(63) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 3) - Miền Nam bị các tướng tình-báo và người Tàu Việt bán đứng


Tóm-tắt nội-dung
(bài gồm khoảng 22 ngàn chữ)

Trong hoàn-cảnh viện-trợ quân-sự bị Trung Cộng và Nga cúp gần hết từ đầu năm 1973, việc đánh chiếm miền Nam bằng vũ-lực là điều không tưởng. Tuy nhiên, lúc này mới thấy tài-nghệ về chánh-trị của Lê Đức Thọ quan-trọng hơn tài đấm-đá trên chiến-trường của Lê Duẩn. Trong túi của anh phù-thủy Lê Đức Thọ đã có sẵn kế-hoạch đánh gục quân-đội miền Nam bằng đòn cân-não. Nói nôm-na, đó là đòn hù-dọa, mà người miền Nam thường gọi một cách khôi-hài là võ hù. Từ lúc Lê Đức Thọ thu được hai anh Trung-tướng Đặng Văn Quang và Thiếu-tướng Nguyễn Khắc Bình làm tay trong, vận mạng miền Nam coi như đã nằm trong lòng bàn tay của ảnh.

Đó cũng là lý-do Lê Duẩn dám mở chiến-dịch Mùa Hè Đỏ Lửa vào năm 1972 để cảnh-cáo Mao Trạch Đông rằng họ có thể phá-hoại hảo-sự của Mao và Nixon - một hành-vi có thể được gọi là "vuốt râu hùm" (xin xem phần B.1 của bài '(62A) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 1)').



Trung-tướng Đặng Văn Quang và Thiếu-tướng Nguyễn Khắc Bình xưa và nay



Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

(i) Hình trên, bên trái: Trung-tướng Đặng Văn Quang ngày xưa. Hình này được trích ra từ bài "Drugs, Corruption, and Justice in Vietnam and Afghanistan: A Cautionary Tale".

(ii) Hình trên, bên phải: Đặng Văn Quang trong một viện dưỡng-lão. Hình này được trích ra từ cái video clip "Dang Van Quang and Do Thi Nam Oral History Part 1", đăng trên YouTube bởi "Viet Diaspora Stories".


(iv) Hình dưới bên phải được trích từ bài "Cựu Tướng Nguyễn Khắc Bình và Phó TT Madison Nguyễn hôm nay")


Việc Việt Cộng xé Hiệp-định Paris và cưỡng-chiếm miền Nam vào năm 1975 làm cho Trung Cộng mất mặt với Mỹ và Mỹ mất mặt với thế-giới. Vào năm 1979, Đặng Tiểu Bình xua 600 ngàn lính Tàu qua biên-giới để đánh trả thù, nhưng sau hai tuần chiến-đấu, toàn-bộ lính Tàu phải rục-rịch rút lui vì bị tổn-thất nặng-nề. Đến thời Gorbachev (1985-1991), Liên Xô cắt viện-trợ quân-sự cho Việt Cộng một cách thảm-thiết. Vì không còn được ai chống lưng để chống lại Trung Cộng, Việt Cộng đã lạy-lục và cắt đất biên-giới, biển và đảo cho Trung Cộng để được tha cái tội chống lại "thiên-triều".


Xin độc-giả lưu-ý:
Sau khi nhấn vào một cái link để xem một đoạn văn bên trong bài viết (thí-dụ như "xem phần A.1", "xem phần B.2", v.v...), nếu muốn trở lại chỗ cũ, độc-giả chỉ cần nhấn vào nút "Back" hoặc mũi tên chỉ qua bên trái của browser.

Mục-lục bài Kỳ 3
(Trong phần Mục-lục, mỗi một câu đều là một cái link)





---------------------------------


D. Phù-thủy Lê Đức Thọ nắm vận-mệnh của miền Nam qua hai âm-binh Nguyễn Khắc Bình và Đặng Văn Quang

Theo Wiki, vào tháng 09/1968, Nguyễn Khắc Bình được bổ nhiệm giữ chức vụ Đặc uỷ trưởng Phủ Đặc uỷ Trung ương Tình báo; vào tháng 09/1971, được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia kiêm Đặc uỷ trưởng Trung ương Tình báo thay thế Thiếu tướng Trần Thanh Phong; ngày 01/11/1972, được thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm; ngày 01/02/1975 được thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm.

Trong khi đó, cũng theo Wiki, Đặng Văn Quang vào năm 1968, được cử vào chức vụ Phụ tá Đặc biệt An ninh và Tình báo Quốc gia kiêm Tổng thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia; năm 1973, Cố vấn An ninh quốc gia. Với những chức vụ này, ảnh "trở thành người có quyền lực thứ tư trong Chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho đến ngày Tổng thống Thiệu từ chức".

Qua hai bản tiểu-sử trên, có thể nói rằng năm 1971 là thời thịnh của hai anh Đặng Văn Quang và Nguyễn Khắc Bình, và kế-hoạch hành-quân của Chiến dịch Lam Sơn 719 bị lộ và chiến-dịch thất-bại cũng xảy ra trong thời-gian này. Những anh Việt Cộng nằm vùng được đưa vào làm cố-vấn cho Nguyễn Văn Thiệu từ thời-điểm này cũng không còn gặp khó-khăn nữa.


D.1 Trung-tướng Đặng Văn Quang là Việt Cộng nằm vùng:

D.1(a) Đặng Văn Quang lừa-dối CIA Sài Gòn:

Theo Frank Snepp, trong quyển "Decent Interval" (xuất-bản lần đầu năm 1977 bởi Random House), trang 401, Trung-tướng Đặng Văn Quang, chủ-tịch Hội-đồng An-ninh Quốc-gia (tức là chúa trùm tình-báo của miền Nam lúc bấy giờ) là người của CIA, nhưng anh này lại trở mặt vào giờ chót và dấu không cho CIA biết quyết-định bỏ cao-nguyên của Nguyễn Văn Thiệu.



Trang 401, 'Decent Interval' của Frank Snepp



Trong nhiều năm trước, Nguyễn Văn Huy đã đọc được trong một bài viết nào đó (nhưng nay vẫn chưa tìm trở lại được) câu chuyện CIA yêu-cầu Thiệu loại bỏ hai người anh-em họ của Quang vốn là hai nhân-viên cao-cấp, ra khỏi ngành tình-báo của Việt Nam Cộng Hòa, vì CIA tìm thấy mối quan-hệ của hai người này với Việt Cộng. Nhưng Thiệu từ-chối, có lẽ vì tin vào Quang. Còn Quang, dĩ-nhiên cũng không cách chức hai anh Việt Cộng nằm vùng đó, vì ảnh cũng cùng một giuộc với họ.

Trong quyển sách "The Fall of the South", viết bởi Clark Dougan, David Fulghum và những người chủ-bút của Boston Publishing Company, xuất-bản vào năm 1985, trang 56, có một đoạn văn như sau:

"Not until two days later did the Americans learn of the reasoning behind the withdrawal. On the night of March 17, at a dinner for a few senior Americans and South Vietnamese at the home of Saigon's CIA chief, Thomas Polgar, General Quang, Thieu's security adviser, took a page from history to explain Thieu's decision. Just as the Russians had destroyed Napoleon's armies in 1812 by trading land for time, so the South Vietnamese would defeat the NVA. "Perhaps the monsoons will do for us," he said, "what the winter did for the Russians.";

("Tới hai ngày sau người Mỹ mới biết vì lý-do gì xảy ra sự triệt-thoái. Vào buổi tối ngày 17/03/1975, trong buổi ăn tối gồm có vài viên-chức cao cấp Mỹ và Nam Việt tại nhà của sếp lớn của CIA ở Sài Gòn, Thomas Polgar, tướng Quang - cố-vấn an-ninh của Thiệu - dùng lịch-sử để giải-thích quyết-định của Thiệu. Giống như người Nga đã từng đánh tan những đạo quân của Napoleon vào năm 1812 bằng cách đổi-chác đất-đai với thời-gian, quân-đội Nam Việt sẽ đánh bại quân Bắc Việt. Ảnh nói: "Có thể những cơn gió mùa sẽ tạo chiến-thắng cho chúng tôi kiểu như mùa đông đã tạo chiến-thắng cho người Nga.")



Trang 56, "The Fall of the South"



Trích-đoạn của trang 56, "The Fall of the South"



Đánh nhau với Việt Cộng mà lý-luận một cách nông-cạn và trẻ con như Đặng Văn Quang đã trình-bày thì thua cuộc chiến là sự đương-nhiên. Việc binh là việc sống chết, do đó người ta cần phải nghiên-cứu tình-hình thực-tế thật kỹ, chứ không thể dựa vào sách vở lịch-sử của những học-giả dốt nát về chính-trị và quân-sự. Nguyễn Văn Huy đã viết một bài dài về vấn-đề này dưới cái tựa "(116) Có những kẻ viết sử chỉ để dìm chiến-công của Quang Trung Nguyễn Huệ và ca-tụng người Tàu".


Nên nhớ rằng lịch-sử nước nào cũng gồm đầy-dẫy những biến-cố chính-trị lẫn quân-sự, và chỉ ai từng có kinh-nghiệm đấu-tranh chánh-trị hoặc chiến-trường mới có khả-năng tối-thiểu (chứ không phải là đủ) để có thể phân-tách những mưu-kế chính-trị tạo ra những biến-cố đó. Qua sách vở, Đặng Văn Quang biết gì về bí-quyết chiến-thắng thật sự của Koutuzov? Có phải chỉ thuần nhờ vào cái lạnh của mùa đông của nước Nga mà thôi hay không? Lịch-sử xác-nhận quân Mông Cổ chuyên-môn đánh Nga (trong đó có cả Moscow) vào mùa đông và chiến-thắng dài dài, thì mùa đông không phải là một ông tướng vô-địch. Xem bài "Dmitrov: Ancient citadel that triumphed over adversity".

Bậc đại-tướng có đẳng-cấp quốc-tế như là Trần Hưng Đạo (vì ảnh cầm quân đánh bại Mông Cổ ba lần trong thời kỳ bành-trướng, nghĩa là thịnh thời, của họ, trong khi đó hầu hết các quân-đội trên hai lục-địa Á và Âu đều bị họ đánh bại), khi bắt chước cái chiêu đóng cọc của Ngô Quyền trong trận Bạch Đằng vào năm 938 không giống như việc Đặng Văn Quang bắt chước Kutuzov bỏ Moscow - toàn là dựa vào sách vở do mấy anh thầy giáo viết.

Vì Đặng Văn Quang là tay nói láo chyên-nghiệp, lẽ dĩ nhiên không có gì bảo-đảm Nguyễn Văn Thiệu đã thực-sự suy-tính như là Đặng Văn Quang trình-bày. Do đó, cứ coi như Quang cố ý nói quàng, nói xiêng để che dấu cái ý-đồ thực-sự của ảnh. Tuy nhiên, vẫn có thể nói được rằng Quang là Việt Cộng nằm vùng, vì ảnh đã cho Nguyễn Văn Thiệu ăn toàn những tin vịt trong trách-nhiệm của chủ-tịch Hội-đồng An-ninh Quốc-gia, tức là cố-vấn tối-cao của Thiệu về tình-báo, và đồng-thời cũng là người bày cho Thiệu kế-hoạch bỏ cao-nguyên. Kết-quả là chế-độ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ trong vòng một tháng rưỡi sau đó. Còn việc ảnh đi tỵ-nạn, thì thiếu gì cách giải-thích. Thí-dụ như vì bấy giờ chiến-tranh vẫn chưa thật-sự chấm-dứt, do đó ảnh cần tiếp-tục che-đậy vai-trò nằm vùng. Hoặc là ảnh biết một cách muộn-màng rằng Việt Cộng và Trung Cộng đã trở mặt nhau, như vậy trước sau Việt Cộng cũng sẽ nghị-kỵ ảnh, do đó vọt quách. Nguyễn Khắc Bình cũng hành-động y như vậy.


D.1(b) Những tin vịt cồ của Đặng Văn Quang là nguyên-nhân của việc rút quân-đoàn 2 khỏi cao-nguyên:

Về vai-trò mấu-chốt của Đặng Văn Quang trong việc bỏ cao-nguyên, xin trích ra một số đoạn văn có liên-quan từ bài viết "Triệt Thoái Cao Nguyên: Cuộc Lui Binh Phá Sản" (link đã chết) của Trọng Đạt:

"Ngày 11 tháng 3 năm 1975, Tổng Thống Thiệu họp hội đồng tướng lãnh gồm các tướng Trần Thiện Khiêm, Cao Văn Viên, và Đặng Văn Quang để trình bày kế hoạch tái phối trí lực lượng. Với tình hình vũ khí đạn dược như hiện nay, Việt Nam Cộng Hòa không thể nào giữ vững cả bốn quân khu, mà chỉ có đủ lực lượng để giữ Quân Khu 3, Quân Khu 4, và một phần duyên hải thuộc Quân Khu 2. Tại Quân Khu 1 sẽ chỉ giữ Huế và Đà Nẵng, và sẽ rút bỏ cao nguyên về giữ đồng bằng. Bỏ những vùng xương xẩu để về giữ những vùng mầu mỡ. hội đồng tướng lãnh đồng ý, không ai phản đối.

"Đã choáng váng vì bị mất Ban Mê Thuột, nay lại tá hỏa tam tinh vì đồng minh bỏ rơi, Tổng Thống Thiệu mất tinh thần, đưa ra kế hoạch táo bạo liều lĩnh vô cùng tai hại trong một phiên họp tại Cam Ranh ngày 14 tháng 3. Trong phiên họp này có Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm, Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên, Trung Tướng Đặng Văn Quang (phụ tá an ninh) và Thiếu Tướng Phạm Văn Phú (tư lệnh Quân Đoàn 2). Sau phiên họp tướng Phú kể lại cho Phạm Huấn, và người ký giả chiến trường này đã ghi lại trong quyển Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975 như sau.

"Ông Thiệu cho biết Quốc Hội Mỹ cắt giảm quân viện khiến Việt Nam Cộng Hòa thiếu thốn đạn dược tiếp liệu. Mỹ hủy bỏ cam kết yểm trợ bằng không lực khi Bắc Việt vi phạm Hiệp định Paris. Lãnh thổ phòng thủ quá rộng lớn, quân đội thiếu thốn đạn dược, tiếp liệu, lực lượng Bắc Việt năm nay lại quá mạnh. Ông cho biết Tướng Phú phải đem hết chủ lực quân, chiến xa, pháo binh của quân đoàn về phòng thủ vùng duyên hải, nghĩa là rút bỏ Pleiku, Kontum..

"Sau khi nghe thế tướng Phú bèn xin cho toàn bộ quân đoàn ở lại chiến đấu vì ông đã thoáng nhìn thấy sự sụp đổ miền Nam sẽ diễn ra do kế hoạch tái phối trí của ông Thiệu.

"- Thưa Tổng thống, cho tôi được tử thủ Pleiku, giữ cao nguyên.

"Tổng-thống Thiệu hỏi:

"- Tử thủ? Với quân số, đạn dược hiện có, liệu anh chiến đấu được bao nhiêu ngày với Cộng Sản?

"- Thưa Tổng thống từ 40 đến 60 ngày.

"- Rồi sao nữa?

"Tướng Phú khựng lại, đưa mắt nhìn tướng Viên cầu cứu, nhưng tướng Viên quay đi chỗ khác. Tướng Phú đáp:

"- Tôi sẽ chiến đấu đến cùng, cho đến khi không còn được tiếp tế súng đạn, lương thực nữa.

"Và tướng Phú vẫn liều lĩnh nói với giọng hơi lớn:

"- Thưa Tổng thống, thưa quí vị tướng lãnh, nếu rút khỏi cao nguyên năm nay, thì một cuộc tấn công khác của Cộng Sản, có thể vào năm tới, sẽ làm mất duyên hải và mất nước. Tôi và các chiến sĩ của tôi có chết ở cao nguyên bây giờ cũng không khác gì chết ở Sài Gòn trong năm tới.”

"Thiệu bác bỏ ý kiến Phú, ông nói đây là kế hoạch chung của hội đồng tướng lãnh mà ông đã bàn thảo."

Hội-đồng tướng lãnh nói ở trên thật ra cũng vẫn là bốn anh Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm, Cao Văn Viên và Đặng Văn Quang. Trong bốn người đó, chỉ có Đặng Văn Quang chịu trách-nhiệm về tin-tức tình-báo. Do đó, chỉ có ảnh mới có khả-năng cho Thiệu ăn tin vịt, mà phải cho ăn liên-tục và mọi cái tin đều gây cảm-giác bi-quan, thì mới đủ sức khuynh-đảo tâm-trí Thiệu và khiến cho Thiệu có một quyết-định vô-cùng liều-lĩnh như là chọn chiến-lược "đầu nhẹ, đít nặng" và bắt đầu với việc bỏ cao-nguyên.

Xin độc-giả xem cái video clip "Nguyễn Văn Thiệu nói chịu trách nhiệm về việc thua trận năm 1975", trong đó Nguyễn Văn Thiệu xác-nhận những quyết-định về quân-sự đều là kết-quả của tập-thể Hội-đồng tướng-lãnh, chứ không phải của cá-nhân của ảnh. Đây là một trích-đoạn của cái video clip "Cố Tt Vnch Nguyễn Văn Thiệu tôi không chịu ký Hiệp định Paris năm 1973"), từ phút 09:25 cho tới phút 10:32, đăng trên Youtube vào ngày 27/07/2013 bởi YuriRevenge2011.






D.2 Thiếu-tướng Nguyễn Khắc Bình là đồng-đảng của Đặng Văn Quang:

Trong vai trò Chủ-tịch Hội-đồng An-ninh Quốc-gia, nghĩa là có trách-nhiệm chọn lọc và tổng-hợp những tin-tức từ các ban ngành tình-báo quốc-gia đưa về, thì Đặng Văn Quang phải dựa vào một anh trùm tình-báo nào đó mà cũng là Việt Cộng nằm vùng, thì mới có những tin vịt để khuynh-đảo Nguyễn Văn Thiệu. Người đó chính là Thiếu-tướng Tư-lệnh Cảnh-sát Quốc-gia Nguyễn Khắc Bình. Không có Bình, không biết Đặng Văn Quang có thể đào ở đâu ra những tin vịt nặng ký có bảo-kê để xỏ mũi Nguyễn Văn Thiệu.

Vai-trò của cặp bài-trùng Đặng Văn Quang - Nguyễn Khắc Bình được mô-tả trong một đoạn văn được trích từ bài "Phủ Đặc-ủy Trung-ương Tình-báo Việt Nam Cộng Hòa (05/05/1961 đến 30/04/1975)" từ blog "Sinh Hoạt QLVNCH", như sau:

"Cũng cần nói thêm, Tướng Nguyễn Khắc Bình lúc bấy giờ với tư cách là Đặc Uỷ Trưởng Phủ Đặc Uỷ Trung Ương Tình Báo, đương nhiên kiêm nhiệm luôn chức Tổng Thư Ký của Uỷ Ban Phối Hợp Tình Báo Quốc Gia. Chính Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ký sắc lệnh thành lập Uỷ Ban này để giao cho trọng trách chỉ đạo và phối hợp các hoạt động tình báo, tránh sự trùng lặp, hoặc đối đầu lẫn nhau giữa các cơ quan hoạt động tình báo như: Phủ Đặc Uỷ Trung Ương Tình báo, Lực lượng Đặc Biệt thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, Phòng Nhì, Cục An Ninh Quân Đội, Nha Kỹ Thuật thuộc Bộ Quốc Phòng.

