(64B) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 5) - Sự luân-hồi của những nhân-vật lịch-sử


Tóm-tắt nội-dung
(bài gồm khoảng 8 ngàn 400 chữ)

Trong bài "(64A) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 4) - Thời-vận của những nhân-vật lịch-sử", một câu hỏi đã được Nguyễn Văn Huy đặt ra như sau: "Nếu quả-thật trên đời này có Thượng-đế và Luật Trời, thế thì tại sao kẻ ác được phép gây tội-ác và đau-khổ cho bao nhiêu người khác?" Để trả lời câu hỏi đó, Nguyễn Văn Huy dùng lịch-sử để chỉ cho độc-giả thấy sự thăng-trầm của đời người bị chi-phối bởi Thiên-cơ. Do đó mới có đề-tài "Thời-vận của những nhân-vật lịch-sử". Trong bài này, chúng-ta lại tìm hiểu Luật Trời và Thiên-cơ từ một khía-cạnh khác. Đó là "sự luân-hồi của những nhân-vật lịch-sử."



Đại-tướng Scipio Africanus (236–183 BC) của đế-quốc La Mã đầu-thai thành Đại-tướng James Mattis (1950 -) của Mỹ.


(Hình bên trái được trích ra từ bài "Scipio Africanus" của livius.org. Hình bên phải được trích ra từ bài "The incredible career of Jim Mattis, the legendary Marine general turned defence secretary who just quit the Trump administration" của Business Insider Australia)


Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

(i) Từ kiếp này qua kiếp khác, gương mặt và vóc-dáng của một người không thay đổi bao nhiêu. Nhờ vậy, khi gặp lại những người quen đến từ kiếp trước, người ta mới có thể tự-nhiên cảm-thấy có cảm-tình với những người từng là bạn thân của mình hoặc cảm thấy ghét những người từng là kẻ thù sâu-sắc của mình.

(ii) Trong quyển "Man: Whence How And Whither", xuất-bản bởi Theosophical Society vào năm 1913, Leadbeater cho biết một loạt danh-tướng trong lịch-sử như là Julius Caesar, Napoleon, Akbar, Scipio Aricanus và nhiều danh-nhân khác nữa cùng đầu-thai trong thế-kỷ 20. Sự xuất-hiện của những người này báo-hiệu cho những trận đánh long trời, lở đất khắp thế-giới (tức là thế-chiến mới) sẽ xảy ra vào thế-kỷ 21. Theo Leadbeater, sự đầu-thai của những người này được gắn liền với sự tái-xuất-hiện của Đấng Christ (lần thứ nhất qua xác-thân của Chân-sư Jesus cách nay 2000 năm), mà Phật-giáo gọi là Đức Phật Maitreya. Đấng Christ sẽ mang lại một nền văn-minh tâm-linh cho nhân-loại, sau khi Thế-chiến Thứ Ba và nền văn-minh vật-chất hiện nay chấm-dứt cùng lúc (xem quyển "The Reappearance of the Christ" của Chân-sư Djwhal Khul).



Trang 428, “Man: Whence, How and Whither”, Leadbeater



Xin độc-giả lưu-ý:
Sau khi nhấn vào một cái link để xem một đoạn văn bên trong bài viết (thí-dụ như "xem phần A.1", "xem phần B.2", v.v...), nếu muốn trở lại chỗ cũ, độc-giả chỉ cần nhấn vào nút "Back" hoặc mũi tên chỉ qua bên trái của browser.


Mục-lục bài Kỳ 5
(Trong phần Mục-lục, mỗi một câu đều là một cái link)







---------------------------------

I. Đức Phật khuyên người-ta nên chiến-đấu cho chánh-nghĩa và sự thật

Phần dưới là một trích-đoạn của "Chapter 51 - Simha's Question concerning Annihilation” (“Những câu hỏi của Simha về sự hủy-diệt”), của quyển “Gospel of Buddha” ("Kinh Phật"), được xuất-bản vào năm 1894. Gọi là trích-đoạn vì những đoạn văn không liên-quan đến chính-trị thì không được trích ra ở đây. Tác-giả là Paul Carus (1852-1919), một học-giả người Mỹ gốc Đức. Carus biên-soạn quyển sách này từ những kinh-điển phổ-thông của Phật-giáo. Chương 51 gồm những câu hỏi của một vị tướng tên là Simha và những câu trả lời của Đức Phật Thích Ca.



Trang bìa trước, The Gospel of Buddha ("Kinh Phật") biên-soạn bởi Paul Carus, bản in 1995 bởi Studio Editions Ltd, London, England



I.1 Như Lai có cho phép sự trừng-phạt đối với những kẻ gây tội ác hay không?

"I am a soldier, O Blessed One, and am appointed by the king to enforce his laws and to wage his wars. Does the Tathagata who teaches kindness without end and compassion with all sufferers, permit the punishment of the criminal? and further, does the Tathagata declare that it is wrong to go to war for the protection for our homes, our wives, our children, and our property? Does the Tathagata teach the doctrine of a complete self-surrender, so that I should suffer the evil-doer to do what he pleases and yield submissively to him who threatens to take by violence what is my own? Does the Tathagata maintain that all strife, including such warfare as is waged for a righteous cause, should be forbidden?" [15]

(“Tôi là một quân-nhân, thưa Đức Thế-tôn, và được vua chỉ-định làm việc thi-hành luật và đánh cho vua. Như Lai từng dạy về sự tử-tế vô-biên và tình thương đối với những người đau-khổ, có cho phép sự trừng-phạt đối với những kẻ gây tội ác, hay không? Hơn nữa, Như Lai có cho rằng đi chiến-đấu để bảo-vệ gia-đình, vợ-con và tài-sản là sai-trái hay không? Phải chăng Như Lai dạy một giáo-lý về sự tự đầu hàng (từ bỏ) hoàn-toàn - dẫn đến việc tôi phải chịu đau-khổ do những kẻ gian-ác muốn làm gì thì làm tùy thích, và tuần-phục kẻ đe-dọa dùng bạo-lực để lấy đi những gì tôi có? Như Lai có khẳng-định rằng tất cả sự xung-đột, gồm cả chiến-tranh vì chính-nghĩa, nên bị cấm-đoán, hay không?”) (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Trang 147, The Gospel of Buddha ("Kinh Phật") biên-soạn bởi Paul Carus



I.2 Đức Phật dạy 'Kẻ đáng bị trừng-phạt phải bị trừng-phạt':

"He who deserves punishment must be punished, and he who is worthy of favour must be favoured. Yet at the same time he teaches to do no injury to any living being but to be full of love and kindness. These injunctions are not contradictory, for whosoever must be punished for the crimes which he has committed, suffers his injury not through the ill-will of the judge but on account of his evil-doing. His own acts have brought upon him the injury that the executer of the law inflicts. When a magistrate punishes, let him not harbour hatred in his breast, yet a murderer, when put to death, should consider that this is the fruit of his own act. As soon as he will understand that the punishment will purify his soul, he will no longer lament his fate but rejoice at it." [16]”

(“Người đáng bị trừng-phạt thì phải bị trừng-phạt, và người đáng được thưởng thì phải được thưởng. Nhưng cùng một lúc Như Lai dạy rằng không được làm tổn-thương bất cứ chúng-sinh nào, mà phải có tình thương tràn đầy. Những giáo-lý này không mâu-thuẫn với nhau, vì bất-cứ ai, bị trừng-phạt vì đã gây ra tội ác, chịu đau-khổ không phải vì ác-ý của quan tòa mà là vì tội ác của chính ảnh. Chính những hành-vi của ảnh đã mang lại sự tổn-thương mà người thi-hành luật gây ra. Khi một quan tòa trừng-phạt, người phạm tội đừng ôm-ấp sự thù-ghét trong lòng. Một kẻ sát-nhân, khi bị tử-hình, nên nghĩ rằng đó là cái Quả của chính hành-vi của ảnh. Ngay khi ảnh hiểu rằng sự trừng-phạt sẽ thanh-lọc-hóa linh-hồn của ảnh, thì ảnh sẽ không còn than-thở về số mạng của ảnh nữa, mà sẽ cảm thấy vui mừng.”) (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)


