(166) VOICE Trịnh Hội và Nam Lộc lừa-dối chánh-phủ Canada và đồng-bào tỵ-nạn hải-ngoại


Tóm-tắt nội-dung
(bài gồm khoảng 5 ngàn 200 chữ)

Trong tháng 09/2016, VOICE Trịnh Hội và Nam Lộc bảo-lãnh được 29 người Việt tỵ-nạn từ Thái Lan sang Canada. Theo luật-lệ về tỵ-nạn của Canada, chỉ những người sống lây-lất tại Thái Lan từ trước ngày thanh-lọc trong năm 1996 và chưa bao giờ trở về Việt Nam thì mới được chánh-phủ Canada chấp-nhận cho bảo-lãnh. Tuy nhiên, trong năm 2019 nhiều người tố-cáo VOICE Trịnh Hội và Nam Lộc đã đưa một số người từng bị đuổi về Việt Nam (sau khi bị rớt thanh-lọc) trở qua Thái Lan vào tháng 05/2011 và tạo lý-lịch giả cho những người này như là người tỵ-nạn từng trốn ở lại Thái Lan luôn cho tới năm 2016. Bài viết này chỉ nêu ra hai trường-hợp tiêu-biểu với những chứng-cớ hiển-nhiên cho đường-lối làm-ăn gian-dối của VOICE Trịnh Hội và Nam Lộc.



Trịnh Hội và Nam Lộc đưa lậu vào Canada hai người đã bị Liên-hiệp-quốc trả về Việt Nam vào năm 1996 là Lê Thị Ba và Võ Văn Dũng



Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

(i) Hình trên: Nam Lộc, Trịnh Hội và Đỗ Minh Tâm tại Bangkok. Hình này được trích ra từ bài viết “'Người vẫn cứu ngườI'!” của Nam Lộc, đăng trên báo mạng Cali Today vào ngày 24/09/2016.

(ii) Hình dưới, bên trái: Lê Thị Ba tại trại tỵ-nạn Thái Lan vào năm 2011. Hình này được trích ra từ cái video clip “Những phụ nữ Việt Nam tị nạn ở Thái Lan”, đăng lên Youtube vào ngày 20/08/2012 bởi RFA Tiếng Việt, vào phút 01:53.

(iii) Hình dưới, bên phải: Võ Văn Dũng tại phi-trường Pearson, Totonto, Canada vào năm 2016. Tấm hình này được trích ra từ bài báo "How a special program to resettle Vietnamese boat people revealed flaws in Canada's immigration system" ("Một chương-trình đặc-biệt để tái-định-cư thuyền-nhân Việt Nam cho thấy những sự sai-sót trong hệ-thống di-trú của Canada như thế nào") của Canadian Broadcasting Corporation.



Mục-lục
(trong phần Mục-lục, mỗi một câu đều là một cái link)




---------------------------------


A. Lê Thị Ba

A.1 Voice Trịnh Hội và Nam Lộc gây quỹ trên danh-nghĩa bảo-lãnh cho những người Việt tỵ-nạn trốn lại tại Thái Lan sau khi bị rớt thanh-lọc vào năm 1996:

Trong bài viết có tựa là “'Người vẫn cứu ngườI'!”, đăng trên báo mạng Cali Today vào ngày 24/09/2016, Nam Lộc viết:

"Tờ mờ sáng Thứ Sáu 23 tháng 9, 2016, trong cơn mưa tầm tã như thác đổ xuống thành phố Bangkok, tôi cùng Trịnh Hội và linh mục Peter Namwong cũng như anh chị em tình nguyện viên đã đến nhà giam di trú (Immigration Detention Center) để đón họ ra tù!..." (Bỏ một đoạn)

"Một mình tôi trên phi cơ cùng đoàn người tỵ nạn, tôi có dịp chia xẻ về hoàn cảnh của từng thuyền nhân, hầu hết đều vượt biển đến Thái Lan năm 1989 và trốn trại năm 1996. Gặp chị Lê Thị Ba, người sĩ quan huấn luyện viên trường nữ quân nhân thuở nào, còn là một phụ nữ trẻ trung, khỏe mạnh ngày vượt biển, giờ nhìn chị khác hẳn, nhục nhằn, khổ đau cùng bao nỗi nỗi gian truân trong cuộc sống lưu lạc không tương lai, không bờ bến đã biến chị thành một người cao niên gầy yếu!" (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

Trong đoạn văn trên, Nam Lộc nói rằng "hầu hết đều vượt biển đến Thái Lan năm 1989 và trốn trại năm 1996". Tuy nhiên, để xác-định Lê Thị Ba không phải là một trường-hợp ngoại-lệ, chúng ta phải cần thêm một số tin-tức.