"Cố vấn An Ninh Phủ Tổng Thống kiêm nhiệm chức vụ Chủ Tịch Uỷ Ban, lúc bấy giờ là Trung Tướng Đặng Văn Quang."

Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

"Uỷ Ban Phối Hợp Tình Báo Quốc Gia" không ai khác hơn cái "Hội-đồng An-ninh Quốc-gia" được nhắc tới thường-xuyên trong loạt bài này.


D.3 Những hành-vi phản-nghịch của Nguyễn Khắc Bình:

D.3(a) Không đem điệp-viên Việt Cộng Hoàng Kim Loan về Sài Gòn để khai-thác ngay:

Trong "Thư trả lời của Liên Thành gởi cựu Trung Tá Nguyễn Mộng Hùng về bài viết 'Những điểm sai lầm của tác giả Liên Thành'", dưới tiểu-mục "9 - Điệp Viên Trung Tá Cộng-sản Hoàng Kim Loan", Liên Thành viết:

"Trong ngày thứ hai, sau khi bắt được Hoàng Kim Loan thì tướng Nguyễn Khắc Bình, Tư-lệnh Lực-lượng Cảnh-sát Quốc-gia, kiêm Đặc-ủy-trưởng Phủ Đặc-ủy Trung-ương Tình-báo Việt Nam Cộng Hòa, kiêm Tổng-thư-ký Ủy-ban Hỗn-hợp An-ninh Tình-báo Quốc-gia đã có mặt tại Bộ Chỉ-huy Cảnh-sát Quốc-gia Thừa Thiên Huế thăng cấp tại mặt trận cho 9 sĩ quan thuộc Bộ Chỉ-huy Cảnh-sát Quốc-gia Thừa Thiên-Huế lên cấp tá trong đó có tôi. Tướng Bình đã không có một chỉ thị nào cho tôi phải giải giao Hoàng Kim Loan vào Sài Gòn, và sau đó độ gần 2 tháng sau, tôi mới chuyển Hoàng Kim Loan vào Khối Cảnh-sát Đặc-biệt Bộ Tư-lệnh Cảnh-sát Quốc-gia khai thác. Kế tiếp Khối Đặc-biệt chuyển y qua Trung Tâm Thẩm Vấn Quốc Gia. Trung Tâm Thẩm Vấn Quốc Gia trực thuộc Phủ Đặc-ủy Trung-ương Tình-báo của tướng Nguyễn Khắc Bình." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

Xin độc-giả chú-ý câu văn được nhấn mạnh. Lẽ ra Nguyễn Khắc Bình phải đưa Hoàng Kim Loan về Sài Gòn liền để khai-thác. Những tin-tức mà Hoàng Kim Loan khai ra về thượng-cấp của ảnh sẽ có giá-trị hơn những tin-tức mà ảnh khai ra về những thuộc-cấp của ảnh trong thành-phố Huế. Tuy nhiên, Nguyễn Khắc Bình không làm thế. Thời-gian hai tháng quá thừa cho mạng lưới tình-báo của Việt Cộng tại Thừa Thiên - Huế được tổ-chức lại. Như vậy, Bình đã có cái tâm quỷ: ảnh không muốn việc Hoàng Kim Loan bị bắt gây hại nhiều cho Việt Cộng.


D.3(b) Loại Liên Thành ra khỏi chức-vụ Trưởng-ty Cảnh-sát Thừa Thiên - Huế:

Trong bài "Thiếu-Tướng Nguyễn Khắc Bình", được trích từ trong cuốn hồi-ký “Về Vùng Chiến-Tuyến”, do nhà xuất-bản Văn Nghệ in ra vào năm 1996, Lê Xuân Nhuận viết:

1. "Sau khi các ông bắt tay tôi xong, Đại-Tá Bảy tóm-tắt cho Đại-Tá Tây biết sự hiện-diện của họ tại đây, đại-ý là họ phải vào báo-cáo ngay cho Tư-Lệnh biết về cái Thông-Tư quy-định thể-thức giải-tán biểu-tình, vì Tư-Lệnh muốn đọc cho biết nội-dung, trong lúc cần phải có quyết-định gấp về trường-hợp của Thiếu-Tá Liên Thành, Chỉ-Huy-Trưởng CSQG Thừa-Thiên‒Huế, là người vừa mới đàn-áp một cuộc xuống đường do chính Linh-Mục Nguyễn Kim Bính, Chánh Xứ Phú-Cam, dẫn đầu."

2. “Quan-trọng hơn hết là bọn Việt-Cộng đã xâm-nhập vào “Phong-Trào Chống Tham-Nhũng và Kiến-Tạo Hòa-Bình”. Chúng đã hiểu rõ là tổ-chức này thù-hận chế-độ hiện-thời hơn hết (vì Sư-Đoàn của Tổng-Thống là lực-lượng chủ-yếu tấn-công Dinh Gia-Long), nên chúng lợi-dụng để có thêm những đồng-minh chung sức chống phá Việt-Nam Cộng-Hòa."

3. "Tôi vừa về đến Nha-Trang thì nhận được tin Trung-Ương đã cử hai nhân-vật khác đến thay Đại-Tá Tôn Thất Khiên và Thiếu-Tá Liên Thành trong chức-vụ Tỉnh/Thị-Trưởng và Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực Tỉnh Thừa-Thiên & Thị-Xã Huế." (Nguyễn Văn Huy đánh số thứ-tự và nhấn mạnh)

Qua ba đoạn văn trên, chúng ta có thể nói rằng Nguyễn Khắc Bình đã đổi Liên Thành đi nơi khác để cho sự hoạt-động của Việt Cộng nằm vùng trong "Phong-trào chống tham-nhũng", trong tỉnh Thừa Thiên lẫn thành-phố Huế không còn bị ngăn-trở nữa. Liên Thành đã tỏ ra quá hữu-hiệu và quá nguy-hiểm cho Việt Cộng nằm vùng.


D.3(c) Loại sĩ-quan tình-báo thượng-thặng, Trung-tá Nguyễn Mâu, ra khỏi ngành Cảnh-sát Đặc-biệt:

Theo bài viết "Vietnam: Thiệu’s stratocracy, 1968-1975" của Douglas Valentine, Trung-tá Nguyễn Mâu bị Thủ-tướng Trần Thiện Khiêm cho nghỉ việc vào tháng 11/1970. Lẽ dĩ-nhiên, Trần Thiện Khiêm chỉ làm theo lời yêu-cầu của Nguyễn Văn Thiệu, mà người xỏ mũi Thiệu không ai khác hơn là Nguyễn Khắc Bình.

Trong một bài viết khác của Lê Xuân Nhuận, "Huynh-trưởng Nguyễn Mâu", có một phần viết về những chiến-công của Trung-tá Cảnh-sát Đặc-biệt Nguyễn Mâu như sau:

"Trung-Tá Nguyễn Mâu là Phụ-Tá Tổng-Giám-Đốc (về sau là Phụ-Tá Tư-Lệnh) Cảnh-Sát Quốc-Gia đặc-trách Ngành Đặc-Biệt Trung-Ương, từ giữa năm 1968 đến cuối năm 1972."

"Ông đã từng là Chỉ-Huy-Trưởng Trung-Tâm Tình-Báo Hỗn-Hợp Đồng-Minh, nên đã có sẵn kiến-thức chuyên-môn, lại giàu sáng-kiến, với tinh-thần phục-vụ cao, và quyết-tâm chống-Cộng (và chống cái-Xấu), dần dần đưa Ngành Đặc-Biệt vào giai-đoạn vững-mạnh cả từ tổ-chức đến điều-hành, và nhất là hoạt-động hữu-hiệu gặt-hái được nhiều thành-quả lớn-lao."

"‒ Phá vỡ Cụm Tình Báo Chiến Lược A-22, tóm cổ điệp-viên Huỳnh Văn Trọng (y được địch gài vào Phủ Tổng-Thống, giữ chức-vụ Cố-Vấn Chính-Trị cho Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu); Vũ Ngọc Nhạ, thiếu tướng tình báo Việt Cộng (y được địch gài vào Bộ Tham-Mưu của Phủ Tổng-Thống); cùng với một số phái khiển tình báo chiến lược cao-cấp khác;

"‒ Đập tan tổ-chức xâm-nhập của phái khiển Đoàn Ngọc Bửu, nhắm vào Dinh Độc Lập (chúng có hầm bí-mật đào từ ngách dưới giếng nước để đặt điện-đài, trong nhà ở Bình Dương của một bác-sĩ sui-gia với phu-nhân tổng-thống, và con trai của bác-sĩ ấy cũng là anh em cột chèo với Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu);

"‒ Triệt-hạ Cụm Tình Báo Chiến Lược A-26 của phái khiển tình báo chiến lược Trần Ngọc Hiền, anh ruột của Đại-Tá Trần Ngọc Châu, Tỉnh Trưởng Tỉnh Kiến Hòa (mạng lưới này nhắm vào Quốc-Hội Việt-Nam Cộng-Hòa và Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Thống-Nhất);"

Lê Xuân Nhuận còn kể nhiều chiến-công khác của Nguyễn Mâu nữa, còn ba đoạn trên được trích ra chỉ để làm thí-dụ. Vấn-đề đặt ra là tại sao cuối cùng Nguyễn Mâu bị Nguyễn Khắc Bình loại ra khỏi ngành Cảnh-sát Đặc-biệt, theo đoạn văn sau đây:

"Tuy nhiên, nỗi buồn lớn hơn của Huynh-Trưởng Nguyễn Mâu là ông không được tiếp-tục phục-vụ trong Ngành Đặc-Biệt lâu hơn. Trở về quân-ngũ, dù ông có được thăng cấp-bậc cao, có được giữ chức-vụ lớn, ông vẫn còn nặng lòng lưu-luyến với Ngành Đặc-Biệt xưa."

Xin trích ý-kiến của Dương Thanh Đông, tác-giả của bài "Bộ mặt của Thiếu-tướng Nguyễn Khắc Bình", đăng trên tinparis.net vào ngày 05/03/2013:

"Nhưng khó hiểu là sau đó ông Thiệu thay đại tá Trần Văn Hai bằng thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình và cho đại tá Nguyễn Mâu ngồi chơi xơi nước, hình như những vị nầy đã làm hỏng cả kế hoạch chiếm miền nam bằng sự thay thế những chức vụ quan trọng trong nội các bằng những tên gián điệp cộng sản, nên những người có công to đều bị đẩy đi hay không sử dụng nữa." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

"Thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình, tổng giám đốc cảnh sát quốc gia, là thuộc cấp thân tín với ông Thiệu, cũng là người lập công với cộng sản qua câu chuyện tố cáo của thiếu tá Nguyễn Cầm, tiểu đoàn trưởng Địa Phương Quân ở tiểu khu Phước Tuy, trong lúc hành quân đã bắt được một phụ nữ, đang lo tiếp tế cho cộng sản, mà chồng y thị là Bí Thư Tỉnh Ủy Phước Tuy. Người đàn bà nầy chính là chị ruột của thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình. Không rõ đường dây liên lạc nào mà tướng Bình biết rất sớm, nên từ Saigòn, đáp trực thăng ngay bộ chỉ huy tiểu đoàn, dùng uy quyền thượng cấp để buộc thiếu tá Cầm trao tù binh cho hắn, đưa vào Saigon và từ đó mất hút. Như vậy, nếu tướng Bình ở lại cũng là người có công với cách mạng, biết đâu được đãi ngộ như là Ngô Công Đức, Nguyễn Hữu Hạnh…Thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình, là chỉ huy ngành an ninh, tình báo miền nam và người chị ruột, vợ tên bí thư tỉnh ủy Bình Tuy, có những quan hệ công tác như thế nào?. Đây là sự bí mật, chỉ có Nguyễn Khắc Bình biết, nên người ta có thể suy đoán là ông Nguyễn Khắc Bình cũng có vai trò như Dương Văn Minh, Nguyễn Hữu Hạnh?" (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Screenshot của cái trích-đoạn của bài 'Bộ mặt của Thiếu-tướng Nguyễn Khắc Bình' của Dương Thanh Đông trên tinparis.net



Cập-nhật vào ngày 05/03/2020:

Hôm nay, Nguyễn Văn Huy thử click cái link cho bài viết "Bộ mặt của Thiếu-tướng Nguyễn Khắc Bình" (https://www.tinparis.net/thoisu13/2013_03_05_BoMatTuongNguyenKhacBinh_ThanhDong_CoivaymaKPVay.html), thì được Google Chrome báo rằng website tinparis.net có mã độc. Vào thời-điểm đăng bài này (vào ngày 16/08/2018) thì chuyện như vậy chưa xảy ra. Xin cáo lỗi cùng quý độc-giả. Dưới đây là screenshot của cái thông-báo của Google:






Đọc trọn bài của Dương Thanh Đông mới thấy anh này viết 'bạt mạng thiên lôi" , không nói tin-tức lấy ở đâu. Do đó, độc-giả chỉ nên coi như lời đồn-đại và phải kiểm-chứng trước khi sử-dụng những thông-tin trong bài viết đó. Tuy nhiên, giống như mọi tin-tức tình-báo khác, không thể trách Dương Thanh Đông được. Vì Nguyễn Khắc Bình vẫn còn sống nhăn ra đó, nhân-chứng và vật-chứng có thể bị thủ-tiêu. Sau khi chiến-tranh chấm-dứt hơn 30 năm, cho tới giờ phút này, những nguồn tin tình-báo trong quyển tài-liệu "CIA và các tướng-lãnh" vẫn còn bị đục bỏ lung-tung để bảo-vệ những người cung-cấp tin.


D.3(d) Mượn dao Việt Cộng để giết nhân-viên Phủ Đặc-ủy Trung-ương Tình-báo:

D.3(d)(1) Nguyễn Khắc Bình cố-ý lưu những hồ-sơ điện-toán của Phủ Đặc-ủy Trung-ương Tình-báo lại cho Việt Cộng xài:

Xin trích một đoạn văn chú-thích ở cuối trang 362 của quyển "Decent Interval" của Frank Snepp:

"The fallures and omissions of CIA men like Custer paled in comparison with those committed by senior Vietnamese officiais themse1ves. One may ask, for instance, why General Binh, chief of the National Police, had not bothered to have the computer files destroyed before his own departure on a CIA 'black' flight the day before. They were his direct responsibility, after all. The fact is that many senior police and intelligence officiais were simply too busy with their own affairs to worry about such technical problems. It is known, for example, that two top men in the police force spent their last days in the city making the rounds of the gold shops, forcing the proprietors to make large contributions in bullion 'to Saigon's final defense.' The booty, needless to say, was spirited out of the country in the policemen's own suitcases. And ail the while the intelligence files for which they were responsible went unattended and ignored."

("Những sự thất-bại và thiếu-sót của những nhân-viên CIA như là Custer chẳng nhằm-nhè gì so với những tội-lỗi gây ra bởi chính những viên-chức cao-cấp người Việt. Người ta có thể hỏi, thí-dụ, tại sao tướng Nguyễn Khắc Bình, trùm Cảnh-sát Quốc-gia lại không thèm xóa những hồ-sơ điện-toán trước khi ảnh nhảy lên chuyến máy bay bí-mật của CIA vào ngày hôm trước (28/04/1975)? Nói cho đến cùng, những hồ-sơ đó là trách-nhiệm trực-tiếp của ảnh. Sự thật là nhiều viên-chức tình-báo và cảnh-sát cao-cấp chỉ đơn-giản là quá bận rộn với việc riêng của họ để mà lo-lắng về những vấn-đề kỹ-thuật như vậy. Người ta được biết, thí-dụ, rằng hai người chóp-bu của lực-lượng cảnh-sát trong những ngày cuối cùng ở Sài Gòn đi vòng vòng để mua vàng, cưỡng bách các chủ tiệm hiến những số lượng vàng thật lớn để đóng góp vào việc phòng-thủ tối-hậu của Sài Gòn. Khỏi nói, của-cải thu-tóm được bằng cách bất-lương như vậy được lén-lút đưa ra khỏi nước trong những chiếc va-li của những người cảnh-sát đó. Và trong khi đó, những hồ-sơ tình-báo mà họ chịu trách-nhiệm lại không ngó-ngàng gì tới rồi quên hẳn.")



Trang 362, "Decent Interval"



À há! Tới đây thì những gì mà Dương Thanh Đông viết trong bài "Bộ mặt của Thiếu-tướng Nguyễn Khắc Bình" đã bắt đầu có chứng-cớ bảo-kê rồi. Dương Thanh Đông viết như sau:

"Những ngày cuối cùng miền Nam, xin hỏi thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình là: ai đã cùng với Trang Sĩ Tấn đến các tiệm vàng ở Saigon, Chợ Lớn, gom vàng và cấp biên lai, hứa là sang Mỹ hoàn lại, nhưng chuyện nầy không xảy ra khi những kẻ gom vàng có lòng tham vô đáy, lợi dụng chức vụ và thời cơ để sang đoạt vàng lần cuối. Ai mở kho tang vật để lấy đi những của cải tịch thu từ các băng đảng tội phạm?"

Này nhé, Frank Snepp nói về hai anh cảnh-sát chóp-bu. Nếu không phải Nguyễn Khắc Bình và Trang Sĩ Tấn, thì còn ai "trồng khoai đất này" nữa? Té ra Dương Thanh Đông cũng là người quen của hai anh này, thành ra mới rành 6 câu như vậy .

Trong cuộc phỏng-vấn của Chương-trình 60 Minutes ở Mỹ vào ngày 20/11/1977 dưới cái chủ-đề "Coverup?", Frank Snepp nhắc lại tội-ác của Nguyễn Khắc Bình về việc lưu hồ-sơ những người làm việc cho Phủ Đặc-ủy Trung-ương Tình-báo lại cho Việt Cộng sử-dụng. Xin độc-giả nghe Frank Snepp nói điều đó trong cái trích-đoạn của cái clip "60 Minutes , Mike Wallace's interview with Frank Snepp about his book 'Decent Interval'", từ phút 05:45 cho tới phút 06:24, đăng trên Youtube ngày 12/09/2016 bởi chính Frank Snepp.







Sau đây là bản transcript của cái trích-đoạn:

Mike Wallace:

"You say in your book that the massive files of the South Vietnamese Central Intelligence Organisation identifying defectors, collaborators, prisoners, anyone who helped us or seemed likely to, were left behind."

("Anh nói trong quyển sách của anh rằng những hồ-sơ đồ-sộ của Phủ Đặc-ủy Trung-ương Tình-báo miền Nam Việt Nam chứa đựng lý-lịch của những người hồi-chánh, những người hợp-tác, tù-binh, bất cứ ai giúp chúng ta hoặc có vẻ như vậy, đã bị bỏ lại?")

Frank Snepp:

"That's correct. When the North Vietnamese rolled into Saigon on April 30th, commander-in-chief found these files intact. If an experienced counter-intelligence operative, say for the Soviet KGB or for North Vietnamese intelligence put all this data together he can begin develop a picture of how the United States operates in a crisis and this is strategic intelligence any way you cut it."

