việt chỉ còn 7%" của bài "(62A) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 1) - Miền Bắc bị Mao Trạch Đông cúp viện-trợ quân-sự hoàn-toàn từ năm 1973 nhưng cả miền Nam đều bị mà mắt" cho thấy Nguyễn Tiến Hưng đã viết láo.

Sự thật là Trung Cộng đã cúp hết viện-trợ quân-sự cho Việt Cộng, để cho Việt Cộng chỉ còn cái lai quần để đánh (xem bài "Út Tịch" để biết sự-tích "còn cái lai quần cũng đánh"). Con số 7% trong phần A.1 của bài "(62A) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 1)" cho biết Nga chỉ giúp chút đỉnh tiền-bạc hoặc trang-thiết-bị để quân-đội Việt Cộng đừng tan-rã mà thôi, mặc dù Nga thừa tiền để thay-thế Trung Cộng trong việc bảo-trợ chiến-tranh. Như vậy, Nixon và Kissinger đã tính-toán rất chu-đáo để Việt Nam Cộng Hòa không bị Việt Cộng nuốt sau khi Mỹ rút quân.

Vấn-đề còn lại là Nguyễn Văn Thiệu quá kém trí, cho nên mới bị bọn Việt Cộng nằm vùng xỏ mũi và dẫn đến một hành-động rồ-dại - đó là hy-sinh cao-nguyên nhằm dụ Mỹ trở lại Việt Nam. Không những chỉ mất cao-nguyên, mà còn mất cả miền Nam, và Mỹ vẫn không trở lại . Sở-dĩ có kết-cục đó, là vì tất-cả đều nằm trong sự thiết-kế của Lê Đức Thọ.

Dưới đây là vài đoạn văn được trích từ quyển Bạch-thư "Sự thật về quan hệ Việt Nam & Trung Quốc trong 30 năm qua" (được xuất-bản vào tháng 10/1979 bởi nhà Xuất Bản Sự Thật, Hà Nội), và đã được đăng trong phần A.1(a) của bài "(62A) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 1)":

(i) "Trong cuộc hội đàm ở Bắc Kinh tháng 6 năm 1973, chủ tịch Mao Trạch Đông nói với Tổng bí thư Lê Duẩn và Thủ tướng Phạm Văn Đồng:

'Ở miền Nam Việt Nam cần ngừng (chiến đấu) nửa năm, một năm, một năm rưỡi, hai năm càng tốt”. Cách mạng miền Nam nên “chia làm hai bước. Gộp lại làm một, người Mỹ không chịu đâu. Vấn đề là trong tay chính quyền Nguyễn Văn Thiệu còn có mấy chục vạn quân'." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)


(ii) "Thủ tướng Chu Ân Lai thì nói:

"'Trong một thời gian chưa có thể nói dứt khoát là 5 năm hay 10 năm, Việt Nam và Đông Dương nghỉ ngơi được thì càng tốt; tranh thủ thời gian đó mà nhân dân miền Nam Việt Nam, Lào, Campuchia thực hiện hoà bình, trung lập một thời gian'.

"Để tỏ thiện chí với nhân dân Việt Nam, những người lãnh đạo Trung Quốc hứa hẹn sẽ tiếp tục viện trợ trong 5 năm với mức kim ngạch như năm 1973. Sự thật là khi đó họ đã ngừng hoàn toàn viện trợ về quân sự, còn về viện trợ kinh tế họ nhận chủ yếu phục hồi các cơ sở do Trung Quốc giúp trước đây và đã bị Mỹ đánh phá nhưng họ kéo dài việc thực hiện, có nơi không thực hiện." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Trang 37, "Sự thật về quan hệ Việt Nam & Trung Quốc trong 30 năm qua" (phiên-bản PDF)



C.2(c)(2) Nguyễn Tiến Hưng là đồng-chí của anh Việt Cộng nằm vùng Nguyễn Xuân Nghĩa:

Trong bài báo có tựa là "Ts Nguyễn Tiến Hưng Ra Mắt Sách ", đăng trên vietbao.com vào ngày 17/05/2010, có một đoạn văn như sau"

"Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa được mời lên để giới thiệu tác giả Tiến-sĩ Nguyễn Tiến Hưng. Ông Nguyễn Xuân Nghĩa cho biết rằng tác giả Nguyễn Tiến Hưng là người bạn mà ông đã quen biết từ khi cùng du học ở ngoại quốc và về nước đóng góp cho Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975."



Nguyễn Xuân Nghĩa đứng sau lưng Nguyễn Tiến Hưng trong buổi ra mắt quyển sách "Tâm Tư Tổng-thống Thiệu" vào ngày 16/05/2010






Nguyễn Xuân Nghĩa giới-thiệu quyển sách "Tâm Tư Tổng-thống Thiệu" vào ngày 16/05/2010

(Hình trên được trích từ bài "Ra mắt sách")


Chết Việt Nam Cộng Hòa rồi! Bạn thân của Nguyễn Tiến Hưng là "cái gọi là Kinh tế gia" Nguyễn Xuân Nghĩa, mà Nghĩa lại chính là cháu ruột của Tổng-bí-thư Việt Cộng bán nước Nguyễn Văn Linh (đã chết). Trước 1975, Nghĩa được Việt Nam Cộng Hòa cho đi du-học bên Tây. Xin trích một đoạn văn từ bài "Chân dung một số kinh tế gia miền Nam 54-75 theo Đặng Phong", đăng trên blog Cavenui vào ngày 06/09/2007, nói về thành-tích của Nguyễn Xuân Nghĩa như sau:

"Ngoài 2 nhà khoa bảng đàn anh kể trên, ở miền Nam có khoảng hơn một chục nhà Kinh-tế-học đã tốt nghiệp văn bằng tiến sĩ. Trừ trường hợp Nguyễn Văn Hảo lấy bằng Tiến-sĩ Kinh-tế ở Thụy Sĩ thì số tốt nghiệp ở Pháp chiếm phần lớn nhất: Hồ Thới Sang, Mai Văn Lễ, Châu Tiến Khương, Trần Thiên Vọng, Lâm Văn Sĩ, Âu Trường Thanh… Một số người tuy không lấy bằng Tiến-sĩ, nhưng tốt nghiệp ở những trường danh tiếng của Pháp như Nguyễn Anh Tuấn (tốt nghiệp trường Quốc gia Hành chính Pháp), Nguyễn Hữu Hanh, Nguyễn Xuân Nghĩa (tốt nghiệp trường Cao đẳng Thương mại Pháp). Những vị này thường là có giảng dạy đại học, thỉnh thoảng cũng có cơ hội để nhập thế và giữ một số vai trò trong bộ máy chánh-phủ như Thứ trưởng, Bộ trưởng, có khi là Phó thủ tướng. Trong số những Kinh-tế-gia nhập thế, có 2 người có tầm ảnh hưởng quốc gia là Nguyễn Văn Hảo và Nguyễn Hữu Hanh."(Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

Hỡi ơi! Nguyễn Xuân Nghĩa không đi làm Thứ trưởng, Bộ trưởng, hoặc Phó thủ tướng cho Việt Cộng như những người kia, mà đi làm Vụ-trưởng Vụ Tuyên-vận của Mặt trận Hoàng Cơ Minh! Như vậy mới chết anh võ-biền, "hữu dũng, vô mưu", Hoàng Cơ Minh! Nguyễn Xuân Nghĩa từng gióng trống, thổi kèn về những chiến-thắng quân-sự ảo của Mặt-trận tại Việt Nam trong những năm 1980, từng hô-hào Đông Tiến 1, 2, và 3 để Việt Cộng giết cho hết những người chiến-sĩ Việt Nam Cộng Hòa chân-chánh và lại còn dính-líu tới cái chết của 5 ký-giả người Việt ở Mỹ (xin xem thêm vài chi-tiết về thân-thế của Nghĩa trong phần A.1(b) của bài viết "(30) Đỗ Thông Minh, điệp viên thượng thặng của Việt Cộng và Trung Cộng" và vai trò nằm vùng của Nguyễn Xuân Nghĩa trong phần Phụ-lục của bài "(135) Việt Tân và những người Tàu Việt" của Nguyễn Văn Huy).

Cho tới năm 2010 Nguyễn Xuân Nghĩa và Nguyễn Tiến Hưng vẫn còn là bạn thân với nhau, thì đủ biết lập-trường chánh-trị của Nguyễn Tiến Hưng là Quốc-gia hay Cộng-sản rồi.


C.2(c)(3) Nguyễn Tiến Hưng khen-ngợi âm-mưu bán lúa gạo cho Việt Cộng:

Xin độc-giả so-sánh hai đoạn văn, một cái được trích từ một bài viết của Nguyễn Tiến Hưng và một cái khác từ một bài báo tường-thuật buổi ra mắt sách "Tâm-tình Tổng-thống Thiệu" của Nguyễn Tiến Hưng vào năm 2010 (đã đề-cập trong phần "C.2(c)(2) Nguyễn Tiến Hưng là đồng-chí của anh Việt Cộng nằm vùng Nguyễn Xuân Nghĩa" ở trên), để xem sự thật nằm ở đâu:

"Tác giả Nguyễn Tiến Hưng đi vào vấn đề chính bằng cách nêu ra hoàn cảnh khó khăn của Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1975 mà nổi bật nhất là sự lệ thuộc kinh tế và quân sự vào đồng minh Hoa Kỳ. Tác giả Nguyễn Tiến Hưng đã đề cập đến một sự kiện khó khăn và lệ thuộc mà có lẽ ít ai để ý đến, đó là việc miền Nam bị thiếu gạo vào tháng 5. Hệ lụy của việc thiếu gạo đã dẫn đến việc Việt Nam Cộng Hòa phải cầu viện nơi đồng minh Hoa Kỳ. Tác giả Nguyễn Tiến Hưng kể ra 6 bước xin viện trợ gạo từ Mỹ và đem về Việt Nam: xin chính phủ Hoa Kỳ, chờ Quốc Hội Mỹ chuẩn chi, chở từ tiểu bang Louisiana tới San Francisco, chở từ San Francisco về Sài Gòn hay Đà Nẵng, vào kho và phân phối đi các nơi. Quá trình 6 bước này hoàn toàn không đơn giản và suông sẽ tí nào cả, từ việc bị mấy ông dân biểu Mỹ áp lực phải để công ty của họ đấu thầu chuyên chở, đến việc bán gạo với giá rẻ cho quân cán chính VNCH làm thiệt hại nặng nề các nông dân miền đồng quê." (trích bài báo "Ts Nguyễn Tiến Hưng Ra Mắt Sách ").

Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

Tuy rằng bài báo viết rằng tình-trạng miền Nam xảy ra thiếu gạo vào tháng 05, nhưng dĩ-nhiên không phải vào tháng 05/1975, vì Việt Cộng đã chiếm miền Nam vào ngày 30/04/1975. Do đó, đó chỉ có thể là tháng 05/1974 và thích-hợp với câu kế: "Hệ lụy của việc thiếu gạo đã dẫn đến việc Việt Nam Cộng Hòa phải cầu viện nơi đồng minh Hoa Kỳ".

- - - - - (Hết phần chú-thích) - - - - -


"- Thứ tư, khan hiếm gạo. Năm 1974, một số tỉnh trưởng vùng đồng bằng Cửu Long ra lệnh “cấm gạo xuất tỉnh” (nông dân không được chở gạo ra khỏi tỉnh) vì gạo bị thất thoát sang Cao mên (An Giang, Châu Đốc nằm sát biên giới Cao Mên). Nhưng lệnh này lại làm cho gạo ở Sài Gòn và Miền Trung khan hiếm, giá tăng vọt. Trong hoàn cảnh này, ông Châu Kim Nhân đã nối tay rất chặt chẽ với Tổng trưởng Kinh Tế Nguyễn Đức Cường thuyết phục được chính phủ hủy bỏ lệnh này và các ghe thuyền lại từng đoàn tiếp tục chở gạo qua sông rạch lên Sài Gòn." (trích bài "Nguyễn Tiến Hưng: đôi lời về ông Châu Kim Nhân", đăng trên website nhatbaovanhoa.com vào ngày 19/07/2018)

So-sánh hai đoạn văn ở trên, câu hỏi là rốt-cuộc vào năm 1974, miền Nam thiếu gạo hay không thiếu gạo? Câu trả lời đúng có thể được tìm thấy trong bản báo-cáo có tựa là "The South Vietnamese Economy and U.S. Aid" ("Nền kinh-tế của Nam Việt và viện-trợ của Mỹ") của cơ-quan National Security Council ("Hội-đồng An-ninh Quốc-gia"), đề ngày 14/01/1975, mà người nhận là Henry Kissinger. Bản báo-cáo này được đăng trong website của CIA, vì cơ-quan USAID là một tấm bình-phong cho CIA hoạt-động ở các nước được Mỹ viện-trợ kinh-tế (xem bài "Secret Programs Hurt Foreign Aid Efforts"). Xin trích-dẫn hai đoạn văn từ trang 2 của bản báo-cáo đó:

"Over the past two years, this safety valve has worked well as increased agricultural production has brought South Vietnam to the threshold of food self-sufficiency after a decade of food imports."

