(88) Tổ-chức Yểm-trợ Nhân-quyền và Trung-tâm Văn-học Tiền-vệ làm tốt Nghị-quyết 36 với lễ phát giải thưởng Văn-chương Tự-do và Âm-nhạc Tự-do 2017


Tóm-tắt nội-dung
(bài gồm khoảng 8 ngàn 300 chữ)

Vào ngày 08/12/2017, hội Human Rights Relief Foundation và Trung Tâm Văn học Tiền Vệ cùng làm một cái lễ phát Giải thưởng Văn Chương Tự Do và Âm nhạc Tự Do 2017 tại Sydney. Buổi lễ này đánh dấu sự thắng-lợi lớn của kế-hoạch tuyên-truyền Nghị-quyết 36 tại Úc vào năm 2017 của Ban Tuyên-giáo của Trung-ương đảng Cộng-sản Việt Nam. Người đem kế-hoạch của Trưởng-ban Tuyên-giáo Võ Văn Thưởng qua Úc chính là nhạc-sĩ văn-công kiêm cán-bộ Tuyên-giáo Tuấn Khanh. Còn hai tổ-chức Human Rights Relief Foundation và Trung Tâm Văn học Tiền Vệ của Việt Tân có nhiệm-vụ đứng mũi chịu sào. Ngoài ra, tất-cả những tổ-chức ngoại-vi của Việt Tân (thí-dụ như băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do Úc-châu, băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do New South Wales, Liên-minh Dân-chủ Việt Nam, Tân Đại Việt, v.v...) đều được đưa vào cuộc để thực-hiện tốt kế-hoạch của Võ Văn Thưởng giao phó.



Mơ Ly và Ksor Đứk, hai ca-sĩ người Jrai trúng Giải thưởng Văn Chương Tự Do và Âm nhạc Tự Do 2017 nhờ vào sự sắp-đặt của nhạc-sĩ Tuấn Khanh, đang hát bản nhạc đỏ "Ngọn Lửa Cao Nguyên" (do nhạc-sĩ văn-công Việt Cộng Trần Tiến sáng-tác) tại buổi lễ Ngày Quốc-tế Nhân-quyền 10/12/2017 tại Sydney (do băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do New South Wales và các đoàn-thể ngoại-vi của Việt Tân cùng nhau tổ-chức). Khán-giả có mặt đều vỗ tay hoan-nghênh nhiệt-liệt. Thế mới chết . Té ra khán-giả đều là thân-hữu của Việt Tân cả .



(Hình phía trên được trích ra từ một cái video clip không có tựa đăng trên Facebook của Nguyễn Tất Phương, vào phút 01:25. Hình phía dưới được trích ra từ cái post trên Facebook ngày 06/12/2017 của một nghệ-sĩ người Jrai tên Danh Nay)


Xin độc-giả lưu-ý:
Sau khi nhấn vào một cái link để xem một đoạn văn bên trong bài viết (thí-dụ như "xem phần A.1", "xem phần B.2", v.v...), nếu muốn trở lại chỗ cũ, độc-giả chỉ cần nhấn vào nút "Back" hoặc mũi tên chỉ qua bên trái của browser.


Mục-lục
(trong phần Mục-lục, mỗi một câu đều là một cái link)




---------------------------------

A. Tổ chức Yểm Trợ Nhân Quyền và Trung Tâm Văn Học Tiền Vệ nối giáo cho giặc

A.1 Đài SBS Radio Sydney có nhiệm-vụ tuyên-truyền cho lễ phát Giải Thưởng Văn Chương Tự Do và Âm Nhạc Tự Do 2017:

Vào ngày 11/12/2017, đài SBS Radio Sydney phát đi một bản tin có tựa là "Hạt giống yêu thương: Giải Thưởng Văn Chương và Âm Nhạc Tự Do 2017". Xin trích ra một số đoạn văn như sau:

(1) “Vào tối thứ Sáu 8/12/2017 đã diễn ra lễ phát Giải thưởng Văn Chương Tự Do và Âm nhạc Tự Do 2017 do Tổ chức Yểm trợ Nhân quyền và Trung Tâm Văn học Tiền Vệ đồng tổ chức tại Smithfield RSL Club Sydney.”

(2) “Ông Đặng Trung Chính, Chủ Tịch Tổ Chức Yểm Trợ Nhân Quyền - Trưởng ban Tổ Chức, trong diễn từ mở đầu buổi lễ phát giải đã cảm ơn các tổ chức, hội đoàn, các cá nhân đã cộng tác vô điều kiện, tận tâm và chuyên nghiệp cho Giải thưởng Văn chương và Âm nhạc có thể được thực hiện hoàn mỹ.”

(3) “Giải thưởng Văn Chương Tự Do và Âm nhạc Tự Do đã đáp ứng đúng nguyện vọng tự do sáng tạo của những văn nghệ sĩ chân chính.

“Và đây là cơ hội để các nhà văn, nhà thơ, ca nhạc sĩ, qua tác phẩm của mình, nói lên khát vọng về tự do, nhân quyền, sự thật và công lý cho đất nước Việt Nam mà theo ông Chính rất cần sự chung tay của mỗi người Việt tự do bên ngoài nước Việt để những tác phẩm này được quảng bá.

“Ông Paul Nguyễn, Tân Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự do NSW cho biết ông cảm thấy vinh dự và hãnh diện khi tiểu bang NSW là nơi đầu tiên diễn ra một giải thưởng văn chương và âm nhạc như vậy.”

(4) “Ban tuyển chọn Âm Nhạc có các nhạc sĩ Trúc Hồ (Hoa Kỳ), nhạc sĩ Tuấn Khanh (Việt Nam), và nhạc sĩ Hoàng Ngọc-Tuấn (Úc Châu).”

(5) “Về giải Âm Nhạc đã có tất thảy gần 200 tác phẩm gởi về dự thi cho hai hạng mục Sáng Tác Mới và Giọng Ca Mới.

"Giải Giọng Ca Mới trị giá $3000 Đô Úc và bằng tuyên dương đã được trao cho hai em nghệ sĩ trẻ Ksor Duk và Ro Mah Moly người dân tộc Jarai đến từ Gia Lai Pleiku.”