I.3 Đức Phật dạy 'Hãy chiến-đấu cho chánh-nghĩa và sự thật':

I.3(a) "The Tathagata teaches that all warfare in which man tries to slay his brother is lamentable, but he does not teach that those who go to war in a righteous cause after having exhausted all means to preserve the peace are blame-worthy. He must be blamed who is the cause of war. [17]”

(“Như Lai dạy rằng tất cả chiến-tranh mà trong đó người ta tìm cách giết người anh em của mình là xấu, nhưng Người không dạy rằng những người đi chiến-đấu cho chính-nghĩa, sau khi đã tìm mọi cách để duy-trì hòa-bình, là có tội. Người có tội là người gây ra chiến-tranh. [17]”)

Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

(i) Người Tàu dịch chữ "Tathagata तथागत" là “Như 如 Lai 來. Tatha = Như 如 là đi tới chỗ nào đó. Còn agata = Lai 來 là từ chỗ kia đi lại chỗ này. Như vậy, chữ "Khứ 去 " (đi từ chỗ này tới chỗ kia) có lý hơn chữ "Như 如" . Nghĩa bóng là người tự-do, không còn bị trói buộc bởi vật-chất và thất tình, lục dục nữa. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều ý-kiến khác nhau về ý-nghĩa của chữ "Tathagata तथागत". Xin xem bài "Tathāgata" trên Wiki.

(ii) Xin áp-dụng ý-nghĩa của đoạn văn [17] ở trên vào lịch-sử: người chiến-đấu cho chính-nghĩa và sự thật (Việt Nam Cộng Hòa) không chịu trách-nhiệm về cái xấu của chiến-tranh Việt Nam, mà chính kẻ gian-ác gây ra chiến-tranh (Cộng-sản Việt Nam) phải chịu. À! Vậy là nhờ Đức Phật chúng ta đã có một câu kết-luận hoàn-hảo về chiến-tranh Việt Nam. Những kẻ làm phim về chiến-tranh Việt-Nam đã đánh mất "common sense" (tri-giác thông-thường) khi tránh né kết-án Việt Cộng. (Hết phần chú-thích)


I.3(b) “The Tathagata teaches a complete surrender of self, but he does not teach a surrender of anything to those powers that are evil, be they men or gods or the elements of nature. Struggle must be, for all life is a struggle of some kind. But he that struggles should look to it lest he struggle in the interest of self against truth and righteousness. [18]”

(“Như Lai dạy sự đầu-hàng hoàn toàn của cái Tôi, nhưng người không dạy đầu-hàng bất-cứ cái gì đối với những quyền-lực tà-ác, dù đó là con người hoặc thần thánh hoặc ma quỷ. Phải tranh-đấu, vì đời là một sự tranh-đấu theo một kiểu nào đó. Nhưng người tranh-đấu nên chú-ý, đừng vì quyền-lợi của chính mình mà đấu-tranh chống lại sự thật và chánh-nghĩa (lẽ phải). [18]”)


I.3(c) "He who struggles in the interest of self, so that he himself may be great or powerful or rich or famous, will have no reward, but he who struggles for righteousness and truth, will have great reward, for even his defeat will be a victory. [19]”

(“Người đấu-tranh cho quyền-lợi của mình để trở thành vĩ-đại, hoặc hùng-mạnh, hoặc giàu có, hoặc nổi tiếng, sẽ không được phần thưởng nào hết. Nhưng người đấu-tranh cho lẽ phải và sự thật sẽ có phần thưởng lớn, vì ngay cả sự bại-trận của ảnh cũng vẫn là sự chiến-thắng. [19]”)



Trang 148, The Gospel of Buddha ("Kinh Phật") biên-soạn bởi Paul Carus



Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

Karl Marx nói rằng tôn giáo là thuốc phiện của quần-chúng. Do đó, Việt Cộng cho xây-dựng chùa-chiền quốc doanh khắp trong nước lẫn hải ngoại để ru ngủ quần-chúng, làm cho họ không nghĩ đến việc đấu-tranh lật-đổ chế-độ. Nhưng họ không biết rằng Đức Phật khuyến-khích người ta cầm vũ-khí lên để đấu-tranh cho sự thật và chính-nghĩa. Đức Phật nói rằng người chiến-sĩ khi ra chiến-trường đã sẵn-sàng chấp-nhận cái chết như là một sự đương-nhiên, và ngay cả sự bại-trận vẫn sẽ là sự chiến-thắng. Vậy thì nguy-hiểm cho chế-độ quá! Nhưng không sao, bây giờ sửa cũng không muộn. Cứ nghe lời Nguyễn Văn Huy đập phá hết các chùa-chiền quốc-doanh đi là xong chuyện .

- - - - - (Hết phần chú-thích) - - - - -

(...)

(...)

(Bỏ hai đoạn văn không có liên quan tới chính-trị)


I.3(d) "He who goeth to battle, O Simha, even though it be in a righteous cause, must be prepared to be slain by his enemies, for that is the destiny of warriors; and should his fate overtake him he has no reason for complaint. [22]”

(“Người đi chiến-đấu, hỡi Simha, ngay cả khi có chính-nghĩa, phải chuẩn-bị việc bị quân thù giết, vì đó là số phận của một chiến-sĩ, và nếu cái chết xảy ra thì người đó không có lý-do để than-phiền. [22]“)


I.3(e) "But he who is victorious should remember the instability of earthly things. His success may be great, but be it ever so great the wheel of fortune may turn again and bring him down into the dust. [23]”

(“Nhưng kẻ chiến-thắng nên nhớ rằng những gì thuộc về thế-gian đều là vô-thường. Sự thành-công của ảnh có thể lớn-lao, nhưng dù có lớn-lao gì đi nữa, bánh xe của vận may có thể xoay một lần nữa và sẽ chôn-vùi ảnh trong cát-bụi.” )


I.3(f) "However, if he moderates himself and, extinguishing all hatred in his heart lifts his down-trodden adversary up and says to him, 'Come now and make peace and let us be brothers,' he will gain a victory that is not a transient success, for its fruits will remain forever. [24]

(“Tuy-nhiên, nếu ảnh bình-tâm lại và, trong khi diệt tất cả sự oán-hận trong lòng, nâng kẻ thù đã gục ngã lên và nói rằng: “Đừng lo, hãy làm lành với nhau, chúng-ta hãy là anh-em với nhau,” thì ảnh sẽ có được một sự chiến-thắng, mà không phải chỉ là một sự thành-công tạm thời, bởi vì những cái quả mà sự chiến-thắng đó sanh ra sẽ tồn-tại mãi-mãi. [24]”)


I.3(g) "Great is a successful general, O Simha, but he who had conquered self is the greater victor. [25]”

(“Hỡi Simha, một người tướng mà thành-công thì hay rồi, nhưng kẻ chinh-phục được chính mình thì lại càng hay hơn”)



Trang 149, The Gospel of Buddha ("Kinh Phật") biên-soạn bởi Paul Carus



J. Sự luân-hồi của những nhân-vật lịch-sử

J.1 Luật Luân-hồi là một phần của luật Nhân-quả:

Có một sự thật được dùng làm nền-tảng cho lý-luận của Đức Phật, tuy không được nhắc đến trong bài kinh ở trên. Đó là luật Luân-hồi. Người nào cũng có tội-lỗi ngập đầu, do đó nếu Trời không cho trả góp qua nhiều kiếp sống, thì không biết cuộc đời sẽ ra làm sao?