("Trong hai năm qua, cái xú-bắp an-toàn này hoạt-động tốt khi sự gia-tăng sản-xuất nông-nghiệp đã mang miền Nam Việt Nam tới ngưỡng cửa của sự tự-túc sau mười năm nhập-cảng thực-phẩm")

"Until very recently, it could be said that everything was moving in the right direction. Private consumption had been squeezed without political consequence, agricultural production had increased enough to elirninate food imports, and the movement of labor back to the countryside had begun."

("Cho đến mới đây nhất, có thể nói rằng mọi thứ đều đi đúng hướng. Những sự tiêu-dùng của tư-nhân đã được siết chặt mà không gây ra hậu-quả nào về chánh-trị, sự sản-xuất nông-nghiệp đã gia-tăng đủ để loại-bỏ những sự nhập-cảng thực-phẩm, và nhân-công đã bắt đầu di-chuyển về vùng nông-thôn")



Trang 1, "The South Vietnamese Economy and U.S. Aid"



Trang 2, "The South Vietnamese Economy and U.S. Aid"


Xin trích thêm một đoạn ở trang 4 của phần bổ-túc của bản báo-cáo:

"6. On the other hand, agriculture, which is the mainstay of the economy, has had two good years in succession, and the current rice crop apparently will be a record 7 million tons."

("6. Mặt khác, nông-nghiệp - một cây cột-trụ chánh của nền kinh-tế - đã có hai năm tốt liên-tiếp, và mùa lúa năm nay hiển-nhiên sẽ đạt kỷ-lục 7 triệu tấn")



Trang 4, phần bổ-túc của "The South Vietnamese Economy and U.S. Aid"



Nói tóm lại, trong hai năm 1973-1975 (quãng thời-gian mà Nguyễn Tiến Hưng làm Tổng-trưởng Kế-hoạch), miền Nam trúng mùa liên-tiếp, và mức sản-xuất gia-tăng gần như tự-túc được. Tuy-nhiên, xin lưu-ý độc-giả về một vấn-đề lớn hơn, có liên-quan tới việc khan-hiếm gạo vào năm 1974 mà Nguyễn Tiến Hưng đã đề-cập trong một bài viết của ảnh. Đó là việc Nguyễn Tiến Hưng ca-ngợi cái âm-mưu bán lúa gạo cho Việt Cộng.

Nguyên-nhân của sự khan-hiếm gạo là do Việt Cộng thu-mua gạo ráo-riết để chuẩn-bị tổng-tấn-công vào đầu năm 1975. Chính vì vậy các tỉnh-trưởng mới ra lệnh không được chuyển gạo đi nếu không có lệnh. Để đối-phó biện-pháp này, các anh Việt Cộng nằm vùng trong hàng ngũ các Bộ-trưởng và Tổng-trưởng dân-sự mới làm áp-lực với Nội-các để giải-tỏa lệnh cấm, để cho Việt Cộng thu mua cho đủ số. Việt Cộng ăn nhiều đến đỗi Việt Nam Cộng Hòa phải nhập-cảng thêm lúa-gạo mới đủ cung-ứng. Xin lưu-ý độc-giả rằng Việt Nam Cộng Hòa đã lấy dollars dự-trữ trong ngân-khố ra để mua gạo dùm Việt Cộng .

Xin trích một đoạn văn từ bài "Kinh tế Việt Nam Cộng hòa", đăng trên Wiki, để làm bằng-cớ cho sự khẳng-định miền Nam nhập-cảng lúa gạo để nuôi Việt Cộng.

"Thập niên 1960, trong mấy năm đầu tình hình kinh tế Việt Nam Cộng hòa còn khá triển vọng. Năm 1965, Việt Nam Cộng Hòa đang từ xuất khẩu lúa gạo chuyển sang nhập khẩu lúa gạo. Nhập khẩu gạo tiếp tục đến tận năm 1975. Sản lượng giảm sút trong các năm từ 1965 đến 1968 là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đảo chiều này. Tuy nhiên, sản lượng đã tăng liên tục từ sau đó do diện tích canh tác lúa lẫn năng suất ngày càng tăng. Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam Cộng hòa đạt được nhiều tiến bộ nhờ sử dụng phân bón hóa học, cơ giới hóa, sử dụng giống mới. Vì vậy, nguyên nhân chính của việc Việt Nam Cộng hòa phải nhập khẩu gạo là do nhu cầu gạo từ vùng do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam kiểm soát tăng lên cùng với sự thâm nhập ngày càng nhiều của lực lượng từ miền Bắc Việt Nam." 35 (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

35 Đặng Phong, "Kinh tế miền Nam Việt Nam thời kì 1955-1975", trang 230, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội (2004). Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam đã tiến hành thu mua gạo từ vùng do chính quyền Việt Nam Cộng hòa kiểm soát. (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Mức sản-xuất lúa gạo của Việt Nam Cộng Hòa (đơn-vị tính là 1000 tấn)

(Hình trên được trích ra từ bài "Economy of the Republic of Vietnam" ("Kinh-tế của Việt Nam Cộng Hòa") của Wiki)

Đặng Phong, người viết đoạn văn được đưa vào Wiki, không ai khác hơn là Giáo-sư Đặng Phong (1939-2010), một cán-bộ văn-hóa gộc ở miền Bắc, và cũng là bạn thân của Thủ-tướng Việt Cộng Võ Văn Kiệt (1922-2008). Cái hay của Đặng Phong là ảnh đã đóng góp vào lịch-sử chiến-tranh Việt Nam bằng những công-trình nghiên-cứu về kinh-tế tuy có vẻ vô-thưởng, vô-phạt, nhưng thực-sự lại rất là quan-trọng. Nhờ những sự kiện đó mà người ta có thể lần-lần phăng ra được thêm một số anh Việt Cộng nằm vùng trong chế-độ Việt Nam Cộng Hòa.



Đặng Phong vào năm 2008 (hình được trích từ bài "Đặng Phong" của Wiki)



Nói tóm lại, có thể nói rằng những anh Tổng-trưởng Kế-hoạch Nguyễn Tiến Hưng, Bộ trưởng Tài-chính Châu Kim Nhân, Tổng trưởng Kinh-tế Nguyễn Đức Cường, và nhất là anh Việt Cộng nằm vùng mang chức Phó Thủ tướng Đặc-trách phát-triển kinh-tế kiêm chức vụ Bộ trưởng Bộ Canh nông và Kỹ nghệ Nguyễn Văn Hảo đã kết-hợp với nhau trong việc nhập-cảng lúa gạo để nuôi bộ-đội Việt Cộng . Xin sửa lại lời của Thần Kim Quy (nói với An Dương Vương Thục Phán trong bước đường cùng): "Giặc đang ngồi trên đầu, trên cổ, của các ngươi kìa."


C.2(c)(4) Mặt thật của Nguyễn Tiến Hưng:

Trong bài viết "Nguyễn Phú Đức ,Nguyễn Xuân Phong Và Nguyễn Tiến Hưng viết về cái chết của Việt Nam Cộng Hòa", đăng trên diendannguoidanvietnam.com vào ngày 09/08/2005, trong đoạn văn được đánh số 3 của phần "Những đặc điểm trong hồi ký của ba tác giả", Lâm Lễ Trinh viết:

"Cố Tổng-thống Thiệu cho người viết (Lâm Lễ Trinh) biết: sau 1975, Tiến-sĩ Hưng có trở về Việt Nam làm việc trong lãnh vực tài chính. Mặt khác, nơi trang 18 của quyển hồi ký “Câu chuyện một di dân tỵ nạn Việt” vừa xuất bản năm nay tại San José, cựu trung tá không quân Trần Đỗ Cung, trước kia từng giữ chức Cục trưởng Tổng Cục Tiếp tế thời Nguyễn Cao Kỳ, hiện ở Monterey, Californie, có ghi rằng năm 1988 Nguyễn Tiến Hưng từ Hà Nôi có nhờ một người bà con của Cung là vợ của Tôn Quang Phiệt, một cán bộ cao cấp CS, nhắn Cung 'trở về giúp nước' nhưng Cung không nhận lời." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

Xin nhắc lại hai chi-tiết:

(a) Sau 1975, Nguyễn Tiến Hưng trở về Việt Nam làm việc cho Cộng-sản.

(b) Nguyễn Tiến Hưng chiêu-dụ Cục trưởng Tổng Cục Tiếp tế Trần Đỗ Cung về làm việc cho Cộng-sản vào năm 1988.

Hai chi-tiết do Lâm Lễ Trinh đưa ra ở trên đã giúp lột mặt nạ phụ-tá Tổng-thống Nguyễn Tiến Hưng như là một anh Việt Cộng nằm vùng cao-cấp.

Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

Tôn Quang Phiệt là người phụ-trách việc thủ-tiêu Phạm Quỳnh trong năm 1945. Ngoài ra, xin xem thêm thông-tin về Tôn Quang Phiệt trong phần B.5 của bài viết "Hồ Chí Minh gian hùng sử (2) - Bán người (kỳ 2)" của Nguyễn Văn Huy.


C.2(c)(5) Nguyễn Tiến Hưng bịa ra cái lý-do khiến cho Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút khỏi cao-nguyên:

Cuộc phỏng-vấn có tên là "Mỹ đi rồi Mỹ lại về, với Giáo-sư Nguyễn Tiến Hưng" do Hoàng Bách của đài VietTV Network, trong chương-trình Nhịp Sống Quanh Ta, thực-hiện và được đưa lên Youtube vào ngày 01/09/2016 bởi Melinda Florence. Cái clip dưới đây là một trích-đoạn của cái clip của phần 2/2, từ phút 14:22 cho tới phút 16:23.







Sau đây là bản ghi lại lời nói (transcript) của Nguyễn Tiến Hưng, từ phút 12:28 cho tới phút 16:23 của cái trích-đoạn:

"Nói về chuyện Ban Mê Thuột, khi mà ... tức là rút Pleiku đó, ở trong Dinh Độc Lập lúc bấy giờ bàn là không biết có nên lấy lại Ban Mê Thuột hay không. Đấy! Ông Thiệu bảo là Ban Mê Thuột là cái chỗ rất quan-trọng. Thì ổng mới bảo rằng ở ... Ổng kể lại cho tôi, chứ tôi không có ở Cam Ranh. Ở cái họp Cam Ranh, tôi ra hai lệnh, chứ không phải một lệnh. Cái lệnh thứ nhất là rút khỏi Pleiku để giữ được hai sư-đoàn, tại vì ông bảo nếu mà ... mình hết quân rồi, chỉ còn có hai sư-đoàn đóng ở khu đó. 22 hay 25 gì đó, tôi không nhớ tên, xin lỗi. Nhưng chắc anh em quân-đội còn nhớ được. Ông bảo là rút được hai cái sư-đoàn đó ra khỏi Pleiku để mà: thứ nhất, đánh bọc lại (để) lấy Ban Mê Thuột là cái hay nhất. Còn nếu mà, ở ngoài này ông Trưởng còn cứng-cáp, thì mình đánh bọc lại lấy Ban Mê Thuột. Còn nếu mà ông Trưởng bắt đầu đuối rồi, thì mình lấy hai sư-đoàn này để mà yểm-trợ cho ông Ngô Quang Trưởng, là vì mình không còn quân dự-bị, không còn quân trừ-bị nữa. Mà nói quân trừ-bị thì buồn lắm. Chính ông cũng đã khai (với) tôi bao nhiêu lần, năn-nỉ Mỹ, xin trang-bị hai sư-đoàn, kể cả từ Midway ổng đã xin Mỹ thêm hai sư-đoàn trừ-bị, một sư-đoàn Dù và một sư-đoàn Thủy-quân Lục-chiến, để mà có quân trừ-bị. Chứ mà nếu chỉ có hai sư-đoàn, đánh đây thì bốc đây... Tức là mobility trực-thăng ... Thí-dụ như chỉ có ông Dù với ông Thủy-quân Lục-chiến, hết bốc chỗ này đưa qua chỗ kia thôi. Thành-thử bây giờ kẹt cứng. Ổng bảo rằng bây giờ chỉ còn có hai sư-đoàn quý, thì phải lấy ra, rút khỏi Pleiku, để mà đánh bọc lại lấy Ban Mê Thuột là cái option hay nhất, tại vì Ban Mê Thuột là cái chỗ ai cũng nói là quan-trọng nhất Đông Dương. Tôi cũng chả hiểu sao, nhưng mà nó cao ..." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

Cách trình-bày vấn-đề của Nguyễn Tiến Hưng khiến cho người đọc nghĩ rằng Nguyễn Văn Thiệu không hề có sự tính-toán ngoắt-ngoéo trong việc rút quân ra khỏi cao-nguyên (dẫn đến sự sụp đổ của chế-độ Việt Nam Cộng Hòa chỉ trong vòng một tháng rưỡi), do đó không thể có chuyện ảnh nghe lời một phụ-tá nào đó để làm chuyện rồ-dại như vậy. Nguyễn Tiến Hưng muốn đồng-bào nghĩ rằng sự việc đã xảy ra một cách đơn-giản như thế này: Nguyễn Văn Thiệu quyết-định bỏ Pleiku để cứu Ban Mê Thuột, dựa theo tình-hình chiến-sự lúc bấy giờ.

