Hồ Chí Minh gian hùng sử (2) - Bán người (Kỳ 1)


Tóm tắt nội dung
(bài gồm khoảng 16 ngàn 700 chữ)

Sau cuộc ám-sát hụt quan Toàn-quyền Đông Dương bởi Phạm Hồng Thái và Lê Hồng Sơn năm 1924, tiếng-tăm của Việt Nam Quang Phục Hội của Phan Bội Châu nổi lên cồn. Khi đó, Nguyễn Ái Quốc vừa tới Quảng Châu. Ảnh muốn tóm-thâu Quang-Phục-Hội để biến thành cơ-sở của Cộng-sản. Quốc dùng Lâm Đức Thụ, người của Châu nhưng cũng là điềm-chỉ-viên của Mật-thám Pháp, trong việc bán Châu cho Pháp. Đầu năm 1925, Quốc đi Thượng-Hải để nghiên-cứu cách dụ Châu ra khỏi Hàng-Châu tới Thượng-Hải vào đúng ngày giờ nào đó để Mật-thám Pháp có thể bắt được. Kế-hoạch của Quốc rất "tuyệt-vời", cho nên vào đầu tháng 7/1925, Phan Bội Châu bị Mật-thám Pháp bắt đưa về Việt-Nam.



Phan Bội Châu sau khi bị Pháp bắt đưa về Việt Nam (tháng 07/1925)


(Tấm hình trên được scan từ trang bìa trước của quyển Tự Phán, do Anh-Minh xuất-bản vào năm 1956 tại Huế. Xin xem toàn trang trong bài "Hồ Chí Minh gian hùng sử (2) - Bán người (kỳ 2)")


(*) Xin độc-giả lưu-ý:
Sau khi nhấn vào một cái link để xem một đoạn văn bên trong bài viết (thí-dụ như "xem phần A.1", "xem phần B.2", v.v...), nếu muốn trở lại chỗ cũ, độc-giả chỉ cần nhấn vào nút "Back" hoặc mũi tên chỉ qua bên trái của browser.


Mục-lục
(trong phần Mục-lục, mỗi một câu đều là một cái link)







A. Ai báo cho Mật-thám Pháp bắt Phan Bội Châu ở Thượng-Hải vào năm 1925?


A.1 Lai-lịch của Lâm Đức Thụ:

Lâm Đức Thụ, một thành-viên của Tâm Tâm Xã, trở thành một điềm-chỉ-viên (informer) đắc-lực của Mật-thám Pháp ngay sau vụ ám-sát Merlin. Hiển-nhiên đó là kết-quả của những nỗ-lực của Mật-thám Pháp trong việc trả-đũa vụ ám-sát Toàn-quyền Merlin.



Lâm Đức Thụ.jpg
Lâm Đức Thụ


Hình được trích từ trang web:



Ở những trang 71 và 72, "Ho Chi Minh: the missing years 1919-1941", Sophie Quinn-Judge viết về Lâm Đức Thụ như sau:

A.1(a) "One of Phan Boi Chau's principal lieutenants, a graduate of a Beijing military academy, Lam Duc Thu (Agent Pinot) became an early recruit to Ho's secret group. He is now known to have been the son of Nguyen Huu Dan, fellow-student of Ho Chi Minh's father at the Quoc Tu Giam Academy in Hue.7"

("Một trong những người phụ-tá chánh của Phan Bội Châu, một học-sinh tốt-nghiệp của một trường võ-bị ở Bắc-Kinh, Lâm Đức Thụ (điệp-viên Pinot) trở thành một hội-viên đợt đầu của hội kín của Hồ. Bây giờ người ta biết ảnh là con trai của Nguyễn Hữu Đàn, bạn học của cha Hồ Chí Minh ở trường Quốc Tử Giám ở Huế 7")


7. Song Thanh et al., Ho Chi Minh 0 Quang Chau (Ho Chi Minh in Quang Chau), Hanoi: Nha Xuat Ban Chinh Tri Quoc Gia, 1998, p. 52.

("7 'Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu, 1924-1927', Song Thành chủ biên, xuất bản năm 1998 bởi Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Viện Hồ Chí Minh), trang 52")


A.1(b) "His reports to the Surete include occasional insights into how Ho operated, but he often appears to have been retailing second-hand gossip, as several of the Surete informers seem to have done. This can probably be explained by the fact that he was not accepted into the inner circle of Ho's confidants-but there is also a possibility that he was not always forthcoming to the Surete. Some of his collaborators, including two who became Ho's closest allies, Le Hong Son and Ho Tung Mau, apparently believed that Lam Duc Thu was passing useless information to the French in order to receive a subsidy for the Vietnamese group. 8"

("Những bản báo-cáo của ảnh cho Mật-thám Pháp đôi khi gồm có những sự tìm-hiểu về việc Hồ hoạt-động như thế nào, nhưng ảnh thường nhắc lại những lời đồn-đại qua cửa miệng của người khác, như là một vài người điềm-chỉ của Sở Mật-thám dường như đã làm. Điều này có thể được giải-thích bằng sự-kiện rằng ảnh không được chấp-thuận cho nhập vào nhóm người thân-tín của Hồ. Nhưng cũng có một khả năng là không phải lúc nào ảnh cũng nói hết cho Sở Mật-thám biết. Vài người đồng-sự với ảnh, gồm có hai người sau này trở thành đồng-minh gần-gũi nhất của Hồ - Lê Hồng Sơn và Hồ Tùng Mậu - hiển-nhiên tin rằng Lâm Đức Thụ trao cho Pháp những tin-tức vô-giá-trị để nhận được tiền trợ-cấp cho nhóm người Việt-Nam này. 8")


8. AOM, SPCE 365, Mission Noel, annexe a l'envoi no. 208,15 July 1925.

("8. AOM, SPCE 365, Điệp-vụ Noel, bản phụ-lục của công-văn số 208, 15/7/ 1925") (Trang 268, "Ho Chi Minh: the missing years, 1919-1941)


(*) Chú thích của Nguyễn Văn Huy:
Noel là một thám-tử của Sở Mật-thám Pháp, được gởi tới Quảng-Châu vào khoảng đầu năm 1925 để điều-tra coi Lý-Thụy có phải là Nguyễn Ái Quốc hay không. Xin xem trang 121, "Ho Chi Minh a life" của William Duiker, dưới đây:



Trang 121 Ho Chi Minh a life.jpg
Trang 121, "Ho Chi Minh: a life"



A.1(c) "On balance, however, it seems clear that the Surete reaped the greater benefit from Lam Duc Thu's services. He was, undeniably, an extremely useful agent until at least 1929. He was so sure of his worth that he made frequent requests for more money. In December 1926, for example, he complained that his salary was being paid with a long delay 'and moreover', he wrote, 'I never receive all that is due to me and the expense of my correspondence is ruining me.' 9

("Tuy nhiên, sau khi cân-nhắc, dường như rõ-ràng là Mật-thám được lợi nhiều hơn với sự phục-vụ của Lâm Đức Thụ. Không thể phủ-nhận được rằng ảnh là một điệp-viên cực-kỳ hữu-dụng, ít nhất cho đến năm 1929. Ảnh hiểu chắc giá trị của ảnh đến đổi ảnh thường-xuyên xin thêm tiền. Thí dụ như vào tháng 12/1926, ảnh phàn-nàn rằng tiền lương của ảnh bị giam lâu quá. Ảnh còn viết rằng: "Và hơn nữa, tôi chưa bao giờ nhận đủ tất cả những gì thuộc về tôi, và những phí-tổn trong việc giao-dịch đang làm tôi cháy túi. 9")


"9. AOM, SPCE 368, Mission Noel, envoi no. 356, 5 Dec 1926".

("9. AOM, SPCE 368, Điệp-vụ Noel, công-văn số 356, 5/12/1926") (Trang 268, "Ho Chi Minh: the missing years, 1919-1941)


A.1(d) "Working as a photographer in Canton, he took pictures of many early recruits to Ho Chi Minh's group.10"

("Sống bằng nghề chụp hình ở Quảng-Đông, ảnh chụp hình của nhiều hội-viên kỳ-cựu trong nhóm của Hồ Chí Minh. 10")


"10. AOM, SPCE 368, envoi no. 534, 29 Oct 1929"

("10. AOM, SPCE 368, công-văn số 534, 29/10/ 1929")(Trang 268, "Ho Chi Minh: the missing years, 1919-1941)


A.1(e) "These would be used in 1930-1 by the French police to identify communist suspects. Yet only at the end of 1929 did the communists in southern China become convinced that Thu's allegiance belonged to the French. 11

("Những tấm hình này sẽ được dùng trong những năm 1930-1931 bởi cảnh-sát Pháp, để nhận-diện những kẻ tình-nghi cộng-sản. Nhưng chỉ đến cuối năm 1929, những người cộng-sản ở miền Nam nước Tàu mới tin rằng Thụ chỉ trung-thành với Pháp. 11")


"11. AOM, SPCE 383, Mission Noel, envoi no. 537, letter of 8 Nov. 1929.

("11. AOM, SPCE 383, Điệp-vụ Noel, công-văn số 537, lá thư ngày 8/11/1929") (Trang 268, "Ho Chi Minh: the missing years, 1919-1941)


A.1(f) "In early 1925 Thu was able to warn the French that Ho Chi Minh was (End of page 71) in China and using the pseudonym Ly Thuy. 12

("Vào đầu năm 1925, Thụ đã có thể cảnh-cáo người Pháp rằng Hồ Chí Minh đang ở Tàu và dùng tên giả là Lý-Thụy. 12")


"12. AOM, SPCE 365, note Noel no. 155, 24 May 1925"

("12. AOM, SPCE 365, chú-thích của Noel số 155, 24/05/1925") (Trang 268, "Ho Chi Minh: the missing years, 1919-1941)


A.1(g) "Ho's careful efforts to keep his presence a secret from the French were all to no avail."

("Những nỗ-lực cẩn-thận của Hồ trong việc giữ kín không cho Pháp biết sự có mặt của ảnh đều trở nên vô-ích")



Trang 71, "Ho Chi Minh: the missing years, 1919-1941".



A.2 Nhu cầu tiêu xài lớn của Lâm Đức Thụ:

Nhu cầu tiêu xài lớn của Lâm Đức Thụ đuợc Hoàng Văn Chí mô tả qua hai trích đoạn từ quyển “Từ Thực-dân đến Cộng-sản” như dưới đây:

“Vì đưa thanh niên ra ngoài để sau ít năm bán cho Pháp nên Lâm Đức Thụ được mệnh danh là “lái thanh niên”. Hắn trở nên cực kỳ giàu có và sống rất sa hoa ở Hồng Kông. Nhưng chỉ mấy năm sau, vì không còn thanh niên để bán nên Thụ hết tiền, không còn phương tiện sinh nhai, phải xin Pháp trợ cấp và che chở cho về Nam Vang, và sau cùng về sinh quán ở Thái Bình. Gặp cuộc khởi nghĩa Việt Minh, Thụ hoảng sợ, nhưng để thoát thân, hắn bí mật đến yết kiến ông Hồ, lúc ấy đã trở thành Chủ tịch chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ông Hồ hứa che chở cho Thụ, nhưng bảo Thụ phải về sống yên ổn ở làng, không được tiết lộ những hoạt động của hai người lúc còn ở Hồng Kông. Thụ về Kiến Xương sống yên ổn trong mấy năm liền, nhưng vào khoảng năm 1950, khi quân đội Pháp tiến gần đến huyện, thì cán bộ Việt Minh theo cẩm nang của Đảng đã giao sẵn từ trước, bỏ Lâm Đức Thụ vào rọ mang trôi sông. Thụ để lại một người vợ Tàu và mấy đứa con lai.” (Trang 40, dòng 7-23)



Trang bìa 'Từ Thực dân đến Cộng sản'.jpg
Bìa trước của quyển "Từ Thực-dân đến Cộng-sản"



Trang 40, "Từ Thực-dân đến Cộng-sản".



“Tháng 5, 1927, Thụ triệu tập toàn quốc đại hội tại Hồng Kông. Trong nước phái đại biểu sang dự, nhưng ba đại biểu tỏ ý bất bình vì nhận thấy Thụ sinh sống một cách quá xa hoa. Hắn ở một khách sạn vào bực sang nhất, uống rượu whisky và hút xì gà Manila loại hảo hạng. Họ trông rõ tổng bộ ở Hồng Kông đã “hủ hoá” và “hữu khuynh” nên khi họ đề nghị bỏ Thanh niên, lập Cộng sản, và đề nghị của họ bị Thụ bác bỏ, họ đập cửa ra về.” (Trang 74, dòng 14-21)



Trang 74 Từ Thực dân đến Cộng sản.jpg
Trang 74, "Từ Thực dân đến Cộng sản"



A.3 Có chứng-cớ cho việc Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) bán Phan Bội Châu hay không?

A.3(a) Thông-tin của Dennis Duncanson:
Trong "Ho Chi Minh in Hong Kong, 1931-32", trang 98, chú thích số 74, Duncanson trích dẫn một nguồn thông tin:

“It has even been asserted (without evidence) that Phan-boi-Chau's intended movements, leading him into a Sûreté trap, were given away somehow by Ho personally. G. Boudarel, "Mémoires de Phan Boi Chau," France-Asie (Paris, 1968), No. 194, p. 197.”

("Người ta khẳng định (không có chứng cớ) rằng chính Hồ (Chí Minh) đã điềm chỉ (mật báo) hành tung của Phan Bội Châu, làm cho Châu bị rơi vào bẫy của Mật-thám Pháp. Xem “Hồi ký của Phan Bội Châu”, G. Boudarel viết, France-Asie (Paris, 1968) xuất bản, số 194, trang 197")



Trang 98 Duncanson.jpg
Trang 98, "Ho Chi Minh in Hong Kong, 1931-32" của Duncanson



(*) Chú thích của Nguyễn Văn Huy:
(i) "Hồi ký của Phan Bội Châu" là cuốn Tự Phán. do Phan Bội Châu viết bằng tiếng Hán và tự dịch sang tiếng Quốc-ngữ. Có nhiều bản in khác nhau và những tựa-đề khác nhau. Điều này sẽ được giải-thích trong bài "Hồ Chí Minh gian hùng sử (2) - Bán người (kỳ 2)"


Duncanson trích dẫn tài liệu của Georges Boudarel. Anh này trình bày và chú thích sách của Phan Bội Châu do Cộng-sản Bắc-Việt sửa-chữa và in trước 1975, chứ không dùng ấn-bản theo đúng nguyên-tác của nhà xuất-bản Anh-Minh ở Huế. Anh này là một người Cộng-sản Pháp, từng bị lính Pháp tố cáo là đã giúp Việt-Minh tra tấn và lấy cung tù binh Pháp trong chiến tranh Việt-Pháp. Do đó, nếu ảnh bênh vực Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) thì cũng không có gì là lạ. Xin xem thêm ở đây :


A.3(b) Thông-tin của Sophie Quinn-Judge:
Ở trang 75, "Ho Chí Minh: the missing years, 1919-1941", Sophie Quinn-Judge viết:

A.3(b)(1) "In the anti-communist version of Ho Chi Minh's assumption of leadership in Canton, he was forced to inform against Phan Boi Chau in order to rid himself of his only real competitor. This story has it that Ho informed the French police of his rival's movements and then lured him to an address in Shanghai's international settlement, where the venerated patriot was arrested. 30


("Theo những người chống Cộng, để đoạt quyền lãnh-đạo ở Quảng-Châu, Hồ Chí Minh bắt-buộc phải điềm-chỉ Phan Bội Châu để loại trừ đối-thủ nặng ký duy nhất. Câu chuyện đặt ra là Hồ đã báo cho Mật-thám Pháp hành-tung của đối-thủ của ảnh và kế đó dụ anh đó tới một địa-chỉ trong tô-giới quốc-tế ở Thượng-Hải và nhà ái-quốc bị bắt ở đó. 30")


"30. Hoang van Chi, From Colonialism to Communism: A Case History of North Vietnam, New York: Praeger, 1964, p. 18"

("30. Hoàng Văn Chí, "Từ Thực-dân đến Cộng-sản", New York: Frederick A. Praeger, 1964, trang 18.") (Trang 269, "Ho Chi Minh: the missing years, 1919-1941)



Trang 38, "Từ Thực-dân đến Cộng-sản", có nội-dung mà Sophie Quinn-Judge đề-cập đến trên kia.



