(142) Tại sao Không-quân Việt Nam Cộng Hòa không có mặt trong trận hải-chiến Hoàng Sa?


Tóm-tắt đầu dây, mối nhợ
(bài gồm khoảng 13 ngàn 100 chữ)

Vào ngày 01/12/2012, báo mạng Dân Làm Báo của Việt Tân (xem bài "Kỳ 6 - Đồng đảng của Hồ Tuấn Hùng (2) - Dân Làm Báo") đăng một bài thơ của nhà văn Trần Mạnh Hảo, có tựa là “Những bài thơ của một thời (3): người anh hùng họ Ngụy”.

Nguyễn Văn Huy đăng một cái còm (comment) để góp ý với tác-giả. Ngay sau đó, nổ ra một cuộc bút-chiến giữa Nguyễn Văn Huy và các còm-sĩ (commenters) và kéo dài liên-tục khoảng 48 giờ đồng-hồ. Lý-do là Nguyễn Văn Huy cho rằng nếu Tổng-thống Nguyễn Văn Thiệu không sợ áp-lực của Mỹ, cứ cho máy bay ra Hoàng Sa dập tàu chiến Trung Cộng thì Hạm-trưởng Ngụy Văn Thà và nhiều thủy-thủ của tàu Nhật Tảo (HQ 10) đã không chết. Còn những người kia thì khẳng-định rằng khoảng cách giữa Đà Nẵng và Hoàng Sa quá lớn, do đó máy bay Việt Nam Cộng Hòa không đủ xăng để bay đi, bay về.



Với tầm chiến-đấu khoảng 4 ngàn cây số, chiến-đấu-cơ F5 thừa sức tiêu-diệt hạm-đội Trung Cộng trong trận hải-chiến Hoàng Sa. Tuy-nhiên, Tổng-thống Ford đã có ý-đồ chơi trò "của người, phúc ta" bằng cách giúp Trung Cộng lấy Hoàng Sa của Việt Nam, để làm lễ hiếu-kính với Mao Trạch Đông trong việc giao-dịch sau này. Do đó ảnh ngăn-chận không cho Không-quân Việt Nam Cộng Hòa tham-chiến.


(Hình trên được trích ra từ cái video clip có tựa là "Northrop F-5: Smaller And Simpler Than Contemporaries, Cost Less Making It A Popular Export Aircraft", đăng lên Youtube vào ngày 20/01/2018 bởi Dung Tran (link đã chết). Hình dưới được trích ra từ bài "Paracel Islands" trên Wiki)


Mục-lục
(trong phần Mục-lục, mỗi một câu đều là một cái link)





---------------------------------


A. Cuộc bút-chiến

Có khoảng 10 còm-sĩ gây chiến với Nguyễn Văn Huy. Nhưng vì Nguyễn Văn Huy có tật viết dài (tổng-cộng khoảng 6 ngàn chữ trong vòng 48 giờ) do đó không đủ thời-giờ “chiếu-cố” tất cả . Độc-giả có thể tham-khảo những còm của họ qua cái link đã cho trong phần “Tóm-tắt” ở trên.

Xin độc-giả chú-ý: những cái link mà Nguyễn Văn Huy từng đưa vào trong những cái còm đã được duyệt lại trong bài này và được thay bằng những link mới khi link cũ đã chết.


A.1 Nguyễn Văn Huy góp ý với nhà văn Trần Mạnh Hảo:

Sau đây là cái còm (comment) đầu-tiên của Nguyễn Văn Huy cho bài viết của Trần Mạnh Hảo:

“Thơ của ông Hảo hay lắm, nhưng tôi không ghiền thơ, do đó thích văn của ổng hơn.

“Tôi chỉ xin góp ý về khía cạnh quân sự với độc giả: nếu ông Tổng Thống Thiệu bấy giờ, không sợ áp lực của Mỹ, cho một phi đội A-37(B) ra dợt hạm đội Trung Cộng ở Hoàng Sa một phát, thì tàu Nhật Tảo không bị đánh chìm, hạm trưởng Ngụy Văn Thà và nhiều thủy thủ không chết.

“Hoàng Sa cách Đà Nẵng 405 km, trong khi đó tầm hoạt động của A-37 là 740 km (theo bài “Cessna A-37 Dragonfly”), nghĩa là dư sức bay đi và bay về.



Cessna A-37 Dragonfly ("chuồn-chuồn")


(Hình trên được trích ra từ bài "Cessna A-37 Dragonfly" trên Wiki)


“Tuy nhiên, theo một trang web khác (“Cessna A-37B Dragonfly”) thì tầm hoạt động của A-37B là 1680 km, có lẽ nhờ vào mấy thùng xăng phụ. Như vậy sẽ có dư xăng để quần cho tới chiếc tàu địch cuối cùng



Cessna A-37B Dragonfly có 4 thùng xăng phụ dưới cánh


(Hình trên được trích ra từ bài "Cessna A-37B Dragonfly")


“Ông Thiệu "yếu" quá. Ngay cả ngư lôi (torpedo) Mỹ không cho đem ra xài mà cũng không dám cãi (vào ngày 08/07/2019, Facebook cho rằng trang web của bài viết “Bài nói chuyện ngày 17/1/1998 của HQ Trung tá Vũ Hữu San, cựu Hạm trưởng khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ 4” có virus , do đó nếu độc-giả không tin thì cứ bấm thử ). Hải chiến mà chỉ trông cậy vào đại bác thì cũng giống như bộ binh đánh với nhau chỉ bằng súng dài, súng ngắn.

“Hãy nhìn gương Tổng Tham Mưu Trưởng của Pakistan, tướng Kayani (xem bài , link: “Ashfaq Parvez Kayani”), mấy lần ăn miếng trả miếng với Mỹ khi Mỹ dùng drones giết lính của ảnh. Lẽ dĩ nhiên, Mỹ trả đũa bằng cách cắt viện trợ quân sự cho Pakistan. Vấn đề là phải nhìn thấy, vào giai đoạn có mâu thuẫn với Mỹ, có phải Mỹ đang tính bỏ rơi đồng minh hay không. Một khi Mỹ đã muốn bỏ rơi đồng minh, thì dù đồng minh có quỳ lạy Mỹ thì Mỹ cũng bỏ. Mỹ từng bỏ rơi Pháp (không giúp máy bay để Pháp bảo vệ Điện Biên Phủ), bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa, và cả Đài Loan (để cho Trung Cộng thay thế Đài Loan ở Liên Hiệp Quốc), đang bỏ rơi Iraq, Afghanistan. Bây giờ Mỹ bỏ rơi tất cà đồng minh ở Đông Nam Á, kể luôn cả Nhật và Đại Hàn, để cho Trung Cộng tác oai tác quái trên biển Đông. Còn lúc Mỹ đang cần đồng minh thì có chửi Mỹ thì Mỹ cũng cười hề hề bỏ qua.

"Lẽ dĩ nhiên, đó là chuyện thường tình trong trường chính trị quốc tế, nói cho cùng Mỹ còn tốt hơn bao nhiêu quốc gia khác, vì không bao giờ đi lấy đất, lấy biển của ai.”

Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:



A.2 Người chế-tạo sự kiện lịch-sử:

Screenshot của còm của anh KQVNCH:






Nguyễn Văn Huy trả lời anh KQVNCH như sau:

"Cảm ơn anh KQVNCH đã nêu ra vài vấn đề hay.

"1) Anh viết rằng “Khi xảy ra trận chiến Hoàng Sa Sư Đoàn 3 Không-quân Việt Nam Cộng Hòa đã gởi ngay 2 phi đội F5 ra cùng A-37 của Sư Đoàn 1 Không-quân yểm trợ cho Hải Quân.”

"Và anh cũng thêm chi tiết này: “... do đường bay từ Đà Nẳng ra Hoàng Sa khá dài nên phải giãm bớt vũ khí mang thêm babytank (bình xăng phụ) và các Pilote chỉ được có 5 phút không chiến là phải quay về nếu không muốn rớt giữa biển.”

"Xin anh cho một cái link để tôi nghiên cứu những thông tin này.

"2) Anh viết rằng “Thực tế một số bạn của tôi khi đi công tác ở Đà Nẵng về có nói khi máy bay Việt Nam Cộng Hòa ra Hoàng Sa thì tàu, kể cả MIG, của Trung cộng lập tức rút về đảo Hải Nam.”

"Tôi cũng xin thêm cái link cho vấn đề này, vì tôi chỉ thấy những thông tin ngược lại điều anh nói, thí dụ như khi Mỹ báo MIG đang trên đường ra Hoàng Sa, tất cả tàu chiến Việt Nam Cộng Hòa đều rút lui. Ở đây tôi cho 2 cái link:



"Như vậy phải chăng anh muốn nói rằng Không quân Việt Nam Cộng Hòa đã gởi F5 và A-37 ra Hoàng Sa trước hoặc sau khi xảy ra trận hải chiến?"


A.3 Nguyễn Văn Huy là người nguy-hiểm :

KheSanh111 góp ý với Nguyễn Văn Huy như sau:

"(Nguyễn Văn Huy viết:) "Như vậy phải chăng anh muốn nói rằng Không quân Việt Nam Cộng Hòa đã gởi F5 và A-37 ra Hoàng Sa trước hoặc sau khi xảy ra trận hải chiến?"

"Those were only South Vietnam warships thrown into the battle at that time. Other ships were too far away. South Vietnam Air Forces with F-5 fighters could not fly that far from their base. We realized that we had to fight alone.

"Đây là trả lời từ tài liệu của nhân chứng tham chiến. Thiết nghĩ bạn nên thật là thận trọng khi comment để khỏi bị người ta nói: 'Đã "thông minh" còn làm bộ nguy hiểm!'."

http://www.vietquoc.com/war... (từ link của bạn đó)"



Screenshot của cái còm của KheSanh111



Lúc đó, Nguyễn Văn Huy không trả lời anh KheSanh111 vì không hiểu rõ ảnh muốn nói cái gì, mà cho tới bây giờ cũng vậy thôi .


Cập-nhật vào ngày 17/01/2019 cho phần A.3:

Dưới đây là link mới, vì link cũ đã chết:



A.4 Dù có thắng trận hải-chiến Hoàng Sa, cũng không giữ đảo được lâu:

Anh “giành lại quê hương” góp ý với Nguyễn Văn Huy như sau:

"Việt Nam Cộng Hòa khi đó không thể MỘT MÌNH đánh lại hai thế lực quân sự cùng một lúc, trong khi Mỹ đã không còn viện trợ giúp đỡ cho Việt Nam Cộng Hòa như trước. Cho dù khi đó, có thể dùng torpedo hay A37 đi chăng nữa, thì về lâu về dài cũng không có đủ khả năng và tiềm lực mà chống cự lại nổi một nước Tàu dư thừa súng đạn."

Nguyễn Văn Huy trả lời như sau:

"Cái nhìn của anh “giành lại quê hương” đúng ở chỗ về lâu, về dài cũng không giữ được, vì Mỹ đã quyết định bắt tay với Trung Cộng sau bao nhiêu lần đương đầu đẫm máu (ở Triều Tiên, Việt Nam, Mã Lai, Indonesia ...) mà không sinh lợi lộc nào.