Thật ra, những lời tường-thuật của Nguyễn Tiến Hưng nhằm che-đậy tội-lỗi của những anh Việt Cộng nằm vùng từng xúi-giục Nguyễn Văn Thiệu bỏ cao-nguyên. Trong khi Ban Mê Thuột chỉ là một cái tỉnh không quan-trọng về mặt quân-sự (kiểu như Đà Lạt) so với Kontum hoặc Pleiku (nơi đặt Bộ Chỉ-huy của quân-đoàn 2), thì Nguyễn Tiến Hưng lại vẽ-vời Ban Mê Thuột như là một địa-điểm quân-sự quan-trọng nhất Đông Dương, khiến cho Nguyễn Văn Thiệu phải điều-động Quân-đoàn 2 bỏ Pleiku và Kontum sang cứu Ban Mê Thuột. Toàn-bộ sự bịa-đặt của Nguyễn Tiến Hưng nhằm bao che cho những hành-động tội-lỗi của những anh Việt Cộng nằm vùng trong vai-trò phụ-tá cho Nguyễn Văn Thiệu (trong đó có Nguyễn Tiến Hưng), bằng cách trình-bày Nguyễn Văn Thiệu như là một anh tướng cả-đẫn và dốt-nát về quân-sự.

Xin độc-giả xem ý-kiến của tướng Lê Minh Đảo về việc rút Quân-đoàn 2 ra khỏi cao-nguyên trong phần E.1 của bài viết "(63) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 3)".


C.2(c)(6) Nguyễn Tiến Hưng lường-gạt Nguyễn Văn Thiệu:

Nhà báo Phạm Huấn, trong quyển 'Cuộc triệt thoái cao nguyên 1975' (xuất-bản vào năm 1993 tại San Jose, California), ở trang 92, viết:

"Tiến-sĩ Nguyễn Tiến Hưng quả-quyết với ông Thiệu, Pentagon (Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ) hiện dành một ngân-khoản lớn để sử-dụng khi Việt Nam Cộng Hòa bị nguy-khốn. Ông Thiệu nghĩ ngay đó là tiền để mua những tấn bom thặng-dư do các pháo đài bay B52 từ Guam chở đến.

"Cộng-sản Bắc Việt càng tập-trung đông bao nhiêu, chúng "sinh Bắc tử Nam" càng nhiều bấy nhiêu. Và ông thích chí ... cười.

"Phút thích chí với tiếng cười sảng khoái hy vọng đó đã vèo bay. Và cho đến hôm nay, Cộng quân chiếm Ban Mê Thuột đã 4 ngày vẫn không thấy Pentagon nhúc-nhích. Kiểm-chứng lại thì nguồn tin của Tiến-sĩ Nguyễn Tiến Hưng là nguồn tin láo-khoét!" (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Trang đầu, Cuộc triệt thoái cao nguyên 1975', Phạm Huấn



Trang 92, Cuộc triệt thoái cao nguyên 1975', Phạm Huấn



C.2(c)(7) Nguyễn Tiến Hưng khoe từng lập thành-tích với 'Cách-mạng':

Vào năm 2005, Nguyễn Tiến Hưng xuất-bản quyển "Khi đồng minh tháo chạy" tại San Jose, California. Ở trang 161 của phiên-bản PDF do vietnamvanhien.org soạn của quyển sách đó, có những đoạn văn như sau:

"Một sáng kiến hòa bình

"Khi gặp Tổng Thống Thiệu hồi tháng 9.1971, tôi đã cố thuyết phục ông phải tự mình có sáng kiến hòa bình chứ đừng để phía Mỹ lôi cuốn. Tôi đề nghị phía Việt Nam Cộng Hòa mang tới Hòa Đàm Paris một đề nghị về hiệp thương với miền Bắc. Đây là giải pháp mà tôi đã nghiên cứu từ đầu năm 1969, sau khi vì tình cờ trong một chuyến viếng thăm nước Đức, đã tìm hiểu được mô hình thương mại giữa Đông Đức và Tây Đức rất hợp lý. Nước Đức cũng chia đôi ra làm hai miền với hai chính thể đối nghịch, thế mà vẫn cứ buôn bán với nhau liên tục, nên sự xung đột đã có thể bớt căng thẳng. Sau này khi họ thống nhất vào năm 1990 không cần tới một viên đạn, tôi đã hết sức cảm kích!

"Dù rằng vào thời điểm 1971, Tổng Thống Thiệu rất cứng rắn về chính sách ‘’bốn không’’, nhưng ông cũng đồng ý chấp nhận đề nghị mà tôi gọi là ‘’hai miền trong một đơn vị kinh tế’’. Tuy nhiên, ông lại dặn tôi là thử thăm dò ý kiến Mỹ xem sao? Tôi nghĩ thầm rằng mình muốn phía Việt Nam Cộng Hòa đưa ra sáng kiến, ông lại bảo mình hỏi Mỹ.

"Tôi gặp quan chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và dò hỏi, họ bình luận: ‘’mang ra thì cứ mang, nhưng chắc đã muộn rồi’’. Sau cùng ông Thiệu đã đem đề nghị này vào một bài diễn văn khi ông ra ứng cử nhiệm kỳ thứ hai vào năm 1971. (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

"Để yểm trợ cho đề nghị xây dựng hòa bình, vào năm 1969, khi có dấu hiệu là Mỹ bắt đầu bỏ rơi Miền Nam, tôi có viết một bài dài về vấn đề hiệp thương giữa hai Miền Nam-Bắc cho tờ báo uy tín Washington Post, nhưng tờ này nhất định không đăng. Đến khi Tổng Thống Thiệu đưa đề nghị này vào bài diễn văn của ông thì tờ này mới in bài với tựa đề ‘’Hai miền Việt Nam là bạn hàng thương mại’’ (The Vietnams As Partners in trade) vào mục ‘’Quan điểm’’ (Outlook) dành riêng cho số báo mỗi ngày chủ nhật. Ngày 24 tháng 9.1972, tờ Washington Post đã dành cả một trang cho bài này." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Trang bìa trước, 'Khi đồng-minh tháo chạy' của Nguyễn Tiến Hưng



Trang 161, phiên-bản PDF của vietnamvanhien.org, 'Khi đồng minh tháo chạy' của Nguyễn Tiến Hưng



Trong phiên-bản PDF do vietnamvanhien.org soạn, Nguyễn Văn Huy tìm không thấy copy nào của bài diễn-văn của Nguyễn Văn Thiệu khi ra ứng-cử nhiệm-kỳ thứ hai vào năm 1971, mà cũng không thấy copy nào của bài "The Vietnams as partners in trade" trong số báo Washington Post ra ngày 24/09/1972. Ngoài ra, cuối tập 8 (trang 172) cũng không có chú-thích nào có liên-quan tới hai văn-bản trên. Do đó, Nguyễn Văn Huy không biết dựa vào đâu để tin rằng Nguyễn Tiến Hưng từng đề-nghị với Nguyễn Văn Thiệu hiệp-thương với miền Bắc, Nguyễn Văn Thiệu từng nghe lời Nguyễn Tiến Hưng mà đem ý-kiến đó vào diễn-văn của ảnh và tờ Washington Post từng viết về tác-phẩm của Nguyễn Tiến Hưng, ngoại trừ cái miệng của một anh Việt Cộng nằm vùng nói láo chuyên-nghiệp !


Trong bài viết "Nguyễn Tiến Hưng" trên Wiki, có một chi-tiết về Hưng như sau:

"Sau khi về nước, ông nắm giữ những chức vụ quản lý kinh tế quan trọng thuộc chế độ Ðệ Nhị Cộng hòa: Phụ tá Tổng thống về Tái thiết (1971-1973); Tổng trưởng Kế hoạch và phát triển (1973-1975).

"Năm 1972, ông đề nghị sáng kiến hòa bình "Nam-Bắc Hiệp Thương" với một mô hình thương mại giống như giữa Đông và Tây Đức lúc đó, giúp hai miền Việt Nam hòa giải bằng cách hiệp thương với nhau để dần dần tiến tới thống nhất trong hòa bình và được báo Washington Post dành cả một trang để đăng lại đề nghị này vào ngày 29 tháng 9 năm 1972 [2][3]." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

Chú-thích của Wiki:


(Xin chú-ý: link đã chết)

3 Xem "A Note on North-South Trade: A Possible Economic Approach to the Viet-Nam Conflict" by Nguyen Tien Hung in Asian Survey, Vol. 11, No. 4, Viet-Nam's Postwar Development: A Symposium (Apr., 1971), pp. 385-386


Trong hai cái chú-thích ở trên, không có gì xác-nhận báo Washington Post đã đăng đề-nghị của Nguyễn Tiến Hưng. Ngay cả ngày tháng đăng mà Wiki đưa ra (29/09/1972) cũng không giống ngày tháng mà Nguyễn Tiến Hưng đã đưa ra (24/09/1972). Sự kiện này chứng-tỏ mạnh ai nấy xạo .

Nói tóm lại, hiển-nhiên Nguyễn Tiến Hưng viết những đoạn văn trên chỉ để khoe thành-tích với Cộng-sản rằng mình đã công-tác cho Đảng rất đắc-lực.


C.2(c)(8) Lời bàn của Nguyễn Văn Huy:

Trong khi Việt Cộng mở hết chiến-dịch này sang chiến-dịch khác để đánh cho "Mỹ cút, Ngụy nhào", làm cho ít nhất hai triệu người dân miền Nam bị chết-chóc, hàng triệu người bị tàn-phế hoặc nhà tan, cửa nát , thì Nguyễn Tiến Hưng lại nghiên-cứu hiệp-thương với Việt Cộng như thế nào cho hay-ho sau khi chiến-tranh chấm-dứt. Đó! Chiến-tranh đã chấm-dứt vào ngày 30/04/1975 rồi đó. Nhưng kế-hoạch hiệp-thương của Nguyễn Tiến Hưng rốt cuộc chỉ là một sự hoang-tưởng. À không! Chỉ là một sự ngụy-tạo lịch-sử mà thôi .

Vào năm 1971, ai đề-nghị hiệp-thương với Cộng-sản sẽ bị đưa ra tòa, vì lúc bấy giờ chiến-tranh rất sôi-động. Nhưng vào năm 2005 Nguyễn Tiến Hưng lại khoe thành-tích trong việc lung-lạc (ảo) Nguyễn Văn Thiệu với sự tự-hào. Ảnh còn khoe đề-nghị của ảnh được báo The Washington Post "dành cả một trang để đăng". Báo này đánh đảng Cộng Hòa kịch-liệt, từ việc đăng tin những hoạt-động phản-chiến cho đến loạt bài "The Pentagon Papers" vào năm 1971, và loạt bài Watergate scandal vào năm 1972, nhằm giúp đảng Dân Chủ thắng cuộc bầu-cử Tổng-thống vào năm 1977.