("Đúng vậy. Khi (xe tăng) Bắc Việt lăn bánh vào Sài Gòn vào ngày 30/04/1975, viên tư-lệnh tìm thấy những hồ-sơ này còn y nguyên. Nếu một người phụ-trách việc phản-gián, thí-dụ cho KGB của Liên Xô hoặc cho Bắc Việt, ráp tất cả dữ-kiện này lại với nhau, thì ảnh có thể làm ra hình ảnh người Mỹ làm như thế nào trong một cuộc khủng-hoảng, và đó là tình-báo chiến-lược dù nhìn dưới bất-cứ góc-độ nào.")


D.3(d)(2) Âm-mưu của Nguyễn Khắc Bình thành-công mỹ-mãn:

Chúng ta hãy trở lại vấn-đề hồ-sơ tình-báo mà Nguyễn Khắc Bình cố-ý để lại cho Việt Cộng sử-dụng. Kết-quả là không biết bao nhiêu nhân-viên của Phủ Đặc-ủy Trung-ương Tình-báo bị sa vào tay Việt Cộng. Xin trích-dẫn một số thông-tin từ bài viết "Quân tử và kẻ tiểu nhân", tác-giả tên Huy Phương, đăng trên trang web của VOA Việt-ngữ vào ngày 21/04/2017:

"Không nói lời gian dối, chúng tôi xin ghi lại đây danh sách của những viên chức tình báo cao cấp của VNCH, sau tháng 4-1975 bị đưa ra Bắc và bị bức tử. Sau khi được đưa đến trại tù Hoả Lò làm việc, được “bồi dưỡng” một tô phở, về đến trại, ói máu ra mà chết trên tay anh em:

"- Chuẩn Tướng Bùi Văn Nhu, Tư Lệnh Cảnh sát Quốc Gia (nguyên Tư Lệnh Phó) người thay thế Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình.

"- Đốc Sự Nguyễn Phát Lộc, Đặc Uỷ Trưởng Phủ Đặc Uỷ Trung Ương Tình Báo (thay Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình).

"-Ông Nguyễn Kim Thúy, Giám Đốc Nha Nghiên Cứu Phủ Đặc Uỷ Trung Ương Tình Báo.

"- Đại Tá Dương Quang Tiếp, Phụ Tá An Ninh Tình Báo Phái Đoàn Liên Hợp Quân Sự 2 Bên.

"- Đại tá Nguyễn Văn Học, Đặc Trách Tình báo và Phản tình Báo Nha An Ninh Quân Đội VNCH.

"Riêng trường hợp Đại Tá Lê Khắc Duyệt, Sĩ Quan Tình-báo Cao-cấp phục vụ tại Tổng Nha Cảnh Sát, được bà con bên kia mách nước là phải lo lót để khỏi ra Bắc, may ra còn có xác mà đem về chôn. Hai năm sau, ông qua đời tại tại Sài Gòn, cũng bị ngón đòn “trả thù” như các chiến hữu của ông bị đưa ra Bắc!

"Tại các bộ Chỉ huy CSQG tỉnh, các trưởng F. (tức Phụ tá Cảnh sát Đặc Biệt, đặc trách Tình Báo), phần lớn là cấp Uý, đều bị tập trung 17 năm, nếu không có sự can thiệp của Hoa Kỳ qua chương trình định cư cho những người bị tù “cải tạo,” sẽ chết mòn trong các trại tù miền Bắc!"

Trong bài viết "Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo" của Wiki, dưới tiểu-mục "Trong Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975", có một đoạn văn như sau:

"Theo cuốn Bên Thắng cuộc của nhà báo Huy Đức thì ngày 24/04/1975, Nguyễn Khắc Bình lặng lẽ di tản không một lời bàn giao cho thuộc cấp. Tổng thống Trần Văn Hương bổ nhiệm ông Nguyễn Phát Lộc,[3: đi cải-tạo đến chết ở trại giam nam Hà] phụ tá của ông Bình, làm đặc ủy trưởng. Chiều ngày 28/04/1975, tòa Đại sứ Mỹ yêu cầu tất cả nhân viên Phủ Đặc ủy tập trung ở số 3 Bạch Đằng chờ, sau đó chuyển sang số 2 Nguyễn Hậu. Nhưng, tới 1 giờ sáng ngày 30/04/1975 thì tất cả liên lạc giữa Tòa Đại sứ và Phủ Đặc ủy đều bị cắt. Hầu như tất cả cán bộ của Phủ Đặc ủy đều bị kẹt ở lại." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

Theo Frank Snepp, Nguyễn Khắc Bình đến ngày 28/04/1975 mới lên máy bay của CIA. Như vậy, ảnh đã lén-lút rời khỏi nhiệm-sở và cắt liên-lạc với thuộc-cấp từ ngày 24/04/1975. Giữa hai thời-điểm đó, ảnh đi dọa-dẫm các tiệm vàng ở Sài Gòn để thu-tóm vàng để đem đi Mỹ. Nguyễn Khắc Bình ra đi không một lời từ-giả, không ngó-ngàng đến sự sinh-tử của thuộc-cấp, cũng không hủy những hồ-sơ điện-toán về tình-báo. Bất-cứ người nào đã làm việc trong ngành tình-báo đều số-phận đen tối nếu bị sa vào tay giặc. Như vậy, Nguyễn Khắc Bình đã cố-ý mượn tay Việt Cộng diệt hết những người thuộc-cấp của mình, để trên đời này không còn ai nghi-ngờ vai-trò Việt Cộng nằm vùng của ảnh nữa. Hay thì thôi .


D.3(e) Thả trùm gián-điệp miền Bắc Nguyễn Văn Tài:

D.3(e)(1) Nguyễn Văn Tài là ai?
Nguyễn Tài Đông là con của nhà văn Nguyễn Công Hoan (đảng-viên Cộng-sản). Frank Snepp trong quyển "Decent Interval" gọi ảnh là Nguyễn Văn Tài. Theo Wiki, đầu những năm 1960, Nguyễn Tài được Lãnh đạo Bộ Công an giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ huy toàn diện cuộc chiến chống gián điệp - biệt kích nhảy toán ra Bắc. Sau khi vào Nam năm 1964, ảnh làm ăn khấm-khá, leo dần lên tới chức-vụ Trưởng-ban An ninh khu Sài Gòn - Gia Định, ủy viên, rồi ủy viên thường vụ Thành ủy. Như vậy, những vụ thủ-tiêu, ám-sát tại Sài Gòn trong thời-gian đó đều do một tay của ảnh gây ra.


D.3(e)(2) CIA giao cho Nguyễn Khắc Bình nhiệm-vụ thủ-tiêu Nguyễn Văn Tài:

Đến năm 1970, Nguyễn Văn Tài bị CIA bắt giữ và điều-tra. Trong những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa, số-phận của ảnh được Frank Snepp mô-tả trong một đoạn văn ở trang 49 của quyển Decent Interval như sau:

"As for Tai himself, his ordeal had no salutary ending. While both Hoai and Nam Quyet survived the Communist takeover in April 1975, he did not. Just before North Vietnamese tanks rolled into Saigon a senior CIA official suggested to South Vietnamese authorities that it would be useful if he 'disappeared.' Since Tai was a trained terrorist, he could hardly be expected to be a magnanimous victor. The South Vietnamese agreed. Tai was loaded onto an airplane and thrown out over the South China Sea. At that point he had spent over four years in solitary confinement, in a snow-white room, without ever having fully admitted who he was."

("Đối với chính Tài, cái kinh-nghiệm đau-thương của ảnh không có cái kết-thúc trong quang-vinh. Trong khi cả Hoài lẫn Nam Quyết sống-sót khi Cộng-sản chiếm miền Nam vào tháng 04/1975, Tài thì không. Ngay trước khi xe tăng của Bắc Việt lăn bánh vào Sài Gòn, một viên-chức cao-cấp của CIA đề-nghị giới-chức thẩm-quyền Nam Việt rằng việc Tài biến mất là một điều có ích. Vì Tài là một anh khủng-bố được huấn-luyện, cho nên khó có hy-vọng ảnh sẽ là một kẻ chiến-thắng biết khoan-dung với kẻ thù (chú-thích: đó là những nhân-viên của Phủ Đặc-ủy Trung-ương Tình-báo). Chính-quyền miền Nam đồng-ý. Tài được bỏ lên một chiếc máy bay và ném xuống biển Đông. Vào thời-điểm đó, ảnh đã sống hơn bốn năm trời biệt-giam, trong một căn phòng trắng như tuyết, mà không bao giờ hoàn-toàn nhìn-nhận mình là ai.")



Trang 49, "Decent Interval"



D.3(e)(3) Nguyễn Văn Tài vẫn sống nhăn đến 91 tuổi :

Với cách trình bày của Frank Snepp trong đoạn văn trên, độc-giả hiểu rằng đương-nhiên mạng của Nguyễn Văn Tài xong rồi. Trong ngành tình-báo, Frank Snepp chỉ có thể viết như thế, sau khi được nhân-viên báo-cáo là công-tác đã hoàn-tất mỹ-mãn, chứ không phải chỉ ra lệnh suông mà biết chắc kết-quả sẽ như ý. Nhưng không, Tài vẫn sống nhăn cho đến năm 2016, thọ 91 tuổi, theo bài "Nguyễn Tài" của Wiki . Thế là thế nào? Đây là sự giải-thích của người viết bài Wiki:

"1977, trong lúc quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đang gián đoạn, Snepp hoàn toàn không có tin tức gì về ông Tài, yên trí là Nguyễn Khắc Bình đã thi hành lệnh của CIA, nên anh ta viết trong cuốn Decent Interval (Khoảng cách thích đáng): “Tài bị đưa lên một máy bay và bị ném xuống biển Đông ở độ cao 1.000 feet”. Sự thật không phải vậy. Pribbenow cho biết: “Các nhân viên cấp dưới (của Trung tâm thẩm vấn quốc gia) sợ bị trừng phạt nếu những người Cộng sản chiến thắng biết họ đã giết Tài”, do đó họ “không dám thi hành (lệnh thủ tiêu) vì sợ mang thêm tội với Cách mạng”.

Như vậy, rõ-ràng giới chức thẩm-quyền mà Frank Snepp nói tới ở trang 49 của quyển Decent Interval chính là Nguyễn Khắc Bình. Cái anh Cộng-sản nằm vùng này đã tìm cách lập đại-công với Cộng-sản bằng cách thả cho Nguyễn Văn Tài trốn thoát, trước khi nhảy lên máy bay của CIA để rời Việt Nam. Tuy nhiên, để bảo-vệ cho Nguyễn Khắc Bình, Việt Cộng vẽ ra chuyện nhân-viên của Phủ Đặc-ủy Trung-ương Tình-báo không dám thi-hành, vì sợ có tội với Cách-mạng. Những người đã vào ngành tình-báo đều biết số phận bi-đát của mình một khi đã lọt vào tay địch (xem phần D.3(d)(2)), do đó có nhẹ tay với Tài hay không thì kết-quả cũng thảm-thiết như nhau. Ngoài ra, như đã đặt vấn-đề ngay từ đầu, Nguyễn Khắc Bình phải xác-nhận việc ném Tài xuống biển đã được thực-hiện, thì Frank Snepp mới có thể yên-tâm kể về cái chết của Tài trong quyển "Decent Interval".


D.3(f) Có những mối quan-hệ mật-thiết với Việt Cộng nằm vùng ở hải-ngoại:

D.3(f)(1) Quan-hệ với báo Người Việt:

Xin trích ra vài đoạn văn từ bài "Khủng hoảng giữa báo Người Việt và Tập thể Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa", đăng trên trang web nhatbaovanhoa.com ngày 29/09/2013:

"Trước khi buổi tiệc bắt đầu, Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình, đến bàn nhật báo Người Việt nói chuyện thân mật và nhắc về những kỷ niệm với cố nhà báo Đỗ Ngọc Yến.

“Vui, phấn khởi khi gặp lại những gương mặt 10 năm trước đây,” Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình, cựu tư lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, và cũng từng là tổng thư ký Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, kiêm tổng giám đốc tình báo VNCH, chia sẻ với nhật báo Người Việt rằng “Sau 10 năm, mọi người vẫn trở lại, vẫn nhiệt tình, đóng góp cuộc đời mình cho quê hương đất nước. Hy vọng quê hương sẽ có một vận may.” (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh lời nói có hai nghĩa của Nguyễn Khắc Bình)

Đỗ Ngọc Yến là một anh Việt Cộng nằm vùng tại Phủ Đặc-ủy Trung-ương Tình-báo trước năm 1975 và tại hải-ngoại sau năm 1975. Hai tấm hình dưới đây được trích từ bài "Cố Chủ Nhiệm Tờ Nhật Báo Người Việt - Đỗ Ngọc Yến - Họp Với Việt Gian Cộng Sản Nguyễn Tấn Dũng", đăng trên trang web Vietnam Exodus vào ngày 25/03/2009:



Từ trái sang phải: người thứ hai là Nguyễn Xuân Phong (Tổng-lãnh-sự Việt Cộng), thứ ba là Đỗ Ngọc Yến.



Đỗ Ngọc Yến ngồi ở giữa, còn Nguyễn Tấn Dũng ngồi ở đầu bàn bên phải



Tờ báo Người Việt cũng từng có thành-tích đăng những bài báo và hình ảnh ca-tụng chế-độ Cộng-sản và chửi-bới chế-độ Việt Nam Cộng Hòa (xem bài "Báo Người Việt Gặp Đại Diện Người Biểu Tình Xin Hòa Giải"). Tấm hình dưới đây được trích từ bài viết "Lá cờ Việt Nam" của Bùi Bảo Trúc, đăng trên thienhasu.com vào ngày 15/04/2011:



Bài báo kèm tấm hình chụp chậu nước rửa chân của thợ làm nails có dán chỉ hình cờ Việt Nam Cộng Hòa trong đó.



Vào tháng 02/2011, Đinh Quang Anh Thái và "Kinh-tế-gia" Nguyễn Xuân Nghĩa từng tổ-chức tại hội-trường của báo Người Việt buổi ra mắt quyển sách "Boat People" của Carina Hoàng, một người Việt tỵ-nạn nhưng về Việt Nam làm ăn cả chục năm trời trước khi ra sách. Độc một chỗ là trong sách lại in hình vụ thảm-sát Mỹ Lai và hình cô bé bị bom napalm của máy bay Mỹ phỏng cả người, để làm cho độc-giả giựt mình trước "tội-ác của Mỹ Ngụy" chơi . Từ phút 53:30, khi Carina Hoàng bị hai nữ độc-giả chất-vấn liên-tục về ý-đồ đăng những tấm hình đó lẫn thành-tích làm ăn với Việt Cộng, cả Đinh Quang Anh Thái và Nguyễn Xuân Nghĩa đều hung-hăng trấn-áp hai người đàn bà này, thay vì đóng vai-trò trung-lập hoặc đề-nghị tác-giả vui-vẻ tiếp-nhận ý-kiến của độc-giả. Xin mời độc-giả xem cái clip dưới đây cho biết:







Xin nói thêm về Đỗ Ngọc Yến một chút. Liên Thành rất tin-tưởng vào Nguyễn Khắc Bình, do đó ảnh cũng tin-tưởng vào Yến - một nhân-viên của Phủ Đặc-ủy Trung-ương Tình-báo của Bình. Liên Thành viết trong bài "Trịnh Công Sơn và những hoạt-động Cộng-sản nằm vùng" như sau:

"Tình báo ngoại quốc đã phát hiện được những hoạt động của ông Đỗ Ngọc Yến trong sinh viên hoặc báo chí tại Sài Gòn, như là một cán bộ nội thành VC. Họ đã không biết rằng Đỗ Ngọc Yến là nhân viên của phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo Việt Nam Cộng Hòa, được gài vào nằm vùng trong tổ chức địch, nên đã móc nối ông Đỗ Ngọc Yến. Là một người trung thành với đất nước, ông Yến trình sự việc nầy lên thượng cấp để xin chỉ thị. Ông đã được Phủ Đặc Ủy Trung Ương chấp thuận để ông làm việc cho tình báo ngoại quốc.

"Tôi bạch hóa trường hợp của ông Đỗ Ngọc Yến, bởi lẽ, chính thể Việt Nam Cộng Hòa không còn, và ông Đỗ Ngọc Yến cũng đã yên nghĩ. Nhưng ông còn để lại một nỗi oan sai trên cõi đời phiền muộn này. Và những điều tôi nói ra không còn vi phạm an ninh cá nhân của ông nữa, cho nên tôi phải nói. Mục đích của tôi là chỉ muốn minh oan, hay đúng hơn là trả lại danh dự cho một nhà báo tài ba, yêu nước. Khi tấm hình ông Yến ngồi chung với tên Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng Chính Phủ Cộng Sản Việt Nam được tung ra, thì dư luận liền cho ông Yến là Cộng Sản. Mục đích của việc làm này chắc ai cũng hiểu."

Liên Thành tỏ ra lẩm-cẩm trong câu cuối-cùng của đoạn văn. Việt Nam Cộng Hòa đã tiêu-tùng lâu rồi, như vậy Đỗ Ngọc Yến đang làm việc cho ai khi ảnh đi theo phục-vụ Nguyễn Tấn Dũng? Cho lợi-ích của Việt Cộng và của chính Yến, chứ còn cho ai nữa? Đừng quên mồ Việt Nam Cộng Hòa đã xanh cỏ rồi, ông Liên Thành ơi! Nguyễn Khắc Bình là Cộng-sản nằm vùng gộc, còn Đỗ Ngọc Yến là Cộng-sản nằm vùng con. Hợp-lý quá mà!


D.3(f)(2) Quan-hệ với Việt Tân:

Trong một bài viết của Bằng Phong Đặng Văn Âu có tựa là "Thư Gửi Người Bạn Trẻ Nguyễn Thanh Tú, Con Trai Ký Giả Đạm Phong", đăng trên hung-viet.org vào ngày 29/09/2017, có hai đoạn văn như sau:

"– Chủ tịch Việt Tân Ma Đỗ Hoàng Điềm từ San José xuống Quận Cam họp báo để kết tội anh Thompson thì được Bùi Phát (Phó Thị trưởng thành phố Garden Grove) đứng ra tổ chức và ông Thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình (nguyên Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia VNCH, kiêm Giám đốc Phủ Đặc Ủy Trung ương Tìnhh báo VNCH) tháp tùng để hỗ trợ cho cuộc họp báo của Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Việt Tan Ma.

"– Hết Xếp Cảnh sát Phạm văn Liễu thông đồng với Tướng Hải quân Hoàng Cơ Minh đi lừa đồng bào, đến Xếp Cảnh sát Nguyễn Khắc Bình tận tụy làm tay sai cho Việt Tân Ma thì làm sao chú không buồn vì trong hàng ngũ của mình có những Tướng tá đáng khinh như thế?

"– Tại sao họ có thể nhẫn tâm làm chuyện mờ ám để gây thương tổn vong linh những chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ Quốc?"