Người tử-sĩ từng chiến-đấu cho chính-nghĩa và sự thật sẽ được tái sinh và gặp hoàn-cảnh giống kiếp trước trong những nét chánh. Người đó sẽ có cơ-hội để diễn lại vở tuồng cũ nhưng luôn luôn được kèm với những sự phát-triển mới, vì tất-cả kịch-sĩ trong vở tuồng cũ đều đã đạt được những sự tiến-bộ, dù ít, dù nhiều, sau một kiếp sống. Nếu lại thất-bại, anh ta sẽ được cho đầu-thai một lần nữa để diễn lại tuồng cũ. Nói tóm lại, bổn cũ được soạn lại mãi-mãi cho đến khi người tử-sĩ có được chiến-thắng cuối-cùng. Đến lúc đó, coi như anh ta đã thành-công trong vai-trò đó và sẽ được cho đóng một vai trong một vở tuồng khác hay hơn nữa.

Trong phần J.2 dưới đây, có những nhân-vật lịch-sử từng xuất-hiện trong những vở tuồng có nội-dung na-ná giống nhau. Đó là vì cách luật Nhân-quả vận-hành. Nó như thế này: bài học về quả-báo xấu sẽ được đưa trở lại qua mỗi kiếp sống, mà mỗi lần trở lại nó sẽ gấp đôi sức mạnh tàn-phá. Cho đến khi nào đương-sự sợ quá và quyết-tâm chừa luôn, thì quả-báo xấu mới giảm rồi ngưng hẳn; chứ không phải phạm tội một lần, bị phạt một lần rồi thôi. Hình-phạt mà tăng theo cấp-số nhân (nếu người ta vẫn chưa chịu ăn-năn, hối-cải), thì ai mà chịu cho nỗi ? Còn nghiệp-quả tốt cũng trở lại theo kiểu đó, nghĩa là phần thưởng được tăng gấp đôi. Bằng cách đó, luật Nhân-quả có thể làm cho người xấu thành người tốt, còn người tốt thì càng ngày càng tốt hơn. Hay thì thôi !


J.2 Một số vở tuồng lịch-sử tiêu-biểu:

Những câu chuyện trong phần này chỉ có liên-quan tới giống dân phụ thứ 7 của giống dân chánh thứ 4 (Atlantean), tức là những dân-tộc da vàng, mũi tẹt và tóc đen tại Đông Á và Đông Nam Á. Do đó, bản đồ của các nước tại Trung-nguyên (nước Tàu ngày nay) vào cuối thời Xuân Thu (cuối thế-kỷ thứ 5 trước Công-nguyên), được trích ra từ bài "Sở (nước)" của Wiki, sẽ có ích cho độc-giả trong việc theo-dõi những câu chuyện dưới đây:



Giản-đồ các nước tại Trung-nguyên vào cuối thời Xuân Thu (cuối thế-kỷ thứ 5 trước Công-nguyên)



Sang thời-kỳ Chiến Quốc, nước Tấn bị chia làm ba nước: Triệu, Ngụy và Hàn. Dân của nước Triệu sau này đầu-thai thành dân miền Bắc sống trong vùng trung-du.

Còn cái gọi là bổn-địa Tứ Xuyên, thật ra là một phần của nước Sở, vì dân Sở chánh-gốc bao gồm luôn các dân-tộc sống ở vùng rừng núi (trong đó có người Thái và người Mèo). Người Giao Chỉ cũng là người Sở, cho đến lúc có sự di-cư của những dân-tộc Việt khác từ Trung-nguyên sang. Do đó, dân-tộc Việt hiện nay là sự pha-trộn của nhiều thành-phần trong chủng-tộc Bách Việt.


J.2(a) Tuồng "Tần Thủy Hoàng gồm thâu lục-quốc" và phiên-bản (version) mới:

Hồ Chí Minh từng là Tổng Thái-giám Triệu Cao của Tần Thủy Hoàng, còn Lê Đức Thọ là Thừa-tướng Lý Tư (người nổi tiếng với chánh-sách hộ-khẩu và sau cùng chết vì chính nó).

Triệu Cao là người nước Sở. Dân Sở đầu thai lại thành người Việt (hoặc Thái, Mèo, Mường ...) nói tiếng trọ-trẹ và bao gồm phần lớn dân của các tỉnh miền Trung hiện nay.

Tâm-lý của thái-giám nói chung là không thích đàn bà, vì mấy em cung-nữ thiếu-thốn tình-dục mà gặp mấy anh thái-giám không làm nên tích-sự gì thì lại càng tức thêm và thế nào cũng có lúc nói xỏ-xiên . Ngoài ra, nhiệm-vụ của thái-giám là phục-vụ đàn-bà, bị đàn-bà sai chạy như vịt ; do đó, khó tránh được cái tâm-lý chán ghét và muốn trả thù đàn bà. Như vậy, cái tiền-kiếp như là một thái-giám có thể được dùng để soi-sáng những việc "chơi chạy" của Hồ Chí Minh, mà hai trường-hợp tiêu-biểu là Tăng Tuyết MinhNông Thị Xuân. Cũng do tâm-lý chán-ghét đàn-bà mà ảnh đã có thể làm ra vẻ cao-thượng như nhà tu, nghĩa là sống mà không cần lấy vợ .

Lý Tư là người nước Tề (chứ không thể là người Sở như Wiki viết) và từng là học-trò của Tuân-tử, người nước Tề. Dân Tề đầu-thai lại thành người Việt vùng duyên-hải miền Bắc, thí-dụ như Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định... Trong lịch-sử của Bách Việt trong hai thời-kỳ Xuân Thu và Chiến Quốc, người Tề nổi tiếng hung-dữ và hay gây-gỗ, sinh-sự, thì cứ chiếu đó mà coi người Bắc nào sinh ra ở những địa-phương đó mà có đặc điểm như vậy thì đó là người Tề đầu thai lại .

Thừa-tướng Lý-Tư từng nổi tiếng với chánh-sách đốt sách và chôn học trò (xem bài "Đốt sách chôn nho" của Wiki). Việc chôn học trò không nhất-thiết nằm trong chủ-trương của Lý Tư, vì không phù-hợp với lối chơi "lạt mềm buộc chặt" của ảnh, mà phù-hợp với bản-tính thích giết người của Tần Thủy Hoàng hơn. Nhưng quyết-tâm hủy-diệt một nền văn-minh của Lý Tư đã thể-hiện lần nữa trong kiếp sống như là Lê Đức Thọ, qua việc tịch-thu hầu-hết sách-vở do miền Nam xuất-bản rồi đem đi đốt, vào năm 1975.(xem bài "1975: Cộng sản đốt sách" đăng trên duocviet.org vào ngày 25/11/2017.

Triệu Cao và Lý Tư từng giúp Tần Thủy Hoàng đánh chiếm sáu nước của chủng-tộc Bách Việt (Hàn, Triệu, Ngụy, Yên, SởTề), và được Tần-vương đãi rất hậu. Do đó, trong kiếp này hai ảnh lại tiếp-tục phục-vụ Tần-vương (đầu-thai thành Mao Trạch Đông). Xin độc-giả chú-ý: vóc-dáng to lớn của Mao Trạch Đông cho thấy ảnh mang dòng máu của người Tần ở vùng Thiểm Tây ở Tây-bắc nước Tàu (quê-hương của Tần Thủy Hoàng), tuy rằng ảnh sanh ở Hồ Nam.