Như vậy, hiển-nhiên Nguyễn Tiến Hưng là Việt Cộng nằm vùng rồi. Việt Cộng nằm vùng mà lại được Nguyễn Văn Thiệu giao nhiệm-vụ thuyết-phục người Mỹ viện-trợ cho miền Nam! Nguyễn Văn Thiệu điên quá điên! Chắc-chắn Nguyễn Tiến Hưng đã vận-động để cho người Mỹ cúp viện-trợ, chứ không phải để viện-trợ cho miền Nam.

Sự việc Nguyễn Tiến Hưng được Nguyễn Văn Thiệu tuyển-dụng giúp chứng-thực cho sự khẳng-định của Nguyễn Văn Huy rằng hai tướng tình-báo của Việt Nam Cộng Hòa, Trung-tướng Đặng Văn Quang và thiếu-tướng Nguyễn Khắc Bình, đều là Việt Cộng nằm vùng, vì hai anh này có nhiệm-vụ tìm-hiểu và báo-cáo lập-trường chánh-trị của Nguyễn Tiến Hưng với Nguyễn Văn Thiệu, trước khi Nguyễn Văn Thiệu đi đến quyết-định nên hay không nên bổ-nhiệm Hưng làm phụ-tá. Nguyễn Văn Thiệu tự hào là Tổng-thống Bốn Không: không chấp nhận, không thương lượng, không liên hiệp và không nhượng đất cho Cộng sản (xin xem phần Nhận Xét của bài "Nguyễn Văn Thiệu" đăng trên Wiki), thì lẽ nào ảnh lại tuyển một anh chủ-trương hiệp-thương với miền Bắc làm phụ-tá cho mình? Như vậy, chắc-chắn Thiệu đã bị hai anh tướng tình-báo che tai, bịt mắt rồi.


C.3 CIA Sài Gòn cũng bị Việt Cộng nằm vùng xỏ mũi:

C.3(a) CIA Sài Gòn tin rằng Việt Cộng đã thành-lập thêm bốn sư-đoàn mới ở miền Nam:

Polgar, trùm CIA tại Việt Nam là một anh gián-điệp hồ-đồ. Gần ngày 30/04/1975, ảnh nghe lời đường mật của Cộng-sản, tán-thành đề-nghị đuổi Nguyễn Văn Thiệu đi của Việt Cộng để có thể lập chính-phủ ba thành-phần. Lịch-sử đã sang trang, do đó bây giờ ngay một đứa con nít cũng biết rằng chính-phủ ba thành-phần chỉ là một cái bánh vẽ. Polgar đã nối giáo cho giặc và hậu-quả là chế-độ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ mau lẹ hơn. Nếu Nguyễn Văn Thiệu còn ở lại, cuộc chiến có thể được kéo dài thêm vài tháng, và căn-cứ trên thiện-chí muốn giúp đỡ của chánh-phủ Pháp trong những ngày của tháng 04/1975, cuộc di-tản năm 1975 biết đâu có thể êm-ái như cuộc di-cư năm 1954.

Đi ngược dòng thời-gian mới thấy Polgar đã hồ-đồ từ lâu. Sau Hiệp-định Paris 1973, do ảnh-hưởng của Đặng Văn Quang và Nguyễn Khắc Bình, Polgar cũng tin rằng Nga và Tàu đã tăng-cường viện-trợ cho Việt Cộng. Xin trích ra hai đoạn văn ở hai trang 153 và 154 của quyển "CIA and the Generals":

"On 6 January, the day Phuoc Long fell, the State Department asked Ambassador Martin for a military assessment. In response, Martin sent a Station-drafted paper that emphasized Hanoi's ability to expand the Southern territory under its control without committing strategic reserves. It might do so by filling the four divisions just created in the South to "avoid alarming the Washington Intelligence Community, which remains mesmerized with the thought that a major offensive could take place only with the movement of integral units from North Vietnam a la 1972. But if the military situation was grim, Saigon faced it "with its own political house in order." Thieu's position was firm, and "indeed the recent upsurge in Communist activity has served to quiet some of Thieu's critics, causing them to put the national interest above parochial political concerns.".Despite this one, perhaps illusory, bright spot, a continuing high volume of Soviet and Chinese aid to the North led Polgar to a somber bottom line. Quoting Thieu, he said, "It looks as though South Vietnam has been deceived by the US and the United States has been deceived by the 'Soviet Union." (36)



("Vào ngày 06/01/1975, ngày Phước Long thất-thủ, Bộ Ngoại-giao yêu-cầu viên Đại-sứ Matin đánh giá tình-hình chiến-sự. Martin trả lời bằng cách gởi một văn bản do Trạm CIA Sài Gòn sơ-thảo, trong đó nhấn mạnh khả-năng của Hà Nội trong việc mở rộng lãnh-thổ ở phương Nam đã thuộc sự kiểm-soát của họ, mà không cần phải lấy vũ-khí chiến-lược dự-phòng ra xài. Họ có thể làm như vậy bằng cách bổ-sung bốn sư-đoàn vừa mới được thành-lập ở miền Nam để tránh làm cho các ban-ngành Tình-báo thủ-đô Washington cảnh-giác. Những người này vẫn còn bị thôi-miên với ý-nghĩ rằng một cuộc tổng tấn-công chỉ có thể xảy ra với sự chuyển-quân chính-quy từ miền Bắc vào, như là vào năm 1972. Nhưng nếu tình-hình chiến-sự trở nên u-ám, Sài Gòn sẽ đối-diện nó với chính sức mạnh chính-trị của mình. Vị-thế của Thiệu thì vững chắc, và thực ra hoạt-động tăng vọt mới đây của Cộng-sản đã giúp làm im tiếng của một số người hay chỉ-trích Thiệu, làm cho họ phải đặt quyền-lợi của dân-tộc lên trên những mối quan-tâm nhỏ-nhen về chính-trị. Mặc dù được điểm son - có lẽ hư-ảo - này, một số lượng viện-trợ lớn và không ngừng-nghỉ của Nga và Tàu cho miền Bắc làm cho Polgar thấy cuối-cùng tình-hình vẫn là u-ám. Dẫn lời Thiệu, ảnh nói: "Xem ra miền Nam đã bị Mỹ lừaMỹ đã bị Nga lừa." (36)



Trang 153, "CIA and the Generals"



(36) Saigon 85162, 6 Januury 1975, CIA and other American observers had over the years often invoked, usually as a hope, the politically energizing effect of military reverses thaI the Station here announced as a fact.

("(36) Saigon 85162, ngày 06/01/1975, CIA và những nhà quan-sát người Mỹ khác trong nhiều năm qua thường cầu-mong, thường thường như là một niềm hy-vọng, xảy ra việc miền Bắc dùng đến nguồn vũ-khí dự-trữ cho mục-đích chính-trị, mà Trạm CIA Sài Gòn ở đây cho là một sự kiện.")
(Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh trong hai đoạn văn trên)



Trang 154, "CIA and the Generals"



Sự việc Việt Cộng thành-lập bốn sư-đoàn chẳng qua là một cái tin vịt do Việt Cộng trong mật-khu và đám Việt Cộng nằm vùng cùng nhau chế ra để gạt Nguyễn Văn Thiệu. Từ đầu năm 1973, Mao Trạch Đông không cho Việt Cộng thêm một viên đạn, thì lấy đâu ra súng đạn và tiền bạc để thành-lập thêm bốn sư-đoàn?


C.3(b) CIA Sài Gòn thường-xuyên bị Việt Cộng nằm vùng cho ăn tin vịt:

Nguyễn Văn Thiệu đã bị đám Việt Cộng nằm vùng gạt, thôi không nói gì. Nhưng ngay cả Polgar cũng bị Việt Cộng nằm vùng gạt luôn như đã phân-tách ở trên, điều đó mới đáng nói. Đó là nguyên-nhân của việc ảnh tuyên-bố rằng Mỹ bị Nga gạt. Thực ra, chính Tàu mới là nguồn viện-trợ quân-sự lẫn kinh-tế chủ-yếu của Việt Cộng, chứ không phải Nga. Trong quyển 'Đèn Cù 1', Trần Đĩnh thường-xuyên nhấn mạnh việc Mao điều-khiển chiến-tranh Việt Nam qua đảng Cộng-sản Việt Nam. Xin trích một đoạn văn ở trang 257 để làm thí-dụ:

"- Duẩn theo Mao hẳn hoi rồi. Có cậu bảo tớ là ở Hội nghị 9 đã phổ biến ý Duẩn nói tư tưởng Mao Trạch Đông là tư tưởng Lê-nin của thời đại ba dòng thác cách mạng Á - Phi - La.

"Tôi văng ngay ra: - Thế thì ra cái đếch gì nữa chứ!

"- Mình nghĩ thấy chuyện ấy đúng đấy. Theo Mao đứt đuôi rồi. Phát động chiến tranh đánh Mỹ rồi. Sẽ tuồn người với súng ống vào Nam ghê gớm hơn… Phần hai tối mật của Nghị quyết 9 là nghị quyết chiến tranh! Theo Mao, chủ trương vũ trang để thống nhất đất nước của Duẩn, Chí Thanh đã thắng. Trường Chinh đầu hàng Duẩn là cánh chủ hòa qụy. Chiến tranh thì sẽ áp dụng chính sách cộng sản thời chiến, hết dân chủ.

"Tôi chợt mệt tưởng như có thể khuỵu xuống. Vốn đã biết Nghị quyết 9 là nhằm chuẩn bị đánh Mỹ nhưng nghe Kỳ Vân, tôi ngỡ nghe thấy lần đầu. Không muốn hỏi thêm nữa. Mới nhận thấy vì quá sợ, quá ghét cái triển vọng bom đạn ùng oàng nên lâu nay tôi cố tin hết từ Trường Chinh, Cụ Hồ đến lương tri của Trung ương để rồi nay thì chiến tranh nó đang lù lù ở trước mặt. Một cuộc chiến tranh mà người ta đã đem trang hoàng như cỗ xe hoa lộng lẫy trong hội lễ hóa trang carnival… với bầu khí quyển khủng bố mà bọn chúng tôi đang được nếm trước."



Trang 257, "Đèn Cù 1" của Trần Đĩnh



C.3(c) Ai dám gạt CIA Sài Gòn?

C.3(c)(1) CIA Trung-ương không tin báo-cáo của CIA Sài Gòn:

Xin độc-giả chú-ý đoạn văn chú-thích số 36 ở cuối trang 154 của quyển "CIA and the Generals". CIA Trung-ương không đồng quan-điểm với CIA Sài Gòn về "một số lượng viện-trợ lớn và không ngừng-nghỉ của Nga và Tàu cho miền Bắc". Họ muốn nhìn thấy chứng-cớ hẳn-hoi, trong khi CIA Sài Gòn chỉ căn-cứ trên lời nói của Đặng Văn Quang và Nguyễn Khắc Bình và cho đó là sự kiện. Nhưng CIA Trung-ương, làm việc với Nixon (nghĩa là họ biết sự việc Mao Trạch Đông cúp viện-trợ quân-sự cho Việt Cộng), không vội tin như vậy. Ngay sự việc Đặng Văn Quang thành-công trong việc dấu CIA cuộc rút lui của Quân-đoàn 2, cho thấy Polgar tin người quá độ và như vậy là quá kém trí.


C.3(c)(2) CIA Sài Gòn bị Đặng Văn Quang lừa:

Trung-tá Lực-lượng Đặc-biệt Daniel Marvin, một người bạn của Đặng Văn Quang, viết trong bài "No Laughing Matter 4" ("Không Phải Chuyện Đùa 4"), dưới tiểu-mục "The Consequences" ("Những Hậu-quả") (từng được đăng trên báo Tompkins County's Weekly Grapevine vào ngày 16/11/1995 và sau này bài báo được chụp lại và đăng trên website expendableelite.com của Marvin), một đoạn văn như sau:

"However, by the final days of the war, the CIA became aware that Quang, while funneling sensitive material to Thieu, as directed, was channeling back useless and misleading information to the CIA. Both Thieu and General Quang were by now convinced that the Americans were betraying the people of South Vietnam, as evidenced by well-documented subterfuge in which the CIA played a major role (see "Sources" below).