A.2 Đài SBS Radio Úc-châu phỏng-vấn Lê Thị Ba:

Xin trích những đoạn văn mở đầu của bài "Cuộc sống sau khi trốn trại tỵ nạn ra sao?" của SBS Việt-ngữ (Úc-châu), viết về cuộc phỏng-vấn Lê Thị Ba, đăng vào ngày 05/12/2016, như sau:

"Người nữ quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Chuẩn Úy Lê thị Ba, đã trốn ra khỏi trại tỵ nạn Thái Lan do bị cưỡng bức hồi hương."

"Sau gần 20 năm sống lưu lạc trên đất Thái với biết bao gian khổ, cuối cùng chị đã đến được bến bờ tự do Canada. Cuộc sống khổ cực trên xứ người ra sao? Và niềm hân hoan đầu tiên được định cư với chị, là được nói tiếng Việt một cách thoải mái."



Screenshot của bài phỏng-vấn Lê Thị Ba của SBS Việt-ngữ vào ngày 05/12/2016



Trong cái audio clip của bài phỏng-vấn nói trên, vào phút 01:47, Phan Bách (ký-giả của SBS Radio) hỏi:

“Tức là chị trốn đi từ bệnh-viện, thưa chị?

Lê Thị Ba trả lời:

“Dạ.”

Như vậy, bài phát-thanh này xác-minh sự kiện Lê Thị Ba trốn cưỡng-bách hồi-hương vào năm 1996 và ở lại Thái Lan cho tới ngày đi Canada vào năm 2016.


Cập-nhật vào ngày 20/08/2019:

Vào ngày 20/08/2019, bài phỏng-vấn đã bị Ban Việt-ngữ của đài SBS xóa mất để chạy tội cho VOICE Trịnh Hội và Nam Lộc . May mà Nguyễn Văn Huy còn lưu-trữ một bản audio dưới dạng mp3, nếu không sẽ mang tiếng "khẩu thuyết vô bằng". Xin độc-giả download bản audio từ cái link sau đây:


Độc-giả cũng có thể nghe trực-tiếp từ cái link dưới đây:



A.3 Chính miệng Lê Thị Ba xác-nhận sống ở Thái Lan từ năm 1989:

Trong trích-đoạn của cái video clip "Ông Nam Lộc nói dối như cuội", đăng trên Facebook vào ngày 25/09/2018 bởi "Sự thật về Trịnh Hội và tổ chức VOICE", từ phút 02:20 cho tới phút 02:32:, Lê Thị Ba nói:

“Tôi tên Lê Thị Ba. Trước 75, thì tôi là huấn-luyện-viên ở trường Nữ Quân Nhân. Sau đó thì, năm 89, tôi đi qua đây, và bị kẹt lại cho tới giờ này luôn.”






A.4 VOICE Trịnh Hội quảng-cáo để kiếm tiền:

Nhân-vật Lê Thị Ba đã được băng VOICE Trịnh Hội lăng-xê rầm-rộ từ thời-điểm chị ta tới Canada, để cộng-đồng người Việt hải-ngoại thấy hiệu-quả trong những việc làm của họ và cúng tiền cho họ nhiều hơn. Xin độc-giả xem tiếp đoạn văn khác của Nam Lộc trong cùng bài về những số tiền lớn trong dịch-vụ đưa người sang Canada:

"Những tưởng sứ mạng cứu người tỵ nạn đã chấm dứt sau khi 3000 đồng bào còn lại tại Phi Luật Tân được đến bến bờ tự do, thế nhưng không lâu sau đó qua lời kêu gọi của linh mục Peter Prayoon NamWong (vị tu sĩ nhân từ, đã tận tình giúp đỡ người tỵ nạn Việt Nam tại Thái Lan trong suốt hơn 40 năm qua), anh chị em trong nhóm VOICE lại nhận được lời kêu cứu của một số thuyền nhân và người tỵ nạn cũng có hoàn cảnh tương tự, họ đã trốn ra khỏi trại vì nhất định không chịu bị cưỡng bức hồi hương, trong số đó có những người đã từng mổ bụng tự tử hay uống thuốc độc để quyên sinh, có những cựu quân nhân Quân-lực Việt Nam Cộng Hòa, họ đang sống vất vưởng ở các nước Đông Nam Á. Trước hoàn cảnh chẳng đặng đừng Trịnh Hội và các thành viên của VOICE cùng những thiện nguyện viên ở khắp nơi trên thế giới lại tiếp tục cuộc hành trình đấu tranh cho quyền tỵ nạn của những người di tản bất hạnh nói trên! Tuy nhiên lần này có vẻ phức tạp hơn, vì đồng bào phải sống rải rác ở nhiều nơi, vì thế ngoài trụ sở chính ở Phi Luật Tân, VOICE đã phải mở thêm văn phòng ở Thái Lan. Điều lệ mà chính phủ Canada đòi hỏi trong vấn đề định cư cũng cam go hơn, qua chương trình “private sponsorship” thì mỗi người tỵ nạn cần phải có 5 công dân Canada ký tên bảo trợ và chịu trách nhiệm toàn bộ về chi phí định cư tối thiểu là $11,800.00 dollars cho một đầu người. VOICE phải lo mọi thủ tục giấy tờ, lệ phí đơn từ, visas, khám sức khỏe, đóng tiền phạt, thuê nhà tạm trú ở thành phố, chi phí di chuyển cho những lần phỏng vấn, đồng thời đài thọ vé máy bay từ Bangkok đến Canada cho tất cả mọi người tỵ nạn, v..v…" (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)