A.2 Văn-chương của đài SBS Radio Sydney sặc mùi tuyên-truyền của báo chí xã-hội chủ-nghĩa:

Độc-giả nào chưa từng đọc những bài viết dưới đây, thì nên xem qua để hiểu thêm về đặc-điểm xu-nịnh của báo-chí xã-hội chủ-nghĩa:



Sau đây, xin độc-giả xem-xét đoạn văn mào-đầu của bài đọc của SBS Radio Sydney:

“Lần đầu tiên một chương trình văn học nghệ thuật mang tầm vóc chuyên nghiệp được tổ chức một cách trang trọng bên ngoài lãnh thổ Việt Nam đã thu hút các văn nghệ sĩ từ Việt Nam và từ nhiều quốc gia trên thế giới nhiệt tình hưởng ứng và gửi tác phẩm về tham dự. một giải thưởng của tràn ngập tình yêu thương dành cho Việt Nam.” (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

Ở một đất nước đầy dẫy cảnh người bóc lột người như Cộng-hoà Xã-hội Chủ-nghĩa Việt Nam thì những chữ tràn ngập tình yêu thương giống như hình-ảnh của một cái ốc-đảo đầy chà-là và nước mát trong trí của một người lữ-hành đang đói-khát giữa sa-mạc, và cũng giống như “nải chuối, buồng cau” đối với thượng-toạ Nhất Hạnh (xem bài "Bông hồng cài áo" trên langmai.org). Độc-giả chỉ cần đánh những chữ tràn ngập tình yêu thương (với hai cái ngoặc kép) vào ô Google Search, thì sẽ có vô-số những kết-quả từ những trang web của các cơ-sở của chính-quyền Việt Cộng cũng như của tư-nhân. Thí-dụ như:




Người viết bài cho SBS là văn-công, vì dùng cái khẩu-hiệu tràn ngập tình yêu thương bừa-bãi giống như báo-chí của Việt Cộng thường dùng. Cuộc thi về văn-chương và âm-nhạc có liên-quan gì tới tình yêu-thương? Thí-dụ như con đi thi để giựt giải, còn mẹ làm giám-khảo chấm thi và tràn ngập tình yêu thương đối với con, thì các thí-sinh khác chỉ có nước khóc thét lên . Một cuộc thi tranh-tài về âm-nhạc chỉ nhắm vào việc tuyển chọn những người có khả-năng trình-diễn cao nhất và tuyệt-đối không có liên-quan gì tới tình yêu thương. Cái khẩu-hiệu tràn ngập tình yêu thương chỉ đúng trong những trường-hợp kiểu như là phát-chẩn tiền-bạc và cứu-trợ người nghèo. Những hoạt-động đó không dính-líu gì tới sự tranh tài, tranh khôn. Nói tóm lại, nhờ người viết bài dùng khẩu-hiệu sai chỗ, chúng ta mới biết đài SBS Radio Sydney (ban Việt-ngữ) đã bị Ban Tuyên-giáo của Việt Cộng kiểm-soát từ lâu.


A.3 Việt Tân chịu trách-nhiệm thực-hiện Nghị-quyết 36 đối với ban Tuyên-giáo của Bộ Chính-trị Cộng-sản Việt Nam:

Giải thưởng Văn Chương Tự Do và Âm nhạc Tự Do 2017 là một âm-mưu của Việt Tân (gồm các tổ-chức ngoại-vi như các hội Cộng-đồng Người Việt Tự-do Úc-châu cấp liên-bang cũng như tiểu-bang, hội từ-thiện chuyên về hoạt-động chính-trị Human Rights Relief Foundation mà tên tiếng Việt là Tổ chức Yểm trợ Nhân quyền, Trung Tâm Văn học Tiền Vệ, và còn nhiều nữa) và Việt Cộng (qua trung-gian của thi-sĩ Trần Tiến Dũng và nhạc-sĩ văn-công kiêm cán-bộ Tuyên-giáo Tuấn Khanh) nhằm thi-hành Nghị-quyết 36 của Bộ Chính-trị Việt Cộng.

Trước khi chứng-minh những hoạt-động trên là do Việt Cộng giựt dây, Nguyễn Văn Huy xin copy lại Phần 3, đoạn 5 của Nghị-quyết 36 của Cộng-sản dưới đây để cho độc-giả nắm được chiến-lược của Cộng-sản Việt Nam ở hải-ngoại:

“5- Tích cực đầu tư cho chương trình dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là cho thế hệ trẻ. Xây dựng và hoàn chỉnh sách giáo khoa tiếng Việt cho kiều bào, cải tiến các chương trình dạy tiếng Việt trên vô tuyến truyền hình, đài phát thanh và qua mạng Internet. Cử giáo viên dạy tiếng Việt tới những nơi có thể để giúp bà con học tiếng Việt. Tổ chức trại hè nói tiếng Việt cho thanh, thiếu niên người Việt Nam ở nước ngoài.” (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)


Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

Xin độc-giả lưu-ý những trại hè của 'Phong-trào Giới Trẻ Vì Nhân Quyền' ("The International Youth Movement for Human Rights") của Trần Kiều Ngọc ăn khớp với sự mô-tả được nhấn mạnh ở trên. Độc-giả có thể thấy điều đó qua cái video clip "Phóng sự cộng đồng: Trại "Ngọn Đuốc Sinh Tồn" tại Úc Châu", đăng lên YouTube vào ngày 19/07/2016 bởi SBTN Úc-châu, dưới đây:






Phóng-viên của SBTN ghi-chú như thế này:

"Vào 3 ngày 15, 16 và 17/7/2016 Trại “Ngọn Đuốc Sinh Tồn” do Đại Gia Đình Nguyễn Ngọc Huy gồm có Liên Minh Dân Chủ Việt Nam, đảng Tân Đại Việt và các thân hữu của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, với sự hỗ trợ của Cộng Đồng Người Tự Do New South Wales và Hội Phụ Nữ Việt Nam Tự Do New South Wales, đã diễn ra tại trung tâm sinh hoạt cộng đoàn Công Giáo Sydney thuộc vùng Bringelly với sự tham dự đặc biệt của tiến sĩ Lê Minh Nguyên, đến từ Hoa Kỳ. Tại đây cũng đã diễn ra những cuộc hội thảo về các vấn đề từ cộng đồng người Việt trên đất Úc cũng như những vấn đề của giới trẻ hiện nay tại hải ngoại và trong nước." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)


Thực ra những đảng phái có tên như là Liên Minh Dân Chủ và Tân Đại Việt đã bị rơi vào quỹ-đạo của Việt Tân từ lâu. Hình-thức trại "Ngọn Đuốc Sinh Tồn" ăn khớp với đường-lối của Nghị-quyết 36 nêu trên. Đó là: tập-họp thanh, thiếu niên lại một chỗ, rồi cho Trần Kiều Ngọc đến dụ-dỗ chống cái ác, chứ không chống Cộng . Trần Kiều Ngọc từng ngụ-ý rằng thanh, thiếu-niên thời này ngu lắm, từ nhân-quyền cho đến Cộng-sản cái gì cũng không biết, cứ tôn cô ta lên làm lãnh-tụ đi rồi cổ sẽ dạy cho (xin xem bài "(89) Luật-sư Trần Kiều Ngọc không chống Cộng, cũng không chống cái ác, mà là tạo thêm ác-nghiệp"). (Hết phần chú-thích)


“Tổ chức cho các đoàn nghệ thuật, nhất là các đoàn nghệ thuật dân tộc ra nước ngoài biểu diễn phục vụ cộng đồng. Tạo điều kiện cho các nghệ sĩ, vận động viên là người Việt Nam ở nước ngoài về nước biểu diễn, thi đấu, tham gia các đoàn Việt Nam đi biểu diễn và thi đấu quốc tế. Thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa, văn học, nghệ thuật, triển lãm, hội thảo, du lịch về cội nguồn.” (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)


Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

Xin độc-giả lưu-ý: Giải thưởng Văn Chương Tự Do và Âm nhạc Tự Do 2017 ăn khớp với sự mô-tả được nhấn mạnh ở trên. (Hết phần chú-thích)


Nguyễn Văn Huy đã vạch trần ý-đồ chính-trị của việc đặt ra Giải thưởng Văn Chương Tự Do và Âm nhạc Tự Do 2017 từ lúc nhạc-sĩ văn-công kiêm cán-bộ Tuyên-giáo Tuấn Khanh trở qua Úc lần thứ hai (tháng 09/2017), qua bài viết "(58) Việt gian, Việt Cộng và Việt Tân âm mưu gì qua chuyến đi Úc lần thứ hai của nhạc sĩ Tuấn Khanh".


