Tập Cận Bình đến Việt Nam để thu hoạch thành quả của chiến dịch Công Tâm


Tóm-tắt nội-dung
(bài gồm hơn 5 ngàn chữ, trên 25 trang A4)

Tuy mục-đích chính của chuyến đi Việt Nam của Tập Cận Bình vào hai ngày 05-06/11/2015 là để ép-buộc Việt-Cộng bầu Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng Bí Thư, nhưng cũng là để tuyên-bố rằng Hồ Chí Minh chính là Hồ Tập Chương hay Hồ Quang gì đó. Tuy-nhiên, vào giờ chót Tập hủy kế-hoạch, vì không tin sẽ thành-công. Đòn 'công tâm' vừa nói nằm trong chiến-lược xâm lăng Việt-Nam, mà cái đó lại nằm trong chiến-lược xâm-lăng Nhật. Có chiếm được Việt Nam thì mới phong-tỏa biển Đông, cắt đường tiếp-liệu của Nhật, và thắng Nhật được. Như vậy, thế trận Tân Xích-Bích đang hình-thành, mà thủy-trại mới chính là đảo Hải-Nam, nơi đầy-ắp những hạm-đội tàu ngầm, tàu nổi của Trung Cộng.



Tập Cận Bình tới Hà Nội ngày 05-11-2015.jpg
Tập Cận Bình tới Hà Nội vào ngày 05/11/2015


(Hình được trích từ video clip của YouTube "[CCTV] 《新闻联播》 20151105". Nay không còn nữa.)



A. “Tiên lễ”


A.1 Việt Cộng bán nước:

Vào đầu tháng 09/1990, Lê Đức Anh và Nguyễn Văn Linh đã đại diện cho Việt Cộng qua Tàu gặp Đặng Tiểu Bình và xin thần phục Tàu. Từ đó trở đi, Tàu thao túng Việt Cộng qua tay những người Tàu-Việt trong đảng để tiến hành những âm mưu sát nhập Việt Nam vào Tàu (xem bài "Hội nghị Thành Đô").

Sau khi anh Tàu Nguyễn Tấn Dũng, con rơi của Lê Đức Anh (xem phần "D.3 Nguyễn Tấn Dũng là con của ai?" của bài "(151) Việt Tân bịa chuyện Hồ Chí Minh là người Tàu"), trở thành Thủ tướng Việt Cộng vào ngày 27/06/2006, Dũng đã ráo riết tiến hành một chiến dịch nhằm sát nhập Việt Nam vào Tàu lục địa.

Nước Áo (Austria) cũng từng bị sát nhập vào nước Đức vào năm 1938, mà Đức không cần phải tốn một viên đạn. Điểm sơ qua lịch sử và so sánh với hoàn cảnh Việt Nam hiện tại, chúng ta sẽ thấy Tập Cận Bình có lợi thế hơn Hitler ở chỗ có nhiều người Tàu-Việt sanh đẻ trong nước sẵn sàng phản bội lại cái đất nước đã cưu mang họ hàng bao nhiêu thế kỷ. Từ hơn 300 năm trước, thời ông bà tổ tiên của họ "phản Thanh phục Minh" không xong, và sau này năm 1949 đánh Tàu Cộng cũng không lại, đành phải chạy sang Việt Nam tị nạn. Cuối cùng đám con cháu muốn hưởng vinh hoa phú quý lâu dài bằng cách dâng cho mẫu-quốc đất nước của dân tộc đã bảo bọc họ. Thật là đẹp mặt.


A.2 Gương lịch-sử: Áo bị sát nhập vào Đức:

(a) Tập Cận Bình có tài bắt chước và đã áp dụng chiêu mà Hitler đã từng sử dụng để sát nhập Áo vào Đức. Chiêu đó được mô tả trong bài "Germany annexes Austria (1938)" (“Đức sát nhập Áo vào mình (1938)”), như sau:

"On March 12, 1938, German troops march into Austria to annex the German-speaking nation for the Third Reich.

(“Vào ngày 12/03/1938, lính Đức tiến vào Áo để sát nhập một dân tộc nói tiếng Đức vào Đế quốc Thứ Ba.”)

"In early 1938, Austrian Nazis conspired for the second time in four years to seize the Austrian government by force and unite their nation with Nazi Germany. Austrian Chancellor Kurt von Schuschnigg, learning of the conspiracy, met with Nazi leader Adolf Hitler in the hopes of reasserting his country’s independence but was instead bullied into naming several top Austrian Nazis to his cabinet. On March 9, Schuschnigg called a national vote to resolve the question of Anschluss, or “annexation,” once and for all. Before the plebiscite could take place, however, Schuschnigg gave in to pressure from Hitler and resigned on March 11. In his resignation address, under coercion from the Nazis, he pleaded with Austrian forces not to resist a German “advance” into the country.