A.5 Sự thật được tiết-lộ bởi cái video clip của đài RFA vào năm 2012:

Trích lời phát-biểu của Lê Thị Ba từ cái clip “Những phụ nữ Việt Nam tị nạn ở Thái Lan”, đăng lên Youtube vào ngày 20/08/2012 bởi RFA Tiếng Việt, từ phút 01:07 cho tới phút 02:06:

“Năm 96, theo chương-trình TPA thì Cao-ủy buộc phải quay trở về. Bị cưỡng-bức, thì số người ở trong khu A thì gồm có khoảng 1 ngàn 400 người. Bị họ không chịu hồi-hương, cho nên rốt cuộc cũng phải cưỡng-bức họ về. Về năm 96. Toàn-bộ về năm 96 hết. Rồi đến năm 2011 họ quay trở qua nữa. Mà trở qua thì chỉ bao nhiêu đây thôi.”

Từ phút 01:32 đến phút 02:06, cô phóng-viên của đài RFA nói:

“Bản-thân chị Ba năm nay đã ngoài 60 tuổi, cũng đã hai lần một mình vượt biên sang Thái. Lần đầu-tiên là vào năm 1989. Khi đến Thái, chỉ vài tháng sau ngày 14/03/1989, tức là những ngày cuối-cùng những người Việt tỵ-nạn sang đây được trao quy-chế tỵ-nạn ngay lập-tức. Vì vậy chị phải qua thanh-lọc để được quy-chế tỵ-nạn, nhưng thất-bại. Chị cùng hơn 1000 người khác ở trại Sikew đã phản-đối cưỡng-bức hồi-hương, và vì thế bị nhốt chung khu đặc-biệt là khu A. Cho đến năm 1996, thì bị đưa lên máy bay trở lại Việt Nam. Chị quay trở lại Thái Lan vào tháng 05/2011.” (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)






Sau đây là cái video clip tổng-hợp của ba trích-đoạn của ba cái clip được đề-cập trong các phần 2, 3 và 5 trong bài viết và đã được đăng trên trang Facebook của Nguyễn Văn Huy:






Nói tóm lại, VOICE Trịnh Hội và Nam Lộc đã lừa-dối chánh-phủ Canada và đồng-bào tỵ-nạn hải-ngoại, bằng cách đưa nhiều người từ Việt Nam qua Thái Lan vào tháng 05/2011, trong đó có Lê Thị Ba, rồi bịa chuyện rằng họ đã trốn lại tại Thái Lan từ năm 1996, sống lang-thang tại xứ lạ, quê người, do đó đời khổ lắm . Sau đó, hàng năm, Trịnh Hội và Nam Lộc hô-hào gây quỹ khắp thế-giới để bảo-lãnh họ qua Canada.

Nếu Nguyễn Thanh Tú không khám-phá ra sự thật này (xem video clip "Chân dung của gia đình mà Voice, Trịnh Hội, Nam Lộc, Đỗ Kỳ Anh mô tả là “vô tổ quốc và lưu lạc” và đường dây đưa lậu người vào Canada của Voice" ở dưới), có lẽ VOICE Trịnh Hội và Nam Lộc sẽ tiếp-tục đưa người qua Thái Lan cho đủ số 1000 , và sẽ tiếp-tục gây quỹ trong nhiều năm tới nữa.






Con số 1000 người tỵ-nạn không phải là kết-quả của sự nói bừa, vì thật ra Trịnh Hội và Nam Lộc đã "mại hơi" trước nhiều lần, rằng còn cả ngàn người còn đang kẹt tại Thái Lan. Trong cái video clip "Trịnh Hội và Nam Lộc nói về tổ chức VOICE", đăng trên YouTube vào ngày 31/05/2018 bởi Truyenhinhvietnam1, vào phút 09:30, Trịnh Hội nói:

"Thưa quý vị, đúng như anh Dũng có trình bày, hiện giờ, chỉ riêng tại Thái Lan thôi, có trên 1000 người tỵ-nạn."