"Nhưng ở đây, tôi chỉ muốn nói về cơ hội để thắng một trận chiến. Phi công miền Nam đánh trận mỗi ngày, do đó việc đánh chìm mấy chiếc tàu cổ lỗ sĩ của Trung Cộng không phải là khó. Cần nhất là ăn trước 1-0 để nâng cao tinh thần binh sĩ và dân chúng (giống như việc đá banh vậy, ăn trước bao giờ cũng có lợi về tâm lý hơn).

"Khi bay ra biển, cần phải bay thấp để tránh radar đặt ở đảo Hải Nam phát hiện. Đánh xong, phải bay về thật lẹ vì chắc chắn Trung Cộng sẽ gởi J-7 (một copy của Mig-21) tới hỏi thăm sức khỏe (sở dĩ hạm đội Việt Nam Cộng Hòa đang thắng trận Hoàng Sa mà vẫn đào tẩu vì Mỹ "hê" lên rằng Mig đang cất cánh từ Hải Nam).



Chengdu J-7 ("Thành Đô J-7"). Loại máy bay này đang được Trung Cộng giúp cho Không-quân Pakistan tự sản-xuất lấy


(Hình trên được trích ra từ bài "Chengdu J-7" trên Wiki)


"Khoảng cách Hải Nam và Hoàng Sa không lớn lắm (250 km), do đó chạy không kịp là ô hô ai tai. Theo như tôi biết, A-37 không đáng là đối thủ của Mig-21. Không biết nếu ông Thiệu quyết định như tôi đề nghị, liệu Mỹ có chơi đễu đến đỗi báo tin cho Trung Cộng biết để chận đánh hay không? Chứ nếu làm như vậy, coi như Trung Cộng ăn một cái tát tai. Trung Cộng muốn đánh Việt Nam Cộng Hòa trả thù? Mỹ sẽ nói:

'Cho "me" can đi. Để từ từ "me" nói chuyện phải quấy với đàn em của "me". Bây giờ chúng ta lo chuyện buôn bán đẻ ra tiền cái đã.'

"Sau đó, chiến tranh Việt Nam vẫn chấm dứt vào ngày 30/04/1975, nhưng lịch sử sẽ đổi khác một chút: China was defeated in the Battle of Paracel Islands in 1974 ("Trung Cộng bị đánh bại trong trận Hải-chiến Hoàng Sa vào năm 1974")."


A.5 Phan Quốc Việt góp ý với Nguyễn Văn Huy:

"Tôi rất thích cái suy nghĩ lạc quan của anh Huy. "China was defeated in the battle of Paracel Inslands in 1974"... Cứ tưởng tuợng cũng thấy sướng rồi.

"Cũng đồng ý với anh, Quân-lực Việt Nam Cộng Hòa có nhiều cơ hội thắng trong trận chiến Hoàng Sa vì với những vũ khí của Mỹ viện trợ, cộng thêm sự thiện chiến của chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, trận Hoàng Sa làm sao so sánh được với Xuân Lộc, Bình Long, Quảng Trị.... Do đó trận Hoàng Sa chúng ta có cơ hội thắng 100%.

"Tổng Thống Thiệu (tôi vẫn luôn tôn trọng ông Thiệu, mặc dù ông đã tự chấm dứt sự nghiệp, danh tiếng của ông với nhân dân miền Nam khi ông lên phi cơ rời khỏi Việt Nam), nếu ông Thiệu vẫn ở lại với nhân dân VN sau cuộc chiến, dù chỉ vói tư cách một người dân bình thường, cho dù ông sống hay ông chết, ông Thiệu vẫn sống mãi trong lòng mọi người dân miền Nam, trong lòng mọi chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Rất tiếc, ông không chọn con đường đó.

"Đồng ý 100% với anh Huy là ông Thiệu "yếu" chỉ huy trong trận Hoàng Sa, cũng như ra lệnh rút vội, bỏ ngỏ cho quân đội miền Bắc tràn vào lẹ hơn. Nhưng nếu nhìn vào khiá cạnh khác, quyết định "thua lẹ" của ông Thiệu cũng giảm bớt sự mất mát, tổn thất sinh mạng cho cả 2 miền.

"Cái đau khổ nhất của Việt Nam, là khi Cộng-sản tràn vào miền Nam, Cộng-sản đã dùng chính sách trả thù những người lính Việt Nam Cộng Hòa bằng trại cải tạo, bằng giết chóc và tù đày. Họ trả thù những tư sản miền Nam bằng cách tịch thu tài sản, bằng cưõng bách lao động, kinh tế mới. Chính Cộng-sản là kẻ đã đào sâu thù hận giữa người dân hai miền Nam Bắc...

"Tóm lại, ngày nào còn bọn cầm quyền Cộng-sản trên đất nước VN, thì ngày đó Việt Nam còn thêm đau khổ..."


Nguyễn Văn Huy trả lời Phan Quốc Việt:

"Cảm ơn anh Phan Quốc Việt đã nêu lên những nhận xét rất rõ ràng và chính xác về lịch sử. Không phải vì anh đồng ý với tôi về những điểm đó mà tôi hoan nghênh, mà chính là vì những cách giải thích ngắn gọn thể hiện quan điểm riêng của anh. Điều này rất quan trọng đối với tôi, vì mỗi người nên có khả năng suy nghĩ độc lập, có khả năng nhận định tình hình chính trị và lịch sử bằng chính kiến thức và kinh nghiệm của mình, thay vì chỉ lập lại những ý kiến của báo chí, của đài phát thanh, đài truyền hình, của những nhân vật tên tuổi, v.v…

"Dựa trên những chỗ chúng ta hiểu giống nhau, tôi xin phép được khai triển chỗ khác nhau mà không sợ có sự hiểu lầm giữa chúng ta. Anh cho rằng:

“Nếu ông Thiệu vẫn ở lại với nhân dân Việt Nam sau cuộc chiến, dù chỉ với tư cách một người dân bình thường, cho dù ông sống hay ông chết, ông Thiệu vẫn sống mãi trong lòng mọi người dân miền Nam, trong lòng mọi chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa.”

"Điều này không hay, theo như tôi suy đoán, do nhiều lý do khác nhau như dưới đây:

"1) Ông Thiệu đã bị mang nhiều tai tiếng, một phần lớn do tình hình chính trị tạo ra. Thí dụ như nạn tham nhũng tràn lan trong chính quyền, tuy mức độ chỉ bằng một trăm sự tham nhũng trong chế độ Cộng Sản, nhưng một tờ giấy trắng dù chỉ có một vết đen thì người ta vẫn cho là tờ giấy dơ.

"Việc tướng Đặng Văn Quang ăn hối lộ mang lại tiếng xấu cho ổng. Đến lúc ông Quang chết, thì mới có người hé lộ rằng tiền hối lộ được dùng để mua những lá phiếu của dân biểu và nghị sĩ để thông qua những đạo luật cai trị, và cho những công việc tình báo. Như vậy, ông Thiệu đã không dùng tiền vào lợi ích cá nhân, mà vào những công việc chính trị thuộc về trách nhiệm của ổng.

"Do chế độ Đệ Nhị Cộng Hòa là một chế độ dân chủ non trẻ, lại được đẻ ra trong thời chiến, do đó mọi chính trị gia thời đó đều phạm sai lầm, dù ít dù nhiều. Tôi cho rằng cách kiếm tiền cho công vụ kiểu đó không hay, dễ bị kẻ thù khai thác.

"Có lẽ ông Thiệu chỉ quan tâm đến việc chiến thắng Cộng Sản mà không để ý rằng Cộng-sản giỏi về nghề đâm bị thóc thọc bị gạo (tạo sự mâu thuẫn giữa nhân dân và chính quyền), hơn là đánh nhau ngoài chiến trường. Do đó Cộng-sản đã làm suy yếu niềm tin của dân chúng vào ông, và làm suy yếu khả năng chiến đấu của binh sĩ, bằng cách khai thác hình ảnh một ông Tổng Thống bao che cho tham nhũng.

"Qua sự quan sát về sự tham nhũng trong thời Đệ Nhị Cộng Hòa và thời Cộng Sản ngày nay, tôi thấy có 1 kết quả giống nhau: tham nhũng làm suy yếu chế độ và dẫn đến sự mất nước. Do đó tôi mới cho rằng ông Thiệu không nên dùng tiền tham nhũng để đánh Cộng sản, trái lại ổng nên làm sạch chính quyền, diệt trừ tham nhũng mới chiến thắng Cộng Sản được."


Cập-nhật vào ngày 09/02/2020:

Mãi đến năm 2018 Nguyễn Văn Huy mới biết được Trung-tướng Đặng Văn Quang và Thiếu-tướng Nguyễn Khắc Bình là hai anh Việt Cộng & Trung Cộng nằm vùng. Họ đã bao-che cho những người Tàu tại Việt Nam làm ăn mua bán với Việt Cộng suốt thời chiến, tức là làm giàu trên xương máu của người Việt. Như vậy, Đặng Văn Quang đưa lại cho Nguyễn Văn Thiệu không được bao nhiêu tiền đâu. Điều này cũng có cái hay là vì lẽ đó Thiệu phải cần Quang dài dài. Xin độc-giả xem: (a) Phần "C.3(c) Ai dám gạt CIA Sài Gòn?" của bài "(62B) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 2) - Miền Nam thua trận vì bị Việt Cộng xỏ mũi về mặt tình-báo" và (b) Phần “F. Sự sai-lầm của Nguyễn Văn Thiệu trong việc tin dùng người Tàu” của bài “(63) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 3). (Chấm-dứt phần cập-nhật)


"2) Ngoài Cộng Sản là kẻ thù chính, ông Thiệu còn có nhiều kẻ thù phụ. Thí dụ như ông Kỳ, mặc dù là Phó Tổng Thống, nhưng ông Kỳ sẵn sàng tiếp tay với Huỳnh Tấn Mẫm (người của Cộng Sản) để gây khó khăn cho ông Thiệu.

"Chơi trò đâm sau lưng chiến sĩ đâu phải chỉ có một mình ông Kỳ. Do đó, sau khi ông Thiệu bị Mỹ ép từ chức Tổng Thống, ông không thể sống ở Việt Nam được nữa. Trong chuyến đi bằng xe hơi ra phi trường Tân Sơn Nhất vào đêm 25/04/1975 ông đại tá Trần Thanh Điền (tùy viên) ngồi vào chỗ ngồi của ông Thiệu, để sẵn sàng chịu ăn đạn thế cho ông (xin xem bài "Những ngày cuối của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn"). Điều đó cho thấy tình hình an ninh cá nhân của ông Thiệu đang ở trong giai đoạn nghiêm trọng.