("Tuy-nhiên, vào những ngày cuối-cùng của cuộc chiến, CIA bắt đầu nhận-thức rằng Quang, trong khi chuyển tài-liệu nhạy-cảm đến Thiệu như đã được chỉ-đạo, lại chuyển trở lại những tin-tức vô-dụng và lừa-đảo tới CIA. Cả Thiệu lẫn Tướng Quang bấy giờ tin-tưởng rằng người Mỹ đang phản-bội người miền Nam, qua sự tháo-chạy được chứng-minh bởi nhiều tài-liệu, trong đó CIA đóng một vai trò quan-trọng (xem "Nguồn" phía dưới)").



Bài "No Laughing Matter 4" của Trung-tá Daniel Marvin



Hình phóng-đại đoạn văn được trích



Sự kiện Đặng Văn Quang chịu làm ăng-ten cho CIA nhưng lại phản-bội CIA đã trở thành lịch-sử và không ai phủ-nhận được. Tuy nhiên, Marvin vẫn tìm cách bênh-vực Đặng Văn Quang, cho rằng Quang làm là vì lòng trung-thành đối với tổ-quốc và vì Quang và Thiệu cùng tin rằng Mỹ đã phản-bội đồng-minh. Không, Quang không hề trung-thành với Việt Nam, vì Việt Nam không phải là tổ-quốc của ảnh. Ảnh cũng không trung-thành với Nguyễn Văn Thiệu, vì ảnh là Việt Cộng nằm vùng . Mao không lừa Nixon, mà Nixon cũng không phản-bội đồng-minh. Vấn-đề là Quang cho CIA ăn toàn tin vịt để chính CIA Sài Gòn không còn tin-tưởng vào sự dàn-xếp giữa Nixon và Mao. Nói tóm lại, Quang đã lừa cả CIA lẫn Thiệu, để cho Việt Cộng thắng trận.


C.4 Nguyễn Văn Thiệu tưởng người Mỹ trọng mặt-mũi:


C.4(a) Người Mỹ không coi trọng mặt-mũi, vì có máu làm ăn:

Lấy chuyện "Mỹ gieo tiếng dữ cho rồi Mỹ ra" làm thí-dụ. Mỹ mà muốn rút đi thì cứ rút, kiểu như đã làm trong hai ngày 29 và 30/04/1975 (nhưng lúc đó Mỹ vẫn cố vớt thêm những người Việt nào làm việc cho Mỹ, được người nào hay người nấy), cần gì phải tiến-hành việc Việt-Nam-hóa chiến-tranh, vừa tốn kém vừa mất thời giờ? Người Mỹ không có lối suy-nghĩa của người Á-châu là lúc nào cũng trọng mặt-mũi. Người Mỹ suy-nghĩ như một thương-gia: làm không có ăn thì dẹp tiệm , do đó mới có phong-trào phản-chiến.

Nguyễn Văn Huy từng có ý-kiến về cái gọi là mặt-mũi của người Mỹ qua một cái "còm" (comment) dưới một bài viết đăng trên Dân Làm Báo có tựa là "Douglas MacArthur - Quân tử gặp Anh hùng", đăng vào ngày 15/11/2014. Xin đăng lại và thêm một số chú-thích, như sau:

"1. MacArthur bị Tổng thống Truman truất quyền chỉ huy quân đội Mỹ ở Triều Tiên vào ngày 11/04/1951, vì tội làm hỏng chánh sách chính trị của Truman.

"2. Năm 1949, đại quân của Mac đánh đuổi quân Bắc Hàn và tiến tới sông Áp Lục (tiếng Anh viết là Yalu River). Truman, căn cứ theo báo cáo của CIA, hỏi Mac nghĩ sao về sự hiện diện của hàng trăm ngàn quân Tàu ở bên kia biên giới. Mac trả lời rằng hơi sức đâu mà quan tâm đến bọn giặc cỏ đó, rằng sức mạnh của quân đội Mỹ là vô địch, cho kẹo Tàu cũng không dám qua sông (Nguyễn Văn Huy diễn nghĩa, chứ nguyên văn không phải vậy ).

"3. Đùng một cái hơn một triệu lính Tàu, đang nằm phục kích bên kia sông, ùa qua, đánh lính Mỹ chạy dài dài xuống phương Nam. Hán Thành (Seoul) bị rơi vào tay lính Tàu vào tháng giêng năm 1951. Lúc đó cả Truman lẫn Mac đều cho rằng đại thế đã mất, trong “tam thập lục kế” thì “tẩu vi thượng sách”, nói trắng ra là chỉ còn nước cho lính Mỹ lên tàu về nước, bỏ Nam Hàn lại cho Cộng Sản làm thịt, kiểu như Nixon xài chiêu "Việt-Nam-hóa chiến-tranh" sau này. Dân tộc Mỹ ngộ thật, sống mà không cần mặt mũi gì hết . Xin coi phần "Removal from command" của bài "Douglas MacArthur" đăng trên Wiki. Trong đó, có một câu như sau:

"Within weeks of the Chinese attack, MacArthur was forced to retreat from North Korea.[320] Seoul fell in January 1951, and both Truman and MacArthur were forced to contemplate the prospect of abandoning Korea entirely. [321]"

("Trong vòng vài tuần-lễ sau khi người Tàu tấn-công, MacArthur bị bắt-buộc rút ra khỏi Bắc Hàn [320]. Hán Thành thất-thủ vào tháng 01/1951, và cả Truman lẫn MacArthur bị bắt phải nghĩ đến việc bỏ rơi nước Đại Hàn hẳn luôn [321].")

"[321] Schnabel, James F (1972). pp. 310–314 of "Policy and Direction: the First Year". United States Army in the Korean War. Washington, D.C.: US Government Printing Office. OCLC 595249. Retrieved 17 May 2011 (link: https://en.wikipedia.org/wiki/Douglas_MacArthur#CITEREFSchnabel1972.".

("[321] James F Schnabel, những trang 310-314 của quyển "Chánh-sách và Phương-hướng: Năm Thứ Nhất" (của Quân-đội Mỹ tại Đại Hàn), xuất-bản năm 1972 bởi Văn-phòng Ấn-loát của Chánh-phủ Mỹ. Download vào ngày 17/05/2011.")

"4. Lúc bấy giờ người hùng của quân đội Mỹ xuất hiện và cứu vãn được cơ đồ của MacArthur. Đó là Thiếu tướng Matthew Ridgway, tư lệnh mới của Đệ Bát Lộ Quân ở Triều Tiên từ đầu năm 1951. Ảnh đoạt lại Hán Thành vào tháng 3 năm 1951, rồi Bắc tiến cho tới vĩ tuyến thứ 38. Với tình hình quân sự khả quan như vậy, Truman tính chụp cơ hội để điều đình với Mao Trạch Đông. Nhưng bất ngờ, MacArthur lên tiếng chế giễu Mao, kêu Mao hãy thú nhận rằng đại thế đã mất rồi. Lẽ dĩ nhiên là Mao nổi tính hung tàn, cho quân đánh nhầu. Còn Truman chưa kịp mở miệng nói với Mao thì đã bị MacArthur nhảy vô họng ngồi, cho nên ảnh uất ức quá bèn cho MacArthur về hưu luôn về tội nói leo, như đã nói ở đoạn 1 ."



Dân-tộc Việt Nam sản-sinh ra nhiều người thích xu-nịnh những kẻ có tiền, có quyền hoặc có danh-vọng



Vì quân Mỹ thua quá, cả Truman lẫn MacArthur đều đã đồng ý chuẩn-bị rút quân Mỹ ra khỏi Đại Hàn, để dân và lính Đại Hàn lại cho Trung Cộng làm thịt. May mà có Thiếu tướng Matthew Ridgway lật ngược được thế cờ.



C.4(b) Thương-trường tối-kỵ mặt-mũi:

Vào năm 2001, Mitsubishi Australia dự-tính đóng cửa hãng làm xe ở tiểu-bang Adelaide, vì đang bị lỗ-lã trầm-trọng. John Howard, Thủ-tướng của Úc lúc bấy giờ, bèn bay qua Tokyo để năn-nỉ Ban Giám-đốc Mitsubishi Nhật đừng đóng (xem bài "Car dispute to feature in Howard's Japan visit"). Người Nhật trọng mặt-mũi, như bao nhiêu dân-tộc khác của chủng-tộc Bách-Việt, do đó bị Howard khai-thác nhược-điểm đó. Một vị Thủ-tướng đến cầu-cạnh mình, mà mình từ-chối lời cầu xin giúp đỡ thì người khác sẽ cho rằng công-ty của mình sắp chết đến nơi. Do đó, làm gì thì làm phải tạm thời gật đầu cái đã (xem bài "Prime Minister returns from Japan with Mitsubishi upgrade pledge").

Kết-quả của cái gật đầu phản-nghịch những quy-luật kinh-tế đó là đến ngày 31/03/2004 hãng Mitsubishi Australia đã lỗ thêm 2.76 tỷ đô Úc (xem bài "Government $50m offer eases Mitsubishi pain"), trong khi đó vào năm 2001 Howard chỉ chi 300 triệu đô Úc để góp sức (xem bài "Making cars became just too difficult - Mitsubishi bids Australia sayonara").

Tổng-giám-đốc mới của Mitsubishi Nhật, Yoichiro Okazaki, thẳng-thừng nhìn nhận sự thật phũ-phàng là hãng Mitsubishi xe hơi gần sập tiệm và tuyên-bố đóng cửa một số chi-nhánh: "This plan is our last chance for survival as an auto maker." ("Đây là cơ-hội cuối-cùng để cho hãng làm xe của chúng tôi được tồn-tại.") (xem bài "Government $50m offer eases Mitsubishi pain").


C.5 Nguyễn Văn Thiệu tưởng Mỹ muốn chơi trò 'bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra':

Những việc làm đầy thiện-chí của chánh-phủ Mỹ lại bị đám quân-sư về chính-trị và tình-báo Việt Cộng nằm vùng xuyên-tạc là "gieo tiếng dữ cho Việt Nam Cộng Hòa" để có cớ ra đi, do đó Nguyễn Văn Thiệu mới tin rằng người Mỹ trọng mặt mũi, rồi nghe lời mấy anh Việt Cộng nằm vùng bỏ cao-nguyên - với dụng-ý làm cho người Mỹ cuống-cuồng viện-trợ quân-sự cấp-tốc để cứu chế-độ. Bây giờ ngay cả một đứa con nít cũng biết là Thiệu đã phạm sai-lầm nghiêm-trọng khi làm như vậy. Trong một chế-độ chính-trị mà người dân nào cũng có quyền chửi người của công-chúng ("public figure") - làm đúng cũng bị chửi, mà làm sai cũng bị chửi - thì có mặt-mũi hay không có mặt mũi cũng chẳng khác nhau gì bao nhiêu. Các chính-trị-gia Mỹ quen việc này rồi .

Ngay cả những việc mà phụ-tá Nguyễn Văn Ngân cho rằng Mỹ đã lén-lút tiếp tay với Cộng-sản với dụng-ý gieo tiếng xấu cho chế-độ Việt Nam Cộng Hòa để có cớ rút lui, chẳng qua chỉ là một lối dèm-pha của các anh quân-sư Việt Cộng nằm vùng. Trong khi đó, chánh-phủ Mỹ chỉ mong muốn Việt Nam Cộng Hòa đừng gây thêm tai-tiếng về nhân-quyền và tham-nhũng (xem phần "F.4(b) Hậu-quả của việc người Tàu bán lúa gạo cho Việt Cộng" của bài "(63) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 3) - Miền Nam bị các tướng tình-báo và người Tàu Việt bán đứng") thì phong-trào phản-chiến ở Mỹ mới xẹp xuống và Quốc-hội Mỹ mới không cắt viện-trợ.