Độc-giả cũng có thể xem cái trích-đoạn qua Facebook:







Hành-động gian-dối của Trịnh Hội và Nam Lộc, nếu không phải vì "trước lấy tiếng, sau lấy tiền", thì là vì cái gì đây ?



B. Võ Văn Dũng


B.1 Đài CBC của chánh-phủ Canada vào cuộc:

Vào ngày 10/10/2019, đài Canadian Broadcasting Corporation ("Tổng-công-ty truyền-thanh và truyền-hình của Canada") của chánh-phủ liên-bang Canada đăng một bài phóng-sự có tựa là "How a special program to resettle Vietnamese boat people revealed flaws in Canada's immigration system" ("Một chương-trình đặc-biệt để tái-định-cư thuyền-nhân Việt Nam cho thấy những sự sai-sót trong hệ-thống di-trú của Canada như thế nào")). CBC News còn có một phiên-bản tiếng Việt của bài báo đó và một cái video clip có cùng tựa-đề và có cùng nội-dung, đăng lên YouTube vào ngày 11/10/2019. Trong đó, CBC News nêu đích-danh 5 người tuy đã được Liên-hội Người Việt Canada và VOICE Trịnh Hội và Nam Lộc bảo-lãnh qua Canada theo diện tỵ-nạn, nhưng thật ra chỉ là các đại-gia từ Việt Nam và Cambodia được nhét kèm theo những người tỵ-nạn chân-chánh mà thôi.


B.2 Đài CBC nêu đích-danh Võ Văn Dũng:

Bài báo của CBC News mở đầu bằng một câu: "Canada Border Services Agency investigating potential violations under federal legislation" ("Cơ-quan Phục-vụ Biên-giới Canada đang điều-tra những sự vi-phạm luật-pháp liên-bang có khả-năng xảy ra"). Như vậy thế nào cũng sẽ có một số đầu bị rơi (heads rolling), nghĩa là sẽ có những người bị bắt tội.

Sau đó, bài báo của Canadian Broadcasting Corporation đề-cập ngay tới một người tỵ-nạn có tên Võ Văn Dũng. Người này đã được VOICE Trịnh Hội và Nam Lộc bảo-lãnh qua Canada vào ngày 23/09/216, nghĩa là cùng chung nhóm và chung chuyến bay với Lê Thị Ba. Xin trích-dịch phần đầu:

"Vo Van Dung gave the television cameras a thumbs-up as he walked through Toronto's Pearson International Airport.

("Võ Văn Dũng giơ hai ngón tay cái lên trước những máy quay phim truyền-hình, khi ảnh đi qua Phi-trường Quốc-tế Pearson tại Toronto.")



Võ Văn Dũng tới Phi-trường Quốc-tế Pearson tại Toronto vào năm 2016 từ Thái Lan. Một cuộc điều-tra của đài CBC tìm thấy ít nhất 5 người, gồm cả Võ, rốt cuộc đến Canada được qua một chương-trình tái định-cư đặc-biệt, ngay cả khi họ không có vẻ gì là những người mà chánh-phủ liên-bang muốn giúp-đỡ (hình của Pho Duc Lam trên Facebook).



(Tấm hình trên được trích ra từ bài báo của Canadian Broadcasting Corporation, link: "How a special program to resettle Vietnamese boat people revealed flaws in Canada's immigration system" ("Một chương-trình đặc-biệt để tái-định-cư thuyền-nhân Việt Nam cho thấy những sự sai-sót trong hệ-thống di-trú của Canada như thế nào"))


"Along with more than 100 Vietnamese boat people who arrived in Canada between 2014 and 2017, he was landing in the country after seemingly living in the shadows of society for the previous 20 years.

("Cùng với hơn 100 thuyền-nhân Việt Nam đã tới Canada giữa năm 2014 và năm 2017, anh ta bước chân lên đất-nước đó sau khi dường như sống trong bóng tối của xã-hội trong 20 năm trước đó."

"Rather than live under Communist rule in Vietnam, many who fled their homeland after the Vietnam War sought refuge in neighbouring Thailand in the 1970s and '80s.

("Thay vì sống dưới sự cai-trị của Cộng-sản, nhiều người khi bỏ nước ra đi sau chiến-tranh Việt Nam xin tỵ-nạn trong nước láng-giềng Thái Lan trong những thập-niên 1970 và 1980.")

"But refuge came with a price. For decades, they were living "without status" or as "stateless" people. They could not work without the threat of being arrested or fined. They had no access to health care. Some relied on donations to make ends meet.

("Nhưng họ phải trả một cái giá cho sự tỵ-nạn đó. Trong mấy chục năm, họ sống như là những người "không thuộc diện nào hết" hoặc như là "vô-tổ-quốc.")