Sự việc Hồ Chí Minh tuân lệnh Mao Trạch Đông mở chiến-dịch đấu-tố địa-chủ ở miền Bắc (xem bài "Những kỷ niệm về bác Hồ” của Hoàng Tùng), hoặc sự việc Lê Duẩn và Lê Đức Thọ nhận viện-trợ quân-sự của Mao Trạch Đông để mở rộng chiến-tranh Việt Nam (xem bài "Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 1)"), chẳng qua chỉ là sự tái-lập của mối quan-hệ "Hoàng-đế và nô-tài" đó mà thôi.

Triệu Cao và Lý Tư từng xung-đột nhau, sau khi Tần-Thủy Hoàng chết. Kết-quả là Lý Tư thua và bị Triệu Cao giết một cách tàn-nhẫn. Kiếp này, quả-báo dội-ngược: Hồ Chí Minh (Triệu Cao) bị Lê Đức Thọ (Lý Tư) ướp sống.


J.2(b) Tuồng "Hán-Sở tranh-hùng" và phiên-bản mới:

Sau khi Tần Thủy Hoàng chết, Trần Thắng, người nước Sở, khởi-nghĩa, dẫn theo sự khởi-nghĩa đồng-loạt của các dân-tộc thuộc chủng Bách Việt khắp Trung-nguyên. Tuy nhiên, trong khi những cuộc khởi-nghĩa khác lần-lượt bị quân Tần dẹp tan, thì chỉ có hai nhóm người Sở thành-công mà thôi. Nhóm thứ nhất do Sở Bá-vương Hạng Võ lãnh-đạo. Nhóm thứ hai do Hán-vương Lưu Bang lãnh-đạo.

Hạng Võ và Lưu Bang không phải chỉ là hai anh Chệt nào đó trong lịch-sử nước Tàu như người Việt thường nghĩ , bởi vì Hạng Võ và Lưu Bang là người Sở. Người Tàu có một câu tục-ngữ: "Tần diệt Sở, Sở chỉ còn có ba nhà mà diệt được Tần" (nguyên-văn trong Sử Ký của Tư Mã Thiên: "Sở tuy tam hộ, vong Tần tất Sở dã"). Độc-giả có thể tìm thấy chi-tiết này trong trang 153 của quyển Sử Ký Tư Mã Thiên do Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê dịch (nhà xuất-bản Lá Bối in lần thứ nhất năm 1970), hoặc trong trang 44 của bản PDF của "Sử Ký Tư Mã Thiên" do Nhữ Thành dịch.



Trang 153, Sử Ký Tư Mã Thiên, bản dịch của Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê



Câu "Sở chỉ còn có ba nhà mà diệt được Tần" nói lên được sức sống mãnh-liệt của người Việt, vì Sở và Việt đồng-tông, đồng-tộc, qua truyền-thuyết 18 đời vua Hùng (số 18 hiểu theo nghĩa bóng là số nhiều, chứ không phải chỉ có 18) của Việt-tộc, mà truyền-thuyết của dân-tộc nào cũng đều chứa-đựng sự thật. Hùng-vương chính là vua nước Sở, vì họ của vua Sở là Hùng.

Xin xem bảng liệt-kê các vị vua nước Sở, theo Sử ký Tư Mã Thiên, được trích ra từ bài "Sở (nước)" của Wiki, dưới tiểu-mục "Vương tộc thế phổ", dưới đây:



Bảng liệt kê các vị vua nước Sở, theo Sử ký Tư Mã Thiên. Như vậy, Sở Nghĩa-đế là vị vua đời thứ 50 và là vị vua họ Hùng cuối-cùng. Còn Sở Ẩn-vương Trần Thắng và Hạng Võ Sở Bá-vương là những vị vua tự-lập



Hạng Võ và Lưu Bang đánh bại quân Tần liên-tục. Tổng-thái-giám Triệu Cao (Hồ Chí Minh) thấy không xong, bèn giết vua Nhị Thế (con của Tần Thủy Hoàng), lập Tử Anh (em của Tần Thủy Hoàng) lên làm vua mới, rồi xin cầu-hòa với Lưu Bang. Tuy nhiên, việc chưa xong thì Triệu Cao đã bị Tử Anh giết. Chi-tiết Triệu Cao điều-đình với Lưu Bang, thay vì Hạng Võ, làm người ta nghĩ đến câu "ngưu tầm ngưu, mã tầm mã". Triệu Cao đã chọn đúng người để điều-đình. Điều thú-vị là hai anh Lưu Bang và Triệu Cao sau này đều trở thành kép chánh của hai vở tuồng về nội-chiến trên đất nước Việt Nam.

Sau khi diệt Tần, Hạng Võ và Lưu Bang đánh nhau chí-chóe. Hạng Võ xúc-động trước cảnh dân-chúng lầm-than, cho nên cuối cùng đề-nghị với Lưu Bang chấm-dứt chiến-tranh. Vừa ký-kết hiệp-ước đình-chiến xong, Hạng Võ rút quân đi liền. Tuy nhiên, hiệp-ước chưa ráo mực thì Hàn Tín vừa đem viện-quân tới. Hàn Tín bèn xúi Lưu Bang xé hiệp-ước để diệt Hạng Võ, vì Lưu Bang có cơm thì ảnh mới có cháo . Lưu Bang nghe theo. Hạng Võ không ngờ băng Lưu Bang quá sức lưu-manh, do đó bị đánh úp và thua trận Cai Hạ. Ái-thê Ngu Cơ tự-tử trước. Hạng Võ đánh vài trận nữa, lâm vào cảnh khốn-cùng, rồi cũng tự-tử theo sau vào lúc 31 tuổi (năm 202 trước Thiên Chúa). Sau đó Lưu Bang lên ngôi, mở ra triều-đại nhà Hán.

Hạng Võ đầu-thai một lần nữa thành Nguyễn Huệ, vào năm 1753. Còn Lưu Bang đầu-thai thành Nguyễn Ánh vào năm 1762. Lần này, Hạng Võ không còn dại-dột tin cái miệng của kẻ thù như trong kiếp trước nữa. Do đó, trong cái kiếp như là Nguyễn Huệ, ảnh không hề đánh thua một trận. Ảnh đoàn-tụ với Ngu Cơ (Ngọc Hân công-chúa) trên cõi trần (điều này mới đáng nói, còn sau khi qua bên cõi Trung-giới - cõi được gọi là cõi của người chết tuy rằng chẳng có ai chết hết - những người yêu-thương nhau đương-nhiên sẽ được gặp lại nhau). Ảnh sáng-lập triều-đại Quang Trung, từng làm cho Tôn Sĩ Nghị (Tổng-đốc Lưỡng Quảng của nhà Thanh) cùng với 29 vạn quân Thanh chạy như vịt trong trận đánh ở thành Thăng Long vào năm 1789 và còn bắt được cả vạn tù-binh Tàu.

Sử Ký Tư Mã Thiên ghi rằng Hạng Võ đã tàn-sát 20 vạn quân Tần sau khi chấp-nhận sự đầu hàng của họ. Chắc-chắn sử-quan của nhà Hán trước thời Tư Mã Thiên đã bịa chuyện để hạ thấp tư-cách của Hạng Võ. Sau này sử-quan của Nguyễn Ánh (Lưu Bang) cũng giở trò tuyên-truyền láo khoét và bịa đủ chuyện xấu về Nguyễn Huệ (Hạng Võ). Nói không chừng, mấy ảnh cũng từng là sử-quan của Lưu Bang trong tiền-kiếp. Bằng-cớ về tư-cách làm tướng của Nguyễn Huệ là ảnh đã đối-xử với một vạn tù-binh Tàu tử-tế đến đỗi có 9200 người xin được ở lại Việt Nam và được sung vào quân-đội Tây Sơn (xin độc-giả xem phần "7. Quân-số của Thanh-binh theo hịch Hàng-binh của Nguyễn Huệ" của bài "Có những kẻ viết sử chỉ để dìm chiến-công của Quang Trung Nguyễn Huệ và ca-tụng người Tàu"). Lý-do là cái danh-sách tù-binh gởi cho Phúc Khang An chỉ gồm có 800 người. Như vậy, có tới 10000 - 800 = 9200 hàng-binh tình-nguyện ở lại Việt Nam và đi lính cho Tây Sơn . Nói không chừng, những người xin ở lại đều là người Việt Đông (Quảng Đông), Việt Tây (Quảng Tây). Họ đã chán cảnh sống làm nô-lệ cho người Mãn Thanh sai-khiến, và sẵn có cơ-hội đang làm hàng-binh, xin định-cư tại Việt Nam luôn. Không biết về sau này có cái màn bảo-lãnh thân-nhân qua Việt Nam ở hay không .