A.3(b)(2) "Part of the rationale for Ho's action, in addition to his desire to be rid of a rival, is said to have been his need for the money the French had placed on Phan's head. Ho is also said to have calculated that the protests which Phan's arrest would cause in Vietnam would stimulate resistance against the French. 31"

("Ngoài việc Hồ muốn loại-trừ đối-thủ, người ta còn cho rằng một phần của lý-thuyết cho hành-động của Hồ là ảnh cần tiền thưởng mà Pháp đã treo giá cho cái đầu của Phan. Hồ cũng được cho rằng đã tính-toán tới những sự chống-đối do việc bắt Phan gây ra sẽ khích-động sự chống Pháp. 31")


"31. Robert Turner, Vietnamese Communism: Its Origins and Development, Stanford, CA: Hoover Institution Press, 1975, pp. 8-9."

("31. Robert Turner, "Cộng-sản Việt-Nam: nguồn-gốc và sự phát-triển", Stanford, CA: Hoover Institution Press, 1975, những trang 8-9.") (Trang 269, "Ho Chi Minh: the missing years, 1919-1941)


A.3(b)(3) "From Lam Duc Thu's reports, however, it appears unlikely that Ho was involved in turning over Phan to the Surete. These reports make it clear that Thu had been informing the French of Phan's activities for some time, at least since 1924. 32."

("Tuy-nhiên, dựa trên những bản báo-cáo của Lâm Đức Thụ, có vẻ như chuyện Hồ có dính-líu tới việc nộp Phan cho Mật-thám Pháp không thể xảy ra được. Những bản báo-cáo này cho thấy rõ-ràng là Thụ đã báo-cáo với Pháp những hoạt-động của Phan Bội Châu trong một thời-gian, ít nhất là từ năm 1924. 32")


32. AOM, SPCE 354, file 'Lettre des Russes', annexe a la note no. 197, 5 Jan. 1925; the envelope from this letter addressed to Phan Boi Chau and Lam Duc Thu from the two Russian advisers was passed to the Surete by their agent Pinot."

("32. AOM, SPCE 354, hồ-sơ "Lá thư của những người Nga", bản phụ-lục của chú-thích số 197, ngày 05/01/1925; cái phong-bì của lá thư này (do hai người cố-vấn Nga gởi tới địa-chỉ của Phan Bội Châu và Lâm Đức Thụ) được chuyển qua Sở Mật-thám bởi điệp-viên Pinot của Sở.")


A.3(b)(4) "So when the French decided the time had come to arrest Phan, they should not have had any difficulty in discovering his movements. He was indeed picked up in July 1925 (probably not June, as is often assumed, based on Phan's own memoirs) and shipped back to Hanoi. (Lam Duc Thu reported that Phan was planning to come to Canton at the end of July 1925; he had not yet been arrested according to this report at the end of June, 1925. 33)"

("Do đó, khi người Pháp quyết-định rằng đã đến lúc bắt Phan, họ sẽ không gặp khó-khăn nào trong việc khám-phá ra những sự đi-lại của ảnh. Thực ra, ảnh bị lượm vào tháng 07/1925 (có lẽ không phải tháng Sáu, như người ta cứ căn-cứ vào hồi-ký của chính Phan mà thường cho rằng như vậy) và mang trở lại Hà-Nội. (Lâm Đức Thụ báo-cáo rằng Phan đang có kế-hoạch đến Quảng-Châu vào cuối tháng 07/1925; vào cuối tháng 06/1925, ảnh chưa bị bắt, theo báo-cáo này.33.")


33. AOM, SPCE 365, annexe a l'envoi 208, 15 juillet 1925. Hue Tam Ho Tai, e.g., gives the date of PBC's arrest as 18 June 1925 in Radicalism and the Origins of the Vietnamese Revolution, p. 140. The French Rapport de la Commission d'Enquête sur les Evénements du Nord-Annam, p. 9, gives the arrest date as July 1925."

("33. AOM, SPCE 365, bản phụ-lục của công-văn 208, 15/07/1925. Hồ Tài Huệ Tâm, chẳng hạn, cho ngày Phan Bội Châu bị bắt là 18/06/1925 trong quyển "Chủ-nghĩa Cấp-tiến và những nguồn-gốc của cuộc cách-mạng Việt-Nam", trang 140. "Báo-cáo của Ủy-ban Tra-vấn về những biến-cố ở Bắc-kỳ" của người Pháp, trang 9, cho biết ngày bắt là tháng 7/1925")

(Nguyễn Văn Huy đánh số thứ tự cho những đoạn văn)



B. Những luận-cứ sai lầm của Sophie Quinn-Judge:


B.1 Sai-lầm trong việc chuyển-đổi âm-lịch sang dương-lịch:

B.1(a) Quinn-Judge, trong phần A.3(b)(4), cho rằng Phan Bội Châu nói sai ngày tháng bị Pháp bắt. Chị chuyển-đổi ngày bắt-bớ ghi bằng âm-lịch (11/05/Ất-Sửu) trong hồi-ký của Châu (xin xem trang 220, quyển "Tự Phán", ở phần B.5(a) ở dưới) ra dương-lịch thì nhằm vào tháng 06/1925. Còn chị Hồ Tài Huệ Tâm (một giáo-sư đại-học người Việt ở Mỹ) dựa vào ngày tháng âm-lịch trong "Tự Phán" để tính ra một ngày dương-lịch cụ-thể, đó là ngày 18/06/1925.

B.1(b) Tiếc rằng cả hai chị Tiến-sĩ, Professor gì đó đều trật-lất hết. Khi đổi ra ngày dương-lịch, nó là 01/07/1925, nếu dùng múi giờ thứ 7 (giờ Đông-Dương) làm chuẩn để đổi lịch. Nếu chọn múi giờ thứ 8 (giờ Bắc-Kinh), thì ngày âm-lịch là 02/07/1925. Lý do là trong năm 1925 có hai cái tháng 4 âm-lịch (theo quyển lịch "Thế Kỷ 20" của nhà xuất bản Văn Hóa in vào năm 1987, tại Sài Gòn), tức là tháng 4 âm-lịch "nhuận" (nhuận 閏: dư-thừa). Lịch "Thế Kỷ 20" tính theo múi giờ Đông-Dương. Xin xem hai trang 66 và 67 dưới đây.



Trang 66  Lịch Thế kỷ 20.jpg
Trang 66, "Lịch Thế-kỷ 20"



Trang 67  Lịch Thế kỷ 20.jpg
Trang 67, "Lịch Thế-kỷ 20"



B.2 Sophie Quinn-Judge cho rằng Mật-thám Pháp đã biết chỗ ở của Phan Bội Châu:

Quinn-Judge, trong phần A.3(b)(3), cho rằng từ năm 1924 Thụ đã báo-cáo với Pháp về những hoạt-động của Phan Bội Châu. Do đó, trong phần A.3(b)(4), chị ta cho rằng khi Pháp cần thì cứ lượm Phan (kiểu như bắt con gà ở trong chuồng ). Điều đó có thể được hiểu là Mật-thám Pháp chả cần tới lá thư dụ Châu tới Thượng-Hải do Lâm Đức Thụ hay Nguyễn Ái Quốc viết, mà vẫn có thể chận-bắt Châu một cách ngon-lành. Chị Quinn-Judge nghĩ như vậy, vì chị ta căn-cứ vào lá thư của hai người cố-vấn Nga gởi tới địa-chỉ của Phan Bội Châu và Lâm Đức Thụ. Chị ta suy-đoán rằng Sở Mật-thám đã biết chỗ ở của Châu ở Hàng-Châu rồi, do đó muốn bắt lúc nào mà chả được.


B.3 Phan Bội Châu thường-xuyên thay-đổi chỗ ở:

Dường như Quinn-Judge tin rằng Phan Bội Châu cư-trú ở một chỗ nhất-định, do đó mới có ý-nghĩ rằng Mật-thám Pháp có thể bắt nguội ảnh dễ-dàng. Dân Mỹ cũng có ý-nghĩ ngây-thơ như vậy, khi Obama công-bố Bin Laden bị giết sau khi từ bỏ núi rừng, về thành sống an-cư lạc-nghiệp với đàn bà và con nít . Xin xem thêm vấn-đề này ở đây:

Obama và Liên-minh Diệt Mỹ - Kỳ 1


Trái với sự tưởng-tượng của chị ta, trong thời-gian ở Hàng-Châu, Phan Bội Châu thường-xuyên thay-đổi chỗ ở. Xin độc-giả xem một đoạn văn trong trang 209 của "Tự Phán" được trích dẫn ở dưới đây:



Trang 209 (phần trên), "Tự Phán" (bản in của Nhân-chủ Học-xã)



Xin độc giả chú ý câu này:

"Chỉ giận vì đất gần Thượng-Hải, mật-thám Pháp đi lại liền liền, mà lại có ma tâm-phúc của mình nữa, nên tôi cũng tởm ngại không dám ở nhất-định."

"Ma tâm phúc của mình" chính là những anh điềm-chỉ-viên, trong đó có Phan Bá Ngọc và Lê Dư. "Không dám ở nhất-định" có nghĩa là thường-xuyên thay đổi chỗ ở, để cho Pháp không đủ thời-giờ bố-trí việc bắt cóc hoặc ám-sát.


B.4 Mật-thám Pháp chỉ có thể biết được địa-chỉ để nhận thư-từ của Phan Bội Châu:

Theo Quinn-Judge, lá thư của hai người cố-vấn Nga gởi cho Phan Bội Châu và Lâm Đức Thụ được Thụ chuyển lại cho Mật-thám Pháp vào ngày 05/01/1925 (xem chú-thích số 32, phần A.3(b)(3)). Từ lúc đó đến lúc Phan Bội Châu bị bắt là khoảng thời-gian sáu tháng trời, chứ không phải sáu ngày hay sáu tuần. Do đó, trừ-phi Quinn-Judge đưa được bằng-cớ chứng-minh ngược lại, địa-chỉ trên phong-bì chỉ có thể là địa-chỉ để liên-lạc, và chúng ta có thể tin rằng (nghĩa là cứ tiếp-tục giữ quan-điểm của chính mình ) Châu đã thay-đổi chỗ ở ít nhất cũng vài lần trong thời-gian sáu tháng.

Nơi duy-nhất mà Pháp có thể biết được là nhà của Hồ Học Lãm (vì Phan Bá Ngọc đã từng ăn ngủ ở đây), nhưng lẽ dĩ nhiên là Châu sẽ không trú-ngụ ở đây. Nhà đó có thể là một nơi nhận thư từ (thí-dụ như khi Thụ gởi thư cho Châu), nhưng người đến lấy thư không phải là Châu, mà sẽ là một người giao-liên nào đó. Đó là một nguyên-tắc bảo-mật phòng-gian sơ-đẳng của những hội kín.



Hồ Học Lãm ở Nhật vào năm 1923.jpg
Hồ Học Lãm ở Nhật vào năm 1923


Hình ở trên được trích ra từ trang web:

"Hồi tưởng về cha tôi - Chí sĩ Hồ Học Lãm [I]"


B.5 Bằng cách nào Mật-thám Pháp cập nhật được sự đi-lại của Phan Bội Châu trước lúc bắt?



Nhà ga Hàng Châu đầu thế kỷ 20.jpg
Nhà ga Hàng Châu vào đầu thế kỷ 20


Hình được trích từ trang web:

Hangzhou Railway Station


(a) Phải chăng Mật-thám Pháp đã mướn một anh thầy bói Tàu sống ở Hàng-Châu có khả-năng linh-ứng? Khi Phan Bội Châu lên đường đi Quảng-Châu, mí mắt của anh thầy bói giựt-giựt . Ảnh máy-động tâm-cơ, bèn lật-đật gieo một quẻ, biết được Châu sẽ đi tới nhà ga Hàng-Châu, rồi từ đó sẽ đi Thượng-Hải chứ không phải đi Bắc-Kinh hay Trùng-Khánh. Sau đó, thầy bói bèn kêu thám-tử ở Hàng-Châu đánh điện-tín báo tin cho Mật-thám Pháp ở Thượng-Hải, để rồi Mật-thám Pháp cho xe chở bốn tên cốt-đột (thám-tử Pháp) tới nhà ga Thượng-Hải chờ sẵn để bắt Châu .



Nhà ga Bắc Thượmg Hải vào năm 1929.jpg
Nhà ga Bắc Thượmg Hải vào năm 1929. Đây cũng là nơi Phan Bội Châu bị Mật-thám Pháp bắt cóc vào năm 1925.


Hình được trích từ trang web:

"Read the history of Shanghai by Shanghai postcards"


(b) Về diễn-tiến thực-sự của việc bắt Phan Bội Châu, xin độc-giả kiểm tra với những trang 220 và 221 của quyển Tự Phán (bản của Nhân-chủ Học-xã) dưới đây để thấy sự bố-trí cực-kỳ chính-xác và tinh-xảo của Mật-thám Pháp. Có thể nói rằng họ đã có khả-năng cập-nhật từng phút một sự đi-đứng của Châu ở nhà ga Thượng-Hải.



Trang 220 Tự Phán.jpg
Trang 220, "Tự Phán" (bản in của Nhân-chủ Học-xã)



Trang 221, "Tự Phán" (bản in của Nhân-chủ Học-xã)



B.6 Những điều-kiện an-ninh ở Hàng-Châu rất bất-lợi cho âm-mưu bắt Phan Bội Châu:

B.6(a) Việc bắt Phan Bội Châu không đơn-giản như chị Quinn-Judge tưởng. Mật-thám Pháp thừa biết nhà của Hồ Học Lãm ở Hàng Châu là chỗ liên-lạc của Phan Bội Châu, và đã từng cho người tới gặp Châu dụ hàng, nhưng không dám ra tay bắt cóc khi Châu từ-chối. Nếu không, với sự trợ-giúp của Phan Bá Ngọc và Lê Dư, Mật-thám Pháp đã lượm Châu từ kiếp nào rồi.

Về việc Mật-thám Pháp đã tiếp-xúc với Phan Bội Châu, xin độc giả xem những trang sách được trích ra từ quyển "Tự Phán":



Trang 202, "Tự Phán" (bản in của Nhân-chủ Học-xã)



Trang 203, "Tự Phán" (bản in của Nhân-chủ Học-xã)



B.6(b) Nhân-vật Phan Bá Ngọc mà Phan Bội Châu đề cập đến trong trang 202 và 203, chính là một người điềm-chỉ-viên đắc-lực của Pháp. Trong năm 1918, Ngọc và một điềm-chỉ-viên khác tên là Lê Dư (Lê Dư có biệt-hiệu là Sở Cuồng, lại là cha vợ của Hoàng Văn Chí, thế mới chết ) lừa Châu đi vận-động với chánh-quyền Quảng-Đông để thả một nhà cách-mạng Việt-Nam ra khỏi tù, để rồi khi người này và hai nhà cách-mạng khác (từng trốn tù Côn-Đảo ra) lên tới Thượng-Hải thì lọt vào tay Pháp, rồi bị giải về Việt-Nam. Câu chuyện đó được mô-tả trong "Tự Phán" như sau:



Trang 199 Tự Phán.jpg
Trang 199, "Tự Phán". Xin chú ý: do lỗi-lầm của người thiết-kế sách (book designer), số thứ-tự của trang kế sẽ là 201, thay vì 200.