(“Vào đầu năm 1938, đảng Quốc-xã Áo âm mưu lần thứ hai trong vòng bốn năm cướp chính quyền và sát nhập vào Đức. Hay tin về âm mưu này, Thủ tướng của nước Áo “Kurt von Schuschnigg” đến Đức gặp Hitler với hy vọng duy trì được sự độc lập của Áo, nhưng bị ép cho vài người của đảng Quốc-xã Áo vào nội các. Vào ngày 09/03/1938 Schuschnigg kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để giải quyết việc sát nhập một lần cho xong luôn. Trước khi cuộc trưng cầu dân ý xảy ra, tuy nhiên, một lần nữa Schuschnigg chịu khuất phục dưới áp lực của Hitler và từ chức vào ngày 11/03/1938. Trong diễn văn từ chức, dưới sự khống chế của Quốc-xã, anh ta kêu gọi quân đội Áo đừng chống đối việc quân Đức tiến vào đất nước.”)

"The next day, March 12, Hitler accompanied German troops into Austria, where enthusiastic crowds met them. Hitler appointed a new Nazi government, and on March 13 the Anschluss was proclaimed. Austria existed as a federal state of Germany until the end of World War II, when the Allied powers declared the Anschluss void and reestablished an independent Austria. Schuschnigg, who had been imprisoned soon after resigning, was released in 1945.

(“Vào ngày hôm sau, 12/03/1938, Hitler đi theo quân đội Đức tiến vào Áo và được một đám đông dân chúng nhiệt tình chào đón. Hitler chỉ định một chính phủ Quốc-xã mới, và vào ngày 13/03/1938 việc thống nhất hai đất nước xảy ra. Áo trở thành một tiểu bang mới trong liên bang Đức cho đến lúc Đệ Nhị Thế-chiến kết thúc. Khi đó, Đồng Minh tuyên bố việc thống nhất vô hiệu lực, và trả độc lập lại cho Áo. Thủ tướng Schuschnigg, vốn dĩ bị bắt nhốt ngay sau khi từ chức, được trả tự do vào năm 1945.”)


A.3 Tập Cận Bình và chiến dịch Công Tâm:

A.3(a) Chiến dịch Công Tâm:

Chiến dịch mà Nguyễn Văn Huy đặt tên là chiến dịch Công Tâm là sự thực hiện một phần của chiến lược “Tiên lễ” nói ở trên (xem phần “B. Chiến-dịch “Công Tâm” của băng Hồ Tuấn Hùng” của bài "Kỳ 5: Đồng đảng của Hồ Tuấn Hùng (1) - Nguyễn Tấn Dũng và những người Tàu-Việt").


A.3(b) Tập Cận Bình đi Hà Nội:



Một trong những mục đích của chuyến đi Việt Nam của Tập Cận Bình vào hai ngày 05 và 06/11/2015 là để thu hoạch thành quả của chiến dịch Công Tâm mà ảnh đã khởi xướng trong nhiều năm trước.


A.3(c) Bài văn của Tập Cận Bình:

Vào ngày 05/11/2015, báo Nhân Dân của Việt Cộng đăng một bài viết tựa là "Chung tay mở ra tương lai tươi đẹp cho quan hệ Trung - Việt", do Tập Cận Bình gởi đến (tức là đã soạn sẵn từ bên Tàu), trong đó có một đoạn văn như sau:

"Từ đầu thế kỷ 20 đến nay, nhân dân hai nước Trung - Việt đã ủng hộ lẫn nhau, đồng cam cộng khổ trong cuộc đấu tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc, để lại rất nhiều giai thoại. Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam đã từng sáng lập “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội” và chỉ đạo, triển khai hoạt động cách mạng Việt Nam tại Trung Quốc, dấu chân của Người trải khắp đất nước Trung Hoa, cùng quân dân Trung Quốc kết nên tình nghĩa chiến đấu sâu đậm, Người đã viết nhiều câu thơ mà ai ai cũng biết như “mối tình thắm thiết Việt Hoa, vừa là đồng chí vừa là anh em”. Tướng Nguyễn Sơn - Hồng Thủy, vị tướng nổi tiếng của Việt Nam hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tích cực cống hiến sức mình cho cách mạng Trung Quốc, tham gia cuộc Vạn Lý Trường Chinh 25 nghìn dặm, trở thành vị tướng nước ngoài duy nhất trong các tướng lĩnh khai quốc của nước Trung Quốc mới và là một trong số ít 'lưỡng quốc tướng quân' trên thế giới".


A.3(d) Ai cũng biết rằng phải có chuyện rất quan trọng mới khiến cho Tập Cận Bình bỏ công bay tới Hà Nội - thí dụ như việc bàn-bạc với băng Việt-gian Nguyễn Tấn Dũng cách tiếp thu Việt Nam trong năm tới, sau đại hội đảng (02/2016). Ảnh đâu phải là một anh đồ gàn, và làm gì có thì giờ hưỡn để nói nhảm về lịch sử .

Do đó, điều mà Nguyễn Văn Huy đã mong chờ xảy ra là Tập sẽ tuyên bố rằng Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương hay Hồ Quang gì đó. Nội dung của bài viết của Tập hoàn toàn thích hợp cho lời tuyên bố đó, và nếu không có lời tuyên bố đó, bài viết của Tập chỉ là những lời nói vô bổ.