"3) Vào ngày 30/04/1975, và sau đó, đã có nhiều sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa tự sát để tỏ khí tiết. Những cái chết đó rất đáng khâm phục. Tuy nhiên, theo tôi nghĩ Việt-vương Câu Tiễn mới thật sự là cái gương lớn cho người Việt. Ông đã nếm phẩn của Ngô-vương Phù Sai để tỏ sự trung thành, tầm thường và hèn nhát của ông, nhưng cuối cùng ông đã “cắt cổ” Phù Sai và khôi phục lại giang sơn. Do đó một ông Thiệu sống, dù mang bao nhiêu tai tiếng, vẫn ích lợi hơn là một ông Thiệu chết. Tướng Lê Minh Đảo không đi ra khỏi nước, bị “cải tạo” nhiều năm trời, và cuối cùng cũng tới được nước Mỹ, và được sự kính trọng của những người cựu quân nhân. Ông Đảo là một quân nhân, không bị tư thù, do đó ông có thể làm được điều mà một người lãnh đạo chính trị như ông Thiệu không nên làm.

"4) Vào năm 1990, các chế độ Cộng Sản ở Đông Âu lần lần cáo chung. Do đó, ông Thiệu nhìn thấy thế lâm nguy của Cộng-sản Việt Nam (vì đang bị Trung Cộng muốn ăn tươi nuốt sống). Ổng mới xuất đầu lộ diện, tính sẽ tập hợp sức mạnh của người Việt hải ngoại lại với kế hoạch gì đó. Có một điều mà ổng không ngờ rằng đảng Cộng-sản Việt Nam đã lạy lục đảng Cộng-sản Tàu để được lưu lại những cái đầu trên cổ. Ổng hoàn toàn không thể ngờ được, do đó kế hoạch của ổng thất bại.

"Tôi thấy tội nghiệp cho ổng, dù có rất nhiều người tị nạn nguyền rủa ổng, ổng vẫn chịu nhẫn nhục mà mưu tính làm điều tốt cho đất nước. Tuy nhiên, thời ổng đã qua, ổng không bao giờ thành công, và chết năm 2001."


Cập-nhật vào ngày 09/02/2020:

Về việc Việt Cộng lạy-lục Tàu, xin mời độc-giả xem phần "G.6 Cộng-sản Việt Nam bán nước gọn, lẹ như trở bàn tay" của bài "(63) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 3)".


A.6 Thua trong tư-thế nào?

Thanhmai viết:

"Cái vấn đề không phải mạnh yếu .Quan trọng là ta thua trong tư thế nào. Thua mà kẻ thù khiếp sợ tôn trọng .Nếu còn tồn tại còn báo thù được nếu VNCH còn tồn tại đến bây giờ , TQ không yên ổn mà xây dựng được cái gì ở HX đâu. Hơn thế nữa VNCH sẽ cho TQ biết là thà anh giết chết luôn tôi còn hơn anh lấy 1 cục đất VN tôi. Chính là lúc VNCH sẽ nấu sôi biển Đông luộc chín bọn Tàu cộng. Phải luôn luôn tâm niệm là Tàu cộng nó lấy HS TS cuả VN được có nghiã là nó sẽ lấy luôn mảnh đất cữ S này cuả cha ông chúng ta."



Screenshot của còm của Thanhmai



Nguyễn Văn Huy trả lời Thanhmai:

"Anh Thanhmai viết: 'Cái vấn đề không phải mạnh yếu .Quan trọng là ta thua trong tư thế nào.'

"Theo như những thông tin ở Internet về hải chiến Hoàng Sa, thì Việt Nam Cộng Hòa thắng (anh honda2000 có kể ra vài chi tiết), nếu so sánh tổn thất về vật chất và nhân mạng, nhưng không thể giữ đảo được, phải rút lui.

"Lý do là vì Mỹ kiếm đủ chuyện làm khó. Đến đỗi, thủy thủ của ta trôi dạt trên biển mà Mỹ cũng không cứu. Trong những trận hải chiến thời Đệ Nhị Thế Chiến, tàu Đồng Minh vớt thủy thủ Đức, tàu Đức vớt thủy thủ Đồng Minh, rất là văn minh. Rõ ràng là văn minh của Mỹ càng ngày càng "xuống cấp". Ngoài ra, Mỹ còn phóng ra những tin tức như Mig đang trên đường bay tới, 17 chiến hạm của Trung Cộng đang chạy tới, v.v... Chẳng biết những tin tức đó thật hay giả, nhưng lúc bấy giờ Việt Nam Cộng Hòa không tin Mỹ thì biết tin ai. Mỹ đang là đồng minh số 1 mà. Bây giờ, nhìn lại lịch sử mới thấy tin ngoại bang cầm bằng đem bán lúa giống. Mỹ và Trung Cộng như vậy đã có thỏa ước giao Hoàng Sa cho Trung Cộng rồi. Lấy đảo của Việt Nam trao tặng cho Trung Cộng, chiêu đó gọi là "của người phúc ta". Tôi có viết là Mỹ không hề lấy đất lấy biển của ai, nhưng viết chưa hết ý, là chỉ trói tay trói chân quân đội Việt Nam Cộng Hòa để cho Trung Cộng lấy Hoàng Sa mà thôi."


A.7 Người Mỹ phá thối trận hải-chiến Hoàng Sa:

Nguyễn Văn Huy trả lời Nguyễn Văn Huy:

"Xin lỗi tất cả quí vị, vì Nguyễn Văn Huy lại đi trả lời Nguyễn văn Huy. Chẳng qua là tôi mới vừa so sánh 2 chi tiết từ trang web "Hải chiến Hoàng Sa 1974", mới thấy chuyện nghi ngờ của tôi về tin tức tình báo của Mỹ đã được chứng thật.

"Trong đoạn "3.6 Tình Hình Chiến Sự", vào lúc 11:25 sáng ngày 19/01/1974 đại tá Ngạc ra lệnh rút lui vì "lo sợ phản lực cơ và tiềm thủy đĩnh Trung Cộng, nên không còn tinh thần chiến đấu nữa”. Chính Mỹ cho biết một số chiến đấu cơ và tàu chiến từ Hải Nam đang tiến đến Hoàng Sa.

"Nhưng ở đoạn “Trung Quốc chiếm toàn bộ Hoàng Sa”, lại có chi tiết “Hôm sau, 20 tháng 1, 4 phi cơ MIG-21 và MIG-23 của Trung Quốc oanh tạc các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh và Hoàng Sa”.

"Khoảng cách giữa Hải Nam và Hoàng Sa chỉ có 250 km, trong khi đó tốc độ bay chơi (cruising speed) của MIG-21 là 885 km/ giờ (link cũ đã chết, xem bài khác: "MiG-21 FISHBED J-7 (Jianjiji-7) / F-7 YF-110"), còn tốc độ bay tối đa là 2080km/ giờ. Do đó chỉ cần từ 12 phút cho đến 17 phút là có mặt ở Hoàng Sa. Hạm đội của Việt Nam Cộng Hòa cuống cuồng bỏ chạy là vì tàu chiến thời Đệ Nhị Thế Chiến do Mỹ cung cấp không phải là đối thủ của máy bay phản lực hiện đại. Nhưng lịch sử cho thấy là ngày hôm sau MIG mới tới Hoàng Sa.

"Như vậy Mỹ đã cản trở Việt Nam Cộng Hòa, không cho trưng dụng A-37 ra đánh ở Hoàng Sa, và cũng không cho trưng dụng ngư lôi (torpedo). Nhưng khi chiến trận diễn ra, hạm đội Việt Nam gây thiệt hại nặng cho hạm đội Trung Cộng. Mỹ lại gạt Hải quân Việt Nam Cộng Hòa để cho hạm đội Việt Nam Cộng Hòa phải bỏ chiến trường mà chạy sống chết (thay vì có thể tập hợp lực lượng lại và đánh một trận nữa), và Trung Cộng được hưởng chiến thắng dễ dàng."

Chú-thích cho phần A.7:

Chi-tiết “Hôm sau, 20 tháng 1, 4 phi cơ MIG-21 và MIG-23 của Trung Quốc oanh tạc các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh và Hoàng Sa” không còn trong bài của Wiki nữa.


A.8 Báo-chí nói Hoàng Sa ở ngoài tầm hoạt-động của Không-quân Việt Nam Cộng Hòa:

Nguyễn Văn Huy trả lời nguoiquansat:

"Anh Nguoiquansat viết: 'Tôi nhớ năm 1974 lúc đó có nhiều bài báo có nói sao không dùng máy bay ra Hoàng Sa yểm trợ cho Hải quân. Nhiều chuyên gia kỹ thuật lúc đó so sánh đoạn đường từ Đà Nẵng ra đó và cho rằng máy bay mang nhiều bom, xăng không đủ cho thời gian chiến đấu, chỉ đủ bay tới nơi rồi bay về.'

"Hồi năm đó tôi cũng nghe người ta nói như vậy. Nhưng anh thử click vào những websites mà tôi dẫn chứng, thấy có phải là A-37 thừa sức bay tới Hoàng Sa và bay vòng vòng thêm cả tiếng đồng hồ trước khi bay về không. Tầm hoạt động 740 km có nghĩa là bay 740 km xong, dạo chơi mấy tua nữa, rồi bay trở về 740 km nữa, mà vẫn còn đủ xăng đáp xuống (xin xem bài "Combat radius"). Thêm mấy bình xăng phụ để được tầm hoạt động tổng cộng 1680 km cũng đỡ, vì có khi gặp không-chiến thêm cả giờ đồng hồ. Tôi cho rằng quân đội Việt Nam Cộng Hòa che dấu (cover up) chuyện không cho Không-quân ra trận. Lẽ dĩ nhiên, phi công miền Nam không hèn, do đó đó là một quyết định chính trị, mà trách nhiệm nằm trên vai ông Thiệu. Tôi chê ông Thiệu "yếu", chứ khộng chê quân đội. Mà anh đừng lo, ông Thiệu đã tuyên bố nhận chịu mọi trách nhiệm cho tất cả trận chiến rồi, trong một cuộc họp báo vào ngày 16/06/1990, ở Orange County, California (xem bài "Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu trả lời phỏng vấn Full (54 phút)"). Khi làm như vậy, ổng đã tỏ ra được tư cách của một người lãnh đạo quốc gia. Tới lúc coi clip này (tôi coi từ DVD), và so sánh với những người lãnh đạo đảng Cộng-sản Việt Nam, tôi mới thấy tư cách giữa 2 bên khác nhau một trời một vực."


A.9 Quần-đảo Hoàng Sa nằm trong bán-kính chiến-đấu ("combat radius") của cả F-5 lẫn A-37:

Lamson72 viết:

"Tầm hoạt động của oanh tạc cơ A37 là 740 km. Trong khi đó theo tài liệu của Nguyễn Văn Huy thi Đà Nẳng cách Hoàng Sa 405 km Vậy thì bay đi và bay về khoảng cách là 810 km. Thế thì A37 bay ra nhìn xem tàu Trung Cộng chơi cho biết cũng không đủ xăng bay. về. Chuẩn Tướng Nguyễn Đức Khánh Tư lệnh Sư Đoàn 1 Không Quân theo lệnh Tướng Ngô Quang Trưởng, Tư Lệnh Quân Đoàn I đã chuẩn bị một phi đội chiến đấu cơ F5E sẵn sàng bay ra tham chiến. Nhưng cuối cùng phi vụ bị hũy bỏ vì chỉ đủ xăng bay ra và bay về không đủ xăng cho tác chiến. Bởi vì F5E là short range dùng để phòng thủ nghênh cảng. Trong khi đó Mig 21 là long range đang nằm chờ tại Hải Nam để ra nghênh chiến nếu có F5E tham chiến."