A.4 Sự phản-đối của cộng-đồng tỵ-nạn ở Sydney về bài hát "Chiến-sĩ cao-nguyên" trong lễ phát Giải thưởng Văn Chương Tự Do và Âm Nhạc Tự Do 2017:

A.4(a) Phạm Quang Tuấn và Hoàng Ngọc Tuấn phản-pháo:

Vào ngày 21/12/2017, báo mạng Việt Luận đăng bài một bài viết của Phạm Quang Tuấn (anh này đã được đề-cập tới trong bài "(146) Việt Tân bịa chuyện cờ Việt Nam Cộng Hòa là bản sao của cờ Thành Thái") dưới tiểu-mục "Chuyện ngày nhân-quyền" của bài báo “Ý kiến độc giả liên quan đến Ngày Nhân Quyền tổ chức tại Sydney ngày 10 tháng 12 vừa qua”. Xin trích ra vài đoạn:

“Ngày 10/12 vừa qua là ngày Nhân Quyền, cộng đồng Việt Nam ở Sydney đã tổ chức một buổi văn nghệ vì nhân quyền ở Cabramatta. Đặc biệt kỳ này có sự tham dự của ba ca nhạc sĩ đến từ Việt Nam, Ksor Duk, Mơ Ly và Trần Huân. Ba người này tới Sydney để nhận giải Âm Nhạc Tự Do của Tổ Chức Yểm Trợ Nhân Quyền (xem bài "Khi văn chương, âm nhạc được tự do cất cánh" của SBS Radio Sydney). Ksor Duk và Mơ Ly là người Jarai và chuyên hát những ca khúc về núi rừng Tây Nguyên.

“Dường như sự tham dự của họ có tính cách bất ngờ và ngẫu hứng, nên lúc ấy Mơ Ly chọn một bài mà cô cảm thấy thích hợp vì tính cách vui tươi, mạnh mẽ, bài "Ngọn Lửa Cao Nguyên" của Trần Tiến. Không may, ở hải ngoại Trần Tiến bị coi là nhạc sĩ Việt Cộng, nhạc bị cấm kỵ, và bài này có chữ “chiến sĩ cao nguyên” xuất hiện một lần (dù nội dung chủ yếu là tình cảm)". (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)


Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

(a) Mơ Ly từng hát bản "Ngọn Lửa Cao Nguyên" tại một đám cưới tại Việt Nam vào năm 2016. Mơ Ly lại hát bản đó tại Cabramatta, Sydney vào ngày 10/12/2017. Bốn ngày sau, cái video clip quay Mơ Ly hát đám cưới được "Đur Siu Official 81" đưa lên YouTube dưới tựa-đề "Ngọn lửa Cao nguyên " Trình bài MơLy giọng hát Cao nhất".


(b) Khi Việt Cộng sắp xếp những nghệ-sĩ ở Việt Nam đi qua Úc để làm công-tác tuyên-truyền, thì cái gọi là “bất ngờ và ngẫu hứng” là điều khó xảy ra. Nghệ-sĩ nào có "tác-phong tự-do” (thích làm gì thì làm, nghĩa là vô-kỷ-luật) sẽ không bao giờ được tuyển chọn. Ở đây, Nguyễn Văn Huy chỉ lưu-ý thôi, xin đọc phần chứng-minh trong phần "B. Những hoạt-động trong hậu-trường sân khấu chánh-trị của nhạc-sĩ văn-công kiêm cán-bộ Tuyên-giáo Tuấn Khanh".


“Vậy là có phản ứng mạnh mẽ từ một số người Việt từ khắp nước Úc, chê trách, chụp mũ ban tổ chức là để cho VC len lỏi hoặc quan điểm lập lờ, tay sai CS, ca sĩ Mơ Ly là “Mai Khôi thứ 2” (!) v.v. Nhạc sĩ Hoàng Ngọc-Tuấn phải thay mặt Ban Tổ Chức giải thích rằng đây chỉ là một sự sơ suất và ban tổ chức sẽ phải rút tỉa kinh nghiệm.

“Thử tưởng tượng sự ngỡ ngàng của cô bé teenager Mơ Ly từ Việt Nam qua và gặp sự cấm đoán và kiểm duyệt (hụt) âm nhạc ở xứ sở tự do này, ngay trong một buổi văn nghệ vinh danh nhân quyền (trong đó dĩ nhiên có quyền ca hát). Nhất là vừa sau khi cô nhận giải Âm Nhạc Tự Do do hội Yểm Trợ Nhân Quyền trao, nghe những diễn văn rất hay ho và dài về tự do và nhân quyền, nghe các bạn bè mới (Úc gốc Việt) hàng ngày ca tụng sự tự do tuyệt vời mà họ được hưởng ở Úc và so sánh với Việt Nam một cách chế riễu. Như đài SBS đã say mê mô tả, đây là “nơi chắp cánh cho những tâm hồn nghệ sĩ độc lập, không bị ràng buộc vào sự (tự) kiểm duyệt văn hóa của bất kỳ khuynh hướng nào”. Rất có thể đây là lần đầu trong đời Mơ Ly phải đối diện với một sự cấm đoán tương tự, nếu vậy thì càng mỉa mai!”

“Cộng đồng hải ngoại cũng cần nghiêm khắc tự kiểm điểm mình để tránh nguy cơ tụt hậu.”

Hoàng Ngọc Tuấn cũng đập ké theo vài búa trong một cái còm cho bài viết trên Facebook của Phạm Quang Tuấn ngày 20/12/2017, như sau:

“Điều đáng ngạc nhiên là tất cả những người ra sức thoá mạ, chụp mũ, đấu tố, thì đều là những người đã không có mặt trong Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10/12/2017 tại Freedom Plaza, Cabramatta. Họ đều là những người không đến tham dự, hoặc ở tiểu bang khác, thậm chí ở tuốt bên Mỹ. Họ không tận mắt chứng kiến những gì đã diễn ra từ đầu đến cuối chương trình. Họ chỉ nghe lóm, nhưng họ không hề kiểm chứng, không hề tìm hiểu cho chính xác, mà họ lập tức tấn công rất dữ dằn, rất dai dẳng, và họ tuỳ tiện suy diễn và bịa đặt ra những ý tưởng rất lắt léo, rất quái ác, rất thâm độc, và họ khăng khăng thoá mạ, chụp mũ và đấu tố. Còn những người đã đến tham dự Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10/12/2017 tại Freedom Plaza, Cabramatta, thì đều đưa ra những nhận xét ôn hoà và mang tính xây dựng.”