Tuy nhiên, tại sao Tập đã không hề đả động gì về Hồ Tập Chương? Như vậy, vào giờ chót ảnh đã hủy bỏ kế hoạch, vì không tin tưởng sự thành công của chiến dịch Công Tâm của băng Hồ Tuấn Hùng, và sợ sự thất bại làm cho ảnh bị mất uy tín. Vậy thì ảnh nên đem hết Hồ Tuấn Hùng, Huỳnh Tâm, Bảo Giang, v.v… ra câu sấu cho được việc .


A.3(e) Giết gà dọa khỉ:

A.3(e)(1) Trong năm 2015 Tập Cận Bình đã giết Nguyễn Bá Thanh và Phùng Quang Thanh, dù hai người này đã bỏ Nguyễn Phú Trọng mà theo Tàu. Cái chết của Nguyễn Bá Thanh đã được phân tích trong bài "Cái chết của Nguyễn Bá Thanh".


Còn cái chết của Phùng Quang Thanh sẽ được phân tích vào một dịp khác. Phùng Quang Thanh hiện nay là người giả. Nhưng đố ai dám lật mặt nạ ảnh. Đệ tử của Nguyễn Tấn Dũng đang cầm đầu Công an và Quân-đội sẽ xúm lại “cắc bùm” chết liền .


Cập-nhật vào ngày 13/11/2018:

Trong đoạn văn ở trên, Nguyễn Văn Huy viết trật-lất , vì có một cái video clip đăng trên Youtube vào năm 2018, cho thấy Phùng Quang Thanh trong đó chính là Phùng Quang Thanh vào đầu tháng 06/2015, tức là trước khi đi Pháp. Như vậy là ảnh vẫn chưa chết. Buồn năm phút .

Dưới đây là một tấm hình về vết sẹo trên trán của Phùng Quang Thanh, được trích ra cái video clip "Vietnam, U.S. discuss land reclamation in South China Sea" (cái clip này không còn trên Youtube nữa), vào phút 00:12. Cái clip này được download vào ngày 11/08/2015.



Bên trái của cái trán của Phùng Quang Thanh có một vết sẹo.


Tấm hình dưới đây cho thấy vết sẹo trên phần trán bên trái của Phùng Quang Thanh cũng giống y hệt vết sẹo trong tấm hình ở trên. Tấm hình này được trích ra từ cái video clip "Trao Huy hiệu Đảng tặng Đại tướng Phùng Quang Thanh và Đại tướng Ngô Xuân Lịch - Báo QDND", vào phút 01:10. Buổi lễ xảy ra vào ngày 11/09/2018 tại Hà Nội.



Vết sẹo trong tấm hình này cũng y-chang như vết sẹo trong tấm hình trên



A.3(e)(2) Kể từ Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI của Việt Cộng (vào ngày 04/05/2015), tình hình có vẻ bất lợi cho Nguyễn Tấn Dũng. Một bằng cớ là Dũng và băng đảng đã ồ ạt chuyển tiền ra ngoại quốc trong quý 3 của năm 2015 (những tháng 6, 7, và 8) với số tiền khoảng 5,3 tỷ đô Mỹ.

(*) Chú thích của Nguyễn Văn Huy:
Vào ngày 16/04/2016, trong một bài báo đăng trên báo điện tử của đảng Cộng-sản Việt Nam, có tựa là "Ngân hàng Nhà nước: Lượng tiền gửi ra nước ngoài tăng không phải do lãi suất USD còn 0%", có một đoạn viết như sau:

"Trong bản báo cáo kinh tế vĩ mô Quý I của Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) vừa công bố có một thông tin đáng lưu ý là: “Dòng vốn đầu tư khác mà cấu phần chủ yếu là tiền gửi ở nước ngoài, vốn không đáng kể ở những giai đoạn trước, gia tăng đột biến lên mức 7,3 tỷ USD”. Những ngày qua, dư luận bàn bạc rất nhiều về vấn đề này.

"Để làm rõ thông tin này, ông Tô Huy Vũ, Vụ trưởng Vụ Dự báo Thống kê (Ngân hàng Nhà nước) đã có những chia sẻ với báo chí.

Phóng viên (PV): Thưa ông, gần đây dư luận có đề cập đến xu hướng tăng của lượng tiền gửi ra nước ngoài, có nhắc tới con số 7,3 tỷ USD trong quý III/2015. Ông có bình luận gì về con số này?

Ông Tô Huy Vũ: Đúng là có con số 7,3 tỷ USD, nhưng số liệu này là số liệu được phản ánh trong hạng mục đầu tư ròng khác trên bảng cán cân thanh toán Quý III/2015 mà Ngân hàng Nhà nước đã công bố trên trang thông tin điện tử. Tuy nhiên, con số này không chỉ bao gồm tiền gửi ra nước ngoài, mà còn bao gồm khoản vay trả nợ nước ngoài ngắn, trung dài hạn của nền kinh tế.