Trong năm 1974, vì có một người sinh-viên Mỹ làm luận-án tiến-sĩ, trong đó tố-cáo trung-tướng Đặng Văn Quang đứng đầu một đường dây bán xì ke (heroin) cho lính Mỹ ở Việt Nam, CIA bèn mở cuộc điều-tra. Kết-quả là "no smoking gun" (nghĩa là không có chứng-cớ) và nếu không có bằng-cớ chứng-minh ảnh vô-tội thì cùng lắm là "unproven" ("không chứng minh được có tội"). Việc làm của CIA chứng-tỏ người Mỹ không có ý-định gieo tiếng ác cho Việt Nam Cộng Hòa. Xin xem trang 148 và 149 của quyển "CIA and the Generals").



Trang 148, "CIA and the Generals"



Nói tóm lại, các anh Việt Cộng nằm vùng kiêm chức phụ-tá chính-trị và tình-báo của Nguyễn Văn Thiệu ngày đêm cứ lải-nhải bên tai của Nguyễn Văn Thiệu với những tin vịt, và khi không xài tin vịt được (vì tin thật đã lên mặt báo ) thì lại xuyên-tạc sự kiện với những lời-lẽ độc-ác với dụng-ý làm cho Thiệu cảm thấy Mỹ lúc nào cũng muốn hại ảnh và phá-hoại cuộc đấu-tranh chống Cộng của Việt Nam Cộng Hòa.


C.6 Mỹ bị Việt Cộng nằm vùng gieo đủ thứ tiếng ác:

C.6(a) Mỹ có chủ-trương bán đứng Việt Nam Cộng Hòa trong trận chiến Tết Mậu Thân 1968, hay không?

C.6(a)(1) Hai cách nhìn vấn-đề của hai sĩ-quan tình-báo Việt Nam Cộng Hòa:

Trong nhiều năm về trước, Nguyễn Văn Huy từng nhiều lần nói chuyện chính-trị với một anh sĩ-quan tình-báo cao-cấp của Việt Nam Cộng Hòa và lần-lần phát-hiện những sự nhận-định vô-lý của ảnh về những việc làm của Mỹ. Chẳng hạn ảnh cho rằng Mỹ âm-mưu với Việt Cộng, để cho Việt Cộng thắng Việt Nam Cộng Hòa trong trận Mậu Thân, để Mỹ có cớ rút khỏi Việt Nam. Ảnh trưng bằng-cớ là suốt một tuần-lễ đầu, Việt Cộng đánh Việt Nam Cộng Hòa tơi-bời mà Mỹ không hề can-thiệp.

Điều này được thiếu-tá Liên Thành, cựu trưởng ty Cảnh Sát Quốc Gia Thừa Thiên-Huế, xác-nhận tại trang 86 của quyển Biến Động Miền Trung, do Tập-san Biệt Động Quân xuất-bản năm 2008 (xem Phần 5, Chương 2 - 2 – Quân lực VNCH trước giờ Việt Cộng tấn công Huế, tiểu-mục "Tại Quận I", của trang web "Biến động miền trung - Toàn tập - Liên Thành"). Tuy nhiên, Liên Thành chỉ viết: "Thật là khó hiểu". Điều đó thể-hiện tư-cách của một người sĩ-quan tình-báo Việt Nam Cộng Hòa chân-chính: biết thì nói, không thì thôi, còn hoài-nghi thì để bụng.



Trang 86, "Biến Động Miền Trung", ấn-bản năm 2008



C.6(a)(2) Việt Cộng tấn-công tòa đại-sứ Mỹ ở Sài Gòn ngay từ ngày đầu của cuộc chiến:

Anh bạn kia là nội-tuyến của Việt Cộng, do đó cứ xuyên-tạc vô-tội-vạ để làm loạn nhân-tâm. Ảnh lờ đi sự kiện lịch-sử tòa đại-sứ của Mỹ tại Sài Gòn bị 19 anh đặc-công Việt Cộng nhảy vào bắn giết từ ngày đầu của trận Tết Mậu Thân, 31/01/1968 (xem "Embassy of the United States, Saigon"). May mà được lính thủy-quân lục-chiến Mỹ đưa ra ngoài tòa đại-sứ ngay sau khi tiếng súng đầu tiên nổ ra, nếu không e rằng Đại-sứ Mỹ Bunker đứng tim mà chết . Vậy mà anh bạn lại cho rằng có âm-mưu giữa Mỹ và Việt Cộng, thì rõ-ràng đó là một sự xuyên-tạc lịch-sử.

Chú-thích cho phần C.6(a)(2):

Anh bạn cũng từng lấy tư-cách là bạn thân của Trịnh Công Sơn để khẳng-định Trịnh không phải là Cộng-sản nằm vùng. Nhưng điều này trái với những chứng-cớ mà Liên Thành đã trưng ra sau khi Trịnh chết (xem "Trịnh Công Sơn và những hoạt-động Cộng-sản nằm vùng" của Liên Thành). Chỉ có một điều mà anh bạn nói trúng ý của Nguyễn Văn Huy: Trịnh Công Sơn là "gay" .


C.6(a)(3) Tướng Westmoreland ăn nhầm tin vịt của Việt Cộng:

Về vấn-đề Mỹ không có phản-ứng tức thì ở Huế, sự thật là trước đó Mỹ đã trúng độc-thủ về tình-báo của Việt Cộng. Đó là hậu-quả của việc giao-dịch với Trần Bạch Đằng trong năm 1967. Trần Bạch Đằng dấu Đảng việc đề-nghị với Mỹ đổi tù-binh Mỹ lấy vợ ảnh (tên Nguyễn Thị Chơn), lúc đó đang bị Việt Nam Cộng Hòa giam-giữ (xem thêm chi-tiết về cuộc giao-dịch này trong những trang 58-63 của quyển "CIA and the Generals").

Nhưng trong thời-gian đó Vũ Ngọc Nhạ và ban cố-vấn chính-trị của Nguyễn Văn Thiệu, trong đó có Huỳnh Văn Trọng, Lê Hữu Thúy và khoảng 20 người khác, toàn là Việt Cộng nằm vùng và họ ra vào dinh Độc Lập như cơm bữa (xin xem bài viết "Ông Cố-vấn: Huỳnh Văn trọng là ai?"). Như vậy, làm sao việc nhảy rào của Đằng qua mắt Lê Đức Thọ được? Đó là lý-do sau trận Tết Mậu Thân Đằng bị Thọ đưa về Bắc cho ngồi chơi, xơi nước và sau 1975 không hề được tuyên-dương công-trạng nào và cũng không hề được cho làm một chức-vụ gì trong chính-quyền hoặc đảng.

Lê Đức Thọ lợi-dụng cuộc giao-dịch do Trần Bạch Đằng chủ-xướng bằng cách phóng ra những tin vịt. Do đó, tướng Westmoreland cứ tưởng rằng việc Việt Cộng đánh lung-tung ở các tỉnh và thành-phố là đánh giả, còn việc đánh căn-cứ Khe Sanh mới là đánh thật. Do đó, ảnh cứ duy-trì nhiều sư-đoàn thiện-chiến gần Khe Sanh để yểm-trợ và án-binh bất-động ở những nơi khác trong mấy ngày luôn.

Cái video clip dưới đây là trích-đoạn của cái clip "General Westmoreland on the Tet Offensive, 2/1/68", từ phút 00:22 cho tới phút 01:20, đăng trên Youtube ngày 07/06/2012 bởi AuthenticHistory. Cái clip gốc được quay vào ngày 01/02/1968, tức là sáng ngày hôm sau của cuộc tấn-công của đặc-công Việt Cộng vào tòa đại-sứ Mỹ. Westmoreland nhận-định rằng đây là một đòn "dương Đông, kích Tây" của Việt Cộng. Ảnh cho rằng chính Khe Sanh mới là mục-tiêu thật sự của Việt Cộng. Lịch-sử đã sang trang và cho biết sự thật trái ngược lại với sự nhận-định của Westmoreland.







Sau đây là cuộc phỏng-vấn của đài truyền-hình:

"General, how would you assess the enemy's purposes in yesterday's activities?"

("Đại-tướng, ông đánh giá như thế nào về mục-đích của địch-quân trong những hoạt-động hôm qua?")

Westmoreland trả lời (vào phút 00:28):

"The enemy is very deceitfully and has taken advantage of the Tet truce in order to create maximum consternation within South Vietnam, particularly in populated areas. And my opinion, this is diversionary to his main effort which he had planned to take place in Quang Tri province, from Laos toward Khe Sanh and across the demilitarized zone. This attack is not yet materialized. His schedule has been probably thrown off balance because of our very effective air strikes. Now yesterday the enemy exposed himself by virtue of this strategy and he suufered great ..."

("Kẻ thù rất quỷ-quyệt và đã lợi-dụng sự hưu-chiến vào ngày Tết để tạo ra sự bất ngờ và rối-loạn tối-đa tại miền Nam, nhất là trong những vùng đông dân-cư. Và theo ý-kiến của tôi, đây là chiêu đánh lạc-hướng để che dấu nỗ-lực chánh của kẻ địch, trong đó ảnh nhắm thực-hiện ở tỉnh Quảng Trị, từ Lào hướng về Khe Sanh và vượt qua vùng Phi-quân-sự. Cuộc tấn-công này chưa thực-hiện hình thành được. Kế-hoạch của ảnh có lẽ đã bị đảo-lộn vì những cuộc không-kích rất hữu-hiệu của chúng ta. Này, ngày hôm qua kẻ địch tự lộ-diện chính vì chiến-lược đánh lạc-hướng này và ảnh đã bị tổn-thất nhân-sự nặng-nề...") (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

Việt Cộng không tấn-công các căn-cứ Mỹ vì đã đoán trước phản-ứng của Westmoreland, và chỉ muốn rảnh tay để đánh cho Việt Nam Cộng Hòa bầm-dập cái đã . Đến lúc Westmoreland biết sự thật và tung quân vào chiến-trường thì, dù đã đẩy lui được các cuộc tổng tấn-công, nhưng về chính-trị coi như đã "thất cơ, lỡ vận": dân-chúng Mỹ không còn tin-tưởng khả-năng điều-khiển chiến-tranh của Westmoreland và khả-năng chiến-đấu của quân-đội Mỹ nữa. Do đó, phong-trào phản-chiến ở Mỹ bùng lên và, dẫn đến việc chính-phủ Mỹ phải Việt-nam-hóa chiến-tranh.

Sau này, trong một quyển quân-sử về trận chiến Tết Mậu Thân, sử-gia Phạm Văn Sơn cũng mặc-nhiên công-nhận là Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa đã trúng kế "dương Đông, kích Tây" của Việt Cộng, tuy không nói thẳng ra. Xin trích ra một đoạn văn trong quyển "Trận chiến Tết mậu Thân 1968 (Phần1), đăng trên blog "Buồn vui đời lính" vào ngày 18/11/2012 (trang web này bị Facebook cho biết là có mã-độc, do đó xin độc-giả cẩn-thận trước khi click: https://buonvuidoilinh.wordpress.com/2012/11/18/pham-van-son-tran-chien-tet-mau-than-1968-phan1/):

"Trận Tổng Công Kích Đợt 1 của Việt Cộng đã xảy ra trong những ngày đầu năm Mậu Thân 1968. Để che dấu âm mưu này và để đánh lạc hướng, chiều ngày 20 tháng 1 năm 1968 nghĩa là trước cuộc tổng tấn công 10 ngày, sau những loạt trọng pháo mở màn, bộ đội Bắc Việt đã tấn công mạnh mẽ vào Khe Sanh." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)


Với sự bén nhạy của một người sĩ-quan tình-báo, không đợi Nguyễn Văn Huy đào bới thêm (kiểu như con Ki Ki của Nguyễn Văn Huy thường làm ), anh bạn sĩ-quan tình-báo tránh né giao-tiếp bằng mọi cách. Như vậy, anh này có tịch và đã từng nằm vùng cho Việt Cộng .

Chú-thích cho phần C.6(a)(3):

Chuyện đánh lạc-hướng Mỹ dĩ nhiên là một kiệt-tác của Lê Đức Thọ. Ảnh hứng-chí đến độ sau đó ảnh gọi Trần Đĩnh tới để bàn về việc viết hồi-ký về việc chuẩn-bị vụ Mậu Thân. Trần Đĩnh kể trong quyển 'Đèn Cù 1', trang 294, như sau:

"Một lần Thọ khoác vai tôi đi vòng quanh sân. Nói: - Cậu viết giỏi lắm, tớ rất thích. Không ở tù mà viết y như thằng đã ở tù, y như thằng đã bị xăng-tan nó tẩn. Nhiều nhà văn tên tuổi viết không bằng cậu đâu. (Ông kể tên một lô ra nhưng tôi kể theo thì tôi là thằng ngu!) Tớ sẽ nhờ cậu viết hồi ký cái đoạn tớ chuẩn bị tổng khởi nghĩa rất hay. Tới đây tớ sẽ lấy cậu theo sang Paris đàm phán, làm báo cho đoàn ta..."