Trang 201, "Tự Phán" (bản in của Nhân-chủ Học-xã)



Xin độc-giả chú ý: người chủ mưu chính là Phan Bá Ngọc, mà Ngọc lại là con của Phan Đình Phùng, do đó Phan Bội Châu mới dùng tiếng "phản cha".


B.6(c) Hàng-Châu, nơi Châu trú-ngụ, nằm trong địa-bàn hoạt-động của Tưởng-Giới-Thạch. Châu được sự che-chở của Tưởng. Sau đây là một chứng-cớ về mối quan-hệ giữa Phan Bội Châu và Tưởng Giới Thạch, trích từ quyển "Tự Phán" của Phan (viết vào năm 1929), xuất bản bởi Nhân Chủ Học Xã (Garden Grove, California, Mỹ) nhưng không đề năm:

"Cải tổ Việt Nam Quang Phục Hội làm Việt Nam Quốc Dân Đảng"

"Tháng 7 năm ấy (1924) về Quảng Đông tôi đình trú lại 3 tháng nhân vì kinh dinh mọi việc cũng quan hệ.

(bỏ một đoạn)

"Vừa lúc ấy Tưởng Giới Thạch tiên sinh đương làm Hoàng Phố quan quân học hiệu hiệu trưởng, Lý Tề Thâm tiên sinh làm Giám đốc. Tôi cùng Nguyễn Hải Thần vào hiệu, yết kiến hai ông ấy, tham quan hiệu trưởng, lại mưu cả việc đưa học sinh ta vào học. Tưởng, Lý rất tán thành, tôi mới thương xác với cả thảy đồng chí, thủ tiêu Quang Phục Hội cải tổ làm Việt Nam Quốc Dân Đảng. Tôi mới khởi thảo một Việt Nam Quốc Dân Đảng chương trình và Việt Nam Quốc Dân Đảng cương; ấn hành tuyên bố trong anh em các xứ mà cũng đưa cho người Quốc Dân Đảng Trung Hoa xem." (Trang 217-218 , "Tự Phán")



Trang 217, "Tự Phán" (bản in của Nhân-chủ Học-xã)



Trang 218 Tự Phán.jpg
Trang 218, "Tự Phán" (bản in của Nhân-chủ Học-xã)



B.6(d) Những trang sau đây, cũng trích từ quyển "Tự Phán", là bằng-cớ về mối quan-hệ thân-thiết giữa Phan Bội Châu và giới quân-phiệt ở Hàng-Châu vào những năm 1922-1925:



Trang 209 (phần dưới), "Tự Phán" (bản in của Nhân-chủ Học-xã)



Trang 210, "Tự Phán" (bản in của Nhân-chủ Học-xã)



B.7 Phan Bội Châu được sự bảo-vệ của giới quân-phiệt ở tỉnh Triết-Giang (bao gồm cả Hàng-Châu và Thượng-Hải):

B.7(a) Trong quyển "Cuộc đời cách-mạng Cường-Để", trang 109, Kỳ-ngoại-hầu Cường-Để thuật lại việc Lê Hồng Sơn (biệt danh là Tản Anh), một người của Việt-Nam Quang-Phục-Hội, ám-sát Phan Bá Ngọc tại Hàng-Châu vào đầu năm 1922.



Lê Hồng Sơn.jpg
Lê Hồng Sơn


Hình trên được trích từ trang web:

Lê Hồng Sơn (1899-1933)


Chánh-quyền tỉnh Triết-Giang bất-mãn với việc Pháp cho mật-thám (thí-dụ như Phan Bá Ngọc) tự-tiện vào đất Hàng-Châu tìm bắt người, do đó đuổi họ đi hết. Xin mời độc-giả xem nguyên-văn dưới đây:



Trang 1 Cuộc Đời Cách Mạng Cường Để.jpg
Trang bìa trước của quyển "Cuộc đời cách-mạng Cường-Để"



Trang 109, "Cuộc đời cách-mạng Cường-Để"



B.7(b) Trong quyển "Ba nhà chí-sĩ họ Phan" của Đào Văn Hội (1905-1978), tác-giả tự xuất-bản vào năm 1951 tại Sài Gòn (tái-bản bởi nhà xuất-bản Văn Sử tại San Jose, California vào năm 1991), có những trang nằm dưới tiểu-mục "Mấy bài thơ tuyệt-mạng" nói về những phản-ứng dữ-dội của giới quân-phiệt Tàu sau khi hay tin Phan Bội Châu bị Pháp bắt, như sau đây:



Trang 1 Ba nhà chí sĩ họ Phan.jpg
Trang bìa trước của "Ba nhà chí sĩ họ Phan"



Trang 135, "Ba nhà chí sĩ họ Phan"



Xin lưu-ý độc giả một điều là những thông-tin ở trang 135 cũng như ở những trang khác của quyển "Ba nhà chí-sĩ họ Phan" không đủ tiêu-chuẩn để làm chứng-cớ lịch-sử. Tuy Đào Văn Hội có ghi ra những tài-liệu mà ảnh đã dùng để tham-khảo trong phần "Những sách tham-khảo", nhưng từ đầu tới cuối, ảnh không hề cho biết sự-kiện nào đến từ nguồn thông-tin nào. Không lẽ mỗi độc-giả của ảnh đều phải tìm mua bao nhiêu sách-vở mà ảnh đã tham-khảo để biết được ảnh trích-dẫn có đúng-đắn hay không? Và thật ra dù sách có sẵn kế bên đi nữa, làm sao biết được ảnh trích từ đoạn nào của sách nào và chứng minh chỗ nào trong sách của ảnh? Điều đó làm cho tác-phẩm "Ba nhà chí-sĩ họ Phan" gần với một tiểu-thuyết lịch-sử hơn là một tác-phẩm biên-khảo.

Sẽ có độc-giả hoài-nghi cách nhận-định trên. Tại sao một tác-phẩm biên-khảo với một cái danh-mục sách tham-khảo dài thoòng mà chỉ được xếp vào loại tiểu-thuyết hư-cấu? Xin độc-giả hãy đọc thử một chương trong "Đông-Châu Liệt-Quốc" và so-sánh những tình-tiết trong sách đó với những sự-kiện tương-ứng trong bộ sách Sử-ký Tư Mã Thiên. Điều thường thấy là tác-giả của Đông-Châu theo sát Sử-Ký trong những biến-cố lịch-sử chính, nhưng lại thêm mắm thêm muối với những tình-tiết do ảnh kiếm thêm trong dân-gian. Những tình-tiết đó không nhất-thiết là sai, nhưng không dựa vào sách sử nào hết. Ngoài ra, những lời nói đặt vào miệng của các nhân-vật đa số cũng ở trong tình-trạng đó. Do đó từ xưa tới giờ "Đông-Châu Liệt-Quốc" vẫn chỉ được coi là tiểu-thuyết chứ không phải là sách sử.



C. Kế-hoạch bắt Phan Bội Châu, theo giả-thuyết của Nguyễn Văn Huy:


C.1 Kẻ nội-gian biết trước đường đi, nước bước và ngày giờ khởi-hành của Phan Bội Châu:

Nếu Quinn-Judge không thể tìm ra được chứng-cớ về một anh thầy bói có khả-năng như được miêu-tả ở phần B.5(b) ở trên, thì chị ta nên tạm thời chấp-nhận luận-cứ sau đây của Nguyễn Văn Huy:

Việc chận-bắt Phan Bội Châu còn khó hơn lên trời, nếu không có một kẻ nội-gian cung-cấp tin-tức cập-nhật, rằng vào ngày tháng năm đó Châu sẽ xuất-hành đi Quảng-Châu. Mật-thám Pháp sẽ cho người rình-rập ở nhà ga Hàng-Châu trong khoảng thời-gian vài ngày trở lại, thay vì phải rình từ năm này qua năm khác theo kiểu ôm cây chờ thỏ đụng vô gốc cây để rồi lăn đùng ra chết . Một khi Châu xuất-hiện ở nhà ga Hàng-Châu, thì thám-tử sẽ đánh giây thép (điện-tín) về Sở Mật-thám Thượng-Hải để cho người chờ bắt ở nhà ga Thượng-Hải.

Độc-giả nên chú-ý rằng Phan Bội Châu "lén-lút" đi Thượng-Hải chỉ có hai lần một năm, chứ không phải đi thường-xuyên như đi chợ để cho Pháp có dịp ăn hên , như trong một đoạn văn ở trang 219 của "Tự Phán" cho biết:

"Mấy năm nay tôi ở Hàng-Châu, vì có gánh-vác một việc giúp cho ông Trần Hữu Công tức Trần Trọng Khắc tiên sinh lưu học ở Béc Lanh, đô thành nước Đức, tôi phải một năm hai lần, tháng 6 và tháng Chạp lén lên Thượng Hải gởi bạc học cho ông. Lần này tôi đi vì có lễ truy điệu Phạm liệt sĩ, nên tôi phải gửi bạc trước đi một tháng, vì tôi không ở Hàng Châu thì không ai gửi, lại muốn gửi bạc nước Đức tất phải đến Thượng Hải mới đổi được."



Trang 219, "Tự Phán". Phan Bội Châu cần phải có mặt tại đám giỗ của Pham Hồng Thái trước ngày 18/05/Ất Sửu (1925), trong khi đó tàu thủy chạy từ Thượng-Hải tới Quảng-Châu mất 5 ngày (xin xem trang 220, "Tự Phán", bản của Nhân-chủ Học-xã, ở phần B.5(b) ở trên).



C.2 Ngày Phan Bội Châu rời Hàng-Châu có thể thiết-kế được:

Kế-hoạch chận-bắt Phan Bội Châu của Pháp không thể thành-công được, nếu không có lá thư (kèm theo tiền phí-tổn đi đường) của Lâm Đức Thụ mời Châu đi ăn đám giỗ (tức lễ tưởng-niệm) của Phạm Hồng Thái (được dự-định tổ-chức vào ngày 08/07/1925 ở Quảng-Châu). Thời-điểm gởi đi phải được tính-toán như thế nào đó, để khi thư tới tay Châu, Châu chỉ còn một hoặc hai ngày để chuẩn-bị, trước khi lên đường. Vì phải đi trong sự gấp rút, ảnh bắt-buộc phải bỏ bớt hoặc bỏ qua những biện-pháp an-ninh bản-thân (measures of personal safety) cần-thiết - thí-dụ như mang theo vệ-sĩ hoặc súng-ống. Ngoài ra, số ngày chờ-đợi và rình-rập của thám-tử ở nhà ga Hàng-Châu cũng sẽ giảm-bớt được nhiều.


(*) Chú thích của Nguyễn Văn Huy:
Phạm Hồng Thái ám-sát hụt Toàn-quyền Đông-Dương Martial Merlin và chết vào ngày 19/6/1924, nhằm ngày 18/05/Giáp-Tý. Phan Bội Châu và những nhà cách-mạng thời đó vẫn thường dùng âm-lịch làm lịch tiêu-chuẩn trong những lễ-lộc. Do đó, ngày giỗ đầu tiên của Thái được tổ-chức vào ngày 18/05/Ất-Sửu, nhằm ngày 08/07/1925.


C.3 Thông-tin của Cường-Để về việc Lâm Đức Thụ viết thư mời Phan Bội Châu đi Quảng-Châu:

C.3(a) Sự-kiện Thụ gởi thư và tiền cho Phan Bội Châu được ghi trong trang 120 của quyển "Cuộc đời cách-mạng Cường-Để", do Cường-Để viết vào năm 1943 ở bên Nhật, được xuất bản bởi nhà xuất-bản Tôn Thất Lễ vào năm 1957 tại Sài-Gòn. Tuy nhiên, Cường-Để chỉ ghi ngày tháng dương-lịch của cái chết của Phạm Hồng Thái (không ghi năm), mà cũng không ghi ngày tháng dương lịch hay âm lịch của buổi lễ tưởng-niệm. Lý do là Nhật đã từ bỏ âm-lịch từ năm 1876 (thời Minh Trị Thiên Hoàng). Do đó, Cường Để không thể biết được ngày tháng âm lịch của buổi lễ tưởng-niệm. Xin độc-giả đọc thêm ở tiểu-mục "Customary issues in modern Japan" của bài viết sau đây:

"Japanese calendar"

Xin độc-giả xem trang 120 dưới đây:



Trang 120 Cuộc đời cách mạng Cường Để.jpg
Trang 120, "Cuộc đời cách mạng Cường Để"


C.3(b) Ở đoạn văn thứ nhất của trang 120, xin độc-giả chú ý câu:

"Một trợ-thủ trọng-yếu nhất của ông Nguyễn-Ái-Quốc khi ấy là Lâm-Đức-Thụ (tức Hoàng-Chấn-Đông)"

Vậy thì, theo nhận-định của Cường-Để, Nguyễn Ái Quốc là đầu-sỏ, còn Lâm Đức Thụ là tay sai.

Còn việc Cường-Để cho rằng Nguyễn Ái Quốc không hay biết gì về việc Thụ làm điềm-chỉ-viên cho Pháp thì hiển-nhiên là sai-lầm, vì theo tài-liệu của Sở Mật-thám Pháp ngay cả Lê Hồng Sơn và Hồ Tùng Mậu (hai trong số chín đệ-tử của Quốc) còn biết kia mà (xin xem lại phần A.1(b) ở trên kia).

Độc-giả có thể download quyển "Cuộc đời cách-mạng Cường-Để" ở đây:



Nếu sau này link bị đứt, xin độc-giả tìm-kiếm bản điện-tử ở website gốc sau đây:

"Thư Viện Tiếu Lùn"


C.3(c) Ở đoạn văn thứ hai, Cường-Để cho rằng Lâm Đức Thụ viết thư mời Phan Bội Châu về Quảng-Châu để dự đám giỗ Phạm Hồng Thái. Điều này phù-hợp với những điều Châu viết trong quyển Tự Phán (trang 219, đăng trong phần C.1 ở trên). Theo đó, mục-đích đầu-tiên (tức là quan-trọng nhất) của chuyến đi của Châu là cải-tổ lại Việt-Nam Quốc-Dân-Đảng ở Quảng-Châu. Như vậy, việc ăn giỗ là chuyện phụ.