Screenshot của cái còm của Lamson72



Nguyễn Văn Huy trả lời Lamson72:

"1) Anh viết: “Tầm hoạt động của oanh tạc cơ A37 là 740 km. Trong khi đó theo tài liệu của Nguyễn Văn Huy thi Đà Nẳng cách Hoàng Sa 405 km Vậy thì bay đi và bay về khoảng cách là 810 km. Thế thì A37 bay ra nhìn xem tàu Trung Cộng chơi cho biết cũng không đủ xăng bay. về.”

"Trong phần trả lời cho Nguoiquansat tôi viết:

'Tầm hoạt động 740 km có nghĩa là bay 740 km xong, dạo chơi mấy tua nữa, rồi bay trở về 740 km nữa, mà vẫn còn đủ xăng đáp xuống.'

"Tôi có cho thêm cái link của bài "Radius of action". Tuy nhiên có một người trong phần Comment này lưu ý tôi về sự khác biệt giữa combat range và combat radius (mà không biết tại sao bây giờ kiếm hoài mà không ra cái comment của ảnh để tuyên-dương). Tôi coi lại thì thấy rằng anh đó đúng, vì trong bài có nói rằng combat radius nhỏ hơn combat range. Như vậy con số của combat radius là con số thực tế, còn con số của combat range là con số tối ưu. Do đó tôi mới tìm hiểu vấn đề lại, và tìm ra thông tin chính xác hơn như sau:

"The A-37A was judged to be an effective ground attack aircraft in the South Vietnam and Tigerhound areas (combat radius to 240 nm maximum)” (xem bài "A-37 Dragonfly").

"240 nm = 444 km. (Chú thích: nm là nautical miles. 1 nm = 1.852 mét hay là 1 km 852.

"Còn có thông tin nói rằng combat radius của A-37A là 270 nm, bằng 500 km. Xin coi bài "Cessna A-37A/B Dragonfly".

"Xin lưu ý là combat radius đi kèm với payload (lượng bom đạn mang theo). Cũng theo nguồn tin tức trên, payload của A-37A là 3000 lbs (= 1360 kg).

"Như vậy Hoàng Sa nằm trong combat radius của A-37A ở Đà Nẵng.

"2) Nếu sử dụng A-37B thì sẽ có lợi hơn nữa, vì có những thùng xăng phụ (external drop tanks) làm cho combat radius lớn hơn nữa. Combat radius của A-37B là 400 nm = 740 km (với 4.100 pound payload). Xin coi bài "Cessna A-37 Dragonfly".

"Trong chiến tranh Việt Nam Mỹ đã sản xuất 577 chiếc A-37B, và đã lấy 254 chiếc tặng cho Việt Nam Cộng Hòa (xin coi hai bài trên).

"3) Khi bắt đầu viết comment cho bài thơ của ông Trần Mạnh Hảo, tôi không nhắc tới F-5, vì không biết rõ Mỹ có cho Việt Nam nhiều F-5 hay không (vì F-5 tối tân hơn A-37 nhiều). Nhưng tôi mới coi lại các bài viết của những người có trách nhiệm về trận hải chiến, thì Việt Nam Cộng Hòa đã có ý định tung F-5 vào chiến trường. Do đó, tôi xin trình bày combat radius của F-5A như sau:

"a) Nếu chở hết bom đạn lên máy bay (7 tấn bom đạn), thì combat radius là 195 miles = 312 km.

"b) Nếu chỉ chở theo 2 trái bom loại 530 cân Anh (pound) thì combat radius là 558 miles = 892 km.


"Như vậy, chỉ còn vấn đề giảm bớt bomb và tăng missiles (vì tàu Trung Cộng không lớn, không đáng ăn bom 530 pound, và không thể nói rằng Việt Nam Cộng Hòa không thể dùng Không quân trong trận hải chiến Hoàng Sa.


A.10 Không-quân lường-gạt Hải-quân, chơi trò đem con bỏ chợ:

Phần 4 của cái còm trả lời Lamson72 vạch rõ một thái-độ rất lạ-lùng của Không-quân là viện đủ mọi lý-do để khỏi đi yểm-trợ cho Hải-quân

"4) Sau đây tôi sẽ phân tích những thông tin ở trong những cái sources mà tôi đã cho trong những phần trả lời những comments trước đây.

"4.1) Trong một bài viết của Trung tá Vũ Hữu San (Hạm trưởng của HQ5) về hải chiến Hoàng Sa có một đoạn:

"(c) Huyền-thoại Không-trợ và Phản-lực cơ F5

"Nỗi khát-khao không-trợ đối với các đơn-vị ta ngoài Hoàng-Sa to-lớn đến như thế-nào? Tường-trình quân-sự các năm 1974-1975 đều nói là phi-cơ F5 chỉ có thể yểm-trợ trong vòng 5 tới 15 phút mà thôi vì khoảng-cách từ Đà-Nẵng tới Hoàng-Sa quá xa so với nhiên-liệu dự-trữ. HQ Đại-tá Hà-Văn-Ngạc viết: “Tôi vẫn tin rằng khi loan tin việc phi-cơ cất-cánh, Tham-Mưu-Phó Hành-Quân (thuộc Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân) đã cho rằng tin này có thể làm cho tôi vững-tâm chiến-đấu…”” (xin độc-giả chú ý: Facebook chận link của bài gốc vì cho rằng nó có virus. Nếu độc-giả nào không ngán, cứ gõ cái link này: "Còn Uẩn-khúc nào về Trận Hoàng-Sa?").

"Như vậy, trước khi ra đi, Đại tá Ngạc đã được thượng cấp hứa hẹn sẽ cho máy bay yểm trợ. Lý do khả năng yểm trợ chỉ từ 5 tới 15 phút không phải là lý do chính đáng để không đưa F-5 ra đảo, vì phi công F-5 có thể chiến đấu tới giọt xăng cuối cùng (tức là thêm cả tiếng đồng hồ nữa), rồi nhảy dù xuống biển, chờ tàu lại vớt. Đại tá Ngạc biết điều đó, cho nên tin tưởng máy bay sẽ ra. Cuối cùng, máy bay không hề một lần xuất hiện. Tại sao có màn “đem con bỏ chợ”?


"4.2) Trong bài nói chuyện ngày 17/01/1998 của Trung tá Hạm trưởng Vũ Hữu San có đoạn:

“Không-quân với các F5 đã nói là không bay được ra Hoàng-Sa. Với ý-thức rõ rệt là không có yểm trợ. Chúng tôi tham-chiến!”

"Như vậy khi lời của hai ông Ngạc và San mâu thuẫn nhau, chúng ta sẽ tin ai? Tôi tin là cả hai đều là nói đúng sự thật, và sẽ trình bày lý do trong phần cuối của bài này (xin độc-giả chú ý: Facebook chận link của bài gốc vì cho rằng nó có virus. Nếu độc-giả nào không ngán, cứ gõ cái link này: Tài-liệu hải-chiến Hoàng Sa).


"4.3) Cũng trong web page đã dẫn ở trên, trong bài viết “The Paracel Islands (Hoang-Sa) Sea Battle” của đại tá Đỗ Kiểm (bộ Tư lệnh hải quân ở Sài Gòn), có đoạn:

“Vice CNO Tanh flew to Da Nang to direct the battle from the I Corps CIC. Kiem and Admiral Chon would be monitoring communication from the powerful CIC at Saigon Naval Headquarters. They were trying to secure air coverage for the operation from the Vietnamese Air Force, without much luck. The VNAF's jets flew too fast to be able to "see" a target with human eyesight; over the ocean they had to rely on CAP radar ships for guidance, which wouldn't be available in time. What's more, by the time their short-range CF-5s and A-27s reached the Paracels, their fuel tanks would be half-empty; they'd have to wheel right around and head back home. "That's good enough," the navy told them. Finally the air force agreed to make one overhead pass during the battle, to shore up the fighting men's morale.”



Trang bìa trước, Counterpart, Đỗ Kiểm



Trang 175, Counterpart, Đỗ Kiểm



Trang 176, Counterpart, Đỗ Kiểm



(“Đề đốc Lâm Ngươn Tánh bay ra Đà Nẵng để điều khiển chiến trường từ Bộ Tư Lệnh Hải quân Vùng 1. Đại tá Kiểm và Đề đốc Chơn sẽ theo dõi việc liên lạc từ Bộ Tư Lệnh Hải quân Việt Nam ở Sài Gòn. Họ cố gắng nhờ Không quân yểm trợ cho cuộc hành quân, nhưng không được may mắn lắm. Chiến đấu cơ phản lực của Không quân bay nhanh quá để có thể nhìn thấy một mục tiêu với mắt thường. Khi ra biển, họ phải tùy thuộc vào tàu có gắn radar để phục vụ không chiến (tôi đoán CAP là Combat Air Patrol), nhưng bấy giờ không có sẵn. Hơn nữa, vào lúc những chiếc máy bay tầm ngắn CF-5 và A-27 tới Hoàng Sa, nhiên liệu chỉ còn phân nửa. Họ chỉ có thể bay một vòng rồi bay về. Hải quân trả lời: “Vậy là tốt lắm rồi.” Cuối cùng Không quân đồng ý bay một vòng trên đầu để làm tăng thêm quyết tâm chiến đấu của thủy thủ.”) (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

Ở chỗ này, tôi xin nói thêm. Tôi nghĩ là bà Julie Kane (đồng tác giả với ông Đỗ Kiểm) đánh máy sai. CF-5 là F-5 sản xuất cho Canadair xài. Phiên bản (version) F-5A ở Việt Nam tên là F-5C. Còn A-27 là một loại chiến đấu cơ thời Đệ Nhị Thế Chiến, thấy còn xài chong chóng 3 cánh. Xem hình ghép lấy từ bài "The North American Aviation A-27" dưới đây:



North American Aviation A-27 là máy bay chong-chóng của thời Đệ Nhị Thế-chiến



Tôi đoán là bà muốn nói về A-37.

Như vậy là đã có sự thỏa thuận giữa Hải quân và Không quân là sẽ cho máy bay tới Hoàng Sa. Nhưng cuối cùng máy bay không tới. Như vậy lẽ ra phải có ít nhất một ông tướng Không quân phải ra tòa án quân sự (gặp Hitler chắc sẽ đem ra bắn bỏ, khỏi cần xét xử). Nhưng chuyện đó không xảy ra.


4.4) Sau khi Lực lượng Đặc nhiệm Hoàng Sa chạm trán hạm đội Trung Cộng, Đại tá Kiểm kiểm tra lại việc hứa hẹn của Không quân như sau đây:

“Next, Kiem contacted the air force and gave them the signal. Waiting for something to happen, he began to worry about the condition of his ships. Because of the pressure to keep them out on patrol no matter how bad their condition, HQ-10 was going into battle with only one engine working. And the forward 3-inch gun on HQ-4 was out. Like a skunk or a porcupine, she'd have to point her rear end at the enemy to shoot. Where were the two backup ships coming from Da Nang? Why was the air force taking so long?”