Trang 294, Đèn Cù 1 của Trần Đĩnh



C.6(b) Mỹ có chủ-trương giết hai anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, hay không?

C.6(b)(1) Dương Văn Minh giết hai anh em Diệm, Nhu để che-dấu vai-trò Việt Cộng nằm vùng:

Với những tài-liệu lịch-sử đã được giải-mật, hiển-nhiên Mỹ có chủ-trương đảo-chánh Ngô Đình Diệm. Nhưng việc giết Diệm chính là do Dương Văn Minh thi-hành mệnh-lệnh của Hà Nội (xin xem phần E.4 của bài "(63) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 3)" để thấy vai-trò nằm vùng của Dương Văn Minh), cộng với mối tư-thù đối với anh em Diệm, Nhu (xem cuộc phỏng-vấn của cựu Chánh-án tòa Thượng-thẩm Sài Gòn Lâm Lễ Trinh dành cho Đại-tá Nguyễn Văn Y vào ngày 28/12/2004), chứ không phải chủ-trương của người Mỹ. Xin độc-giả xem cái trích-đoạn của cái video clip của Lâm Lễ Trinh, từ phút 8:40 cho tới phút 16:27:







Căn-cứ trên câu chuyện do Nguyễn Văn Y kể trong cái video clip ở trên, thì gần như tất-cả các cơ-quan tình-báo của Việt Nam Cộng Hòa (gồm có Phủ Đặc-uỷ Trung-ương Tình-báo của đại-tá Nguyễn Văn Y, Sở Nghiên-cứu Chính-trị Xã-hội của bác-sĩ Trần Kim TuyếnLực-lượng Đặc-biệt Việt Nam Cộng Hòa của đại-tá Lê Quang Tung) đều báo-cáo lên Ngô Đình Diệm về những hành-vi khả-nghi của Dương Văn Minh, trong đó có việc ảnh liên-lạc thường-xuyên với người em ruột theo Việt Cộng.

Nếu Dương Văn Minh là người ngay, thì ảnh phải báo-cáo việc tiếp-xúc lên Tổng-thống. Nếu không báo-cáo, Ngô Đình Diệm có quyền ra lệnh bắt anh em Dương Văn Minh để điều-tra. Lẽ dĩ-nhiên, Dương Văn Minh sẽ chối-tội dễ-dàng, còn em ảnh thì khó mà chối. Tuy nhiên, Dương Văn Minh sẽ khó ăn nói với tướng-lãnh, do đó trước sau cũng phải xin về hưu non, và cuộc đảo-chánh sẽ không xảy ra. Tuy Nguyễn Văn Y cho rằng không có bằng-chứng Dương Văn Minh theo Việt Cộng, nhưng cần gì phải bắt-bớ anh ta? Chỉ cần gieo nghi-ngờ trong lòng các tướng-lãnh khác là đủ vô-hiệu-hóa anh ta.

Như vậy, vào năm 1963, Minh không thể không tin rằng vai-trò nằm vùng của mình đã bị lộ. Do đó, việc hai anh em Diệm, Nhu phải bị giết để diệt-khẩu là lẽ đương-nhiên. Ngay cả với đàn em trung-thành của ảnh, Nguyễn Văn Y, ảnh cũng phải đày ra Côn Đảo, để che-dấu cái tịch Việt Cộng nằm vùng của ảnh. Sau này, năm 2017, Thiếu-tướng Trang Sĩ Tấn có thể khẳng-định Minh là Việt Cộng nằm vùng. Đó là việc Dương Văn Minh dẹp bỏ 16 ngàn ấp-chiến-lược theo Nghị-quyết chiến-tranh của Đại-hội 9 của Việt Cộng (xem phần "E.4 Anh Cộng-sản nằm vùng Dương Văn Minh có công với Việt Cộng trong việc đánh sập hai chế-độ Việt Nam Cộng Hòa" của bài "(63) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 3) - Miền Nam bị các tướng tình-báo và người Tàu Việt bán đứng"). Mỹ cũng đoán ra Dương Văn Minh làm việc cho Việt Cộng, do đó bật đèn xanh cho Nguyễn Khánh đảo-chánh Dương Văn Minh.


C.6(b)(2) Mỹ ra sức bảo-vệ những đứa con của Ngô Đình Nhu:

Xin đăng lại ở đây trang 214 của quyển "CIA and the House of Ngo". Tác-giả Thomas Ahern viết quyển này, dựa trên những tài-liệu đã được bạch-hóa (giải-mật) của CIA về những biến-cố lịch-sử dẫn đến cuộc đảo-chánh Ngô Đình Diệm vào ngày 01/11/1963.

"The ignominious demise of Diem and Nhu shocked and dismayed President Kennedy, who according to Maxwell Taylor's account leaped to his feet and rushed from the meeting which Michael Forrestal had interrupted to announce their deaths. John Richardson and David Smith had separately warned Lodge and Headquarters of the high risk that Diem would not survive a military coup. But the event shocked Washington, to the extent that Smith thought Headquarters' reaction almost hysterical.(46)

("Cái chết thảm-thương của Diệm và Nhu gây chấn-động và gây đau-đớn cho Tổng-thống Kennedy. Theo lời kể của Maxwell Taylor, Kennedy nhảy dựng lên và lao ra ngoài cuộc họp mà Michael Forrestal đã kêu ngưng lại để cho ảnh loan báo những cái chết của họ. Từng anh John Richardson and David Smith đã cảnh-cáo Đại-sứ Cabot Lodge và Tổng hành-dinh CIA về nguy-cơ Diệm khó mà sống qua được một cuộc đảo-chánh. Nhưng biến-cố đó gây chấn-động cho thủ-đô Washington đến mức-độ Smith nghĩ rằng phản-ứng của Tổng hành-dinh gần như là hoảng-loạn." (46))

"Dismay at the brutal treatment of Diem and Nhu generated a panicky concern for the safety of the Nhu children. President Kennedy enjoined McCone to ensure their safe conduct to their mother, then in Europe. General Don had told Conein that he had the children in his care; he said he wanted only to be helpful, and travel arrangements were completed at a meeting that included Lodge and "Big Minh." But there remained some doubt about the general's good intentions, and Lodge had one of his aides, Fred Flott, accompany the children and a nurse to Rome. At the Saigon airport, Conein instructed the pilot that once airborne he should ignore any orders from the tower to return to Ton Son Nhut or to proceed anywhere else than to the first scheduled stop, at Bangkok. No one tried to divert the airpllane, and the children were safely delivered over to Bishop Thuc in Rome." (47)

("Sự đau buồn về sự đối-xử tàn-bạo với Diệm và Nhu tạo ra sự lo-sợ cho sự an-nguy của những đứa con của Nhu. Tổng-thống Kennedy ra lệnh McCone bảo-đảm đưa họ tới người mẹ một cách an-toàn, lúc đó đang ở Âu-châu. Tướng Don đã bảo Conein rằng ảnh đang săn-sóc những đứa nhỏ. Ảnh nói rằng ảnh chỉ muốn giúp. Và những sự sắp đặt về việc di-chuyển được hoàn-tất trong một cuộc họp gồm có Đại-sứ Lodge và tướng Minh. Nhưng người ta vẫn còn hoài-nghi về thiện-chí của ông tướng, và Lodge có một người phụ-tá, Fred Flott, đi kèm những đứa nhỏ và một người y-tá cho tới La Mã. tại phi-trường Sài Gòn, Conein chỉ-thị cho người phi-công rằng một khi máy bay đã cất cánh, ảnh nên bỏ ngoài tai bất-cứ mệnh-lệnh nào từ đải kiểm-soát không-lưu kêu bay trở lại Tân sơn Nhất hoặc bay tới bất-cứ chỗ nào khác với chỗ đáp đầu tiên trong chương-trình - tại Bangkok. Không có ai làm cho máy bay bay tới chỗ khác, và những đứa trẻ được giao cho Giám-mục Thục ở La Mã một cách an-toàn. (47)")



Trang 214, "CIA and the House of Ngo"



C.7 Nguyễn Văn Thiệu không cố-ý làm mất miền Nam:

Có một số người có tật nghi thần, nghi quỷ, cho rằng Nguyễn Văn Thiệu cố ý làm cho miền Nam thua trận. Họ quên rằng có nhiều chứng-cớ lịch-sử xác-nhận Thiệu nhiều lần chống-đối Mỹ kịch-liệt việc quân Bắc Việt được phép ở lại miền Nam (xin xem phần B.3 của bài "(62A) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 1)". Nếu Nguyễn Văn Thiệu muốn miền Nam mất vào tay Cộng-sản thì chỉ cần làm bộ phản-đối yếu-ớt là đủ.

Dưới đây là một trích-đoạn của cái video clip "Cố Tt Vnch Nguyễn Văn Thiệu tôi không chịu ký Hiệp định Paris năm 1973", đăng trên Youtube vào ngày 27/07/2013 bởi YuriRevenge2011, từ phút 05:11 cho tới phút 06:30:







C.8 Mỹ bán đứng Đài Loan để giúp Việt Nam Cộng Hòa:

C.8(a) Thông-cáo chung giữa Mỹ và Trung Cộng tại Thượng Hải:

Vào ngày 28/02/1972, Mỹ và Trung Cộng làm một bản 'Joint Communique of the United States of America and the People's Republic of China' ("Thông-cáo chung giữa Mỹ và Trung Cộng") tại Thượng Hải. Trong nửa phần đầu, đọc thấy Trung Cộng và Mỹ nói chuyện găng nhau lắm, không ai nhượng-bộ ai hết. Tuy nhiên, đọc tới nữa phần sau mới thấy Mỹ đã công-nhận Đài Loan là một tỉnh của Trung Cộng từ hồi nào rồi. Trong phần 12 của bản Thông-cáo, Mỹ công-nhận Trung Cộng là đại-diện duy nhất cho nước Tàu và Đài Loan chỉ là một tỉnh của nước Tàu. Vậy là chết ngắt Đài Loan rồi, vì như vậy đương-nhiên Mỹ không còn công-nhận tư-cách thành-viên sáng-lập Liên Hiệp Quốc của Đài Loan nữa. Đổi lại, Mỹ được cái gì? Chính là sự bảo-kê của Trung Cộng, không cho Việt Cộng nuốt miền Nam sau khi Mỹ hết rút quân về nước. Xin xem screenshot của phần 12 dưới đây:



Phần đầu của Shanghai Communiqué, ngày 28-02-1972



Phần 12 của Shanghai Communiqué, ngày 28-02-1972



Trong đoạn 8, có câu:

“International disputes should be settled on this basis, without resorting to the use or threat of force.”

(“Những sự xung-đột có tính-cách quốc-tế nên được giải-quyết trên căn-bản này, không chọn việc dùng bạo-lực hoặc đe-dọa dùng bạo-lực”)

Trong đoạn 9, có hai câu đáng chú ý:

“With these principles of international relations in mind the two sides stated that:

(“Với những nguyên-tắc về quan-hệ quốc-tế đó trong tâm-trí, hai bên tuyên-bố rằng:")

(...)

“both wish to reduce the danger of international military conflict”

(“cả hai bên mong-ước giảm-bớt sự nguy-hiểm của những cuộc xung-đột về quân-sự có tính-cách quốc-tế.”)