"They had few to no options until Canada accepted them under a special program designed to resettle boat people who had been living under desperate circumstances.

("Họ không có nhiều sự lựa chọn, hoặc không có sự lựa chọn nào hết, cho đến khi Canada chấp-nhận họ dưới một chương-trình đặc-biệt, được thiết-kế để tái-định-cư thuyền-nhân đã sống trong những hoàn-cảnh tuyệt-vọng."

"But CBC News has learned that Vo was apparently living a more privileged life prior to coming to Canada.

("Nhưng CBC News được cho hay rằng: trước khi tới Canada, Võ hiển-nhiên đang sống một cuộc đời có nhiều sự ưu-đãi hơn.")

"The 57-year-old had been running a tour guide business. Headquartered in Ho Chi Minh City, Vietnam, Saigon Red Travel Company Limited offered tours between Vietnam and Thailand. And Vo wasn't shy about his business and travel ventures, posing for photos with employees that were posted to social media.

("Người đàn ông 57 tuổi đó đã điều-hành một doanh-nghiệp hướng-dẫn du-lịch. Đặt văn-phòng chánh tại Sài Gòn, Việt Nam, công-ty Saigon Red Travel Company Limited ("Công-ty Du-lịch Sài Gòn Đỏ, Trách-nhiệm Hữu-hạn") đề-xuất những chuyến đi chơi giữa Việt Nam và Thái Lan. Và Võ không ngại-ngùng về doanh-nghiệp và những việc làm ăn có tính-cách mạo-hiểm của ảnh. Ảnh chụp hình chung với những nhân-viên và đăng hình lên mạng xã-hội.")



Một tấm danh-thiếp xác-định Võ Văn Dũng là Giám-đốc của Saigon Red Travel, công-ty này có văn-phòng trung-ương tại Việt Nam



Thông-tin trên Internet về Saigon Red Travel do Canadian Broadcasting Corporation tìm được cho thấy doanh-nghiệp bắt đầu hoạt-động vào năm 2014, hai năm trước khi Võ Văn Dũng tới Canada.



(Hai tấm hình trên được trích ra từ chính bài báo của đài CBC)


"A CBC investigation into the program has found at least five people, including Vo, ended up in Canada even though they do not appear to be those the government wanted to help, raising questions about the checks and balances meant to protect the country's immigration system.

("Một cuộc điều-tra của đài Canadian Broadcasting Corporation về chương-trình đó đã tìm thấy ít nhất 5 người gồm có cả Võ Văn Dũng, rốt-cuộc tới Canada được mặc-dù họ không có vẻ gì gọi là người mà chánh-phủ muốn giúp-đỡ - đặt ra những câu hỏi về những phương-thức kiểm-soát lẫn nhau được đặt ra để bảo-vệ hệ-thống di-trú của quốc-gia.")

"Canada is known for being an international example for humanitarian endeavours, for people who are displaced, for people who are in trouble somehow," said Guiddy Mamann, a refugee lawyer in Toronto.

("Canada được biết đến như là một biểu-tượng quốc-tế về những nỗ-lực có tính-cách nhân-đạo, cho những người không có đất sống, cho những người bị khốn-đốn," Guiddy Mamann, một luật-sư về tỵ-nạn tại Toronto, nói.")

"'If people took the place of a more deserving candidate, then that would trouble me a lot.'

("'Nếu người nào đó lấy chỗ của một ứng-cử-viên xứng-đáng hơn, thì điều đó sẽ làm cho tôi khó chịu'.")

"Vo did not respond to CBC's requests for comment. But when CBC News asked an acquaintance of his about his business and lifestyle, he said Vo goes back and forth between Vietnam, Thailand and greater Vancouver and "thinks he's doing very well."

("Võ Văn Dũng không trả lời những sự yêu-cầu cho ý-kiến của đài Canadian Broadcasting Corporation. Nhưng khi CBC News hỏi một người quen của ảnh về việc làm ăn và lối sống của ảnh, người đó nói rằng Võ Văn Dũng đi đi về về giữa Việt Nam, Thái Lan và Vancouver và 'nghĩ rằng ảnh đang làm ăn khấm-khá'.")

Sau đây xin mời độc-giả xem cái video clip của đài CBC có cùng nội-dung với bài báo đề-cập ở trên: "How a special program for Vietnamese refugees may have been taken advantage" (Một chương-trình đặc-biệt cho người Việt tỵ-nạn bị lợi-dụng). Cái clip này được đăng lên YouTube vào ngày 11/10/2019 bởi "CBC News: The National"

Trong cái video clip, CBC News nêu đích-danh 5 người, tuy đã được Liên-hội Người Việt Canada và VOICE Trịnh Hội và Nam Lộc bảo-lãnh qua Canada theo diện tỵ-nạn, nhưng thật ra chỉ là các đại-gia từ Việt Nam và Cambodia được nhét kèm vào danh-sách những người tỵ-nạn thật-sự mà thôi.