C.4 Thông-tin của Đào Trinh Nhất về việc Lâm Đức Thụ viết thư mời Phan Bội Châu đi Quảng-Châu:



Đào Trinh Nhất.jpg
Đào Trinh Nhất



Hình được trích từ:

Đào Trinh Nhất


C.4(a) Đào Trinh Nhất (1900-1951), trong số 25 "Kỷ-niệm Phan Sào Nam" của báo Cải-Tạo, xuất-bản tại Hà Nội vào ngày 30/10/1948 (trong thời-kỳ chiến-tranh Việt-Pháp), viết một bài tựa là "Một bí mật chưa ai nói ra". Những thông-tin trong bài này trở thành nguồn dẫn-chứng cho rất nhiều sách-vở biên-khảo về lịch-sử sau này - cả trong nước lẫn ngoại-quốc. Trọn bài báo này đã được đăng lại trong quyển "Phan Bội Châu (thân-thế và thi-văn)" của Thế-Nguyên, xuất bản bởi Tân-Việt vào năm 1956 tại Sài-Gòn. Độc-giả có thể download bản điện-tử của quyển sách nói trên ở đây:



Nếu link bị đứt thì xin tìm trong Thư viện Tiếu Lùn ở đây:



Bản-chất Cộng-sản của tổ-chức này được đề-cập trong trang 41 của "Phan Bội Châu (thân-thế và thi-văn)", như dưới đây:



Trang bìa trước 'Phan Bội Châu, thân thế và thi văn' - Thế Nguyên.jpg
Trang bìa trước của quyển "Phan Bội Châu, (thân thế và thi văn)" của Thế Nguyên



Trang 40 Phan Bội Chau - Thế Nguyên.jpg
Trang 40, "Phan Bội Châu (thân thế và thi văn)"



Trang 41 Phan Bội Chau - Thế Nguyên.jpg
Trang 41, "Phan Bội Châu (thân thế và thi văn)"



C.4(b) Xin độc-giả lưu-ý câu văn sau đây (nằm trên khung đỏ của trang 129 ở trên):

"Đặt chân lên đất Quảng-Châu, Lý-Thụy liền đi tìm ngay cụ Phan để bàn tính công-việc."

Sự-kiện trên không phải không thể xảy ra được như một số nhà biên-khảo nghĩ. Trước hết, trong "Tự Phán", Phan Bội Châu nói rằng ảnh tới Quảng-Châu vào tháng 7 âm-lịch năm 1924 và ở lại 3 tháng (xin xem trang 217 - đăng trong phần B.6(c) ở trên), tức là cho đến tháng 10 âm-lịch. Giả-sử ảnh ở lại cho đến ngày 30/10/Giáp-Tý, thì dương-lịch của ngày đó sẽ là 26/11/1924. Xin độc-giả kiểm-tra với hàng số được tô màu xanh dương gần cuối trang 65 của Lịch Thế-kỷ dưới đây:



Trang 65  Lịch Thế kỷ 20.jpg
Trang 65, Lịch "Thế-kỷ 20"



Trong khi đó, theo tài-liệu của "Russian Center for the Preservation and Study of Documents of Modern History" ("Trung-tâm của nước Nga cho sự Bảo-tồn và Nghiên-cứu về những Tài-liệu của Lịch-sử Hiện-đại") thuộc Thư-khố Quốc-gia của Nga, thì Nguyễn Ái Quốc tới Quảng-Châu vào ngày 11/11/1924. Xin độc-giả xem chi-tiết ở trang 72, "Ho Chi Minh: the missing years - 1919-1941", của Sophie Quinn-Judge, dưới đây:

"Ho announced his arrival in Canton to his communist contacts in several letters dated 12 November 1924. He claimed to have arrived the day before,13"

("Hồ thông-báo cho những người Cộng-sản có liên-hệ biết ảnh đã tới Quảng-Châu trong những lá thư đề ngày 12/11/1924. Ảnh nói rằng ảnh đã tới vào ngày hôm trước, 13")

13. RC,495,154,594,p. 16.

("13. Thư-khố Nga, 495, 154, 594, trang 16.")



Trang 72 (phần trên) The missing years.jpg
Trang 72 (phần trên), "Ho Chi Minh: the missing years - 1919-1941"



C.4(c) Thông-tin của Đào Trinh Nhất không trung-thực:

C.4(c)(1) Như vậy, Lý-Thụy (Nguyễn Ái Quốc) đã mời Phan Bội Châu và các đồng-chí gia nhập đảng Cộng-sản địa-phương, mà Thụy là sếp-sòng. Sau đây, chúng-ta xem-xét những điều Đào Trinh Nhất viết:

"Vậy thì Việt-Nam ta chỉ xin gia-nhập tổ-chức ấy và lấy tên là "Toàn thế-giới bị áp-bức nhược-tiểu dân-tộc, Á-đông-bộ, Việt-Nam chi-phân-bộ".

"Cụ Phan và các đồng-chí đều bằng lòng"


Không hiểu Đào Trinh Nhất dựa vào nguồn tin nào mà ảnh vẽ ra hình-ảnh Phan Bội Châu như là một anh nhà quê dễ-dàng bị Nguyễn Ái Quốc dụ-dỗ với chủ-nghĩa Cộng-sản. Phan Bội Châu, người từng đại-diện cho một phong-trào cách-mạng lớn của nhân-dân Việt-Nam thời bấy giờ (tuy rằng đã bắt đầu xuống dốc), từng nhiều lần gặp-gỡ Tôn Dật Tiên, Tưởng Giới Thạch, Khuyển Dưỡng Nghị, Lương Khải Siêu và nhiều chánh-khách quốc-tế tên-tuổi khác, và luôn-luôn được kính-trọng ở cả khí-khái lẫn trí-tuệ, mà lại nhắm mắt nghe lời đường-mật của một anh Cộng-sản con nhỏ hơn 25 tuổi chưa có thành-tích gì ngoài cái nhãn-hiệu Nguyễn Ái Quốc chĩa được của bốn nhà cách-mạng yêu nước ở bên Pháp. Quốc không có được những tư-tưởng của họ, và cũng không có cái tư-tưởng nào ngoài tư-tưởng của "Các-Mác, Lê-Nin" (xin xem phần chú-thích ở dưới). Phan Bội Châu có thể là người khờ-khạo như vậy không? Cũng theo câu chuyện, Châu còn lẩm-cẩm đến độ đem Việt-Nam Quang-Phục-Hội sát-nhập vào một chi-bộ của Quốc-tế Cộng-sản do anh Cộng-sản con đó đứng đầu. Nói một cách khác, Châu đã đem vốn-liếng xương-máu của đời ảnh và các đồng-chí tặng không cho Nguyễn Ái Quốc và Quốc-tế Cộng-sản xài chơi. Điều đó có thể tin được không?


(*) Chú thích của Nguyễn Văn Huy:
Trong trang 66 của bản điện-tử (PDF) của quyển "Viết cho Mẹ và Quốc hội" của Nguyễn Văn Trấn, xuất-bản năm 1995 bởi nhà xuất-bản Văn-Nghệ ở California, Trấn thuật lại lời nói của Hồ Chí Minh trong một cuộc nói chuyện giữa hai người, như sau:

Không, tôi không có tư tưởng ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin. Tôi chỉ có phương pháp để giải quyết thỏa đáng từng vấn đề của ta. Như tôi thường nói : “Lạt mềm buộc chặt”; đó là phương pháp cột cái gì đó của tôi. Mà cho đến phương pháp như vậy thì cũng có sự chỉ biểu của phương pháp biện chứng. Chứ còn tư tưởng là quan niệm của vũ trụ về thế giới và về xã hội con người, thì tôi chỉ là học trò của Mác-Lênin chứ làm gì tôi có tư tưởng ngoài triết học Mác."

"(Vấn đề đang có tính thời sự. May sao đồng chí Việt kiều Thái Lan, Lê Quang Lô hãy còn đó mà làm chứng cho tôi)"


Độc-giả có thể download bản điện-tử (PDF) ở đây:

Viết cho Mẹ và Quốc hội


C.4(c)(2) Ngoài ra, trong suốt cuộc đời đấu-tranh của Phan Bội Châu, ảnh chỉ có hai tiếng Việt-Nam trong trái tim. Ảnh không quan-tâm đến sự đấu-tranh của các dân-tộc khác ở Á-châu ("Á-Tế-Á"), thí dụ như Miên, Lào, Mã-Lai, Indonesia ... Do đó, chủ-trương cách-mạng toàn-cầu của Quốc-tế Cộng-sản không thể ăn vào trái tim của một Châu già. Châu đã từng tiếp-xúc với những người Cộng-sản Nga, trước khi tiếp-xúc với Nguyễn Ái Quốc, chứ không thể gọi là không biết gì về Cộng-sản. Dưới đây, những trang 203, 206 và 207 của quyển Tự Phán nằm trong một cái tiểu-mục tên là "Giao-thiệp với người Nga và thấy chỗ xảo-quyệt của họ". Những tiểu-mục trong quyển Tự Phán (ấn-bản 1956) đều do Anh-Minh Ngô Thành Nhân, người biên-soạn và xuất-bản, đặt ra.



Trang 203 (phần dưới), "Tự Phán", ấn-bản của Nhân Chủ Học Xã.



Trang 206, "Tự Phán", ấn-bản của Nhân Chủ Học Xã



Trang 207 Tự Phán (phần trên).jpg
Trang 207 (phần trên), "Tự Phán", ấn-bản của Nhân Chủ Học Xã



C.4(d) Nói tóm lại, Đào Trinh Nhất đã lấy tin-tức về sự tiếp-xúc giữa Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc từ một trong những người đệ-tử của Nguyễn Ái Quốc, và đã ăn nhầm bả của anh này. Nhưng, nói cho đúng, bả này là của chính Nguyễn Ái Quốc chế ra. Còn Lâm Đức Thụ chỉ là một anh điềm-chỉ quèn, thì làm sao có thể nghĩ ra bao nhiêu lý-luận chính-trị phức-tạp như ảnh đã trình-bày trong buổi họp quyết-định vận-mạng của Phan Bội Châu (xin xem phần C.4(d) ở dưới). Như vậy, Quốc dạy anh đệ-tử nào đó (người cho Đào Trinh Nhất tin-tức) chiêu "trăm dâu đổ đầu tằm", nghĩa là gặp ai cũng tường-thuật láo-lếu, để có thể đổ hết tội-lỗi lên đầu Lâm Đức Thụ. Tuy-nhiên, Đào Trinh Nhất vẫn không tin hẳn, và vẫn đặt vấn-đề ràng phải chăng ai khác (ngụ-ý Lý-Thụy) chính là kẻ chủ-mưu. Ở chỗ này, phải khen Đào Trinh Nhất là có trực-giác rất tốt.

Sau đây là những trang sách đăng lại bài báo của Đào Trinh Nhất được trích từ quyển "Phan Bội Châu (thân-thế và thi-văn)" của Thế Nguyên:



Trang 42 Phan Bội Chau - Thế Nguyên.jpg
Trang 42, "Phan Bội Châu (thân thế và thi văn)" của Thế Nguyên



Trang 43, Phan Bội Châu thân thế và thi văn - Thế Nguyên.jpg
Trang 43, "Phan Bội Châu (thân thế và thi văn)" của Thế Nguyên



Xin độc-giả lưu-ý lời nói sau đây của Lâm Đức Thụ (Tự Phán, trang 43, dòng 15-22, ở trên):

"Là vì tôi đã từng phen hỏi ướm cụ Phan xem nếu gặp trường -hợp phải hy-sinh cụ để làm lợi cho cách-mệnh thì cụ có chịu không? Cụ đã khẳng-khái trả lời tôi thế này: "Tôi bôn ba hải ngoại chốc đã ngoài 20 năm rồi mà rốt cuộc chỉ vấp phải thất-bại hoài, thêm phần tuổi cao, gối đã mòn, nếu có dịp hy-sinh cho tổ-quốc thì dầu chết tôi cũng vui lòng."

Nhân-vật Phan Bội Châu được đề-cập ở trên chỉ có trong trí tưởng-tượng của Nguyễn Ái Quốc và đệ-tử của anh ta (người cho Đào Trinh Nhất tin-tức) mà thôi. Ngay cả câu chuyện Lâm Đức Thụ xác-nhận rằng Phan Bội Châu chán sống cũng không thể có thật. Lý-do là, lần chót Châu xuống Quảng-Châu gặp Lâm Đức Thụ, lúc đó là sau khi Phạm Hồng Thái đã đánh bom ở Sa-Diện vào ngày 19/06/1924. Châu viết về biến-cố này ở trang 217, Tự Phán (bản của Nhân-chủ Học-xã), như sau:

"Nguyên vì trước kia Việt Nam Quang Phục Hội từ khi tôi vào ngục Quảng Đông, trải trong thời gian 4 năm đảng nhân ta đã bảy rớt tám rụng, Quang Phục Hội chỉ thành ra một bức thần vị để tế ở trên bàn thờ mà thôi. Đến mùa xuân năm Giáp Tý này, các ông thanh niên ở trong nước lần lượt ra tới Quảng Đông thì án tạc đạn ở Sa Diện bùng nổ, người đảng ta cũng nhờ tiếng bom đó mà thêm có giá trị, việc đảng may có hy vọng trung hưng, nên anh em ở Quảng Đông khuyên tôi kinh dinh về việc ấy."

Như vậy, Phan Bội Châu đã bày-tỏ sự lạc-quan trước sự chuyển-biến của tình-thế. Ở đoạn văn kế, Châu càng lạc-quan hơn vì đã nhận được sự ủng-hộ của Tưởng Giới Thạch - người hiệu-trưởng trường Võ-bị Hoàng-Phố lúc bấy giờ (xin độc-giả xem lại trang 217 trong phần B.6(c) ở trên). Như vậy, làm gì có chuyện một Phan Bội Châu âu-sầu và "nếu có dịp hy-sinh cho tổ-quốc thì dầu chết cũng vui lòng"? Rõ-ràng Nguyễn Ái Quốc đã dựng chuyện để thuyết-phục nhân-dân rằng Phan Bội Châu tự muốn đi tìm một cái chết, và Lâm Đức Thụ chính là người nghĩ ra cách giúp cho Châu được toại-nguyện . Còn ảnh thì không có dính-líu gì tới chuyện đó.



Trang 44 Phan Bội Chau - Thế Nguyên.jpg
Trang 44, "Phan Bội Châu (thân thế và thi văn)" của Thế Nguyên



Trang 45 Phan Bội Chau - Thế Nguyên.jpg
Trang 45, "Phan Bội Châu (thân thế và thi văn)" của Thế Nguyên



Trang 46 Phan Bội Chau - Thế Nguyên.jpg
Trang 46, "Phan Bội Châu (thân thế và thi văn)" của Thế Nguyên



C.5 Phan Bội Châu trúng kế "điệu hổ ly sơn" ("điệu 調 hổ 虎 ly 離 san 山") của Nguyễn Ái Quốc:

C.5(a) "Toàn thế-giới bị áp-bức nhược-tiểu dân-tộc, Á-đông-bộ, Việt-Nam chi-phân-bộ" là một tổ-chức chính-trị có thật, tuy cái tên có thể được gọi hơi khác đi, căn-cứ vào trang 122 của quyển "Ho Chi Minh: a life" của William Duiker dưới đây:

"Working with the Indian Comintern agent M. N. Roy and the Kuomintang leftist leader Liao Zhongkai, in late June he collaborated in the formation of the Society of Oppressed Peoples of Asia (Hoi Lien hiep cac Dan toc bi Ap buc). Liao Zhongkai chaired the organization, and Nguyen Ai Quoc served as general secretary and treasurer. Composed of members from Korea, India, China, and the Durch East Indies (many of whom had been attracted to Canton, known popularly as "Moscow East" because of Sun Yat-sen's relationship with the Comintern), as well as from Indochina, the society held its first meeting in Canton in mid-July. A proclamation issued on the occasion consisted of a blistering denunciation of the evils of imperialism and an appeal to the oppressed masses to support world revolution. 23


("Để thành-lập 'Hội Liên-hiệp các dân-tộc bị áp-bức', vào cuối tháng 06/2015 ảnh hợp-tác với một nhân-viên của Quốc-tế Cộng-sản Ấn-Độ M. N. Roy và lãnh-tụ của phe tả của Quốc-dân-đảng Liêu 廖 Trọng 仲 Khải 愷. Liêu Trọng Khải làm Chủ-tịch, còn Nguyễn Ái Quốc làm Tổng-thư-ký và thủ-quĩ. Hội mở cuộc họp đầu-tiên ở Quảng-Châu vào giữa tháng 07/1925, gồm có những hội-viên đến từ Đại-Hàn, Ấn-Độ, Tàu, và Đông-Ấn thuộc Hòa-Lan (nhiều người trong số này bị thu-hút về Quảng-Châu - lúc bấy giờ được biết một cách rộng-rãi như là Moscow của phương Đông, vì mối quan-hệ giữa Tôn Dật-Tiên và Quốc-tế Cộng-sản) cũng như từ Đông-Dương. Một bản tuyên-ngôn được phát ra trong buổi họp gồm có sự lên án một cách mạnh-mẽ sự tác-hại của chủ-nghĩa Đế-quốc và sự kêu gọi quần-chúng bị áp-bức hãy ủng-hộ công-cuộc cách-mạng thế-giới. 23")



Trang 122 (phần trên), "Ho Chi Minh: a life".