PV: Vậy ông có thể cho biết cụ thể lượng tiền gửi ở nước ngoài của các ngân hàng thương mại?

Ông Tô Huy Vũ: Theo số liệu thống kê cán cân thanh toán trong Quý III/2015, tiền gửi ở nước ngoài của các ngân hàng thương mại tăng thêm 5,9 tỷ USD. Do hệ thống ngân hàng là trung gian tài chính, nên số liệu này biến động thường xuyên, liên tục và phản ánh đúng diễn biến của nền kinh tế trong nước. Ngoài hạng mục tiền và tiền gửi của các tổ chức tín dụng, trên bảng cán cân thanh toán còn có hạng mục tiền và tiền gửi của khu vực khác (các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính khác…) Trong Quý III/2015, tiền và tiền gửi của khu vực khác là 2 tỷ USD, không có biến động bất thường so với các quý trước".


Xin xem thêm ở đây:


Xin độc giả chú ý những từ ngữ được Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh. Sự tăng vọt của ngoại tệ xuất ra ngoại quốc lên tới 7 tỷ 3 là một sự bất thường, so với một quý bình thường chỉ xuất có 2 tỷ đô Mỹ. Như vậy, Dũng và băng đảng đã tẩu tán tiền bạc qua con đường ngân hàng, và chắc chắn cựu Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã giúp Dũng một tay trong việc này.

Ngoài ra, xin độc giả lưu ý rằng chúng ta chỉ có thể tạm tin Việt Cộng ở mấy con số trên mà thôi, và đó là lý do mà cách Nguyễn Văn Huy giải thích không dựa vào những lý lẽ mơ hồ của Tô Huy Vũ


(3) Do đó, Tập Cận Bình đến Việt Nam làm áp lực với Trung Ương đảng Việt Cộng để Nguyễn Tấn Dũng có thể lên chức Tổng Bí thư (từ đó mới có thể áp dụng chiêu “Hấp tinh đại pháp”, tức là hút Việt Nam vào Tàu lục địa một cách ngọt xớt).

Tập đến để chính mắt thấy một Trung Ương đảng của Việt Cộng sợ hãi và co rúm trước sự đa nghi và tàn bạo của ảnh (vì hai anh Thanh đều bỏ Trọng để theo Tập và cũng đều chưa có hành động gì có hại cho Tàu, mà đã bị Tập giết rồi).

Do đó, Nguyễn Văn Huy cá một ăn mười rằng Tập Cận Bình đã hăm Trung Ương đảng Việt cộng “hàng sống, chống chết” đến mẻ răng , trước khi lên đường đi Singapore gặp Mã 馬 Anh 英 Cửu 九 (Tổng thống Đài-Loan).

A.3(f) Tập Cận Bình đánh giá dân tộc Việt Nam quá thấp:
Nhưng tiếc thay nước cờ của Tập là một nước cờ dởm. Lý do là, dù Việt Cộng không phải là thiện nam tín nữ gì, nhưng ít nhất cũng vẫn còn mang cái tính cách cố hữu của mọi người Việt là chẳng sợ Tàu. Do đó, Nguyễn Phú Trọng đã lợi dụng được sự uất ức của một Trung Ương đảng bị áp chế để đập lại. Kết quả là Nguyễn Tấn Dũng bị đại bại trong cuộc đại hội đảng khóa 12, đi một lèo ra khỏi Bộ Chính-trị lẫn Trung-Ương đảng luôn. Thế là Tập mất cả chì lẫn chài. Thiệt là xui-xẻo a!



C. “Hậu binh”

C.1 Xâm lăng Việt Nam:

Sau khi Nguyễn Tấn Dũng ra đi, Tàu không còn đường nào khác ngoại trừ việc áp dụng "Plan B" (nước cờ biến) của chiến dịch Công Tâm: "công thành vi hạ", tức là xâm chiếm Việt Nam bằng vũ lực. Nhưng nói Tập kém trí so với Trọng thì nghe thảm quá, thôi cứ kêu là "Tiên lễ hậu binh" để cho Tập còn chút mặt mũi .


C.2 Xâm lăng Nhật Bản:

C.2(a) Chiến lược xâm lăng Nhật:
(1) Tàu đã tính toán xâm lăng Nhật từ mấy chục năm trước, do đó họ xây dựng căn cứ hải quân và tàu ngầm vĩ đại ở đảo Hải Nam, chứ không phải ở Phúc Kiến như là những triều đại trước đã làm. Với sức mạnh hải quân, Tàu thừa sức phong tỏa đường tiếp liệu của Nhật ở biển Đông, và quan trọng nhất, phong tỏa tất cả các hòn đảo của Nhật.

(2) Vì Hải Nam ở quá xa Nhật, Nhật khó mà xoay xở đánh phá tiêu diệt căn cứ tàu ngầm ở Hải Nam, dù bằng đường biển hay bằng đường hàng không. Đó là chưa kể việc Tàu tranh dành đảo Điếu Ngư và chiếm Trường Sa (và việc chiếm Đài Loan và Philipine một khi thế chiến Thứ Ba đã bùng nổ) nhằm gây khó khăn cho hạm đội viễn chinh của Nhật.