Nguyễn Văn Huy phụ-đề Việt-ngữ và đăng lên YouTube dưới tựa-đề "VOICE Trịnh Hội và Nam Lộc đưa lậu người vào Canada".






Độc-giả cũng có thể xem cái video clip qua trang Facebook của Nguyễn Văn Huy. Độc-giả cần phải bấm nút HD (Setting) rồi tại hàng Caption bấm nút Off để chuyển thành On. Ngoài ra, còn phải bấm vào hình cái loa một cái để cho có âm-thanh.






B.3 Ai chịu trách-nhiệm về việc Võ Văn Dũng đi Canada?


B.3(a) Liên-hội Người Việt Canada và VOICE Trịnh Hội và Nam Lộc cùng xin Chánh-phủ Canada nhận người Việt bị kẹt tại Thái Lan:

Dưới tiểu-mục "Who are the stateless?" ("Ai là những người vô-tổ-quốc?"), bài báo của CBC viết:

"In 1996, Vietnam repatriated tens of thousands of boat people from abroad. Those who did not want to go back because of fear of persecution back home escaped from refugee camps, living stateless in places like Thailand.

(“Vào năm 1996, Việt Nam nhận về hàng chục ngàn thuyền-nhân từ hải-ngoại. Những ai không muốn trở về vì sợ bị bắt, giết, ngược-đãi tại quê nhà thì trốn ra khỏi những trại tỵ-nạn, sống một cách vô-tổ-quốc trong những nơi như là Thái Lan.”)

“In 2006, the Vietnamese Canadian Federation (VCF), along with a U.S.-based group called the Vietnamese Overseas Initiative for Conscience Empowerment (VOICE), appealed to the Canadian government to bring over a number of stranded people from Thailand.

(“Vào năm 2006, Liên-hội Người Việt Canada, cùng với một nhóm người có căn-cơ tại Mỹ được gọi là VOICE, kêu gọi Chánh-phủ Canada mang vô Canada một số người đang bị kẹt tại Thái Lan.”)


B.3(b) Liên-hội Người Việt Canada chối tội:

Xin trích-dịch thêm một số đoạn văn dưới tiểu-mục "A very ominous cloud" ("Một đám mây có điềm rất xấu"). Nguyễn Văn Huy chia làm hai phần (1) và (2):

(1) " The process of selecting people went like this: the VCF was responsible for identifying potential candidates, but looked to VOICE to help stranded people in Thailand complete and submit applications to Citizenship and Immigration Canada (now Immigration, Refugees and Citizenship Canada)."

("Phương-thức tuyển-lựa người thì như thế này: Liên-hội Người Việt Canada chịu trách-nhiệm xác-định những ứng-viên có khả-năng, nhưng trông-cậy vào VOICE Trịnh Hội và Nam Lộc để giúp những người bị kẹt tại Thái Lan điền đơn và nộp cho Bộ Nhập-tịch và Di-trú Canada (bây giờ là Bộ Di-trú, Tỵ-nạn và Nhập-tịch.")

"Once the list of potential applicants was passed on to Canadian immigration officials, the federal government would be responsible for interviewing people and to ultimately ensure their eligibility for entry into Canada."

("Một khi danh-sách của những ứng-viên được đưa qua những viên-chức di-trú Canada, Chánh-phủ liên-bang sẽ chịu trách-nhiệm phỏng-vấn người ta và cuối-cùng là để bảo-đảm họ hội đủ điều-kiện vào Canada.")

(2) "The VCF said it was not aware of any questionable candidates coming into Canada and that the final decision to let anyone into Canada rested with Canadian immigration.

("Liên-hội Người Việt Canada nói rằng họ không biết những người ứng-viên vào Canada nào có vấn-đề và rằng quyết-định cuối-cùng cho bất-cứ ai vào Canada là của Bộ Di-trú Canada.")

"A senior government official involved in helping create the program told CBC the government would not have agreed to this program if it was aware of people coming from Vietnam to Thailand after repatriation or elsewhere."

("Một viên-chức cao-cấp của Chánh-phủ có dính-líu tới việc tạo ra chương-trình nói với Canadian Broadcasting Corporation rằng Chánh-phủ sẽ không đồng-ý với chương-trình này nếu Chánh-phủ biết rằng người ta từ Việt Nam qua Thái Lan sau khi hồi-hương hoặc đi nơi khác.")