D.3(f)(3) Quan-hệ với Đỗ Thông Minh:

Có một lần Đỗ Thông Minh qua Mỹ, tới San Jose để diễn-thuyết (vào ngày 09/10/2016). Nguyễn Khắc Bình cũng tới nghe. Với quá-khứ huy-hoàng của Bình, lẽ nào ảnh chịu ngồi nghe một anh "học giả" hậu-bối nói nhảm về chính-trị? Nguyễn Văn Huy đã chiếu-cố Đỗ Thông Minh một cách kỹ-lưỡng qua bài "Đỗ Thông Minh, điệp viên thượng thặng của Việt Cộng và Trung Cộng". Như vậy, Nguyễn Khắc Bình và Đỗ Thông Minh - đại-diện cho hai thế-hệ tiếp-nối của chiến-sĩ Cộng-sản nằm vùng - gặp nhau vì hợp-đồng công-tác cho cả Việt Cộng lẫn Việt Tân (đảng của những người Tàu Hẹ sanh-đẻ ở Việt Nam). What else ? Xin mời độc-giả xem cái video về cuộc nói chuyện của Đỗ Thông Minh tại San Jose:







E. Việt Cộng nằm vùng dùng tay của Nguyễn Văn Thiệu để phá hỏng việc chiến-đấu của miền Nam


E.1 Mất Ban Mê Thuột không có nghĩa là sẽ mất hết cao-nguyên:


E.1(a) Dù có mất Ban Mê Thuột, vẫn có thể giữ Kontum và Pleiku được:

Suốt chiến-tranh Việt Nam, Việt Cộng chả buồn mở một trận đánh lớn nào ở Ban Mê Thuột, ngoại trừ tháng 03/1975. Trong cái clip "Thiếu tướng Lê Minh Đảo 42 năm nhìn lại Mặt trận Xuân Lộc", từ phút 14:50 đến phút 16:20, đưa lên Youtube vào ngày 03/05/2017, do VIETV Canada thực-hiện, Lê Minh Đảo nói dù Ban Mê Thuột có bị mất, những nơi khác vẫn có thể giữ vững được. Xin mời độc-giả xem cái trích-đoạn dưới đây:







Thế thì tại sao Nguyễn Văn Thiệu lại thuyết-phục tướng Phú rằng lực-lượng Việt Cộng đông gấp mấy lần lực-lượng Quốc-gia ở vùng 2, do đó sớm muộn gì vùng 2 cũng mất, chi bằng rút trước là hơn?


E.1(b) Trận Ban Mê Thuột chỉ là một đòn cân-não của Việt Cộng:

Nguyễn Văn Thiệu đã bị Việt Cộng phỉnh-gạt. Ảnh tưởng rằng lực-lượng của Việt Cộng ở khắp các vùng chiến-thuật đều đông và mạnh hơn lực-lượng quốc-gia nhiều lần. Khi trận chiến ở Ban Mê Thuột nổ ra và Việt Cộng tràn-ngập các căn-cứ ở đó, thì điều này sẽ càng củng-cố ấn-tượng đó ở ông Thiệu. Thật ra, đây là một đòn cân-não hay nhất của Việt Cộng trong chiến-tranh Việt Nam. Gọi là đòn cân-não vì Việt Cộng dồn 65 ngàn quân để chiếm chỉ có một cái thị-xã không quan-trọng!

Lẽ dĩ nhiên, đối với ông Thiệu, có vẻ như là Việt Cộng bị lạm phát quân số và súng đạn, do đó mới ném bớt vô trận Ban Mê Thuột cho nhẹ sổ lương và đỡ cực trong việc tải đạn .

Xin trích một đoạn văn từ bài "40 năm nhìn lại những ngày mất Sài Gòn (I)" của Nguyễn Văn Lục, dưới tiểu-mục "Thiệu trước công chúng Sài gòn":

"Trong buổi nói chuyện với dân chúng Sài gòn vỏn vẹn trong vòng 5 phút, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho rằng lực lượng quân số của Bắc Việt đông gấp 4 lần quân số của Việt Nam Cộng Hòa. Hà Nội đã gửi vào Nam 5 binh đoàn trong số 8 binh đoàn trừ bị." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

Cuối-cùng, để minh-họa cho cái gọi là đòn cân-não, xin mời độc-giả xem cái video clip "Rhino charge in Addo Elephant National Park" ("Cuộc tấn-công của tê-giác trong 'Công-viên Quốc-gia cho Voi' ở vùng Addo, Nam Phi").


Quý-vị xem đấy, nòi-giống tê-giác dũng-mãnh không hề để hùm, beo, sư-tử trong con mắt , vậy mà trong ba lần nhào tới tấn-công chiếc xe 4WD chở du-khách đều phải bỏ chạy cả ba lần, vì bị người lái xe quát-tháo, nạt-nộ. Đòn cân-não này rất đơn-sơ, nhưng không ngờ hiệu-quả lại rất thần-kỳ .


E.1(c) Phủ Đặc-ủy Trung-ương Tình-báo lường-gạt quân-đội Việt Nam Cộng Hòa:

Con số 65 ngàn quân Việt Cộng tham-chiến trong trận Ban Mê Thuột được lấy từ phần "Nghi-binh" của bài viết "Chiến dịch Tây Nguyên" trên Wiki, mà tác-giả xem ra là ở bên thắng cuộc ). Đó là chưa nói 2 hoặc 3 sư-đoàn ảo mà Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo của Nguyễn Khắc Bình cho rằng đang bao vây Kon Tum và Pleiku. Như vậy có phải tổng cộng quân-số Việt Cộng ở vùng 2 là cỡ 80 ngàn không? Phía Quốc-gia cũng có cỡ 78 ngàn lính, nhưng trải ra khắp vùng 2, thì làm sao chịu nổi một cú đánh tập-trung? Vấn-đề là hệ-thống tình-báo Quốc-gia đã bị Việt Cộng xỏ mũi, cho nên hàng chục ngàn bộ-đội Việt Cộng chuyển quân rần-rần dưới đất mà máy bay trên trời không thấy. Nhưng nếu thấy thì cũng không thể đoán được họ đi đâu, và cuối-cùng Nguyễn Văn Thiệu phải tin vào những con số đã được thổi phồng trước khi đến tay của ảnh.

Xin trích-dẫn vài đoạn văn từ bài viết đề-cập ở trên:

"Nghi binh

(1) "Giữa tháng 2, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mão, một binh sĩ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đào ngũ đã khai với Phòng 2 (Bộ tham mưu Quân đoàn II) về việc Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam điều động sư đoàn 10 đánh Đức Lập (căn cứ Núi Lửa), sư đoàn 320 đã đến Ea H'leo chuẩn bị đánh Thuần Mẫn (Cẩm Ga), một lực lượng khác sẽ tấn công Buôn Ma Thuột.

(2) "Nhưng đúng vào ngày diễn ra cuộc họp các sĩ quan chỉ huy thuộc Quân khu II, một cuộc pháo kích lớn của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chụp xuống Pleiku nên tướng Phú lại cho rằng đây là kế trá hàng lừa địch của đối phương. Mặc dù có lúc ông ta đã định điều Sư đoàn 23 về Buôn Ma Thuột nhưng các chi nhánh CIA tại Quân khu II và phòng 2 Bộ Tổng Tham mưu QLVNCH đều khẳng định sư đoàn 10 (QGP) và sư đoàn 320 (QGP) của đối phương vẫn ở nguyên chỗ cũ.[28] Trên bản đồ tình báo của Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo Việt Nam Cộng Hòa, của Bộ Tổng tham mưu QLVNCH, của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn và Sở chỉ huy Quân đoàn II đều cho thấy một cụm quân rất lớn gồm 2 đến 3 sư đoàn có trang bị mạnh của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đang chiếm lĩnh vị trí quanh Kon Tum và cả Pleiku cách đó hơn 20 km.[29]. (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

(3) "Thực ra, các hoạt động nghi binh của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã bắt đầu từ tháng 12 năm 1974, khi trận Phước Long chuẩn bị mở màn. Trung đoàn 7 công binh 559 mở thông đường 220 nối đường 14 ở Bắc Võ Định với đường 19 gần đềo Mang Yang sau khi vòng qua Đông Bắc thị xã Kon Tum. Hai trận địa pháo binh 130 mm giả được triển khai phía Bắc Kon Tum (thực ra chỉ có súng cối 120 mm). Một số xe tăng (cũ), xe xích kéo pháo, xe vận tải được tổ chức cơ động liên tục suốt ngày đêm quanh phòng tuyến. Hai bến phà (gỗ) được triển khai tại cầu Diên Bình và sông Đakbla. Sư đoàn 10 để lại một lực lượng nhỏ liên tục dùng súng cối bắn phá thị xã Kon Tum và đào nhiều hầm hào trong tuyến phòng ngự. Sư đoàn 320 cũng để lại một bộ phận lực lượng hoạt động ở đường 19 phía Tây Pleiku, cùng súng cối bắn phá các căn cứ La Sơn, Thanh An, Đồn Tằm. Trung đoàn 95 hoạt động mạnh ở đường 19 Đông, chặn đánh các đoàn xe quân sự và tập kích một số chốt của QLVNCH. Trung đoàn đặc công 198 để lại 2 trung đội tập kích kho xăng Pleiku. Khi lực lượng chủ lực của các sư đoàn 10, 320 và các trung đoàn 40, 234, 273, 675 di chuyển về quanh Buôn Ma Thuột, hệ thống điện đài của các đơn vị này vẫn giữ nguyên vị trí và liên tục phát đi các bức điện giả, báo cáo giả, mệnh lệnh giả với tần suất ngày càng cao.

(4) "Trong khi các đơn vị này di chuyển vào Đắc Lắc thì Sư đoàn 968 (thiếu) từ Lào về lần lượt thay thế các đơn vị này và vẫn sử dụng hệ thống liên lạc vô tuyến điện đã có tại địa bàn. Sở chỉ huy mặt trận Tây Nguyên cũng để lại và duy trì hoạt động của các bộ máy điện đài 15W (loại dùng cho sở chỉ huy sư đoàn trở lên) tại K'Leng, bắc Võ Định, điểm cao 518 bên đường 19 đông. Lực lượng an ninh giải phóng Pleiku và Kon Tum còn cho người vào tìm người thân" trong khu vực do QLVNCH kiểm soát, phao tin Quân giải phóng sắp đánh lớn vào Kon Tum và Pleiku. Dân chúng trong các vùng do Mặt trận kiểm soát ở các khu vực Đông, Bắc và Tây Pleiku - Kon Tum làm nhiều cờ, hoa, biểu ngữ với nội dung chào mừng Pleiku và Kon Tum được giải phóng.[30]

(5) "Khi Trung đoàn 45 (sư đoàn 23) Quân lực Việt Nam Cộng hòa tổ chức các cuộc hành quân lùng sục xung quanh khu vực Buôn Ma Thuột, Thuần Mẫn và Đức Lập; Bộ tư lệnh mặt trận Tây Nguyên đã lệnh cho các đơn vị của Sư đoàn 320A tạm lùi về phía Tây, tránh giao chiến, không bộc lộ lực lượng. Hà Nội đã tung ra đơn vị dự trữ chiến thuật mạnh: Sư đoàn 316, bố trí phía sau Sư đoàn 320A được lệnh không tiến hành bất kỳ hoạt động quân sự nào.[31]

(6) "Các hành động nghi binh trên đây của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã dẫn đến những thông tin trái ngược trong các báo cáo tình báo của CIA, Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo, Bộ Tổng tham mưu QLVNCH và Bộ tham mưu và cơ quan tình báo Quân đoàn II QLVNCH. Và nó dẫn đến kết quả là ngày 18 tháng 2 năm 1975, Tư lệnh quân đoàn II, Thiếu tướng Phạm Văn Phú đã có một quyết định sai lầm: giữ sư đoàn 23 (thiếu) ở lại khu vực Pleiku - Kontum mặc dù chỉ trước đó một ngày, ông ta đã phê chuẩn kế hoạch chuyển sư đoàn này về Buôn Ma Thuột.[32][33][34] Cho đến cuối tháng 2, CIA tại Sài Gòn vẫn chưa biết gì về việc tập trung quân của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam tại đây và vẫn phán đoán rằng mục tiêu tấn công chủ yếu vẫn là Pleiku và Kon Tum [35]. Mãi đến 4 giờ sáng ngày 10/3, khi xe tăng Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã tiến vào Buôn Ma Thuột, tướng Phú mới được cấp dưới đánh thức và biết Buôn Ma Thuột là mục tiêu chính, nhưng đã quá muộn." (Nguyễn Văn Huy đánh số và nhấn mạnh)


Xin nhắc lại một câu quan-trọng đã được nhấn mạnh ở trong đoạn văn (6) ở trên:

"Các hành động nghi binh trên đây của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã dẫn đến những thông tin trái ngược trong các báo cáo tình báo của CIA, Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo, Bộ Tổng tham mưu QLVNCH và Bộ tham mưu và cơ quan tình báo Quân đoàn II QLVNCH.

Như vậy, không phải ban ngành tình-báo nào cũng đồng-ý với Phủ Đặc-uỷ Trung-ương Tình-báo rằng có từ 2 đến 3 sư đoàn Việt Cộng đang bao quanh Kon Tum và Pleiku (xem đoạn 2 ở trên). Tuy nhiên, Nguyễn Văn Thiệu cứ dựa trên tin vịt của Đặng Văn Quang và Nguyễn Khắc Bình mà quyết-định bỏ cao-nguyên và những gì xảy ra sau đó thuộc về lịch-sử.


E.1(d) Việt Cộng chỉ có khả-năng đánh một trận lớn ở cao-nguyên trước khi hết đạn:

Một câu hỏi cần được đặt ra là tại sao Việt Cộng lại phải chuẩn-bị quá chu-đáo trong việc đánh lừa Việt Nam Cộng Hòa đối với một mục-tiêu không quan-trọng như là Ban Mê Thuột? Nếu Việt Nam Cộng Hòa có phản-ứng giống như ý-kiến của Lê Minh Đảo - nghĩa là tạm-thời cứ để mất Ban Mê Thuột và tìm cách lấy lại sau - thì đã sao? Như vậy, có phải là Việt Cộng đã làm chuyện ruồi bu, hay không?

Sự giải-thích có lý nhất chỉ có thể là Việt Cộng dàn cảnh để gây shock cho Nguyễn Văn Thiệu, và sau đó Đặng Văn Quang và Nguyễn Khắc Bình mới có thể thành-công trong việc xúi Nguyễn Văn Thiệu bỏ cao-nguyên.

Nên nhớ là từ đầu năm 1973 Việt Cộng không còn nhận được viện-trợ quân-sự của Trung Cộng và chỉ có một ít từ Nga. Việt Cộng đã do-dự rất lâu trước khi quyết-định đánh Phước Long vào ngày 12/12/1974 (xem bài "Battle of Phuoc Long" của Wiki), vì họ phải tiết-kiệm từng viên đạn (theo tin-tức riêng của Nguyễn Văn Huy và sẽ cập-nhật khi có thêm những nguồn thông-tin khác từ Internet).

Do đó, Việt Cộng không có khả-năng mở một cuộc chiến mới với tầm-vóc, cường-độ (intensity) và thời-hạn (duration) của trận Mậu Thân (1968) hay là trận Mùa Hè Đỏ Lửa (1972). Cái mà họ cần một cách thống-thiết là tìm ra một trọng-điểm (cũng có thể gọi là yếu-huyệt) tối quan-trọng nào đó trong hệ-thống phòng-thủ của miền Nam, rồi tập-trung toàn-bộ sức mạnh vào việc đánh tiêu trọng-điểm đó, để tạo ra một phản-ứng dây chuyền dẫn đến sự sụp-đổ toàn-diện của hệ-thống phòng-thủ, mà không phải tốn-hao nhiều súng đạn và binh-sĩ. Quân-đoàn 2 chính là cái trọng-điểm mà họ nhắm tới.


Cập-nhật vào ngày 05/05/2020:

Phần "Những khó khăn của Quân Giải phóng miền Nam" của bài 'Chiến dịch Mùa Xuân 1975' trên Wiki có đầy-đủ thông-tin để chứng-thực những lý-luận của Nguyễn Văn Huy ở trên kia. Xin trích đăng dưới đây:

"Dù tương quan lực lượng đã thuận lợi hơn, nhưng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam vẫn gặp phải nhiều khó khăn. Mặc dù Quân Giải phóng miền Nam biết họ đã giành được thế chủ động chiến lược ở miền Nam Việt Nam, kế hoạch ban đầu của Bộ Tổng Tham mưu vẫn khá thận trọng, bởi quân Giải phóng vẫn đang phải đương đầu với một số vấn đề nghiêm trọng. Nếu cứ tấn công dồn dập, họ sẽ đứng trước nguy cơ bại trận khi hết đạn, bị đối phương phản kích. So với đối phương, họ vẫn kém xa về trang bị hạng nặng, đặc biệt về xe tăng thiết giáp và đại bác - điều kiện cần để tấn công vào các căn cứ ở cấp sư đoàn và trung đoàn vốn được trang bị rất đầy đủ do Hoa Kỳ cấp cho quân đội Sài Gòn. (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

"Viện trợ quân sự của Liên Xô và Trung Quốc, đặc biệt ở danh mục "vũ khí tấn công" (xe tăng và đại bác), đã giảm đáng kể từ sau Hiệp định Paris 1973. Trong 2 năm 1973-1974, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chỉ nhận được 330 triệu USD viện trợ, chỉ bằng 19% giai đoạn 1971-1972. Trong khi đó, dù bị cắt giảm so với trước nhưng Việt Nam Cộng Hòa vẫn nhận được 2,65 tỷ USD viện trợ từ Hoa Kỳ, tức là nhiều gấp 8 lần so với đối phương. Đầu năm 1975 khi biết Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chuẩn bị đánh lớn ở miền nam, Trung Quốc đã dừng viện trợ quân sự. (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)


Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

Theo đoạn văn ở trên, cho đến đầu năm 1975 Trung Cộng mới cúp viện-trợ quân-sự. Trong khi đó, theo quyển Bạch-thư năm 1979 của Việt Cộng, từ đầu năm 1973, Trung Cộng đã hoàn-toàn ngưng viện-trợ quân-sự (xem phần "A.1(a) Nguyên-nhân Trung Cộng cúp viện-trợ quân-sự cho miền Bắc" của bài '(62A) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 1) - Miền Bắc bị Mao Trạch Đông cúp viện-trợ quân-sự hoàn-toàn từ năm 1973 nhưng cả miền Nam đều bị mà mắt'). Sự-kiện do Bạch-thư đưa ra đáng tin cậy hơn những sự-kiện đối-nghịch sau này, vì đảng Cộng-sản Việt Nam từ thời Nguyễn Văn Linh trở về sau đều bị thao-túng bởi mấy anh Trung Cộng nằm vùng và cứ cố-gắng bóp-méo lịch-sử để đề-cao Trung Cộng như là một đàn anh bao-dung và rộng lượng .