Trang 177, Counterpart, Đỗ Kiểm



(“Kế đó, Đại tá Kiểm tiếp xúc Không quân và ra hiệu “làm đi”… Đang lúc chờ đợi chuyện gì đó sẽ xảy ra, ảnh bắt đầu lo-lắng về tình-trạng của những chiếc tàu của ảnh. Vì áp-lực đưa những chiếc tàu đó lên đường, dù tình-trạng chúng nó xấu như thế nào đi nữa, tàu Nhật Tảo HQ-10 ra chiến-trường với chỉ có một cái máy còn hoạt-động. Và đại-bác 3 inch (76 ly 2) đằng trước mũi tàu của khu-trục-hạm HQ-4 đã bị hư. Giống như một con chồn hôi sọc hoặc một con nhím, nó phải đưa đít về quân thù mà bắn. Còn hai chiếc tàu tiếp-viện từ Đà Nẵng, bây giờ đang ở đâu? Tại sao Không quân “sắm tuồng” lâu quá?”)


A.11 Mỹ không muốn Không-quân Việt Nam Cộng Hòa tham-chiến:

Trong phần 5 của cái còm trả lời anh Lamson72, Nguyễn Văn Huy sẽ chứng-minh rằng Mỹ muốn Việt Nam Cộng Hòa đánh thua, do đó không cho Không-quân tham-chiến.

"5) Sau khi HQ-10 chìm, và 3 chiến hạm còn lại được lệnh rút lui, Đại tá Kiểm bay ra gặp ông Thiệu ở Phan Rang và tường thuật như dưới đây:

“On the heels of the battle Kiem had to fly to Phan Rang to brief vacationing President Thieu. He didn't dare tell him that the CNO and Vice CNO had missed the only sea battle in modern naval history, although he mentioned the no-show by the air force. The briefing took place under the shade of a brick gazebo built right on the beach, while Thieu's family members came and went, looking for towels or cigarettes.”


"Xin chú ý câu “he mentioned the no-show by the air force” (Đại tá Kiểm đề cập đến chuyện Không quân không 'xuất đầu, lộ diện'). Phản ứng của ông Thiệu như thế này:

"Don't worry, Captain Kiem," Thieu soothed, "we'll get you another ship." He was almost giddy, riding the wave of the battle's astonishing public popularity; for even though their side had lost the islands and even though HQ-16 turned out to have been hit by a "friendly" shell stamped "Made in U.S.A.," they had sunk two ships to their two-thousands-year enemy's one!



Trang 178, Counterpart, Đỗ Kiểm



("'Đừng lo, Đại-tá Kiểm', Thiệu trấn-an, 'chúng tôi sẽ cho anh một chiếc tàu khác.' Ảnh gần như chóng mặt vì đi trên cơn sóng ủng-hộ kỳ-diệu của quần-chúng đối với trận hải-chiến, dù rằng phe ta đã mất quần-đảo và ngay cả HQ-16 được tìm ra là đã bị trúng một viên đạn pháo của phe ta có đóng dấu "Làm bởi nước Mỹ". Họ bị đánh chìm hai chiếc tàu còn kẻ thù hai ngàn năm chỉ bị chìm một chiếc!"

Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

Phía Việt Nam, chỉ có HQ-10 bị chìm, nhưng không biết Đỗ Kiểm căn-cứ vào đâu để nói rằng hai chiếc tàu bị chìm. Nhưng thật ra số lượng tàu bị chìm không quan-trọng. Vấn-đề là ai thắng trận, và còn một điều quan-trọng hơn nữa là có giữ đảo được hay không, khi đối-phương chọn thời-cơ để phản-công.

Cái video clip dưới đây tóm-tắt diễn-tiến của cuộc hải-chiến Hoàng Sa vào ngày 19/01/1974.






- - - - - (Hết phần chú-thích) - - - - -

"The TV, radio, and newspapers were going crazy. Homemade banners were flapping in the streets of Saigon and Da Nang. For a few days everyone seemed to have forgotten the communists, who'd only been an enemy for sixteen years. Even the communists were keeping their mouths shut, loath to remind people that they were allied with the ancient enemy. President Thieu ordered a champagne reception for the returning heroes in Saigon.”



Trang 179, Counterpart, Đỗ Kiểm



("Đài truyền-hình, đài phát-thanh và báo-chí trở nên điên-cuồng. Những biểu-ngữ làm ở nhà giăng khắp đường phố Sài Gòn và Đà Nẵng. Trong vòng mấy ngày, mọi người dường như quên hẳn Việt Cộng, những người trở thành kẻ thù chỉ mới có 16 năm. Ngay cả Việt Cộng cũng câm cái miệng, không muốn nhắc cho dân-chúng biết rằng họ là đồng-minh của kẻ thù xưa. Tổng-thống Thiệu ra lệnh mở tiệc với sâm-banh để đón mừng sự trở về của những người anh-hùng, tại Sài Gòn.")

Hiển nhiên là ông Thiệu không khiển trách Không quân. Điều đó có nghĩa là ông Thiệu đã biết việc Không quân không xuất trận. Như vậy, có phải ông Thiệu chấp nhận việc Không quân hèn nhát không ra trận không? Chắc chắn không. Như tôi đã khẳng định, Không quân Việt Nam Cộng Hòa không hèn nhát, trong một comment phía dưới. Nếu vị Tư lệnh Không quân hỏi các anh phi công: “Có anh nào dám bay ra Hoàng Sa chiến đấu đến giọt xăng cuối cùng, rồi nhảy xuống biển chờ tàu lại rước, hay không?” (ổng nói chơi cho vui thôi, chứ combat radius của F-5 và A-37 quá dư cho phi cơ trở về Đà Nẵng). Tôi bảo đảm là anh nào cũng giơ tay xin đi hết.

Do đó, giả thuyết duy nhất có lý nhất là từ ban đầu ông Thiệu đã không muốn dùng máy bay (vì Mỹ hăm dọa nọ kia, tôi nghĩ vậy). Do đó mới có những tin tức gán lên miệng của Không quân rằng Hoàng Sa quá xa để cho phi cơ xuất chiến. Mấy con số tôi đưa ra ở phần đầu của bài này đủ để cho chúng ta tin rằng Không quân dư sức “làm bàn” ở Hoàng Sa. Tuy nhiên, Không quân đâu có quyền phát biểu ý kiến riêng, dù đó là ý kiến về phần chuyên môn và kỹ thuật. Đó là chuyện của ông Tổng Thống. Đến khi hạm đội hai nước đụng mặt nhau, ông Thiệu kêu Không quân chơi cái tình lờ, mặc cho Hải quân kêu réo gì thì cứ kêu.

Tính do dự, không dứt khoát là một nhược điểm chí mạng của ông Thiệu. Cuộc bại binh năm 1975 làm nổi bật khuyết điểm này, thể hiện qua những mệnh lệnh bất nhất, lúc kêu tử thủ, lúc kêu di tản.

Bây giờ nhìn lại lịch sử, không khó khăn gì để nhìn thấy áp lực của Mỹ đối với ông Thiệu: Mỹ muốn Trung Cộng lấy Hoàng Sa. Ông Thiệu có lẽ cũng đã suy nghĩ nát óc để làm sao một mặt thể hiện được tinh thần yêu nước của người Việt Nam, làm hài lòng dân và quân, một mặt không làm Tổng-thống Ford nổi giận. Theo tôi nghĩ chẳng thà ông nói thẳng với các đề đốc: “Mấy anh muốn đánh sao thì đánh, miễn thua là có thưởng,” thì dễ cho các đề đốc thu xếp chuyện trình bày lại với thủy thủ hơn."



B. Không-quân Việt Nam Cộng Hòa đã có kế-hoạch đánh nhau với Trung Cộng tại Hoàng Sa

Vào ngày 29/04/2013, Dân Làm Báo đăng bài "Đại tá Nguyễn Thành Trung: vợ con tôi 'sẽ không bị đối xử một cách tàn nhẫn'". Nguyễn Văn Huy nhân cơ-hội này đưa ra chứng-cứ từ hai bài viết của hai phi-công Việt Nam Cộng Hòa trong phi-đội từng được giao nhiệm-vụ bay ra Hoàng Sa đánh tàu Trung Cộng, nhưng cuối-cùng phi-vụ bị hủy-bỏ. Không-quân Việt Nam Cộng Hòa coi chuyện quãng cách lớn là đồ bỏ. Họ có cách giải-quyết hết. Chẳng qua Mỹ không muốn cho Việt Nam Cộng Hòa đánh thắng Trung Cộng mà thôi.


B.1 Chứng-cớ từ Thiếu tá Không quân Hồ Kim Giàu:

Dưới đây là trích-đoạn của phần đầu của cái còm của Nguyễn Văn Huy cho bài viết của Nguyễn Thành Trung:

“Nguyễn Thành Trung trong bài phỏng vấn có nhắc tới cuộc hải chiến Hoàng Sa, và việc Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ngày 19.1.1974 điều năm phi đoàn F5, bốn ở sân bay Biên Hoà, một ở sân bay Đà Nẵng, mỗi phi đoàn có 24 máy bay và 120 phi công ra Đà Nẵng chuẩn bị đánh lấy lại Hoàng Sa.

Trong khi sự sai lầm về lập trường chính trị của Nguyễn Thành Trung đã được các còm sĩ mổ xẻ rất thỏa đáng, những điều Nguyễn Thành Trung nói về việc Không quân chuẩn bị tham dự trận hải chiến Hoàng Sa đáng được chú ý, vì nó có liên quan tới một bí ẩn lịch sử.

Việc Không Quân Việt Nam Cộng Hòa không tham gia cuộc hải chiến Hoàng Sa không có liên quan gì tới việc Hoàng Sa ở ngoài tầm chiến đấu của F-5, như trong mấy chục năm nay nhiều người vẫn tin tưởng.


Đoạn văn sau đây được trích từ bài “Đọc Cuốn ‘Hải Chiến Hoàng Sa’” của tác giả Trần Bình Nam, đăng trên ubhoangsa.org:

Cuộc phỏng vấn thứ hai với cựu Thiếu Tá Không quân Hồ Kim Giàu, phi đoàn trưởng phi đoàn nghênh cản 538 là lý thú nhất vì từ trước đến nay chưa được ai đề cập tới.

"Phi đoàn nghênh cản của Không quân Việt Nam được thành lập cuối năm 1973 để đối phó với Không quân Bắc Việt trường hợp họ tấn công các phi trường thuộc Vùng I chiến thuật. Ngày 19/1/1974 khi cuộc chiến tại Hoàng Sa còn chưa ngã-ngũ, Thiếu Tá Giàu được lệnh chuẩn bị phi đoàn bay ra Hoàng Sa oanh tạc các chiến hạm Trung quốc. Phi đoàn nghênh cản gồm 4 chiến đấu cơ F5-A và 12 chiến đấu cơ F5-E tối tân và với bình xăng phụ có khả năng bay ra Hòang Sa tác chiến trong vòng 15 phút và trở về. Các phi công đều được huấn luyện không chiến tại Hoa Kỳ.

"Sáng ngày 20/1 phi đoàn sẵn sàng lên đường. Nhưng đến trưa có lệnh từ Phủ Tổng-thống hủy bỏ công tác.”