(*) Chú thích của Nguyễn Văn Huy:
Liêu Trọng Khải là một trong ba thủ-lãnh của Trung-Hoa Quốc-Dân-Đảng. Ảnh bị ám-sát chết vào ngày 20/08/1925, tức là khoảng một tháng sau ngày ra mắt 'Hội Liên-hiệp các dân-tộc bị áp-bức'. Như vậy, Liêu chỉ có thể là Hội-trưởng trên danh-nghĩa. Với tầm-vóc chính-trị của Liêu, mà lại đi dự lễ ra mắt của một cái Hội cỏn-con của Nguyễn Ái Quốc thì mất mặt-mũi hết. Hồ 胡 Hán 漢 Dân 民 (cũng là một trong ba người lãnh-tụ), người đã giúp cải-táng Phạm Hồng Thái vào nghĩa-trang Hoàng-Hoa-Cương - nơi chôn 72 liệt-sĩ của Cách-mạng Tân Hợi 1911 của Tàu) mới đầu bị bắt vì bị tình-nghi là kẻ chủ-mưu, nhưng sau này được thả ra. Xin xem thêm ở đây:

Liao Zhongkai


"23. The proclamation is contained in "Proclamation de la Ligue des Peuples Opprimés a l'occasion de sa formation," Envoi no. 190, July 18, 1925, in dossier labeled "1950'" in SPCE, Carton 366, ibid. For a detailed analysis of the various names for the Revolutionary Youth League, see Huynh Kim Khanh, Vietnamese Communism, 1925-1945 (Ithaca, N.Y.: Cornell University Press, 1982), pp. 63-64. As Khanh pointed out, there were a number of variations in the title of the organization, even within the movement. For convenience I have chosen to stick with the customary title."

("23. Bản tuyên-ngôn nằm trong "Proclamation de.la Ligue des Peuples Opprimés a l'occasion de sa formation" ("Bản Tuyên-ngôn của Hội Liên-hiệp các dân-tộc bị áp-bức trong buổi lễ thành-lập của nó"), công-văn số 190, 18/07/1925, trong tập hồ-sơ "1950" trong SPCE, Hộp giấy 366, CAOM. Xem Huỳnh Kim Khánh, "Chủ-nghĩa Cộng-sản Việt-Nam" 1925-1945 (Ithaca, New York.: Cornell University Press xuất-bản năm 1982), những trang 63-64, để biết sự phân-tách chi-tiết về những cái tên khác nhau về Hội Thanh-niên Cách-mạng. Như Khánh đã chỉ ra, có nhiều tên gọi khác nhau về danh-xưng của tổ-chức này, ngay cả từ bên trong của phong-trào. Vì sự thuận-tiện, tôi chọn cách gọi theo danh-xưng thường được dùng." (Trang 602, "Ho Chi Minh: a life")



Trang 602 (phần trên) 'Ho Chi Minh - a life'.jpg
Trang 602 (phần trên), "Ho Chi Minh: a life"



C.5(b) Tất cả những gì Phan Bội Châu viết trong Tự Phán đều xuất-phát từ tấm lòng thành-thực. Do đó, khi Châu viết rằng ảnh đã cải-tổ chi-bộ đảng Quảng-Châu từ Việt-Nam Quang-Phục-Hội trở thành Việt-Nam Quốc-Dân-Đảng trong vòng ba tháng, và còn hứa-hẹn trở lại lần nữa để làm nốt (xin xem trang 218, Tự-Phán, đăng trong phần B.6(c)), thì đó là sự thật. Còn việc Đào Trinh Nhất viết rằng Châu chịu gia nhập một Phân-chi-bộ của Quốc-tế Cộng-sản là viết bừa, vì không dựa trên một chứng-cớ nào hết. Nhưng ngay khi nhà báo được người ta cung-cấp tin, thì không phải lúc nào ảnh cũng có thể tùy-tiện tiết-lộ tên của người cho tin, nếu điều đó gây nguy-hại cho người đó. Do đó, khó mà trách nhà báo trong việc đưa tin không chính-xác. Tuy-nhiên, để biết Châu có đồng-ý gia-nhập tổ-chức Cộng-sản hay không, giả-thuyết sau đây nên được xem-xét:

Ở trang 218 của "Tự Phán" (đăng trong phần B.6(c)), Phan Bội Châu viết rằng vào năm 1924 ảnh đã "thủ tiêu Quang Phục Hội, cải tổ làm Việt Nam Quốc Dân Đảng". Ảnh còn viết:

"Sau khi đã in xong chương trình và đảng cương gần ba tháng, ông Nguyễn Ái Quốc từ Mạc Tư Khoa sang Quảng Châu và ông đã nhiều lần nhắc tôi thay đổi."

Xin độc-giả chú-ý tới nhóm chữ "ông đã nhiều lần nhắc tôi thay đổi". Nguyễn Ái Quốc là người của Quốc-tế Cộng-sản, thì ảnh lấy tư-cách gì "nhắc-nhở" Phan Bội Châu thay-đổi "chương-trình và đảng-cương" của Việt-Nam Quốc-Dân-Đảng? Chữ "nhắc" chỉ có ý nghĩa thích-hợp nếu Quốc là một người cộng-sự ngang hàng với Châu, thí dụ như Cường Để. Nhưng tới lúc đó, Quốc vẫn còn là hậu-sinh (trẻ hơn Châu 25 tuổi) và quan-trọng nhất là ảnh là một người thuộc đảng khác. Như vậy, chẳng qua là Châu muốn nói Quốc "nhiều lần chỉ-trích chương-trình và đảng-cương" của Châu. Nhưng ảnh đã thay chữ "chỉ-trích" bằng chữ "nhắc-nhở" - ngụ-ý rằng Quốc đã lên mặt dạy đời ảnh .

Như vậy, trong thời-gian hai người gặp nhau ở Quảng-Châu, Nguyễn Ái Quốc đã nhiều lần chỉ-trích đường-lối hoạt-động của Việt-Nam Quốc-Dân-Đảng, rồi quảng-cáo cho chủ-nghĩa Cộng-sản như là con đường tất-yếu đi đến thắng lợi. Ảnh còn ân-cần mời Châu vô làm Phó Tổng thư-ký cho ảnh. Phan Bội Châu mới đầu làm thinh, sau đó trả lời bằng tiếng Quảng-Đông như sau: "Đa-tạ! Tái-kiến!" Dịch sang tiếng Anh mới thấy được cái ngụ-ý: "Thank you very much. See you later!" Rồi Châu bỏ đi một nước về Hàng-Châu luôn. Đây là phiên-bản (version) khác của Nguyễn Văn Huy, thế vô phiên-bản của Đào Trinh Nhất. Xin độc-giả bỏ lời, nhớ ý của Nguyễn Văn Huy là đủ .


C.5(c) Như vậy, nguyên-nhân chánh khiến cho Phan Bội Châu phải đi Quảng-Châu là băng Tâm-Tâm-Xã đã ly-khai Việt-Nam Quốc-Dân-Đảng, để đi theo Cộng-sản Quốc-tế và chấp-nhận sự lãnh-đạo trực-tiếp của Nguyễn Ái Quốc. Do đó, đây là một cuộc khủng-hoảng nội-bộ đặc-biệt nghiêm-trọng. Làm sao Châu nuốt trôi được việc Nguyễn Ái Quốc chiêu-dụ đám đàn em của mình rồi tự tiện dựng cờ Cộng-sản trên cơ-sở của Việt-Nam Quốc-Dân-Đảng? Trong trường-hợp đó, Châu bắt-buộc phải đi Quảng-Châu gấp, để phá-thối lễ ra mắt của Phân-chi-bộ "Toàn thế-giới bị áp-bức nhược-tiểu dân-tộc" .


C.5(d) Sau khi bị bắt, Phan Bội Châu biết Nguyễn Ái Quốc chính là kẻ chủ mưu:

Những người như Hồ Học Lãm, Nguyễn Thượng Hiền đã bỏ việc đấu-tranh. Cường-Để thì sống an-toàn trên đất Nhật. Do đó, việc Phan Bội Châu nêu tên họ trong sách "Tự Phán" sẽ không gây tổn-hại cho ai, trái lại còn quảng-cáo tốt cho tên-tuổi của họ nữa. Nhưng tại sao Châu lại tiết-lộ danh-tánh những người đang tích-cực hoạt-động chống Pháp như Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tùng Mậu? Điều đó có thể được giải-thích như sau:

Vào năm Phan Bội Châu bị bắt (1925) Nguyễn Ái Quốc đang mang tên Lý Thụy. Mật-thám Pháp phải bỏ tiền ra mua tin từ Lâm Đức Thụ, mới biết được Lý Thụy chính là Nguyễn Ái Quốc. Cho đến năm 1929 (năm mà quyển Tự Phán được viết xong), Nguyễn Ái Quốc và Hồ Tùng Mậu vẫn còn đang hoạt-động. Vậy mà Châu lại cứ bình-tĩnh kể tên hai anh đó ra , thì điều đó có nghĩa là Châu đã hiểu rằng Nguyễn Ái Quốc và băng đồ-đệ trong Tâm-Tâm-Xã đã bán đứng ảnh để lấy tiền xây-dựng Chi-bộ đảng Quảng-Châu, do đó Châu không cần che-dấu cho họ nữa.

Vương Thúc Oánh là một đồ-đệ của Nguyễn Ái Quốc, nhưng cũng là con rể của Châu. Trong bài "Lấy ảnh làm chồng (Chuyện bà Phan Bội Châu)", đăng trên Nguyễn Thái Học Foundation, Trần Gia Phụng viết về Oánh như sau:

"Ngoài hai người con trai, Phan Bội Châu còn một người con gái tên là Phan Thị Như Cương. Bà Như Cương là con của Phan Bội Châu và bà vợ thứ là Nguyễn Thị Em. Bà Như Cương có chồng là Vương Thúc Oánh. Vương Thúc Oánh cũng hoạt động chính trị, lúc đầu theo Phan Bội Châu, sau theo Lý Thụy (Hồ Chí Minh). Khi được biết Lý Thụy là người bán tin cho Pháp bắt Phan Bội Châu, bà Như Cương xin phép cha cho mình ly dị chồng. Phan Bội Châu không chấp thuận. Theo lệnh cha, bà Như Cương không ly dị Vương Thúc Oánh, nhưng từ đó bà sống ly thân, không tiếp xúc với chồng nữa.

"(Theo lời kể của cháu nội Phan Bội Châu hiện sống tại Canada.)"

Xin độc-giả xem thêm ở đây:



Như vậy, Châu biết mình đã trúng liên-hoàn-kế "điệu hổ ly sơn" và "tá đao sát nhân" (mượn đao giết người) của Nguyễn Ái Quốc và đàn em, nhưng không có bằng-cớ để tố-cáo với nhân-dân. Ngoài ra, việc cả trăm đồng-chí trong Việt-Nam Quốc-Dân-Đảng bị Quốc và Thụ bán đứng từ năm 1925 tới 1929 làm sao Châu không nghe nói, và từ đó có thể đoán ra được người đã hại mình. Nhưng ảnh đang là thân "cá chậu, chim lồng" thì tốt nhất là làm như không biết gì.


C.5(e) Lâm Đức Thụ không phải là một thám-tử của Mật-thám Pháp, mà chỉ là một điềm-chỉ-viên quèn, nghĩa là chỉ biết rình-mò rồi cung-cấp những tin-tức vớ-va vớ-vẩn để kiếm thêm chút tiền còm sống qua ngày. Đời ảnh chỉ khá từ ngày theo làm việc cho Nguyễn Ái Quốc. Mưu-kế phức-tạp như trong tiểu-thuyết (đề-cập ở dưới đây) thì làm sao một anh điềm-chỉ nghĩ ra được. Do đó, tên đầu-sỏ bày ra việc Lâm Đức Thụ viết thư mời Phan Bội Châu dự lễ phản-đảng để kích-nộ Châu, làm cho Châu phải gấp-rút đến Quảng-Châu để biết thực-hư để rồi lọt vô ổ phục-kích của Mật-thám Pháp, chỉ có thể là Nguyễn Ái Quốc.


C.5(f) Trong quyển tiểu-thuyết "The Godfather" của Mario Puzo (xuất-bản năm 1969 bởi G. P. Putnam's Sons), Carlo Rizzi đánh vợ của mình, Connie Corleone, một cách vũ-phu. Connie uất-ức, gọi điện-thoại cho anh ruột của mình là Sonny Corleone, để cho Sonny trừng-trị Carlo. Sonny giận quá mất khôn, tức-tốc lái xe đi tìm Carlo, mà không mang theo vệ-sĩ. Không ngờ Carlo đã có âm-mưu với Emilio Barzini, một kẻ đối-đầu với gia-đình Corleone. Barzini cho người đón đường phục-kích Sonny và giết chết ảnh (xem bài 'Carlo Rizzi (The Godfather)' trên Wiki).

Khi có thời-giờ giải-trí, xin độc-giả xem cái video clip sau đây về cuộc phục-kích Sonny:





C.6 Hồ-sơ của Sở Mật-thám về việc bắt Phan Bội Châu bị thất-lạc:

C.6(a) Sophie Quinn-Judge đã từng tìm ra được những con số của tiền thưởng mà Sở Mật-thám đã đưa cho Lâm Đức Thụ trong việc bắt giữ Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu và những người cộng-sản khác ở Thượng-Hải vào năm 1931 (xem phần "C.2 Cái mạng của Nguyễn Ái Quốc đáng giá bao nhiêu tiền?" của bài 'Hồ Chí Minh gian hùng sử - Bán Đảng').

Lâm Đức Thụ là kẻ nội-gian, vậy thì phải được một món tiền thưởng lớn, sau khi Châu đã bị bắt. Nhưng Sophie Quinn-Judge lại không tìm ra được con số nào về tiền thưởng cho việc bắt giữ Phan Bội Châu, mặc dù khỏi nói độc-giả cũng biết số tiền đó phải lớn hơn rất nhiều. Theo "Từ Thực-dân đến Cộng-sản", trang 38, con số đó là 100 ngàn tiền Đông-Dương.

Vào năm 1931, số tiền 15 ngàn đồng Đông-dương tương đương với 3 ngàn con trâu hay là 870 ngàn đô Mỹ của năm 2015. Do đó, 100 ngàn tiền Đông-dương tươg-đương với (100/15) X 3000 = 20 ngàn con trâu, hoặc là 5 triệu 800 ngàn đô Mỹ của năm 2015.