- - - - - (Hết phần chú-thích) - - - - -

"Do thiếu về trang bị, nhiều đơn vị pháo binh của Quân Giải phóng, nhất là ở miền Nam, vẫn chỉ được trang bị súng cối hạng nhẹ, súng không giật (DKZ), hoặc súng chống tăng vác vai (B-40). Ở địa bàn hoạt động của Văn phòng Trung ương cục Miền Nam, tức là nửa phía nam của đất nước, bảy sư đoàn bộ binh (số 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9) và khung quân đoàn 4 chỉ được yểm trợ bởi năm tiểu đoàn pháo (hai trong số đó trang bị pháo lấy được của Mỹ nhưng còn rất ít đạn) và ba tiểu đoàn tăng thiết giáp thiếu tổ lái. Cho đến năm 1974, toàn bộ kho đạn pháo và đạn tăng của Quân Giải phóng, bao gồm tất cả đạn dược của cả các đơn vị chiến đấu ở chiến trường lẫn của các kho dự trữ chiến lược, tổng cộng chỉ được 100.000 viên, không đủ để đánh lớn quá 2 tháng. Tình hình đạn dược nghiêm trọng tới mức các chỉ huy pháo binh phải thay pháo lớn ở một số đơn vị bằng các khẩu sơn pháo lỗi thời 76,2mm và 57mm, lấy từ kho ra. Trong khi đó, quân đội VNCH dù bị giảm viện trợ song vẫn có dự trữ vật tư chiến tranh dồi dào do Mỹ cung cấp, lên tới 1.930.000 tấn với hàng triệu viên đạn pháo. (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Những sự yếu-kém về vũ-khí và đạn-dược của Việt Cộng, so với Việt Nam Cộng Hòa, trước khi đánh trận Phước Long (phần trên)



"Vì những vấn đề này, Bộ Tổng Tham mưu Quân Giải phóng ban hành sắc lệnh rằng tất cả các vũ khí hạng nặng và đạn dược còn lại phải được sử dụng thật tiết kiệm, để dành cho một đòn quyết định, chỉ tiến hành khi trận cuối cùng diễn ra. Kế hoạch 1975 chỉ cho phép dùng hơn 10% kho đạn tăng-pháo còn lại của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong cả chiến dịch 1975 (tức khoảng 10.000 viên). 45% được phân phối cho chiến dịch 1976, phần còn lại để dự trữ. (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

"Tuy nhiên, trong Chiến dịch Đường 14 - Phước Long, Quân Giải phóng đã hoàn tất việc chiếm tỉnh Phước Long và thu được 17.000 viên đạn pháo. Chiến lợi phẩm ngoài dự tính này làm các nhà chỉ huy Quân Giải phóng rất vui mừng: 17.000 viên đạn pháo còn nhiều hơn cơ số đạn mà Bộ Tổng Tham mưu sử dụng trong suốt toàn chiến dịch. Quân Giải phóng có thể kỳ vọng sẽ chiếm được thậm chí còn nhiều đạn dược hơn ở các căn cứ lớn hơn. Do vậy, kế hoạch tấn công năm 1975 đã được điều chỉnh theo hướng tăng thêm cường độ và tốc độ tiến công, sẵn sàng đánh dứt điểm ngay trong năm 1975 (kế hoạch ban đầu dự tính sẽ giành thắng lợi trong 2 năm 1975-1976). Trong quá trình diễn ra chiến dịch, Quân Giải phóng rất tích cực sử dụng chiến lợi phẩm để khắc phục tình trạng thiếu đạn pháo. Nhiều trung đoàn pháo của Quân Giải phóng và đã sử dụng tới 75% đạn pháo chiến lợi phẩm để chiến đấu như Trung đoàn Pháo binh 68 của Sư đoàn 3, Lữ đoàn 164 Quân đoàn 2… Trong chiến dịch Huế - Đà Nẵng, lực lượng pháo binh quân khu 5 đã sử dụng 79% số đạn, pháo xe kéo chiến lợi phẩm. Ngay trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Quân Giải phóng đã sử dụng 67 khẩu pháo 105mm, 155mm cùng 14.515 viên đạn chiến lợi phẩm để đánh địch. (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

"Sau này, giới sử học phương Tây chủ yếu tìm hiểu xem tình trạng thiếu đạn dược trong quân đội VNCH tác động như thế nào đến sự sụp đổ của nó, mà họ không biết rằng chính Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam còn chịu thiếu hụt nghiêm trọng hơn nhiều. Sự sụp đổ nhanh chóng của quân VNCH, thực tế không nằm ở hỏa lực, mà theo đánh giá của Merle L. Pribbenow thì "Đòn tiêu diệt mạnh nhất chính là tâm lý choáng váng mà chiến lược tài ba và đầy bất ngờ của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã nện vào tổng tư lệnh Việt Nam Cộng hòa."[28]" (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Những sự yếu-kém về vũ-khí và đạn-dược của Việt Cộng, so với Việt Nam Cộng Hòa, trước khi đánh trận Phước Long (phần dưới)



Về lời tuyên-bố lếu-láo của Merle L. Pribbenow ở trên, Nguyễn Văn Huy xin copy lại đoạn văn mở đầu của phần Tóm-tắt nội-dung ở đầu bài, như sau:

"Trong hoàn-cảnh viện-trợ quân-sự bị Trung Cộng và Nga cúp gần hết từ đầu năm 1973, việc đánh chiếm miền Nam bằng vũ-lực là điều không tưởng. Tuy nhiên, lúc này mới thấy tài-nghệ về chánh-trị của Lê Đức Thọ quan-trọng hơn tài đấm-đá trên chiến-trường của Lê Duẩn. Trong túi của anh phù-thủy Lê Đức Thọ đã có sẵn kế-hoạch đánh gục quân-đội miền Nam bằng đòn cân-não. Nói nôm-na, đó là võ hù."


Như vậy, cái anh võ-biền Lê Duẩn chẳng có tài-ba gì đặc-biệt để tạo ra một đòn cân-não có hiệu-quả. Người tạo ra đòn cân-não đó chính là Lê Đức Thọ.

- - - - - (Hết phần cập-nhật) - - - - -

E.1(e) Tại sao trong kế-hoạch đánh chiếm miền Nam vào năm 1975, Lê Duẩn coi Quân-đoàn 2 như người đã chết?

Sau khi Lê Đức Thọ đã bố-trí xong kế-hoạch phá-hoại bộ máy phòng-thủ của miền Nam bằng đòn hù-dọa Nguyễn Văn Thiệu (qua cái miệng của những anh Việt Cộng nằm vùng), ảnh và Lê Duẩn họp với thành-phần lãnh-đạo của Trung-ương cục miền Nam (R), tại Hà Nội vào tháng 01/1975, để vẽ ra những kế-hoạch cụ-thể cho việc đánh chiếm miền Nam. Những đoạn văn dưới đây được trích ra từ hai trang 192 và 193 của 'Tập 35 của Văn kiện đảng toàn-tập' của Việt Cộng, trong chủ-đề "Kết-luận đợt 2 hội-nghị Bộ Chính-trị, ngày 07/01/1975". Nguyễn Văn Huy đánh số thứ-tự cho độc-giả dễ-dàng tham-khảo, như sau:

"Kế-hoạch hoạt-động năm 1975 chỉ ra nhiệm-vụ của từng chiến-trường, đồng-thời hướng hoạt-động của tất-cả các chiến-trường vào cái đích chung là tiến tới trận quyết-chiến chiến-lược tại sào-huyệt cuối-cùng của địch bằng con đường nhanh nhất.

(1) "Chiến-trường Nam Bộ có ba nhiệm-vụ quan-trọng: đánh phá 'bình-định', đánh quân chủ-lực ngụy; vây ép thành-thị. Để đánh phá 'bình-định', mà trọng-điểm là ở đồng-bằng sông Cửu Long, phải sử-dụng hai đến ba vạn quân chủ-lực ở miền Đông Nam Bộ đánh xuống đồng-bằng, kết-hợp với những cuộc tiến-công và nổi dậy của lực-lượng quân-sự, chính-trị tại chỗ, mở vùng giải-phóng liên-hoàn nối miền Đông với Khu 8, Khu 9; đồng-thời ép mạnh về phía Mỹ Tho, Sài Gòn, nhất là Sài Gòn, tạo thế cho quần-chúng ở đây nổi dậy. Để góp phần vây ép Sài Gòn, quân chủ-lực ta phải tiêu-diệt cho được một bộ-phận quan-trọng quân chủ-lực ngụy ở miền Đông.



Trang 192, Văn-kiện đảng toàn-tập - Tập 35



(2) "Chiến-trường Khu 5, Tây Nguyên, dùng ba sư đoàn quân chủ-lực đánh Tây Nguyên, mở thông hành-lang nối liền nam Tây Nguyên với Đông Nam bộ, tạo điều-kiện để bộ-đội chủ-lực cơ-động nhanh vào miền Đông, phối-hợp với quân chủ-lực Miền để tiến đánh Sài Gòn. Mở trận đầu đánh chiếm Buôn Ma Thuột, thọc thẳng xuống Tuy Hòa, Phú Yên, cắt đồng-bằng Khu 5 ra làm đôi, tạo thêm một hướng nữa để tiến nhanh vào phía nam vây ép Sài Gòn. (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

"Sử-dụng lực-lượng của Quân Khu 5 và lực-lượng quân-sự, chính-trị các tỉnh ven biển miền Trung, giải-phóng từ Bình Định trở ra để ép về phía Đà Nẵng.

(3) "Chiến-trường Trị Thiên, đánh chiếm đồng-bằng, làm chủ vững-chắc từ Nam thành-phố Huế trở vào, chia cắt Huế với Đà Nẵng, vây ép hai thành-phố này không cho địch co cụm về phía nam, thúc-đẩy binh-biến, ly-khai ở miền Trung.

"Khi có thời-cơ, sẽ cơ-động thêm ba sư-đoàn vào miền Đông. Sử-dụng hai quân-đoàn đánh chớp nhoáng, diệt mấy sư-đoàn chủ-lực ngụy ở đây, rồi thọc vào Sài Gòn."

(Trang 195: "Lê Duẩn: Thư vào Nam, Nhà xuất-bản Sự Thật, Hà Nội, 1985, trang 370-380")



Trang 193, Văn-kiện đảng toàn-tập - Tập 35



Xin độc-giả chú ý đoạn 2 ở trên: từ đầu chí cuối, Lê Duẩn không đá động gì tới Pleiku (nơi Quân-đoàn 2 của tướng Phú đặt đại-bản-doanh) và Kontum. Thế là thế nào? Quân-đoàn 2 sẽ cứu-viện Ban Mê Thuột, hoặc nếu cứu không kịp, vẫn có thể chuyển quân lập nút chận không cho bộ-đội Việt Cộng từ Ban Mê Thuột tràn xuống đồng-bằng. Trong trường-hợp đó, kế-hoạch chiếm miền Nam sẽ bị hỏng từ trong trứng nước. Thế thì tại sao Lê Duẩn lại coi Quân-đoàn 2 Việt Nam Cộng Hòa như người đã chết rồi?



Sau khi lấy được Ban Mê Thuột, Việt Cộng cũng không thể "vô-tư" tiến đánh Tuy Hòa, Phú Yên và miền Đông Nam-bộ được, vì nếu Quân-đoàn 2 (với hai sư-đoàn chủ-lực đóng tại Pleiku) tái-chiếm Ban Mê Thuột được, thì cả hai cánh quân đó sẽ bị cắt đuôi (đường tiếp-liệu) và bị lâm vào tình-trạng "lưỡng đầu thụ địch".


(Bản đồ trên được trích ra từ bộ sưu-tập "Bản đồ Vùng 2 Chiến thuật - II Corps 1973" của manhhai. Nguyễn Văn Huy minh-họa)


Câu trả lời là những anh Việt Cộng nằm vùng đã bơm vào đầu của Nguyễn Văn Thiệu những tin-tức cực-kỳ bi-quan, như là quân-số của Việt Cộng đông gấp 4 lần quân-số của Việt Nam Cộng Hòa (xem phần "E.1(b) Trận Ban Mê Thuột chỉ là một đòn cân-não của Việt Cộng" ở trên). Vào cuối năm 1974, sau khi bọn Việt Cộng nằm vùng báo cho Lê Đức Thọ biết họ đã thành-công trong việc thuyết-phục Nguyễn Văn Thiệu chấp-nhận kế-hoạch bỏ cao-nguyên nếu Việt Cộng đánh mạnh ở đó, Lê Đức Thọ lập-tức đề ra kế-hoạch đánh miền Nam vào đầu năm 1975. Lê Duẩn khai-triển kế-hoạch phục-kích khi Quân-đoàn 2 nương theo Liên-tỉnh-lộ 7B rút xuống Tuy Hòa. Hai tướng Đặng Văn Quang và Nguyễn Khắc Bình sẽ cập-nhật tin-tức với Lê Đức Thọ mỗi sự di-động của Quân-đoàn 2. Đó là lý-do Lê Duẩn coi Quân-đoàn 2 là những người đã chết. Những diễn-tiến trên chiến-trường sau đó xảy ra y như sự tiên-liệu của Lê Duẩn và Lê Đức Thọ.



Liên-tỉnh-lộ 7B trở thành Huê Dung Đạo của Thế-kỷ 20, vì Nguyễn Văn Thiệu chủ-trương bỏ Quốc-lộ 19 rộng thênh-thang mà chọn Liên-tỉnh-lộ 7B (đã bị bỏ hoang từ nhiều năm trước) để làm đường rút quân cho Quân-đoàn


(Bản đồ trên được trích ra từ bài "Chiến dịch Mùa Xuân 1975" của Wiki)


Lệnh "thọc thẳng xuống Tuy Hòa, Phú Yên" chẳng qua chỉ để che-đậy sự việc Lê Duẩn đã biết trước Quân-đoàn 2 sẽ rút theo Liên-tỉnh-lộ 7B về Tuy Hòa và đã có kế-hoạch chuyển quân từ Ban Mê Thuột tới phục-kích Quân-đoàn 2 dọc theo Liên-tỉnh-lộ 7B. Như vậy, kế-hoạch rút bỏ Quân-đoàn 2 theo Liên-tỉnh-lộ 7B đã được Nguyễn Văn Thiệu chấp-thuận ngay cả trước khi trận đánh Ban Mê Thuột mở màn. Cao Văn Viên và Đặng Văn Quang đã được lệnh của Nguyễn Văn Thiệu giấu không cho người Mỹ biết việc bỏ cao-nguyên (để ép Mỹ phải trở lại Việt Nam để cứu chế-độ), nhưng Lê Duẩn lại biết rõ mồm-một. Do đó, nếu không phải Đặng Văn Quang và Nguyễn Khắc Bình báo lại cho Việt Cộng biết, thì còn ai trồng khoai đất này?

Dưới đây là một trích-đoạn của cái video clip "Thiếu tướng Lê Minh Đảo 42 năm nhìn lại Mặt trận Xuân Lộc", đăng trên Youtube ngày 03/05/2017 bởi Thoibao Media, từ phút 24:34 cho tới phút 26:12. Trong cái trích-đoạn, Thiếu-tướng Lê Minh Đảo cho rằng việc rút Quân-đoàn 2 khỏi cao-nguyên, sau khi mất Ban Mê Thuột, là không cần-thiết. Như vậy, có thể nói rằng Nguyễn Văn Thiệu quá kém-cỏi về quân-sự, do đó mới có thể bị bọn Việt Cộng nằm vùng thuyết-phục bỏ cao-nguyên.







E.2 Việt Cộng nằm vùng tiếp-tục phao tin vịt sau khi Ban Mê Thuột bị mất:

Khi quân đoàn 2 rút khỏi cao-nguyên, Việt Cộng chận đánh cuộc triệt thoái. "Binh bại như núi đổ" (cách nói của người Tàu), do đó chỉ trong 1 tháng rưỡi Sài Gòn thất thủ. Lý-do là Đặng Văn Quang và Nguyễn Khắc Bình liên-tục đưa tin vịt tới tai Nguyễn Văn Thiệu, thí-dụ như nói rằng lực-lượng Việt Cộng tại Huế đông hơn quân Quốc-gia nhiều lần, do đó tuy Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh tử thủ nhưng lại phải đổi mệnh-lệnh và kêu di-tản. Ở Đà Nẵng, hiện-tượng đầu đuôi bất-nhất đó lại xảy ra và Đà Nẵng bị mất. Nếu không phải do hai anh đó phao tin vịt liên-tục, Việt Cộng chỉ có thể ăn được một trận Ban Mê Thuột là hết mức.

Cả hệ-thống tình-báo quốc-gia, gồm cả quân-đội lẫn cảnh-sát, được xây-dựng suốt hai chế-độ Cộng-hòa và đã được CIA giúp cải-tiến không ngừng, vậy mà lại vô-dụng đến đỗi để hết tin vịt này đến tin vịt khác đi qua lọt các nút sàng-lọc và đến cấp cao nhất. Vô-lý quá! Nếu hai anh trùm Đặng Văn Quang và Nguyễn Khắc Bình không phải là người của Cộng-sản, thì những sự việc như vậy không thể xảy ra được.


E.3 Mỹ ép Nguyễn Văn Thiệu từ-chức theo sự đòi-hỏi của Việt Cộng:

Mỹ ép (chứ không phải chỉ yêu cầu) Nguyễn Văn Thiệu ra đi để họ đưa Dương Văn Minh lên để lập chính phủ ba thành phần. Xin trích hai đoạn văn có liên-hệ từ hai trang 189, 190 và 203 của quyển "CIA and the Generals":

"The Station labored that weekend not only to keep the Prime Minister in office but also to help persuade President Thieu to leave it. On Saturday, Ambassador Martin had recognized the inevitability of Thieu's departure and deputized the Station's retired Major General Timmes to prepare the ground. Timmes managed to see Thieu late that evening, and on Sunday morning, whilec was looking for Nguyen Ba Can, Martin was closeted with Thieu. The Ambassador insisted to the President that he was not soliciting his resignation. But Martin noted that there was very little time to avoid an attack on Saigon; if Thieu did not step down. his generals would probably ask him to do so. Thieu listened carefully and dispassionately, and as they parted thanked Martin for his frankness, saying, "I will of course do what is best for my country." Martin replied, "I know that you shall."(24)

("CIA Sài Gòn làm việc cực-khổ vào cuối tuần đó, không những chỉ để giữ Thủ-tướng (Nguyễn Bá Cẩn) ngồi lại trong nhiệm-sở mới, mà còn giúp thuyết-phục Tổng-thống Thiệu rời bỏ nhiệm-sở của ảnh. Vào ngày thứ Bảy, đại-sứ Martin nhận ra việc Thiệu ra đi là điều không tránh khỏi được, và ủy-quyền cựu Thiếu-tướng Timmes của CIA Sài Gòn chuẩn-bị kế-hoạch. Timmes xoay-xở gặp được Thiệu vào buổi chiều tối đó. Và vào sáng Chủ-nhật, trong khi đi kiếm Nguyễn Bá Cẩn, Martin nói chuyện riêng với Thiệu. Vị đại-sứ khẳng-định với Tổng-thống rằng ảnh không yêu-cầu Thiệu từ-chức. Nhưng Martin lưu-ý rằng không còn nhiều thời-gian để tránh việc Cộng-sản tấn-công Sài Gòn. Nếu Thiệu không từ chức, có lẽ những vị tướng của ảnh cũng sẽ yêu-cầu ảnh làm như vậy. Thiệu nghe một cách cẩn-thận và không biểu-lộ cảm-xúc nào, và khi họ chia tay, cảm ơn Martin về sự thẳng-thắn, nói: "Dĩ nhiên, tôi sẽ làm những gì tốt nhất cho quốc-gia của tôi." Martin trả lời: "Tôi biết rằng anh sẽ làm như vậy." (24))



Trang 189, "CIA and the Generals"



Trang 190, "CIA and the Generals"



Sau đây là một đoạn văn dưới tiểu-mục "Nguyen Van Thieu's Farewell" ("Sự chia tay của Nguyễn Văn Thiệu"), ở trang 203 của quyển "CIA and the Generals":

"Ambassador Martin had taken to heart President Huong's complaint about the difficulty of governing with his predecessor still in Saigon, and told Thieu he thought it best for him to leave. Thieu accepted the inevitable, and Martin charged Polgar with the arrangements for a departure conducted "with utmost secrecy."