C.2(b) Kinh nghiệm đau thương của nước Anh:
Người Tàu giỏi bắt chước hơn là sáng-tạo; họ đã học từ trận Đệ-nhị Thế-chiến là vài trăm chiếc tàu ngầm U-boat của Đức thừa sức phong tỏa mấy hòn đảo của nước Anh trong mấy năm liền. Hồi đó, nếu Mỹ không nhập cuộc kịp lúc, dân Anh sẽ bị chết đói, vì không có gì để ăn.

(*) Chú thích của Nguyễn Văn Huy:
(i) Trong bài "The Battle of the Atlantic: The U-boat peril", Winston Churchill được cho là đã từng nói rằng sự nguy hiểm của U-boat là cái duy nhất làm cho ảnh thật sự sợ hãi trong suốt Đệ Nhị Thế-chiến.

Xin độc giả đọc thêm ở đây:

"The Battle of the Atlantic: The U-boat peril"


(ii) Trong một bài viết về Karl Dönitz, Tư lệnh Hạm đội tàu ngầm của Đức, đăng trên "World War II Database", có những đoạn trích dẫn những ý kiến của ảnh như sau :

"By now among the world's forefront submarine expert, Dönitz pushed for a German fleet consisted almost entirely of U-boats, claiming that the ability to deprive Germany's enemies of vital supplies such as food and oil was more effective than sinking enemy ships with the risk of combat.

("Vào lúc này, Dönitz - một chuyên gia hàng đầu về tàu ngầm của thế giới - vận động để Đức có một hạm đội gồm toàn U-boat, cho rằng cái khả năng làm kiệt quệ những tiếp liệu sống còn của kẻ thù của nước Đức, như là thực phẩm và xăng dầu, thì có hiệu quả hơn là việc đánh chìm tàu chiến của địch với sự bất trắc trong giao tranh")

"He claimed that given 300 of the newer Type VII U-boats, he could defeat the entire British navy utilizing tactics that would later be named 'wolfpacks'."

("Ảnh cho rằng cứ cho ảnh 300 chiếc U-boat Loại 7 mới hơn, ảnh có thể đánh bại toàn bộ Hải-quân Anh bằng chiến thuật mà sau này được đặt tên là 'Những Bầy Sói'.")

"He believed that if he had a fleet of one hundred U-boats, he could paralyze Britain; with three hundred, he said he could sink 700,000 tons of shipping a month. Events later in the war proved he could have defeated Britain with the German Navy alone."

("Ảnh tin rằng nếu ảnh có một hạm đội gồm 100 U-boat, ảnh có thể làm tê liệt Anh-quốc; với 300 U-boat, ảnh nói rằng ảnh có thể đánh chìm 700 ngàn tấn tàu hàng một tháng. Những biến cố sau này trong cuộc chiến chứng tỏ rằng ảnh có thể đánh bại nước Anh chỉ cần nhờ Hải-quân Đức.")

Xin độc giả đọc thêm ở đây:

"Karl Dönitz"



Karl Donitz.jpg
Karl Dönitz

Hình được trích từ:



(iii) Ai là người nghĩ ra cái kế hoạch đánh Nhật hết sức thâm độc như kể ở trên?

Tập Cận Bình? Không thể! Căn cứ tàu ngầm ở đảo Hải Nam bị Mỹ phát hiện và công bố vào tháng 05/2008. Xin xem thêm ở đây:

Chinese nuclear submarine base

Căn cứ đó phải đã được xây dựng ít nhất là vài năm trước, thí dụ như vào 2003 hoặc sớm hơn nữa. Hồ 胡 Cẩm 锦 Đào 涛 làm Tổng-bí-thư Trung Cộng từ năm 2002 đến năm 2012. Như vậy, kế hoạch đánh Nhật bằng tàu ngầm có thể đoán là đã được 3 đời Tổng-bí-thư của Trung Cộng (Giang 江 Trạch 澤 Dân 民 , Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình) chấp thuận và khai triển. Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào không có cái chí lớn đánh Nhật như là Tập Cận Bình, do đó câu hỏi là ai đã có cái chí đó và đã cố vấn Giang xây dựng căn cứ ở Hải Nam để phòng khi cần đánh Nhật thì có ngay?

Đối với những âm mưu chính trị nắm trong bóng tối, Nguyễn Văn Huy không có tài thánh gì để biết được sự thật, và chỉ có thể làm chuyện đoán mò. Chúng ta cần phải lưu ý anh Vương 王 Hỗ 沪 Ninh 宁. Anh này sinh năm 1955. Mới 30 tuổi đã trở thành một Professor về Luật trẻ tuổi nhất nước Tàu. Ảnh đã làm cố vấn chính trị cho ba đời Tổng-bí-thư của Trung Cộng. Xin xem thêm thông tin ở đây:

Wang Huning


Vương Hỗ Ninh theo Tập Cận Bình tới Hà Nội 05-11-2015.jpg
Mưu-sĩ Vương Hỗ Ninh theo Tập Cận Bình tới Hà Nội ngày 05/11/2015


Hình được trích từ cái video clip của YouTube "CCTV] 《新闻联播》 20151106", nay không còn nữa


May mắn cho liên minh Nhật-Việt là cái chí của anh này chỉ nhắm làm cho Tàu trở nên hùng mạnh về quân sự, nhưng không tính chuyện đi xâm lăng nước khác. Do đó, sớm muộn gì ảnh cũng sẽ bị Tập dứt bỏ thôi. Tại sao Nguyễn Văn Huy biết điều này? Như đã trình bày, chỉ là sự đoán mò, dựa vào những thông tin có sẵn trên Internet .