Nguyễn Huệ chết năm 1792, thọ 40 tuổi ta. Như vậy, kiếp sau sống thọ hơn và hạnh-phúc hơn kiếp trước nhiều.

Hàn Tín không đầu thai lại để mà theo phò Lưu Bang (Nguyễn Ánh) nữa, vì ảnh biết Lưu Bang mượn tay Tiêu HàLã-hậu để giết ảnh. Còn Tiêu Hà đầu-thai lại và đóng vai Tiền-quân Nguyễn Văn Thành. Thành phục-vụ Nguyễn Ánh tận-tình, để rồi khi "công thành danh toại" lại bị Nguyễn Ánh giết. Đó gọi là quả-báo dội-ngược, cho đáng đời cái tội bày mưu, xủ kế hại người ... gian (Hàn Tín) . Xem những thí-dụ về khái-niệm "quả-báo dội-ngược" trong "Chương 4: Vài Loại Quả Báo Xác Thân" của quyển "Những Bí Ẩn Của Cuộc Đời" (tên tiếng Anh là "Many Mansions"; xuất-bản vào năm 1950; tác-giả là Gina Cerminara; dịch-giả là Nguyễn Hữu Kiệt).


J.2(c) Trần Hưng Đạo, phiên-thân mới của Tôn Tử:

Trong một giai-đoạn lịch-sử của dân-tộc Việt Nam, xuất-hiện một danh-tướng kiệt-xuất và đóng một vai-trò quan-trọng bậc nhất cho sự sinh-tồn của dân-tộc. Đó là Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn ( - 1300 AD), thuộc dòng họ Trần đến từ Phúc Kiến (đất của người Mân Việt).

Trong một tiền-kiếp của Trần Quốc Tuấn, ảnh từng là Điền Đan. Theo lịch-sử, vào năm 285 BC, khi quân Yên xâm-lăng nước Tề ở bán-đảo Sơn Đông, Điền Đan đang là một người coi chợ quèn ở nước Tề. Quân Yên chiếm hết 70 cái thành của Tề, chỉ còn sót 2 cái. Vậy mà Điền Đan lãnh-đạo dân Tề đánh bại quân Yên (dân Đại Hàn ngày nay) và lấy lại tất-cả đất-đai đã bị mất về tay người Yên. Vì công-đức lớn như vậy, người Tề muốn tôn Điền Đan lên làm vua. Nhưng Điền Đan từ-chối thẳng-thừng.

Cái cá-tính thích làm tướng mà không thích làm vua lại được thể-hiện một lần nữa trong kiếp Trần Quốc Tuấn sau này. Sau khi chỉ-huy đánh thắng Mông Cổ ba lần, người Việt đều mong-muốn Trần Quốc Tuấn làm vua. Đó là lý-do ảnh hỏi mấy người con của ảnh rằng ảnh có nên lên làm vua hay không. Anh ba Trần Quốc Tảng bộp-chộp nói: "Nên, rất nên!" (Nguyễn Văn Huy gán lời vào miệng của anh ba, chứ nguyên-văn trong sách sử không phải như vậy ). Kết-quả là Tảng bị cha chửi cho một mách, rồi đuổi cổ ra khỏi nhà, cho đến lúc cha chết cũng không được cho vào gặp mặt.

Thật ra, nếu Trần Quốc Tuấn muốn làm vua thì cũng không có gì sai-trái, vì Tuấn là con của Trần Liễu, thuộc dòng trưởng. Chẳng qua Trần Thủ Độ phá-bỏ phong-tục qua việc đưa con dòng thứ (Trần Thái Tông) lên làm vua, khiến cho Trần Liễu uất-ức mà chết. Tuy nhiên, Trần Quốc Tuấn lại thẳng-thừng từ-chối làm vua y như trong kiếp Điền Đan trước đó.

Trong một kiếp, trước kiếp Điền Đan, Trần Quốc Tuấn là Tôn Vũ (545 BC - 570 BC) (cũng dòng họ Điền của nước Tề ở bán-đảo Sơn Đông), đại tướng của Ngô Hạp Lư, từng đánh bại quân Sở 5 lần và để lại câu nói bất-hủ “Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng” (xem bài 'Binh pháp Tôn Tử' trên Wiki).

Xin lưu ý độc-giả: không những người ta luôn luôn đầu-thai theo huyết-thống (bloodline), tức là trong dòng họ của mình, mà ngay cả thế đất (phong-thủy) của nơi sanh ra cũng có những nét chánh giống nhau, nghĩa là có những loại thần-lực tương-tự, để có thể hun-đúc ra một con người gần như "bất di bất-dịch", nghĩa là chỉ biến-đổi chút ít từ kiếp này qua kiếp khác mà thôi. Thí-dụ như nước Tề trên bán-đảo Sơn Đông và khu-vực Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định... đều tiếp-xúc với sông ngòi và biển. Thần-lực của Water deva (thần nước) và sức mạnh của niềm tin ở Trời-đất đều được biểu-tượng bởi cặp sao Ân Quang và Thiên Quý trong lá số Tử Vi của cá-nhân. Ân Quang và Thiên Quý cũng chính là Pisces của khoa Chiêm-tinh Tây-phương. Hình biểu-tượng của Pisces là hai con cá. Cá sống trong nước, do đó những người có đời sống gắn liền với sông, biển, hoặc hồ lớn, thường thường rất mê-tín dị đoan.

Trong ba kiếp liên-tiếp, Trần Quốc Tuấn chưa hề thua một cuộc chiến. Một người tướng từng "bách chiến, bách thắng" thì sau khi đầu thai lại vẫn bách chiến bách thắng, mà còn đánh hay hơn trong kiếp trước nữa .


J.2(d) Phiên-bản mới của vở tuồng "Tình-sử Võ Tắc Thiên" :

Võ Tắc ThiênTừ Hi Thái-hậu không những giống nhau về tính-tình, tài-năng, thói quen, hoàn-cảnh, sự ưa-thích đạo Phật và sư-sải, sự áp-chế con cái, tình-hình loạn-lạc của đất nước, mà ngay cả xuất-thân (đều là người Hồ) cũng giống nhau. Điều sau cùng rất quan-trọng, vì linh-hồn chỉ đầu-thai theo dòng máu của chính mình (bloodline). Võ Tắc Thiên có mẹ thuộc về tông-thất nhà Tùy, mà Dương Kiên, người sáng lập nhà Tùy, là người Tiên 鲜 Ti 卑 và có tên là Na 那 La 羅 Diên 延. Còn Từ Hi Thái-hậu thuộc dòng họ quan-quyền Mãn-châu xưng là Na 那 Lạp 拉 Thị 氏. Như vậy, Từ Hi Thái-hậu vừa chính là hậu-thân, vừa chính là hậu-duệ của Võ Tắc Thiên. Tuy-nhiên, so với kiếp Võ Tắc Thiên, kiếp Từ Hi Thái-hậu có một sự tiến-bộ lớn. Xin tóm-tắt như sau:

Võ Tắc Thiên vì nhảy lên làm vua mà bị lật-đổ và sau đó cuộc đời bị chấm-dứt trong nhà tù. Kinh-nghiệm thương đau trong kiếp sống đó khiến cho trong kiếp Từ Hi Thái-hậu chị ta biết an-phận và chỉ ngồi sau rèm mà giải-quyết việc nước thôi.