("Đại-sứ Martin nhớ kỹ lời than-phiền của Tổng-thống Hương về sự khó-khăn trong việc nắm quyền với người tiền-nhiệm vẫn còn ở Sài Gòn, và bảo Thiệu ảnh nghĩ rằng tốt nhất là Thiệu nên ra đi. Thiệu chấp-nhận điều không thể tránh được, và Martin giao cho Polgar [trùm CIA Sài Gòn] trách-nhiệm sắp-xếp cho việc ra đi được giữ kín tối-đa.")



Trang 203, "CIA and the Generals



E.4 Anh Cộng-sản nằm vùng Dương Văn Minh có công với Việt Cộng trong việc đánh sập hai chế-độ Việt Nam Cộng Hòa:

Về Dương Văn Minh, đến năm 2017 Chuẩn-tướng Trang Sĩ Tấn xác-nhận rằng Minh đã được Việt Cộng móc nối trước khi xảy ra vụ đảo chánh ông Diệm. Như vậy, Minh là người đánh sập hai chế độ Cộng Hòa. Dưới đây là một trích-đoạn của cái video clip “Tt Trang Sỹ Tấn nói về Dương Văn Minh”, từ phút 06:55 cho tới phút 11:40, đăng trên Youtube ngày 18/04/2016 bởi SBTN-Boston News.







Vào phút 0:05 của cái trích-đoạn ở trên, Trang Sĩ Tấn tố-cáo Dương Văn Minh ra lệnh dẹp 16 ngàn cái ấp chiến-lược theo kế-hoạch của Cộng-sản. Quả thật, ngay sau khi Dương Văn Minh đảo-chánh và giết hai anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu, vào tháng 12/1963 Việt Cộng họp "Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng" và hạ quyết-tâm chiếm miền Nam. Trong nghị-quyết của Đại-hội 9 đó, trong phần 2, có một câu như sau: "Phá ấp chiến lược, xây dựng làng chiến đấu".

Sự ra đi của Nguyễn Văn Thiệu làm hệ thống chỉ huy cao nhất của bộ máy chiến-tranh của miền Nam bị tê liệt. Người Mỹ cho Dương Văn Minh lên làm Tổng-thống. Minh theo lệnh ngầm của Việt Cộng tuyên bố đầu hàng, xong phắt . Chỉ riêng việc Lê Đức Thọ móc-nối được Minh để làm tay trong của hai chế-độ Cộng Hòa, đủ thấy tài của Thọ trong việc nhìn ra mặt xấu của một con người và mua được người đó thuộc về hạng siêu-cấp . Xin trích ra một đoạn văn ở trang 294 của quyển 'Đèn Cù 1' làm thí-dụ:

"Một lần Sáu Thọ nói đừng tưởng nhà văn các cậu mới là kỹ sư tâm hồn nhá. Bọn tổ chức chúng tớ cũng kỹ sư tâm hồn. Tớ nói này, sáng chủ nhật nào chúng nó cũng đến ngồi đầy ở phòng khách tớ, có đứa đem cả vợ đến, mất thì giờ nhưng sau nghĩ ra mới biết chúng nó đến cốt là để mình nhớ tên, nhớ mặt, ở đâu khuyết người thì mình nhớ nó mình đưa nó vào đấy. Thế nên trông thằng nào là phải biết bụng nó thích gì, muốn gì, kỹ sư tâm hồn đấy chứ là gì nữa? Hay như vợ con mình. Bà Chiếu lúc mới lấy nhau, mình mời bà ấy sô cô la bà ấy chê, lại tưởng bà ấy cảnh vẻ nhưng rồi sau mới biết tạng bà ấy không thích của ngọt." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Trang 294, "Đèn Cù 1"




F. Sự sai-lầm của Nguyễn Văn Thiệu trong việc tin dùng người Tàu


F.1 Sự an-ninh giả-tạo trong thời Nguyễn Khắc Bình làm Đặc-ủy-trưởng Phủ Đặc-ủy Trung-ương Tình-báo:

Nguyễn Khắc Bình từng khoe trong thời kỳ ảnh làm Tư-lệnh Cảnh-sát và Đặc-ủy-trưởng Phủ Đặc-ủy Trung-ương Tình-báo, Sài Gòn không còn bị sinh-viên biểu-tình, đặc-công Việt Cộng không còn đánh-phá. Nhưng thật ra trùm đặc-công Nguyễn Văn Tài đã bị Mỹ bắt nhốt, thì còn ai tổ-chức khủng-bố? Cho đến gần ngày 30/04/1975, Frank Snepp giao Tài cho Nguyễn Khắc Bình việc đạp Tài một đạp ra khỏi trực-thăng đang lúc bay trên trời cao, vậy mà Nguyễn Khắc Bình cũng thả Tài đi mất. Ngoài ra, Việt Cộng khắp miền Nam có im hơi, lặng tiếng, thì Nguyễn Khắc Bình mới tạo được uy-tín đối với Tổng-thống Nguyễn Văn Thiệu như là một trùm tình-báo tài-ba.


F.2 Nguyễn Khắc Bình là tướng bất-tài:

Xin mời độc-giả xem cái video clip "Nguyễn Khắc Bình nói sau cuộc hải chiến Hoàng Sa 19-01-1974 hạm đội Tàu rút đi". Đây là một trích-đoạn của cái clip "PHÓNG SỰ CỘNG ĐỒNG: Trò chuyện với những người tham chiến của cuộc chiến hải chiến Hoàng Sa", từ phút 03:00 cho tới phút 04:24, đăng trên Youtube ngày 18/01/2018 bởi SBTNOfficial.






Qua cái trích-đoạn, Nguyễn Văn Huy có ấn-tượng về Nguyễn Khắc Bình như là một anh xì-thẩu nói tiếng Việt , vì ảnh cứ lập đi lập lại hai tiếng "vấn-đề". Đó là do thiếu từ-ngữ để diễn-tả. Nói một cách khác, Việt-ngữ hơi yếu.

Nguyễn Khắc Bình cố ý nói sai lịch-sử để người nghe có ấn-tượng rằng hai bên Việt Nam Cộng Hòa và Trung Cộng đánh nhau bất phân thắng bại, vì ảnh cũng là người Tàu. Ảnh nói rằng đến ngày 20/01/1974 cả hai bên đều rút đi. Không những sai về thời-gian (vì Việt Nam Cộng Hòa đã rút đi trong ngày 19), mà ảnh còn sai luôn cả sự kiện, đó là hạm đội Tàu đã trúng đạn đến mức chỉ còn là "sitting ducks". Lúc đó Mỹ tìm cách cứu Tàu, mới nói láo với Việt Nam Cộng Hòa rằng radar cho thấy Mig 21 đang từ đảo Hải Nam bay xuống. Trong phần C.1(b) của bài "Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 1)", Nguyễn Văn Huy viết rằng Tổng-thống Gerald Ford là một anh đại-lưu-manh. Điều đó lại đúng trong việc ảnh sang nhượng Hoàng Sa của Việt Nam cho Trung Cộng theo kiểu "của người phúc ta" .

Kết-quả của cái tin vịt cồ của Mỹ là hạm đội Việt Nam Cộng Hòa cuống cuồng bỏ chạy. Lý-do là tàu chiến cổ-lổ-sỉ thời Đệ Nhị Thế-chiến chỉ là "sitting ducks" đối với chiến đấu-cơ phản-lực hiện-đại. Tới hồi Việt Nam Cộng Hòa có thể xác-định được rằng đó là tin vịt (vì căn-cứ Không-quân ở Đà Nẵng cũng có radar), mới ra lệnh cho hạm-đội quay trở lại đánh tiếp. Nhưng cuối-cùng lại ra lệnh về luôn. Đó là một nhược-điểm chí-tử của Nguyễn Văn Thiệu: thay-đổi mệnh-lệnh như chong-chóng.

Chỉ cần căn-cứ vào cuộc phỏng-vấn của SBTN về trận Hải-chiến Hoàng Sa là đủ thấy Nguyễn Khắc Bình thuộc loại ba xạo , không có tư-cách làm trùm tình-báo, mà chỉ có tư-cách làm âm-binh cho phù-thủy Lê Đức Thọ. Tuy nhiên, không có Nguyễn Khắc Bình thì những tin vịt mà Đặng Văn Quang cung-cấp cho Nguyễn Văn Thiệu không có ai bảo-kê. Thành ra, Lê Đức Thọ được cái thời là có một lúc hai anh Tàu đã leo lên những chức-vụ cao-cấp nhất của ngành tình-báo Việt Nam Cộng Hòa làm việc cho ảnh.


F.3 Trung Cộng móc-nối với người Tàu Việt để giúp Việt Cộng đánh thắng:

Việc móc nối hai anh Đặng Văn Quang và Nguyễn Khắc Bình phải có bàn tay của Trung Cộng nhúng vào, vì ba lý-do:

(a) Người Tàu Việt Nam mà làm chính-trị thì chỉ phục-vụ cho quyền-lợi của mẫu-quốc hoặc của chính mình, chứ không phục-vụ cho người Việt.

(b) Trước năm 1972 Trung Cộng vẫn còn nỗ-lực giúp Việt Cộng đánh thắng chiến-tranh Việt Nam. Hai tướng tình-báo sẵn-sàng làm theo lời yêu-cầu của Trung Cộng vì tham-vọng biến Việt Nam thành một tỉnh mới của Tàu.

(c) Nhưng sau khi Việt Cộng trở mặt chống lại sự thiết-kế của Trung Cộng thì quá muộn cho Trung Cộng lật lại thế cờ, và hai anh tướng chỉ còn cách làm theo lệnh của Việt Cộng. Lý-do hai ảnh cũng di-tản trước ngày 30/04/1975 luôn là vì Việt Cộng muốn tiếp-tục xài họ ở ngoại-quốc, hay hơn là nuôi ong tay áo. Mà ngay cả hai anh này cũng không có cái can-đảm ở lại Việt Nam, vì họ thừa biết Trung Cộng và Việt Cộng đã trở mặt nhau rồi. Ở lại Việt Nam sau chiến-tranh thì ắt là lành it, dữ nhiều, dù công-lao của họ đối với Việt Cộng lớn thế nào đi nữa.

Trong một đoạn văn được trích ra từ bài "Quan hệ Việt – Trung trong thập niên 70 thế kỷ 20", đăng trên trang web vnmilitaryhistory.net của Việt Cộng vào ngày 12/03/2013, có một câu đáng được chú-ý như dưới đây:

"2.2.3 Hiệp định Pa-ri ký kết Mỹ cút khỏi Việt Nam. Những người lãnh đạo Trung Quốc nói với lãnh đạo Đảng và nhà nước Việt Nam “ở Việt Nam cần ngừng ( chiến đấu) nửa năm, một năm, một năm rưỡi, hai năm càng tốt. Họ hoàn toàn ngừng viện trợ quân sự, tìm cách lôi kéo tướng tá và quan chức ngụy quyền Sài Gòn hợp tác với họ." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

Tướng-tá mà Trung Cộng muốn lôi kéo, nếu không phải là hai tướng Đặng Văn Quang và Nguyễn Khắc Bình, thì còn ai trồng khoai đất này nữa?

Có vẻ như Nguyễn Văn Thiệu tin-tưởng người Tàu hơn người Việt, do đó hai anh trùm tình-báo của ảnh đều có chất Tàu. Đặng Văn Quang là dân Sóc Trăng, nơi mà mật-độ người Tiều rất cao. Thời Việt Nam Cộng Hòa, Sóc Trăng và Bạc Liêu đều nằm trong tỉnh Ba Xuyên. Tỉnh-lỵ của tỉnh Ba Xuyên đặt tại Sóc Trăng (xem bài "Ba Xuyên"). Dân Bạc Liêu có câu: "Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu", đủ xác-nhận người Việt thuần-túy không có nhiều ở vùng đó. Nhưng theo thống-kê của Việt Cộng năm 2009, người Tàu ở Sóc Trăng đông gấp ba lần người Tàu ở Bạc Liêu (xem bài "Người Hoa tại Việt Nam"). Do đó, chính Sóc Trăng mới là trung-tâm sinh-hoạt thương-mại và chính-trị của người Tàu ở miền Tây.

Sự non-nớt về chính-trị của Nguyễn Văn Thiệu nằm ở chỗ tin dùng người Tàu. Trong một bài hịch đánh quân Thanh, đăng ở trang 180 của quyển "Quang Trung Nguyễn Huệ, anh-hùng dân-tộc" của Hoa Bằng (bản in của Đại Nam, California), Nguyễn Huệ nói: "Người phương Bắc không cùng nòi giống với chúng ta, cho nên bụng dạ cũng khác." Trong câu nói đơn-giản đó chứa đựng biết bao nhiêu kinh-nghiệm xương máu của ảnh.



Trang 180, Quang Trung Nguyễn Huệ - Anh hùng dân tộc, của Hoa Bằng



Trong thời Tây Sơn nổi dậy, có hai anh trùm người Tàu tên Lý Tài và Tập Đình hùa theo giúp sức. Nhưng sau này mấy ảnh phản-phé, do đó Nguyễn Nhạc căm thù người Tàu, gặp đâu giết đó . Do cái tính hồ-đồ, ảnh cho lính tàn-sát người Tàu ở Cù-lao Phố (Biên Hòa) và Bến Nghé (Chợ Lớn) để dằn mặt. Việc này khiến cho người Tàu căm -thù Tây Sơn. Họ ủng-hộ Nguyễn Ánh tối-đa cho đến lúc nhà Tây Sơn bị diệt vào năm 1802.






Hiện nay, có một người đang đóng vai-trò âm-binh cao-cấp hơn Nguyễn Khắc Bình rất nhiều, đó là Trump. Phù-thủy của Trump là Putin (xem phần "D. Donald Trump: một âm-binh trong tay của phù-thủy Putin" trong bài "Obama và Liên-minh Diệt Mỹ - Kỳ 2").


F.4 Người Tàu miền Nam bán lúa gạo cho Việt Cộng

F.4(a) Bằng-chứng về việc người Tàu miền Nam bán lúa gạo cho Việt Cộng:

Sau đây, xin trích một đoạn văn từ bài "Kinh tế Việt Nam Cộng hòa", đăng trên Wiki:

"Thập niên 1960, trong mấy năm đầu tình hình kinh tế Việt Nam Cộng hòa còn khá triển vọng. Năm 1965, Việt Nam Cộng Hòa đang từ xuất khẩu lúa gạo chuyển sang nhập khẩu lúa gạo. Nhập khẩu gạo tiếp tục đến tận năm 1975. Sản lượng giảm sút trong các năm từ 1965 đến 1968 là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đảo chiều này. Tuy nhiên, sản lượng đã tăng liên tục từ sau đó do diện tích canh tác lúa lẫn năng suất ngày càng tăng. Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam Cộng hòa đạt được nhiều tiến bộ nhờ sử dụng phân bón hóa học, cơ giới hóa, sử dụng giống mới. Vì vậy, nguyên nhân chính của việc Việt Nam Cộng hòa phải nhập khẩu gạo là do nhu cầu gạo từ vùng do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam kiểm soát tăng lên cùng với sự thâm nhập ngày càng nhiều của lực lượng từ miền Bắc Việt Nam." 35

35 Đặng Phong, "Kinh tế miền Nam Việt Nam thời kì 1955-1975", trang 230, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội (2004). Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam đã tiến hành thu mua gạo từ vùng do chính quyền Việt Nam Cộng hòa kiểm soát.



Mức sản-xuất lúa gạo của Việt Nam Cộng Hòa (đơn-vị tính là 1000 tấn)

(Hình trên được trích ra từ bài "Economy of the Republic of Vietnam" ("Kinh-tế của Việt Nam Cộng Hòa") của Wiki)


Từ thời Pháp-thuộc cho đến năm 1975, việc mua bán lúa gạo ở miền Nam từ thôn quê đến thành-thị đều nằm trong tay của người Tàu. Do đó, bài viết của Wiki đã chứng-thực sự việc người Tàu đã bán lúa gạo cho Việt Cộng để Việt Cộng có thể kéo dài chiến-tranh cho đến lúc toàn-thắng. Việc làm ăn bất-hợp-pháp này đã đạt tới mức-độ kinh-hồn như là Việt Nam Cộng Hòa nhập-cảng lúa gạo để nuôi béo bộ-đội Việt Cộng để họ có sức đánh mình, mãi cho đến ngày 30/04/1975 họ diệt chế-độ luôn! Chuyện như vậy xảy ra được chỉ vì hai anh tướng tình-báo người Tàu, Đặng Văn Quang và Nguyễn Khắc Bình, đã bao che cho các xì-thẩu làm ăn.


F.4(b) Hậu-quả của việc người Tàu bán lúa gạo cho Việt Cộng:

Ai cũng biết người Tàu là bậc thầy trong việc mua người. Những anh xì-thẩu ở miền Nam đã phá-hoại cuộc chiến chống lại Cộng-sản của nhân-dân miền Nam bằng cách mua chuộc các tướng-tá và quan-chức (từ ấp-trưởng, xã trưởng cho tới quận-trưởng, tỉnh-trưởng) của Việt Nam Cộng Hòa, để cho các thương-vụ bất-hợp-pháp được thành-công, và khiến cho chánh-quyền Nguyễn Văn Thiệu mang vết nhơ tham-nhũng không gột rửa được. Sự tham-nhũng tràn-lan trong chế-độ Việt Nam Cộng Hòa là lý-do chính đã tạo ra sự chán-nản của dân Mỹ và sự bỏ rơi của Quốc-hội Mỹ vào năm 1975. Người Việt tỵ-nạn luôn miệng đổ thừa "đồng-minh phản-bội", mà không nhìn nhận rằng chính nhân-dân Mỹ (thông qua Quốc-hội) quyết-định bỏ rơi Việt Nam, chứ không phải chánh-quyền Mỹ làm điều đó.

Nguyễn Văn Thiệu có mối quan-hệ tốt với Tưởng Giới Thạch nhưng lại không học được bài học về nguyên-nhân của sự thất-bại cay-đắng của Tưởng. Vì cái gì mà cọp Tưởng đành phải rời khỏi sơn-lâm Trung Hoa đại-lục và gậm mối căm-hờn trong cũi sắt Đài Loan cho đến hết cuộc đời (xem bài thơ "Nhớ rừng" của Thế Lữ) ? Tưởng Giới Thạch có vợ giàu người Hẹ (xem bài "Tống Mỹ Linh"). Không những anh em cột chèo của ảnh, Tôn Dật Tiên, là người Hẹ, mà ngay cả trong số tướng-lãnh cao-cấp của ảnh, cũng có cỡ 17 anh Hẹ (xem bài "List of Hakka people" trên Wiki). Tưởng Giới Thạch bị mấy anh thuộc-hạ người Hẹ xỏ mũi, cho nên xảy ra tình-trạng tham-nhũng tràn lan. Kết-quả là dân Mỹ bỏ rơi Tưởng, khi Tưởng đang bị lực-lượng Cộng-sản của Mao Trạch Đông đánh bại trên nhiều mặt trận. Tưởng, hết tiền để đánh, đành phải chạy ra Đài Loan vào năm 1949.