C.2(c) Giải pháp của Nhật:
(1) Nhưng nếu Nhật được Việt Nam cho phép dùng cảng Đà Nẵng và cảng Cam Ranh thì Nhật sẽ đem một bộ phận lớn hải-lục-không quân tới hai cảng trên, dùng đó làm bàn đạp tấn công Hải Nam. Lúc đó thì Hải Nam kể như “ô hô ai tai”.

Nhờ có cửa binh đó mà Shinzo Abe (An 安 Bội 倍 Tấn 晋 Tam 三), trong lúc còn vận-động tranh-cử chức Thủ-tướng vào tháng 12/2012, đã tuyên-bố một câu rất hách-xì-xằng:

"I promise to protect Japan's land and sea, and the lives of the Japanese people no matter what."

("Tôi hứa sẽ bảo-vệ đất-đai và biển-cả của Nhật và sinh-mạng của nhân-dân Nhật với bất cứ giá nào")

Xin xem thêm ở đây:

"Asian neighbours nervous after election comeback for Japanese 'warmonger'"

("Những nước láng-giềng Á-châu lo-lắng về sự tái-thắng-cử của người Nhật chủ-chiến")




Shinzo Abe và Shigeru Ishiba.jpg
Shinzo Abe (đứng bên phải) và Shigeru Ishiba, Tổng-thư-ký của đảng thắng-cử "Liberal Democrats"



Mới đắc cử chức Thủ tướng Nhật vào ngày 26/12/2012, vậy mà ba tuần sau, vào ngày 16/01/2013, Shinzo Abe đã có mặt ở Hà Nội. Điều đó cho thấy ảnh đã có viễn kiến là chỉ có Việt Nam mới giúp được nước Nhật qua cơn hiểm nghèo của cuộc xâm lăng của Tàu.

Xin độc giả xem thêm ở đây:

Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Hà Nội



Nguyễn Phú Trọng và Shinzo Abe tại Hà Nội 2013.jpg
Nguyễn Phú Trọng và Shinzo Abe tại Hà Nội vào tháng 01/2013

Hình được trích từ:



(2) Ngày 12/05/2015, báo Nikkei Asian Review có đăng một bài tựa là “Cam Ranh Bay: Vietnam's ace in the hole against China”.

Nghĩa đen của thành ngữ “ace in the hole” là có một con ách đang được úp xuống, đợi đặt tiền xong mới lật lại. Như vậy, đó là một con bài tẩy. Nghĩa bóng là “bảo bối” được dùng để tạo sự chiến-thắng. Thí dụ như những cái nỏ máy của An Dương-vương ở thành Cổ Loa.


(3) Trong bài báo của Nikkei có mấy đoạn như sau:

“Japan is watching developments in the South China Sea with concern. In late April, Reuters reported Japan's Defense Ministry has begun studying plans to conduct joint patrols in the South China Sea with the U.S. The Japan Maritime Self-Defense Force has a fleet of 70 P-3C surveillance planes, which gives it a strong reconnaissance capability. Should it be allowed to use Cam Ranh Bay, it would be able to routinely monitor the entire South China Sea, said a diplomatic source in Hanoi.”

(“Nhật đang quan tâm theo dõi những diễn biến ở biển Đông. Vào cuối tháng 4, hãng thông tấn Reuters đăng tin Bộ Quốc-phòng của Nhật đã bắt đầu nghiên cứu những kế hoạch cùng đi tuần sát chung với Mỹ ở biển Đông. Lực lượng Tự-vệ hải-hành của Nhật có một phi đoàn gồm 70 chiếc máy bay thám thính P-3C có khả năng trinh sát rất mạnh. Theo một nguồn tin ngoại giao ở Hà Nội, nếu được phép sử dụng cảng Cam Ranh thì Nhật sẽ có thể thường xuyên theo dõi toàn bộ biển Đông”)

“On May 13, two Maritime Self-Defense Force P-3Cs flew to Da Nang, north of Cam Ranh Bay, in a military exchange with Vietnam. This was the second visit by Japanese P-3Cs to the country. Whether the timing was deliberate or by chance, Vietnam is sending a message to its neighbors. The chess game in the region is growing more complex.”