A.4(b) Sự lếu láo của Phạm Quang Tuấn và Hoàng Ngọc Tuấn:

Phạm Quang Tuấn đã che-dấu sự thật về bản-chất chính-trị của bài hát khi viết rằng “Bài này ('Ngọn Lửa Cao Nguyên') có chữ “chiến sĩ cao nguyên” xuất hiện một lần (dù nội dung chủ yếu là tình cảm). Sau đây là lời của bản nhạc:

“Một ngọn lửa hồng còn bên ta ... á ... ha ha

"Một ngọn lửa hồng sáng rừng già ... A ha

"Một ngọn lửa hồng bồi hồi cháy mãi

"Ôi! Cao nguyên, cao nguyên, em thương ai
thương ai bên núi đang chờ ai

"Một ngọn lửa hồng từ bao là ... a ... ha ha

"Ngọn lửa tìm về với cội nguồn ... a ha

"Ngọn lửa bồi hồi, bồi hồi cháy mãi

"Ôi! cao nguyên, cao nguyên

"Những chiến sĩ cao nguyên bên ánh lửa bập bùng, bập bùng

"Cháy lên ơi lửa thiêng

"Cháy mãi cho bóng em hiện ra

"Giữa ngọn lửa em trao bầu rượu, em trao lời nói

"Nhớ! Mãi! Nhớ ...

"Lời nói lửa cháy rượu đắng ngày nào ... ư hư

"Còn đàn chim Chơ-rao bay qua, bay qua giữa bầu trời ... ư hư

"Còn dòng sông A-yn-pa trôi qua, trôi qua dưới mặt trời ... ư hư

"Còn yêu em, anh còn yêu thương em mãi người ơi! ... a ha!

"Cháy lên đi lửa thiêng cao

"Còn mãi trong ta tình yêu cao nguyên

"Cháy lên đi lửa thiêng cao nguyên

"Còn mãi trong ta tình yêu cao nguyên

"A ... ha ... ha ... người ơi!”


Không biết có người Việt tỵ-nạn nào có cảm-xúc khi hát bài Chiến Sĩ Cao Nguyên hay không. E rằng Phạm Quang Tuấn cũng không có, vì ảnh là một anh sinh-viên đi du-học bên New Zealand thời Việt Nam Cộng Hòa, đậu Cử-nhân năm 1970, rồi ở luôn không chịu về vì sợ đi lính. Thông-tin đó có thể tìm được trong Homepage của Phạm Quang Tuấn, nhưng nay không còn nữa. Do đó, xin mời độc-giả xem cái screenshot dưới đây:



Phần trên của homepage của Phạm Quang Tuấn (nay không còn nữa)



Thế thì, Nguyễn Văn Huy xin trích-dẫn mấy đoạn văn trong một bài viết của phe thắng cuộc, có tựa là “Chất lửa, men say trong âm nhạc viết về Tây Nguyên”:

“Nói về Tây Nguyên thì không thể không nhắc đến những địa danh ,những con người lịch sử : Là dãy Trường Sơn hùng vĩ mang trong mình con đường tuổi xuân của những chàng trai cô gái Việt Nam lên đường đánh Mỹ - đường mòn Hồ Chí Minh, là Plây-cu ,Buon mê Thuột , đường 9 Nam Lào, Yadrang … Những cái tên gắn liền với chiến thắng vang dội nhưng cũng là nơi bao người con của đất Việt đã ngã xuống. Là chàng Đam San Dũng sĩ, là anh hùng Núp, là những người con gái vót chông đã làm nên những con người rât Tây Nguyên để rồi từ đó những âm hưởng Tây Nguyên ,ca từ và cao hơn là âm nhạc về Tây Nguyên vang lên làm say đắm lòng người. Thứ âm nhạc khoẻ khoắn, sục sôi, có chút gì đó hoang dã ,là men say nhưng cao hơn là tạo nên chất lửa trong lòng người nghe.”

“Nói đến Tây Nguyên và chất lửa thì không thể không nói đến một ca khúc ,của một người con Hà Nội đầy “ngẫu hứng”, nhạc sĩ Trần Tiến và ca khúc Ngọn Lửa Cao Nguyên. (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)


Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

Nghe bản nhạc Cô Gái Vót Chông ở đây: “Cô gái vót chông NSND Lê Dung”.


A.5 Trần Tiến là một văn công thứ thiệt:

A.5(a) Bài hát “Ngọn Lửa Cao Nguyên” của Trần Tiến được sáng-tác theo đơn đặt hàng của Bộ Thông Tin và Truyền Thông của Việt Cộng:

Sau đây chính là lời của Lê Xuân Hoan, do chính tay ảnh viết ra trong bài “Những bài ca giàu âm hưởng và phong cách Tây Nguyên”:

“Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, “Bắc - Nam sum họp một nhà”, Tây Nguyên là một vùng đất hứa đối với văn nghệ sĩ nói chung, nhạc sĩ nói riêng. Nghe theo lời đảng gọi lại được thừa hưởng những giá trị văn hoá của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên và những sáng tác của các nhạc sĩ đi trước, đồng thời được sự quan tâm giúp đỡ về nhiều mặt của các cấp, chính quyền địa phương, sự cưu mang của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên … Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam và Hội Văn học Nghệ thuật các tỉnh Tây Nguyên đã liên tiếp mở nhiều trại sáng tác âm nhạc, động viên và thu hút hàng chục nhạc sĩ trong cả nước đến với Tây Nguyên. Kết quả hàng trăm ca khúc và khí nhạc được ra đời góp phần đáng kể vào đời sống âm nhạc của nước ta. Trong đó đáng kể nhất là những tác phẩm: Tình ca Tây Nguyên của Hoàng Vân, Voi đỏ về buôn của Đàm Thanh, Gặt lúa đông xuân của Y Dơn, Ngọn Lửa Cao Nguyên của Trần Tiến...”

Nói tóm lại, bản Ngọn Lửa Cao Nguyên của Trần Tiến là kết-quả của đơn đặt hàng của các Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam và Hội Văn học Nghệ thuật các tỉnh Tây Nguyên. Như vậy, vào thời-điểm sáng-tác Ngọn Lửa Cao Nguyên, Trần Tiến chỉ là một văn công quèn, và bản quyền của bản nhạc đó hiển-nhiên thuộc về Bộ Thông tin và Truyền thông của Việt Cộng .


Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

Xin trích đăng hai tấm hình về "anh hùng Núp" của bài viết "Chùm ảnh để đời về Anh hùng Núp", đăng trên website kienthuc.net.vn vào ngày 02/05/2014 để minh-họa cái gọi là "chiến-sĩ cao-nguyên":









Phạm Quang Tuấn hãy nhìn kỹ những tấm hình trên để thấy "chiến-sĩ cao-nguyên" chính là Thượng đỏ và bộ-đội Bắc Việt từng hợp-tác với nhau để bắn giết dân, quân miền Nam. Ban Tuyên-giáo của Việt Cộng bỏ tiền ra cho Trần Tiến sáng-tác không phải để ca-ngợi tình yêu nam-nữ đâu.