Nguyễn Văn Thiệu không hiểu cái tâm-địa phức-tạp của người Tàu, do đó ảnh đã phạm một lỗi-lầm nghiêm-trọng dẫn đến biến-cố 30/04/1975. Đó là đặt vận mạng của người Việt vào trong tay của người của dân-tộc khác. Điều chắc-chắn là hai anh tướng tình-báo Tàu đó đã lạm dụng quyền-thế và thả lỏng cho các đại-gia người Tàu tận tình khai-thác chiến-tranh cho lợi-ích riêng của họ. Những người Tàu giàu có, nhờ vào tiền của và trí thông-minh mà có thể sống phè-phỡn trên đầu, trên cổ của nhân-dân miền Nam.

Nhưng sau khi miền Nam thua trận, Việt Cộng mở những chiến-dịch cướp bóc tài-sản của những người đã giúp họ thắng trận. Như vậy, cuối-cùng những anh trọc-phú đó cũng phải chịu thua đám ăn cướp bất-lương do Trời sai tới . Đó gọi là "người hại không chết, Trời hại mới chết". Nhìn từ một khía-cạnh khác, có thể nói rằng đế-quốc tài-chánh mà người Tàu đã xây-dựng tại miền Nam trong suốt 100 năm đô-hộ của người Pháp (bằng cách giúp người Pháp khai-thác, bóc-lột người miền Nam và đồng-thời thủ-lợi cho chính họ) đã sụp-đổ ngay trước mắt họ.



Việt Cộng vào Chợ Lớn từ ngày 30/04/1975, và ngay sau đó bắt đầu những cuộc cướp-bóc có tổ-chức.

Tấm hình ở trên được trích từ bài "SAIGON - HCM City 1975" của manhhao. Tấm hình này không có xuất-xứ.


Sau ba năm trời cướp-bóc chán-chê qua những chiến-dịch như là đổi tiền, hiến tài-sản cho "Cách-mạng", kiểm-kê tài-sản, đuổi đi khu kinh-tế mới, v.v..., từ năm 1978 cho đến năm 1979, Việt Cộng đánh cú chót. Họ tổ-chức cho người Tàu được rời Việt Nam bằng ghe, tàu, nhưng mỗi người phải nộp 10 lượng vàng và dâng-hiến tài-sản, nhà cửa, còn lại cho chánh-quyền. Việt Cộng cũng nhân dịp này gởi cán-bộ tình-báo ra hải-ngoại nằm vùng, bằng cách cho trà-trộn theo những đoàn người tỵ-nạn



Vào ngày 21/11/1978, một chiếc tàu chở 2500 người tỵ-nạn Việt Nam, mà 3/4 là người Tàu, tới hải-phận Mã Lai. Chánh-phủ Mã Lai từ-chối không cho chiếc tàu đó vào bờ.


Tấm hình trên được trích từ bài "Fall of Saigon - Vietnamese Boat people" của manhhai, người sưu-tập hình-ảnh của Alain DeJean/Sygma/CORBIS.



Những người tỵ-nạn trên chiếc ghe cào trưng-bày những tấm biểu-ngữ để xin chánh-quyền Hồng Kông cho vào cảng, vào năm 1979.


Tấm hình ở trên được trích từ bài "Fall of Saigon - Vietnamese Boat people" của manhhai. Tấm hình này không có nguồn.


Xin độc-giả chú-ý: hàng chữ Tàu trên tấm vải bên phải gồm những chữ "vi 為 nhân 人 đạo 道 thỉnh 請 cứu 救 ngã 我 môn 们" ("vì nhân-đạo, xin cứu chúng tôi"). Hàng chữ Việt trên tấm vải bên trái là bản dịch của câu tiếng Tàu. Riêng chữ "môn 们" được viết bằng kiểu chữ giản-thể (kiểu chữ mà Trung Cộng xài), thay vì "môn 們" (theo kiểu phồn-thể mà Hồng Kông và Đài Loan xài). Còn những chữ còn lại đều được viết bằng kiểu phồn-thể.



G. Việt Cộng đánh nhau với Trung Cộng


G.1 Mao Trạch Đông chết trong tủi-nhục:

Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đã làm cho Mao Trạch Đông chết trong tủi-nhục vào năm 1976.

Mao Trạch Đông là người cung-cấp vũ-khí và tiền-bạc cho Việt Cộng, để họ phát-động chiến-tranh Việt Nam (xem bài '(62A) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 1) - Miền Bắc bị Mao Trạch Đông cúp viện-trợ quân-sự hoàn-toàn từ năm 1973 nhưng cả miền Nam đều bị mà mắt'), ngay sau khi Ngô Đình Diệm bị đảo-chánh (xem bài 'Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng' của Việt Cộng). Nhưng cũng chính Mao đã cúp hẳn viện-trợ quân-sự cho miền Bắc từ năm 1973, theo thỏa-ước ngầm với Nixon để có hiệp-định Paris. Lúc đó, Mao thách-thức Lê Duẩn và Lê Đức Thọ có giỏi thì cứ phá-hoại hảo-sự giữa Mao và Nixon đi (xem phần "B.1 Việt Cộng phát-động chiến-dịch 'Mùa hè đỏ lửa' sau khi Mỹ và Trung Cộng đồng-ý chấm-dứt chiến-tranh Việt Nam" của bài '(62A) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 1) - Miền Bắc bị Mao Trạch Đông cúp viện-trợ quân-sự hoàn-toàn từ năm 1973 nhưng cả miền Nam đều bị mà mắt').

Việc miền Nam bị chiếm khiến cho Mao Trạch Đông không còn mặt mũi nào để nhìn người Mỹ. Vào năm 1971, Nixon đã phản-bội đồng-minh Đài Loan qua việc đá đít Đài Loan ra khỏi Liên-hiệp-quốc và dành chỗ cho Trung Cộng. Đổi lại, Trung Cộng phải bảo-kê, giữ không cho Việt Cộng đánh chiếm miền Nam. Ấy thế mà chỉ hai năm sau ngày hiệp-định Paris được ký-kết Việt Cộng nuốt miền Nam mất tiêu .

Mao Trạch Đông cũng không còn mặt mũi nào để nhìn những đàn em trong đảng, bởi vì ảnh đã thất-bại trong chủ-trương nuôi Việt Cộng như nuôi một tên côn-đồ để làm tiền mấy anh nhà giàu như là Pháp và Mỹ (xem phần "A.5 Mao Trạch Đông nuôi côn-đồ để làm tiền nhà giàu" của bài '(62A) Trời định miền Nam thua cuộc chiến để dân-tộc có thể vươn lên (Kỳ 1) - Miền Bắc bị Mao Trạch Đông cúp viện-trợ quân-sự hoàn-toàn từ năm 1973 nhưng cả miền Nam đều bị mà mắt'). Cuối cùng Mao chết trong uất-hận và nhục-nhã . Xin độc-giả chú-ý là Mao chết vào tháng 9/1976, nghĩa là chỉ vào khoảng 1 năm 4 tháng sau ngày Việt Cộng chiến-thắng.

Sau này Đặng Tiểu Bình phát-động một cuộc chiến vào ngày 17/02/1979 để rửa nhục cho đảng Cộng-sản Trung Hoa (xem bài 'Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979' trên Wiki).

Trần Đĩnh, trong quyển "Đèn Cù 1", trang 461, từ dòng 7 đến dòng 9, cho rằng Bắc Kinh đánh Việt Cộng để thanh minh mình không xúi Việt Cộng xé hiệp định Paris chiếm Sài Gòn.



Trang 461, Đèn Cù 1 của Trần Đĩnh



Nhưng sự thực không phải vậy. Mao Trạch Đông và Nixon đã ước-định với nhau cùng cắt-giảm viện-trợ quân-sự cho Bắc Việt lẫn Nam Việt để cho hai bên không còn sức đánh nhau và tất-nhiên là không thể vi-phạm Hiệp-định Paris. Riêng miền Bắc không chỉ bị cắt-giảm, mà là bị cắt hết. Mao Trạch Đông chỉ chừa lại cho họ "cái lai quần để đánh" . Trong hoàn-cảnh như vậy, ai có thể nghĩ rằng Việt Cộng sẽ đánh thắng miền Nam được?

Do đó, Đặng Tiểu Bình đánh chỉ là để trả thù cho sự sỉ-nhục của đảng Cộng-sản Trung Hoa. Còn Chủ-tịch đảng, Mao Trạch Đông, chết sớm vì không chịu nổi cái tiếng "uổng công xúc tép nuôi cò, đến khi cò lớn, cò dò (dò phương-hướng), cò bay" .

Đa-số người Tàu có thói kiêu-ngạo. Lịch-sử của nước Tàu cho thấy họ thường bị Trời đánh làm cho mang nhục.

Ngày xưa, năm 1789, vua Càn Long cũng huyênh-hoang, tự-đắc, chỉ chờ Tôn Sĩ Nghị chiếm Việt Nam xong là sẽ xưng "Thập Toàn Lão Nhân". Rốt-cuộc, chỉ qua một ngày chiến-đấu ở Thăng Long, toàn bộ 300 ngàn quân Thanh bị quân Tây Sơn Nguyễn Huệ đánh cho "tanh-bành, té bẹ" . Đúng là "phiến giáp bất hoàn, chích luân bất phản" (trích "Hịch Tây Sơn" của vua Quang Trung). Tôn Sĩ Nghị cuống-cuồng bỏ chạy về Tàu, và cho tới lúc đó vẫn chưa hề biết được mặt mày của Nguyễn Huệ tròn, méo ra sao . Rốt cuộc cái gì gọi là "Thập Toàn Lão Nhân" chỉ là trò cười cho thiên-hạ mà thôi (xem bài "Thập toàn Võ công" trên Wiki) .

Về chiến-công của Nguyễn Huệ, xin độc-giả xem thêm bài "(116) Có những kẻ viết sử chỉ để dìm chiến-công của Quang Trung Nguyễn Huệ và ca-tụng người Tàu" của blog này.


G.2 Lê Duẩn và Lê Đức Thọ gài độ cho Nga, Tàu đánh nhau:

Gây chiến với Việt Cộng, Đặng Tiểu Bình không ngờ lại rước thêm cái nhục khác. Lý-do là Việt-Cộng đã ký với Nga một hiệp-ước tương-trợ về an-ninh vào 03/11/1978 (xem bài "Soviets and Vietnamese Sign Treaty, Warn Chinese"), rồi chửi Tàu ra-rả, lại còn đánh chiếm Campuchia nữa chứ! Thật là khinh người quá độ !

Đặng Tiểu Bình nóng máu, quyết-định đánh Việt Nam nhưng lại không dám đánh thẳng tay, vì làm như vậy sẽ rơi vào độc-kế của Thọ và Duẩn. Độc-kế đó là khiến cho Nga và Tàu đánh nhau, còn Việt Cộng " tọa 坐 san 山 quan 觀 hổ 虎 đấu 鬬" ("ngồi trên núi xem cọp đấu với nhau").


G.2(a) Lê Duẩn đã chuẩn-bị chiến-tranh trước khi Trung Cộng đánh vào năm 1979:

Chủ-trương gài cho Nga đánh Tàu là lý-do mà từ 5 tới 7 sư-đoàn của Việt Cộng, được bố-trí xung-quanh Hà Nội, lại cứ ngồi lỳ suốt cuộc chiến một tháng. Xin xem thêm chi-tiết trong phần "Vietnamese Pattern of Operations" ("Kiểu đánh của người Việt"), của bài 'The Sino-Vietnam War-1979: Case Studies in Limited Wars' ("Chiến-tranh Tàu-Việt 1979: những sự nghiên-cứu về những cuộc chiến có hạn-chế"). Tác-giả là đại-tá G.D. Bakshi của quân-đội Ấn Độ. Bài này đã được đăng trong tạp-chí Indian Defence Review, bộ 14(2), số báo tháng 07-09/2000. Việt Cộng chỉ dùng chừng 100 ngàn bộ-đội biên-phòng để cầm chân quân Tàu, và để cho Nga thấy tình-hình chiến-sự rất là thảm hại: 100 ngàn dân-quân Việt Cộng với toàn là súng nhỏ phải chống lại 600 ngàn lính chính-quy Trung Cộng và khoảng 550 chiến-xa và vô-số đại-pháo. Thực ra, Việt Cộng vẫn phải tung Sư-đoàn 3 Sao Vàng và Sư-đoàn 316 vào chiến-trường để chống lại hai mũi dùi chánh của Trung Cộng ở Lạng Sơn và Lào Cai (xem bài 'Quân TQ năm 1979: "Chưa thấy đội quân nào ô hợp, hôi của như thế"' đăng trên soha.vn).

Dụng-ý của Lê Duẩn là hối-thúc Nga đánh Tàu để cứu Việt. Độc thì thôi . Theo Lê Mã Lương, thiếu-tướng độc-nhãn của Việt Cộng, thì từ tháng 10 đến 12/1978 Lê Duẩn đã cho người bố-trí những trận địa dọc biên-giới Tàu-Việt và từng nói: "Có thể chúng ta phải đụng với 1 – 1,5 triệu quân của Trung Quốc" (xem bài "Tướng Lương: Dù TBT Lê Duẩn đã dự kiến, tôi vẫn chưa tin TQ đánh").

Sau đây, xin tóm-tắt những thông-tin được lấy từ bài viết "Việt Nam: Cuộc xâm lược của Trung Quốc và cố vấn quân sự Liên Xô", đăng trên forum "Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam" của Việt Cộng:

(a) 85% lực-lượng của Việt Cộng còn kẹt ở Campuchia khi Trung Cộng tấn-công.

(b) 29 sư-đoàn bộ-binh của Nga được điều-động tới Mãn Châu.

(c) 30 tàu chiến của Nga được gởi tới biển Đông để đối-phó với hải-quân Trung Cộng.

(d) Tình-báo của Nga và Việt Cộng xác-định được quân-đội Trung Cộng tại chiến-trường phía Bắc lên tới 600 ngàn người.


G.2(b) Nga tìm cách thoát ra khỏi vũng lầy của Việt Cộng:

Mưu-kế của Việt Cộng độc quá khiến cho anh Nga cũng lo sốt vó lên. Ảnh chỉ muốn thoát khỏi vũng lầy do Việt Cộng tạo ra , bèn gởi phi-cơ vận-tải qua để giúp đưa ba sư-đoàn Việt Cộng từ Campuchia về Hà Nội, chỉ trong vòng một tuần-lễ là xong.

Sau đây là một đoạn văn được trích ra từ bài báo "1979 - Cuộc chiến không thể lãng quên", đăng trên báo Petrotimes của Việt Cộng vào ngày 14/02/2014:

"Phi đoàn máy bay vận tải An-12 của Liên Xô đã lập cầu hàng không, chở Quân đoàn 2, Quân đội Nhân dân Việt Nam từ Campuchia về Lạng Sơn."

Cầu không-vận của Nga đã thành-công trong việc lôi cổ quân-đoàn 2 Việt Cộng về miền Bắc chiến-đấu, như được diễn-tả trong hai đoạn văn trong bài báo có tựa là "Không truy kích quân xâm lược năm 1979 vì chúng ta muốn hòa bình", đăng trên danviet.vn của Việt Cộng ngày 17/02/2018, như sau:

"Trước đó một tuần, ngày 27.2, Quân đoàn 2 - Binh đoàn Hương Giang đang làm nhiệm vụ truy quét Khmer Đỏ tại Kampot, Kampong Som (Campuchia) cũng được lệnh cơ động gấp toàn bộ lực lượng về nước.

"Cuộc chuyển quân thần tốc bằng cả đường biển, đường bộ, đường sắt và đường không bắt đầu từ 06/03/1979. Đến 11/03/1979 những đơn vị đầu tiên của quân đoàn gồm Sư đoàn bộ binh 304 (đoàn Vinh Quang), Lữ đoàn pháo binh 164 (đoàn Bến Hải), Lữ đoàn phòng không 673, tiểu đoàn trinh sát… đã về tới Hà Nội."(Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)

Nga giúp Việt Cộng chuyển quân mau-chóng, như vậy kế câu giờ của Lê Duẩn - chờ Nga và Tàu đụng-độ nhau ở Mông Cổ - có bị hỏng, hay không? Nga tưởng đâu mấy sư này sẽ xông vào đập quân Tàu túi-bụi liền. Nhưng không, mấy anh Sư-trưởng tỉnh queo, tuyên-bố cần nửa tháng nữa để bố-trí trận địa .


G.2(c) Trung Cộng cũng tìm cách thoát khỏi vũng lầy của Việt Cộng:

May-mắn cho Brezhnev, chính Đặng Tiểu Bình còn sợ vũng lầy của Việt Cộng còn hơn ảnh sợ nữa , và bằng bất-cứ giá nào cũng phải vọt ra. Do đó, sau 16 ngày tràn-ngập biên-giới Việt-Trung, vào ngày 05/03/1979, Trung Cộng tuyên-bố rút quân. Sau đó một ngày, quân-đoàn 2 Việt Cộng tại Campuchia mới bắt đầu chuyển quân thần-tốc , như đã đề-cập ở phần trên, để về giữ Hà Nội. Lúc bấy giờ giặc Tàu đã bắt đầu cuốn gói về Tàu, thì còn ai đâu để đánh tay đôi với mấy ảnh ? Hay thì thôi . Không phải chỉ có quân-đoàn 2 câu giờ, mà cả sư-đoàn 304 cũng thế. Xin trích một đoạn văn khác cũng từ bài báo "1979 - Cuộc chiến không thể lãng quên":

"Ngày 5/3/1979, Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Cùng ngày, Bắc Kinh tuyên bố đã "hoàn thành mục tiêu chiến tranh", "chiến thắng" và bắt đầu rút quân. Lúc đó, tại mặt trận Lạng Sơn, phía Việt Nam đã bày binh bố trận rất bài bản, chuẩn bị phản công trên quy mô lớn, đánh hiệp đồng quân binh chủng. Nếu không rút quân đúng thời điểm này thì quân Trung Quốc sẽ thiệt hại rất lớn, nhận hậu quả rất nặng nề, bị tiêu diệt gọn. Bởi lúc đó, Sư đoàn 337 của Việt Nam lên tham chiến từ ngày 2/3 tại khu vực cầu Khánh Khê ở Lạng Sơn để chi viện cho các đơn vị đang chặn đánh quân Trung Quốc. Nhưng 337 đến hơi muộn để thay đổi cục diện trận đánh tại Lạng Sơn." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)


G.3 Lời bàn của Nguyễn Văn Huy:

Nguyễn Văn Huy từng viết một bài có tựa là "Ý kiến về vài chi tiết trong loạt bài về Chiến Tranh Việt Trung 1979 của ông Huỳnh Tâm", đăng trên Dân Làm Báo vào ngày 07/11/2012. Bài không dài lắm, do đó xin trích đăng lại ở đây:

"Theo ý kiến của tôi, nguyên nhân của việc Cộng-sản Việt Nam bỏ rơi bộ đội biên phòng, và không cho bộ đội chính qui tham chiến là như thế này:

"(a) Vào ngày 03/11/1078 Việt Cộng đã ký kết 1 hiệp ước tương trợ về quốc phòng với Liên Xô (3 tháng trước khi chiến tranh Việt Trung 1979 xảy ra). Sau đó mấy ảnh chọc cho Trung Cộng nổi khùng lên đến mức độ Trung Cộng phải gây chiến để giữ mặt mũi. Thí dụ: ngày 25/12/1978 Cộng-sản Việt Nam tổng tấn công qua Miên, và chỉ sau 2 tuần đã chiếm được Nam Vang. Nếu Đặng Tiểu Bình không dám đánh, chắc anh Đặng chỉ có nước treo cổ tự vận để tránh cái nhục của một đại ca không bảo vệ được đàn em .