B.3(c) VOICE Trịnh Hội và Nam Lộc cũng chối tội:

Xin trích-dịch những đoạn văn dưới tiểu-mục 'It's unfair' ("Đó là sự bất-công-bằng"):

"CBC showed VOICE co-founder Trinh Hoi examples of people who critics say did not deserve to come, including Vo.

("Canadian Broadcasting Corporation cho Trịnh Hội, một trong những người sáng-lập VOICE, coi những người tiêu-biểu mà những người chỉ-trích nói rằng không xứng đáng để vào Canada, gồm có cả Võ Văn Dũng trong đó.")

'Just because someone got resettled here doesn't mean that the person cannot go back to Vietnam and visit his homeland,' said Trinh.

("'Chỉ vì người nào đó được tái-định-cư ở đây không có nghĩa là người đó không thể trở về Việt Nam và thăm-viếng quê-hương của ảnh,' Trịnh Hội nói")

'You cannot use one story of someone who has been able to do well or relatively well … to illustrate and say that the refugees were not stateless and were not desperate -- it's unfair,' he said.

("Anh không thể dùng một câu chuyện của người nào đó đã làm ăn khắm-khá hoặc tương-đối khắm-khá ... để minh-họa và nói rằng những gnười tỵ-nạn đó vô-tổ-quốc và không bị tuyệt-vọng não-nề ...Như vậy là bất-công-bằng," Trịnh Hội nói")

'When one person took advantage, and I'm not even saying [Vo] took advantage of the system, if he's eligible under the law … he should be considered if he meets [the] criteria,' he said.

("'Khi một người lợi-dụng - và tôi sẽ không có ý nói Võ Văn Dũng lợi-dụng hệ-thống di-trú - nếu anh ta hội đủ điều-kiện về luật-pháp ... anh ta nên được cứu-xét nếu anh ta thỏa-mãn được những tiêu-chuẩn,' Trịnh Hội nói")

"Trinh said the names submitted to the Canadian government were "eligible to the best of my knowledge" and that his job was to "refer those cases for consideration" with the federal government.

("Trịnh Hội nói rằng những cái tên được nộp cho chánh-phủ Canada 'là hội đủ điều-kiện theo sự hiểu biết tốt nhất của tôi' và rằng công-việc của ảnh là 'đưa những trường-hợp này lên để chánh-phủ liên-bang cứu-xét'.")

"He denied he or his group did anything untoward, refuting the assertions in the video.

("Trịnh Hội chối việc ảnh và băng của ảnh làm bất-cứ cái gì không thích-đáng - gạt bỏ những sự khẳng-định (của các viên-chức chánh-phủ và Nguyễn Đình Thắng) trong cái video clip")


B.4 Lời bàn của Nguyễn Văn Huy:


B.4(a) Cái tội của Liên-hội Người Việt Canada:

Liên-hội Người Việt Canada là một băng-đảng lưu-manh. Trong những bài viết trước đây, Nguyễn Văn Huy thường nhắc đi, nhắc lại rằng các băng-đảng Cộng-đồng Người Việt khắp thế-giới hầu-hết đều do Việt Tân nắm. Chỉ riêng mối quan-hệ này đủ xác-định bản-chất lưu-manh của các băng-đảng đó. Liên-hội Người Việt Canada đã nhân-danh cộng-đồng người Việt để xin-xỏ Chánh-phủ Canada rủ lòng thương-hại những người Việt còn kẹt lại tại Thái Lan. Sau khi Chánh-phủ ra chương-trình đặc-biệt rồi, tưởng sao, nào dè Liên-hội Người Việt Canada lại âm-mưu với VOICE Trịnh Hội và Nam Lộc đưa các đại-gia từ Việt Nam và Cambodia qua rồi trộn-lộn người tỵ-nạn thật với người tỵ-nạn giả với nhau để kiếm-chác.

Nếu chánh-phủ Canada không tin-tưởng vào thiện-chí của Liên-hội Người Việt Canada thì hơi sức đâu bỏ công-sức và công-quỹ ra để lo việc tái-định-cư cho những người Việt "vô-hình" còn kẹt tại Thái Lan. Hai chục năm đã trôi qua từ ngày những người trốn trại để khỏi bị cưỡng-bách hồi-hương. Đã là trốn rồi mà còn trốn tới 20 năm lận, thì ông nội của Bộ Di-trú Canada cũng không thể biết được ai trốn và cũng không thể có hồ-sơ cập-nhật của những người đó . Nên nhớ, Liên-hội Người Việt Canada đã xin-xỏ, nghĩa là đã biết ai là ai thì mới xin-xỏ.