C.6(b) Chị Quinn-Judge vẫn có thể cãi được, rằng có ai chỉ bắt Phan Bội Châu đâu mà phải thưởng - toàn là nhờ công-lao rình mò của thám-tử Pháp mà thôi . Thế thì, phải chăng Sở Mật-thám vẫn còn giữ tài-liệu xác-định ngày Châu bị bắt ở Thượng-Hải, ngày Châu được đưa về tới Hải-Phòng, v.v...? Tiếc rằng không thấy nhà biên-khảo nào có những tài-liệu lịch-sử như vậy. Điều đó nghĩa là chúng đã biến mất khỏi Thư-khố Quốc-gia của Pháp từ kiếp nào. Do đó, chị Quinn-Judge chỉ có thể biết Châu bị bắt vào tháng 07/1925 nhờ vào một tài-liệu không thuộc về Sở Mật-thám (mà cũng không biết vào ngày mấy). Như vậy, lý-luận kiểu như ở trên chỉ là "khẩu-thuyết vô-bằng" ("khẩu 口 thuyết 說 vô 無 bằng 憑"), tức là nói khơi khơi mà không có bằng-cớ đi kèm. Do đó, nó cần phải được liệng vô Recycle Bin.


C.6(c) Giả-thuyết của Nguyễn Văn Huy:

Một phần (hoặc toàn-bộ, nói không chừng) của tập tài-liệu về việc bắt Châu đã bị thất-tung, vì một lý-do nào đó (thí-dụ như có một nhân-viên của Thư-khố Quốc-gia Pháp ăn tiền của Việt-Cộng phá-hủy nó đi để bảo-vệ uy-tín của Hồ Chí Minh (cái tên mới của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1945). Đó là lý-do khiến cho không nhà nghiên-cứu nào tìm thấy những sự-kiện liên-quan tới kế-hoạch bắt Châu của Sở Mật-thám. Chị Quinn-Judge không những không nhìn thấy sự trục-trặc đó, mà còn diễn-dịch rằng không những không thể có việc Nguyễn Ái Quốc bán Phan Bội Châu, mà ngay việc Lâm Đức Thụ bán Châu cũng không nốt.


C.6(d) Cái ý-tưởng rằng "không có chứng-cớ thì việc không xảy ra" là sai về cả lý-luận lẫn thực-tế. Thí dụ như có một kẻ đã gây ra tội. Nhưng vì cảnh-sát không đủ yếu-tố buộc tội, do đó đành để kẻ phạm tội thoát lưới pháp-luật. Do đó, không đủ yếu-tố buộc tội không có nghĩa là kẻ đó không phạm tội. Trong trường-hợp này, dù hồ-sơ lịch-sử của Sở Mật-thám bị mất-mát, nhưng Nguyễn Ái Quốc không thể được xem là vô-tội, nếu người ta vẫn có thể tìm được chứng-cớ về tội-lỗi của ảnh từ những nguồn thông-tin khác.



D. Những luận-cứ sai lầm của William Duiker


D.1 William Duiker đổ tội việc bán đứng Phan Bội Châu cho Nguyễn Thượng Huyền:

Về câu hỏi đặt ra cho chị Quinn-Judge trong phần B.5(a) ở trên, William Duiker trưng ra được một điềm-chỉ-viên, thay vì một anh thầy bói . Ở chú-thích số 31, trang 603 của "Ho Chi Minh: a life", William Duiker viết:

3I. "A message from the Surete Generale in Hanoi to the French concession in Shanghai, dated September 26, 1931, refers to the fact that the latter had introduced an informer into Ho Hoc Lam's household in Hangzhou prior to Phan Boi Chau's arrest - see SPCE, Carton 369, CAOM."

("31. Một cái thông-tư từ Sở Mật-thám ở Hà-Nội gởi cho tô-giới của Pháp ở Thượng-Hải, đề ngày 26/09/1931, đề-cập đến sự-kiện rằng Mật-thám của tô-giới đã gài được một điềm-chỉ-viên vào trong nhà của Hồ Học Lãm ở Hàng-Châu, trước khi Phan Bội Châu bị bắt. Xem SPCE, Carton 369, CAOM.")


Theo Duiker, ở trang 127, dòng 18-25 (trích đăng ở dưới đoạn văn này), thì nói Lâm Đức Thụ là điềm-chỉ-viên là nói bừa (dịch hai chữ "without merit" ), vì Pháp đã có một điềm-chỉ-viên khác ở trong nhà của Hồ Học Lãm rồi. Duiker cho rằng người đó có thể là Nguyễn Thượng Huyền, nhưng ảnh thú-nhận rằng chưa kiếm ra được bằng cớ. Nhưng sau khi "nói dần, nói mẹo", ảnh kết luận rằng trong mọi tình huống, người bán Châu nhất định phải là Huyền. Lý-luận kiểu đó mà Duiker cũng trở thành một Professor được, như vậy xem ra nền giáo-dục của Mỹ có vấn-đề .



Trang 127, "Ho Chi Minh: a life"



D.2 William Duiker tự mâu-thuẫn trong luận-cứ của chính mình:

Trong trang 121 của "Ho Chi Minh: a life", được trích-dẫn trong phần Chú-thích của A.1(b) ở trên, chính Duiker đã viết:

"The most valuable of Noel’s agents was Nguyen Ai Quoc’s colleague Lam Duc Thu, who, despite his patriotic credentials, had agreed to serve as an informant for the French."

("Điệp-viên có giá-trị nhất của Noel là người cộng-sự của Nguyễn Ái Quốc: Lâm Đức Thụ, người đã đồng-ý phục-vụ cho người Pháp như là một điềm-chỉ-viên, mặc-dù đã có thành-tích yêu nước.")

Vậy mà trong trang 127 trích đăng trong phần D.1 ở trên, Duiker lại nói:

"Thu was well-known as a braggart and may have taken credit for the arrest to inflate his own importance."

("Thụ nổi tiếng là một kẻ ăn nói lếu-láo và có thể đã nhận công trong việc bắt-bớ để thổi phồng sự quan-trọng của mình lên.")


Không hiểu tại sao Duiker không thấy sự mâu-thuẫn giữa hai câu nói của ảnh. Chắc tại hai câu cách xa nhau tới sáu trang giấy lận. Nguyễn Văn Huy vừa mới nói xấu nền giáo-dục của Mỹ, do đó không tiện nói xấu lần thứ hai ở trong bài này .


D.3 Thám-tử Pháp ở Quảng-Châu hỗ-trợ Lâm Đức Thụ và Nguyễn Ái Quốc trong việc bán đứng đồng-chí của họ:

D.3(a) Thám-tử Noel đã có mặt ở Quảng-Châu từ năm 1925 để điều-tra lý-lịch của Lý-Thụy. Lâm Đức Thụ đã cung-cấp cho Noel một cái hình, trong đó có mặt-mũi của Lý Thụy và những học-viên người Việt của trường Võ-bị Hoàng-Phố mà Phan Bội Châu đã từng đưa vào học. Do đó Noel mới dám đoan chắc Thụy chính là Nguyễn Ái Quốc, người từng gia-nhập đảng Cộng-sản Pháp. Xin độc-giả xem tấm hình ở dưới)



Nguyễn Ái Quốc và những học viên người Việt tại trường Hoàng Phố.jpg
Nguyễn Ái Quốc (người có cái vòng tròn màu vàng bao quanh cái đầu, nhưng đó không phải là cái hào-quang ) và những học viên người Việt tại trường Võ-bị Hoàng-Phố. Quốc xoay mặt đi chỗ khác để Mật-thám Pháp không nhận-diện được, nhưng không ngờ chính vì làm vậy mà vết sẹo trên lỗ tai trái hiện ra rõ ràng dưới kiếng phóng-đại và tố-cáo Lý Thụy chính là Nguyễn Ái Quốc.



Hình được trích từ bài 'Le Petit Parisien: journal quotidien du soir' ("Số ra ngày 13/09/1930 của tờ nhật báo phát-hành vào buổi chiều-tối 'Người Paris Nhỏ')


D.3(b) Sau vụ điều-tra đó, Noel còn ở Quảng-Châu, qua khỏi thời-điểm Phan Bội Châu bị bắt, ít nhất đến ngày 08/11/1929 (xin xem chú-thích số 11 trong phần A.1(e) ở trên kia). Thời-gian đó cũng là thời-gian làm ăn khắm-khá nhất của Lâm Đức Thụ, theo Sophie Quinn-Judge trong phần A.1(c) ở trên. Do đó, việc sếp Noel phối-hợp với Thụ và Nguyễn Ái Quốc trong việc gài-bẫy Châu và, về sau này, cả trăm đảng-viên của "Việt-Nam Thanh-niên Cách-mạng Đồng-chí-hội" (gọi tắt là Thanh-Niên) là việc đương-nhiên. Những người này, trong đó bao gồm những người bị Thụ chụp hình trước đây, vốn là người của Phan Bội Châu. Sau khi Châu bị bắt, họ bị lừa gia-nhập tổ-chức Thanh-Niên (thực-chất là của Cộng-sản-đảng, chứ không phải của Quốc-dân-đảng) của Quốc. Những người nào không tùng-phục Quốc đều bị bán cho Pháp. Việc này vào năm 1930 bị đổ-bể (lý-do sẽ được trình-bày trong phần D.4 ở dưới). Quốc bị Hà Huy Tập tố cáo với Quốc-tế Cộng-sản và đòi phải có biện-pháp kỷ-luật đối với Quốc. Thế là Quốc bị hạ-tầng công-tác, bị cho làm một cái "hộp thơ" quèn ở Hồng-Kông. Trong khi đó, đám đàn em từng được ảnh kết-nạp vào những năm 1925 như Trần Phú và Lê Hồng Phong lại được lên chức Tổng-bí-thư này nọ. Quốc hận đời đen bạc, bèn âm-mưu với Lâm Đức Thụ bán đứng Trung-ương-đảng Cộng-sản Việt-Nam, dẫn đến cái chết của Trần Phú và sự tù-tội của gần hết những Ủy-viên của Trung-ương-đảng ở Việt-Nam. Vấn-đề này sẽ được bàn rộng trong bài:

"Hồ Chí Minh gian hùng sử - Bán Đảng"


D.4 Việc Nguyễn Ái Quốc và Lâm Đức Thụ bán đứng Phan Bội Châu và đồng-chí hoàn-toàn bị bại-lộ vào năm 1930:

D.4(a) Tấm hình chụp ở phần D.3 ở trên bị đăng lên báo Tây:

Từ năm 1925 việc Nguyễn Ái Quốc tổ chức bán người cho Pháp qua tay Lâm Đức Thụ được tiến-hành một cách bí-mật và khéo-léo, tưởng chừng như thần không hay, quỉ không biết. Tuy-nhiên, cho tới năm 1930 thì bị đổ bể. Nguyên-nhân của sự việc là tấm hình chụp của Quốc và các học-viên Hoàng Phố người Việt đăng ở phần D.3(a) ở trên đã bị đưa lên nhật-báo Tây vào năm 1930. Những đảng-viên kỳ-cựu trong Việt-Nam Thanh-Niên Cách-Mạng Đồng-Chí-Hội đều biết rằng người tổ-chức việc chụp hình là Nguyễn Ái Quốc (vì ảnh cần hình-ảnh để gởi về Moscow khoe thành-tích), còn người chụp là Lâm Đức Thụ - vốn là tay-chân thân-tín của Quốc (kiểu như Đại-úy Nhung là tay-chân thân-tín của Dương Văn Minh). Tại sao báo Pháp có tấm hình đó? Lẽ dĩ nhiên là có người trong Sở Mật-thám Pháp tuồn ra cho ký-giả của tờ báo. Từ đâu Sở Mật-thám có tấm hình đó? Tìm câu trả lời không khó: ngoài Quốc và Thụ ra, còn ai trồng khoai đất này? Do đó, việc Phan Bội Châu và cả trăm đồng-chí bị lộ tung-tích và bị Pháp bắt, nhất-định là do Quốc và Thụ gây ra, trong đó chắc-chắn Quốc là kẻ chủ-mưu, vì ảnh là sếp của Thụ.

Vấn-đề là Quốc-tế Cộng-sản có thể kiểm-tra nguồn gốc của tấm hình với tờ Le Petit Parisien được, vì đó cũng là một tò báo Cộng-sản. Do đó, sự-kiện Nguyễn Ái Quốc bị ngưng mọi công-tác và bị điều-tra, sau khi đào thoát khỏi Thượng Hải để về Nga vào năm 1934, có nghĩa là Moscow đã xác-minh được việc Nguyễn Ái Quốc bán đứng đồng-chí. Tuy nhiên, trên đời này đâu có ai chịu nhận là cha ăn cướp. Nguyễn Ái Quốc nhờ khéo mồm giải-thích, do đó các quan Nga cũng đâm ra hoang-mang, không thể xác-định thực-hư như thế nào. Rốt cuộc Quốc cũng thoát khỏi án tử-hình, chỉ bị bắt đi học-tập cải-tạo mấy năm thôi.


D.4(b) Cách download trang báo từ Thư-viện Quốc-gia của Pháp:

Để tìm được trang báo nói ở trên, trước hết xin độc-giả click cái link dưới đây:


Sau đó, độc-giả hãy copy số-hiệu hồ-sơ dưới đây rồi paste vào cái ô "Rechercher" của trang web:

bpt6k626757w

Sau đó, độc-giả bấm vào cái vòng tròn (xuất-hiện chữ "Rechercher" khi "mouse point" lại gần). Trang web sẽ cập-nhật, và xuất-hiện hình chụp của một trang báo nhỏ có cái tựa-đề là "Le Petit Parisien (Paris) - 1876-1944". Click cái tựa-đề, trang hướng-dẫn dowbload bằng tiếng Pháp sẽ hiện-ra. Chữ gì không hiểu, thì độc-giả cứ tự-nhiên tham-khảo với Google Translate . Toàn bộ hồ-sơ gồm có 8 trang báo, nhưng chúng-ta chỉ cần trang nhất mà thôi:



Le_Petit_Parisien bpt6k626757w_Page_1.jpg
Trang nhất của tờ Le Petit Parisien, ra ngày 13/09/1930



D.4(c) Trong hoàn-cảnh nào, tấm hình bị lộ ra trước công-chúng?

Cái hình chụp học-viên người Việt của trường Hoàng Phố nằm trong một bài báo đăng trên tờ Le Petit Parisien ("Người Paris nhỏ") vào ngày 13/09/1930. Bài báo tựa là "Que se passe-t-il en indochine?" ("Cái gì đang xảy ra ở Đông-Dương"). Tác-giả tên là Louis Roubaud, một ký-giả thiên Tả người Pháp . Nếu chữ in của bài báo của Roubaud quá nhỏ, độc-giả có thể download một quyển sách của Roubaud, trong đó có bài viết đó dưới một cái tựa khác "A l'école de Wampoa", qua cái link dưới đây



Anh ký-giả Louis Roubaud không biết bằng cách nào mà copy được tấm hình này từ Sở Mật-thám Pháp và vô-tư đăng báo (nhất là báo Cộng-sản mới chết! ), nhằm ca-ngợi cách-mạng Việt-Nam, nhưng không ngờ lại làm cho vai trò điềm-chỉ của Thụ và Quốc bị bại-lộ. Thành ra, những điều Hoàng Văn Chí và Hà Huy Tập nói về việc Quốc và Thụ đồng-mưu bán người, đều được xác-minh.


D.4(d) Công-ty bán tin của Lý Thụy và Lâm Đức Thụ được hình-thành trong hoàn-cảnh nào?