J.2(e) Tập Cận Bình, phiên-thân mới của Tần Chiêu Vương:

Tập Cận Bình từng là Tần Chiêu Tương vương, ông cố của Tần Thủy Hoàng. Do đó, không lạ gì khi Tập Cận Bình hiện nay đang tìm mọi cách để củng-cố quyền-lực tuyệt-đối y như Hoàng-đế ngày xưa.

Ngoài ra, sự việc Tập Cận Bình cấm người dân Tàu trong nước nói xấu Mao Trạch Đông (xem "China criminalizes defamation of revolutionary heroes") bắt nguồn từ tiềm-thức của ảnh. Trong kiếp này và kiếp Tần-vương, cả hai đầu-thai trong cùng một dòng họ (vóc-dáng to con, lớn xác của Tập Cận Bình không khác gì Mao Trạch Đông, vì cùng huyết-thống) và trong những thời-kỳ lịch-sử khá gần với nhau, tuy lúc thì sanh trước, lúc thì sanh sau. Người này tạo điều-kiện cho người kia có thể bành-trướng và xâm-lăng. Ngày xưa, Tần Chiêu Vương "mở-mang bờ cõi" , làm cho nước Tần hưng-thịnh và tạo điều-kiện cho Tần Thủy Hoàng gồm thâu lục-quốc. Vào thế-kỷ trước, Mao Trạch Đông gồm thâu nước Tàu, thiết-lập chế-độ Cộng-sản (mà thật ra chỉ là phiên-bản mới của chế-độ vua-chúa) và tạo điều-kiện cho Tập Cận Bình xâm-lăng Á-châu trong nay mai.

Hiện nay, ý-muốn phát-động chiến-tranh của Tập Cận Bình đã lộ ra quá rõ-rệt. Dưới đây là một trích-đoạn từ cái video clip "Pentagon: Chinese pilots 'likely' training for U.S. targets", từ phút 0:00 cho tới phút 01:02, đăng trên Youtube ngày 17/08/2018 bởi The Sun:







K. Sự luân-hồi của một số sắc-dân của Việt-tộc thời Đông Châu


K.1 Người Nhật:

Người Nhật là người nước Ngô (một sắc dân Bách Việt) di-cư sang nước Nhật, sau khi Đông Ngô bị nhà Tấn diệt. Theo Nhạn Nam Phi Đỗ Ngọc Thành, Việt có nghĩa là ánh-sáng rực-rỡ của mặt trời (xem trang 8 của bài "Chữ Nôm cổ xưa và ý nghĩa của chữ Việt"). Do đó, không lạ gì người Nhật thờ mặt trời mà họ gọi là Thái-dương Thần-nữ.

Kinh-đô của Đông Ngô là "Sài 柴 Tang 桑" ("cây dâu"). Sau khi Đông Ngô bị diệt, nước "Phù 扶 Tang 桑" ("cây dâu sanh đôi") xuất-hiện. Như vậy, người Đông Ngô ngụ-ý rằng đất nước mới chính là một bản sao của quê-hương cũ của họ. Hiện-tượng này giống như sự việc người Anh di-cư qua Mỹ đặt tên New England cho một vùng địa-lý gồm 6 tiểu-bang. Việc coi nước Nhật là "Sài 柴 Tang 桑" thứ hai không phải là một sự trùng-hợp ngẫu-nhiên, vì còn rất nhiều sự trùng-hợp khác cho thấy dân Nhật chính là dân Đông Ngô trước đây.

Thí-dụ như việc người Nhật vẽ hình mặt trời trên lá cờ quốc-gia. Chúng ta không cần quan-tâm đến truyền-thuyết Thái Dương Thần Nữ, mà chỉ cần quan-tâm đến sự kiện lịch-sử rằng người Ngô là một dân-tộc trong chủng-tộc Bách Việt, mà chữ Việt 越 được từ-điển Thiều Chửu giải-thích như sau:

"4. Tan, phát dương ra. Như tinh thần phóng việt 精神放越  tinh thần phát dương ra, thanh âm thanh việt 聲音清越  tiếng tăm trong mà tan ra. Tục gọi lá cờ phấp phới, bóng sáng lập lòe là việt cả.

"5. Nước Việt, đất Việt.

"6. Giống Việt, ngày xưa các vùng Giang, Chiết, Mân, Việt đều là nói của giống Việt ở gọi là Bách Việt 百越. Như giống Âu Việt 甌越 thì ở Chiết Giang 浙江, Mân Việt 閩越 thì ở Phúc Kiến 福建, Dương Việt 陽越  thì ở Giang Tây 江西, Nam Việt 南越 thì ở Quảng Đông 廣東, Lạc Việt 駱越 thì ở nước ta, đều là Bách Việt cả. Có khi viết là 粵.

Nước Ngô bao gồm tỉnh Triết Giang, do đó dân Ngô chính là dân Âu Việt.

Chữ "Việt 粵" viết với bộ "Mễ 米" (gạo) trong nghĩa số 6 của Thiều Chửu, theo Nhạn Nam Phi Đỗ Ngọc Thành, mới thật-sự là chữ "Việt" chân-chánh, vì dânViệt trồng lúa nước để ăn. Còn người Hán trồng lúa mì ("Mạch 麥") để ăn. Còn chữ Việt 越 với bộ "Tẩu 走" (bỏ chạy) là do người Hán chế ra để tỏ ý miệt-thị người Việt.

Cũng theo Đỗ Ngọc Thành, chữ "Việt 粵" có nghĩa là ánh mặt trời sáng chói-lọi. Xem ra ảnh giảng-nghĩa chính-xác hơn Thiều Chửu về nghĩa số 4. Một bằng-chứng là Tưởng Giới Thạch đã gắn hình mặt trời lên cờ của Trung Hoa Dân Quốc để biểu-tượng cho Việt-tộc, trong những cuộc chiến Bắc-phạt - đánh dân miền Bắc mà ảnh cho là một chủng-tộc khác (đó là Hán-tộc).



Cờ Trung Hoa Dân Quốc


(Hình trên được trích từ bài "Flag of the Republic of China"


Ngoài ra, sự kiện Nhà Tây Sơn dùng mặt trời làm biểu-tượng cho lý-tưởng dân-tộc qua lá cờ của mình chứng-tỏ từ ngàn xưa, người Bách Việt đã biết chữ Việt có nghĩa là mặt trời.

Trong bài viết có tựa là "Một vài phương-thuật để nghiên-cứu về Tây Sơn", đăng trên Tập-san Sử Địa số 9-10 năm 1968, trong trang 188, Hồ Hữu Tường cho biết Nguyễn Lữ chế ra cây cờ nền đỏ tròng mặt trời vàng để thuyết-phục người Thượng theo Tây Sơn. Cách giải-thích của Hồ Hữu Tường không chính-xác, vì lực-lượng của người Thượng không mạnh lắm, do đó không thể đáp-ứng nhu-cầu bành-trướng và chinh-phục của Tây Sơn. Anh em Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ là những người có chí lớn, do đó sẽ không vì việc mua-chuộc cảm-tình của một lực-lượng đồng-minh nhỏ mà làm hại tiền-đồ của họ. Thật ra, từ ngàn xưa, tôn-giáo chánh của các dân-tộc Bách Việt là thờ cúng ông-bà và thờ mặt trời (xem bài "Trống đồng" trên Wiki). Do đó, Tây Sơn chọn cờ mặt trời để tượng-trưng cho lý-tưởng dân-tộc.