“Vào ngày 13/05/2015, hai chiếc P-3C của Lực-lượng Tự-vệ Hải-hành bay tới Đà Nẵng, phía bắc của vịnh Cam Ranh, trong một chương trình hợp tác quân sự với Việt Nam. Đây là lần tới thăm thứ 2 của những chiếc P-C3. Dù thời điểm của sự việc có tính cách cố ý hay tình cờ, Việt Nam đang nhắn nhủ một thông điệp cho các nước láng giềng. Ván cờ trong vùng biển sẽ trở nên phức tạp hơn”)

Xin xem thêm ở đây:



(*) Chú thích của Nguyễn Văn Huy:
P-3C Orion là máy bay săn tàu ngầm do Mỹ sản xuất.

Xin đọc thêm tin tức ở đây:

“Lockheed P-3 Orion”


Cập-nhật vào ngày 10/10/2020:

Vào ngày 10/10/2020, hãng thông-tấn Reuters đăng một bản tin có tựa là "Japan sends three vessels to South China Sea in anti-submarine exercise" ("Nhật gởi ba chiếc tàu tới biển Đông trong một cuộc tập trận chống tàu ngầm"). Xin trích-dẫn vài đoạn văn, như sau:

"TOKYO/BEIJING (Reuters) - Japan’s Maritime Self-defense Force conducted anti-submarine drills in the South China Sea on Oct. 9, deploying three vessels including a helicopter aircraft carrier and a submarine, according to the Japanese defence ministry.

("Tokyo/Bắc Kinh (Reuters) - Lực-lượng Tự-vệ Hàng-hải của Nhật tập trận chống tàu ngầm tại biển Đông vào ngày 09/10/2020, trưng-dụng 3 chiếc tàu gồm có một hàng-không mẫu-hạm chở trực-thăng và một chiếc tàu ngầm, theo Bộ Quốc-phòng Nhật")

"The purpose of the exercise was “to boost their tactical capability”, the ministry said in a statement, without giving more details on the geographical location of the drills.

("Mục-đích của cuộc tập trận là 'thúc-đẩy khả-năng chiến-thuật của họ', Bộ nói trong một bản thông-cáo, mà không cho biết những chi-tiết về vị-trí địa-lý của những cuộc tập trận đó")

"The three vessels will stop at Cam Ranh Bay in Vietnam over the weekend to replenish supplies, the statement said."

("Ba chiếc tàu sẽ vào vịnh Cam Ranh của Việt Nam vào cuối tuần để bổ-sung đồ tiếp-liệu, bản thông-cáo cho biết")


Đáng lẽ cuộc tập trận này đã phải diễn ra từ năm Nguyễn Văn Huy viết bài này (02/2016), vì nó có liên-quan tới sự tồn-vong của nước Nhật. Tuy nhiên, mấy anh Nhật chuyên-môn ỷ-lại vào nước Mỹ, không chịu nhúc-nhích cái mông . Đến bây giờ (tháng 10/2020), thấy nước Mỹ dưới thời Trump bệ-rạc quá mới cảm thấy quỷnh (quýnh-quáng) và bắt đầu tập trận, thì kể như là đã quá muộn-màng.

Thật ra, cái chết của Trần Đại Quang mới là nguyên-nhân chánh gây ra sự chậm-trễ. Người Nhật nghi rằng Trần Đại Quang là ăng-ten của Tập Cận Bình. Mà Nguyễn Văn Huy cũng nghi như vậy, thế mới chết ! Do đó, người Nhật lén-lút giết Trần Đại Quang. Nguyễn Phú Trọng căm-thù việc đó, đoạn-giao với Nhật suốt mấy năm. Cuối-cùng hai bên phải chấp-nhận xích lại gần nhau để chống Trung Cộng. Khi Nguyễn Văn Huy viết bài này thì đã muộn. Nào ngờ tới 4 năm sau quý-vị mới bắt đầu tập-trận thôi .



Screenshot của phần trên của bài báo ngày 10/10/2020 của Ruters



C.2(d) Trận thế đánh Nhật bị đại loạn:
(1) Việc Tàu mất khả năng thao túng Việt Cộng đã dẫn đến một hậu quả nghiêm trọng, đó là trận thế đánh Nhật đã bị đại loạn. Tàu sẽ không bao giờ thắng được Nhật nếu không thể cắt đứt đường tiếp liệu của Nhật ở biển Đông, tức là phải làm chủ được biển Đông.

Do đó, để đảo ngược tình hình đó, Tàu sẽ phải đánh chiếm Việt Nam. Thật ra Tàu không cần phải đánh chiếm quá nhiều đất đai, mà chỉ cần chiếm được hai cảng nói ở trên là ăn tiền rồi .

(2) Anh Tàu Nguyễn Tấn Dũng tuy bị đá văng ra khỏi Trung Ương đảng, nhưng thực lực hãy còn rất mạnh. Ngoài Bộ Công-an vốn dĩ là sân nhà của ảnh, ảnh còn có hai tay chân thân tín làm tướng ở bên Quân đội: Ngô Xuân Lịch và Đỗ Bá Tỵ. Mấy năm nay, hai anh này chưa đánh một trận nào mà bỗng dưng được thăng quân hàm từ Thượng-tướng lên Đại-tướng (xem bài "Đồng chí Ngô Xuân Lịch và Đỗ Bá Tỵ được thăng quân hàm Đại tướng"), hiển nhiên là nhờ vào cái công phò-tá Tập Cận Bình và Nguyễn Tấn Dũng.