"(b) Khi chiến tranh đã bùng nổ, Cộng-sản Việt Nam vẫn chưa điều động quân chủ lực ở bên Miên về liền, và cũng vẫn chưa cho quân chính qui ở miền Bắc tham chiến. Mục đích của việc án binh bất động này là để cho Liên Xô thấy tình thế thảm hại quá, bắt buộc Liên Xô phải đánh Trung Cộng để cứu Việt Nam theo như hiệp ước tương trợ đã ký kết. Lúc bấy giờ khoảng 1 triệu rưỡi lính của Liên Xô và Trung Cộng đang dàn theo biên giới của 2 bên, chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào (xem bài "Sino-Vietnamese War" trên Wiki).

"Đây là độc chiêu "tọa sơn quan hổ đấu" (“ngồi trên núi xem hai con cọp đánh nhau”) của Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Gài được cái thế Nga đánh Tàu, e rằng trên thế giới hồi đó chỉ có hai anh Lê này mới nghĩ ra được. Nếu Nga và Tàu đánh nhau thì chắc cả khối thế giới tự do phải mang ơn 2 anh. Nhưng sự thật là 2 anh chẳng phải là thiện nam, tín nữ gì, mà chẳng qua là vì Cộng-sản Việt Nam và Trung Cộng đã ở cái thế “kẻ cắp gặp bà già” từ mấy chục năm về trước. Thí dụ: bác Hồ tình nguyện làm tay sai cho bác Mao, nhờ đó bác Hồ có súng đạn để đánh nhau với những đảng phái quốc gia và Pháp; ngược lại bác Mao ép bác Hồ ký hiệp định Geneve làm cho công đánh Điện Biên Phủ trở thành công toi, v. v … Cuối cùng thì mặt nạ “tình đồng chí thắm thiết” của hai bên đều rơi xuống, và phải đánh nhau thôi. Khỏi nói ai cũng biết cuộc chiến trực tiếp giữa Trung Cộng và Cộng-sản Việt Nam sẽ là một cuộc chiến không cân xứng. Do đó Cộng-sản Việt Nam phải tìm cách lôi kéo Liên Xô vào vòng chiến.

"(c) Liên Xô có hàng ngàn trái bom nguyên tử, trong khi đó Trung Cộng chỉ có vài trăm trái thôi. Đây cũng là một cuộc chiến không cân xứng. Do đó Đặng Tiểu Bình phải chạy qua Mỹ để xin đứng ké dưới cây dù nguyên tử của Mỹ. Hồi xưa, trước khi bác Mao phát động chiến tranh Triều Tiên, bác cũng phải cắt một mớ đất ở Nội Mông cho Liên Xô, để cho bác Staline chịu cho Trung Cộng đứng ké dưới cây dù nguyên tử của Liên Xô. Nhờ vậy, đề nghị dùng bom nguyên tử của tướng MacArthur vào cuộc chiến ở Triều Tiên mới bị Tổng Thống Truman từ chối. Bác Đặng năm 1979 cũng phải xài lại chiêu “ăn mày và bị gậy” của bác Mao, vì không còn chiêu nào hay hơn nữa. Mỹ chỉ bắt bác Đặng phải mở cửa thị trường Tàu, vì Mỹ không có thói lấy đất của nước khác làm lễ hiếu kính. Trong cái rủi lại có cái may, con cháu của bác Đặng làm ăn với Tây phương cũng khắm khá cho nên sau này bác Đặng được nhớ ơn.

"(d) Nhưng người Nga lại giống người Mỹ ở chỗ đánh nhau mà không đẻ tiền đẻ bạc thì nhất định phải gài số de. Do đó, Liên Xô chọn cách đứng sau lưng Việt Cộng và xô anh này đánh . Một anh đại tướng Liên Xô, Gennady Ivanovich Obaturov, được gởi qua Hà Nội, hỏi tại sao Việt Cộng không rút quân ở bên Miên về để tiếp viện cho chiến tranh biên giới. Việt Cộng nói có ít máy bay vận-tải quá. Anh tướng lập tức gởi rất nhiều máy bay vận tải quân sự qua Việt Nam để chở bộ đội từ Miên ra Bắc. Tuy việc điều quân đã xong rồi, lực lượng mới cũng chưa chịu xông ra chiến trường ngay. Việt Cộng “câu giờ” được thêm một hai tuần nữa thì Tàu rút quân về. Việt Cộng cũng không truy kích. Lý do là vì hai anh Lê chỉ gài độ cho Nga và Tàu đánh nhau thôi, chứ Việt Nam có tư cách gì đánh nhau với Tàu: kinh tế càng ngày càng lụn bại, dân số chỉ bằng một phần mười, ngoài ra súng đạn không tự làm ra được.

"Kết-luận: Lịch sử đã chứng minh rằng mỗi lần mấy anh trùm Cộng Sản mưu tính một chuyện đội đá vá trời nào đó, không những không có cái nào ích quốc lợi dân, mà còn dẫn đến cái chết của hàng vạn người, hàng triệu người. Tôi hy vọng rằng giả thuyết ở trên giải thích được một sự kiện mà ông Huỳnh Tâm đã nêu ra rằng Cộng-sản Việt Nam chỉ bắt đầu phản công sau khi quân Trung Cộng đánh tràn qua biên giới được ba ngày." (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Screenshot của bài viết "Ý kiến về vài chi tiết trong loạt bài về Chiến Tranh Việt Trung 1979 của ông Huỳnh Tâm" của Nguyễn Văn Huy trên Dân Làm Báo vào ngày 07/11/2012



Vì Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đã gài độ cho Nga và Tàu đánh nhau quá kỹ-lưỡng, do đó, Đặng Tiểu Bình đành phải nói trớ là đánh để dạy cho Việt Nam một bài học. Đó là cách bắn tiếng cho Nga biết rằng Tàu chỉ có ý-định vào Việt Nam "đái một bãi rồi rút ra" (Nguyễn Văn Ngân, trong trang 18 của bài viết "Phụ tá đặc biệt Nguyễn Văn Ngân nói gì về những bí ẩn quanh Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu?", cho biết đó là nguyên-văn lời của Nguyễn Văn Thiệu khi ổng giao cho tướng Hoàng Xuân Lãm nhiệm-vụ giải-cứu lực-lượng quân-đội Quốc-gia của chiến-dịch Hạ Lào 1971, lúc đó đang bị Việt Cộng bao vây).


G.4 Nhân-quả báo-ứng:

Sư-đoàn 3 Sao Vàng của Việt Cộng được thành-lập tại Bình Định vào năm 1965. Từ đó, cho tới hết chiến-tranh Việt Nam (30/04/1975), sư-đoàn này gây không biết bao nhiêu nợ máu với nhân-dân vùng Bình Định và Quảng Ngãi . Vào tháng 07/1978, sư-đoàn 3 được chuyển lên đóng ở Lạng Sơn (xem bài "Sư đoàn 3, Quân đội nhân dân Việt Nam"). Khi quân Trung Cộng tràn qua Lạng Sơn vào ngày 17/02/1979, sư-đoàn 3 Sao Vàng bị tràn-ngập nhiều lần. Sự kiện này được mô-tả trong bài viết đăng trên trang web vnmilitaryhistory của Việt Cộng có tựa là "Hóa đá hết rồi một thuở sống xa hoa". Xin trích ra một đoạn văn:

"Trên tuyến chính Lạng Sơn tháng 2-1979, sư-đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ trấn giữ biên cương. Xương máu người lính Sao Vàng đã góp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ Quốc. Em nghe một thống kê nói rằng:

"Lá cờ sư đoàn Sao Vàng trĩu nặng huân chương anh hùng của các tập thể, cá nhân; số thương binh, liệt sỹ sư-đoàn đã đến gấp ba lần biên chế của sư đoàn gồm ba trung đoàn bộ binh mang tên ba huyện của Bình Định và các đơn vị khác:"

Chỗ Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh có nghĩa rằng số lính bị thương-vong (casualty) gấp ba lần quân-số của sư-đoàn. Như vậy, coi như nó đã bị xóa sổ ít nhất một lần. Nói không chừng, bên kia thế-giới, vong-linh những người bộ-đội đó đã phải viết những bản tự-kiểm về những tội-ác của chính mình trong chiến-tranh, để nộp cho Diêm-vương .


G.5 Quân-đội nhân-dân anh-hùng Việt Cộng là chó săn của chế-độ:

Quân-đội nhân-dân Việt Cộng không có ai là anh-hùng hết, chỉ toàn là chó săn của chế-độ mà thôi. Đảng bảo cắn ai thì cứ cắn. Trong ba chục năm trời (1945-1975), quân-đội anh-hùng làm tôi mọi cho Trung Cộng chán-chê, hy-sinh xương máu đồng-bào Nam và Bắc để cho Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh và Bộ Chính-trị Việt Cộng nở mày, nở mặt đối với thế-giới với cái hư-danh "Chủ-nghĩa Mác Lê(-nin) Mao bách chiến, bách thắng muôn năm" (Nguyễn Văn Huy chế khẩu-hiệu miễn-phí cho Việt Cộng ).

Trong trận chiến ở đảo Gạc Ma, Trường Sa, năm 1988, sáu mươi bốn người bộ-đội hải-quân của Việt Cộng đã chết như những con chó săn hồ-đồ vì nghe lời Đảng không bắn trả, để mặc tình cho Trung Cộng đồ-sát (massacre) (xin xem bài "Thiếu tướng Lê Mã Lương xúc động kể lại trận chiến trên đảo Gạc Ma").

Nguyên-nhân của cuộc đồ-sát là Lê Đức Anh, Nguyễn Văn Linh và Bộ Chính-trị đã đồng-ý hiến đảo cho Trung Cộng để chuộc tội chống thiên-triều vào năm 1979. Nhưng họ dàn cảnh Trung Cộng tấn-công chiếm đảo để cho Bộ Chính-trị không bị mang tiếng phản-quốc. Tuy nhiên, Lê Đức Anh lại sợ Hải-quân Tàu bị thất-bại hoặc bị tổn-thất nặng, cho nên ra lệnh bộ-đội Việt Cộng không được nổ súng bắn trả trong mọi trường-hợp. Cái lệnh đó hàm chứa ý-nghĩa rằng Lê Đức Anh và Bộ Chính-trị đã biết trước lúc nào hải-quân Tàu sẽ tới thu-nhận ("tiếp-thu") đảo.


G.6 Hải-quân Trung Cộng đánh dở như hạch:

G.6(a) Hải-quân Trung Cộng không phải là đối-thủ của Hải-quân Việt Nam Cộng Hòa:

Vào năm 1974, Lực-lượng Đặc-nhiệm của Hải-quân Việt Nam Cộng Hòa đánh úp hạm-đội của Trung Cộng đang chiếm giữ quần-đảo Hoàng Sa. Tuy hai bên đều tổn-thương nặng, nhưng chỉ là vấn-đề thời-gian trước khi hạm-đội của Trung Cộng bị tiêu-diệt. Mỹ bèn phóng tin vịt rằng MIG-21 vừa cất cánh ở đảo Hải Nam và đang trên đường bay xuống Hoàng Sa. Mấy chiến-hạm cổ-lổ-sỉ thời Đệ Nhị Thế Chiến mà Mỹ viện-trợ cho Hải-quân Việt Nam Cộng Hòa không phải là đối-thủ của MIG-21, còn Không-quân Việt Nam Cộng Hòa thì bị Mỹ cấm xuất trận, do đó Lực-lượng Đặc-nhiệm chỉ còn nước cuống-cuồng bỏ chiến-trường mà chạy. Vấn-đề này đã được phân-tách trong phần "C. Gerald Ford chơi trò 'của người, phúc ta'" của bài '(142) Tại sao Không-quân Việt Nam Cộng Hòa không có mặt trong trận hải-chiến Hoàng Sa?'


G.6(b) Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh sợ Hải-quân Trung Cộng đánh thua:

Những anh Trung Cộng nằm vùng như là Tổng-bí-thư Nguyễn Văn Linh và Bộ-trưởng Quốc-phòng Lê Đức Anh thừa biết Hải-quân Trung Cộng đánh dở như hạch và đánh nhau với Hải-quân Việt Cộng sẽ không nắm được bao nhiêu phần thắng, do đó mới ra lệnh đám chó săn hồ-đồ không được cắn lại trong mọi trường-hợp .

Cái video clip dưới đây có tựa là "China´s massacre in Spratly islands [real footage 1988]", đăng trên Youtube ngày 28/05/2009 (link:






G.7 Cộng-sản Việt Nam hiến biển và đảo:

Xin độc-giả xem một đoạn văn được trích từ bài "Kỳ 1: Người về từ Gạc Ma", đăng trên báo mạng Một Thế Giới của Việt Cộng vào ngày 14/03/2018:

"Cựu binh Lê Hữu Thảo kể: “Thực hiện quyết tâm giữ đảo, cũng như tuân thủ tuyệt đối mệnh lệnh của cấp trên: không được phép tự ý nổ súng trước để Trung Quốc lấy cớ leo thang xung đột dẫn đến chiến tranh tổng lực, các chiến sĩ hải quân và công binh Việt Nam đã chiến đấu, giành giật lá cờ Tổ quốc với lính đổ bộ của Trung Quốc bằng tay không, kiềm chế đến mức tối đa, không nổ súng trước để Trung Quốc lấy cớ phát động chiến tranh xâm lược toàn bộ quần đảo Trường Sa”. (Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)



Screenshot của cái trích-đoạn của bài "Kỳ 1: Người về từ Gạc Ma"



Những chữ được nhấn mạnh chỉ rõ lý-luận lếu-láo của Bộ Chính-trị của Việt Cộng. Khi Việt Cộng xé hiệp-định Paris 1973 và xâm-chiếm miền Nam, họ có cần một cái cớ nào không? Không! Lý-do là kẻ cướp không cần có chính-nghĩa mới làm ăn cướp được. Trung Cộng và Việt Cộng đều là những kẻ cướp chuyên-nghiệp và không cần ai dạy bài học căn-bản đó.

Do đó, chỉ có một sự giải-thích có lý về cái lệnh của Bộ Chính-trị, đó là họ đã có hợp-đồng hiến đảo Gạc Ma cho Trung Cộng rồi. Hai người đóng vai-trò quyết-định trong việc ra lệnh này là Tổng-bí-thư Nguyễn Văn Linh, cha của chủ-tịch Quốc-hội Việt Cộng Nguyễn Thị Kim Ngân, và Bộ-trưởng Quốc-phòng Lê Đức Anh, cha thật của Nguyễn Tấn Dũng (xem phần "D.3 Nguyễn Tấn Dũng là con của ai?" của bài '(151) Việt Tân bịa chuyện Hồ Chí Minh là người Tàu').

Ngoài ra, trong cuộc họp báo ra mắt quyển sách "Gạc Ma, vòng tròn bất tử" vào ngày 10/07/2018 tại Sài Gòn, Chuẩn đô-đốc Lê Kế Lâm của hải-quân Việt Cộng tuyên-bố rằng hải-quân Việt Cộng không hề có kế-hoạch tác-chiến với hải-quân Trung Cộng, mà chỉ có kế-hoạch bảo-vệ Trường Sa. Chúng ta đã thấy cách hải-quân Việt Cộng bảo-vệ mà không cần phải tác-chiến rồi đó: đưa lưng khơi-khơi làm bia cho giặc bắn chơi, rồi hàng năm làm lễ thương-tiếc liệt-sĩ hy-sinh cho nền hòa-bình (giả-tạo) .

Xin xem cái video clip "Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: ‘Không có trận hải chiến Gạc Ma mà đó một cuộc thảm sát’", đăng trên Youtube ngày 10/07/2018 bởi TIỂU VŨ -TV - Entertainment, từ phút 06:30 tới phút 06:36.






Độc-giả cũng có thể chỉ coi cái trích-đoạn video clip đó trên trang Facebook của Nguyễn Văn Huy cho đở mất thời-giờ, như dưới đây:






G.8 Cộng-sản Việt Nam hiến đất:

Việt Cộng và Trung Cộng đánh nhau dài dài từ năm 1979. Cho tới năm 1988, hải-quân Việt Cộng biết Trung Cộng đang tìm cách chiếm Trường Sa, nhưng mấy ảnh lại không hề có kế-hoạch tác-chiến với hải-quân Trung Cộng. Như vậy, nếu không phải đảng Cộng-sản Việt Nam có ý-đồ hiến Gạc Ma cho Trung Cộng để chuộc tội với "thiên-triều", thì hành-động trốn-tránh trách-nhiệm bảo-vệ biển-đảo của hải-quân Việt Cộng phải được giải-thích như thế nào đây ?


Lê Đức Anh cũng từng đề-xướng vụ "bình-thường-hoá quan-hệ" với Trung Cộng (xem bài "Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông""Cuộc gặp giữa Đại tướng Lê Đức Anh và ông Giang Trạch Dân") mà kết-quả là Việt Cộng dâng biển, đảo (xem phần A.3(d) của bài viết "Vì Nguyễn-Phú-Trọng trả đũa Tập Cận Bình mà Đức Giáo-hoàng Benedict 16 phải từ-chức") và đất biên-giới để chuộc tội.

Nguyễn Mạnh Hà, viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, nguyên đại tá, chính ủy sư đoàn 308 "anh-hùng" , trong bài phỏng-vấn đăng trên báo Tuổi Trẻ "Bài học từ cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979", vào ngày 18/02/2013, cho biết:

"Chính vì vậy, năm 1988, khi Việt Nam chủ động rút quân chủ lực lùi xa biên giới 40km, tình hình biên giới lắng dịu ngay, và đến năm 1991 thì Việt Nam và Trung Quốc chính thức bình thường hóa quan hệ sau cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước ở Thành Đô, Trung Quốc."


Vào năm 1979, hàng ngàn bộ-đội biên-phòng Việt Cộng đã hy-sinh tính-mạng để giữ không cho quân Trung Cộng vô sâu quá 30 km (xem bài "Việt Nam: Cuộc xâm lược của Trung Quốc và cố vấn quân sự Liên Xô" đăng trên trang web vnmilitaryhistory.net ở trang 33, "Chiến tranh biên giới phía Bắc - P2"). Nhưng, đến năm 1988, Lê Đức Anh, Nguyễn Văn Linh (Tổng bí thư) và Bộ Chính-trị Việt Cộng đã bí-mật hiến cho Trung Cộng một dải đất sâu 40 km dọc theo đường biên-giới để chuộc tội chống thiên-triều . Hèn chi tình hình biên giới lắng dịu ngay như là có phép lạ . Năm xảy ra sự-việc này cũng là năm Lê Đức Anh cấm bộ-đội hải-quân Việt Cộng ở Gạc Ma bắn trả khi Trung Cộng đến tiếp-thu. Như vậy, đảng Cộng-sản Việt Nam là cái đảng bán nước .


Nguyễn Văn Huy

(Đăng vào ngày 16/08/2018, cập-nhật vào ngày 05/09/2022)

Những bài gốc ở Facebook:


Mục-lục của loạt bài này:







Nếu độc-giả có nhã-ý cho Like, xin nhấn nút Like trước và sau đó nhấn thêm nút Confirm ("xác-nhận"). Xin cảm ơn.