A.5(b) Trần Tiến và niềm kiêu hãnh của bộ đội Bắc Việt:

Nếu Trần Tiến không thích làm văn công cho Cộng-sản và ra hồi-chánh giống như Hữu Nguyên (xin xem bài (80) Hữu Nguyên lý-luận đảo-điên để giúp Huỳnh Bá Phụng giữ được mặt-mũi trong cuộc xung-đột với vợ chồng Diamond Bích Ngọc"), thì Nguyễn Văn Huy không cãi-cọ về lập-trường chính-trị của ảnh. Theo bài viết trên Wiki có tựa là “Trần Tiến”, thì:

“Năm 16 tuổi (1963), Trần Tiến làm hậu đài cho Đoàn Ca múa Hà Nội. Sau một năm tự học, ông trở thành nghệ sĩ đơn ca của Đoàn và đi biểu diễn ở vùng tuyến lửa lúc bấy giờ như Quảng Bình, Vĩnh Linh. Các bài hát Thanh niên ra tiền tuyến, Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp ra đời trong thời gian này và đã đoạt Giải A cuộc thi Tiếng hát át tiếng bom do Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức.

“Năm 1971, Trần Tiến bị sốt rét ác tính và trở ra Bắc.”

Nói tóm lại, Trần Tiến đã từng là văn công Cộng-sản, và sự hiểu biết về người Thượng của ảnh đã được bồi đắp trong 7 năm “chống Mỹ cứu nước” ở Vĩnh Linh, Đông Hà. Do đó, khi ảnh dùng chữ “chiến sĩ cao nguyên”, đầu ảnh chứa đầy khẩu-hiệu và hình-ảnh tuyên-truyền từ nhiều năm trước và quan-trọng nhất là sự tự hào. Nếu bộ-đội Việt Cộng tự-hào rằng mình là chó ngoan của Đảng, thì người chiến-sĩ Việt Nam Cộng Hòa như là Trúc Phương lại tự hào về ý-thức trách-nhiệm đối với nhân-dân khi tổ-quốc lâm-nguy. Trúc Phương hãnh-diện viết những lời sau đây trong bản nhạc “Để trả lời một câu hỏi” (từ phút 2:33 cho tới phút 2:50):

“Tình nước, lòng trai,

“Anh hiên ngang đối-diện mặt trời”.






Nguyễn Văn Huy không có ý-định “đấu-tố” Trần Tiến, vì ảnh và hàng triệu người Việt khác ở miền Bắc bị cuốn vào chiến-tranh mà không thể thoát ra được, mà chỉ muốn nói rằng Phạm Quang Tuấn chỉ vì muốn tìm cách chữa cháy cho Hoàng Ngọc Tuấn mà quẳng sự thật qua một bên (trong khi ảnh là một nhà khoa-học, từng nhúng tay vào hơn 100 scientific projects) rồi chửi xéo nhũng người Quốc-gia. Xin nhắc lại câu nói của ảnh ở trên kia: “Cộng đồng hải ngoại cũng cần nghiêm khắc tự kiểm điểm mình để tránh nguy cơ tụt hậu”. Lời của Phạm Quang Tuấn xem ra cũng cùng một giuộc với cái tựa “Tổ Quốc Ăn Năn” của anh Tàu Việt Nguyễn Gia Kiểng .



B. Những hoạt-động trong hậu-trường sân khấu chánh-trị của nhạc-sĩ văn-công kiêm cán-bộ Tuyên-giáo Tuấn Khanh

B.1 Cuộc hành-trình của Mơ Ly:

Trong bài báo “Ý kiến độc giả liên quan đến Ngày Nhân Quyền tổ chức tại Sydney ngày 10 tháng 12 vừa qua” của báo Việt Luận tại Sydney, có một cái còm bênh Việt Cộng có tựa là “Chống Cộng hay Chống Cộng Đồng” của một Nguyễn Công Trác nào đó tại Bossley Park. Tác-giả có kiến-thức của người bên trong của nhóm làm việc của nhạc-sĩ văn-công kiêm cán-bộ Tuyên-giáo Tuấn Khanh. Đó là căn-cứ vào câu cuối cùng của đoạn văn được trích ra dưới đây:

“Ba người tham dự Ngày Nhân Quyền (10/12) là Nhạc Sĩ Du Ca Trần Huân, Ca Sĩ Ksor Duk và Mơ Ly, hai em này còn rất trẻ người Thượng, trong đêm Phát Giải 8/12 hai em đã thay phiên nhau hát những bài về những nỗi đau bị phá rừng, bị áp bức. Hai em đã rất vất vả mới có thể sang được Úc để nhận giải. (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)


Có thật hai em đã rất vất-vả (nghĩa là phải trốn-tránh tai mắt của công-an) mới có thể sang Úc nhận giải không?

Để có câu trả lời, xin mời độc-giả viếng thăm trang Facebook của Mơ Ly và xem em tường-thuật từng giai-đoạn của chuyến đi của em:

(1) Trong cuộc hành-trình “vất-vả” của Mơ Ly từ Việt Nam sang Úc, vào lúc 5 giờ chiều ngày 04/12/2017 Mơ Ly vẫn còn đang ở Pleiku. Xem cái screenshot của cái post của Mơ Ly vào ngày 04/12/2017 dưới đây:






(2) Nhưng đến 08 giờ sáng ngày 05/12/2017, ở quận Nhất, Sài Gòn, Mơ Ly chụp chung hình với thầy dạy guitar trước kia, tên là Y-ploi. Điều đó có nghĩa rằng Mơ Ly đã đi máy bay tới Sài Gòn. Xin xem cái screenshot của cái post ngày 05/12/2017 của "Dạyguitar Y-ploi".






(3) Mơ Ly ở Sài Gòn suốt ngày 05/12/2017. Tháng 12 mà còn than nóng! Xin xem cái screenshot của cái post ngày 05/12/2017 của Mơ Ly dưới đây.






(4) Sáng ngày 06/12/2017, Mơ Ly leo lên máy bay bay sang Úc. Xem cái screenshot của cái post ngày 06/12/2017 của Mơ Ly dưới đây.



Người áo trắng ngồi cạnh Mơ Ly là nhạc-sĩ du-ca Trần Huân. Người bận áo khoác màu tối ngồi cạnh Mơ Ly là ca-sĩ Ksor Duk. Cả ba đều trúng giải Âm-nhạc Tự-do do Ban Tuyên-giáo của Việt Cộng đề ra, Tuấn Khanh phụ-trách và hội Human Rights Relief Foundation tổ-chức.



(5) Vào lúc gần 7 giờ tối cùng ngày (giờ của nước Úc), Mơ Ly đứng chụp hình giữa khu phố Cabramatta, Sydney. Xem screenshot của cái post ngày 06/12/2017 của Mơ Ly.






(6) Sau đó, nhạc-sĩ Tuấn Khanh, vợ chồng nhà thơ Trần Tiến Dũng, và Danh Nay (một nhạc-sĩ Jrai đã định-cư ở Sydney) ra đón. Xem cái screenshot của cái post ngày 06/12/2017 của Danh Nay dưới đây:



Từ trái qua phải: Tuấn Khanh, Ksor Duk, Moly, Danh Nay, Trần Huân, Trần Tiến Dũng và vợ



(7) Vào ngày 07/12/2017, Mơ Ly đi mua sắm ở Bankstown, Sydney. Xem cái screenshot của cái post ngày 07/12/2017 của Mơ Ly dưới đây:






Ôi chao! Cuộc hành-trình của Mơ Ly từ Việt Nam qua Úc vất-vả quá !

Sau khi về Việt Nam, trong cái post ngày 31/12/2017, Mơ Ly đăng lên Facebook tấm hình chụp cuối cùng ở Úc với cả sự nhớ-nhung. Như vậy, chuyến đi của Mơ Ly đã được Việt Cộng sắp-xếp, do đó tuyệt-đối không gặp khó-khăn gì sau khi về nước.