“Thiếu Tá Không Quân Hồ Kim Giàu, Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn 538 Không Quân Việt Nam Cộng Hòa dự định đánh bom các chiến hạm TC tại Hoàng Sa

… Điểm quan trọng nhất mà tôi muốn nhấn mạnh là tinh thần hăng say của anh em phi công F5E lúc bấy giờ. Cho đến nay, khi tôi tham khảo với một số anh em phi công tham dự cuộc chuẩn bị hành quân hiện đang tỵ nạn tại Hoa Kỳ, tất cả đều lấy làm tiếc rằng đã không có cơ hội để đóng góp trực tiếp vào việc bảo vệ Hoàng Sa…”" (Hết phần đầu của cái còm của Nguyễn Văn Huy)


Chú-thích cho phần B.1:

Dưới đây là trích-đoạn của cái video clip có tựa là "Northrop F-5: Smaller And Simpler Than Contemporaries, Cost Less Making It A Popular Export Aircraft", đăng lên Youtube vào ngày 20/01/2018 bởi Dung Tran. Bình xăng chánh bên trong thân máy bay đủ để bay tới mục-tiêu chiến-đấu cách xa 2 ngàn 200 km. Nếu gắn thêm 3 thùng xăng phụ (mỗi thùng chứa khoảng 1 ngàn lít), thì tầm bay đi, bay về lên tới 3 ngàn 700 km (xem bài "Northrop F-5" của Wiki).

Việt Nam Cộng Hòa đã có kế-hoạch dùng F-5 để đánh hạm-đội Trung Cộng ở quần-đảo Hoàng Sa vào ngày 19/01/1974, nhưng bị Mỹ ngăn-cản, vì Mỹ biết Không-quân Việt Nam Cộng Hòa có khả-năng đánh bại cả Không-quân lẫn Hải-quân của Trung Cộng. Cho nên cuối-cùng Việt Nam Cộng Hòa phải hủy-bỏ kế-hoạch đó.

Cái trích-đoạn này được phụ-đề Việt-ngữ bởi Nguyễn Văn Huy.







B.2 Chứng-cớ từ một phi-công Việt Nam Cộng Hòa với nickname Long Ly:

Dưới đây là trích-đoạn của phần sau của cái còm của Nguyễn Văn Huy cho bài viết của Nguyễn Thành Trung:

“Đoạn văn sau đây được trích từ bài “Hoàng Sa nỗi buồn lịch sử” của tác giả Long Ly, đăng trong website Nguyễn Thái Học Foundation. Bài dài khoảng 6 trang, trong đó có rất nhiều chi tiết có tính cách lịch sử:

“Hôm nay thực sự những bài học kinh nghiệm huấn luyện về không chiến sắp được ứng dụng, có lẻ chỉ khoảng nửa giờ sau khi cất cánh từ Đà Nẳng. Tôi đã nóng lòng chờ những giây phút ấy, chưa bao giờ xảy ra trong đời, tôi thầm nhủ phải coi chừng những chiếc Mig 21, khó nuốt, nhưng không thắng thì huề,nhất định không chịu thua.

Đến 1 giờ, vẫn chưa thấy dấu hiệu gì chuẩn bị cất cánh, ông Thiếu Tá Giàu- người chỉ huy trận đánh- đi họp vẫn chưa về. 1giờ 30, 2giờ, 2 giờ 30, rồi 3 giờ, vẫn chưa được lệnh. Lúc đó tôi nghĩ đi trể như vậy, lúc về tối mất, không mấy thuận lợi nếu phải về trong trường hợp ít xăng và đáp xuống phi trường Phù Cát còn khá xa lạ với những phi cơ F5. Khoảng 5 giờ chiều mới biết cuộc hành quân oanh tạc Hoàng Sa bị huỷ bỏ vì :

“Mỹ không cho đánh “(???)

Ngày hôm sau, tôi không có tên trong lịch trình trực bay , nhưng không đi đâu được, vì đang cấm trại 100% nên vẫn quanh quẩn ở phòng trực phòng không. Tại Đà Nẳng, lúc nào cùng có 3 phi tuần F5 trực phòng không. Phi tuần Xray trực 5 phút, Zulu trực 15 phút, Whisky trực 30 phút ( có nghĩa khi báo động , phi tuần Xray bằng mọi cách phải cất cánh trong vòng 5 phút, sau đó phi tuần Zulu được đôn lên thành 5 phút, sẵn sàng cất cánh nếu cần, phi tuần Whisky đôn lên thành 15 phút và sẽ thành trực 5 phút nếu phi tuần Zulu phải cất cánh.)

Khoảng 3 giờ chiều, tình hình vẫn bình thường. Trung uý Chinh người trực phi tuần 5 phút đến gặp tôi, xin tôi trực thế cho một lát, để về đưa con đi bác sĩ. Tôi nhận lời vì chúng tôi vẫn thường giúp nhau, xem như anh em. Tôi lấy mủ bay ra phi cơ, gở mũ bay của Trung uý Chinh ra, nối ống dưỡng khí và dây vô tuyến vào ( vì mỗi người có mủ bay riêng, đã được điều chỉnh cho phù hợp với đầu của mình ).Khoảng 3 giờ 30, lúc đó Trung uý Chinh vừa chạy xe vào khu vực phòng không, đang mặc bộ G suit thì báo động.

Tôi vội chạy ra phi cơ,Trung uý Chinh cũng chạy theo gọi tôi:

“Long để tôi bay cho.”

Tôi vừa chạy vừa trả lời:

“Không kịp đâu, tôi đã đổi mũ bay rồi.”

Nói xong, tôi liền leo vào phòng lái, mở nút battery, khoát hai quai dù vào, khoá Seat Belt lại, đội mủ bay, đeo mặt nạ dưỡng khí vào.

Trong khi tôi làm những việc đó một chuyên viên phi đạo vừa nổ máy, vừa giúp tôi nối giây G suit. Khi anh ta bước xuống, rút cầu thang là tôi đóng ngay nắp phòng lái, tống ga vọt khỏi ụ đậu.

Đài kiêm soảt không lưu Đà Nẳng thông báo ngay trên tần số vô tuyến cao độ 20.000 ngàn feet và hướng bay 045 mà đài kiểm báo Panama - ở trên đỉnh núi Sơn Chà - yêu cầu để dễ dàng nhận thấy mục tiêu.

Lúc ấy mọi chuyện xảy ra rất nhanh, tôi không còn nhớ gì ngoài những phương thức cất cánh khẩn cấp, chạy ra phi đạo, không chần chừ, tống ga tối đa, mở afterburner, chiếc số 1 chạy trước, tôi bám sát theo, phi cơ lao nhanh trên phi đạo.

Hôm ấy vì chuẩn bị đánh Hoàng Sa nên phi cơ mang ba bình xăng phụ, phải chạy hơn một nửa phi đạo mới cất cánh được. Có lẽ từ khi báo động đến khi chúng tôi gấp bánh lại khoảng 3 phút rưỡi, không lâu hơn khoảng thời gian ấy. Khi đang bay lên cao, chúng tôi liên lạc với đài kiểm báo Panama xin diển tả mục tiêu.

Được cho biết hai phi cơ Mig 21 cất cánh từ Hải Nam bay về hướng Đà Nẳng còn cách phi tuần chúng tôi vào khoảng 100 dặm. Tôi bay dạt ra xa, hơi lùi về phía sau đối với chiếc số 1 trong đội hình không chiến. Trung uý Tảo bay số 1 liên tục hỏi Panama về mục tiêu vì 100 dặm tuy mắt thường không nhìn thấy nhưng hai phi cơ siêu thanh bay đối đầu nhau (head on) thì chỉ chốc lát là ở bên cạnh nhau ngay.

Chúng tôi tập trung quan sát kỹ lưỡng chung quanh, chưa thấy Mig đâu, lúc đó, ở phi đoàn gọi hotline lên Panama dặn chúng tôi nhớ vứt ba bình xăng phụ trước khi không chiến. Tôi vừa bay vừa nghĩ, chắc đụng thật rồi, nút nhả ba bình xăng phụ ở vi trí Standby chỉ cần bấm nút là ba bình xăng phụ sẽ tách rời khỏi máy bay.

Tôi liếc nhanh hoả tiển Sidewinders đã sẵn sàng khai hoả, tôi vặn nút volume tầm nhiệt của hoả tiển không không nghe cho rõ, để khi không chiến, hoả tiển bắt được hơi nóng của phi cơ địch sẽ báo lên bằng âm thanh nghe được bằng head phone gắn trong mũ bay.

Trung uý Tảo vừa liên lạc với Panama vừa quan sát mục tiếu, tôi cũng thế, theo dấu chiếc số 1, đồng thời cũng quan sát thật kỹ, mình phải thấy Mig trước, nhưng Panama im lặng vô tuyến một lát rồi yêu cầu chúng tôi giữ cao độ 20.000 feet và bay vòng trở lại , vì hai phi cơ Mig 21 của Trung Cộng đã quẹo về hướng Hải Nam.

Chúng tôi bay bao vùng vòng tròn ngoài biển cách phi trường Đà Nẳng khoảng 80-100 dặm.Thực ra Trung Cộng muốn thử phản ứng của Không Quân Việt Nam Cộng Hòa và chúng ta đã phản ứng rất nhanh, cất cánh ngay trước khi Mig xâm nhập khộng phận và nếu có xảy ra không chiến thì chúng ta kể như có lợi thế vì gần Đà Nẳng và khá xa Hải Nam.

Sau khi đã chỉ định danh sách những người bay các phi tuần còn lại, nếu tôi nhớ không lầm là khoảng 10 phi tuần, mỗi phi tuần hai chiếc. Phi cơ cất cánh bay cuối cùng là một chiếc RF-5, do một vị thiếu tá phi đoàn 522 lái có nhiệm vụ bay qua chiến trường chụp hình kết quả cuộc oanh tạc do những chiếc F5 bay trước ném bom xuống.

Khoảng 10 giờ sáng, tất cả những phi công tham dự cuộc hành quân đặc biệt này lên Sư đoàn họp, nghe thuyết trình kế hoạch đánh Hoàng Sa. Chẳng mấy khi những cấp sĩ quan cấp nhí như tụi tôi được vào phòng họp này, nên thấy có vẻ hơi lạ.

Đại Tá Tư Lệnh Phó Sư Đoàn I Không Quân thuyết trình tình hình và kế hoạch ném bom. Từng phi tuần cất cánh từ Phi trường Đà Nẳng, cách bờ biển 100 dặm, nếu thấy chiếc tàu nào đều đánh chìm vì Hải Quân của chúng ta đã rút về phòng thủ ở trong vòng 100 dặm, các tàu của các nước khác đã được thông báo và yêu cầu tránh xa vùng Hoàng Sa.

Chỉ có 10 phút không chiến, không được ở lâu, khi về bay chếch xuống hướng Nam, đáp xuống phi trường Phù Cát chứ không về Đà Nẳng nữa sợ phi cơ Mig bay chận hậu. Nếu máy bay Mig đuổi theo những chiếc F5 bay về Phù Cát, thì nó sẽ bị những chiếc F5 cất cánh từ phi trường Đà Nẳng lên chận đuôi nên sẽ không dám bay xa xuống hướng Nam.