Phần 8 và 9 của Shanghai Communiqué, ngày 28-02-1972



Lời tuyên-bố mơ-hồ ở trên rốt cuộc trở thành hiện-thực là cả miền Nam lẫn miền Bắc đều bị cúp viện-trợ quân-sự gần hết, để không còn ai đánh ai nữa, và hai ông chủ Mỹ lẫn Trung Cộng đều khỏi bị tốn tiền nữa. Đó là lý-do mà Nguyễn Văn Huy nhắc đi, nhắc lại trong những bài viết của mình rằng có thỏa-thuận ngầm giữa Mỹ và Trung Cộng. Về miền Bắc, bằng-cớ là Lê Duẩn chửi ỏm-tỏi trong quyển Bạch-thư 'Sự thật về quan hệ Việt Nam & Trung Quốc trong 30 năm qua' (xem phần "A.1(a) Nguyên-nhân Trung Cộng cúp viện-trợ quân-sự cho miền Bắc" của bài '(62A) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 1) - Miền Bắc bị Mao Trạch Đông cúp viện-trợ quân-sự hoàn-toàn từ năm 1973 nhưng cả miền Nam đều bị mà mắt'), sau khi một cuộc chiến biên-giới long trời, lở đất xảy ra vào năm 1979 (xem phần “G. Việt Cộng đánh nhau với Trung Cộng” của bài '(63) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 3) - Miền Nam bị các tướng tình-báo và người Tàu Việt bán đứng'). Vậy mà cho tới giờ phút này mấy anh Việt Cộng nằm vùng vẫn còn rêu-rao rằng miền Bắc vẫn được viện-trợ quân-sự ồ-ạt sau năm 1973. Họ làm như vậy để che-dấu tội-ác của họ trong việc xúi Tổng-thống Nguyễn Văn Thiệu làm một quyết-định điên-rồ là bỏ cao-nguyên, đến đỗi mất nước.


C.8(b) Đài Loan bị đuổi ra khỏi Liên Hiệp Quốc:

Trước khi Mỹ chánh-thức công-nhận Trung Cộng như là thực-thể đại-diện duy nhất của dân-tộc Tàu trong bản Thông-cáo chung tại Thượng Hải, việc trục-xuất Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc đã diễn ra rồi với sự thông-đồng của Mỹ. Những đoạn văn sau đây được trích từ bài "China and the United Nations" ("Trung Cộng và Liên Hiệp Quốc"), đăng trên Wiki:

"Seeking to place more diplomatic pressure on the Soviet Union, American president Richard Nixon sent his national security advisor Henry Kissinger on two trips to the People's Republic of China in July and October 1971 (the first of which was made in secret via Pakistan) to confer with Premier Zhou Enlai, then in charge of Chinese foreign policy.[43][44][45] His trips paved the way for the groundbreaking 1972 summit between Nixon, Zhou, and Communist Party of China Chairman Mao Zedong, as well as the formalization of relations between the two countries, ending 23 years of diplomatic isolation and mutual hostility in favor of a tacit strategic anti-Soviet alliance between China and the United States.

("Nhằm gây thêm áp-lực ngoại-giao lên Liên Xô, Tổng-thống Nixon gởi người cố-vấn an-ninh quốc-gia, Henry Kissinger, qua Tàu vào tháng Bảy và tháng Mười năm 1971 (lần đầu bí-mật đi vòng ngã Pakistan) để nghị-sự với Thủ-tướng Chu Ân Lai lúc đó đang phụ-trách chánh-sách ngoại-giao [43] [44] [45]. Những chuyến đi của Kissingger dọn đường cho cuộc hội-nghị thượng-đỉnh có tính-cách khai-sáng giữa Nixon, Chu và Chủ-tịch đảng Cộng-sản Tàu Mao Trạch Đông, cũng như hợp-thức-hóa những mối quan-hệ giữa hai nước, chấm-dứt sự cô-lập về ngoại-giao và thù-nghịch lẫn nhau trong 23 năm và thay vào đó bằng sự liên-kết giữa Trung Cộng và Mỹ về một chiến-lược được ngầm hiểu là chống lại Liên Xô.")


"On 15 July 1971, 17 UN members requested that a question of the "Restoration of the lawful rights of the People's Republic of China in the United Nations" be placed on the provisional agenda of the twenty-sixth session of the UN General Assembly, claiming that the PRC, a "founding member of the United Nations and a permanent member of the Security Council, had since 1949 been refused by systematic maneuvers the right to occupy the seat to which it is entitled ipso jure". On 25 September 1971, a draft resolution, A/L.630 and Add.l and 2, was submitted by 23 states including 17 of the states which had joined in placing the question on the agenda, to "restore to the People's Republic of China all its rights and expel forthwith the representatives of Chiang Kai-shek." On 29 September 1971, another draft resolution, A/L.632 and Add.l and 2, sponsored by 22 members, was proposed declaring that any proposal to deprive the Republic of China of representation was an important question under Article 18 of the UN Charter, and thus would require a two-thirds supermajority for approval. A/L.632 and Add.l and 2 was rejected on 25 October 1971 by a vote of 59 to 55, with 15 abstentions.

("Vào ngày 15/07/1971, 17 quốc-gia hội-viên của Liên-hiệp-quốc yêu-cầu vấn-đề "Phục-hồi những quyền hợp-pháp của Trung Cộng trong Liên-hiệp-quốc" được đưa vào lịch-trình tạm-thời của phiên họp lần thứ 26 của Đại-hội-đồng Liên-hiệp-quốc, đòi-hỏi rằng Trung Cộng, một hội-viên sáng-lập của Liên-hiệp-quốc và là một hội-viên thường-trực của Hội-đồng Bảo-an, từ năm 1949 đã bị từ-chối, bởi những động-thái có hệ-thống, ngồi lên cái ghế mà theo luật-lệ nó có quyền đó. Vào ngày 25/09/1971, một bản nghị-quyết nháp mang số A/L.630 và "Add.1 và 2" được đệ-trình bởi 23 nước gồm có 17 nước đã gia-nhập nhóm đưa vấn-đề vào lịch-trình, để phục-hồi tất-cả những quyền-lợi của Trung Cộng và trục-xuất ngay lập-tức những đại-diện của Tưởng Giới Thạch." Vào ngày 29/09/1971, một bản nghị-quyết nháp khác, A/L.632 và Add.l and 2, bảo-kê bởi 22 hội-viên, được đề-nghị tuyên-bố rằng bất-cứ đề-nghị nào lấy đi sự đại-diện của Đài Loan thì là một vấn-đề quan-trọng dưới Điều 18 của Hiến-chương Liên-hiệp-quốc, và như vậy sẽ cần có sự chấp-thuận của 2/3 của tất-cả hội-viên. Bản nghị-quyết nháp đó (A/L.632 và Add.l and 2) đã bị gạt bỏ vào ngày 25/10/1971 bằng một số phiếu 59 chống, 55 thuận, với 15 bỏ phiếu trắng.")


"Saudi Arabia submitted a proposition allowing the ROC to retain its seat at the UN and its affiliated organizations "until the people of the Island of Taiwan are enabled by a referendum or a plebiscite" under the auspices of the UN to choose among three options: continued independence as a sovereign state with a neutral status defined by a treaty recorded by the UN; a confederation with the PRC; or a federation with the PRC,[46] but was not supported by the United States.[47]

("Saudi Arabia đề-nghị cho phép Đài Loan được giữ cái ghế của nó tại Liên-hiệp-quốc và tại những tổ-chức mà nó có tham-gia "cho đến khi nhân-dân Đài Loan được Liên-hiệp-quốc tổ-chức một cuộc trưng-cầu dân-ý" để chọn một trong ba tuyển-trạch: (a) tiếp-tục sự độc-lập như là một quốc-gia có chủ-quyền với một tình-trạng trung-lập được quy-định bởi một hiệp-ước ghi-nhận bởi Liên-hiệp-quốc; (b) liên-kết với Trung Cộng; (c) hoặc là gia-nhập một liên-bang với Trung Cộng [46]. Đề-nghị này không được Mỹ ủng-hộ [47].")


"On 25 October 1971, the United States moved that a separate vote be taken on the provisions in the resolution "to expel forthwith the representatives of Chiang Kai-shek from the place which they unlawfully occupied at the United Nations and in all the organizations related to it" in the draft resolution. By this the United States was proposing that while the credentials of the PRC representatives would be accepted and the PRC would be seated as China’s representative with a seat on the Security Council, the ROC would continue to enjoy representation in the General Assembly. The proposition was legally untenable.[48] While China was a founding member, Taiwan had been a member of the United Nations; the presence of its representatives at the UN having always been predicated on its claim to represent China.[48] The motion was rejected by a vote of 61 to 51, with 16 abstentions. The representative of ROC made a declaration that the rejection of the 22-power draft resolution calling for a two-thirds majority was a flagrant violation of the United Nations Charter which governed the expulsion of Member States and that the delegation of the Republic of China had decided not to take part in any further proceedings of the General Assembly.[41] With the support from 26 African UN Member States[49] and in accordance with Article 18 of the UN Charter,[50] the Assembly then adopted Resolution 2758, with 76 countries supporting, 35 countries opposing, 17 countries abstaining, and 3 countries non-voting, withdrawing recognition of the representatives of Chiang Kai-shek as the legitimate representative of China, and recognizing the Government of PRC as the only legitimate representative of China to the United Nations.[51][52] At a Security Council meeting on 23 November 1971, after the General Assembly passed Resolution 2758, the President of the Council and the other representatives made statements welcoming the representatives of the People's Republic of China. The ROC lost not only its Security Council seat, but any representation in the UN.[41]

("Vào ngày 25/10/1971, Mỹ khởi-xướng một cuộc bỏ phiếu về những điều-khoản trong cái nghị-quyết nháp "trục-xuất ngay lập-tức những đại-diện của Tưởng Giới Thạch ra khỏi chỗ mà họ đã chiếm-giữ một cách bất-hợp-pháp tại Liên-hiệp-quốc và trong tất-cả tổ-chức có liên-quan tới nó". Qua việc này, Mỹ muốn nói rằng trong khi tư-cách của những đại-biểu của Trung Cộng sẽ được chấp-thuận và Trung Cộng sẽ được một ghế đại-diện cho nước Tàu trong Hội-đồng Bảo-An, thì Đài Loan sẽ có một cái ghế đại-diện cho nước Tàu trong Đại-hội-đồng Liên-hiệp-quốc. Đề-nghị này về luật-lệ thì không chấp-nhận được [48]. Trong khi Trung Cộng là một hội-viên sáng-lập, Đài Loan đã là một hội-viên của Liên-hiệp-quốc và sự hiện-diện của những đại-biểu của nó tại Liên-hiệp-quốc luôn-luôn được coi như là đại-diện cho nước Tàu [48]. Đề-nghị bị loại bỏ bởi một số phiếu 61 chống và 51 thuận, với 16 trung-lập. Đại-diện của Đài Loan tuyên-bố rằng việc loại-bỏ nghị-quyết nháp của 22 quốc-gia (trong đó kêu gọi phải có 2/3 đa-số) là một sự vi-phạm trắng-trợn Hiến-chương Liên-hiệp-quốc về việc trục-xuất những hội-viên quốc-gia và rằng đoàn đại-biểu của Đài Loan đã quyết-định sẽ không tham-dự vào bất-cứ công-việc nào khác sau này của Đại-hội-đồng [41]. Với sự ủng-hộ của 26 hội-viên quốc-gia Phi-châu,[49] và căn-cứ trên Điều 18 của Hiến-chương Liên-hiệp-quốc [50], Hội-đồng áp-dụng Nghị-quyết 2758 - với 67 nước ủng-hộ, 35 nước chống, 17 nước trung-lập và 3 nước không bỏ phiếu - hủy-bỏ sự công-nhận những đại-biểu của Tưởng Giới Thạch như là đại-diện hợp-pháp cho nước Tàu, và công-nhận chánh-phủ Trung Cộng như là đại-diện hợp-pháp duy-nhất của nước Tàu tại Liên-hiệp-quốc [51]. Trong một cuộc họp của Hội-đồng Bảo-an vào ngày 23/11/1971, sau khi Đại-hội-đồng thông qua Nghị-quyết 2758, Chủ-tịch của Hội-đồng và các đại-biểu khác ra những bản tuyên-ngôn hoan-nghênh những đại-biểu của Trung Cộng. Đài Loan không những chỉ mất ghế Hội-đồng Bảo-an mà còn mất luôn bất-cứ sự đại-diện nào tại Liên-hiệp-quốc [41].") (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)


Nguyễn Văn Huy

(Đăng vào ngày 10/08/2018, cập-nhật ngày 18/05/2020)


Những bài gốc ở Facebook:


Mục-lục của loạt bài này:







Nếu độc-giả có nhã-ý cho Like, xin nhấn nút Like và sau đó nhấn thêm nút Confirm ("xác-nhận"). Xin cảm ơn.