Sau đây là giả-thuyết của Nguyễn Văn Huy về sự thành-lập của công-ty bán tin Lý Thụy & Lâm Đức Thụ:

Lý Thụy (Nguyễn Ái Quốc) phát-hiện ra vai trò điềm-chỉ của Lâm Đức Thụ (thí-dụ như khi tình-cờ thấy Thụ lén-lút in ra thêm một bản cho mỗi tấm hình chụp Quốc và những học-viên của trường Hoàng-Phố). Quốc liền nảy ra cái tư-tưởng kinh-tài bá-đạo: kiếm tin-tức bán cho Mật-thám Pháp lấy tiền. Nhưng đầu tiên ảnh phải bắt-chẹt (blackmail) Thụ trước đã. Ảnh phải hăm-dọa rằng sẽ báo cho Lê Hồng Sơn biết chuyện. Lẽ dĩ nhiên Thụ phải khóc-lóc, năn-nỉ xin tha mạng. Quốc sẽ tỏ ra rộng-lượng và tạo cơ-hội cho Thụ đoái công chuộc tội. Quốc sẽ kêu Lê Hồng Sơn và Hồ Tùng Mậu tới, nói rằng Pháp đang tìm cách mua chuộc Thụ. Ý-kiến của Quốc về chuyện đó như thế này: thay vì kêu Thụ từ-chối thẳng-thừng, ảnh sẽ tương-kế tựu-kế bằng cách bán những tin-tức vớ-vẩn cho Pháp qua trung-gian của Thụ để kiếm tiền cho cách-mạng, theo đúng bài-bản của Lê-Nin là mình sẽ thắt cổ bọn Tư-bản bằng chính sợi dây thừng mà họ đã bán cho mình. Quốc còn bàn rằng làm chính-trị lúc nào mà không có những kẻ từ bạn biến thành thù (thí-dụ như Nguyễn Hải Thần), hoặc những anh già hủ-lậu, chấp-nê, phản-động (thí-dụ như Phan Bội Châu) cứ một hai đòi cải-tổ Việt-Nam Quốc-Dân-đảng theo đường lối của Tưởng Giới Thạch, mà Tưởng lại là sát-tinh của Cộng-sản. Thế mới chết! . Người Tàu thường nói "nhân-đạo với kẻ thù là tàn-ác với chính mình". Vậy thì, bán tin-tức của những kẻ làm khó mình cho Pháp chính là "nhất tiễn lưỡng điêu" ("một mũi tên trúng hai con chim"): trước triệt-hạ được kẻ thù, sau có tiền mần cách-mạng. Và dưới sự lãnh-đạo sáng-suốt của Nguyễn Ái Quốc, việc mua bán sinh-mạng này dứt-khoát là chỉ có lợi mà không có hại. Sơn và Mậu đều khen hay .

Nguyễn Văn Huy dựng câu chuyện tiểu-thuyết ở trên để có thể ráp nhiều sự kiện lịch-sử có dây mơ, rễ má với nhau, mà khỏi phải mở thêm một cuộc điều-tra chánh-thức về một vấn-đề lịch-sử nhỏ như con kiến .


Những tấm hình mà Thụ chụp không có Lê Hồng Sơn và Hồ Tùng Mậu trong đó, do đó hai anh "don't care" (nghĩa là không đếm-xỉa tới). Còn Nguyễn Ái Quốc đã ngoảnh mặt nhìn hướng khác, chứ không nhìn vào máy chụp hình, do đó yên-chí Pháp không thể biết ảnh là ai. Có điều, "thiên bất dung gian", Quốc không ngờ rằng "dáng đứng Nguyễn Ái Quốc" đó đã làm lộ ra nhân-diện "tai dơi, mặt chuột" độc-đáo, lại thêm cái vết sẹo khuyết quái-ác gần chót tai trái muôn đời không liền-lạc lại được, đã làm cho Pháp biết Lý Thụy chính là Nguyễn Ái Quốc. Nhưng Mật-thám Pháp vờ như không biết để không đánh động Quốc. Quốc bán cái gì, Pháp đều mua hết và trả tiền rất hậu-hĩ.

Tuy nhiên, sau này, khi Nguyễn Ái Quốc bị bắt vào ngày 06/06/1931 và sau đó có nhiều đồng-chí bị bắt nữa, sự trung-thành của Thụ đối với đồng tiền của Pháp đã trở nên lộ-liễu, khó có thể che-dấu Lê Hồng-Sơn được nữa. Do đó, để tự bảo-vệ mình, Thụ phải hạ độc-thủ Lê Hồng Sơn trước, bằng cách điềm-chỉ Sơn, dẫn đến việc Sơn bị bắt ở Thượng-Hải trong năm 1932 (đó là lúc Quốc còn bị nhốt trong nhà tù Hồng-Kông). Xin xem thêm chi-tiết trong phần "B. Lê Hồng Sơn bị Lâm Đức Thụ bán" của bài 'Hồ Chí Minh gian hùng sử - Bán Đảng'


D.5 Nguyễn Ái Quốc bán Phan Bội Châu có ăn được cái giải gì hay không?

D.5(a) Ở trang 127 của quyển "Ho Chi Minh: a life" trích đăng trong phần D.1 ở trên, Duiker nói rằng Nguyễn Ái Quốc bán Phan Bội Châu không ăn được cái giải gì (Nguyễn Văn Huy dịch bỏ lời, lấy ý của Duiker ).

Tại sao không?

trang 218 của "Tự Phán" (đăng trong phần phần B.6(c)), Phan Bội Châu viết:

"Sau khi đã in xong chương trình và đảng cương gần ba tháng, ông Nguyễn Ái Quốc từ Mạc Tư Khoa sang Quảng Châu và ông đã nhiều lần nhắc tôi thay đổi."

"Việc ấy sắp đặt xong đến tháng 9 năm Giáp Tý (1924), tôi trở về Hàng Châu, còn những chương trình đảng cương của Việt Nam Quốc Dân Đảng thảy ủy cho ông Hồ Tùng Mậu tìm cách đưa về trong. Sau tôi đã về Hàng Châu rồi. Có đưa được về trong nước hay không, tôi không được biết và bản chương trình có thay đổi thế nào không, tôi cũng không được biết."


D.5(b) Bản chương-trình là do Phan Bội Châu viết ra, thì Hồ Tùng Mậu đâu có tư-cách tự-ý sửa-chữa. Châu viết đoạn văn trên để hàm-ý là ảnh không tin-tưởng Mậu chút xíu nào hết và tỏ ra nghi-ngờ là Mậu thế nào cũng sẽ sửa-chữa gì đó. Mậu là người của tổ-chức, tại sao Châu không tin-tưởng? Suy-diễn như vầy thì có lý nhất: Châu cảm-nhận Mậu đã có thần-tượng chính-trị mới: Lý-Thụy (Nguyễn Ái Quốc). Vì ngay trước khi viết những điều đó, Châu đã nêu vấn-đề Nguyễn Ái Quốc nhiều lần muốn thay-đổi những chủ-trương và đường-lối của ảnh. Thật ra, Châu có những ẩn-ý khi viết như vậy, và những ẩn-ý đó đã được phân-tách trong phần C.5(b). Do đó, hiển-nhiên là Châu đã nghi-ngờ Mậu đang bị Quốc lôi kéo qua đảng Cộng-sản và có thể tự-tiện thay đổi đảng-cương. Châu đưa ra hai sự-kiện liên-tiếp với nhau, để lưu-ý những người trong Việt-Nam Quốc-Dân-Đảng nên đề-cao cảnh-giác với hai anh này.


D.5(c) Người ta nói "có tịch thì hay rục-rịch". Nguyễn Ái Quốc đang ở trong trường-hợp này. Ảnh đang rù-quến băng Tâm Tâm Xã của Việt-Nam Quang-Phục-Hội (đến năm 1924 được Phan Bội Châu đổi tên thành Việt-Nam Quốc-Dân-Đảng) đi theo Cộng-sản, thì làm gì không nhìn thấy sự nghi-ngờ của anh Hội-trưởng già (thật ra lúc đó Châu mới có 58 tuổi tây, chưa thể gọi là già theo tiêu-chuẩn 60 tuổi cho "senior citizens" ở phần lớn các quốc-gia tiên-tiến hiện nay). Nhưng vì tiền-đồ của Quốc, Quốc không thể bỏ qua một mối lớn như Tâm Tâm Xã được. Nhờ việc ám-sát quan Toàn-quyền Đông Dương Martial Merlin mà tiếng-tăm của Tâm Tâm Xã nổi lên như diều gặp gió. Nhưng vì đảng Cộng-sản không có khả-năng kiếm ra được một Phạm Hồng Thái thứ hai để làm một cú khác hay như vậy, cho nên bằng mọi cách Quốc phải dụ-dỗ băng thanh-niên này vào quĩ-đạo Cộng-sản, và đặt dưới quyền điều-khiển của ảnh. Nói tóm lại, Quốc nhất-định phải cướp-đoạt cho được Tâm Tâm Xã, dù Tâm Tâm Xã lại đang là tài-sản (asset) quí-báu của Việt-Nam Quốc-Dân-Đảng.

Trong quá-khứ, nhờ giựt được cái tiếng thơm và cả công-trạng đi kèm của nhân-vật ảo "Nguyễn Ái Quốc" từ bốn nhà chí-sĩ Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn An Ninh ở Pháp, ảnh mới được mời đi dự Đại-hội Thế-giới lần thứ Năm của Quốc-tế Cộng-sản ở Moscow vào tháng 07/1924.


(*) Chú thích của Nguyễn Văn Huy:
Về vấn-đề này, xin độc-giả đọc thêm bài

"Hồ Chí Minh gian hùng sử (1) - Cướp công"


Nếu độc-giả để ý, "ăn-cướp" là lối làm chính-trị độc-đáo của Nguyễn Ái Quốc, và được lặp đi lặp lại suốt cuộc đời của ảnh. Thí-dụ như vụ cướp chính-quyền năm 1945, việc cướp tài-sản và ruộng đất của địa-chủ trong chiến-dịch "Cải-cách Ruộng-đất" trong những năm 1953-1956, và còn nhiều nữa.


D.5(d) Vấn-đề khó-khăn của Nguyễn Ái Quốc là: Phan Bội Châu, tuy chưa nhìn ra bản-chất ăn-cướp của Quốc, nhưng đã quyết-định trở lại Quảng-Châu để cải-tổ Việt Nam Quốc Dân Đảng (xem trang 218 và 219 của "Tự Phán" ở phần B.6(c) ở trên). Như vậy, tới lúc đó, việc sang-đoạt "mối làm ăn" của ảnh sẽ bị đổ-bể. Trong tình-hình đó, ảnh không còn sự lựa-chọn nào khác ngoài việc "tiên hạ thủ vi cường", tức là xóa bỏ tên "Phan Bội Châu" trong "sổ bụi đời" bằng cách vừa mời Châu tham-dự lễ giỗ của Phạm Hồng Thái, hoặc là lễ thành-lập Chi phân bộ "Á-Tế-Á bị áp bức nhược-tiểu dân-tộc" gì đó (như đã trình-bày ở hai phần C.4(a)phần C.5(a)), hoặc là cả hai buổi lễ, vừa mật-báo cho Pháp biết ngày tháng của cuộc lễ. Như vậy, việc soạn-thảo nội-dung của lá thư phải có sự đóng góp của Quốc, Thụ và Noel, để đạt được kết-quả tốt, tuy rằng Noel sẽ không ra mặt (nếu không Quốc sẽ co giò chạy mất ).

Tuy chúng ta không biết đích-xác văn thư chính thức gởi lời mời Phan Bội Châu đi Quảng-Châu mang danh-nghĩa của “Việt-Nam Thanh-niên Cách-mạng Đồng-chí-hội”, hoặc là "Chi phân bộ "Á-Tế-Á bị áp bức" gì đó (cả hai đều sặc mùi Cộng-sản), hoặc là Tâm-Tâm-Xã (chi-bộ Thanh-niên của Việt-Nam Quốc-Dân-Đảng mà Lâm Đức Thụ là một trong những người nồng-cốt), nhưng hiển-nhiên thành-phần nhân-sự chính của cả ba tổ-chức này quanh đi, quẩn lại cũng chỉ có Nguyễn Ái Quốc, Lâm Đức Thụ, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Vương Thúc Oánh, Lê Dư và vài người nữa. Một điềm-chỉ-viên quèn như là Lâm Đức Thụ sẽ không thể làm nên trò trống gì, nếu không có một Nguyễn Ái Quốc với tài trí (chứ không phải tài-đức) phi-thường biết cách dụ Châu rời khỏi "an toàn khu" Hàng-Châu và khéo-léo ép Châu khởi-hành vào một thời-điểm nhất-định (nghĩa là không thể co-dãn như cao-su được) - để tạo điều-kiện cho Mật-thám Pháp có thể bố-trí chận-bắt ở Thượng-Hải. Nếu bắt ở Quảng-Châu, vai trò nằm vùng của Thụ sẽ bị lộ ngay.


Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

Sau này, vào năm 1931, Pháp lại để cho một người sếp của Nguyễn Ái Quốc tên Joseph Ducroux từ Đông-dương trở về Hồng-Kông một cách bình-an vô-sự, sau khi người này đã tiếp-xúc với Trung-ương-đảng Cộng-sản Đông-Dương ở Sài Gòn và Hà Nội. Tuy nhiên, gần hết các Ủy-viên Trung-ương-đảng Cộng-sản nào đã tiếp-xúc với Ducroux cũng đều bị Pháp hốt và bỏ vào nhà tù Sơn-La. Về Ducroux, Pháp nhờ Cảnh-sát Đặc-biệt Singapore bắt nguội dùm, sau khi Ducroux rời Hồng Kông đi Singapore vào tháng 04/1931. Pháp phải chọn cách rắc-rối như vậy để bảo-vệ điềm-chỉ-viên Lâm Đức Thụ. Xin xem thêm chi-tiết trong bài 'Hồ Chí Minh gian hùng sử (3) - Bán Đảng'.


D.6 Nguyễn Ái Quốc từng đi Hàng-Châu và Thượng-Hải để nghiên-cứu kế-hoạch gài-bẫy Phan Bội Châu:

D.6(a) Trong quyển "Ho Chi Minh: a life", ở trang 120, dòng 6-11, Duiker viết:

"Nguyen Ai Quoc arrived in Canton two months after Phan Boi Chau's departure for Hangzhou in September, but undoubtedly learned of his address from members of the Tam Tam Xa. According to French intelligence sources, Nguyen Ai Quoc traveled to Shanghai in January 1925 in an effort to meet Chau. The Surete, however, reported that no contact between the two took place at that time."

("Nguyễn Ái Quốc tới Quảng-Châu hai tháng sau khi Phan Bội Châu đã đi Hàng-Châu, nhưng, không còn nghi-ngờ gì nữa, ảnh đã biết được địa-chỉ của Châu qua những hội-viên của Tâm-Tâm-Xã. Theo những nguồn tin tình-báo của Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã đi Thượng-Hải vào tháng 01/1925 với mục-đích là gặp Châu. Tuy-nhiên, theo Sở Mật-thám báo-cáo, hai bên không gặp nhau lúc bấy giờ.")



Trang 120 (phần trên) Ho Chi Minh a life.jpg
Trang 120 (phần trên), "Ho Chi Minh: a life"



Duiker nói sai ở chỗ Phan Bội Châu rời Quảng-Châu vào tháng 9/1924, trong khi thực sự Châu có thể đã ở lại trong suốt tháng 11/1924 (xem phần C.4(b) ở trên). Kết-hợp với những thông-tin khác, chúng-ta có thể tin được rằng hai người đã tiếp-xúc với nhau. Do đó, Nguyễn Ái Quốc có thể đã được Châu cho địa-chỉ của một hộp thư của Châu ở Hàng-Châu (thí-dụ như nhà của Hồ Học Lãm). Châu không thể khinh-suất đến độ cho một người mới quen biết chỗ ở của mình.