Trang 188, Tập-san Sử Địa 9-10



Hình minh-họa của cờ Tây Sơn


(Hình trên được trích từ bài "Nhà Tây Sơn" của Wiki)


K.2 Người Việt Nam:

Giao Chỉ vốn-dĩ là một phần của nước Sở. Sau này, từ đời nhà Đường, nhờ những nhóm sắc-dân Việt khác từ nước Triệu, nước Tề, v.v... di-cư tới mà Giao Chỉ có đủ ba trung-tâm thần-lực (đầu, cổ họng và trái tim) để có thể trở thành một quốc-gia độc-lập, rồi tách ra khỏi Trung-nguyên (từ thời Ngô Quyền). Mỗi một dân-tộc phải có đủ ba trung-tâm thần-lực thì mới lập-quốc được. Ba trung-tâm đó có thể được trình-bày một cách sơ-sài như sau:

(1) Đầu (Head centre): trung-tâm sinh-hoạt chính-trị. Đó là người miền Trung hiện nay. Sinh-hoạt chính-trị có tầm-vóc quan-trọng nhất đối với sự sinh-tồn và phát-triển của bất-kỳ dân-tộc nào.

(2) Cổ họng (Throat centre): trung-tâm sinh-hoạt về văn-hóa và văn-minh. Đó là người miền Bắc hiện nay. Người miền Bắc (kể luôn những người đã di-cư vào miền Nam và miền Trung) xem ra có tỉ-lệ người trí-thức cao nhất nước. Không có họ, nền văn-hóa và văn-minh của nước Việt không thể duy-trì hoặc phát-triển được

(3) Trái tim (Heart centre): trung-tâm sinh-hoạt về kinh-tế và tâm-linh. Đó là người miền Nam hiện nay. Trái tim bơm máu đi khắp nơi để nuôi cơ-thể. Kinh-tế miền Nam đối với nước Việt Nam cũng có nhiệm-vụ tương-tự như vậy.


Trong thời Đông Châu (gồm hai thời-kỳ Xuân Thu và Chiến-quốc), nước Triệu nằm ở mặt Bắc của Trung-nguyên, dọc theo Vạn-lý Trường-thành sau này, là tấm bình-phong chặn rợ Hồ ở phương Bắc. Hai nước nhỏ, Hàn và Ngụy, ở mặt phía Tây của Triệu, chận rợ Tần ở Nhạn-môn-quan. Người ba nước này đánh nhau với rợ Hồ túi-bụi trong suốt nhiều thế-kỷ. Sau này lịch-sử lặp lại: người của ba nước đó sau này đến miền Bắc, sống ở Hà Nội và những tỉnh phía Bắc của Hà Nội (vùng Trung-du và Thượng-du Bắc-phần) và hứng chịu những cuộc xâm-lăng của Tàu suốt một ngàn năm qua. Hùm Thiêng Yên Thế Hoàng Hoa Thám tiêu-biểu cho ý-chí đấu-tranh kiên-cường của người Triệu. Còn nước Tề nằm ở phía Đông và Đông-nam của Triệu, chiếm trọn bán-đảo Sơn Đông. Người Tề đến miền Bắc vẫn sống ở mặt Đông và Đông-nam - dọc theo bờ biển của Hà Nội. Nước Sở ngày xưa nằm ở phía Tây-nam của Trung-nguyên. Sau này, người Sở định-cư ở phía Nam của Hà Nội (gồm Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Cách bố-trí của những vùng dân-cư của ba nhóm này từ lúc còn ở bên Tàu và ở Việt Nam không hiểu tại sao lại giống nhau quá.

Còn người miền Nam đa số là người của nước Lỗ đầu-thai lại. Ngày xưa, cả nước Lỗ lẫn nước Tề đều nằm ở hạ-lưu sông Hoàng Hà, nghĩa là người Lỗ và người Tề đều sống trong vùng châu-thổ với sông ngòi chằng-chịt. Ngày nay, người Tề đầu-thai sống trong vùng châu-thổ sông Hồng, trong khi đó người Lỗ đầu-thai sống trong vùng châu-thổ sông Cửu Long.

Khổng Tử là người nước Lỗ, do đó, truyền đời, Ngài luôn-luôn là con chim đầu đàn của người miền Nam. Hiện nay, Khổng Tử là vị Chân-sư có trách-nhiệm hướng-dẫn sự tiến-hóa của cả chủng-tộc da vàng (Bách Việt), chứ không phải chỉ riêng dân-tộc Việt Nam. Lý-do là Cơ Tiến-hóa của Thượng-đế của thái-dương-hệ này nhắm vào sự phát-triển của tình thương (Love aspect), tức là thần-lực của Trung-tâm Trái Tim (Heart centre). Do đó, những quốc-gia thuộc về Trung-tâm Trái Tim luôn-luôn quyết-định chiều-hướng tiến-bộ của một chủng-tộc.


K.3 Người Đại Hàn:

Mối liên-hệ giữa người Đại Hàn và người Việt Nam vùng Sơn Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang ... có thể truy-nguyên ra từ thời Xuân Thu và Chiến quốc (vì có sách vở lịch-sử). Người nước Yên lúc đó đầu-thai thành người Đại Hàn bây giờ, còn người nước Triệu đầu-thai thành người Việt ở những tỉnh ở phía Bắc Hà Nội. Cả hai nước có chung biên-giới. Nói chung, hai bên có quan-hệ tốt nhiều, xấu ít. Do đó, gần 2 ngàn năm sau, họ gặp lại nhau. Từ nhiều năm trước công-ty Sam Sung đã lập nhà máy sản-xuất mobile phone ở Bắc Ninh.

Còn người Việt vùng Hải Dương, Thái Bình, Nam Định ... thì từng là dân Tề. Tề và Yên có chung biên-giới, từng đánh nhau nhiều trận chí tử (xem bài "Chiến tranh Yên-Tề (284 TCN-279 TCN)"), do đó nói chung quan-hệ xấu nhiều, tốt ít. Luật Nhân-quả khiến cho những mối quan-hệ tốt hay xấu trong quá-khứ phải được tiếp-nối trong hiện-tại, theo kiểu "ơn đền, oán trả" .

Trong chiến-tranh Việt Nam, trong nhiều năm trời, sư-đoàn Mãnh Hổ của Đại Hàn từng đụng-độ dữ-dội với Sư-đoàn 3 Sao Vàng của Việt Cộng tại Bình Định và Quảng Ngãi (xem bài "50,000 Quân Bộ Chiến Đại Hàn Tại Vn 65-72"). Sư đoàn Sao vàng nhiều lần bị tổn-thất nặng và được bổ-sung bởi những đơn-vị chiến-đấu được đưa từ ngoài Bắc vào. Xin trích vài đoạn văn từ bài viết "Trung đoàn 22 – Sư đoàn 3 Sao Vàng (Phần thứ nhất)":

"Từ ngày 2-9-1965, Trung đoàn 22 nằm trong biên chế của Sư đoàn 3 – Sao Vàng với 3 tiểu đoàn được mang tên như sau: Tiểu đoàn 1 đổi tên là Tiểu đoàn 7, Tiểu đoàn 8 giữ nguyên, Tiểu đoàn 3 đổi tên là Tiểu đoàn 9. Tiểu đoàn 8 là đơn vị chính quy từ miền Bắc vào chiến trường sớm đã lập nhiều chiến công nên được Trung đoàn xác định là Tiểu đoàn chủ công." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

"Tiểu đoàn 8 nguyên là Tiểu đoàn 151 thuộc Liên khu 3, thành lập ngày 14-4-1947 tại xã An Khánh, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên; tháng 7 năm 1948 được đổi thành Tiểu đoàn 11 mang tên “Tiểu đoàn Phủ Thông”."