Khi nghe thuyết trình như vậy, lúc ấy tuy còn rất trẻ nhưng tôi đã hình dung được chưa chắc mình đã bay được đến Hoàng Sa mà chắc chắn trận không chiến sẽ diển ra vào khoảng không phận 120 dặm cách Đà Nẳng cũng như đảo Hải Nam của Trung Cộng, vì khi chúng ta cất cánh lên bay về hướng Hoàng Sa, máy bay Mig sẽ lên nghênh cản ngay và cuộc đối đầu sẽ diển ra trong khoảng toạ độ đó.

Đến khi thuyết trình về hệ thống cấp cứu nếu chúng tôi phải nhảy dù trong trường hơp khẩn cấp. Đại Tá Tư Lệnh Phó SDIKQ cho biết…Cách bờ biển 50 dặm sẽ có hai chiếc tàu Hải Quân . Trên mỗi tàu có hai chiếc trực thăng, sẽ bay đi cấp cứu trong vòng 50 dặm nữa.

Như vậy, nếu mấy anh nhảy dù trong vòng 100 dặm thì cứu được, còn ngoài 100 dặm sẽ không cứu được vì quá xa. Một vị Trung Uý hỏi…Đệ thất hạm đội Mỹ có cấp cứu khi chúng tôi nhảy dù ngoài tầm cấp cứu của chúng ta ? Đại Tá trả lời ngay:” Đệ Thất Hạm Đội từ chối không cứu”.

Lúc đó chúng tôi hiểu ngay Mỹ đã bật đèn xanh và làm ngơ cho Trung Cộng cướp đảo Hoàng Sa của chúng ta.

Là những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa ai không đau lòng khi bị Trung Cộng chiếm Hoàng Sa, lấy mất mảnh đất do cha ông đã đổ bao công lao, xương máu tạo nên, giữ gìn cho đến ngày nay…

Những cuộc chiến đấu dũng cảm, đẫm máu như Tết Mậu Thân 1968, tái chiếm cổ thành Quảng Trị năm 1972, những trận đánh lừng danh trên khắp lãnh thổ Miền Nam Việt Nam,nhất quyết không để một tấc đất vào tay kẻ thù, vậy mà Trung Cộng lại ngang nhiên, công khai xăm lấn Hoàng Sa, với sự im lặng ủng hộ của Cộng-sản Việt Nam, với sự phủi tay của Hoa Kỳ.

Những phi công F5 được chỉ định oanh tạc Hoàng Sa không ai từ chối, trái lại tinh thần rất cao, sẵn sàng tung cánh dầu không có sự yểm trợ của Không Quân và Đệ Thất Hạm Đội Mỹ.

Trước khi vào nghe thuyết trình, chúng tôi vẫn đinh ninh sẽ có sự tham dự ném bom của Không Quân Hoa Kỳ như họ đã từng bay những phi vụ yểm trợ, đánh phá Việt Công tại miền Nam cũng như tại miền Bắc trước khi có hiệp định Paris .Hoặc ít ra không trực tiếp oanh tạc, phi cơ Mỹ cũng bay Air Cover cho Không-quân Việt Nam Cộng Hòa an toàn oanh tạc Hoàng Sa.

Nhưng thực tế, họ đã từ chối, tại sao vậy ?.Lúc đó chúng tôi không hiêu có phải Mỹ đã bỏ rơi chúng ta hay họ muốn thử xem thực lực của Không-quân Việt Nam Cộng Hòa có khả năng vươn nổi cánh sắt đến những mục tiêu xa xôi như Hoàng Sa?

Buổi thuyết trình hành quân đang khựng lai vị hệ thống cấp cứu rất hạn chế thì bổng cửa phòng hop mở ra Đại Tá Võ Văn Sĩ, Không Đoàn Trưởng Không Đoàn 63 Chiến Thuật ở phi trường Biên Hoà và môt sĩ quan Không Quân cao câp khác tôi không biết tên, cả hai bước vào phòng họp.

Đại Tá Sĩ chỉ ngay vào Thiếu tá Hồ Kim Giàu nói :”Giàu ,đừng nóng“. Hai vị sĩ quan cao cấp mới đến tiêp xúc với Đại Tá Tư Lệnh Phó Sư Đoàn I Không-quân một lát và sau đó ra lệnh cho tất cả các phi công rời phòng họp.

Về khu trực phòng không, chúng tôi được lệnh chuẩn bị cất cánh, có lẽ vào khoảng 1 giờ chiều. Ai nấy sẵn sàng, kiểm tra lại G suit, xem lại những dụng cụ cấp cứu trong chiếc áo lưới, cân thận gài chặt khẩu súng P38, biết đâu đến lúc cần đến nó !Tôi mở sẵn bản đồ hành quân.Hoàng Sa nhỏ bé thật, có nhiều đảo nhỏ nhưng không có một mục tiêu được chỉ định rõ ràng.

Tôi cố học thuộc lòng tần số liên lạc của phi trường Phù Cát để khi trở về không lạng quạng mò mẩm. Tôi hình dung lại những bài học không chiến đã được tập luyện kỹ lưỡng tại Hoa Kỳ cũng như những phi vụ thực tập hàng ngày ở Phi Đoàn 538.

Tôi có niềm tự tin không đến nổi nào, có thể sẽ thắng. Khi thực tâp tại vùng sa mạc Arizona, đã nhiều lần tình cờ không chiến với các phi cơ F4. F100 ( cũng bay những phi vụ huấn luyện về không chiến) chính tôi cũng thấy ngang ngữa, không có gì thua sút họ cả.

Tôi ôn lại những kỷ niệm năm xưa với những dự tính oanh tạc Hoàng Sa năm 1974 của phi đoàn mà tôi phục vụ để thấy những nỗi đắng cay của chúng ta, của một nước kém phát triển, của một quốc gia còn non trẻ nhưng gặp thảm hoạ chiến tranh đã bị các nước lớn khuynh đảo.” (Hết phần sau của cái còm của Nguyễn Văn Huy)



C. Gerald Ford chơi trò "của người, phúc ta"


C.1 Mỹ can-thiệp vào trận hải-chiến Hoàng Sa:

Tổng-thống Ford phạm một cái tội-lỗi tày trời đối với dân-tộc Việt Nam, đó là sang-nhượng Hoàng Sa cho Trung Cộng. Trong trận hải-chiến Hoàng Sa xảy ra vào ngày 19/01/1974, trong lúc lực-lượng đặc-nhiệm của Hải-quân Việt Nam Cộng Hòa đang áp-đảo hạm-đội của Trung Cộng tơi-bời, thình-lình Mỹ báo rằng máy bay MIG-21 của Trung Cộng đã cất cánh từ đảo Hải Nam và đang tiến về quần-đảo Hoàng Sa. Hạm-đội của Hải-quân Việt Nam, gồm toàn những chiếc tàu chiến cổ lổ sỉ của Mỹ từ thời Đệ Nhị Thế Chiến, thì làm sao có thể đối đầu với máy bay phản-lực hiện-đại như là MIG-21?

Đoạn văn dưới đây được trích từ trang 178 của Chương 16 của quyển "Counterpart : A South Vietnamese Naval Officer's War" ("Người đồng-nghiệp: Cuộc chiến của một sĩ-quan Hải-quân miền Nam Việt Nam") (xuất-bản bởi Naval Institute Press, tiểu-bang Maryland, năm 1998) của Đại-tá Đỗ Kiểm (xem thêm "Kiem Do" trên Wiki) thuộc Bộ Tư-lệnh Hải-quân Việt Nam Cộng Hòa, và đã được doanket.orgfree.com trích đăng lại dưới tựa-đề "The Paracel Islands (Hoang-Sa) Sea Battle" và dưới tiểu-mục "About 'HoangSa Naval Battle'" ("Về trận hải-chiến Hoàng Sa"):

"Sweating like crazy, despite the air-conditioning, Kiem asked his counterpart - who'd been sitting there so quietly that Kiem had almost forgotten about him - to recontact the DAO. With two VNN ships in trouble, would the Seventh Fleet reconsider setting up a line of interdiction? "I'll try, Captain Kiem," he said. A few minutes later, he notified Kiem that U.S. radar was tracking an apparent Chinese MIG launch from Hainan Island. A Chinese guided-missile frigate was bearing down right behind the planes, in the direction of the Paracels."

("Mồ-hôi chảy dầm-dề, mặc dù máy lạnh đang chạy, Đại-tá Đỗ Kiểm kêu người đồng-nghiệp - người ngồi đằng kia yên-lặng đến độ Kiểm gần như quên hẳn anh ta - tiếp-xúc với DAO (chữ viết tắt của "Defense Attaché Office") ("Văn-phòng Tùy-viên Quân-sự của tòa Đại-sứ Mỹ") một lần nữa. Với hai chiếc tàu chiến Việt Nam đang gặp khó-khăn, liệu Đệ Thất Hạm-đội có cứu-xét lại việc thiết-lập một đường dây can-thiệp hay không? Người đồng-nghiệp trả lời: "Tôi sẽ thử, thưa Đại-tá Kiểm". Vài phút sau, anh ta cho Kiểm hay rằng radar của Mỹ dò thấy có vẻ như MIG của Trung Cộng đang được phóng lên từ đảo Hải Nam. Một chiếc tàu hộ-tống Trung Cộng có phi-đạn điều-khiển được đang chạy theo sau những chiếc máy bay, về hướng quần-đảo Hoàng Sa.") (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Trang 178, Counterpart, Đỗ Kiểm



Trước khi cuộc chiến xảy ra, Nguyễn Văn Thiệu đã có kế-hoạch đưa máy bay phản-lực F-5 ra dập hạm-đội của Trung Cộng. Có lẽ chỉ cần 30 giây thôi tất cả tàu nổi của Trung Cộng sẽ biến thành tàu ngầm hết , nhưng Mỹ không cho . Xin xem bài "Không-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa và cuộc Hải-chiến Hoàng-Sa", vốn là comments của Nguyễn Văn Huy trên Dân Làm Báo cho bài "Đại tá Nguyễn Thành Trung: Vợ con tôi 'sẽ không bị đối xử một cách tàn nhẫn'", được Hội-quán Phi Dũng lấy đăng lại trên website của họ. Xin trích ra một đoạn văn:

"Đoạn văn sau đây được trích từ bài “Đọc Cuốn ‘Hải Chiến Hoàng Sa’” của tác giả Trần Bình Nam, đăng trên ubhoangsa.org:

Cập-nhật vào ngày 07/12/2018:
Website đó không còn nữa. Xin độc-giả đọc bài "Đọc cuốn “Hải Chiến Hoàng Sa” trên website BBC Tiếng Việt.

“Cuộc phỏng vấn thứ hai với cựu Thiếu Tá Không quân Hồ Kim Giàu, phi đoàn trưởng phi đoàn nghênh cản 538 là lý thú nhất vì từ trước đến nay chưa được ai đề cập tới.