B.2 Hội Human Rights Relief Foundation của Đặng Trung Chính chống Cộng cuội:

Xin trích-dẫn vài đoạn văn từ một cái Thông-báo (link đã chết) của hội Human Rights Relief Foundation, đăng trên website của hội vào ngày 02/08/2017:

Thông cáo báo chí về việc gia tăng đàn áp và bắt bớ những nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam

“Vào ngày 29.06.2017, sau phiên xử kéo dài chỉ 1 ngày, một tòa án Việt Nam đã kết án Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) 10 năm tù vì tội "tuyên truyền chống Nhà nước" theo điều 88 của Bộ Hình luật.

“Vào ngày 22.07.2017, một Blogger khác là Trần Thị Nga cũng bị kết án 10 năm tù và 5 năm quản chế với cùng tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước".

“Vào ngày 30.07.2017, công an đã bắt 4 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ; gồm Nguyễn Trung Tôn, Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển và Phạm Văn Trôi. Nguyễn Trung Tôn là một Mục sư Tin Lành và Trương Minh Đức là một nhà báo từng làm việc cho nhiều cơ quan truyền thông Nhà nước. Cả 4 người trên đều đã từng bị bắt trước đây về tội "phổ biến tài liệu tuyên truyền chống Nhà nước" theo Điều 88 Bộ Hình luật. Bây giờ, họ đang đối diện với cáo buộc nặng nề hơn với tội danh "thực hiện những hoạt động nhằm lật đổ chính quyền" theo Điều 79 Bộ Hình luật và có thể lãnh án tử hình nếu bị kết tội.

“Kể từ đầu năm nay, gần 20 nhà hoạt động xã hội và dân chủ đã bị bắt, bị truy tố và/hoặc bị kết án tù với nhiều tội danh khác nhau chống lại Nhà nước, bao gồm cả sự sử dụng và phát tán thông tin trên mạng Internet và Facebook. Một người trong số đó là Phạm Minh Hoàng bị trục xuất sang Pháp. Ông Hoàng có song tịch Việt – Pháp nhưng nhà cầm quyền đã tước bỏ quốc tịch Việt của ông và cưỡng ép ông phải rời khỏi Việt Nam.

“Sự gia tăng đàn áp và bắt bớ những nhà hoạt động dân chủ là một cái tát vào mặt chính phủ Úc vào thời điểm cuộc Đối thoại Nhân quyền Hàng năm lần thứ 14 giữa Úc và Việt Nam sắp diễn ra vào tháng này. (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

“Tổ chức Yểm trợ Nhân quyền (HRRF) kêu gọi Chính phủ Úc và cộng đồng quốc tế thúc đẩy mạnh mẽ cho sự trả lại tự do cho tất cả những bloggers và nhà hoạt động xã hội và dân chủ đang bị giam giữ ở Việt Nam.”



Screenshot của Thông-cáo báo-chí ngày 02/08/2017 của hội Human Rights Relief Foundation



Mơ Ly qua Úc để nhận giải thưởng do hội Human Rights Relief Foundation của Đặng Trung Chính, một tổ-chức chống Cộng kịch-liệt. Em đi tới đâu đăng hình lên Facebook tới đó, lúc về cũng vậy, thế mà cho tới ngày hôm nay tuyệt-đối không ai sách-nhiễu em hết. Thế là thế nào? Chỉ có một cách giải-thích có lý duy nhất: hội Human Rights Relief Foundation là một tổ-chức chống Cộng cuội, còn Đặng Trung Chính chính là anh Việt Cộng nằm vùng có nhiệm-vụ thực-hiện Nghị-quyết 36 do Võ Văn Thưởng giao-phó. Đặng Trung Chính là cán-bộ gộc của Việt Tân. Trong khi nhà cầm-quyền Việt Cộng tố-cáo Việt Tân như là một tổ-chức khủng-bố, Võ Văn Thưởng lại bắt tay với Việt Tân. Chuyện như không tưởng lại xảy ra trước mắt người tỵ-nạn Úc. Thế mới lạ!


B.3 Mối quan-hệ giữa nhạc-sĩ văn-công kiêm cán-bộ Tuyên-giáo Tuấn Khanh và ca-sĩ Ksor Đưk:

B.3(a) Vào ngày 29/11/2016, Ksor Đứk đăng trên Facebook của ảnh một tấm hình chụp Tuấn Khanh, Ksor Đứk và nhiều người nữa, trong một căn nhà tại Việt Nam. Xin xem screenshot của cái post ngày 29/11/2016 của Ksor Đứk dưới đây:



Ksor Duk viết: “Mấy năm mới gặp lại anh”. Anh đây là nhạc-sĩ văn-công Tuấn Khanh.



B.3(b) Vào ngày 19/07/2017, Ksor Đưk và Mơ Ly chụp hình chung ở làng Cù Lần, Đà Lạt. Xem screenshot của cái post ngày 19/07/2017 của Ksor Đứk dưới đây:



Lúc này, Tuấn Khanh đang ở Việt Nam. Tới tháng 09/2017 ảnh mới trở qua Úc. Như vậy, Tuấn Khanh đã họp với hai người nghệ-sĩ đó tại làng Cù Lần để phân công-việc cho họ làm khi họ tới Úc.



B.3(c) Vào ngày 02/09/2017, Ksor Đưk đăng mấy tấm hình lên Facebook, trong đó có hình chụp ảnh đang ngồi thổi một cái “didgeridoo” của thổ-dân Úc. Xem cái screenshot của cái post ngày 02/09/2017 của Ksor Đứk dưới đây.






Xin so-sánh với hình mấy cây didgeridoo trong bài viết Didgeridoo của Wiki như dưới đây, thì sẽ thấy những cây này cùng một giuộc như nhau. Như vậy, Tuấn Khanh đã mang cái ống nầy từ bên Úc về để cho Ksor Đưk tập-dợt trước.









Như vậy, những tấm hình của Ksor Đưk đã nói tất cả sự thật. Tuấn Khanh đã có kế-hoạch đưa Ksor Đứk và cả Mơ Ly qua Úc từ cuối tháng 11/2016. Sự tuyển lựa ca-sĩ chẳng qua được dùng để che mắt công-chúng.


B.4 Ksor Đứk là văn-công của đoàn hát Duyên-dáng Việt Nam:

Vào ngày 14/03/2011, báo baodaklak.vn đăng một bài có tựa là “Duyên dáng Việt Nam 24: Hòa điệu cùng hơi thở đại ngàn”. Xin trích ra vài đoạn văn như sau:

“Đêm 13-3, tại Làng Cà phê Trung Nguyên (TP. Buôn Ma Thuột), Chương trình Duyên dáng Việt Nam 24 đã khai diễn, tạo nhiều ấn tượng đẹp trong lòng khán giả.

“Lần đầu tiên đến với núi rừng Tây Nguyên, Duyên dáng Việt Nam (DDVN) 24 có nhiều khác biệt so với những lần DDVN trước. Khác biệt bởi thiết kế sân khấu mở trong không gian tự nhiên, thoáng đãng với suối, thác đá, gió núi…; khác biệt bởi số lượng vé bán ra tương đối ít; và khác biệt bởi lần này có sự xuất hiện của nhiều ca sĩ Tây Nguyên cũng như sự tôn vinh văn hóa Tây Nguyên bằng âm nhạc.