Thế nhưng tại sao Nguyễn Ái Quốc lại không gặp được Phan Bội Châu trong chuyến đi Thượng-Hải? Lý-do có thể giải-thích như thế này: mục-đích của Quốc là nghiên-cứu địa-hình, địa vật của khu-vực mà Châu trú-ngụ, để tìm cách gài-bẫy Châu rồi bán Châu cho Pháp để lấy tiền xài. Từ đầu năm 1925, công-việc tóm thâu Việt-Nam Quốc-Dân-Đảng ở Quảng-Châu của Quốc đã tiến-triển tốt-đẹp, trong đó số hội-viên tăng lên nhanh-chóng. Tuy-nhiên, ngoài mục-đích loại trừ Châu trước khi Châu khám-phá ra hành-vi đồi-bại của Quốc, Quốc còn cần giải-quyết sự thiếu-thốn về tài-chánh. Càng có nhiều người làm việc thì càng cần rất nhiều tiền để tạo ra công-việc cho họ làm, nếu không chỉ tổ nuôi báo cô . Nhưng Quốc-tế Cộng-sản rất dè-dặt trong việc chi tiền. Nhiều lần Quốc xin thêm nhiều tiền, nhưng họ chỉ cung-cấp nhỏ giọt. Nếu tiền-bạc thiếu-thốn, Quốc sẽ để lỡ biết bao nhiều cơ-hội để bành-trướng tổ-chức, mà cơ-hội không phải lúc nào cũng sẽ trở lại lần thứ hai. Do đó, với con bài chủ-lực - điềm-chỉ-viên Lâm Đức Thụ - trong tay, Quốc dứt-khoát phải làm bàn trong việc bán Châu cho Pháp mới được.



Nguyễn Ái Quốc trước trụ sở Quốc Dân Đảng Tàu 01-01-1925.jpg
Nguyễn Ái Quốc, quan-khách, các giảng-viên và học-viên trước trụ sở của Quốc Dân Đảng Tàu vào ngày 01/01/1925 (Tết Dương-lịch). Hình được trích ra từ trang 63, "Ho Chi Minh de l'Indochine au Vietnam" của Daniel Hémery.



Nguyễn Ái Quốc trước trụ sở Quốc Dân Đảng Tàu 01-01-1925 - closeup.jpg
Hình phóng-đại Nguyễn Ái Quốc từ tấm hình lớn ở trên.



(*) Chú thích của Nguyễn Văn Huy:
(i) Quyển "Ho Chi Minh de l'Indochine au Vietnam" của Daniel Hémery, xuất bản vào năm 1990 bởi nhà xuất-bản Découvertes Gallimard ở Pháp.

Tấm hình lớn ở trên là một trong những tấm hình do Lâm Đức Thụ chụp và sao thêm một bản gởi cho Mật-thám Pháp để lãnh tiền. Xin xem "Ho Chi Minh: a life", trang 145, dòng 9-15, của William Duiker. Pháp khó nhận ra Lý Thụy là Nguyễn Ái Quốc qua tấm hình này, vì không có dấu vết đặc-biệt trên mặt. Tấm hình ở phần D.3(a) mới có tính-cách quyết-định nhờ vào vết sẹo trên vành tai trái.


(ii) Theo Duiker ở dòng 22-32, trang 122, của "Ho Chi Minh: a life", Tôn Dật Tiên lúc đó đã hùa theo Cộng-sản Nga và cho một số đảng viên cao-cấp của Cộng-sản Tàu sinh-hoạt chung với đảng Quốc-Dân. Một trong những kết-quả đó là trường Hoàng-Phố đã được thành-lập theo ý muốn của người Nga. Chu Ân Lai làm chính-ủy của chi-bộ đảng của trường. Còn Nguyễn Ái Quốc được phong làm giảng-viên, cũng bảnh-chọe (oai-phong) như ai .


(iii) Nguyễn Ái Quốc được đánh dấu bằng hai cái vòng tròn: đó là theo ý-kiến riêng của Nguyễn Văn Huy, vì Hémery không xác-định Quốc đứng đâu giữa đám đông. Những người có hình-tướng giống Quốc đều có cái trán cao, vóc người gầy-gò, và chiều cao trên trung-bình. Đề-nghị độc-giả tự dùng khả-năng phán-đoán của chính mình trong sự lựa-chọn. Khi có thời-giờ giải-trí, xin độc-giả xem cái clip sau đây:

"Xôn xao vidio clip: Người đàn ông giống Bác Hồ đến kỳ lạ"






(iv) Vào thời-điểm chụp hình, quan-hệ giữa đảng Quốc-Dân và đảng Cộng-Sản của Tàu vẫn còn tốt. Nhưng đến tháng 04/1927 Tưởng Giới Thạch cho lính đánh úp đảng Cộng-sản Tàu ở Thượng-Hải và Quảng-Châu, trong đó có trường Hoàng-Phố, và đã đem nhiều đảng-viên Cộng-sản (gồm cả những đệ-tử của Nguyễn Ái Quốc) ra xử bắn. Tuy nhiên, Quốc chưa chịu vượt biên sang Hồng-Kông liền, vì cơ-ngơi "Phân-chi-bộ Á-Tế-Á bị áp bức nhược tiểu dân-tộc" đang lớn mạnh hực-hỡ (nhờ vào tiền bán đứng Phan Bội Châu cho Pháp từ hai năm trước); nếu bỏ đi thì uổng công mang tiếng tiểu-nhân mà tay trắng lại hoàn trắng tay, và vì nghĩ mình là thành-phần thứ ba trong cuộc chiến giữa hai phe Quốc và Cộng của Tàu . Nhưng ảnh cũng khôn dông, lo kiếm chỗ trốn trước cho chắc ăn, chứ không phải như nhiều quan-chức của Việt-Nam Cộng-Hòa sau này - vượt biên thì không chịu vượt biên, trốn-lánh thì không chịu trốn-lánh - cứ nằm nhà khơi khơi chờ "được" kêu đi cải-tạo, vì cho rằng hòa-bình rồi thì chế-độ nào cũng vẫn phải cần nhân-tài xây-dựng lại đất nước thôi. Khôn như vậy hỏi sao miền Nam không lọt vào tay giặc ?

Xin xem những sự-kiện (chứ không phải "phụ-đề Việt-Ngữ" ở trên của Nguyễn Văn Huy ) trong "Ho Chi Minh: a life", trang 144, dòng 5-30, của William Duiker.



Trang 144 (phần trên) Ho Chi Minh a life.jpg
Trang 144, "Ho Chi Minh: a life", của Willaim Duiker



Vào ngày 05/05/1927, Nguyễn Ái Quốc bỏ vợ (vợ người Tàu tên Tăng Tuyết Minh, do Lâm Đức Thụ làm mai-mối), bỏ của giữ lấy người (số tiền bán Phan Bội Châu quá lớn, không cách nào xài hết trong vòng hai năm, dù phải chia hai với Lâm Đức Thụ đi nữa), nhảy lên xe lửa, vọt qua Hồng-Kông tị-nạn. Ngựa "Truy-Phong" của Sở-Khanh (hai nhân-vật trong truyện Kiều của Nguyễn Du) e rằng không thể nào chạy nhanh hơn xe lửa của Ăng-Lê được. Sở-dĩ Nguyễn Văn Huy nhắc đến cái sự tích anh Sở-Khanh ở đây là vì Nguyễn Ái Quốc đã làm cho cô vợ Tàu xinh-xắn của ảnh trở thành "Hòn Vọng Phu" từ lúc đó . Cho đến lúc Quốc chết năm 1969 (còn Tăng Tuyết Minh đến năm 1991 mới chết), Quốc vẫn chưa một lần trở lại Quảng-Châu tìm lại người vợ có cưới hỏi của mình, vì lúc nào xung quanh cũng có nhiều bồ nhí sẵn-sàng phục-vụ rồi (thí-dụ như Nông Thị Xuân). Còn về phần Tăng Tuyết Minh, người ta nói chị ta biết chồng mình bị đưa ra tòa ở Hồng-Kông. Nhưng chị không hề đi thăm nuôi Quốc trong những năm Quốc bị giam-giữ ở đó. Suốt đời chị ta sống nghèo, có nghĩa là Quốc không đem tiền bán Phan Bội Châu về nhà. Chồng đã bạc tình trước thì cũng không thể trách vợ bạc-nghĩa được.



Tăng Tuyết Minh.jpg
Tăng Tuyết Minh vào thập niên 1920.


Hình trên được trích ra từ trang web:

"Tăng Tuyết Minh"


Một lần nữa, xin độc-giả xem những sự-kiện chính-trị, chứ không phải "phụ-đề Việt-Ngữ" tràn-lan ở trên của Nguyễn Văn Huy , trong "Ho Chi Minh: a life", trang 145, dòng 16-19, của William Duiker.



Trang 145 Ho Chi Minh a life.jpg
Trang 145, "Ho Chi Minh: a life" của William Duiker



D.6(b) Vào năm 1925, Hàng-Châu không có đường xe lửa đi Quảng-Châu, mà chỉ có đường xe lửa đi Thượng-Hải. Xin độc-giả xem thêm thông-tin ở đây:

Shanghai–Hangzhou Railway


Đường xe lửa từ Quảng-Châu đi Vũ-Xương (trên sông Dương-Tử) xây từ năm 1900 đến năm 1939 mới xong. Nhưng mãi đến năm 1957 tuyến đường Bắc-Kinh - Hán-Khẩu (gần Vũ-Xương) - Quảng-Châu mới trở thành liền-lạc. Xin độc-giả xem thêm ở đây:

"Guangzhou–Hankou Railway"


Vào năm 1925, cũng không có đường xe lửa nào từ Hàng-Châu tới Hán-Khẩu hay Vũ-Xương. Do đó, nếu Phan Bội Châu muốn đi Quảng-Châu, thì phải đi xe lửa qua Thượng-Hải. Từ Thượng-Hải cũng không có đường xe lửa đi Quảng-Châu. Do đó, Châu phải đi tàu thủy thôi.

Xin độc-giả tham khảo bản đồ các tuyến đường xe lửa xưa của Tàu dưới đây, trong đó tuyến đường Hàng-Châu - Thượng-Hải (dài 182 km) chỉ là một vạch ngang ngắn so với vạch ngang 500 km chuẩn-mực trên bản đồ.


Hệ thống đường xe lửa ở Tàu năm 1900.jpg
Những tuyến đường xe lửa được xây-dựng trước năm 1949


Bản đồ được trích từ bài viết:

"Chinese Railways"


D.6(c) Vào năm 1925, xe lửa được dân Tàu ưa-chuộng, vì giá vé vừa túi tiền và lại có thể mang theo được nhiều đồ. Do đó, các toa xe ở tuyến đường nào và lúc nào cũng đông nghẹt những người. Sau đây là vài hình-ảnh tiêu-biểu:



Xe lửa năm 1949 Last Days of Shanghai .jpg
Xe lửa chở người rời khỏi Thượng-Hải, trong những ngày cuối-cùng trước khi quân Cộng-sản Tàu vào tiếp-thu Thượng-Hải vào năm 1949.


Hình được trích từ bài viết:

"Last Days of Shanghai"



China train overcrowded.jpg
Xe lửa chở người Tàu chạy giặc Nhật, Thượng-Hải vào năm 1938.


Hình được trích ra từ video clip:

[CCTV] [1080P] 五集文献纪录片《台儿庄一九三八》 第一集 大战前夕


Trong điều-kiện các toa xe lửa lúc nào cũng đông nghẹt người, dù có biết trước Phan Bội Châu sẽ tới Thượng-Hải vào lúc mấy giờ, cũng không dễ gì các thám-tử Pháp nhận ra ai là Phan Bội Châu, nếu không có hình chụp cập nhật về Châu trong tay. Người chụp nhất-định phải là Lâm Đức Thụ, vì ảnh làm nghề chụp hình, và có cớ để chụp hình Châu - thí dụ như để làm kỷ-niệm. Như vậy, những tấm ảnh đó phải nằm trong đám hồ-sơ dành riêng cho việc bắt Châu. Nhưng rốt-cuộc tất-cả đều đã thất-tung, như đã trình-bày trong phần C.6


D.6(d) Tóm lại, Nguyễn Ái Quốc đã thân-hành lên tới Hàng-Châu điều-nghiên đường-xá để tính-toán xem Phan Bội Châu sẽ đi Quảng-Châu bằng phương-tiện gì, thời-gian di-chuyển ở mỗi chặn mất bao lâu, và quan-trọng nhất là thời-gian để một lá thư đi từ Quảng-Châu tới Hàng-Châu. Ngoài ra, khi Châu còn ở Quảng-Châu, ảnh phải xúi Lâm Đức Thụ chụp hình Châu để cung-cấp cho Mật-thám Pháp, thì việc bắt mới không bị xẩy. Khả-năng trù-tính kế-hoạch trong chi-tiết của Nguyễn Ái Quốc bảo-đảm không thua-kém Bin Laden bao nhiêu hết.


D.7 Việc bán đứng Phan Bội Châu cuối-cùng cũng bị bại-lộ:

D.7(a) Sau đây là sự tưởng-tượng để minh-họa của Nguyễn Văn Huy về phản-ứng của Lâm Đức Thụ sau khi tin-tức Phan Bội Châu bị bắt về tới Quảng-Châu:

Có Noel (đại-diện cho sức mạnh vô-biên của thực-dân Pháp) và Quốc (có trí khôn của một anh đại-gian-hùng) chống lưng, Thụ có cảm giác an-toàn, do đó thả lỏng sự cảnh-giác, dẫn đến sự tuyên-bố nhăng-nhít trong một phút bốc-đồng của một buổi tiệc nhậu (Thụ là dân nhậu, theo Hoàng Văn Chí trong "Từ Thực-dân đến Cộng-sản", trang 74, dòng 18), trong một tửu-điếm nào đó. Trời xui đất khiến sao đó, có người thứ ba nghe được. Nguyễn Ái Quốc bịt miệng ảnh không kịp . Do đó, sau này Cường-Để (Minh-chủ của Việt Nam Quang Phục Hội) mới viết trong trang 121 của "Hồi-ký Cách-mạng Cường-Để" rằng Thụ bán Châu.

Xin mời độc-giả xem trang 121 ở dưới:



Trang 121 Cuộc đời cách mạng Cường Để.jpg
Trang 121, "Hồi-ký Cách-mạng Cường-Để".


D.7(b) Cách viết của Cường-Để đúng-đắn đối với luật-pháp thời nay: ảnh đưa ra cái tên của một nhân-chứng, và còn nói rằng còn nhiều nhân-chứng khác nữa. Lối viết của Hoàng Văn Chí, trong việc tố-cáo Nguyễn Ái Quốc bán Phan Bội Châu, thuộc loại nửa vời, vì không nêu được tên nhân-chứng. Dĩ nhiên là điều đó không thực-hiện được khi Quốc có khả-năng "sát 殺 nhân 人 diệt 滅 khẩu 口 " (giết nhân-chứng). Còn trong trường-hợp của Cường-Để, tất cả nhân-chứng đều ở Quảng-Đông hoặc Hồng-Kông, tức là ngoài vòng kiềm-tỏa của chánh-quyền Pháp, do đó ảnh sợ gì mà không dám la toáng lên .

Nguyễn Văn Huy

(Đăng vào ngày 16/11/2015 - Sửa-chữa và thêm mới vào ngày 01/02/2017)


Xin đọc tiếp bài 2:



---------------------------------

Download miễn phí (4):

"Tự Phán.pdf" của Phan Bội Châu, do nhà xuất-bản Anh-Minh xuất-bản vào năm 1956.


Nếu độc-giả có nhã-ý cho Like, xin nhấn nút Like và sau đó nhấn thêm nút Confirm ("xác-nhận"). Xin cảm ơn.