Thí-dụ như Nguyễn Văn Huy muốn xin-xỏ chánh-phủ Canada cho 100 thuyền-nhân Việt Nam còn kẹt tại đảo thủ-đô của Nguyễn Hữu Chánh (không biết đảo nào ) được tái-định-cư. Lẽ dĩ nhiên, để thuyết-phục được một chánh-phủ mở chương-trình nhân-đạo đón nhận những người vô-hình, Nguyễn Văn Huy phải nói đến văng nước bọt và khô cổ họng rằng "me" biết rành những người đó rành tới 6 câu lận, đời họ khổ lắm, suốt ngày họ chỉ biết hái dừa để ăn sống qua ngày, v.v... Khỏi nói độc-giả cũng biết chắc-chắn Nguyễn Văn Huy sẽ thất-bại, vì ảnh không có cái mác luật-sư, không biết gây quỹ kiếm tiền bảo-trợ và cũng không có Liên-hội Người Việt Xứ Dừa nào bảo-kê hết .

Vì tin-tưởng Liên-hội Người Việt Canada, chánh-phủ Canada mới mở ra một chương-trình nhân-đạo đặc-biệt. Khi vụ đưa lậu người bị đổ-bể ra, tưởng sao, Liên-hội Người Việt Canada lại "bán cái" cho chánh-phủ Canada, nói rằng họ không biết ai là ai cả. Họ nói trong bụng: "Ăn gian là chuyện của Việt Tân chúng tôi, còn tìm sự thật là chuyện của mấy anh. Hồn ai nấy giữ. Bổn-phận của ai nấy lo." Còn việc chánh-phủ phỏng-vấn và nhận các đại-gia Việt và Miên thì chánh-phủ ráng mà chịu đi. Thật là bỉ-ổi .


B.4(b) Cái tội của VOICE Trịnh Hội và Nam Lộc:

Các viên-chức di-trú Canada không có cách gì biết được ai là người tỵ-nạn thật, ai là người tỵ-nạn giả, trong danh-sách mà VOICE Trịnh Hội và Nam Lộc đã đưa lên. Họ chỉ có thể trông-cậy vào sự liêm-chính của luật-sư giả-hiệu Trịnh Hội (xem bài "(160) Trịnh Hội không phải là luật-sư") để xác-định ai là ai. Nếu bây giờ họ đọc những bài viết của Nguyễn Văn Huy về VOICE Trịnh Hội và Nam Lộc, thì chỉ còn nước đấm ngực mà than rằng "Lầm người mãi đến bây giờ chưa thôi" .

Khi vụ đưa lậu người bị đổ bể ra, Trịnh Hội lý-luận ngang như cua. Xin lặp lại lời của Trịnh Hội:

"Chỉ vì người nào đó được tái-định-cư ở đây không có nghĩa là người đó không thể trở về Việt Nam và thăm-viếng quê-hương của ảnh."

Anh nói gì kỳ vậy, Trịnh Hội? Anh đã đưa cho Bộ Di-trú Canada danh-sách của thuyền-nhân tỵ-nạn hay là danh-sách của di-dân kinh-tế vậy? Trong bộ luật "Immigation and Refugee Protection Act" ("Luật Di-trú và Bảo-vệ Người Tỵ-nạn") của Canada, Điều "96. Convention refugee" ("Người tỵ-nạn dưới Công-ước của Liên-hiệp-quốc") và Điều "97. Person in need of protection" ("Người cần được bảo-vệ") xác-định rõ-ràng rằng người tỵ-nạn là người không thể trở về quốc-gia mà họ đã bị ngược-đãi.

À! Nguyễn Văn Huy thật là lẩm-cẩm. Vừa mới nói Trịnh Hội là luật-sư giả-hiệu, mà bây giờ lại đem luật-pháp Canada ra cãi với ảnh. Nguyễn Văn Huy sai rồi .



Điều "96. Convention refugee" ("Người tỵ-nạn dưới Công-ước của Liên-hiệp-quốc") và Điều "97. Person in need of protection" ("Người cần được bảo-vệ") trong bộ luật "Immigation and Refugee Protection Act" ("Luật Di-trú và Bảo-vệ Người Tỵ-nạn") của Canada



C. Kết-luận

Đồng-bào Việt Nam tại Canada phải tẩy chay Liên-hội Người Việt Canada và VOICE Trịnh Hội và Nam Lộc, nếu không, từ rày trở đi có xin-xỏ gì chánh-phủ Canada cũng sẽ từ-chối hết. Trên đời này, có ai muốn làm ơn mà bị mắc oán không ?


Nguyễn Văn Huy

(Đăng trên Facebook vào ngày 27/07/2019, trên Blog Nguyễn Văn Huy vào ngày 20/08/2019, cập-nhật vào ngày 02/12/2019)


Những bài gốc ở Facebook:


Nếu độc-giả có nhã-ý cho Like, xin nhấn nút Like và sau đó nhấn thêm nút Confirm ("xác-nhận"). Xin cảm ơn.