“Tam ca Y Zack, Y Jalin Ayun, K’sor Đưk- những người con của núi rừng, đại ngàn đã thể hiện liên khúc: Xôn xang mênh mang cao nguyên Dak Lak, Suối hát Ayray và Còn thương nhau thì về Buôn Ma Thuột mở đầu cho đêm diễn...”

Dưới một tấm hình, có lời chú-thích như sau:

“Vũ điệu minh họa trong liên khúc của tam ca Y Zack, Y Jalin Ayun, K’sor Đưk mang đậm chất Tây Nguyên.”






Vậy là quá rõ rồi đấy nhé. Tứ Nhân Bang (gồm Nguyễn Thế Phong, Nguyễn Văn Bon, Nguyễn Phượng Vỹ và Hoàng Chính Đan) đã nhiều lần kéo băng chấp-pháp đi biểu-tình đánh phá những show có ca-sĩ Việt Nam từ qua, vì quan-điểm của băng-đảng đó là ca-sĩ Việt Nam nào cũng đều là văn-công hết. Nguyễn Văn Bon là Chủ-tịch băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do Úc-châu, vậy mà ảnh và băng-đảng Cộng-đồng Người Việt Tự-do New South Wales mời-thỉnh văn-công-sư Tuấn Khanh và văn-công-con Ksor Đứk của đoàn văn-công Duyên Dáng Việt Nam đến Cabramatta để tuyên-truyền cho Nghị-quyết 36. Thật hết ý-kiến !


B.5 Hội Human Rights Relief Foundation và Trung Tâm Văn Học Nghệ Thuật Tiền Vệ nối giáo cho cộng-sản:

Căn-cứ vào bao nhiêu sự-kiện đưa ra ở trên, có thể nói sự việc Mơ Ly hát bản “Ngọn Lửa Cao Nguyên” trong ngày Nhân-quyền 10/12/2017 tại Freedom Plaza, Cabramatta, Sydney, không thể là vô-tình như lời của Hoàng Ngọc Tuấn trong một cuộc phỏng vấn sau này bởi luật-sư Nguyễn Văn Thân, dù cho ảnh có thành-thật đi nữa. Lý-do là Ban Tuyên-giáo Trung-Ương của Cộng-sản phải chi quá nhiều tiền cho hội Human Rights Relief Foundation của Việt Tân và chuyến đi Úc của những người nghệ-sĩ, do đó, để lấy vốn lại, họ phải khai-thác tất cả mọi cơ-hội để cho mấy nghệ-sĩ này hát vì Nghị-quyết 36 .

Dưới đây là một cái video clip gồm ba cái trích-đoạn. Đoạn thứ nhất được trích ra từ một cái video clip, đăng trên YouTube vào ngày 10/12/2017 và có tựa là "Phóng sự cộng đồng: Kỷ niệm ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2017 tại Cabramatta, Úc Châu", từ phút đầu cho tới phút 00:21.

Hai đoạn sau được trích từ một cái video clip không có tựa, đăng trên trang Facebook của Nguyễn Tất Phương vào ngày 16/12/2017. Đoạn thứ nhất được trích từ phút đầu cho tới phút 01:32. Đoạn thứ hai được trích từ phút 06:57 cho tới phút 07:59.

Nguyễn Tất Phương từng chỉ-trích kịch-liệt vụ Mơ Ly hát bản "Ngọn lửa cao nguyên" của Trần Tiến và đổ tội lên đầu Hoàng Ngọc Tuấn. Hoàng Ngọc Tuấn nhờ luật-sư Nguyễn Văn Thân gấp rút giúp ảnh "chữa cháy" cái dư-luận xấu đó, bằng cách mở một cuộc phỏng-vấn vào nửa đêm . Điều đó có nghĩa là Hoàng Ngọc Tuấn cảm thấy bị hàm-oan, vì Tuấn Khanh và hội Human Rights Relief Foundation dấu Hoàng Ngọc Tuấn về sự sắp-đặt cho Mơ Ly hát bản "Ngọn lửa cao nguyên".







Trong cái clip ở trên, Hoàng Ngọc Tuấn cho biết cô Nguyễn Công Thuý Định, một thành-viên của hội Human Rights Relief Foundation, là người tổ-chức và chịu trách-nhiệm về buổi văn-nghệ ngoài trời tại Freedom Plaza, Cabramatta, Sydney vào ngày 10/12/2017. Nguyễn Công Thuý Định cũng là người chịu trách-nhiệm đem phim Vietnamerica của Nancy Bùi chiếu tại các trung-tâm sinh-hoạt của các hội Cộng-đồng tiểu-bang (xem bài "(149) Nancy Bùi và các Cộng-đồng Người Việt Tự-do Úc-châu chiếu phim 'Vietnamerica' để che-dấu việc Nguyễn Thị Kim Ngân đi công-tác ở Úc" của Nguyễn Văn Huy).

Như vậy, Nguyễn Công Thuý Định, Đặng Trung Chính và nhạc-sĩ Tuấn Khanh mới chính là những kẻ nhận sự chỉ-đạo trực-tiếp của Ban Tuyên-giáo của Võ Văn Thưởng.


Nói tóm lại, những gì Đặng Trung Chính nói trong "Thông báo tổng kết Giải Thưởng Văn Chương Tự Do 2017 & Giải Thưởng Âm Nhạc Tự Do 2017", đăng trên tienve.org vào ngày 21/12/2017, như sau đây đều có tính cách láo khoét và chỉ để ru ngủ quần-chúng:

“Trong tình trạng đất nước Việt Nam đang mất tự do, nhân quyền bị chà đạp, môi trường sống bị ô nhiễm trầm trọng, cuộc sống của đồng bào phải chịu đựng muôn vàn bất công và oan trái dưới một chế độ bạo ngược và dối trá, trí thức bị vùi dập, ngòi bút bị kiểm duyệt, thì nghệ sĩ tự do chân chính là nghệ sĩ dũng cảm và có khả năng sáng tạo những tác phẩm trong đó sức mạnh của văn chương, của âm nhạc, trở thành một lực đẩy để nâng cao ý thức trách nhiệm mang tính đạo đức của con người đối với xã hội."

(...)

“Từ ngày bắt đầu nhận tác phẩm (15/06/2017) cho đến ngày hết hạn nhận tác phẩm (15/11/2017), chỉ trong vòng 5 tháng, Giải Thưởng Văn Chương Tự Do 2017 đã được sự hưởng ứng của 71 tác giả, với hơn 300 bài thơ, gần 300 truyện ngắn, 5 cuốn tiểu thuyết, 2 tập khảo luận, và 1 tập phiếm luận. Đồng thời, Giải Thưởng Âm Nhạc Tự Do 2017 đã nhận được gần 200 tác phẩm cho hai hạng mục ca khúc mới và giọng hát mới.”


Tất-cả những con số trên đều không thể tin được, vì ai sẽ xác-minh, khi không có tác-phẩm và tác-giả nào được công-bố trước ngày trao giải? Mà Tuấn Khanh cũng thừa biết sẽ không có ai dự giải , do đó đã sắp đặt trước Mơ Ly, Trần Huân và Ksor Đứk sẽ trúng giải và được đưa sang Úc lãnh thưởng.