"Phi đoàn nghênh cản của Không quân Việt Nam được thành lập cuối năm 1973 để đối phó với Không quân Bắc Việt trường hợp họ tấn công các phi trường thuộc Vùng I chiến thuật. Ngày 19/1/1974 khi cuộc chiến tại Hoàng Sa còn chưa ngã-ngũ, Thiếu Tá Giàu được lệnh chuẩn bị phi đoàn bay ra Hoàng Sa oanh tạc các chiến hạm Trung quốc. Phi đoàn nghênh cản gồm 4 chiến đấu cơ F5-A và 12 chiến đấu cơ F5-E tối tân và với bình xăng phụ có khả năng bay ra Hòang Sa tác chiến trong vòng 15 phút và trở về. Các phi công đều được huấn luyện không chiến tại Hoa Kỳ.

"Sáng ngày 20/1 phi đoàn sẵn sàng lên đường. Nhưng đến trưa có lệnh từ Phủ Tổng-thống hủy bỏ công tác.”

Trong trường-hợp kế-hoạch đánh Hoàng Sa bằng máy bay không bị hủy-bỏ, việc đụng-độ giữa F-5 của Việt Nam và MIG-21 của Trung Cộng sẽ xảy ra. Để biết máy bay nào có lợi thế hơn, xin mời độc-giả xem cái video clip có tựa là "Trận đấu thử giữa F-5 và MIG-21".

Đó là một bản copy của cái video clip "Dagfayt #MiG-21 #with the #F5", đăng lên Youtube vào ngày 12/06/2017 bởi "tom,cat R.F.N1f.14". Sau 30/04/1975, Nga lấy một chiếc F-5 tại căn-cứ Không-quân Biên Hòa, đem về cho đấu thử với MIG-21. Kết-quả là MIG-21 thua về mọi mặt. Nga phải lo cải-tiến MIG-21 để cho bằng F-5. Nguyễn Văn Huy phụ-đề Việt-ngữ.






C.2 Tội-lỗi của Phó Tổng-thống Gerald Ford:

Do cái tin vịt tai-hại của Mỹ, tàu chiến của Việt Nam cuống-cuồng bỏ chạy. Nhưng thật ra đó chỉ là tin vịt do Mỹ tung ra để đuổi hạm-đội Việt Nam đi, vì tới chiều ngày hôm đó MIG-21 mới lò-dò tới Hoàng Sa.

Xin trích một đoạn văn từ bài "Chuyến trở về từ cõi chết của 15 Biệt hải Hoàng Sa (1974)", đăng trên blog Bảo Vệ Cờ Vàng vào ngày 18/01/2014:

"Khoảng 16h chiều ngày 19.1.1974, có 6 phản lực cơ Trung Quốc xuất hiện. Chúng bay rất thấp lượn chung quanh các Đảo ở Hoàng Sa rất nhiều lần, có lẽ là để quan sát tình hình chung trong vùng, sau đó biến mất về hướng Bắc. Đêm ngày 19.1.1974, tôi đã hội ý và bàn bạc với cả nhóm, lúc này cận Tết gió mùa Đông Bắc, nếu dùng xuồng cao su hiện có và tấm mền làm buồm, chặt cây trên Đảo làm cột buồm, cơ hội về đến đất liền rất lớn, cả nhóm đồng lòng đào thoát về đất liền bằng cách này. Kiểm điểm lại lương thực chúng tôi còn đủ dùng trong 4 ngày, 1 can nước ngọt khoảng 18 lít, đêm hôm ấy bình thản trôi qua sau một cơn biến động dữ dội.

"Sáng ngày hôm sau, 20.1.1974, 7 chiến hạm Trung Quốc xuất hiện trong vùng, 4 trong số này là loại Hộ Tống Hạm Kronstadt, còn 3 chiếc khác là loại chuyển vận hạm, chúng tôi đoán là họ đang chuẩn bị đổ bộ."

Theo bài diễn-văn đọc ngày 17/01/1998 tại Bắc California của Hạm-trưởng HQ.4 Vũ Hữu San, trận hải-chiến Hoàng Sa xảy ra từ 10 giờ 25 cho đến 11 giờ sáng ngày 19/01/1974. Trong khi đó, Biệt-hải của Việt Nam Cộng Hòa cho biết MIG của Trung Cộng xuất-hiện vào 4 giờ chiều, còn tàu chiến đến sáng ngày hôm sau (20/01/1974) mới tới Hoàng Sa. Như vậy, DAO đã nói láo với Hải-quân Việt Nam Cộng Hòa, khiến cho tàu chiến Việt Nam Cộng Hòa phải lật-đật rút lui.

Như vậy, Mỹ đã chơi trò "của người phúc ta", đó là lấy Hoàng Sa của Việt Nam tặng cho Trung Cộng để đổi-chác cái giống gì đó .

Cuộc hải-chiến Hoàng Sa xảy ra trong nhiệm-kỳ của Nixon, vì tới ngày 09/08/1974 Nixon mới từ-chức do vụ Watergate scandal. Vì vậy, Nguyễn Văn Thiệu càng tin-tưởng rằng Nixon đã bán đứng Việt Nam cho Trung Cộng. Thực ra, lúc bấy giờ người thật-sự điều-hành chánh-phủ Mỹ là Phó Tổng-thống Gerald Ford chứ không phải Nixon, vì vụ Watergate đã làm cho Nixon xuống tinh-thần thê-thảm. Xin trích-dẫn một thông-tin từ bài "Richard Nixon" trên Wiki:

"One researcher suggests Nixon effectively disengaged from his own administration after Ford was sworn in as Vice President on December 6, 1973.[220]"

("Một nhà nghiên-cứu cho rằng Nixon trong thực-chất không còn dính-líu tới chánh-phủ của chính ảnh, sau khi Ford tuyên-thệ nhận chức Phó Tổng-thống vào 06/12/1973")

"[220] Beckmann, Matthew N. (April 1, 2017). "Did Nixon quit before he resigned?". Research & Politics. 4 (2): 2053168017704800. doi:10.1177/2053168017704800. ISSN 2053-1680."

("[220] Beckmann, Matthew N. (April 1, 2017). "Có phải Nixon đã rời bỏ nhiệm-sở trước khi từ-chức?". Research & Politics. 4 (2): 2053168017704800. doi:10.1177/2053168017704800. ISSN 2053-1680")

Vào ngày 02/12/1975, Gerald Ford (bấy giờ đã là Tổng-thống) và Kissinger tới Bắc Kinh gặp Mao Trạch Đông (xem bài "Gerald Ford"). Hiển-nhiên, Ford đã có ý-đồ dùng Hoàng Sa làm lễ hiếu-kính với Mao, khi ra lệnh ngăn-chận kế-hoạch của Nguyễn Văn Thiệu dùng F-5 đánh hạm-đội Trung Cộng ở Hoàng Sa vào ngày 19/01/1974. Vào ngày hôm đó, trong khi lực-lượng đặc-nhiệm của Hải-quân Việt Nam Cộng Hòa đang đánh hạm-đội Trung Cộng chết lên, chết xuống, Ford đâm sau lưng chiến-sĩ bằng cách ra lệnh phóng tin vịt rằng MIG-21 đang trên đường tới Hoàng Sa, khiến cho tàu chiến Việt Nam Cộng Hòa phải cấp-tốc rời bỏ chiến-trường. Ford gian-ác thì thôi .



D. Kết-luận


D. 1 Nói tóm lại, sở-dĩ Không-quân Việt Nam nói rằng Hoàng Sa nằm ngoài tầm chiến-đấu của F-5 là vì Tổng-thống Thiệu đã hủy-bỏ kế-hoạch dùng máy bay đánh hạm-đội của Trung Cộng và bảo Không-quân tìm một cái cớ nào đó để trấn-an dư-luận. Nguyễn Văn Thiệu phải hủy-bỏ việc đánh bằng máy bay là vì Mỹ không cho. Ngay cả việc đánh bằng tàu chiến, Mỹ cũng không muốn luôn.


D.2 Năm ngày trước cuộc bút-chiến vào ngày 01/12/2012 như đã trình-bày trong bài này, 14 còm-sĩ của Dân Làm Báo đã tấn-công Nguyễn Văn Huy qua bài “Obama tại Phnông Phêng: thế biển Đông đã hình thành”, đăng trên vào ngày 25/11/2012. Đây là một trận bút-chiến lớn, vì Nguyễn Văn Huy viết gần 4 ngàn chữ trả lời 4 còm-sĩ trong vòng 48 giờ và bị bắt-buộc phải tha một số anh khác vì không có thời-giờ ngủ .

Vào ngày 31/10/2014, Dân Làm Báo đăng bài “Thư mời tham dự buổi hội luận truyền thông với blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải”. Nguyễn Văn Huy có một cuộc bút-chiến lớn (trong hai ngày liên-tiếp) về hành-vi thân Cộng của Trúc Hồ, với “fans” của Trúc Hồ và “hội những người ghét Ngô Kỷ” . Hầu hết những còm-sĩ có thể được gọi là "chiến-hữu" trong cuộc chiến cân-não đều quay giáo đâm Nguyễn Văn Huy, trong đó có "Ju Mông Sinh Sự". Khổ thì thôi! Thế mới biết người Việt Nam mình thường có thói "phò thịnh chứ không phò suy." Độc-giả thử vô trang báo đó, search trong comments cái tên Nguyễn Văn Huy sẽ thấy những đối-thủ của Nguyễn Văn Huy đều coi Trúc Hồ như là người chiến-sĩ chống Cộng chân-chánh . À! Nghĩ ra rồi: Dân Làm Báo là báo mạng của Việt Tân, do đó những tay còm-sĩ chuyên-nghiệp trên Dân Làm Báo hầu-hết đều được Việt Tân trả lương. Do đó, họ phải dập Nguyễn Văn Huy để bảo-vệ cho đồng-minh chiến-lược Trúc Hồ! Vậy thì lúc đó họ chỉ làm cái mà người ta gọi là "ăn cơm chúa, múa tối ngày" mà thôi.

Ngoài ra, trong những năm 2013-2015, còn có vài trận bút-chiến với từ 10 người trở lên cho mỗi trận, mà Nguyễn Văn Huy sẽ đăng lại khi thời-giờ cho phép. Mục-đích của việc khui lại những cuộc tranh-luận cũ không phải là để khoe thành-tích bị đánh hội-đồng , mà là để lưu-ý độc-giả về vấn-đề mà Nguyễn Văn Huy đã nêu ra trong cái còm cho anh Phan Quốc Việt (trong phần A.5):

“Mỗi người nên có khả năng suy nghĩ độc lập, có khả năng nhận định tình hình chính trị và lịch sử bằng chính kiến thức và kinh nghiệm của mình, thay vì chỉ lập lại những ý kiến của báo chí, của đài phát thanh, đài truyền hình, của những nhân vật tên tuổi, v.v…”

Chỉ cần một bộ-phận nhỏ người Việt trong nước và hải-ngoại có khả-năng này, Việt Cộng và Trung Cộng (qua Việt Tân) sẽ thất-bại trong việc đầu-độc dư-luận.


Nguyễn Văn Huy

(Đăng vào ngày 29/06/2019, cập-nhật vào ngày 09/02/2020)


Những bài gốc ở Facebook:


Nếu độc-giả có nhã-ý cho Like, xin nhấn nút Like và sau đó nhấn thêm nút Confirm ("xác-nhận"). Xin cảm ơn.