(3) Những anh đại gian, đại ác nhưng có tài nghệ cao ở tầm vóc quốc gia hoặc quốc tế (thí dụ như Tào Tháo trong thời Tam-quốc) thường thường có cái tài nhìn ra trong hàng ngũ của quân thù có những người tuy "chức cao, quyền trọng" nhưng cà-chớn (nghĩa là có thể mua chuộc được). Ở khả năng đó (và còn ở những khả năng khác nữa) Tập Cận Bình và Tào Tháo giống nhau tới 100% lận ! Hai anh Lịch và Tỵ đã chọn con đường "mãi quốc cầu vinh" sau khi tiếp xúc với Tập Cận Bình vào những năm 2011 và 2012.


Ngô Xuân Lịch gặp Tập Cận Bình 16-09-2011.jpg
Ngô Xuân Lịch gặp Tập Cận Bình ở Bắc Kinh vào ngày 16/09/2011.




Xin độc giả xem thêm thông tin trong bài "Trung Quốc tăng cường quan hệ hữu nghị với Việt Nam"


Đỗ Bá Tỵ gặp Tập Cận Bình 13-04-2012.jpg
Đỗ Bá Tỵ gặp Tập Cận Bình vào ngày 13/04/2012




(4) Do đó, nếu Tàu cho quân đánh tràn qua biên giới, Nguyễn Phú Trọng phải điều động bộ đội ra đánh cản. Một khi bộ đội Việt cộng thua và chạy dài (vì đó là hậu quả tất yếu của một chế độ chánh trị tham nhũng và thối nát), thì việc mấy tướng Quân-đội và Công-an của Nguyễn Tấn Dũng đảo chánh sẽ thành công dễ như trở bàn tay. Trúng đòn “nội công ngoại kích”, thì Việt Cộng bị ngoại-bang diệt là cái chắc.


Cập-nhật vào ngày 19/06/2017

Vào hai ngày 18 và 19/05/2017 Nguyễn Tấn Dũng đi thăm nhiều dự án lớn tại Hải Phòng và Quảng Ninh, thí dụ như dự án cầu đường Tân Vũ - Lạch Huyện, cảng Hải Phòng, sân bay quốc tế Vân Đồn, casino Vân Đồn. Ảnh không còn là Ủy-viên Trung-ương-đảng chứ đừng nói tới một Thủ-tướng đương-nhiệm, vậy mà vẫn được Thành-ủy Hải Phòng và Tỉnh-ủy Quảng-Ninh đưa đón như một Thủ-tướng thật-sự, và nhất là tin-tức được nhiều tờ báo của Việt-Cộng đăng-tải. Điều này có nghĩa là Nguyễn Tấn Dũng đã công-khai thách-thức quyền lãnh-đạo của Nguyễn Phú Trọng, bằng một thể-thức bất-thường.



Nguyễn Tấn Dũng thăm các công trình lớn ở Quảng Ninh và Hải Phòng 18 and 19-05-2017.jpg
Nguyễn Tấn Dũng, Bí thư tỉnh-ủy và Chủ-tịch tỉnh Quảng Ninh vào ngày 18/05/2017.





C.4 Kết luận:

Khi bị Tàu xâm lăng, người Việt bằng mọi cách không được để Đà Nẵng (nhất là Đà Nẵng) và Cam Ranh mất vào tay giặc. Còn giữ được hai cảng này, thì Nhật còn có thể đem máy bay và tàu chiến tới để dàn trận để đánh tan hạm đội tàu ngầm, tàu nổi của Tàu ở biển Đông, để tự cứu Nhật và cả Việt Nam. Nếu Đà Nẵng và Cam Ranh bị mất thì biển Đông sẽ bị mất theo, và lúc đó không có cách nào Việt Nam nhận được viện trợ quân sự từ các nước đồng minh.

Còn về niềm hy vọng rằng Mỹ sẽ ngăn cản, không cho Tàu làm bậy, Nguyễn Văn Huy chỉ có thể nói rằng, trước khi Tàu phát động chiến tranh với Việt Nam, Mỹ đã bị vô-hiệu-hóa rồi. Thí dụ như ngày xưa, khi Nhật quyết định chiếm Đông Nam Á, họ đã chọn cách vô-hiệu-hóa Mỹ bằng cuộc đánh úp Trân Châu cảng (Pearl Harbour) vào ngày 07/12/1941. Đánh cờ tướng với Tập Cận Bình, mà cứ hy vọng ảnh đi lỡ một nước cờ, thì thua là cái chắc .


Nguyễn Văn Huy

(Đăng ngày 28/02/2016, cập-nhật ngày 10/10/2020)


Nếu độc-giả có nhã-ý cho Like, xin nhấn nút Like và sau đó nhấn thêm nút Confirm ("xác-nhận"). Xin cảm ơn.