C. Mối quan-hệ giữa Trưởng ban Tuyên-giáo Võ Văn Thưởng và Việt Tân


C.1 Những hoạt-động chìm nhằm thực-hiện Nghị-quyết 36 của nhạc-sĩ văn-công kiêm cán-bộ Tuyên-giáo Tuấn Khanh trong việc phát-động Giải Thưởng Văn Chương Tự Do và Giải Thưởng Âm Nhạc Tự Do 2017 qua trung-gian của Tổ chức Yểm trợ Nhân quyền ("Human Rights Relief Foundation") và Trung tâm Văn học Nghệ thuật Tiền Vệ chỉ là sự nối-tiếp của những hoạt-động trong hai chuyến đi Úc vào tháng 3 và tháng 9 năm 2017. Nguyễn Văn Huy đã chiếu-cố Tuấn Khanh kỹ-lưỡng trong nhiều bài viết trước đây (xin xem Mục-lục của những bài viết có liên-quan tới nhạc-sĩ Tuấn Khanh).

Tuy nhiên, có một điều lạ là tại sao Trưởng-ban Tuyên-giáo Trung-ương Võ Văn Thưởng lại thiết-lập những mối quan-hệ chặt-chẽ với Việt Tân và những đoàn-thể ngoại-vi (thí-dụ các hội Cộng-đồng Người Việt Tự-do Úc-châu cấp liên-bang và tiểu-bang, Tổng-hội Cựu-quân-nhân Quân-lực Việt Nam Cộng Hòa Úc-châu, hội Human Rights Relief Foundation, v.v...) để thực-hiện Nghị quyết 36?

Tuy vào thuở ban đầu Mặt-trận Hoàng Cơ Minh (tiền-thân của Việt Tân) do Lê Đức Thọ dàn-dựng ra như là một mẻ lưới được tung ra để hốt hết những người Quốc-gia chống Cộng bằng vũ-lực (xin xem bài "(113) Đỗ Thông Minh, điệp viên thượng thặng của Việt Cộng và Trung Cộng"), nhưng sau này Việt Tân được Nguyễn Tấn Dũng sử-dụng như là một thế-lực chính-trị chiến-lược có mục-đích làm suy-nhược cả chế-độ Cộng-sản lẫn cộng-đồng chống Cộng hải-ngoại, mà mục-đích tối-hậu là dọn đường cho sự xâm-lăng của Tàu sau này. Nguyễn Tấn Dũng là người Tàu, do đó ảnh chơi với đảng Việt Tân cũng gồm toàn người Tàu (xin xem bài “Trần Kiều Ngọc, đảng Việt Tân và những anh nịnh-thần”).

Nhà thơ Trần Tiến Dũng, người đi kèm với Tuấn Khanh cũng là người Tàu. Xin đọc những bài văn xuôi của nhà thơ để thấy ảnh rất quan-tâm đến cộng-đồng người Tàu:




Qua cái video clip “2vnr radio interview 204/2: Giải thưởng Văn chương tự do & âm nhạc Việt Nam 2017” trên Youtube, trong đó luật-sư Nguyễn Văn Thân phỏng-vấn Trần Tiến Dũng. Từ phút 22:00, chúng-ta có thể nhận ra khẩu-âm người Tàu của ảnh. Ảnh bày tỏ sự bất mãn đối với chế-độ Cộng-sản một cách thẳng-thừng, chứ không úp úp, mở mở như Tuấn Khanh. Thái-độ đó không có nghĩa là ảnh đứng về phe Quốc-gia. Đó là vì có một số người Tàu, nhất là người Hẹ, không bao giờ chịu hội nhập với dân-tộc của cái xứ mà họ đang sống nhờ (thí-dụ như người Việt tỵ-nạn đang sống nhờ những dân-tộc Tây-phương), vì họ luôn-luôn tự cho rằng họ thông-minh hơn người bản-xứ. Nếu Võ Văn Thưởng thuần-tuý là một người Việt, ảnh sẽ không tuyển chọn Trần Tiến Dũng đi kèm với Tuấn Khanh, vì lập-trường chính-trị của Dũng không tốt (đối với Cộng-sản) như của Tuấn Khanh, cộng thêm “chất Tàu” của ảnh cũng là một vấn-đề. Chất Tàu không có gì xấu cả, nhưng nếu hai dân-tộc Việt Nam và Tàu đánh nhau thì lẽ tự nhiên người Tàu sẽ bênh người Tàu. Tinh-thần dân-tộc làm cho rắc-rối cuộc đời ở chỗ đó .


C.2 Nhờ tấm bích-chương dưới đây (link đã chết: "Thông báo mời tham dự buổi sinh hoạt nghệ thuật cho nhân quyền"), được đăng trên trang web của hội từ-thiện Human Rights Relief Foundation ở Sydney, mà chúng-ta biết rằng cặp bài-trùng Tuấn Khanh và nhà thơ Trần Tiến Dũng chính là người Tàu. Dụng-ý của Việt Tân khi đưa tấm hình đó lên không gì khác hơn là kêu gọi những người Tàu Việt hãy gia-nhập hàng ngũ của họ để tạo thêm sức mạnh trong việc thao-túng sanh-hoạt chánh-trị của người Việt.



Bích-chương của hội từ-thiện Human Rights Relief Foundation quảng-cáo cho một buổi sinh-hoạt nghệ-thuật cho nhân-quyền vào ngày 23/09/2017, với sự đóng góp của nhà thơ Trần Tiến Dũng và nhạc-sĩ văn-công kiêm cán-bộ Tuyên-giáo Tuấn Khanh



C.3 Việc Nguyễn Văn Huy đoán già, đoán non Võ Văn Thưởng là người Tàu không có chứng-cớ cụ-thể, nhưng việc ảnh cấu-kết với người Tàu để phản Nguyễn Phú Trọng chứng-tỏ sự suy-đoán của Nguyễn Văn Huy có chỗ dựa chắc-chắn. Thí-dụ như Thưởng tin dùng Trần Tiến Dũng, một người Tàu bất mãn chế-độ Cộng-sản, có nghĩa là Thưởng không thực-sự làm việc cho quyền-lợi của Nguyễn Phú Trọng, mà làm việc cho quyền-lợi của Việt Tân và trên nữa là Trung Cộng. Việc ảnh ngầm giúp Việt Tân phát-triển uy-tín ở Úc là một dấu hiệu chắc-chắn (xin đọc thêm bài "(127) Võ Văn Thưởng, Trưởng-ban Tuyên-giáo của Trung-ương đảng của Việt Cộng, công-khai cấu-kết với Việt Tân"). Nguyễn Phú Trọng mà có những đàn em như vậy thì chết là cái chắc .


Nguyễn Văn Huy

(Đăng trên Facebook 04/01/2018, đăng trên Blog Nguyễn Văn Huy vào ngày 23/12/2019)


Những bài gốc ở Facebook:


Nếu độc-giả có nhã-ý cho Like, xin nhấn nút Like và sau đó nhấn thêm nút Confirm ("xác-nhận"). Xin cảm ơn.