"Tháng 9-1965 biên chế trong đội hình Trung đoàn 22, Sư đoàn 3 – Sao Vàng."

Luật Nhân-quả khiến cho những cặp "chánh và tà" hoặc "tà và tà" đánh nhau từ kiếp này qua kiếp khác, cho đến khi nào chánh toàn-thắng và hoàn-toàn khống-chế được tà, hoặc cả hai tà này đều thành chánh, thì mới thôi.



L. Sự luân-hồi của dân-tộc Khách-gia

Trong phần "A.6 Ai là đồng-đảng của Hồ Tuấn Hùng?" của bài viết "Kỳ 5 - Đồng đảng của Hồ Tuấn Hùng (1) - Nguyễn Tấn Dũng và những người Tàu Việt", Nguyễn Văn Huy đã đưa ra một số thông-tin về dân-tộc Hẹ (chẳng-hạn như có giới-thiệu với độc-giả bài viết "Người Khách Gia"). Tuy-nhiên, vấn-đề nguồn-gốc của người Hẹ cần phải được soi-sáng bởi những người có thần-nhãn (clairvoyant). Lý-do là gần như dân-tộc nào trên thế-giới cũng đã trải qua nhiều kiếp luân-hồi từ vài chục ngàn năm trở lên, trong khi đó lịch-sử chánh-thức của hầu-hết các dân-tộc chỉ có chừng vài ngàn năm trở lại mà thôi.

Có một sự kiện lịch-sử quan-trọng xin nêu ra để độc-giả chú-ý: người Hẹ và người Do Thái (Jews) đồng-tông, đồng-tộc. Tuy nhiên, người Hẹ có nét giống với người Bách Việt, vì họ thuộc về giống dân phụ thứ năm của giống dân chánh thứ Tư (Atlantean), còn người Bách Việt thuộc về giống dân phụ thứ Bảy của Atlantean. Trong khi đó, người Do Thái chính là người Hẹ bị lai giống với giống dân chánh thứ Năm (Aryan). Giống dân đó được hình-thành cách nay khoảng 1 triệu năm trên châu Atlantis. Do sự lai giống, người Do Thái có dáng-dấp giống người Tây-phương.

Người Hẹ nổi bật lên trên những dân-tộc khác ở phương Đông nhờ vào trí thông-minh, học-thức cao và không từ một thủ-đoạn nào để làm giàu. Người Do Thái đã xây-dựng một đế-quốc tài-chánh có khả-năng khống-chế thế-giới phương Tây ra sao, thì người Hẹ cũng đã làm được như vậy ở phương Đông. Cả hai đều đi một bước xa hơn nữa, đó là khống-chế chính-trị tại quốc-gia mà họ ăn nhờ, ở đậu, để làm giàu mau và lớn, mà không quản đến những sự loạn-lạc và đau-khổ phát-sanh từ đó. Kết-quả là suốt chiều dài lịch-sử của thế-giới, cả hai nhóm cũng từng nhiều lần bị các nhóm người dã-man đồ-sát thiếu điều tuyệt-chủng luôn. Đến chừng nào người Do Thái và người Hẹ đồng cải tà, quy chánh (sống lương-thiện) thì trí thông-minh của họ mới hữu-ích cho cả chính họ lẫn thế-giới.

Xin độc-giả chú-ý: Nguyễn Văn Huy dùng tiếng "lương-thiện", chứ không dùng tiếng "hợp-pháp". Khi người ta có khả-năng khống-chế những nhà làm luật để làm ra những luật-lệ bất-công-bình, thì đương-nhiên họ có thể làm giàu một cách hợp-pháp dù tuyệt-đối không lương-thiện chút nào hết. Thí-dụ như những đại-công-ty khắp thế-giới hiện nay đóng thuế rất ít hoặc không đóng gì cả. Ai cũng biết họ làm ăn hợp-pháp nhưng không lương-thiện. Về vấn-đề này, những sự tranh-luận không cần-thiết, vì chẳng bao lâu nữa thế-chiến sẽ xảy ra và sẽ hủy-diệt những sự trái tai, gai mắt đó, kiểu như Thế Chiến Thứ Hai đã hủy-diệt những đế-quốc Anh, Pháp, Hòa Lan, v.v... và làm cho thế-giới tốt-đẹp hơn.


Trong lịch-sử nước Tàu, những sự tham-nhũng quy-mô gây ra bởi người Hẹ đã làm cho chính-phủ Tưởng Giới Thạch bị sụp đổ. Ảnh có vợ giàu người Hẹ (xem bài "Tống Mỹ Linh"). Không những anh em cột chèo của ảnh, Tôn Dật Tiên, là người Hẹ, mà ngay cả trong số tướng-lãnh cao-cấp của ảnh, cũng có cỡ 17 anh Hẹ (xem bài "List of Hakka people" trên Wiki). Tưởng Giới Thạch không khống-chế được thuộc-cấp, cho nên xảy ra tình-trạng tham-nhũng tràn lan. Kết-quả là dân Mỹ bỏ rơi Tưởng, khi Tưởng đang đánh thua trên nhiều mặt trận. Tưởng đánh không lại Mao Trạch Đông, phải chạy ra Đài Loan vào năm 1949. Nguyễn Văn Thiệu không học được bài học về sự thất-bại của Tưởng, cứ tin-tưởng những người Tàu Hẹ Việt Nam, do đó cũng làm cho miền Nam bị bại trận vào năm 1975, khiến cho hàng triệu người phải vượt biên.



M. Kết-luận

Sự đầu-thai của linh-hồn theo luật Nhân-quả và Luân-hồi là một đề-tài rất lớn và không thể trình-bày đầy-đủ trong một bài viết được, ngoại-trừ những câu chuyện vắn-tắt như ở trên. Vì vậy, tạm thời độc-giả cứ cho rằng Nguyễn Văn Huy rao bán vịt trời là được .


Phụ-lục

Đức Phật hiện



Đức Phật hiện ra tại một thung lũng trong rặng núi Himalaya, khoảng 640 km về phía Tây của Lhassa, thủ-đô của Tây Tạng, nhân dịp lễ Wesak vào ngày 29/05/1915 (nhằm ngày 16/04/Ất Mão).



Hình trên được trích ra từ bài "Wesak" trên Wiki. Những vị chân-sư (Masters) và các đệ-tử cao-cấp xếp thành hình ngôi sao năm cánh màu trắng. Còn những Phật-tử thông-thường, nhưng có duyên, được hướng-dẫn tới buổi lễ, chứ không phải ai cũng đi kiếm được nơi Đức Phật hiện. Đây là hình được vẽ lại theo ấn-tượng của Charles W. Leadbeater, một nhà nghiên-cứu có thần-nhãn (clairvoyant) của Theosophy Society, từng tham-dự một buổi lễ như vậy vào ngày 29/05/1915. Xin độc-giả đọc bài tường-thuật của Leadbeater về buổi lễ đó trong quyển "The Masters and the Path" (Thông Thiên Học Việt Nam dịch là "Chân-sư và Thánh-đạo")



Bản vẽ sơ của Leadbeater về hiện-trường, nơi Đức Phật hiện.


Hình trên được trích ra từ trang 287 của quyển "The Masters and the Path" của Leadbeater.


Nguyễn Văn Huy

(Đăng trên Facebook vào ngày 14/10/2017, trên Blog Nguyễn Văn Huy vào ngày 31/12/2018, cập-nhật vào ngày 05/02/2020)


Những bài gốc ở Facebook:



Mục-lục của loạt bài này:







Những bài có liên-quan tới sự luân-hồi:



Nếu độc-giả có nhã-ý cho Like, xin nhấn nút Like và sau đó nhấn thêm nút Confirm ("xác-nhận"). Xin cảm ơn.